Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nâng cao năng lực đánh giá bằng nhận xét cho giáo viên tiểu học báo cáo tổng kết đề tài nhiệm vụ thường xuyên năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN NĂM 2015

NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ
BẰNG NHẬN XÉT CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Cơ quan chủ trì: Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Thu Liễu

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 12/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN

NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ
BẰNG NHẬN XÉT CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Xác nhận của cơ quan chủ trì
(ký, họ tên)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)



ThS. Lê Thị Thu Liễu

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 12/2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI

1. ThS. Lê Thị Thu Liễu – Viện Nghiên cứu Giáo dục
2. ThS. Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang – Viện Nghiên cứu Giáo dục
3. ThS. Lê Thị Ngọc Thƣơng – Viện Nghiên cứu Giáo dục
4. CN. Nguyễn Hoàng Thiện – Viện Nghiên cứu Giáo dục

i


DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1. Phịng Giáo dục và Đào tạo Quận 3, Tp. HCM
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 9, Tp. HCM
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 12, Tp. HCM
4. Trƣờng tiểu học Kỳ Đồng, Quận 3, Tp. HCM
5. Trƣờng tiểu học Lê Văn Việt, Quận 9, Tp. HCM
6. Trƣờng tiểu học Hà Huy Giáp, Quận 12, Tp. HCM

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM TP.HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp.HCM, ngày 10 tháng 03 năm 2016
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
 Tên đề tài: Nâng cao năng lực đánh giá bằng nhận xét cho giáo viên tiểu học.
 Mã số:B.2015.NVTX.03
 Chủ nhiệm: ThS. Lê Thị Thu Liễu
 Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trƣờng ĐHSP Tp. HCM
 Thời gian thực hiện: 01/2015 – 12/2015
2. Mục tiêu:
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên tiểu học khi thực hiện đánh giá
bằng nhận xét;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và năng lực đánh giá nhận xét của giáo viên
tiểu học.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Đánh giá đƣợc ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về những vấn đề
liên quan đến việc thực hiện đánh giá bằng nhận xét và tác động của việc này đến
học sinh.
4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã làm rõ đƣợc ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tác
động của việc đánh giá bằng nhận xét; ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về quá trình
thực hiện đánh giá bằng nhận xét và các yêu cầu cần tuân thủ khi thực hiện đánh giá bằng
nhận xét của giáo viên tại các trƣờng. Bên cạnh đó, đề tài cũng chỉ ra và phân tích đƣợc
các thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc thực hiện đánh giá bằng nhận xét.
5. Sản phẩm:
- 01 báo cáo tổng kết hồn chỉnh;
- 01 báo cáo tóm tắt.

6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Đề tài giúp cho các trƣờng tiểu học và các cơ quan quản lý có đƣợc các thơng tin
khoa học hữu ích trong việc giúp giáo viên nâng cao năng lực đánh giá bằng nhận xét cho
học sinh.
Ngày
tháng
năm
Xác nhận của cơ quan chủ trì
(ký, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

HIỆU TRƢỞNG
iii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp.HCM, ngày 10 tháng 03 năm 2016

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1.General information:
a. Project title: Enhancing the competency of assessment by giving comments for
primary teachers.
b. Code number: B.2015.NVTX.03
c. Coordinator: MEd. Le Thi Thu Lieu

d. Implementing institution: Institute for Educational Research, HoChiMinh City
University of Education
e. Duration: From January, 2015 to December.
2. Objective(s):
 Investigating advantages and disadvantages of issues of primary teachers when
implementing the assessment of students’ learning by giving comments;
 Recommending solutions for enahancing the effectiveness and teachers’
competency of assessment by giving comments.
3. Creativeness and innovativeness:
- Examining the opinions of primary schools managers, teachers anf parents of issues
related to the implementation of the assessment by giving comments and effects of
this type of assessment on primary students.
4. Research results:
The study has claried opinions of school managers, teachers anf parents about
impacts of the assessment of students’ learning by giving comments; about the process of
implementing the assessment by giving comments and requirements in carrying out the
assessment of teachers at primary schools. Furthermore, the study also has identified and
analyzed advantages and disadvantages of teachers in assessing students’ learning by
giving comments.
5. Products:
- 01 final report.
- 01 summarized report.
6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
The study have supported primary schools and managerial agencies having scientific and
useful information in helping primary teachers enhance their competency of the students’
assessment.
Ngày
tháng
năm
Xác nhận của cơ quan chủ trì

(ký, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
HIỆU TRƢỞNG
iv


MỤC LỤC

DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ
PHỐI HỢP CHÍNH .......................................................................................................... i
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................ vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 11
Chương 1: Cơ sở lý luận ................................................................................................ 11
1.Các nghiên cứu trên thế giới về đánh giá và đánh giá bằng nhận xét ........................... 11
2. Một số vấn đề lý luận ................................................................................................... 17
Chương 2: Thực trạng năng lực thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét của
giáo viên tại một số trƣờng tiểu học tại Tp. HCM ...................................................... 26
1. Nhận định về tác động của việc đánh giá bằng nhận xét ............................................. 26
2. Nhận định về quá trình thực hiện đánh giá bằng nhận xét của giáo viên tại trƣờng ... .29
3. Nhận thức về các yêu cầu cần tuân thủ khi thực hiện đánh giá bằng nhận xét ............. 34
4. Nhận định về thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đánh giá bằng nhận xét ................. 35
Phần III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ....................................... 38
I. Các kết luận ................................................................................................................... 38
II. Các kiến nghị và giải pháp ........................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ ..44

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... ..47
v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBQL

: Cán bộ quản lí

GV

: Giáo viên

PH

: Phụ huynh

HS

: Học sinh

Kí hiệu và tên gọi các tổ chức, đơn vị
Bộ GD&ĐT

: Bộ Giáo dục và Đào tạo

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT

TÊN BẢNG

TRANG

1.

Bảng 1. Cỡ mẫu.

7

2.

Bảng 2. Đặc điểm mẫu giáo viên.

7

3.

Bảng 3. Đặc điểm mẫu phụ huynh học sinh.

8

4.

Bảng 4. Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của 02 phần nội

8


dung trong phiếu hỏi giáo viên.
5.

Bảng 5. Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của các phần

9

nội dung trong phiếu hỏi PH.
6.

Bảng 6. So sánh nhận định về tác động của việc đánh

27

giá bằng nhận xét của giáo viên (GV), giáo viên và cán
bộ quản lý (GV & CBQL), và phụ huynh học sinh
(PHHS).
7.

Biểu đồ 1. So sánh tỷ lệ nhận định tích cực về tác động

28

của việc đánh giá bằng nhận xét của giáo viên và phụ
huynh học sinh.
8.

Bảng 7. Kết quả kiểm định Mann Whitney U test cho 02


29

mẫu độc lập
9.

Bảng 8. Tần suất thực hiện các công việc giáo viên phải

30

làm khi thực hiện đánh giá bằng nhận xét (theo nhận
định của giáo viên)
10.

Bảng 9. Tần suất thực hiện các công việc giáo viên phải

31

làm khi thực hiện đánh giá bằng nhận xét (theo nhận
định của phụ huynh học sinh)
11.

Biểu đồ 2. So sánh tỷ lệ nhận định tích cực của giáo

32

viên và phụ huynh học sinh về tần suất thực hiện các
công việc phải làm của giáo viên khi đánh giá bằng
nhận xét
12.


Bảng 10. Kết quả kiểm định Mann Whitney U test cho
vii

33


02 mẫu độc lập
13.

Bảng 11. Nhận thức về các yêu cầu cần tuân thủ khi

34

thực hiện đánh giá bằng nhận xét
14.

Bảng 12. Nhận định về thuận lợi và khó khăn khi thực
hiện việc đánh giá bằng nhận xét

viii

37


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Phần này tập trung vào các vấn đề sau đây: 1) Tầm quan trọng và tính cấp thiết
của đề tài; 2) Mục tiêu nghiên cứu; 3) Nội dung nghiên cứu; 4) Khách thể, đối tƣợng
và phạm vi nghiên cứu; 5) Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu và 6) Giới hạn
mục tiêu và phạm vi nghiên cứu; và 7) Cấu trúc của báo cáo tổng kết.
1.Tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài

Xu hƣớng ki ểm tra , đánh giá v ới những thay đổi căn bản cả về triết lí, quan
điểm, phƣơng pháp và các hoạt động cụ thể đã đƣơ ̣c phát triể n tƣ̀ gi ữa thập niên 80 tại
các trƣờng học trên thế giới (Nguyễn Thi Tuyế
t Oanh , 2008). Theo xu hƣớng này, các
̣
nghiên cƣ́u cũng chỉ ra đƣơ ̣c rằ ng hin
̀ h thƣ́c đánh giá b

ằng nhận xét có rất nhiều ƣu

điểm, phù hợp xu hƣớng phát tri ển của đánh giá hiện nay, đó là đánh giá để phục vụ
việc học tập của học sinh, có nghĩa là không chỉ đánh giá kết quả cuối mà còn quan
tâm đánh giá quá trình học tập của học sinh để lập kế hoạch cho các bƣớc h ọc tập tiếp
theo của học sinh một cách phù hợp và hiệu quả (Nguyễn Thi Tuyế
t Oanh , 2008).
̣
Sƣ̣ ra đời của thông tƣ

30/2014/TT-BGDĐT của Bô ̣ GD &ĐT Viê ̣t Nam năm

2014 thể hiê ̣n sƣ̣ bắ t nhip̣ với xu thế kiể m tra đánh giá ho ̣c sinh tiể u ho ̣c bằ ng nhâ ̣n xét
tƣơng tƣ̣ nhƣ các trƣờng ho ̣c trên thế giới

. Mục tiêu của viê ̣c chuyể n đổ i hình thƣ́c

đánh giá ho ̣c sinh tiể u ho ̣c tƣ̀ cho điể m sang nhâ ̣n xét nhằ m giúp ho ̣c si nh có thể phát
triển đƣợc năng lực cá nhân của học sinh. Việc đánh giá bằng nhận xét cho học sinh
cũng là cách thức hiê ̣u quả để đánh giá đƣơ ̣c năng lực của tƣ̀ng cá nhân ho ̣c sinh, tƣ̀ đó
đƣa ra các nhâ ̣n xét và góp ý giúp các em có thể cả i tiế n tố t viê ̣c ho ̣c tâ ̣p của min
̀ h.

Tƣ̀ sau khi có sƣ̣ ra đời của thông tƣ 30 đến nay, chƣa có mô ̣t nghiên cƣ́u khoa
học nào đƣợc thực hiện một cách chính thức để đánh giá đƣợc thực trạng của việc thực
hiê ̣n đánh giá bằ ng nhâ ̣n xét cho ho ̣c sinh tiể u ho ̣c của giáo viên cũng nhƣ để tƣ̀ đó đƣa
ra đƣơ ̣c các giải pháp để đề xuấ t thƣ̣c hiê ̣n công tác này mô ̣t cách hiê ̣u quả . Do đó , đề
tài về “Nâng cao năng lực đánh giá bằ ng nhận xét cho giáo viên tiểu

học” là thực

sự cầ n thiế t và có ý nghiã trong bố i cảnh giáo du ̣c tiể u ho ̣c hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam .

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu những bất cập hiện nay của giáo viên tiểu học khi chuyển từ đánh
giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và năng lực đánh giá nhận xét của
giáo viên tiểu học;

3. Nội dung nghiên cứu
Ðề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
Với những mục tiêu trên, nhóm đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung
chính:
- Thƣ̣c hiê ̣n khảo sát ý kiế n giáo viên tiểu học ở các trƣờng tiể u ho ̣c ở TP. HCM
khi chuyển từ đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét
- Xây dƣ̣ng các giải pháp nâng cao hiệu quả và năng lực đánh giá nhận xét của
giáo viên tiểu học
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu:
Cán bộ quản lý cấp trƣờng, giáo viên và phụ huynh học sinh của một số trƣờng

tiểu học tại Tp. HCM.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Từ những mục tiêu đƣợc xác định ở trên, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là :
năng lực đánh giá bằng nhận xét của giáo viên tiểu học.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Do các ha ̣n chế về nguồ n lƣ̣c và thời gian nên nhóm đề tài sẽ tâ ̣p trung vào khảo
sát ý kiến của các đối tƣợng : cán bộ quản lý cấp trƣờng , giáo viên và phu ̣ huynh ở 3
trƣờng tiể u ho ̣c ta ̣i Tp. HCM để có thêm cơ sở đánh giá thƣ̣c tra ̣ng thƣ̣c hiê ̣n viê ̣c đánh
giá bằng nhận xét đang diễn ra tại các trƣờng.
Thời gian nghiên cứu là 12 tháng tính từ ngày ký quyết định giao thực hiện đề
tài.

2


5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cách tiếp cận
Nhóm đề tài sử dụng cách tiếp cận định tính kết hợp với cách tiếp cận định lƣợng
để thực hiện nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Với những nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
 Hồi cứu tài liệu, nghiên cứu lý luận (thu thập tài liệu, nghiên cứu các công
trình liên quan đến đề tài, tham khảo các kết quả đã đạt đƣợc, đồng thời phân
tích các điểm mạnh cần kế thừa, các điểm yếu cần đi sâu nghiên cứu thêm).
 Điều tra khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý cấp trƣờng, giáo viên và phụ
huynh của một số trƣờng tiểu học tại Tp. HCM.
 Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0
 Phƣơng pháp chuyên gia
Trong phần tiếp theo, chúng tơi sẽ phân tích rõ hơn lý do tại sao nhóm đề tài lại
chọn các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ đã nêu và tầm quan trọng của các phƣơng pháp

này với tính khoa học và độ tin cậy của đề tài, đồng thời liệt kê những bƣớc quan trọng
mà nhóm đề tài đã thực hiện.
5.2.1 Hồi cứu tài liệu, nghiên cứu lý luận
Nhóm nghiên cứu tập hợp một khối lƣợng lớn các nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc về các nội dung liên quan đến đánh giá và đánh giá bằng nhận xét. Đồng thời,
nhóm nghiên cứu cũng đƣa ra và phân tích một số thuật ngữ quan trọng liên quan đến
nội dung cần nghiên cứu của đề tài nhƣ:
 năng lực;
 năng lực đánh giá bằng nhận xét;
 đánh giá và các hình thức đánh giá;
 đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét

3


 hồ sơ học sinh;
 qui trình đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét.
Ngoài ra, đối với nguồn tƣ liệu trong nƣớc, nhóm đề tài đặc biệt sử dụng các
văn bản có tính pháp quy về việc thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét gồm các
văn bản nhƣ:
 Thông tƣ 6169/BGDĐT-GDTH v/v thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo
Thông tƣ 30/2014;
 Thông tƣ 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014, đánh giá học sinh
tiểu học;
 Điều lệ nhà trƣờng tiểu học Ban hành kèm theo Thông tƣ số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
 Thông tƣ số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trƣởng GD-ĐT ban
hành có “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”.
 Chƣơng trình Giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học, ban hành kèm theo Quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo;

 Luật Giáo dục năm 2005;
 Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, ban hành kèm theo quyết định
số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005;
Chƣơng trình tiểu học, ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐBGD&ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001;
5.2.2 Điều tra khảo sát ý kiến của các đối tượng: cán bộ quản lý trường, giáo viên và
phụ huynh
Phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu hỏi nhằm thực hiện các mục tiêu sau: tìm
hiểu thực trạng của việc thực hiện đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh tiểu học ở
một số trƣờng tiểu học.
5.2.2.1 Cách phát và thu phiếu hỏi
Cách phát và thu phiếu hỏi nhƣ sau: Chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 01 trƣờng
tiểu học tại mỗi loại địa bàn điển hình của Thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành khảo
sát. Khu vực nội thành chúng tôi khảo sát tại trƣờng Tiểu học Kỳ Đồng, quận 3.
4


Trƣờng Tiểu học Hà Huy Giáp ở quận 12 là một đại diện đƣợc chọn của khu vực
ngoại thành. Vùng ven có đại diện là Trƣờng Tiểu học Lê Văn Việt ở quận 9.
Tại mỗi trƣờng tiểu học đƣợc chọn khảo sát, chúng tôi chọn ngẫu nhiên một số
thành viên Ban Giám hiệu, giáo viên và phụ huynh học sinh để phát phiếu hỏi.
5.2.2.2 Cách biên soạn phiếu hỏi
Phiếu hỏi của đề tài đƣợc thiết kế dựa trên: các phân tích về cơ sở lý luận về
năng lực đánh giá, đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh tiểu học, yêu cầu thực hiện
đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét theo nội dung của 30/2014/TT-BGDĐT ngày
28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đó, chúng tơi lập bộ cơng cụ sơ
thảo về các nội dung có liên quan đến đề tài.
Ngồi ra, chúng tôi cũng tiến hành phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp
phỏng vấn nhanh đối với một số cán bộ quản lý cấp trƣờng và giáo viên về các vấn đề
liên quan đến việc thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét của giáo viên tiểu học
(vai trò của việc đánh giá bằng nhận xét, quá trình thực hiện việc đánh giá học sinh

bằng nhận xét và các yêu cầu cần phải có của giáo viên khi thực hiện đánh giá học sinh
tiểu học bằng nhận xét). Sau khi tập hợp các ý kiến trên, chúng tôi tiến hành biên soạn
ra nội dung của phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý cấp trƣờng, giáo viên và phụ huynh
cấp tiểu học (tham khảo Phụ lục 1.) Sau đó, nội dung này tiếp tục đƣợc điều chỉnh
nhiều lần trong nhóm đề tài.
5.2.2.3 Cấu trúc của phiếu hỏi
Phiếu hỏi đƣợc thiết kế gồm 3 phần chính, trong đó:
Phần 1: bao gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân nhƣ chức vụ, vị trí cơng tác,
trình độ học vấn, giới tính, thâm niên cơng tác, thu nhập bình qn theo tháng của gia
đình của các nhóm đối tƣợng cán bộ quản lý trƣờng, giáo viên và phụ huynh tƣơng
ứng.
Phần 2 gồm 2-3 câu hỏi lớn (tùy mẫu phiếu), trong đó gồm các câu hỏi nhỏ yêu
cầu các đối tƣợng phải chọn lựa 1 trong 5 phƣơng án trả lời đƣợc đƣa ra gồm:
 Câu 1: gồm các câu hỏi về ý kiến của các đối tượng về tầm quan trọng
của việc thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét (tất cả các mẫu
phiếu);
5


 Câu 2: các câu hỏi về mức độ thực hiện thường xuyên các nội dung của
hình thức đánh giá bằng nhận xét mà giáo viên đã và đang thực hiện tại
trường (tất cả các mẫu phiếu); và
 Câu 3: các câu hỏi về các yêu cầu cần phải có của giáo viên khi thực
hiện đánh giá bằng nhận xét (mẫu cán bộ quản lý và giáo viên).
Phần 3: các ý kiến khác: thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi thực hiện việc
đánh giá bằng nhận xét cho học sinh (mẫu cán bộ quản lý và giáo viên).
5.2.2.4 Số lượng phiếu hỏi
Dự kiến số mẫu phiếu hỏi của đề tài:
-


Phạm vi khảo sát: khoảng 3 trƣờng tiểu học ở Tp. HCM

-

CBQL: 3 phiếu/trƣờng * 3 trƣờng = 9 phiếu

-

GV: 27 phiếu trƣờng * 3 trƣờng = 81 phiếu

-

PH: 40 phiếu/trƣờng * 3 trƣờng = 120 phiếu

Tổ ng số phiế u: 210 phiế u
5.2.2.5 Cách tính tốn điểm số trong phiếu hỏi
Những câu hỏi trong phần 1 và 2 của phiếu khảo sát đƣợc trình bày dƣới dạng
những câu hỏi đóng gồm 5 lựa chọn tƣơng ứng với 5 mức độ trả lời khác nhau từ thấp
đến cao, tƣơng ứng với mức điểm thấp nhất (1 điểm) và mức điểm cao nhất (5 điểm.)
Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 lựa chọn
dùng để đánh giá ý kiến của sinh viên về các nội dung cần khảo sát. Theo đó, giá trị
một khoảng giữa các lựa chọn là: (5-1)/5 = 0,8. Nhƣ vậy, ý nghĩa của các mức đánh
giá tƣơng ứng là:
1.0– 1.80: Rất không đồng ý/Không bao giờ
1.81-2.60: Không đồng ý/Hiếm khi
2.61-3.40: Khơng có ý kiến/Thỉnh thoảng
3.41-4.20: Đồng ý/Thƣờng xun
4.21-5.00: Rất đồng ý/Ln ln
5.2.3 Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0
Nhóm nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê dữ liệu bằng phần mềm

SPSS, phiên bản 20.0 để phân tích các dữ liệu đã thu thập đƣợc.
6


5.2.3.1 Cỡ mẫu
Kết quả thống kê về cỡ mẫu đƣợc thể hiện ở bảng 1 dƣới đây.
Bảng 1. Cỡ mẫu
Trƣờng/Đối tƣợng

Cán bộ quản lý Giáo viên

Phụ

cấp trƣờng

học sinh

Trƣờng Kỳ Đồng

03

82

32

Trƣờng Lê Văn Việt

03

38


30

Trƣờng Hà Huy Giáp

02

20

00

Tổng cộng

08

140

62

huynh

5.2.3.2 Mô tả mẫu
a.

Mẫu thành viên Ban Giám hiệu

Trong số 08 thành viên Ban Giám hiệu có 06 ngƣời là nữ; Có 02 Hiệu trƣởng
và 06 Phó hiệu trƣởng; Có 03 ngƣời có thâm niên công tác trên 20 năm, thâm niên từ
10 đến dƣới 20 năm có 03 ngƣời, và 01 ngƣời có ít hơn 5 năm kinh nghiệm.
b.


Mẫu giáo viên

Trong 140 giáo viên tham gia trả lời phiếu hỏi có 121 nữ và 19 nam. Có 46 giáo
viên có thâm niên cơng tác từ 20 năm trở lên, 37 giáo viên đã giảng dạy từ 10 đến 20
năm, 24 giáo viên đã làm việc với học sinh từ 5 đến 10 năm, và 33 giáo viên có ít hơn
5 năm kinh nghiệm.
Trong mẫu này có 14 giáo viên đang là tổ trƣởng (hoặc tổ phó), 89 ngƣời là
giáo viên chủ nhiệm, và 37 giáo viên dạy lớp.
Trong số các giáo viên đƣợc khảo sát có 31 giáo viên đang dạy lớp Một, 21
thầy cô dạy lớp Hai, 13 ngƣời dạy lớp Ba, 15 ngƣời dạy lớp Bốn, 26 thầy cô đang dạy
lớp Năm, và 31 giáo viên còn lại dạy nhiều hơn một khối lớp ở tiểu học. Bảng 2 dƣới
đây thể hiện đặc điểm của mẫu giáo viên.
Bảng 2. Đặc điểm mẫu giáo viên
Đặc điểm
Số lƣợng và tỷ lệ
Giới tính
Nữ: 121 (86.4%); Nam: 19 (13.6%)
Thâm niên
<5 năm: 33 (23.6%); 5-<10 năm: 24 (17.1%); 10-<20 năm: 37
(26.4%); =>20 năm: 46 (32.9%)
Chức vụ cao Giáo viên dạy lớp: 37 (26.4%); Giáo viên chủ nhiệm: 89 (63.6%);
nhất
Tổ trƣởng, tổ phó: 14 (10%)
7


Đang dạy lớp

Lớp Một: 31 (22.1%); Lớp Hai: 21 (15%); Lớp Ba: 13 (9.3%); Lớp

Bốn: 15 (10.7%); Lớp Năm: 26 (18.6%); Dạy hơn một khối lớp: 31
(22.1%)

c. Mẫu phụ huynh học sinh
Trong số 62 phụ huynh học sinh trả lời phiếu hỏi có 29 nam và 33 nữ. Có 10
ngƣời có bằng cấp sau đại học; 22 ngƣời tốt nghiệp đại học, 14 ngƣời có bằng cao
đẳng và trung cấp, có 16 ngƣời tốt nghiệp THPT hoặc THCS. Có 6 ngƣời có thu nhập
trên 20 triệu đồng. Từ 10 đến dƣới 20 triệu và thu nhập từ 5 đến dƣới 10 triệu có 24
phụ huynh học sinh trong mỗi cấp độ thu nhập. Thu nhập dƣới 5 triệu đồng có 7
ngƣời. Bảng 3 dƣới đây thể hiện các đặc điểm của mẫu phụ huynh.
Bảng 3. Đặc điểm mẫu phụ huynh học sinh
Đặc điểm
Giới tính

Số lƣợng và tỷ lệ
Nam: 29 (46.8%); Nữ: 33 (53.2%)
Sau đại học: 10 (16.1%); Đại học: 22 (35.5%); Cao đẳng: 6

Trình độ

(9.7%); Trung cấp: 8 (12.9%); THPT: 13 (21%); THCS: 3
(4.8%)

Thu nhập

Từ 20 triệu: 6 (9.7%); 10-<20 triệu: 24 (38.7%); 5-<10
triệu: 24 (38.7%); <5 triệu: 7 (11.5%)

Bảng 4 và 5 dƣới đây thể hiện hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các phần
trong phiếu hỏi của giáo viên và phụ huynh.

Bảng 4. Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của 02 phần nội dung trong phiếu
hỏi giáo viên
Nội dung các câu hỏi lớn

Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha

1) Tìm hiểu nhận định về tác động

0.931

của việc đánh giá bằng nhận xét
2) Tìm hiểu về quá trình thực hiện

0.876

đánh giá bằng nhận xét của giáo viên
tại trƣờng
Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thấy các câu hỏi số 11 và 12
trong phần số 2 của bảng hỏi giáo viên có hệ số tƣơng quan giữa biến và tổng thấp
8


hơn 0.4 (là 0.373 và 0.395), có lẽ đã gây phân vân cho ngƣời trả lời. Câu số 11 “động
viên và khích lệ kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ của HS” có thể làm giáo viên
băn khoăn với nhiệm vụ phải chỉ ra “cái gì học sinh làm đƣợc và chƣa làm đƣợc”.
Câu số 12 “không dùng điểm số để đánh giá thƣờng xuyên” đáng lẽ không nên dùng
thể phủ định để tránh gây nhầm lẫn không đáng có.
Bảng 5. Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của các phần nội dung
trong phiếu hỏi PH
Các nội dung câu hỏi lớn

Hệ
số
tin

cậy

Cronbach’s alpha
1) Tìm hiểu nhận định về tác động của việc đánh giá

0.916

bằng nhận xét
2) Tìm hiểu về quá trình thực hiện đánh giá bằng

0.922

nhận xét của giáo viên tại trƣờng
5.2.4 Phương pháp chuyên gia
Nhóm đề tài sử dụng phƣơng pháp chuyên gia trong việc đƣa ra các nhận
định và phân tích ở hầu hết các chƣơng của báo cáo đề tài.
6. Giới hạn của đề tài
6.1 Giới hạn mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và tim
̀ hiể u
những bất cập hiện nay của giáo viên tiểu học khi chuyển từ đánh giá bằng
điểm số sang đánh giá bằng nhận xét cũng nhƣ thực trạng của quá trình thực
hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét tại một số trƣờng tiểu học ở Tp. HCM.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng sẽ đƣa ra một số đề xuất về các giải pháp
nâng cao hiệu quả và năng lực đánh giá nhận xét của giáo viên tiểu học.
Nhóm chƣa thực hiện đƣợc mục tiêu biên soạn đƣợc tài liệu bồi dƣỡng

giáo viên tiểu học do nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy 3 trƣờng tiểu học mà
nhóm thực hiện khảo sát chỉ đƣợc coi là 3 nghiên cứu trƣờng hợp, do đó, nhóm
khơng đủ cơ sở để khái quát các kết quả rút ra từ khảo sát để làm cơ sở cho việc
biên soạn tài liệu bồi dƣỡng chung cho giáo viên ở các trƣờng tiểu học khác
trên địa bàn Tp. HCM.
9


Nhóm đề tài đề nghị cần có các khảo sát tiếp theo đối với đối tƣợng liên
quan khác nhƣ học sinh và cần đƣợc thực hiện trên một phạm vi mẫu rộng hơn
để đảm bảo tính khái quát cao hơn trong việc đánh giá đƣợc năng lực của giáo
viên ở các trƣờng tiểu học tại Tp. HCM thực hiện việc đánh giá bằng nhận xét
cho học sinh.
6.2 Phạm vi khảo sát:
Căn cứ theo nội dung nghiên cứu của đề tài, nhóm đề tài chỉ tập trung khảo sát
lấy ý kiến của các đối tƣợng: cán bộ quản lý trƣờng, giáo viên và phụ huynh tại
03 trƣờng tiểu học tại Tp. HCM.
6.3 Thời gian thực hiện nghiên cứu: 12 tháng (từ tháng 01/2015 – tháng
12/2015).

7. Cấu trúc của báo cáo tổng kết
Báo cáo tổng kết của đề tài đƣợc xây dựng dựa theo các nhiệm vụ của đề tài và
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể, báo cáo đƣợc trình bày theo cấu trúc
sau đây.
Phần I: Mở đầu – Giới thiệu tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài; Mục
tiêu nghiên cứu; Nội dung nghiên cứu; Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu; Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu; Giới hạn mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu; và Cấu trúc của báo cáo tổng kết.
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng năng lực thực hiện đánh giá học sinh bằng nhận xét của
giáo viên tại một số trƣờng tiểu học tại Tp. HCM
Phần III: Kết luận, kiến nghị và các giải pháp
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

10


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Các nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc về đánh giá và đánh giá bằng nhận
xét
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới về đánh giá và đánh giá bằng nhận xét
Đánh giá trong giáo dục có vai trị hết sức quan trọng vì đánh giá có thể chỉ ra
đƣợc bức tranh thực trạng của giáo dục và sự phát triển của các cá nhân trong nền giáo
dục. Chính vì vậy có thể xem đánh giá có chức năng định hƣớng cho giáo dục. Ngồi
ra, đánh giá cịn đóng vai trò tạo động lực cho các cá nhân tham gia trong quá trình
giáo dục mà cụ thể là ngƣời dạy và ngƣời học, sàng lọc và lựa chọn để từ đó góp phần
cải tiến chất lƣợng giáo dục.
Trong lịch sử giáo dục, sự xuất hiện của đánh giá đƣợc đánh dấu bởi sự xuất
hiện của các nghiên cứu về công cụ xác định đặc điểm nhân cách con ngƣời và thành
quả giáo dục của các nhà tâm lý học và giáo dục học đã thực hiện từ những năm đầu
của thế kỷ XX. Các nghiên cứu về trắc nghiệm là các nghiên cứu đƣợc nghiên cứu
nhiều nhất trong các nghiên cứu về thành quả giáo dục. Đến năm 1929, nhà giáo dục
ngƣời Mỹ Tylor trong thực tiễn cải cách phƣơng pháp trắc nghiệm nhà trƣờng đã nhận
thấy rằng, trắc nghiệm không thể chỉ coi sách vở là trọng tâm mà phải lấy mục tiêu
giáo dục nhất định để chỉ đạo. Vấn đề cần đƣợc quan tâm trƣớc nhất là những ngƣời
xây dựng nên dựa vào mục tiêu kiến thức, mục tiêu về kĩ năng và mục tiêu thái độ mà
tạo dựng bộ trắc nghiệm.

Năm 1964 G.Fisher hiệu trƣởng Trƣờng Y học Clin ở Anh (Linquist, 1969) đã
công bố bảng đối chiếu tiêu chuẩn với nội dung chủ yếu là các ví dụ và việc trình bày
bài tƣơng ứng với trình độ chất lƣợng tập viết, ghép chữ, số học, và các môn khoa học
khác, đồng thời quy định tiêu chuẩn tính điểm theo thang điểm 5. Đây là lần thử sớm
nhất việc sử dụng phƣơng pháp khoa học trong nghiên cứu những vấn đề về đo lƣờng,
đánh giá trong giáo dục. Và trong thời kì này có nhiều cơng trình nghiên cứu chủ yếu
đi sâu vào nghiên cứu những kĩ thuật cơ bản về đo lƣờng trong giáo dục. Các nhà

11


nghiên cứu đi sâu vào làm rõ từng dạng câu hỏi trắc nghiệm và phân tích những ƣu và
nhƣợc điểm của nó, trong đó phải kể đến S.J.Osterlind (Linquist, 1969).
Từ giữa những năm 60 trở lại đây, phạm vi đánh giá đã mở rộng đến đánh giá nội
dung và phƣơng pháp giáo dục. Cùng với vai trò của đánh giá trong giáo dục đƣợc
quan tâm nhiều, lí luận và phƣơng pháp đánh giá ngày càng đƣợc coi trọng. Điều này
đƣợc đề cập nhiều trong các cơng trình của James H. Mcmillan, Patrick Griffin,
Neville Postlethwait và các tác giả khác (Victor, 1977).
Đầu những năm 1990, nhiều nhà làm chính sách giáo dục Hoa Kỳ cảm thấy
những bất ổn trong việc đánh giá truyền thống bằng giấy bút nên đã cố gắng tìm ra
những hình thức đánh giá khác, hiệu quả hơn. Hình thức đánh giá này cho phép thu
hẹp khoảng cách giữa những gì ngƣời học học đƣợc trong trƣờng với những điều đang
diễn ra trong cuộc sống thực. Những cách đánh giá này bao gồm đánh giá học sinh tiểu
học thơng qua hồ sơ hay cịn gọi là đánh giá bằng nhận xét.
Một trong những cơng trình nghiên cứu lớn về đánh giá bằng nhận xét có thể kể
đến “Portfolio Assessment: Getting Started. Teaching Strategies” (Đánh giá bằng nhận
xét: Những bƣớc đầu. Chiến lƣợc giảng dạy) của De Fina, Allan A. (1992). Để thực
hiện cơng trình nghiên cứu, tác giả đã mời các giáo viên, học sinh và phụ huynh tham
gia việc đánh giá bằng nhận xét. Nghiên cứu về cách đánh giá bằng nhận xét này có
thể đƣợc sử dụng hiệu quả trong bất kỳ các lớp học nào. Cuốn sách cũng cung cấp các

đề xuất thiết thực cho việc bắt đầu, gợi ý về cách để quản lý quá trình và đƣa ra một
cái nhìn vào những lợi ích của việc đánh giá bằng nhận xét. Cuốn sách bao gồm những
hoạt động đọc và viết cụ thể có thể đƣợc sử dụng để đánh giá kỹ năng đọc của học sinh
và kế hoạch chiến lƣợc giảng dạy phù hợp. Các chƣơng trong cuốn sách là: (1) Tìm
hiểu về đánh giá bằng nhận xét; (2) Bắt đầu; (3) Đánh giá bằng nhận xét; (4) Quản lý
đánh giá bằng nhận xét; (5) Lợi ích của đánh giá bằng nhận xét và (6) Đối phó với vấn
đề có thể gặp phải trong đánh giá bằng nhận xét. Công trình cũng gồm bốn bản tin và
sổ tay cung cấp các hƣớng dẫn và hỗ trợ cho giáo viên; 15 mẫu đánh giá bằng nhận
xét.
Công trình “The Whole Story: Teachers Talk about Portfolios” (Một câu
chuyện trọn vẹn: Giáo viên nói về hồ sơ học sinh) của Smith, Mary Ann, Juska, Jane
12


(2001) cũng là một trong các cơng trình nghiên cứu nổi bật về đánh giá học sinh bằng
nhận xét. Kết quả của nghiên cứu này gồm một tập hợp nhiều bài viết của 11 giáo viên
từ lớp một đến lớp mƣời hai trong việc sử dụng đánh giá bằng nhận xét. Trong cơng
trình nghiêm túc và cập nhật này, giáo viên đã mô tả những lợi thế và sự phức tạp của
việc sử dụng đánh giá bằng nhận xét nhƣ là một cách hiệu quả để đánh giá và thúc đẩy
thành tích học sinh. Các lớp học sử dụng cách đánh giá trong nghiên cứu này bao gồm
lịch sử và sinh học với những kỹ năng viết, đọc và suy luận đƣợc kết nối với nhau.
Các bài viết trong nghiên cứu là: "Giới thiệu" (Mary Ann Smith); "Làm thế nào đánh
giá bằng nhận xét phát huy sức mạnh trong giảng dạy và học tập" (Sherry Seale
Swain); "Lớp học nhỏ theo phƣơng pháp đánh giá bằng nhận xét" (Patricia
McGonegal); "Đánh giá bằng nhận xét làm nên sự khác biệt: Một hành trình bốn năm"
(Judith Ruhana); "Sự ra đời và cái chết của đánh giá bằng nhận xét 1992-2000"
(Pauline Sahakian); "Sự phát triển của một giáo viên sinh học" (John Dorroh); " Đƣa
ra một chiếc phao cứu sinh: Đánh giá bằng nhận xét nhƣ một cơng cụ giúp các trƣờng
sống sót" (Lisa Piazza); "Những gì chúng tơi viết khi chúng tơi viết về tình u" (Jane
Juska); "Vai trị của giáo viên trong đánh giá bằng nhận xét" (Joni Chancer); "Phá vỡ

các quy tắc" (David Wood); "Ngƣời giống chuông" (Mary Kay Deen); và "Lịch sử
môn viết: Hồ sơ học sinh, Ý kiến học sinh và Sự hiểu biết lịch sử" (Stan Pesick).
Nghiên cứu “Developing Portfolios in Education: A Guide to Reflection, Inquiry,
and Assessment” (Phát triển hồ sơ học sinh trong giảng dạy: Hƣớng dẫn trong Phản
ánh, Thu thập và Đánh giá) của Johnson và các cộng sự (2006) trong phạm vi nghiên
cứu về lợi ích của đánh giá bằng nhận xét đã cho thấy một số phƣơng pháp để tổ chức
quá trình đánh giá cùng thu thập thông tin và cung cấp các cơng cụ sẽ đƣợc sử dụng
trong suốt q trình phát triển nghề nghiệp và học thuật. Các nội dung chính của
nghiên cứu tập trung vào việc cung cấp một số khái niệm về phát triển đánh giá bằng
nhận xét. Tác giả cũng đã giới thiệu về một số cách đánh giá bằng nhận xét đƣợc thiết
kế, sử dụng và đƣợc hƣớng dẫn thơng qua q trình lựa chọn, tổ chức, đánh giá và
trình bày một số tài liệu đánh giá bằng nhận xét. Nhóm nghiên cứu cịn nhấn mạnh đến
vai trò của các tiêu chuẩn trong sự phát triển của việc đánh giá và cung cấp các ví dụ
thực tế từ các trƣờng học.
13


Nhƣ vậy, có thể thấy thuật ngữ “đánh giá bằng nhận xét” đã đƣợc sử dụng ở Hoa
Kỳ và nhiều nƣớc khác trên thế giới với tên gọi là “đánh giá hồ sơ” từ những năm đầu
của thế kỷ 20.
1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc và hệ thống các văn bản quy định về đánh giá và
đánh giá bằng nhận xét
Ở Việt Nam, tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu này, mới chỉ có một nghiên
cứu trong nƣớc đƣợc thực hiện về chủ đề đánh giá học sinh bằng nhận xét. Đó là
nghiên cứu “Thực trạng việc đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học bằng
hình thức nhận xét” của Nguyễn Tuyết Nga và các cộng sự thực hiện năm 2008. Tuy
các kết quả của nghiên cứu không đƣợc công bố rộng rãi, nhƣng mục tiêu của nghiên
cứu là nhằm đánh giá thực trạng của việc triển khai đánh giá kết quả học tập của học
sinh bằng hình thức nhận xét ở lớp 1, 2 và 3.
Việc quy định kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học đƣợc thể hiện trên nhiều văn

bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đây, các văn bản cho thấy căn cứ để đánh giá,
xếp loại học sinh dựa trên cơ sở:
Theo chƣơng trình tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐBGD&ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001), việc đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu
học đƣợc quy định nhƣ sau: 1/Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV đối
với các mơn học Tiếng Việt, Tốn, Khoa học, Lịch sử và Địa lí; 2/Đánh giá chỉ bằng
nhận xét của GV đối với các môn học và các hoạt động giáo dục khác.
Theo Điều 27 - Luật Giáo dục -2005, Mục tiêu giáo dục tiểu học là giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Theo đó, việc đạt đƣợc mục tiêu giáo dục này địi hỏi phải có chƣơng trình dạy học với
các bộ mơn phù hợp. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đối
với các môn học để đạt đƣợc mục tiêu trên cũng rất quan trọng.
Theo Điều 29 - Luật Giáo dục -2005, Chƣơng trình, kế hoạch giáo dục tiểu học:
“Chương trình giáo dục phổ thơng thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thơng, phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục
14


đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. Sách giáo khoa
cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình
giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về
phương pháp giáo dục phổ thông”. Điều luật này đề cập đến kiểm đánh giá kết quả
giáo dục đối với học sinh tiểu học với kiến thức và kỹ năng quy định.
Chƣơng trình Giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định
số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng
xác định Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chƣơng trình tiểu học là
“các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục
mà HS cần phải và có thể đạt được”. Bộ “Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học; một
bộ Sách giáo khoa theo lớp (hoặc môn)” mà GV đang dạy cấp tiểu học cho thấy cách

đánh giá kiến thức, kĩ năng từng môn học, đơn vị bài học của chƣơng trình tiểu học.
Trong bộ Chuẩn này, có các phần qui định Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn
học gồm các môn học đánh giá bằng điểm số (Mơn Tốn, Mơn Tiếng Việt, Mơn Khoa
học, Mơn Lịch sử và Địa lí); Các mơn học đánh giá bằng nhận xét (Môn Đạo đức,
Môn Tự nhiên và Xã hội, Môn Thủ công, Môn Kĩ thuật, Môn Mĩ thuật, Môn Âm nhạc,
Mơn Thể dục).
Ngồi ra, một số văn bản và tài liệu hƣớng dẫn về kiểm tra, đánh giá, xếp loại
học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhƣ : Quy định đánh giá và xếp
loại học sinh tiểu học (ban hành kèm theo quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày
30/9/2005); Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học (NXB Giáo dục, 2008); Văn bản Hƣớng
dẫn thực hiện Thông tƣ số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trƣởng GDĐT ban hành có “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”.
Điều lệ nhà trƣờng tiểu học Ban hành kèm theo Thông tƣ số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng qui
định các nội dung về đánh giá, xếp loại học sinh “Trường tiểu học tổ chức kiểm tra,
đánh giá, xếp loại học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện theo Quy định về
đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
tổ chức cho giáo viên bàn giao chất lượng giáo dục học sinh cuối năm học cho giáo
viên dạy lớp trên của năm học sau” (Điều 31.)
15


×