Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp làm tốt nề nếp lớp 09-10luu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.75 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN MINH CHẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT NỀ NẾP LỚP
NĂM HỌC: 2009- 2010
Người thực hiện : Trương Thị Lựu
Chức vụ: Giáo viên
Tổ: 4, 5
Tháng 3 năm 2010
1/ Đặt vấn đề:
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm,
bởi vì “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Để ngày mai thế giới có những chủ nhân
tương lai, xã hội có những người công dân tốt thì chỉ ngày hôm nay – khi trẻ em là
những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ
em đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi
ích trăm năm trồng người”. Thời thơ ấu rất quan trọng đối với sự phát triển nhân
cách con người. Đứa trẻ ngày hôm nay và sau này, trở thành người như thế nào là tuỳ
thuộc một phần quyết định ở chỗ các em đã trải qua ngày thơ ấu như thế nào? Ai là
người dìu dắt các em trong những ngày ấu thơ, những gì của thế giới xung quanh đi
vào trái tim của các em. Mặc dù nhiệm vụ giáo dục trẻ em được cả xã hội quan tâm,
nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt GVCN lớp. Bởi vì nhà trường
nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội
trong công tác giáo dục trẻ em. Trường tiểu học chân chính không chỉ là nơi trẻ tiếp
thu kiến thức khoa học mà còn là nơi GD các em trở thành người có ích cho XH. Vì
vậy, trẻ em phải được giáo dục toàn diện. Bác Hồ đã nói: “ Người có tài mà không có
đức là người vô dụng Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Do đó, ở
nhà trường tiểu học, nhiệm vụ dạy trẻ các tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức là 2
nhiệm vụ song song không thể thiếu được.
Đi đôi với chất lượng – Kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là
một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học . Thực tế,


nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu
quả cao.
Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt là một điều khó thực
hiện đối với giáo viên . Với tình hình xã hội hội hiện nay, một số giáo viên đến trường
chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp
và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em … Vậy để nề nếp tốt cho học sinh chúng
ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả ?
Lý do chọn đề tài:
Ngoài công việc phụ trách toàn diện trước học sinh, công tác chủ nhiệm lớp đặc
biệt là nề nếp lớp cũng có một ý nghĩa rất quan trọng.Giáo viên chủ nhiệm là người tổ
chức, cổ vũ tư tưởng học sinh, người cùng với phụ huynh học sinh tiến hành giáo dục
các em, nhưng việc quản lý nề nếp lớp không phải là một công việc đơn giản, nó luôn
luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết giáo viên tiểu học:
Làm thế nào để xây dựng những nề nếp cần thiết, phù hợp với trình độ lứa tuổi
học sinh.
Giáo dục hs cá biệt vẫn còn là một vấn đề nan giải.
Nhân cách hs được hình thành và phát triển bằng những con đường nào?
Làm thế nào để nâng cao hai mặt giáo dục của hs.?
Từ những vấn đề nêu trên, khi bắt tay vào thực hiện công tác chủ nhiệm đặc biệt
là mảng nề nếp lớp, tôi đã luôn luôn tìm cách làm thế nào đó để việc tự quản của học
sinh một cách chặt chẽ, duy trì mà không làm ảnh hưởng đến các lớp khác khi không
có mặt của giáo viên, lớp vẫn im lặng và thực hiện tốt các hoạt động chung khác của
nhà trường đề ra đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ những lý do đó tôi mạnh dạn bắt tay vào thực hiện đề tài: “Một số
biện pháp để làm tốt nề nếp lớp”.
Giới hạn nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi, giới hạn hs trường tiểu học Nguyễn Minh
Chấn và chỉ đi sâu vào một số kinh nghiệm để làm tốt nề nếp lớp 4c của tôi phụ
trách.
2/ Cơ sở lý luận:

-Hiện nay Đảng và Nhà nước ta quan tâm đưa sự nghiệp giáo dục lên hàng đầu,
nhằm góp phần vào mục tiêu: “ Nâng cao dân trí-Đào tạo nhân lực và phát triển
nhân tài”. Năm học 2009- 2010 là năm thứ hai tiếp tục thực hiện: “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, của Bộ GD&ĐT phát động lấy vệ sinh
trường học là điểm trọng yếu trong nhà trường, làm sao mà các em thấy được “ Đi
học là hạnh phúc” “Mỗi ngày đi học là một niềm vui”, trường học gắn bó mật thiết
với địa phương, và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không
ngừng nâng cao. Nhiệm vụ năm học 2009-2010 của trường Tiểu học Nguyễn Minh
Chấn là tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2, nên đòi hỏi mỗi
học sinh trong trường phải thân thiện, tự nâng cao chất lượng học tập của mình.
Lớp có nếp tự quản tốt sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và
ngoài lớp, nhất là khi không có mặt giáo viên, những việc không chỉ có ở trên lớp mà
cả ở ngoài lớp.
Có được nếp tự quản, tinh thần tập thể thì lớp mới tham gia sôi nổi và hoàn thành
tốt các phong trào thi đua của Đội và của trường đề ra.
Với những lý do trên, ngay từ đầu năm học, từ giai đoạn ổn định tổ chức lớp cho
đến khi giảng dạy, tôi luôn chú ý, quan tâm đến việc rèn cho lớp nếp tự quản, tinh
thần tập thể để các em có tính tự giác, tích cực trong học tập và sinh hoạt.
Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để áp dụng vào thực tế lớp
4C.
3/ Cơ sở thực tiễn:
-Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về giáo dục tiểu học:
+ Theo tinh thần tổng quát của Luật Phổ cập giáo dục tiểu học và đặt biệt trong
văn bản Điều lệ trường tiểu học ( ban hành theo QĐ số 3257/ GD&ĐT ngày
8/11/1994 của Bộ GD&ĐT), thì trường tiểu học là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo
dục Quốc dân Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trực tiếp đảm nhiệm giáo
dục từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, nhằm hình thành ở học sinh cơ
sở ban dầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
-Điều lệ trường tiểu học và các văn bản hướng dẫn thi hành đã nêu sẽ “Góp phần

xây dựng môi trường giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, khai thác mọi
tiềm năng của cộng đồng tham gia giáo dục học sinh, phát huy tác dụng của một
cơ sở giáo dục đối với cộng động”.
-Trên cơ sở thực tế ở địa phương có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công việc giáo
dục như: gia đình, nhà trường và xã hội đối với bản thân đối tượng.
-Giáo dục con người là mục tiêu, mục đích chính, để mọi người đều có đủ phẩm
chất và năng lực thì chúng ta cần phải giáo dục ngay từ đầu năm học, đặt biệt là
học sinh lớp 4.
* Thực trạng của lớp:
a/ Đặc điểm chung:
-Phần lớn học sinh của lớp tôi phụ trách là con em gia đình làm nghề nông, phụ
huynh bận công việc nhà nên chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình,
còn khoán trắng cho GVCN lớp.
-Đa số học sinh trong lớp nằm rải rác trên các tuyến thôn nên việc đi lại gặp rất
nhiều khó khăn trong mùa mưa lũ.
b/ Đặc điểm riêng:
-Tổng số học sinh: 25/ 12 nữ
-Tình hình chất lượng đầu năm: giỏi: 2 em, khá : 6 em, trung bình: 7 em, còn
lại học sinh yếu.
4/ Nội dung nghiên cứu
Giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học có chức năng cơ bản là quản lý, giáo dục học
sinh lớp mình phụ trách.Chức năng này được thực hiện như sau:
-Xây dựng, tổ chức lớp mình thành một đơn vị vững mạnh.
-Tổ chức, điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
-Thiết lập và phát triển quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để giáo dục học sinh.
-Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về việc đạo đức học sinh trong
lớp, đẩy mạnh phong trào học tập thêm sôi nổi, mang lại hiệu quả.
-Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người

vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Điều đó giúp ta nhận
thấy rõ hơn “đức” là cái gốc, là yếu tố căn bản và quan trọng quyết định nhân cách
của một con người.Vì vậy, trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn xác định việc giáo
dục đạo đức tư tưởng cho học sinh là việc cấp thiết và được đặt lên hàng đầu.
Muốn giáo dục hoàn thiện, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ
sau:
* Biện pháp 1: Tạo sự thân thiện, ham thích đến trường
-GVCN luôn luôn tạo sự thân thiện không chỉ ở lời ăn tiếng nói, mà cả trong việc
giảng dạy. Để làm được điều này, GV thật sự yêu nghề, mến trẻ, làm sao mà các em
thấy được “ Đi học là hạnh phúc” “Mỗi ngày đi học là một niềm vui”. Cần tạo cho hs
thấy được một môi trường dạy học thoả mái và vui tươi, gần gũi giữa GV-GV, GV -
HS, HS-HS, trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng
chí, là anh em; giáo viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề
bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi
người, nhất là người học có như vậy các em mới hưng phấn hứng thú trong học tập.
*Biệp pháp 2: Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể vững mạnh
a/ Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh lớp mình phụ trách:
-Để thể hiện tốt chức năng quản lý, việc giáo dục học sinh, ngay từ khi nhận
lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu và nắm vững học sinh lớp mình phụ
trách. Tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm cũ để biết được một số trường hợp
đặc biệt của những học sinh cá biệt.
-Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh: Hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp của
phụ huynh học sinh, nếp sống gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề giáo dục
con cái để từ đó GV có thể tìm ra những nguyên nhân của hiện tượng tâm lý của hs.
-Tìm hiểu và nắm được đặc điểm của từng học sinh ;Tìm hiểu xem những học
sinh nào bị khuyết tật ( nghe, nói, nhìn và các dị tật bẩm sinh...) để sắp xếp chỗ
ngồi cho phù hợp, tìm hiểu trình độ nhận thức, nâng cao năng lực lao động, mối
quan hệ với tập thể, với những người xung quanh và các năng lực trí tuệ của hs.
-Chẳng hạn: Trong lớp có nhiều em nhận thức rất nhanh nhưng sau đó lại quên
ngay và ghi nhớ của em đó không bền. Từ đó GV cho hs rèn luyện thường xuyên,

lặp đi lặp lại nhiều lần để ghi nhớ bền vững.
Tóm lại:
-Muốn thực hiện những điều nói trên yc người GV phải:
-Nghiên cứu hồ sơ hs, học bạ, sơ yếu lý lịch.
-Quan sát các hoạt động và các mối quan hệ của hs trong hằng ngày.
-Thăm gia đình hs và trò chuyện trao đổi với phụ huynh.
-Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho hs ( sau mỗi học kỳ phải thay đổi vị trí từ cánh
phải sang ngồi bên cánh trái để đề phòng về bệnh mắt).
-Sổ chủ nhiệm giúp GV có tư liệu về hs một cách có hệ thống.
b) Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể có ý thức tự quản:
-Năm học 2009- 2010 trường tiểu học Nguyễn Minh Chấn được ngành giao chỉ
tiêu biên chế cho nhà trường 1,45 GV/ 11 lớp nên việc giáo viên giảng dạy ở nhà
trường hiện nay dạy theo một số phân môn. GVCN chỉ dạy các môn chính nên
việc quản lý học sinh trong các thời gian còn lại là của GVBM.Chính vì thế mà
công việc quản lý học sinh sẽ rất khó khăn nhất là nề nếp lớp trong công tác tự
quản. Do vậy, GVCN cần có kế hoạch cụ thể rõ ràng, giao nhiệm vụ cho BCS lớp
đặc biệt là lớp trưởng điều hành, quản lý thật tốt khi không có mặt gíáo viên chủ
nhiệm nhất là các tiết tự học. Các tiết tự học GVCN liên hệ với cán bộ thư viện
nhà trường trao đổi ( có thời khoá biểu các tiết trống ) để cho các em xuống thư
viện đọc truyện dưới sự giám sát của lớp trưởng. Sau mỗi tiết tự học, lớp trưởng
báo cáo lại tình hình đọc sách của lớp mình cho GVCN biết bạn nào thực hiện tốt,
chưa tốt để GVCN có biện pháp uốn nắn những học sinh chưa tham gia tốt việc tự
học ở lớp.Cuối mỗi tháng hoặc các tiết sinh hoạt lớp cần biểu dương những hs
thực hiện tốt và cần nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt để các em tiến bộ hơn về
việc tự học. Có như vậy các em mới tiến bộ không chỉ về tinh thần ý thức tổ chức
kỉ luật mà còn góp phần vào việc tích luỹ vốn kiến thức, vốn ngôn ngữ giúp các
em viết văn hay hơn.
-Xây dựng nề nếp tự quản tốt trong học sinh là biến ý thức tự quản thành thói
quen, thành một nề nếp có tác dụng tích cực trong việc góp phần phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như trong việc trao dồi

phẩm chất đạo đức.
-Một trong những bí quyết thành công của việc xây dựng nề nếp tự quản trong
học sinh là phải :
+Thành lập BCS lớp: GV nên chọn những hs năng động, hoạt bát và có năng
lực về học tập, tự quản vào mạng lưới BCS lớp.Sau khi hình thành đội ngủ cốt cán
giáo viên chủ nhiệm không được khoán trắng công việc cho các em, mà phải giám
sát, theo dõi, kiểm tra đôn đốc mặc dầu đã mạnh dạn giao việc cho các em.
Ví dụ: Việc truy bài 15 phút đầu giờ, tôi giao việc cho BCS lớp truy bài, kiểm
tra bằng hình thức đôi bạn, sau đó báo cáo kết quả cho tổ trưởng biết để nhắc nhở,
động viên kịp thời và có những hình thức khen thưởng, và phê bình phù hợp với
từng cá nhân.
 Ví dụ : Lớp có bạn học sinh thường hay đi học trễ lớp nên nhắc nhở bạn đi học
đúng giờ. Tuyên dương học sinh gương mẫu .
- Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em
biết dược hành vi đúng sai. Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có .
Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh , giáo viên cũng
rèn cho học sinh nề nếp tự quản
 Ví dụ : Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn
lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các bản nhân, chia.
- Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên. Trên cơ cở
đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.
Với những việc các em làm được giáo viên cần kỉp thời khen thưởng, tuyên dương
nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo.
+Thành lập BCS bộ môn: Ta nên chọn mỗi phân đội một hs giỏi
( Toán, Tiếng Việt) để giúp GV có thể kiếm tra, chữa bài tập 15 phút đầu giờ.
+Xây dựng một tập thể hs đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời
GVCN cũng hoà mình vào tập thể.
-Chẳng hạn: HS quyên góp ủng hộ cho những bạn hs nghèo ở lớp mà điều kiện
gia đình em đó không thể làm được ( mua dụng cụ học tập...) thì GV cũng nên
tham gia cùng các em, để các em thấy rõ được những công việc mình đang làm.

+Đối với việc xếp hàng ra vào lớp: Tôi phân chia học sinh xếp hàng vào lớp
theo tổ nhưng khi xếp hàng ra về không còn theo tổ nữa mà những em có xe đạp
được xếp thành một hàng, những em không có xe xếp thành một hàng để khi ra về
khỏi mất trật tự, lộn xộn khi ra khỏi cổng trường.
-Tiếng hát đầu giờ, giữa giờ: Tôi tổ chức cho các tổ thi đua và giao nhiệm vụ
cho tổ trưởng theo dõi và tổ trưởng báo cáo tình hình các bạn không hát cho lớp
phó văn thể mỹ. Sau mỗi buổi có tuyên dương và phê bình kịp thời để sửa đổi.
-Việc lao động chuyên trách: GV chủ nhiệm không phải lúc nào cũng có mặt
đầy đủ để đôn đốc, động viên quán xuyến các em việc này.Vì vậy, tôi phân công
và giao việc cho BCS lớp theo dõi và phân công cụ thể các em trong từng tổ theo
các khu vực cụ thể.
Ví dụ: Tổ 1 trực nhật lớp thì hai tổ còn lại lao động đội chuyên. Em nào quét
lớp, em nào kê bàn ghế, lau cửa kính, chùi bảng hay lao động ở những khu vực
nào....tất cả đều phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Tổ nào không hoàn thành
nhiệm vụ thì BCS+ tổ trưởng lớp chấm điểm vào sổ theo dõi trực nhật lớp, mỗi
tuần BCS lớp nêu cụ thể từng thành viên chưa hoàn thành nhiệm vụ trong tiết sinh
hoạt lớp, để kịp thời sửa đổi.Tổ nào, cá nhân nào làm tốt sẽ tuyên dương trước tập
thể lớp.
-Việc theo dõi các bạn đi đại tiện, tiểu tiện không đúng nơi quy định:
Tôi thành lập đội cờ đỏ của lớp, là những em có tinh thần tập thể lớp, có ý thức
và trách nhiệm cao để phối hợp cùng giáo viên chấm điểm và nhắc nhở các bạn kịp
thời nhằm làm tốt công việc chung của trường: Giữ gìn môi trường của nhà trường
luôn xanh- sạch - đẹp với phương châm “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Và thực hiện tốt cuộc vận động “ Tại sao không” của GVCN đề ra: “ Không
ăn quà vặt; Không vức rác bừa bãi; Không đi đại tiện, tiểu tiện không đúng nơi
quy định”.
-Xây dựng tập thể lớp về ý thức tự quản trong học tập là một công việc dẫn đến
sự thành công của GVCN, biến ý thức tự quản thành thói quen, thành một nề nếp có
tác dụng tích cực trong việc góp phần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của

×