CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XD
Như đã biết, năng suất lao động, xét đến cùng là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự gia
tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, muốn tăng năng suất lao động phải giải quyết các vấn đề
như:
- Người lao động
- Công cụ lao
động
- Phương pháp tổ chức sản xuất
Điều đó có nghĩa là phải xây dựng con người lao động mới, phải cải tiến công cụ lao động,
thực hiện cơ giới hóa trong lao động. Về đối tượng lao động, ngành xây dựng phải áp dụng các
kết cấu và vật liệu tiên tiến, thực hiện phương pháp tổ chức sản xuất tiên tiến như: tổ ch
ức sản
xuất theo dây chuyền, thực hiện phương châm công xưởng hóa sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu
chuẩn hóa khâu thiết kế và cơ giới hóa khâu thi công, nhưng tất cả thành tựu của tiến bộ kỹ
thuật nói trên muốn đưa vào áp dụng một cách thường xuyên và có tính chất pháp lệnh thì tính
toán, cụ thể hóa thành các chỉ tiêu số lượng. Đó chính là các định mức kinh tế - kỹ thuật, là căn
cứ làm nền t
ảng cho quá trình tổ chức sản xuất của xã hội.
Định mức kinh tế - kỹ thuật có vai trò quan trọng sau:
a. Các định mức kinh tế - kỹ thuật góp phần thống nhất và tiêu chuẩn hóa quá trình sản
xuất.
b. Định mức kinh tế - kỹ thuật đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng năng suất lao động
và tiết kiệm lao động xã hội.
c. Định mức kỹ thuật đóng vai trò quan trọng thúc
đẩy tiến bộ kỹ thuật và là cơ sở đúng
đắn để tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất.
d. Định mức kỹ thuật rất cần thiết và là tiền đề cho công tác kế hoạch hóa, các kế hoạch
được tính toán từ các chỉ tiêu định mức góp phần quản lý và sử dụng một khối lượng
lớn về nhân công, vật tư, máy móc của ngành xây dựng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
e.
Các định mức kỹ thuật phản ảnh đúng đắn các hao phí lao động xã hội trung bình cần
thiết là cơ sở để xây dựng đơn giá và giá thành công trình xây dựng một cách chính
xác, là cơ sở để so sánh, lựa chọn các giải pháp tối ưu trong xây dựng.
f. Định mức kỹ thuật là cơ sở để xây dựng chỉ tiêu phấn đấu một cách đúng đắn và đánh
giá kết quả các thành tích đạt đượ
c trong quá trình lao động của từng cá nhân và đơn vị.
g. Định mức kỹ thuật là cơ sở để thanh toán lương theo sản phẩm, thực hiện đúng đắn sự
phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người lao
động khi tham gia sản xuất.
2. SƠ LƯỢC ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT:
2.1. Định nghĩ
a:
a. Mức tiêu phí lao động: Trong quá trình sản xuất, để thu lượm sản phẩm thì phải tiêu
phí một lượng lao động (một số yếu tố sản xuất về vật liệu, nhân công và máy thi
công). Vậy yếu tố sản xuất tiêu phí để thu lượm một đơn vị sản phẩm, hoặc số sản
phẩm thu lượm được khi tiêu phí một yếu tố sản xuất được gọi là M
ức tiêu phí lao động
b. Định mức kỹ thuật: Các tiêu phí lao động được xây dựng trên cơ sở đúng đắn của quá
trình sản xuất, sử dụng các yếu tố sản xuất hợp lý về mọi mặt, đảm bảo chất lượng sản
phẩm, loại bỏ những tiêu phí bất hợp lý,mang tính chất tiên tiến và hiện thực thì được
gọi là Định mức kỹ thuật.
c. Xây dựng định mức kỹ thuật là nghiên cứu tỷ mỉ quá trình sản xuất, loại trừ những tiêu
phí bất hợp lý nhằm biến nó thành quá trình tiêu chuẩn đặc trưng cho một trình độ sản
xuất nhất định mà trong đó người lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động được
sắp xếp một cách hợp lý nhất theo thời gian và không gian. Sau đó dùng các phương
pháp và phương tiện để quan sát, đo lường, xử lý số liệu và tính toán thành các định
mức cụ thể.
d. Công tác định mức kỹ thuật là một khái niệm chung để chỉ các công việc sau:
- Nghiên cứu tổ chức xây dựng các
định mức mới để đưa chúng vào áp dụng thường
xuyên
- Vận dụng các định mức mới đưa vào áp dụng để nghiên cứu điều chỉnh các định mức
chưa hợp lý.
- Nghiên cứu phương pháp sản xuất của người sản xuất tiên tiến nhằm phổ biến áp dụng
và làm cơ sở xây dựng định mức mới.
e. Các tiêu chuẩn thời gian và đị
nh mức gốc: Trong quá trình xây dựng định mức, với
những công việc cố định lặp đi lặp lại, người ta xây dựng thời gian tiêu chuẩn để thực
hiện phần việc đó, ngoài ra còn sử dụng các tài liệu gốc có sẵn, đặc biệt là của máy móc
thiết bị (tốc độ quay, tốc độ chạy có tải, tốc độ chạy không tải…) để đưa vào tính toán
định mức. Các lo
ại thời gian tiêu chuẩn và tài liệu sử dụng đó gọi là Tiêu chuẩn thời
gian và định mức gốc.
f. Các định mức biến loại: có những công việc mà tính chất làm việc hoàn toàn giống
nhau, nhưng có một vài nhân tố ảnh hưởng làm thay đổi. Ví dụ vận chuyển đất với
phương tiện và trọng lượng không đổi, nhưng cự ly thay đổi; hoặc công tác làm cốt
thép với các đường kính khác nhau. Các loạ
i định mức như vậy gọi là định mức biến
loại. Lợi dụng tính chất biến loại này, người ta có thể quan sát tính toán một số điển
hình, sau đó nội suy cho các loại khác.
2.2. Phân loại định mức kỹ thuật:
a. Theo yếu tố chi phí sản xuất: định mức kỹ thuật được phân thành 3 loại
- Định mức lao động
-
Định mức vật tư
- Định mức thời gian sử dụng máy
b. Theo cách trình bày: trong định mức lao động và định mức thời gian sử dụng máy
được phân thành 2 loại:
- Định mức thời gian
- Định mức sản lượng
c. Theo mức độ bao quát của các loại công việc nằm trong định mức: định mức kỹ thuật
được phân thành 3 loại
- Đị
nh mức dạng chỉ tiêu: quy đinh mức hao phí lao động, vật tư và thời gian sử dụng
máy cho một đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh, như số ngày công xây dựng/1m
2
XD, số
viên gạch /1m
2
XD
- Định mức dự toán tổng hợp: quy đinh mức hao phí lao động, vật tư và thời gian sử
dụng máy cho một đơn vị khối lượng công việc xây dựng tổng hợp (bao gồm nhiều
loại công việc xây dựng riêng rẽ có liên quan hữu cơ với nhau để tạo nên một đơn
vị sản phẩm tổng hợp nào đó), hoặc cho một kết cấu xây dựng hoàn chỉnh nào đó.
Định mức dự toán tổng hợp được dùng để lập đơn giá xây dựng tổng hợp.
- Định mức dự toán chi tiết: quy đinh mức hao phí lao động, vật tư và thời gian sử
dụng máy cho một đơn vị khối lượng công việc xây lắp riêng rẽ nào đó. Ví dụ công
tác xây, trát, lợp ngói, lát nền … Định mức dự toán chi tiết được dùng để lập đơn
giá xây dựng chi tiết.
d. Theo phạm vi quản lý sử dụng của định mức: được phân thành 3 loại
- Định mức Nhà nước: do Nhà nước ban hành và áp dụng chung cho tất cả các có
công tác xây dựng. Thường là định mức dự toán tổng hợp.
- Định mức ngành hay địa phương: do từng ngành hoặc từng địa phương ban hành
cho các chuyên ngành xây dựng hoặc cho các công tác xây lắp đặc biệt mà Nhà
nước chưa ban hành, để sử dụng trong phạm vi ngành hoặc từ
ng địa phương mình.
- Định mức nội bộ (định mức công ty, xí nghiệp): Khi có những công việc có những
đặc thù riêng mà Nhà nước và địa phương chưa ban hành, thì công ty, xí nghiệp sẽ
xây dựng định mức riêng để áp dụng trong phạm vi công ty, xí nghiệp mình.
3. CÁC TÍNH CHẤT CỦA ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT:
3.1. Các định mức kinh tế - kỹ thuật mang tính kinh tế, tính khoa học - kỹ thuật:
- Tính kinh tế: Các
định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho đường lối phát triển kinh tế
của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ, định mức kinh tế - kỹ thuật là công cụ đắc
lực để quản lý sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế. Định mức kinh tế - kỹ thuật còn
mang tính chất phạm trù kinh tế học (hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết, phân
phối theo lao động …)
-
Tính khoa học - kỹ thuật: bản thân việc xây dựng và áp dụng định mức đòi hỏi sự tính
toán tỷ mỷ, chính xác và phải nắm vững kỹ thuật sản xuất nhất định. Mặc khác, định
mức là sản phẩm của tiến bộ kỹ thuật, như ng đồng thời định mức định mức lại thúc đẩy
sự phát triển của tiến bộ k
ỹ thuật.
3.2. Các định mức kinh tế - kỹ thuật mang tính tiên tiến và hiện thực: định mức kinh tế
- kỹ thuật phản ảnh trình độ sản xuất của một nước, của một dân tộc nên nó mang tính
hiện thực, nhưng đồng thời phải tiên tiến, nói cách khác định mức phải mang tính trung
bình tiên tiến.
3.3. Các định mức kinh tế - kỹ thuật mang biến động và phát tri
ển không ngừng,
nhưng đông thời phải đảm bảo ổn định trong một khoảng thời gian: biến động ở
chỗ định mức phải thay đổi theo chiều hướng tăng năng suất lao động không ngừng,
nhưng phải ổn định trong một thời gian, vì định mức phục vụ cho công tác kế hoạch và
mỗi lần xây dựng – ban hành định mức rất tốn kém, nên không thể thay đổi h
ằng năm
được.
3.4. Các định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng mang đặc điểm của ngành xây
dựng: Đặc điểm sản xuất – kinh doanh của ngành xây dựngcó những đặc thù riêng rất
phức tạp, nên việc xây dựng định mức cho ngành xây dựng có nhiều khía cạnh riêng
biệt.
4. VAI TRÒ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÁC TIÊU CHUẨN VÀ ĐỊNH MỨC KINH
TẾ - KỸ THUẬT:
4.1.
Các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật là những công cụ quan trọng để Nhà
nước tiến hành quản lý kinh tế và tổ chức ở tầm vĩ mô, là những cơ sở pháp lý đầu tiên
về mặt kỹ thuật và về mặt kinh tế của Nhà nước. Ở bất kỳ chế độ kinh tế nào Nhà nước
cũng đều cần phải có các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thu
ật để quản lý nền kinh
tế ở cấp vĩ mô. Trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta hiên nay cần phải
cải tiến và phân cấp quản lý các tiêu chuẩn và định mức một cách hợp lý để sao cho
vừa đảm bảo được các yêu cầu về quản lý vĩ mô của Nhà nước, lại vừa đảm bảo được
các yêu cầu về tự chủ sản xuất - kinh doanh của các đơn vị cơ sở.
4.2. Các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật là những công cụ quan trọng để tính toán
các chỉ tiêu về kỹ thuật, về giá trị sử dụng của sản phẩm, về
chi phí cũng như về các
hiệu quả kinh tế - xã hội … cần đạt được khi lập phương án ở tất cả các giai đoạn của
quả trình sản xuất xã hội kể từ khâu lập kế hoạch kinh tế - xã hội, lập báo cáo kinh tế -
kỹ thuật, thiết kế, chế tạo, nghiệm thu sản phẩm, bảo quản, dự trữ, lưu thông và sử dụng
các sản ph
ẩm làm ra. Do đó các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật là công cụ
quan trọng để tổ chức quá trình sản xuất xã hội.
4.3. Các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để kiểm tra chất lượng sản phẩm
về mặt kỹ thuật, kiểm tra chi phí và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của các quá trình
sản xuất.
4.4. Các tiêu chuẩn và định m
ức kinh tế - kỹ thuật còn để đảm bảo sự thống nhất đếm mức
cần thiết về mặt Quốc gia cũng như về mặt Quốc tế đối với các sản phẩm làm ra để tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường.
4.5. Các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật còn được dùng làm ph
ương án đối sánh
cơ sở khi phân tích, lựa chọn các phương án sản xuất tối ưu. Các định mức chi phí còn
để biểu diễn hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết khi tính toán và lựa chọn các
phương án
4.6. Các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật còn là tiền đề để áp dụng phương tiện
máy tính điện tử và tin học.
4.7. Các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật còn có tác d
ụng to lớn trong việc đẩy
mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoàn thiện trình độ tổ chức sản xuất và quản lý kinh
tế, thực hiện hạch toán kinh tế và tiết kiệm chi phí xã hội.
Mục đích chủ yếu của các tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật là để đảm bảo chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí xã hội, đảm bảo các k
ết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội
của các phương án sản xuất.
5. NHỮNG YÊU CẦU KHI NGHIÊN CỨU MÔN ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ
THUẬT
Khi nghiên cứu môn học Định mức kinh tế - kỹ thuật và làm công tác định mức thì không
nên quan niệm đây là một môn kỹ thuật hay kinh tế đơn thuần, không phải chỉ cần biết tra một
vài trị số định mức, mà phải biết ph
ương pháp thiết lập và trình bày các định mức một cách
khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế. Để nghiên cứu môn học Định mức kinh tế - kỹ
thuật cần phải nắm vững kiến thức các môn học chủ yếu sau: Kinh tế chính trị học, kỹ thuật và
tổ chức thi công, Cấu tạo kiến trúc, Máy xây dựng, Toán kinh tế, Thống kê …