Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chương 2:Định mức trong xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.04 KB, 11 trang )


1
Chương 2:
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, THU THẬP

VÀ CHỈNH LÝ SỐ LIỆU ĐỂ ĐỊNH MỨC

2.1. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC QUAN SÁT:
2.1.1. Phân theo mục đích nghiên cứu:
1. Quan sát chụp ảnh ngày làm việc: Là hình thức nghiên cứu thời gian làm việc của công
nhân liên tục trong một ca. Nhằm nghiên cứu các tiêu phí thời gian trong ca làm việc, phân tích
thời gian có ích cho sản xuất và không có ích cho sản xuất, phục vụ cho việc cải tiến tổ chức lao
động, đồng thời thu thập các tài liệu về thời gian chuẩn bị, kết thúc, ngừng thi công, nghỉ giải lao
phục vụ cho việc tính
định mức, nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất của công nhân tiên tiến để phổ
biến rộng rãi.
2. Quan sát quá trình: Mục đích để thu thập thời gian tác nghiệp của công nhân và thời
gian sử dụng máy phục vụ cho công tác thiết kế định mức. Quan sát quá trình có thể chỉ thực
hiện ở một số giờ bất kỳ miễn là thu được đại lượng tiêu phí thời gian (Ti) và số sản phẩm làm ra
(Si) phục v
ụ cho tính định mức.
2.1.2. Phân theo cách ghi chép số liệu:
1. Phương pháp chụp ảnh:
Chúng ta thường quen với với chụp ảnh không gian (phong cảnh, nhà cửa, chân dung…) còn
ở đây đề cập đến chụp ảnh thời gian.
Thuật ngữ chụp ảnh ở đây muốn nói đến sự ghi chép nguyên si và khách quan mọi diễn biến
thời gian trong suốt thời gian quan sát 1 quá trình sản xuất nào đó.
Theo cách ghi chép (chụp lấy mọi diễn biến thờ
i gian) mà có thể chia ra thành một số
phương pháp chụp ảnh:
+ Chụp ảnh đồ thị kết hợp ghi số (ChAKH).


+ Chụp ảnh đồ thị (ChAĐT).
+ Chụp ảnh ghi số (ChAS).
2. Phương pháp bấm giờ:
+ Bấm giờ chọn lọc (BGC L).
+ Bấm giờ liên tục (BGLT).
2.2. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT:
Muốn lựa chọn 1 trong 5 phương pháp quan sát trên, thì phải dựa vào mục
đích nghiên cứu,
tính chất của đối tượng, khả năng về độ chính xác của từng phương pháp.
1. Số đối tượng:
+ Chụp ảnh đồ thị kết hợp ghi số cho phép quan sát 1 lúc nhiều đối tượng.
+ Còn chụp ảnh đồ thị chỉ quan sát tối đa 3 đối tượng.
+ Chụp ảnh số quan sát cùng lúc 2 đối tượng.
+ Đối với 2 phương pháp bấm giờ thường chỉ
quan sát được 1 đối tượng mà
thôi (1 công nhân hoặc 1 máy).
2. Độ chính xác:
Hai phương pháp ChAKH và ChAĐT độ chính xác tối đa chỉ đến 0,5 phút (30 giây), thông
thường trên biểu mẫu ghi chép người ta chia thời gian theo các cột ứng với 1 phút mà khả năng
phân biệt chỉ đến nửa vạch phân chia.
Đối với phương pháp ChAS và phương pháp bấm giờ (PPBG) thì độ chính xác phụ thuộc
vào phương tiện (đồng hồ đo thời gian). Loại đồng hồ th
ường độ chính xác là giây, phút.
2.3. TRÌNH TỰ TỔ CHỨC QUAN SÁT QUÁ TRÌNH XÂY LẮP:
2.3.1. MỤC ĐÍCH:
Nghiên cứu quá trình sản xuất cải tiến chấn chỉnh những phần việc chưa hợp lý, từ đó thiết
kế điều kiện tiêu chuẩn của quá trình bao gồm: Thành phần công việc, thành phần và khả năng
làm việc của công nhân, tình hình máy móc và công cụ lao động, điều kiện tổ chức theo mặt bằng
và không gian (vị trí làm việc), quy định chất lượng sản phẩm.
2.3.2. CHỌN ĐỐI TƯƠNG QUAN SÁT:

Chọn đối tượng quan sát: Đối với công nhân nên chọn những đối tượng có mức năng suất
trung bình tiên tiến.
Ví dụ: Tại công trường có 27 công nhân cùng làm 1 loại công việc, theo số liệu tổng kết các
nhóm đạt năng suất như sau:
Nhóm 1: 2 người: năng suất đạt 95%
Nhóm 2: 2 người: năng suất đạt 104%

2
Nhóm 3: 3 người: năng suất đạt 108%
Nhóm 4: 10 người: năng suất đạt 115%
Nhóm 5: 2 ngườ
i: năng suất đạt 118% Năng suất lao động tiên tiến.
Nhóm 6: 3 người: năng suất đạt 120%
Nhóm 7: 1 người: năng suất đạt 126%
Nhóm 8: 2 người: năng suất đạt 130%
Nhóm 9: 2 người: năng suất đạt 140%
Chọn công nhân là đối tượng quan sát, phải chọn những nhóm có năng suất trung bình tiên
tiến, có thể thực hiện như sau: trước hết loại bỏ những nhóm không đạt năng suất, sau đó tính
năng suấ
t bình quân các nhóm theo phương pháp bình quân gia quyền

%117
25
140213021261120311821151010831042
=
×+
×+×+×+×+×+×+×
=nsbq

Những nhóm có năng suất lao động 117% là tiên tiến. Vậy các nhóm từ 5 - 9 là những

nhóm có năng suất trung bình tiên tiến.

Năng suất trung bình tiên tiến: (nhóm 5 - 9)

%126
10
14021302126112031182
=
×+×+×+×+×
=nsbq

Những đối tượng có thể quan sát có năng suất trong khoảng:
{ }
126;117
là các nhóm 5,6,7.
2.3.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT, Khi lựa chọn phương pháp quan sát cần
căn cứ vào:
- Đặc điểm của quá trình xây lắp (chu kỳ hay không chu kỳ).
- Số đối tượng tham gia (tập thể hay đơn lẻ).
- Khả năng về độ chính xác của từng phương pháp quan sát.
- Mục đích, yêu cầu của công tác nghiên cứu.
Để có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp chụp ảnh hoặc phương pháp chụp
ảnh kết hợp
với phương pháp ghi số, trong đó phương pháp bấm giờ để thu thập tiêu phí thời gian diễn biến ở
các quá trình có chu kỳ, còn phương pháp chụp ảnh để thu thập tiêu phí thời gian ở các quá trình
không có chu kỳ và những thời gian định mức khác, như: thời gian chuẩn bị - kết thúc, nghỉ giải
lao, ngừng thi công…
1. Đối với quá trình không chu kỳ: nên dùng phương pháp chụp ảnh, trong đó:
a. Phương pháp chụp
ảnh đồ thị kết hợp phương pháp ghi số (ChaKH) là vạn năng

nhất, có thể sử dụng để quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc và độ chính xác cho phép đến 0,5’
Phương pháp còn có thể quan sát được quá trình có chu kỳ có độ chính xác tương tự.
b. Phương pháp chụp ảnh đồ thị (ChAĐT) có thể quan sát những quá trình có 3 đối
tượng tham gia trở xuống. Vì phương pháp này mỗi đối tượng được theo dõi bằng 1 đường đồ th

riêng, nên không thể ghi được nhiều cùng 1 lúc. Độ chính xác của phương pháp này là 0,5’.
Phương pháp này có thể quan sát được quá trình có chu kỳ.

3
c. Phương pháp chụp ảnh số (ChAS) chỉ nên dùng khi không dùng được 2 phương pháp
trên và chỉ nên dùng đối với quá trình có chu kỳ. Độ chính xác cao đến 0,2’’ (tuỳ theo loại đồng
hồ sử dụng, nhưng phương pháp này chỉnh lý số liệu khó và tốn nhiều thời gian.
2. Đối với quá trình có chu kỳ:
- Nếu mỗi chu kỳ có thời gian dài từ 5 - 10 phút cũng chỉ nên dùng phương pháp chụp
ảnh để cho việc chỉnh lý đơn giả
n.
- Nếu mỗi chu kỳ có thời gian ngắn nên dùng phương pháp bấm giờ (BGLT hoặc BGCL)
để quan sát các phần tử chu kỳ và thời gian ngừng việc quy định khác, có thể dùng
phương pháp chụp ảnh họăc phương pháp chụp ảnh ngày làm việc để tìm thời gian
chuẩn bị kết thúc, nghỉ giải lao, ngừng thi công… đưa vào định mức.
2.3.4. PHÂN CHIA QUÁ TRÌNH THÀNH CÁC PHẦN TỬ, DỰ ĐỊNH ĐIỂM GHI VÀ
CHỌN ĐƠN VỊ Đ
O SẢN PHẨM:
1. Phân chia phần tử: thông thường chỉ ứng với phần việc là đủ. Khi quan sát nhiều ngày,
nhiều lần, nhiều nơi cùng 1 quá trình thì việc phân chia phần tử phải thống nhất để dể dàng tính
toán sau này.
2. Điểm ghi: Tuỳ theo diễn biến của quá trình, khi có sự thay đổi về số đối tượng hoặc điểm
kết thúc thời gian phần tử trước và bắt đầ
u phần tử sau.
3. Đơn vị đo sản phẩm: Đơn vị sản phẩm tính định mức là đơn vị của sản phẩm quá trình

đơn giản hoặc quá trình tổng hợp.
Đơn vị sản phẩm phần tử là đơn vị của lần quan sát dùng để tính toán cho đơn vị sản phẩm
định mức và tuỳ theo sản phẩm phần tử phân chia.
Ví dụ: Căng dây đơ
n vị tính là lần, vận chuyển vật liệu tính bằng xe.
Nói chung đơn vị sản phẩm phải lựa chọn sao cho thông dụng, dể nhận biết, dùng các dụng
cụ thông thường cũng đo được.
2.3.5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG QUAN SÁT: (Số lần và độ lâu của 1 lần quan sát)
1. Số lần quan sát: Nếu số lần quan sát quá ít không đảm bảo chính xác, ngược lại nhiều sẽ
gây lãng phí. Việc xác định số lầ
n quan sát dựa trên những căn cứ sau:
- Đặc điểm của quá trình: nếu quá trình phức tạp phải quan sát nhiều lần.
- Số biến loại của quá trình: nếu quá trình có nhiều biến loại, quan sát nhiều lần.
- Phương pháp quan sát có độ chính xác cao, chỉ cần quan sát ít lần.
- Đặc điểm của sản phẩm: nếu sản phẩm khó đo, phải quan sát nhiều lần.
- Các nhân tố ảnh hưởng gồm nhân tố
ảnh hưởng diễn tả bằng lời phải quan sát nhiều lần
hơn diễn tả bằng số.
- Ý nghĩa kinh tế của quá trình: nếu quá trình quan sát xây dựng định mức có ý nghĩa kinh
tế lớn, áp dụng trong phạm vi rộng, phải quan sát nhiều lần.

Tài liệu sách giáo khoa Liên Xô cho số lần quan sát như sau:
Số lần quan sát
Số biến loại
của quá trình
Nhân tố ảnh hưởng
Diển tả bằng lời
Nhân tố ảnh hưởng
diển tả bằng số
(1) (2) (3)

1 - 2
3
4 - 5
4 – 5
5 - 6
6 - 7
7 - 8
3
3 - 4
4 - 5
5 - 6
Trong đó:
- Trong cùng cột 2 và 3 nếu quá trình có ý nghĩa kinh tế lớn thì số lần quan sát lớn (trị số
lớn trong mỗi cột).
- Nếu nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng số và bằng lời thì trị số ở cột 2.
2. Độ lâu một lần quan sát:
a. Đối với phương pháp chụp ảnh quan sát (ChAQS), thường dùng để quan sát các quá
trình (tiêu phí thời gian tác nghiệp và sản phẩm phần tử thu được). Nói chung độ lâu 1 l
ần quan
sát không cố định, có thể từ 2 - 4 giờ, hoặc tròn ca. Chỉ cần đảm bảo thu được thời gian tác
nghiệp và số sản phẩm phần tử thu được. Riêng phương pháp chụp ảnh kết hợp (ChAKH) nếu
dùng để quan sát chụp ảnh ngày làm việc (ChANLV) để thu các thời gian ngừng việc được quy
định (thời gian chuẩn bị kết thúc, thời gian nghỉ giải lao, thời gian ngừng thi công) đồng thời để
phân tích tổ
n thất thời gian thì độ lâu 1 lần quan sát nhất thiết phải là 1 ca làm việc.
b. Đối với phương pháp chụp ảnh dùng cho quá trình có chu kỳ và phương pháp bấm
giờ thì độ lâu 1 lần quan sát phụ thuộc vào số chu kỳ cần thiết để đảm bảo số liệu chỉnh lý theo
phương pháp thống kê.
Số chu kỳ cần thiết cho ở bảng sau:
Độ lâu trung bình 1 chu kỳ <1’ < 2’ < 5’ < 7’ < 15”

Số chu kỳ tối thiểu của 1 lần quan sát 21 15 10 7 5

Như vậy độ lâu 1 lần quan sát đối với quá trình có chu kỳ có thể xác định như sau:

=
x
+
Thời gian quan sát các
phần tử không chu kỳ
Số chu kỳ
cần thiết
Độ lâu 1
chu kỳ
Độ lâu 1 lần quan sát
quá trình có chu kỳ



2.3.6. LẬP CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN HÀNH QUAN SÁT: Trước khi
quan sát phải lập chương trình kế hoạch nghiên cứu cụ thể:
- Nghiên cứu xây dựng định mức mới hay kiểm tra việc thực hiện định mức.
- Nghiên cứu cho những định mức nào, nếu nhiều mức phải lập thành bảng danh mục mô
hình tr
ước.
- Tên định mức và đơn vị đo sản phẩm.
- Quan sát cho những đối tượng nào và dùng phương pháp quan sát gì?
- Các công cụ, biểu mẫu và tài liệu cần thiết để tiến hành.
- Kiểm tra việc chuẩn bị và tiến hành quan sát.

2.4. KỸ THUẬT TIẾN HÀNH CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT THU THẬP SỐ LIỆU

ĐỂ THIẾT KẾ ĐỊNH MỨC:
2.4.1. QUAN SÁT ĐỂ GHI VÀO PHIẾU ĐẶC TÍNH (PhĐT):
Mỗi quá trình có một đặc tính khác nhau, có khi cùng một quá trình nhưng từ
ng lần quan sát
đặc tính cũng thay đổi. Vậy bên cạnh việc đo thời gian và sản phẩm, trước hết phải ghi đặc tính
cuả quá trình vào phiếu đặc tính. Phiếu này được in sẵn với các tiêu đề cần thiết.
Nội dung phiếu đặc tính gồm những điểm chủ yếu sau:
- Tổ công nhân (thành phần, cấp bậc của những người thực hiện quá trình), hưởng lương
công nhật hay lương s
ản phẩm.
- Tên quá trình, điều kiện tổ chức và kỹ thuật (có hình vẽ mô tả sơ đồ vị trí làm việc).
- Đặc điểm sản phẩm, hình vẽ của sản phẩm, phân chia phần việc và sản phẩm phần việc.
- Các công cụ lao động sử dụng: công cụ thường, cải tiến hay máy móc loại gì.
- Các điều kiện tự nhiên khi quan sát như: nhiệt
độ, tốc độ gió …
- Các điều kiện của đối tượng lao động (kích thước, quy cách vật liệu được sử dụng).


4
PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC
Công trình:
Đội xây dựng:
Tổ xây dựng:
Phiếu chụp ảnh cá nhân ngày
làm việc
Ngày quan sát:
Bắt đầu:
Kết thúc:
Thời gian quan sát:
Người quan sát:

I.Công nhân
Họ tên:
Nghề nghiệp:
Bậc thợ:
Tuổi nghề:
Khả năng làm việc:
II.
Công việc:
Tên:
Bậc:
Vật liệu:
Số lượng sản xuất:
Mưc hiện hành:
PP xây dựng:
III.
Thiết bị:
Tên máy:
Kiểu máy:
Công suất:
Trạng thái:
Dụng cụ:
IV. Tổ chức và phục vu nơi làm việc:
Đặc điểm nơi làm việc:
-Chế độ giao nhận việc:
-Chế độ cung cấp VL, dụng cụ:
-Tổ chức điều chỉnh xem xét máy:
-Chế độ bảo dưỡng máy:
-Chế độ sữa chửa nhỏ:

(Mặt sau phiếu khảo sát)

V. Phần khảo sát:
TT Tên thời gian
hao phí
Thời gian hiện tại
( giờ - phút)
Thời hạn
(phút)

hiệu
Thao tác kết
hợp và số SP
Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Bắt đầu chụp ảnh
Đến chậm
Nhận nhiệm vụ
Lấy dụng cụ
Tìm hiểu bản vẽ

Căng dây
Rải vữa
Đặt gạch
Miết mạch
Rải vữa
Đặt gạch...
Sữa dụng cụ
6h00
6h03
6h13
6h18
6h20
6h21
6h24
6h26
6h30
6h32
6h35
6h40

3
10
5
2
1
3
2
4
2
3

5

LPc1
CK1
CK2
CK3
TN1
TN2
TN3
TN4
TN5
TN6
FVk1



Lời bản vẽ


2.4.2. PHƯƠNG PHÁP CHỤP ẢNH KẾT HỢP (ChAKH) (Đồ thị kết hợp ghi số)
1. Đối với quá trình không chu kỳ:
Ví dụ: Xét quá trình gồm 5 phần tử. Biểu mẫu ghi chép gồm 5 cột, số dòng phụ thuộc vào số
lượng, đủ để ghi các phần tử của quá trình.
(1) (2) (3) (4) (5)




Cột 1: Ghi số hiệu phần tử xuất hiện trong khi quan sát, có thể không theo số thứ tự thống
nhất trong các lần, nhưng số hiệu thì phải thống nhất.


5

×