Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập liên quan đến độ tan và tinh thể hiđrat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.61 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP
GIẢI BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘ TAN VÀ TINH THỂ HIĐRAT”

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài :
Sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện
nay, địi hỏi cần phải có nhân lực, nhân tài để đáp ứng với việc phát triển mạnh mẽ
của xã hội trong đó sự nghiệp giáo dục có vai trị hết sức quan trọng trong việc đào
tạo thế hệ trẻ, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh và thích ứng cao với cuộc sống thực
tế. Vì vậy, việc trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh trung học cơ sở là vấn đề
cấp thiết của bậc học, trong đó có bộ mơn Hóa học.
Hố học là bộ môn khoa học rất quan trọng, cung cấp cho học sinh một hệ
thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hố học, vì thế cần hình
thành ở các em học sinh những kỹ năng cơ bản, phổ thơng, thói quen học tập và làm
việc khoa học để làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực
nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì,
trung thực, tỉ mỉ, chính xác, u chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân,
gia đình và xã hội có thể hồ hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh
học lên cao và đi vào cuộc sống lao động.
Hóa học là môn học tiếp cận muộn đối với học sinh THCS, mà khối
lượng kiến thức học sinh cần tiếp thu tương đối nhiều. Học bộ mơn
Hố học khơng những học sinh học lý thuyết mà còn đòi hỏi học sinh vận dụng lý
thuyết được học vào giải quyết các bài tập định tính, định lượng, giải thích được
các hiện tượng xãy ra trong thực tế, thực tiễn và trong thực hành thí nghiệm. Hiện
nay, việc giải các dạng bài tập hoá học của học sinh ở trường THCS gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là các bài tập liên quan đến độ tan và tinh thể hiđrat hóa.
Chính vì lý do trên tôi chọn đề tài "Hướng dẫn học sinh phương pháp giải
bài tập liên quan đến độ tan và tinh thể hiđrat " làm sáng kiến kinh nghiệm của
mình để góp phần nhỏ nhằm khắc phục tình trạng trên của học sinh trong nhà
trường và nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
* Điểm mới của đề tài: Với chút ít kinh nghiệm của bản thân và những kinh


nghiệm học hỏi từ các đồng nghiệp, …tôi đã trang bị cho các em những bí quyết tự
tin, sáng tạo khi giải các bài tập liên quan đến độ tan, tinh thể hiđrat nhằm tạo hứng


thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học, và bồi dưỡng học sinh giỏi
Hóa ở trường
1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Thời gian thực hiện đề tài: từ 8/2014 đến nay
* Thực hiện một số dạng liên quan đến độ tan và tinh thể hiđrat trong chương cuối
Hóa 8 và học sinh giỏi lớp 8, lớp 9(tuyến 2) trường THCS.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trong quá trình dạy học giáo viên đã cố gắng áp dụng nhiều phương pháp dạy
học và đã sử dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học hố học để kích thích
học sinh tìm tịi, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên
đây là môn học các em vừa mới tiếp cận ở lớp 8 kiến thức còn khá mới mẽ nên
việc giảng dạy cho các em phần nào cũng cịn gặp một số khó khăn về năng lực
nhận thức. Phương tiện, thiết bị, hóa chất của trường vẫn còn thiếu dẫn đến chất
lượng dạy học chưa cao làm cho tiết học chưa thực sự linh động, hứng thú và có
hiệu quả, các em thường nhàm chán vì các kiến thức, các bài giải khô khan. Phần
kiến thức về độ tan, tinh thể hiđrat hóa nhiều và tương đối khó mà các nội dung lý
thuyết về phần này trong SGK ít, chủ yếu là các tài liệu tham khảo nên việc giải
quyết các bài tập này gây nhiều khó khăn cho học sinh, trong đó có học sinh bồi
dưỡng HSG.
2.1.1. Về giáo viên:
- Khả năng tìm tịi phương pháp giải tốn qua sách tham khảo, tạp chí thế giới
trong ta, internet chưa được thường xuyên.
- Phương tiện, thiết bị, hóa chất của trường phần nào vẫn cịn thiếu dẫn đến chất
lượng dạy học chưa cao làm cho tiết học chưa thực sự sinh động, hứng thú và có
hiệu quả.

- Sách tham khảo cho giáo viên phần nào vẫn còn hạn chế.
- Giáo viên chưa đầu tư thời gian nhiều để nghiên cứu các tài liệu tham khảo.
- Đây là mơn học cịn khá mới mẽ đối với các em trong chương trình THCS nên
giáo viên cũng gặp một số khó khăn trong khi hướng dẫn cho các em kỹ năng và
phương pháp giải bài tập.


2.1.2 Về học sinh:
- Các em mới làm quen với bộ mơn Hóa bắt đầu từ lớp 8 nên nhiều học sinh còn
bỡ ngỡ trước những kiến thức mới lạ, chưa tìm tịi để phát hiện kiến thức nên khả
năng tiếp thu bài còn hạn chế.
- Phương pháp học tập bộ mơn ở một số em thiếu tích cực, một bộ phận học sinh
chưa chăm học dẫn đến chất lượng chưa cao vì đây là một trong những mơn học
khá khó.
- Các kiến thức dài, tương đối khó, khơ khan nên chưa tạo hứng thú, say mê, u
thích mơn học.
- Đa số các em sách tham khảo cịn ít hoặc chưa có thói quen nghiên cứu các tài
liệu nên chưa rèn luyện được các kỷ năng về phương pháp để giải toán.
- Các dạng bài tập liên quan đến độ tan, tinh thể hiđrat là dạng bài tập mà học sinh
lớp 8 và học sinh bồi dưỡng HSG hay giải sai hoặc giải rập khn, máy móc. Đa
số các em chưa phân dạng được bài tập, lúng túng, thiếu linh hoạt và chưa có kĩ
năng giải bài tập này.
Do nhiều ngun nhân trên nên khả năng u thích bộ mơn, năng lực học tập
của học sinh vẫn còn yếu dẫn đến chất lượng học tập bộ mơn Hóa 8, chất lượng
HSG ở các trường THCS nói chung và trường THCS chúng tôi vẫn chưa mang lại
hiệu quả cao. Trước khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tiến hành khảo
sát nội dung độ tan, tinh thể hiđrat trên lớp 8A,B và trong đối tượng BDHSG
trường THCS đơn vị tôi công tác.
Chất lượng bài kiểm tra 15 phút năm học: 2013-2014
Bài kiểm tra


Lớp

Bài kiểm tra

8A
8B

15 phút

Số bài
Kiểm tra
31
30

Giỏi
SL
%

Khá
SL
%

T. Bình
SL
%

04
05


05
06

13
11

12,9
16,7

16,1
20,0

41,9
36,7

Yếu, kém
SL
%
9
8

29
26,7

Tỷ lệ TB trở lên chưa cao(72%), trong đó học sinh khá giỏi cịn ít(32%).
Chất lượng HSG Hóa 8 khi chưa nghiên cứu và áp dụng đề tài
Có 30% học sinh giỏi giải được dạng bài tập này, và trong đó chỉ giải quyết được
50% trong số các bài tập dạng đó.
Chất lượng HSG Hóa 9 (tuyến 2) khi chưa nghiên cứu và áp dụng đề tài



Có 40% học sinh giỏi 9 giải được dạng bài tập này, và trong đó chỉ giải quyết
được 50% trong số các bài tập dạng đó.
Trước thực trạng trên, để khơi dậy trong các em sự hứng thú học tập, u thích
bộ mơn, say mê khám phá, tìm tịi kiến thức, phát triển tư duy, tính sáng tạo cho
học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, và giúp học sinh giỏi Hóa 8, HSG
Hóa 9(tuyến 2) giải quyết tốt các bài tập liên quan đến độ tan, tinh thể hiđrat tôi
nghiên cứu và áp dụng thực tiễn đề tài: “Hướng dẫn học sinh phương pháp giải
bài tập liên quan đến độ tan và tinh thể hiđrat".
Trong đề tài nghiên cứu này, tôi chỉ đi sâu vào mảng kiến thức giải bài tập liên
quan đến độ tan và tinh thể hiđrat chương trình hố học 8 cho học sinh lớp 8, và
cho học sinh giỏi Hóa 8, Hóa 9 (tuyến 2) qua các tài liệu tham khảo về nội dung
này.

2.2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
* Thứ nhất: Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung bài học, bám sát chuẩn kiến thức kĩ
năng để nắm chắc nội dung trọng tâm của bài; tham khảo các tài liệu, sách, báo để
phân loại các dạng bài tập phù hợp đối tượng học sinh và từng phần kiến thức cụ
thể.
* Thứ hai: Phân thành các dạng bài tập và hướng dẫn phương pháp giải:
- Khi học sinh đã nắm chắc lý thuyết, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phân
dạng bài tập và phương pháp giải cơ bản của các dạng bài tập. Những bài tập nào
có nhiều phương pháp giải thì chọn phương pháp dễ hiểu nhất để học sinh nắm
được kỹ năng. Từ đó sẽ tạo được sự say mê, hứng thú tìm hiểu để giải các dạng bài
tập.
* Thứ ba: Đưa ra một số ví dụ cụ thể về dạng bài tập liên quan đến độ tan và tinh
thể hiđrat trong chương trình Hóa 8, và bài tập nâng cao ở tài liệu tham khảo dành
cho HSG Hóa 8 và Hóa 9 (tuyến 2)

Phần I: Kiến thức cơ bản độ tan và tinh thể hiđrat



1. Độ tan
- Định nghĩa: Độ tan của một chất trong nước (S) là số gam chất đó hịa tan được
trong 100g gam nước để tạo thành dd bão hòa ở điều kiện nhiệt độ nhất định.
m

ct
×100
- Biểu thức tính độ tan: S = m
H 2O

( gam/ 100g H2O)

- Biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ %
C%
×100 ( C% là nồng độ % của dung dịch bão hịa)
100 − C%
S
C% =
×100% ( C% là nồng độ % của dung dịch bão hòa)
100 + S

S=

- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan: Thông thường độ tan của chất rắn phụ thuộc
vào nhiệt độ, khi tăng nhiệt độ, độ tan tăng và ngược lại.
2. Tinh thể hiđrat:
- Hợp chất tạo thành do sự liên kết giữa phân tử chất tan với các phân tử nước gọi
là các hiđrat. Nhiều hiđrat không bền, khi cô cạn dung dịch bị mất nước, có những

hiđrat rất bền khi cơ cạn dung dịch ta thu được tinh thể ngậm nước.
- Tinh thể ngậm nước là những chất rắn mà trong thành phần của chúng có chất
tan và một số phân tử nước, nước có trong tinh thể ngậm nước gọi là nước kết
tinh.
- Ví dụ: CuSO4.5H2O, CaSO4.2H2O, Na2CO3.10H2O,......


Phần II: Các dạng bài toán:
Dạng 1: Bài toán thể hiện mối liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm.
(Dạng bài tập này chủ yếu là ở cuối lớp 8 ở đây chỉ nêu 2 ví dụ).
Phương pháp:
Vận dụng:
Bài tập1: Ở 250C, độ tan của muối ăn là 36g. Tính
nồng độ phần trăm của dd bão hịa muối ăn ở nhiệt
- Dựa vào biểu thức liên hệ độ trên?
giữa độ tan và nồng độ phần * Cách 1: Dựa vào biểu thức liên hệ giữa độ tan và
trăm
C% =

nồng độ %
S
×
100%
100 +S

hoặc định nghĩa độ tan tính

Nồng độ phần trăm của dd muối ăn:
C% =


36.100%
36 + 100 = 26,5%

mct, mdd, sau đó dựa vào biểu
thức tính C% để xác định

* Cách 2: Dựa vào định nghĩa để xác định

Chú ý:

Độ tan của muối ăn ở 250C là 36 g có nghĩa là

mdd = mct + mdm

trong 100 g nước hòa tan 36 gam chất tan
→mCT=36 g; mdd=36+100=136 g
Nồng độ phần trăm của dd muối ăn
C% =

36.100%
136
= 26,5%

0
- Dựa vào biểu thức liên hệ Bài tập2: Ở 20 C, nồng độ % của CaSO 4 bão hòa là
giữa độ tan và nồng độ phần 0,2%. Tính độ tan của CaSO4 ở nhiệt độ trên?

trăm

* Cách 1: Dựa vào biểu thức liên hệ để tính.


C%
S=
×100
100 − C%

Độ tan của CaSO4 ở 200C là:

hoặc định nghĩa nồng độ %

S=

0, 2
C%
×100 ≈ 0, 2g
×100 =
100 − 0, 2
100 − C%

tính mct, m nước, sau đó dựa vào * Cách 2: Dựa vào định nghĩa để xác định
Nồng độ % của dd CaSO4 bão hịa ở 200C là 0,2%
biểu thức tính S để xác định
Chú ý:
mnước = mdd - mct

có nghĩa là trong 100 gam dd chứa 0,2 g chất tan
→mCT=0,2 g; mnước=100-0,2=99,8 g
Độ tan của CaSO4 ở 200C là:
S=


0, 2.100
99,8

≈ 0,2 g


Dạng 2: Bài tốn tính lượng tinh thể cần cho thêm vào dung dịch cho sẵn hoặc
cho vào nước
Dạng bài tập này thường gặp ở phần pha chế dung dịch cuối chương dung dịch
dành cho HS lớp 8(tinh thể không ngậm nước), phần tinh thể ngậm nước dành
bồi dưỡng HSG 8,9
Vận dụng:

Phương pháp:

1. Tính lượng tinh thể khơng Bài tập1: Cần lấy bao nhiêu g NaCl vào 500g dd
ngậm nước vào dd cho sẵn NaCl 8% để có dung dịch NaCl 12%
Giải: mNaCl 8%=500*8%=40(g)
hoặc nước.
Gọi x là khối lượng của NaCl cần thêm vào.
+ Nếu cho tinh thể vào dung
Theo bài ra ta có:
dịch cho sẵn cùng loại chất tan
(BT1)
mddNaCl 12% = x+500
mdd tạothành = mtinh thể + mdd ban đầu.
mNaCl 12% = x +40
mchất tan tạothành = mtinh thể + mct ban đầu.
* nchất tan tạothành = ntinh thể + nct ban đầu.


C% =

x + 40
.100% = 12%
500 + x

→100x+4000=12(500+x)
→100x-12x=2000

* Vdd tạothành = Vdd ban đầu.

→88x=2000→x=22,7 (g)
Khối lượng của NaCl cần thêm vào là 22,7 g

+ Nếu cho tinh thể vào nước
(BT2)
mdd tạothành = mtinh thể + mnước.

Bài tập2: Cần thêm bao nhiêu g tinh thể CuSO4
và bao nhiêu g nước để thu được 600 g
ddCuSO410%
Giải: * Cách 1: Giải theo phương pháp đặt ẩn và
dựa vào mối liên quan để tính
mdd tạothành = mtinh thể + mnước.
mchất tan tạothành = mtinh thể
Gọi x, y lần lượt là khối lượng CuSO 4 và khối

mchất tan tạothành = mtinh thể
* nchất tan tạothành = ntinh thể
* Vdd tạothành = Vnước


lượng nước cần thêm vào

* Đối với dạng toán này HS có Theo bài ra ta có: mdd tạo thành=x+y=600g(I)
thể giải theo phương pháp đường x=600*10%=60(g)(II)
chéo(nồng độ tinh thể là 100%, Thay II vào I ta có: y=600 - 60 = 540 (g)
Vậy cần thêm 60 g CuSO4 và 540 g nước

nồng độ của nước là 0%)

* Cách 2: Giải theo phương pháp đường

* Nếu biết C% và mdd:
C3 − C2

m1(g) dd: C1%

nước là 0%)

C3%
m2(g) dd: C2%

chéo(nồng độ tinh thể là 100%, nồng độ của

C1 − C3

Gọi x, y lần lượt là khối lượng CuSO 4 và khối


Khi C1 > C3 > C2



lượng nước cần thêm vào

m1 C3 − C2
=
m2 C1 − C3

xgCuSO4: 100%
10%

*Nếu biết CM và Vdd:

y g H2O: 0%

V1(lít) dd: CM(1) CM(3)

C3 − C2

V2(lít)dd: CM(2)

C1 − C 3

Khi C1 > C3 > C2


V1 C3 − C2
=
V2 C1 − C3


2. Tính lượng tinh thể ngậm
nước vào dd cho sẵn hoặc
nước.
+ Nếu cho tinh thể ngậm nước
vào nước(BT3)
- Đặt ẩn
- Tính theo nguyên tắc:
mdd tạothành = mtinh thể + mnước.
mct tạothành = mCT trong tinh thể
nCT tạothành = nCTtrong tinh thể
Vdd tạothành= Vnước ban đầu+ Vnước trong tt
+ Nếu cho tinh thể ngậm nước
vào dd cùng loại chất tan(BT4)
- Đặt ẩn
- Tính theo nguyên tắc:

10%



90%

x 10 1
=
=
y 90 9

Vậy khối lượng của CuSO4 là 600*1/(9+1)=60 g
Khối lượng nước là 600-60=540g
Bài tập 3: Cần lấy bao nhiêu g tinh thể

CuSO4.5H2O và bao nhiêu g H2O để điều chế
500g dd CuSO48%?
Giải: Đặt ẩn và dựa theo nguyên tắc:
mdd tạothành = mtinh thể + mnước.
mct tạothành = mCT trong tinh thể
Gọi x, y lần lượt là khối lượng CuSO4.5H2O và
khối lượng H2O cần thêm vào
Ta có: mddCuSO48%=x+y=500(I)
mCuSO48%=160x/250=0,64x=500*8%=40(II)
Từ I và II ta có: x=62,5 g; y=437,5g
Vậy cần thêm 62,5 g CuSO4.5H2O và 437,5gH2O
Bài tập 4: Cần lấy bao nhiêu g tinh thể
CuSO4.5H2O và bao nhiêu g dd CuSO44% để
điều chế 500gdd CuSO48%?
Giải: Gọi x, y lần lượt là khối lượng
CuSO4.5H2O và khối lượng CuSO4 cần thêm vào
Ta có: mddCuSO48%=x+y=500(I)
mCuSO48%=0,64x+0,04y=500*8%=40(II)
Giải hệ ta có: x= 33,3g; y=466,7g
Cần thêm 33,3g CuSO4.5H2O và 466,7 gCuSO4
Bài tập 5: Cần thêm bao nhiêu tinh thể
CuSO4.5H2O và 100 g dung dịch MgSO4 để thu
được dung dịch có nồng độ CuSO4 là 10%?
Giải:
Gọi x lần lượt là khối lượng CuSO4.5H2O cần
thêm vào
Ta có: mddCuSO410%=x+100
mCuSO410%=160*x/250=0,64x(g)

mdd tạothành = mtinh thể + mdd ban đầu.

mct tạothành = mCT trong tt+ mCT ban đầu.
nct tạothành = nCT trong tt+ nCT ban đầu.
Vdd tạothành= Vdd ban đầu+ Vnước trong tt
+ Nếu cho vào dd khác loại chất
tan(BT5)
Trường hợp này khác loại chất
tan nên trong dd tạo thành có
nhiều chất tan.
mchất tan tạothành (1) = mct ban đầu.
0, 64 x
mchất tan tạo thành(2)=mct trong tinh thể
C% =
.100% = 10% →x=18,5g
100 + x
mdd tạothành = mtinh thể + mdd ban đầu.
Vậy cần thêm 18,5g CuSO4.5H2O


Dạng 3: Bài tốn về tính lượng chất tan tách ra hay thêm vào khi thay đổi nhiệt
độ một dung dịch bão hoà cho sẵn.
Đây là dạng bài tập mà học sinh bồi dưỡng HSG 8, 9 bắt gặp nhiều và đa số các
em chưa nắm được phương pháp giải, nên cịn lúng túng cịn rập khn, máy
móc... sau đây là phương pháp giải và vận dụng vào một số ví dụ cụ thể.
Phương pháp:
Vận dụng:
1. Chất kết tinh khơng ngậm nước
* Khi làm lạnh một dung dịch bão
hòa chất tan rắn thì độ tan thường
giảm xuống, vì vậy có một phần
chất rắn không tan bị tách ra ( gọi

là phần kết tinh):
+ Nếu chất kết tinh khơng ngậm
nước thì lượng nước trong hai
dung dịch bão hòa bằng nhau.
+ Xác định lượng tinh thể thêm
vào(BT1)
B1: Xác định mct và m H2O có trong
ddbh ở t0 đầu.
B2: Xác định mct có trong ddbh ở
t0 sau ( lượng nước không đổi)
m ct =

S
×m
100 H2O

B3: Xác định lượng chất kết tinh:
mCT thêm vào =mCT(nhiệt độ sau)-mCT(nhiệt
trước)

Bài tập 1: Ở 12oC có 1335 g dd CuSO4 bão
hịa. Đun nóng dd lên đến 90oC. Hỏi cần phải
thêm vào dd bao nhiêu g CuSO4 để được dd
bão hòa ở nhiệt độ này? Biết S của CuSO 4.ở
120C, 900C lần lượt là 35,5 g, 80g
Giải: Cách 1: Giải theo các bước ở phương
pháp giải tính khối lượng tinh thể thêm vào.
* Ở 120C: Cứ (100+35,5) g dd CuSO4 chứa
35,5 g CuSO4.
Vậy cứ 1335 g ddCuSO4 chứa x g CuSO4.

x=

mH2O=1335-350=985 g
*Ở 900C:
Cứ 100 g H2O hòa tan 80 g CuSO4
Vậy 985g H2O hòa tan y
y=

độ

1335*35,5
= 350 g
135,5

g

CuSO4

985*80
= 788 g
100

Khối lượng CuSO4 cần thêm vào là:
788-350=438 g
Cách 2: Giải theo đặt ẩn khối lượng thêm vào
* Ở 120C: Cứ (100+35,5) g dd CuSO4 chứa
35,5 g CuSO4.
Vậy cứ 1335 g ddCuSO4 chứa x gam CuSO4.
x=


1335*35,5
= 350 g
135,5

* Lưu ý: HS có thể giải bằng mH2O=1335-350=985 g
phương pháp đặt ẩn khối lượng
tinh thể tách ra (hoặc thêm vào) Gọi a là khối lượng tinh thể CuSO 4 cần thêm
thuận tiện hơn.
vào.
*Ở 900C:
mCuSO4 thu được=350+a(g)
mH2O thu được=985g=mH2O ban đầu
- Đối với bài tốn u cầu tính khối


350 + a
×100 = 80g
985

lượng tinh thể thêm vào:
+ mCT thu được = mCT ban đầu + mCT thêm vào
+ mH2O còn lại = mH2O ban đầu

→35000+100a=78800

+ Dựa vào biểu thức độ tan để tính

→a=

+ Xác định lượng tinh thể tách ra

(BT2)
B1: Xác định mct và m H2O có trong
ddbh ở t0 đầu.
B2: Xác định mct có trong ddbh ở
t0 sau ( lượng nước khơng đổi)
m ct =

S
×m
100 H2O

B3: Xác định lượng chất kết tinh:
mCT tách ra =mCT(nhiệt độ trước)-mCT(nhiệt độ sau)

S=

78800 − 35000
= 438g
100

Vậy khối lượng CuSO4 cần thêm vào là 438 g
Bài tập2: Làm lạnh 600g dd bão hịa NaCl từ
900C → 100C thì có bao nhiêu gam tinh thể
NaCl tách ra. Biết độ tan của NaCl ở 900C và
100C lần lượt là : 50gam ; 35 gam.
Giải: Cách 1: Giải theo các bước ở phương
pháp giải tính khối lượng tinh thể tách ra
*Ở 900C: Cứ (100+50)g dd NaCl chứa 50 g
NaCl
Vậy cứ 600 g dd NaCl chứa x(g) NaCl

x=

600*50
= 200 g
150

mH2O=600-200=400(g)
*Ở 100C: Cứ 100 g H2O hòa tan 35 g NaCl
Vậy cứ 400 g H2O hòa tan y(g) NaCl
y=

400*35
= 140 g
100

Khối lượng tinh thể NaCl tách ra là:
200 - 140=60(g)
Cách 2: Giải theo đặt ẩn khối lượng tinh thể
- Đối với bài tốn u cần tính khối tách ra
lượng tinh thể tách ra:
*Ở 900C: Cứ (100+50)g dd NaCl chứa 50 g
NaCl
+ mCT còn lại = mCT ban đầu - mCT tách ra
+ mH2O còn lại= mH2O ban đầu
Vậy cứ 600 g dd NaCl chứa x(g) NaCl
+ Dựa vào biểu thức độ tan để tính

x=

600*50

= 200 g
150

mH2O=600-200=400(g)
Gọi a là khối lượng tinh thể NaCl tách ra
*Ở 100C:
mNaCl còn lại =200 - a (g)
mH2O còn lại =400 g =mH2O ban đầu


S=

200 − a
×100 = 35g
400

→20000-100a=14000
→a=

20000 − 14000
= 60g
100

Vậy khối lượng tinh thể NaCl tách ra là 60 g.

2. Chất kết tinh ngậm nước:

Bài tập3: Xác định khối lượng của
Na2SO4.10H2O tách ra khi làm nguội 1026,4 g
0

0
* Nếu chất rắn kết tinh có ngậm dd bão hịa ở 80 C xuống 10 C. Biết độ tan của
0
o
nước thì lượng nước trong dung Na2SO4 khan ở 80 C là 28,3 gam và ở 10 C là 9
dịch sau ít hơn trong dung dịch ban gam?
Giải:
đầu:
* Ở 800C: Cứ (100+28,3) g dd Na2SO4 chứa
mH

2O

(dd sau) = m H

2O

(dd bñ) - mH

2O

(tt) 28,3 g Na2SO4

Cách giải(BT3)
B1: Xác định mct và m H2O có trong
ddbh ở t0 cao.

Vậy cứ 1026,4 g dd Na2SO4 chứa x g Na2SO4
x=


1026, 4* 28,3
= 226, 4 g
128,3

→mH2O=1026,4-226,4=800(g)
B2: Đặt số mol của tinh thể ngậm Gọi a là khối lượng tinh thể Na2SO4.10H2O
nước bị kết tinh là a (mol)
tách ra
m
(KT)
vaø
m
(KT)
⇒ ct
H2O
a *142
= 0, 44a ( g )
mNa2SO4 tách ra = 322
B3: Lập phương trình biểu diễn độ mH2O tách ra= a - 0,44a = 0,56a(g)
tan của dung dịch sau ( theo ẩn a)
* Ở 100C:
m
− m ct (KT)
S2 =

ct (t 0 cao)

m H O(t 0cao) − m H2O(KT)

*100


mNa2SO4 còn lại =226,4 - 0,44a(g)

2

mH2Ocịn lại =800 - 0,56a(g)
B4: Giải phương trình và kết luận
Lưu ý: Một số bài tốn khơng cho
biết dự kiện về độ tan ở nhiệt độ
đầu, yêu cầu tính khối lượng tinh
thể tách ra, hoặc thêm vào phải
biết dựa vào dự kiện của bài để xác

S=

226, 4 − 0, 44a
100 = 9 g
800 − 0,56a

→22640 - 44a = 7200 - 5,04a
→38,96a=15440 →a=396,3(g)
Vậy khối lượng tinh thể Na2SO4.10H2O tách ra
là 396,3 g.

Bài tập 4: Cho 0,2 mol CuO tan vừa đủ trong
định được mCT ban đầu, mnước hoặc mdd dd H2SO4 20% đun nóng. Sau đó làm nguội dd
đến 10oC. Tính khối lượng tinh thể tách ra khỏi
ban đầu(BT4,BT5)
dung dịch, biết độ tan ở 10oC là 17,4 g?



BT4:

Giải:
* Ban đầu:
- Viết PTHH
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
- Dựa vào phương trình và dự kiện 1 mol
1mol
1 mol
0,2 mol 0,2 mol
0,2 mol
để tính mCT, mdd ban đầu
-Đặt ẩn về khối lượng tinh thể tách mCuSO4=0,2*160=32 (g)
mH2SO4=0,2*98=19,6(g)
ra.
mddH2SO4=19,6/20%=98(g)
mddCuSO4=0,2*80+98=114(g)
-Tính mCT , mH2O tách ra theo ẩn
→mH2O=114 - 32=82(g)
-Xác định mCT, mH2O còn lại
Gọi x là khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O tách
-Dựa vào biểu thức độ tan để tính ra.
x *160
ẩn và trả lời
= 0, 64 x( g )
mCuSO4 tách ra = 250
mH2O tách ra=x - 0,64x = 0,36 x(g)
* Ở 100C:
mCuSO4 còn lại =32 - 0,64x(g)

mH2Ocòn lại =82 - 0,36x(g)
S=

32 − 0, 64 x
100 = 17, 4 g
82 − 0,36 x

→3200 - 64x = 1426,8 - 6,264x
→57,736x=1773,2 →x=30,7(g)
Vậy khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O tách ra là
30,7 g.
Bài tập 5: Khi thêm 1 gam MgSO4 khan vào
100 g dd MgSO4 bão hòa ở nhiệt độ 200 đã làm
cho muối kết tinh lại ở dạng tinh thể ngậm
nước MgSO4.7H2O. Tính khối lượng của tinh
BT5:
nước tách ra, biết độ tan của
- Xác định mCT, mdd ban đầu (lưu thể muối ngậm
0
MgSO4 ở 20 C là 35,1 gam?
ý: khi thêm 1 lượng chất tan vào thì Giải: * Ban đầu:
khối lượng chất tan và khối lượng Cứ (100+35,1)g ddMgSO4 chứa 35,1 g MgSO4
dd thay đổi, khối lượng nước thay 100 g ddMgSO4 chứa 100*35,1/135,1=25,98 g
đổi)
- Khi thêm 1 g MgSO4 vào: mMgSO4=26,98 g
-Đặt ẩn về khối lượng tinh thể tách mH2O=100-25,98=74,02(g)
ra.
- Gọi x là khối lượng MgSO4.7H2O tách ra
-Tính mCT , mH2O tách ra theo ẩn
-Xác định mCT, mH2O còn lại

-Dựa vào biểu thức độ tan để tính

x *120
= 0, 49 x( g )
mMgSO4 tách ra= 246


ẩn và trả lời

mH2O tách ra=x - 0,49x = 0,51 x(g)
*Còn lại:
mMgSO4 còn lại =26,98- 0,49x(g)
mH2Ocòn lại =74,02 - 0,51x(g)
S=

26,98 − 0, 49 x
100 = 35,1g
74, 02 − 0,51x

→2698 - 49x = 2598,1 - 17,9x
→31,1x=99,9 →x=3,2(g)
Vậy khối lượng MgSO4.7H2O tách ra là 3,2 g
Dạng 4: Bài tốn tìm cơng thức tinh thể ngậm nước
Đây là dạng bài tập mà học sinh bồi dưỡng HSG 8, 9 bắt gặp nhiều và nội dung
phong phú... sau đây là phương pháp giải và vận dụng vào một số ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải
Vận dụng
* Đối với dạng bài tập này HS phải Bài tập1: Trong thành phần tinh thể hidrat của
một muối nitrat kim loại hóa trị II, nước kết
biết :

tinh chiếm 42,1875% về khối lượng. Xác định
công thức của tinh thể hidrat hóa. Biết % khối
- Cách viết cơng thức chung của
lượng của kim loại trong tinh thể là 9,375%?
tinh thể muối ngậm nước
Giải: CTC: A(NO3)2.nH2O
- Cách tìm cơng thức khi biết thành %NO3=100 - 9,375 - 42,1875 = 48,4375%
phần %, hoặc biết phân tử khối,
khối lượng,....
BT1:
-Viết công thức chung của tinh thể
ngậm nước.
-Dựa vào % của NO3 để tính Mtinh

62* 2
Mtt
=
48, 4375 100

→M tinh thể = 62*2*100/48,4375=256 g
A
256
=
9,375 100

thể

-Tìm kim loại dựa vào % của A và

→A=9,375*256/100=24(g), vậy A là Mg


Mtinh thể

Ta có: 24+62*2+18n=256

- Tìm số phân tử nước dựa vào

→n=(256-24-124)/18=6

Mtinh thể và viết CT ngậm nước

CT tinh thể: Mg(NO3)2.6H2O

- Viết PTHH

Bài tập2: Cho một lượng bột sắt dư vào 200ml
ddH2SO4 thu được 1,12 lít khí H2(đktc)
a. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu
được 13,9 g muối ngậm nước. Xác định cơng
thức hóa học của muối ngậm nước thu được?
b. Xác định nồng độ của ddH2SO4 đã dùng?
Giải: a. nH2=1,12/22,4 = 0,05 mol
PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2


- Tính nmuối (khi làm bay hơi dung
dịch sau phản ứng thì nmuối=ntinh thể
ngậm nước

)


- Viết CT chung muối ngậm
nước(muối tạo thành ở PTHH là
muối trong tinh thể ngậm nước)
- Tính Mtinh thể
-Dựa vào Mtinh thể để tính số phân tử
nước và viết công thức

1 mol
1 mol
1mol
0,05mol 0,05mol 0,05mol
CTC: FeSO4.nH2O
Ta có: nFeSO4=n tinh thể=0,05 mol
M tinh thể = 13,9/0,05=278(g)
152+18n=278
→n=(278 - 152)/18=7
CT tinh thể: FeSO4.7H2O
b. CM H2SO4=0,05/0,2=0,25(M)

Bài tập3: Khi làm nguội 1026,4 g dd bão hòa
muối sunfat kim loại kiềm ngậm nước, có cơng
thức M2SO4.nH2O với 7xuống nhiệt độ 100C thì thấy có 395,4 g tinh
thể ngậm nước tách ra. Độ tan ở 80oC là 28,3
và ở 10o là 9g. Tìm cơng thức tinh thể ngậm
nước?
BT3:
Giải: - Ở 800C:
-Dựa vào độ tan để xác định mCT,

(100+28,3)g dung dịch có 28,3 g chất tan
mdd, mnước ở nhiệt độ đầu.
1026,4g dung dịch có x g chất tan
⇒ x= 226,4 (g)
Khối lượng nước của dung dịch ở 800C:
1026,4- 226,4= 800 (g)
0
-Dựa vào độ tan để tính mdd, mnước ở Ở 10 C: (100+9)g dung dịch có 9 g chất tan
(1026,4- 395,4) g dung dịch có y gam chất tan
nhiệt độ sau
⇒ y= 52 (g)
mH2O= 631- 52= 597(g)
- Tính lượng nước và lượng chất
mH2O kết tinh: 800 – 597 = 221( g)
m M2SO4(trong tt): 226,4 – 52= 174,4(g)
tan trong 394,5g tinh thể ngậm

7 < n< 12 và mM SO .nH O = 395,4 (g)
nước
n tinh thể=nM2SO4=174,4/(2M+96)
2

4

2

174, 4
*(2 M + 96 + 18n) = 395, 4
Ta có: 2M + 96


n
-Dựa vào khối lượng M2SO4 và
khối lượng tinh thể ngậm nước để
biện luận tìm cơng thức

M2SO4

8

9

111,36 127,8

10
142

11
156,2

M2SO4 = 142 (g) ⇒ M= 23 (gam)
Kim loại M là Na và công thức
của muối ngậm nước là Na2SO4 . 10H2O.
Chọn

- Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã đúc rút kinh nghiệm, đồng thời
nghiên cứu thêm sách tham khảo, tạp chí thế giới trong ta, internet và phân loại


được các dạng bài tập liên quan đến độ tan và tinh thể hiđrat và trong quá trình
hướng dẫn học sinh giải bài tập tôi thấy học sinh dễ hiểu hơn, kỹ năng giải bài tập

của học sinh thành thạo hơn, đem lại sự hứng thú, đam mê trong học tập. Học sinh
có hứng thú và ham thích học mơn Hố học và khơng cịn ngại khi giải bài tập liên
quan đến dạng này.
- Tuy nhiên trong quá trình dạy học tôi nhận thấy rằng trong các dạng bài tập liên
quan đến độ tan, tinh thể hiđrat tuỳ theo các dạng bài tập học sinh có thể nhận thức
nhanh hay chậm và từ đó tơi phân loại học sinh theo mức độ nhận thức để đưa ra
các dạng bài tập khác nhau phù hợp với từng đối tượng học sinh.
* Kết quả đạt được:
- Chuyên đề này tôi thực hiện trong năm học 2014-2015 và thu được kết quả
tương đối khả quan. Sau khi học thao giảng thể nghiệm và kiểm tra 15 phút học
sinh lớp 8A,B và đối tượng HSG 8,9 - Trường THCS đơn vị tôi đang công tác
(cũng với nội dung đề bài như năm trước). Tôi có kết quả như sau :
- Kết quả:
Chất lượng bài kiểm tra 15 phút năm học: 2014-2015
Bài kiểm tra

Lớp

Bài kiểm tra

8A
8B

15 phút

Số bài

Giỏi
SL
%


Kiểm tra
29
32

8
5

27,6
15,6

Khá
SL
%

T. Bình
SL
%

10
12

7
10

34,5
37,5

17,9
31,3


Yếu, kém
SL
%
4
5

13,8
15,6

+ Chất lượng của bộ mơn Hóa tốt hơn(tỷ lệ khá giỏi tăng gần 25%, tỷ lệ HS
TB trở lên tăng 13%)
Chất lượng HSG Hóa 8 tăng lên rõ rệt
Có 80% học sinh giỏi giải được dạng bài tập này, và trong đó giải quyết được
70% trong số các bài tập dạng đó và góp phần tăng số lượng và chất lượng giải
HSG Hóa 8(1 giải nhất, 02 giải nhì)- xếp thứ nhất đồng đội.
Chất lượng HSG Hóa 9 (tuyến 2) tăng lên rõ rệt
Có 80% học sinh giỏi 9 giải được dạng bài tập này, và trong đó giải quyết được
80% trong số các bài tập dạng đó và góp phần tăng số lượng và chất lượng giải
HSG 9(6/6 học sinh đạt giải: 02 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba và 01 giải
khuyến khích)
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến


- Học sinh học các tiết Hóa học một cách hăng say, hứng thú, chứ không căng
thẳng, không thụ động, rập khn máy móc hay thờ ơ như trước đây.
- Trong q trình các tiết dạy giữa thầy và trị có sự hoạt động nhịp nhàng, thầy
tổ chức các hình thức hoạt động, trị thực hiện một cách tích cực.
- Đa số học sinh nắm được kiến thức lý thuyết, giải thành thạo các bài tập.

- Học sinh tự tin có hứng thú mơn học, chất lượng bài tập tốt, khả năng tư duy
môn học cũng tăng lên, các em cảm thấy yêu bộ môn hơn
- Qua kiểm tra học sinh giỏi về phần bài tập liên quan đến độ tan và tinh thể
hiđrat học sinh làm bài sáng tạo, linh hoạt.

* “Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập liên quan đến độ tan và tinh
thể hiđrat" một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng học
tập bộ mơn Hóa, đặc biệt là học sinh giỏi, góp phần tạo ra những con người năng
động, sáng tạo, thích nghi với thời đại mới - thời đại của tri thức, của khoa học
công nghệ.
Tuy nhiên để nâng cao chất lượng bộ mơn ngồi việc hướng dẫn cho học sinh
phương pháp giải các dạng toán cũng cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng
dạy tích cực, tăng cường hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ này, bản thân giáo viên phải có sự đam mê, tâm huyết với nghề,
phải có phương pháp làm việc khoa học, phải đầu tư nhiều thời gian và cơng sức
cho việc nghiên cứu, tìm tịi tài liệu, ln khơng ngừng nâng cao trình độ và tư duy
của bản thân. Giáo viên phải là người hướng dẫn, điều khiển học sinh học tập tích
cực. Bên cạnh đó cần ở học sinh tính tự giác, tự giải quyết các vấn đề mà giáo viên
đã hướng dẫn, tự phát hiện ra các kiến thức mới, phải biết xâu chuỗi kiến thức lí
thuyết với kiến thức thực tế, bài tập để tư duy sáng tạo và lôgic. Đồng thời phải có
sự đầu tư, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, nhà trường về thời gian, kinh nghiệm.
3.2. Đề xuất, kiến nghị:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một vài điểm cần lưu ý sau :
3.2.1. Về phía giáo viên :
- Để thực hiện tốt, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định
được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan phù hợp với
học sinh. Hình thành cho học sinh khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo, phải
mang tính hợp lí và hài hịa. Đồng thời, hướng dẫn cho học sinh thói quen tìm hiểu,
nghiên cứu, xử lí thơng tin.
3.2.2. Về phía nhà trường :



- Nhà trường cần bổ sung thêm các tài liệu tham khảo cho giáo viên, học
sinh ở thư viện.
- Nhà trường cần bổ sung thêm một số hóa chất và dụng cụ cho đầy đủ để
việc thực hành thí nghiệm được tốt hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ tôi vừa rút ra từ mấy năm dạy học và có thể
khơng cịn mới mẻ với các bạn đồng nghiệp và việc thực hiện chuyên đề này trong
thời gian ngắn do đó kết quả chưa như ý muốn. Vào năm học tới tôi sẽ áp dụng
chuyên đề này trong cả năm học, hi vọng phần nào sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ mơn Hóa. Tuy đã rất cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp đã quan
tâm, góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
sáng kiến kinh nghiệm này.
Ý kiến của HĐKH trường
Sơn Thủy, tháng 5 năm 2015
Người viết
Nguyễn Thị Nhàn




×