Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của một số nước Châu Âu và bài học cho Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 179 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÍCH THUẬN

BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO HỆ THỐNG HƢU TRÍ CỦA MỘT SỐ
NƢỚC CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÍCH THUẬN

BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO HỆ THỐNG HƢU TRÍ CỦA MỘT SỐ
NƢỚC CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số

: 9.31.01.06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nhật Quang


PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa

Hà Nội, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của mình và khơng
trùng lặp với bất cứ cơng trình nào của các tác giả khác. Các số liệu đƣợc
sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Nguyễn Bích Thuận

i


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu luận án .................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Những đóng góp mới của luận án........................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................ 6
7. Cấu trúc luận án ...................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 8

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.................................... 8
1.1.1. Các cơng trình bàn về hệ thống an sinh xã hội, hưu trí và tài
chính của an sinh xã hội .................................................................... 8
1.1.2. Các cơng trình bàn về hệ thống hưu trí và quỹ hưu trí nói chung
........................................................................................................ 11
1.1.3. Các cơng trình bàn về an sinh xã hội và bảo đảm tài chính cho
hệ thống hưu trí của châu Âu ........................................................... 16
1.1.4. Các cơng trình bàn về vấn đề bảo đảm tài chính cho hệ thống
hưu trí của Việt Nam ........................................................................ 20

1.2. Khoảng trống nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của đề tài luận án .......21
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO HỆ
THỐNG HƢU TRÍ ...................................................................................24
2.1. Các khái niệm và vai trị của hệ thống hƣu trí .........................................24
2.1.1. Các khái niệm hưu trí, chương trình hưu trí, quỹ hưu trí ........ 24
2.1.2. Khái niệm bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí ................. 29
2.1.3. Vai trị của hệ thống hưu trí ................................................... 30

2.2. Cấu trúc hệ thống hƣu trí ...........................................................................31
2.2.1. Các thành phần của hệ thống hưu trí ..................................... 31
2.2.2. Các chương trình hưu trí ....................................................... 35
2.2.3. Nội dung bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí ................... 40

2.3. Biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ..................................44
2.3.1. Bảo đảm các nguồn thu từ các khoản đóng góp ...................... 45

ii


2.3.2. Bảo đảm các khoản thu từ việc đầu tư của qũy ....................... 47


2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cân bằng tài chính cho hệ thống hƣu trí.......51
2.4.1. Các chính sách về an sinh xã hội của quốc gia ...................... 51
2.4.2. Vấn đề tăng trưởng kinh tế và việc làm .................................. 53
2.4.3. Vấn đề nhân khẩu học ........................................................... 55
2.4.4. Vấn đề quản lý hoạt động quĩ hưu trí ..................................... 56

2.5. Tiêu chí đánh giá về bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí .................56
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO HỆ
THỐNG HƢU TRÍ Ở ANH, ĐỨC VÀ THỤY ĐIỂN .............................59
3.1. Thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở Anh .....................59
3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu
trí ở Anh .......................................................................................... 59
3.1.2. Cấu trúc hệ thống hưu trí của Anh ......................................... 61
3.1.3. Biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí Anh .......... 77
3.1.4. Nhận xét, đánh giá về bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
của Anh ........................................................................................... 83

3.2. Thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở Đức .....................84
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu
trí ở Đức .......................................................................................... 84
3.2.2. Cấu trúc hệ thống hưu trí của Đức ........................................ 86
3.2.3. Biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí Đức .......... 92
3.2.4. Nhận xét, đánh giá về bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
của Đức ......................................................................................... 108

3.3. Thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở Thuỵ Điển ........110
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu
trí của Thuỵ Điển ........................................................................... 110
3.3.2. Cấu trúc hệ thống hưu trí của Thuỵ Điển ............................. 111

3.3.3. Biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí Thụy Điển
...................................................................................................... 117
3.3.4. Nhận xét, đánh giá về bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí
của Thụy Điển................................................................................ 128

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ SO SÁNH VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM ..................................................................131
4.1. Một số đánh giá so sánh về bảo đảm tài chính hƣu trí của Anh, Đức và
Thụy Điển ........................................................................................................131
iii


4.2. Khái quát về bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở Việt Nam .......135
4.2.1. Khái quát hệ thống hưu trí của Việt Nam ............................. 135
4.2.2. Vấn đề đặt ra đối với bảo đảm tài chính cho hưu trí ở Việt Nam
...................................................................................................... 139
Các vấn đề hiện nay ...................................................................... 140

4.3. Một số tƣơng đồng, khác biệt và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.143
4.3.1. Một số tương đồng, khác biệt ............................................... 143
4.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................... 144
4.3.2. Định hướng áp dụng bài học kinh nghiệm ............................ 148

KẾT LUẬN ............................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................154

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Nghĩa tiếng Anh

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

ALM

Asset Liability Management

Quản lý cân đối Quỹ

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BSP

Cơ chế lƣơng hƣu nhà nƣớc cơ bản


Basic State Pension

(Anh)
S2P

State second pension

Quỹ lƣơng hƣu nhà nƣớc bổ sung

DB

defined benefit

chƣơng trình hƣu trí có mức hƣởng
xác định trƣớc

DC

defined contribution

chƣơng trình hƣu trí có mức đóng
xác định

DM

Deutsche Mark

Đơn vị tiền tệ Đức


EU

European Union

Liên minh châu Âu

EUR

Euro

Đồng tiền chung châu Âu

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

ILO

International Labour
Organization

Tổ chức lao động quốc tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế


LEL

Lower Earning Limit

Giới hạn thu nhập tối thiểu

LET

Lower Earning Threshold

Ngƣỡng thu nhập thấp

LGPS

Local Goverment Pension
Scheme

Chế độ hƣu trí của chính quyền địa
phƣơng

NAPF

National Association of
Pension Funds

Hiệp hội quỹ hƣu trí quốc gia

NDC


Notional Defined
Contribution

Tài khoản cá nhân tƣợng trƣng

v


NEST

Quỹ ủy thác việc làm quốc gia

National Employment
Savings Trust

NI

National Insurance

Bảo hiểm quốc gia

NIC

National Insurance

Quỹ bảo hiểm quốc gia

Contribution
OECD


Organization for Economic
Cooperation and

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế

Development
PAYG

Pay-As-You-Go

Thực thanh thực chi

SEK

Swedish Krona

Đơn vị tiền tệ Thụy Điển

SERPS

State Earnings-Related
Pension Scheme

Cơ chế hƣu trí gắn với thu nhập

USD

United States Dollar


Đơ la Mỹ

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Một vài chỉ số kinh tế và xã hội chính của Anh ........................... 59
Bảng 3.2. Hệ thống hƣu trí của Anh theo mơ hình 5 trụ cột của World
Bank .................................................................................................................. 61
Bảng 3.3. Các khoản thu của quỹ bảo hiểm quốc gia Anh .......................... 69
Bảng 3.4. Đóng góp vào quỹ bảo hiểm quốc gia của các nhóm khác nhau
năm 2018-2019 ................................................................................................. 71
Bảng 3.5. Các khoản chi của quỹ bảo hiểm quốc gia năm 2018-2019 ........ 72
Bảng 3.6: Một số chỉ số kinh tế và xã hội chính của Đức năm 2017 ........... 85
Bảng 3.7: Hệ thống hƣu trí của Đức theo mơ hình 5 trụ cột của World
Bank .................................................................................................................. 87
Bảng 3.8: Tuổi nghỉ hƣu tối thiểu cho tất cả các loại lƣơng hƣu. ............... 93
Hình 3.4: Tuổi nghỉ hƣu có và khơng có điều chỉnh bảo hiểm .................... 94
(cải cách năm 1992 và 1999) ........................................................................... 94
Bảng 3.9: Tổng quan các yếu tố thay đổi cốt lõi trong cải cách lƣơng hƣu
Riester ............................................................................................................... 96
Bảng 3.10: Trợ cấp tiết kiệm trực tiếp ........................................................ 102
Bảng 3.11: Tiết kiệm tối đa ........................................................................... 103
Bảng 3.12: Các loại hệ thống hƣu trí theo nhóm ........................................ 106

Bảng 3.13: Một số chỉ số kinh tế, xã hội của Thuỵ Điển năm 2017 .......... 110
Bảng 3.14: Hệ thống hƣu trí Thuỵ Điển theo mơ hình 5 trụ cột của World
Bank ................................................................................................................ 112
Bảng 3.15: Cấu trúc hệ thống hƣu trí Thuỵ Điển (tỷ SEK) ....................... 114
Bảng 3.16: Các quỹ trong chƣơng trình hƣu trí cao cấp từ 2008-2018 .... 121
Bảng 3.17: Thống kê ngƣời lao động thụ hƣởng hệ thống hƣu trí mới .... 122
Bảng 3.18: Tổng tài sản và giá trị pháp lý của hệ thống Inkomstpension
2008 – 2018 (đơn vị: triệu SEK) ..................................................................... 123
Bàng 3.19: Chi thanh tốn từ các khoản đóng góp lƣơng hƣu năm 2018 125
Bảng 3.20: Chi phí quản lý Quỹ Inkomstpension và Quỹ lƣơng hƣu cao
cấp 2009 - 2018. (đơn vị: triệu SEK) .............................................................. 126
Bảng 4.1. Ma trận so sánh hệ thống hƣu trí ở Anh, Đức và Thụy Điển ... 134
Bảng 4.2. Hệ thống hƣu trí của Việt Nam theo mơ hình 5 trụ cột của
World Bank .................................................................................................... 138
Bảng 4.3: Tình hình thu- chi quỹ hƣu trí giai đoạn 2007-2015 ................. 141
Bảng PL 1: 25 Quỹ lƣơng hƣu lớn nhất ở Anh........................................... 166

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các thành phần tham gia hệ thống an sinh xã hội ...................... 32
Hình 2.2: Mơ hình hệ thống hƣu trí của OECD ........................................... 36
Hình 2.3. Mơ hình hệ thống hƣu trí của World Bank .................................. 37
Hình 2.4. Mơ hình cân bằng quỹ hƣu trí ....................................................... 41
Hình 2.5. Khung phân tích bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí .......... 45
năm 2018-2019 ................................................................................................. 71
Hình 3.1: Hƣu trí nhà nƣớc và hƣu trí của khu vực cơng theo phần trăm
GDP ................................................................................................................... 73
Hình 3.2: Thu nhập Quỹ hƣu trí của chính quyền địa phƣơng ở Anh và xứ

Wales trong năm 2017-18 ............................................................................... 74
Hình 3.3: Chi tiêu trong quỹ hƣu trí của chính quyền địa phƣơng ở Anh
và xứ Wales trong năm 2017-18 ..................................................................... 76
Hình 3.4: Tổng mức chi tiêu và thu nhập của quỹ bảo hiểm cấp địa
phƣơng ở Anh và xứ Wales từ 2013-2014 đến 2017-18. (Đv: tr.bảng Anh) . 76
Hình 3.5: Tuổi nghỉ hƣu có và khơng có điều chỉnh bảo hiểm .................... 94
(cải cách năm 1992 và 1999) ........................................................................... 94
Hình 3.6: Cơng thức tính lợi ích hƣu trí ở Đức ............................................ 98
Hình 3.7: Tiền trợ cấp từ lƣơng hƣu Riester .............................................. 105
Hình 3.8: Tài chính hệ thống hƣu trí của Thuỵ Điển ................................. 115
Hình 4.1: Hệ thống hƣu trí Việt Nam và các chính sách (từ năm 2014) .. 137
Hình 4.2: Tổng số ngƣời tham gia BHXH ở Việt Nam .............................. 141

viii


GI8GETHÍCH Mc60313934 \h ha
 Chƣơng trình hƣu trí có mức hƣởng xác định trƣớc - DB (Defined
Benefit): là chƣơng trình có mức chi trả đƣợc xác định theo một cơng thức
cho trƣớc với các yếu tố đầu vào là thời gian đóng góp và thu nhập của
ngƣời đóng góp.
 Chƣơng trình hƣu trí có mức đóng xác định - DC (Defined
Contribution): là chƣơng trình có mức chi trả đƣợc xác định dựa trên phần
đóng góp thực tế của ngƣời tham gia cộng với lợi nhuận đầu tƣ của quỹ
đóng góp.
 Tài Khoản cá nhân tƣợng trƣng - NDC (Notional Defined Contribution):
là chƣơng trình mà montribution): phần đóng góp thực tế của ngƣời tham
gia cộng với lợi nhuận đầu tƣ của quỹ đóng góp. khách c đing trình mà
montribution): phần đóng góp thực tế của ngƣời tham gia cộng với lợi
nhuận đầu tƣ của quỹ đóng góp.chính trong chƣơng trình này.

 Chƣơng trình “Thực thu thực chi”: PAYG (Pay As You Go): chƣơng
trình mà khoản tiền thu hiện tại từ ngƣời đang lao động đƣợc chi trả cho các
chi phí hiện tại cho ngƣời hƣởng hƣu trí. Đây là chƣơng trình hƣu trí khơng
đƣợc tài trợ, là chƣơng trình mà chỉ một đơn vị có trách nhiệm chi trả các
lợi ích của hƣu trí và là đơn vị chịu trách nhiệm hồn tồn rủi ro về tài
chính trong việc thanh tốn những lợi ích hƣu trí.
 Niên kim (Annuity): Một niên kim là một loạt các khoản thanh toán đƣợc
thực hiện trong khoảng thời gian bằng nhau. Ở Anh, nó đƣợc xem là một
khoản thu nhập đƣợc đảm bảo, trong đó ngƣời lao động sử dụng tiền lƣơng
hƣu để mua hợp đồng bảo hiểm gọi là niên kim. Cụ thể: nhận đƣợc một
khoản thu nhập cố định trong suốt cuộc đời hoặc trong một số năm nhất
định. Ngƣời lao động có thể nhận 25% số tiền của mình dƣới dạng tiền mặt
miễn thuế và mua một khoản niên kim khác với 75% còn lại. Ngƣời lao
động phải trả thuế trên thu nhập niên kim của mình. Ngƣời lao động đƣợc
nhận lƣơng hƣu ở Anh có thể thơng qua các quỹ niên kim/ hoặc đang nhận
lƣơng hƣu từ các chƣơng trình/quỹ lƣơng hƣu theo nhóm hƣởng theo mức
đóng
góp
của
chính
họ.
Nguồn:
Xem thêm tại:
/>
ix


 Thuế lƣơng - Payroll Tax: Thuế quỹ lƣơng là thuế đánh vào ngƣời sử
dụng lao động hoặc nhân viên, và thƣờng đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm
của tiền lƣơng mà ngƣời sử dụng lao động phải trả cho nhân viên của họ.

 Giới hạn thu nhập tối thiểu - Lower earning limit (LEL): là mức thu
nhập tối thiểu để ngƣời lao động (ở Anh) đƣợc tham gia trong Quỹ bảo
hiểm quốc gia (NIC) và đƣợc hƣởng một số quyền lợi, mà khơng phải đóng
tiền bảo hiểm. LEL của ngƣời lao động ở Anh giai đoạn 2019-20
là £118/tuần, nghĩa là nếu thu nhập trong bất kỳ công việc nào thấp hơn £
118 mỗi tuần cho năm 2019/20, thì ngƣời lao động đó sẽ khơng phải trả
Bảo hiểm Quốc gia và cũng sẽ không nhận đƣợc quyền lợi Bảo hiểm Quốc
gia. Xem thêm tại: /> Quỹ bảo hiểm quốc gia (National Insurance Contributions - NIC) là
một trong các khoản đóng góp đƣợc trả bởi ngƣời lao động và ngƣời sử
dụng lao động nhằm mục đích chi trả các chi phí cho lợi ích xã hội bao gồm
bảo hiểm cho bệnh tật và thất nghiệp, cung cấp lƣơng hƣu và các lợi ích
khác.
 Quy tắc giới hạn định lƣợng QLR (Quantitative Limit Rules): quy tắc
này dùng để xác đắc này dùng để h đóng góp đƣợcbằng việc cng việcày
dùng để h đóng góp đƣợc trả bởi ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động
nhằm mục đích chi trả các chi phí cho lợi ích xvậy, giới hạn này thƣờng
đƣợc các nƣớc đang phát triển với thị trƣờng tài chính chƣa cao sử dụng.
 Quy tắc thận trọng (Prudent person rules – PPR): Quy tắc này không
đƣa ra một giới hạn cụ thể cho các tài sản có trong danh mục đầu tƣ mà đặt
các tiêu chí cho các nhà quản lý danh mục đầu tƣ tự quyết định. Quy tắc
này phù hợp với những nƣớc có thị trƣờng tài chính ổn định.

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống hƣu trí là một trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, đƣợc thiết
lập nhằm loại trừ những nguy cơ nghèo đói và bất ổn ở tuổi già khi một cá nhân không
đủ khả năng làm việc để tự trang trải cuộc sống cho bản thân. Sự bền vững của hệ

thống hƣu trí và vơ cùng quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển của hệ thống an
sinh xã hội và nền kinh tế của mỗi đất nƣớc. Việc bảo đảm tài chính cho hƣu trí giúp
cho an sinh xã hội bền vững, bảo đảm đời sống của ngƣời dân, gia tăng sự bền vững
của xã hội, tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế
và tiến bộ xã hội. Khi xã hội càng phát triển, dân số càng già hóa thì hệ thống hƣu trí
càng đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, tài chính hƣu trí có nguy cơ bất cân đối
rất cao bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều biến số rất khó đốn định trƣớc. Việc thu phí ở
hiện tại, sử dụng cho tƣơng lai, ln tiềm ẩn những rủi ro khó lƣờng. Nếu quĩ hƣu trí
bị vỡ thì nguy cơ rất lớn gây ra những vấn đề an sinh xã hội. Đây là thách thức không
ngoại lệ với bất kỳ quốc gia nào. Do đó, trong suốt lịch sử phát triển của các chƣơng
trình hƣu trí trên thế giới, hệ thống này đã có nhiều thay đổi, điều chỉnh nhằm giảm
thiểu những nguy cơ đe dọa đến sự bảo đảm tài chính và hiệu quả hoạt động của hệ
thống hƣu trí. Trong những năm gần đây, cải cách hệ thống hƣu trí ln đƣợc coi là
một trong những nhiệm vụ cấp bách của nhiều nƣớc trong quá trình phát triển hệ thống
an sinh xã hội của mình.
Tầm quan trọng của việc bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí đặc biệt đƣợc
quan tâm trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2009 và suy thối kinh tế tồn
cầu sau đó. Cuộc khủng hoảng tài chính ở các nƣớc nhƣ Hy Lạp, Italy cho thấy ảnh
hƣởng nghiêm trọng của sự không bền vững của hệ thống hƣu trí đến nền kinh tế của
một đất nƣớc. Tại các nƣớc này, thị trƣờng tài chính phản ứng mạnh mẽ và tiêu cực
trƣớc nợ lƣơng hƣu và khả năng thanh tốn của quỹ lƣơng hƣu. Do đó, tài chính cơng
của một nƣớc khơng thể thành cơng nếu khơng đi cùng với cải cách chƣơng trình hƣu
trí, điều này đặc biệt quan trọng không chỉ ở những nƣớc phát triển khi mà dân số già
hố nhanh chóng và tuổi thọ trung bình tăng cao, mà cịn ở các nƣớc đang phát triển.
Thực tế cho thấy, có nhiều lo ngại lớn về ngân sách của những quốc gia đang phát
1


triển khi những dự báo về nhân khẩu học trong nửa thế kỷ tới thể hiện sự già hoá dân
số đáng kể. Ở rất nhiều nƣớc dù hệ thống hƣu trí cịn khá mới mẻ nhƣng đã phải chịu

gánh nặng tài khố về một hệ thống tài chính hƣu trí không bền vững.
Việt Nam hiện nay cũng đang đứng trƣớc những thách thức về bảo đảm tài chính
hƣu trí và yêu cầu phải cải cách hệ thống hƣu trí. Dù đã có những bƣớc phát triển vƣợt
bậc về kinh tế trong hơn 3 thập kỷ qua, nhƣng cùng với xu hƣớng chung trên thế giới
là tỷ lệ sinh giảm và cấu trúc dân số già nhanh, hệ thống hƣu trí của Việt nam cũng
gặp nhiều thách thức. Cùng với quá trình tồn cầu hóa, các hỗ trợ gia đình truyền
thống đang dần biến mất, tỷ lệ hộ gia đình theo mơ hình ―tam đại‖, ―tứ đại đồng
đƣờng‖ ngày càng thấp, tỷ lệ ngƣời già sống xa con cái ngày càng tăng. Hơn nữa, việc
phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nƣớc khiến cho hệ thống hƣu trí của Việt Nam
gặp nhiều khó khăn và hạn hẹp về tài chính trong tƣơng lai gần. Tỷ lệ bao phủ của
chƣơng trình hƣu trí cịn tƣơng đối thấp so với mức chung của thế giới. WB đã từng
cảnh báo rằng hệ thống hƣu trí của Việt Nam sẽ thâm hụt vào năm 2020 dù đã có
nhiều thay đổi tích cực trong các chính sách Bảo hiểm xã hội.
Việt Nam hiện nay đang đặt vấn đề đảm bảo một hệ thống hƣu trí bền vững, bao
phủ rộng hơn, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và xu hƣớng hội nhập. Mục tiêu
của Chính phủ Việt Nam là phát triển hệ thống hƣu trí phù hợp với một quốc gia có
thu nhập trung bình và với các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo ngày càng tốt hơn các
quyền cơ bản của con ngƣời. Muốn vậy, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của
nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có các nƣớc Châu Âu bởi đây là nơi xuất hiện những
mơ hình an sinh xã hội đầu tiên trên thế giới.
Ở châu Âu, mà điển hình là 3 nƣớc Anh, Đức, Thụy Điển, có 3 mơ hình về hƣu
trí khác nhau xuất phát từ mơ hình phát triển xã hội khác nhau. Nƣớc Anh đại diện cho
mơ hình Anglo-Saxon với việc đề cao nền tảng thị trƣờng tự do, Đức là đại diện cho
mơ hình châu Âu lục địa với đặc trƣng của nền kinh tế thị trƣờng xã hội, và Thụy Điển
là đại diện của mơ hình Bắc Âu với đặc trƣng nổi bật là nhà nƣớc phúc lợi. Cả ba nƣớc
này đều có nhiều thành cơng trong các chƣơng trình hƣu trí, bảo đảm tài chính cao.
Các chƣơng trình hƣu trí của ba nƣớc này hiện nay có nhiều điểm chung hơn so với
quá khứ là do họ đã có những điều chỉnh hƣớng đến sự tối ƣu. Vì vậy, những kinh
nghiệm bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí của họ sẽ là kinh nghiệm rất hữu ích
cho Việt Nam. Do đó, đề tài "Bảo đảm tài chính cho hệ thống hưu trí của một số nước

2


Châu Âu và bài học cho Việt Nam" có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc,
rất cần đƣợc nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu luận án
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng việc bảo đảm tài chính cho
hệ thống hƣu trí ở ba nƣớc Anh, Đức và Thuỵ Điển, luận án tập trung rút ra những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí.
- Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, luận án làm rõ cơ sở lý luận về bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí.
Thứ hai, xây dựng khung phân tích về bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở
bốn nƣớc Anh, Đức, Thụy Điển và Việt Nam
Thứ ba, luận án làm rõ thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở 3
nƣớc châu Âu là Anh, Đức và Thuỵ Điển, rút ra những điểm chung và riêng ở từng
nƣớc, đồng thời đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của việc bảo đảm
tài chính cho hệ thống hƣu trí ở mỗi nƣớc.
Thứ tư, luận án so sánh những tƣơng đồng và khác biệt giữa hệ thống hƣu trí và
bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí của Việt Nam với 3 nƣớc châu Âu nói trên, trên
cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo đảm tài chính
cho hệ thống hƣu trí trong bối cảnh biến đổi nhanh về cơ cấu xã hội và hội nhập quốc
tế sâu rộng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là việc bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chƣơng trình hƣu trí dựa trên
đóng góp, khơng nghiên cứu trợ cấp hoặc trợ giúp xã hội bằng tiền, trong đó, tập trung
vào những nội dung thu, chi và quản lý quĩ hƣu trí. Đây là những nội dung quyết định
đến bảo đảm tài chính của quĩ hƣu trí. Tuy nhiên, đối với vấn đề phúc lợi, không nhà

nƣớc nào muốn cắt giảm chi tiền cho ngƣời dân. Các khoản chi có xu hƣớng tăng lên
do mức sống ngày càng tăng và do trƣợt giá tiêu dùng. Vì vậy, đảm bảo tài chính sẽ đề
cập nhiều đến vấn đề tăng khoản thu. Đây cũng là trọng tâm luận án sẽ phân tích.

3


Phạm vi không gian: Nghiên cứu những vấn đề về bảo đảm tài chính cho hệ
thống hƣu trí ở châu Âu và lựa chọn ba trƣờng hợp điển hình để phân tích sâu đó là
các trƣờng hợp ở nƣớc Anh, nƣớc Đức, và Thụy Điển. Đây là ba trƣờng hợp đại diện
cho ba mơ hình khác nhau ở Châu Âu lần lƣợt là mơ hình Anglo Saxon, mơ hình Châu
Âu lục địa, mơ hình Bắc Âu. Ngồi ra, mỗi nƣớc đều có những tƣơng đồng và ƣu điểm
cũng nhƣ nhƣợc điểm mà hệ thống hƣu trí của Việt Nam có thể học hỏi. Trong khi mơ
hình của Đức đƣợc xây dựng với việc tập trung vào hƣu trí cơng Hệ thống này ban đầu
đƣợc ca ngợi là mang lại những lợi ích tốt nhất cho ngƣời lao động khi về hƣu. Tuy
vậy, hệ thống hƣu trí của Đức đã gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây do xu
hƣớng già hố dân số, phụ thuộc vào mơ hình thực thanh thực chi PAYG. Đây cũng là
vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải hiện nay. Ngƣợc lại với Đức, Anh lại là một trong
những nƣớc đầu tiên mở rộng mơ hình hƣu trí của mình sang hƣu trí tƣ nhân. Hệ thống
khơng bị phụ thộc vào hƣu trí tƣ nhân giúp cho Anh ít bị ảnh hƣởng hơn bởi già hố
dân số. Tuy vậy, vì mơ hình q phức tạp, nhà nƣớc chƣa xây dựng đƣợc một chƣơng
trình hồn chỉnh cho ngƣời già khi về hƣu. Thuỵ Điển là nƣớc có nhiều tƣơng đồng
trong mục tiêu đặt ra là hƣớng tới bao phủ toàn dân. Thuỵ Điển cũng là một trong
những quốc gia có phản ứng nhanh trƣớc hiện tƣợng già hoá dân số. Thuỵ Điển là một
trong những nƣớc có hệ thống hƣu trí bền vững nhất thế giới.
Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu bảo đảm tài chính cho hệ thống
hƣu trí ở Anh, Đức và Thụy Điển trong hai thập niên gần đây nhƣng chủ yếu từ sau
khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu (2008-2009) đến nay - là những năm đầu
của thế kỷ XXI với những điều chỉnh mạnh mẽ trong hệ thống an sinh xã hội của
nhiều nƣớc và thế giới đang đứng trƣớc những vấn đề xã hội mới nhƣ già hóa dân số,

biến đổi về việc làm do sự sự phát triển nhanh của công nghệ, tồn cầu hóa và hội
nhập sâu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận liên ngành kinh tế xã hội dƣới góc nhìn của kinh tế học quốc tế,
kinh tế học phúc lợi và tài chính cơng. Với cách tiếp cận nhƣ vậy, luận án vận dụng
các phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp nhƣ: phƣơng pháp phân tích thống kê,
phƣơng pháp phân tích tổng hợp; phƣơng pháp phân tích so sánh.
Các dữ liệu cho phân tích đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là
các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc; các báo cáo của các cơ
4


quan và tổ chức liên quan và một số thông tin trên báo chí. Dƣới đây là cụ thể các
phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích thống kê: sử dụng các số liệu thống kê, tổng hợp, phân
tích, tính toán số liệu - các giá trị tăng trƣởng, các giá trị trung bình, các giá trị tỷ
trọng..., phục vụ cho qúa trình phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu. Luận án
sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận nhằm xây dựng cơ sở dữ
liệu về lý thuyết an sinh xã hội, bảo đảm tài chính cho an sinh xã hội, cho hệ thống
hƣu trí ở Việt Nam và Anh, Đức, Thuỵ Điển. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều
cho các nội dung phân tích ở chƣơng 3 của luận án.
- Phƣơng pháp so sánh: Luận án nghiên cứu trƣờng hợp ở 3 nƣớc Anh, Đức và
Thuỵ Điển và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam nên phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
là phƣơng pháp rất quan trọng, nhằm làm rõ đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác
biệt giữa các nƣớc phân tích về bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí. Nội dung so
sánh đầu tiên là mơ hình hƣu trí giữa các nền kinh tế thuộc đối tƣợng nghiên cứu. Tiếp
đến là những so sánh về các chƣơng trình hƣu trí, các chính sách, các biện pháp thực
hiện thu, chi và quản lý của quĩ hƣu trí. Và sau nữa là so sánh về kết quả hoạt động
của các chƣơng trình hƣu trí, của quĩ hƣu trí, cũng nhƣ việc bảo đảm tài chính cho hệ
thống hƣu trí.

Ngồi ra, các phép so sánh đƣợc sử dụng để so sánh trƣớc và sau thời điểm cải
cách và điều chỉnh hệ thống. Phƣơng pháp phân tích so sánh đƣợc áp dụng nhiều ở các
chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận án.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: khai thác thơng tin thứ cấp liên quan đến các
yếu tố đảm bảo tài chính của hệ thống hƣu trí để đƣa ra cơ sở lý luận và thực tiễn trong
việc áp dụng mơ hình hƣu trí phù hợp cho Việt Nam. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
đƣợc áp dụng ở hầu hết các chƣơng của luận án.
- Luận án áp dụng các phân tích trƣờng hợp điển hình, đại diện cho các mơ hình
khác nhau ở châu Âu, đó là trƣờng hợp nƣớc Anh, trƣờng hợp Đức, trƣờng hợp Thụy
Điển.
5. Những đóng góp mới của luận án
Một là, dựa trên sự phân tích, tổng hợp các nghiên cứu về hệ thống hƣu trí, nội
dung bảo đảm tài chính và các tiêu chí đánh giá việc bảo đảm tài chính cho hệ thống
hƣu trí, luận án đã hệ thống hóa lý luận về bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí.
5


Luận án đã xây dựng đƣợc khung phân tích cho việc bảo đảm tài chính cho hệ thống
hƣu trí. Khung phân tích này có thể áp dụng vào phân tích bảo đảm tài chính cho hệ
thống hƣu trí ở các quốc gia khác nhau và có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu đi sau.
Hai là, luận án đã tiến hành nghiên cứu, so sánh việc bảo đảm tài chính cho hệ
thống hƣu trí ở ba nƣớc Anh, Đức và Thụy Điển. Ba nƣớc đi theo ba mô hình khác
nhau nhƣng đã trải qua nhiều lần điều chỉnh chính sách với mục tiêu bảo đảm sự bền
vững tài chính cho hệ thống hƣu trí. Từ đó, luận án đánh giá hiệu quả của hệ thống
hƣu trí của ba nƣớc trƣớc ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô và đặc biệt là xu hƣớng già
hoá dân số, phân tích việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu
trí ở ba nƣớc này.
Ba là, luận án phân tích các điểm tƣơng đồng và khác biệt của hệ thống hƣu trí
của ba nƣớc Anh, Đức và Thuỵ Điển với Việt Nam, từ đó đƣa ra các định hƣớng để

Việt Nam có thể áp dụng để điều chỉnh các chính sách nhằm bảo đảm tài chính cho hệ
thống hƣu trí của Việt Nam. Theo đó, bên cạnh việc tăng tuổi nghỉ hƣu và phát triển
hƣu trí tự nguyện, Việt Nam cũng cần nghiên cứu phát triển hƣu trí tƣ nhân, nâng cao
nhận thức ngƣời dân về tầm quan trọng việc tham gia bảo hiểm và thắt chặt quản lý
đầu tƣ ở quỹ hƣu trí cơng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về bảo đảm tài
chính cho hệ thống hƣu trí. Khung phân tích mà luận án đề xuất có thể áp dụng vào
phân tích bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở các quốc gia khác nhau và có thể
làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu đi sau.
- Về mặt thực tiễn: luận án xây dựng đƣợc một bộ cơ sở dữ liệu phân tích tồn
diện về lý luận và thực tiễn việc bảo đảm tài chính cho hệ thống hƣu trí ở Anh, Đức,
Thụy Điển. Cơ sở dữ liệu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các đối tƣợng quan
tâm khác nhau để vận dụng vào thực tiễn công việc của họ. Ngoài ra, những kinh
nghiệm mà luận án rút ra cho Việt Nam sẽ làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà
quản lý xã hội và các nhà hoạch định chính sách tham khảo và áp dụng.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc cấu
trúc thành 4 chƣơng.
Chương 1 sẽ tập trung vào phân tích ―Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài‖.
Ở đây luận án sẽ điểm luận những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong và ngoài
nƣớc liên quan đến chủ đề nghiên cứu và rút ra khoảng trống học thuật mà luận án sẽ
tham vọng khỏa lấp.
6


Chương 2, luận án sẽ tập trung vào nội dung ―Cơ sở lý luận về bảo đảm tài chính
cho hệ thống hƣu trí‖. Chƣơng này có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng khung phân
tích để đánh giá việc đảm bảo tài chính cho hệ thống hƣu trí nói chung.
Chương 3 sẽ tập trung vào nội dung ―Thực trạng bảo đảm tài chính cho hệ thống

hƣu trí ở Anh, Đức và Thuỵ Điển‖. Đây là nội dung chính của luận án với việc phân
tích, đánh giá thực trạng đảm bảo tài chính ở 3 nƣớc trên và có những so sánh với
nhau.
Chương 4 sẽ tập trung vào nội dung ―Một số đánh giá so sánh và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam‖. Chƣơng này sẽ nghiên cứu hệ thống hƣu trí của Việt Nam,
một số so sánh với các nƣớc châu Âu và cuối cùng là rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong việc đảm bảo tài chính cho hệ thống hƣu trí.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Nghiên cứu về hệ thống hƣu trí mặc dù khơng phổ biến nhƣ nghiên cứu về hệ
thống an sinh xã hội nhƣng cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm. Trên thế giới đã có
nhiều nghiên cứu về chủ đề về tài chính cho hệ thống hƣu trí hay các quỹ hƣu trí. Đặc
biệt các nƣớc châu Âu là những nƣớc có hệ thống an sinh xã hội phát triển lâu đời, nên
đƣợc coi nhƣ trƣờng hợp điển hình của thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây đã
xuất hiện một số nghiên cứu về hệ thống hƣu trí và quỹ hƣu trí. Các nghiên cứu đã có
những đánh giá các vấn đề của hệ thống hƣu trí Việt Nam. Sau đây là những cơng
trình tiêu biểu trong các nghiên cứu đã cơng bố.
1.1.1. Các cơng trình bàn về hệ thống an sinh xã hội, hưu trí và tài chính của an
sinh xã hội
Hệ thống hƣu trí là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội. Nền tảng của hệ
thống hƣu trí đƣợc quyết định bởi nền tảng của hệ thống an sinh xã hội của quốc gia
đó. Vì vậy, tổng quan nghiên cứu của luận án sẽ đi từ những vấn đề của an sinh xã hội.
Trƣớc tiên, an sinh xã hội đƣợc định nghĩa theo nhiều cách bởi các tổ chức, nhà
nghiên cứu và ở các nƣớc là khác nhau. Thuật ngữ an sinh xã hội lần đầu tiên đƣợc
xuất hiện trong Tổ chức Lao động quốc tế vào năm 1941. Khái niệm ASXH theo ILO

đƣợc coi là chính thống và đƣợc sử dụng tham khảo ở nhiều quốc gia. Theo đó, an
sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt
các biện pháp công cộng nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do
ngừng hoặc giảm thu nhập, do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thƣơng
tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đơng
con.
Mục tiêu chung của an sinh xã hội là vậy, nhƣng dƣới điều kiện kinh tế, xã hội
khác nhau thì các nƣớc sẽ xây dựng các mơ hình an sinh xã hội khác nhau. Trong
nghiên cứu của Ipek Eren Vural (2011) và Johannes Hagen (2013) chỉ ra rằng các
nƣớc trên thế giới đều xây dựng hệ thống an sinh xã hội của mình theo hai mơ hình:
mơ hình an sinh xã hội Beveridge và mơ hình an sinh xã hội Bismark. Trong khi mơ
8


hình Bismark đƣợc đƣa ra bởi Thủ tƣớng Đức Otto von Bismarck với mục tiêu ban
đầu là xây dựng hệ thống an sinh xã hội dành cho ngƣời lao động thì mơ hình
Beveridge đến từ nƣớc Anh lại có mục tiêu rộng hơn là phổ cập toàn diện. Đặc biệt,
trong khi mơ hình Bismark có nguồn đóng góp tài chính dựa vào thu nhập cịn mơ
hình Beveridge phân phối từ thuế, ngân sách nhà nƣớc. Mơ hình Bismark khơng đƣợc
tài trợ từ Nhà nƣớc nhƣng Nhà nƣớc có vai trị cam kết tính bền vững của các quỹ bảo
hiểm. Theo đó, Nhà nƣớc sẽ đứng ra hỗ trợ nếu các quỹ Bảo hiểm xã hội mất khả năng
thanh toán. Ngƣợc lại với mơ hình đó, mơ hình Beveridge phụ thuộc chủ yếu vào sự
hỗ trợ của Nhà nƣớc. Mục tiêu của mơ hình này là bao phủ tồn diện các dịch vụ an
sinh xã hội cho ngƣời dân với mức chi trả nhƣ nhau và đƣợc quản lý tập trung, thống
nhất. Đây là một trong những nguyên tắc để cải cách hệ thống an sinh xã hội cũ, theo
đúng nguyên tắc của ILO, là thống nhất, phổ cập, toàn diện. Trong mơ hình này, ngƣời
lao động chỉ phải đóng mức tối thiểu, nguồn quỹ không đủ để hỗ trợ cho cuộc sống
nên mơ hình này phụ thuộc nhiều vào sự tài trợ của Nhà nƣớc [81], [86].
Tài chính của hệ thống an sinh xã hội là một trong những vấn đề phức tạp bởi nó
liên quan trực tiếp đến sự bền vững của hệ thống an sinh xã hội. Nguồn thu của hệ

thống an sinh xã hội đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tác giả Michael Cihon & nhóm
tác giả (2012) đã chỉ ra có nhiều nguồn thu tài chính cho hệ thống an sinh xã hội, bao
gồm thuế, đóng góp bởi ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, nguồn thu từ đầu
tƣ và một số nguồn thu khác, phụ thuộc vào tính chất các chƣơng trình an sinh xã hội
khác nhau và mục tiêu của từng hệ thống an sinh xã hội. Trên thực tế, hệ thống hƣu trí
đƣợc xây dựng dựa trên các mơ hình tài chính khác nhau nhƣ chƣơng trình tài chính có
mức đóng xác định, mơ hình tài chính có mức hƣởng xác định…[97].
Tuy vậy, theo nghiên cứu của OECD (2015) về hệ thống hƣu trí của các nƣớc
OECD và các nền kinh tế lớn khác chỉ ra rằng, mơ hình tài chính cho hệ thống hƣu trí
của các quốc gia đƣợc áp dụng phụ thuộc vào mục tiêu của từng cấu phần của hệ
thống hƣu trí. Theo đó, nghiên cứu này cho rằng, hệ thống hƣu trí bao gồm ba lớp, lớp
đầu tiên là bắt buộc nhằm cung cấp thu nhập tối thiểu cho ngƣời về hƣu, bao gồm, hƣu
trí cơ bản, hỗ trợ xã hội thông qua phƣơng pháp thẩm tra tài chính, hƣu trí tối thiểu;
lớp thứ hai là bắt buộc, đƣợc xây dựng nhằm mục đích tích lũy tài sản, đƣợc chia làm
hai loại là công và tƣ và cũng bao gồm các mơ hình khác nhau nhƣ chƣơng trình theo
9


mức hƣởng xác định, chƣơng trình theo mức đóng xác định, chƣơng trình tính điểm và
chƣơng trình NDC; lớp cuối cùng hƣu trí tự nguyện, nhằm mục đích tiết kiệm thƣờng
áp dụng theo mơ hình có mức đóng xác định hoặc mơ hình có mức hƣởng xác định
[109].
Những nghiên cứu đầu tiên về tài chính đƣợc phát triển bởi Magazzino và nhóm
tác giả (2015) sử dụng định luật Wagner và Hiệu ứng dịch chuyển của Peacock và
Wiseman khi nghiên cứu chi tiêu công ở Anh trong một thời gian dài từ năm 1891 đến
năm 1955 dựa trên định luật Wagner và Hiệu ứng dịch chuyển của Peacock và
Wiseman. Kết luận của nhóm tác giả là mặc dù chi tiêu cơng ở một nƣớc sẽ tăng khi
xã hội phát triển hơn nhƣng mức độ tăng còn phụ thuộc lớn vào ngân sách thu
đƣợc[99].
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác của Karen M. Anderson (2015) đã phân tích

những chính sách an sinh xã hội ở EU, trong đó có chính sách hƣu trí và việc làm. Có
thể thấy, EU đã xây dựng một chính sách chung cho các nƣớc thành viên nhƣng các
nƣớc đều có những điều chỉnh riêng để phù hợp với điều kiện của từng đất nƣớc [87].
Tƣơng tự nhƣ vậy, Caroline Dieckhoener &Andreas Peichl (2009) đã cho thấy những
chính sách hƣu trí khác nhau của ba nƣớc Hy Lạp, Anh Quốc và Đan Mạch thông qua
việc áp dụng các mơ hình tài chính của ba nƣớc này vào hệ thống của Đức, vốn đang
gặp những vấn đề về tài chính [48].
Tƣơng tự nhƣ vậy, tác giả Lawrence H. Thompson đã phân tích những ƣu và
nhƣợc điểm của các mơ hình an sinh xã hội khác nhau về vấn đề sử dụng hiệu quả
nguồn vốn hành chính. Bài báo kết luận mỗi mơ hình có những ƣu, nhƣợc điểm riêng
và đƣa ra một phƣơng pháp để phân tích các vấn đề này [94].
Ngồi ra, cũng có một số tài liệu nghiên cứu về các biện pháp nhằm bảo đảm sự
bền vững của hệ thống an sinh xã hội nhƣ nghiên cứu của Sagiri Kitao (2011) đã đƣa
ra nhận định về những khó khăn trong việc đảm bảo sự bền vững của hệ thống an sinh
xã hội ở Mỹ trong thời gian tới đây do sự thay đổi về dân số. Nghiên cứu đã đƣa ra
bốn cách để đảm bảo sự bền vững của hệ thống, bao gồm: tăng thuế 6 đơn vị phần
trăm; giảm tỉ lệ thay thế của lợi ích xuống 1/3; tăng tuổi nghỉ hƣu từ 66 lên 73; lợi ích
của phƣơng pháp thẩm tra tài sản và giảm chúng còn 1 đổi 1 so với thu nhập [130].
Trong khi đó, Kenneth A. Lewis và Laurence S.Seidman (2002) đã sử dụng mơ
hình phát triển vịng đời (life-cycle growth model) để phân tích ảnh hƣởng của việc
10


thay đổi từ hệ thống mà đóng góp chuyển giao giữa các thế hệ (pay as you go) hoặc
đóng góp hồn tồn (full funding) [90] .
1.1.2. Các cơng trình bàn về hệ thống hưu trí và quỹ hưu trí nói chung
Nhóm cơng trình bàn về yếu tố ảnh hƣởng đến sự bền vững của hệ thống
hƣu trí
Một nghiên cứu khác của Munnell A.H. (2008) tập trung vào vấn đề tài chính
cơng đƣợc đƣa ra bởi nhà kinh tế học Richard Musgrave lần đầu tiên vào năm 1959 và

đƣợc tập trung hơn vào năm 1981. Đây là một nghiên cứu quan trọng đƣợc sử dụng
trong nhiều nghiên cứu sau này cho việc đảm bảo tài chính cho an sinh xã hội, đặc biệt
là đƣợc xem xét nhiều trong hệ thống an sinh xã hội của Mỹ. Nghiên cứu này đã cho
thấy tầm quan trọng của việc liên kết giữa các thế hệ trong an sinh xã hội và thuế quỹ
lƣơng (payroll tax) đƣợc coi là phƣơng pháp chủ yếu mang đến sự thành công cho an
sinh xã hội ở Mỹ. Thuế quỹ lƣơng tuy vậy lại mang tính hồi quy, do vậy dẫn đến nhiều
vấn đề cho hệ thống an sinh xã hội. Do đó, theo tác giả, thay vì thu thuế quỹ lƣơng nhƣ
nghiên cứu thì nên có một tỉ lệ thu chung theo mức độ thu nhập [28].
Tƣơng tự nhƣ vậy, nhiều nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng việc chuyển từ thuế
quỹ lƣơng sang thuế thu nhập trong tài chính an sinh xã hội có thể tăng vốn tích luỹ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Shuanglin và Xiaowwen Tian (2003) thì với việc xem
xét ảnh hƣởng của sự tăng dân số thì việc thay đổi từ thuế quỹ lƣơng sang thuế thu
nhập để dùng cho việc tài trợ cho hệ thống an sinh xã hội sẽ dịch chuyển gánh nặng
thuế từ ngƣời trẻ sang ngƣời già. Theo đó, thuế quỹ là thuế đánh lên chỉ những ngƣời
đang lao động còn thuế thu nhập lại đánh lên cả những ngƣời trẻ đang trong độ tuổi
lao động và ngƣời già đã nghỉ hƣu. Do vậy, nếu chuyển từ thuế tiền lƣơng sang thuế
thu nhập thì sẽ làm tăng gánh nặng thuế sang ngƣời già, đồng thời giảm đi gánh nặng
thuế cho nhóm ngƣời trẻ. Tuy vậy, khi xét đến yếu tố tăng dân số thì nếu việc tăng dân
số chỉ là một hiện tƣợng tức thời, không kéo dài thì việc chuyển sang thuế thu nhập sẽ
khiến cho ngƣời dân có xu hƣớng tiết kiệm nhiều hơn để có thể bù lại số tiền thuế phải
trả, làm giảm lãi suất và tăng tỉ lệ vốn-lao động. Ngƣợc lại nếu việc tăng dân số diễn ra
thƣờng xuyên thì chuyển sang thuế thu nhập sẽ khiến ngƣời dân không tiết kiệm mà lại
có xu hƣớng sinh đẻ và ni dạy con cái, sử dụng nhiều các dịch vụ an sinh xã hội

11


hơn. Điều này dẫn đến thu nhập thấp hơn, tiết kiệm ít hơn, tăng lãi suất và giảm tỷ lệ
vốn - lao động [133].
Mặt khác, sự ổn định của thị trƣờng tài chính cũng ảnh hƣởng đến sự bền vững

của hệ thống hƣu trí. Hiện nay, bên cạnh các nguồn tài chính thơng thƣờng thì nhiều
quỹ hƣu trí gắn liền với các hoạt động đầu tƣ vào thị trƣờng tài chính. Điều này có ƣu
điểm là sẽ mang đến cho những ngƣời về hƣu một nguồn khác khi thị trƣờng ổn định,
tuy nhiên, nó cũng có nhƣợc điểm là lợi ích nhận đƣợc từ những quỹ hƣu trí này là
không ổn định. Theo nghiên cứu của Heinz P. Rudolph và Richard Hinz (2010), sự
vững mạnh của thị trƣờng tài chính ảnh hƣởng mạnh mẽ lên tài chính của quỹ hƣu trí,
một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã khiến thị trƣờng tài chính
lao dốc, dẫn đến thâm hụt các quỹ đầu tƣ một cách trầm trọng [74].
Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng đóng vai trò quan trọng đến sự bền vững của hệ
thống hƣu trí ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu của Stefan Engstrom & Anna
Westernberg (2003), nhấn mạnh vai trò của nhà nƣớc trong việc cung cấp các thơng
tin tài chính về hƣu trí cho ngƣời dân [134]. Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng những
ngƣời đã có kiến thức về tài chính có xu hƣớng chủ động hơn trong các quyết định đầu
tƣ hƣu trí. Ignazio Visco (2005) khẳng định tầm quan trọng của vai trò của nhà nƣớc
trong các chƣơng trình hƣu trí trong việc thúc đẩy sử dụng nguồn vốn tƣ nhân, quản lý
và giám sát các hoạt động của quỹ hƣu trí nhằm đảm bảo sự bền vững của hệ thống an
sinh xã hội [76].
Vai trò của Nhà nƣớc còn đƣợc thể hiện trong việc thực thi các cải cách. Theo
Robert Holzmann & nhóm tác giả (2013), khác với nhiều nghiên cứu rất tích cực về tài
khoản tƣợng trƣng (notional account), nghiên cứu này lại chỉ ra rằng nếu chỉ có tài
khoản tƣợng trƣng khơng thì chƣa đủ để đảm bảo sự bền vững về mặt tài chính cho hệ
thống hƣu trí, mà vai trị hỗ trợ của nhà nƣớc trong những vấn đề này vẫn vô cùng
quan trọng [127]. Do đó, nhà nƣớc vẫn cần can thiệp vào mơ hình này nếu áp dụng
thơng qua việc đứng ra đảm bảo hoặc đƣa ra những chính sách chặt chẽ khác nhƣ
trong các mơ hình khác. Tƣơng tự nhƣ vậy, Salvador Valdes-Prieto (2000) cũng cho
thấy việc cần thiết phải có một cơ chế cân bằng của mỗi nƣớc khi áp dụng chƣơng
trình hƣu trí tài khoản cá nhân tƣợng trƣng (NDC). Mỗi nƣớc sẽ có những cơ chế khác
nhau để đảm bảo tính thanh khoản. Tuy vậy, khi đó, tỷ lệ già hố dân số tăng nhanh thì
mọi ngƣời có xu hƣớng tiết kiệm nhiều hơn. Các nƣớc cải cách hệ thống hƣu trí của
12



mình theo mơ hình này thì có những chƣơng trình chuyển giao rõ ràng, các quỹ để đối
phó với cú sốc khi thay đổi mơ hình. Bên cạnh đó thì nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng
tuy NDC mang đến nhiều kết quả khả quan cho các nƣớc thu nhập cao khi áp dụng,
nhƣng ở các nƣớc có thu nhập không cao lại là một ẩn số. Hiện tại, NDC lại chƣa đƣợc
đánh giá một cách kĩ càng khi áp dụng vào các nƣớc thu nhập trung bình và thấp do sự
khác biệt về hệ thống và các khái niệm. Alan J. Auerbach & Ronald Lee (2006) thì lại
khẳng định rằng NDC chỉ phù hợp với những nƣớc có một hệ thống chính trị vững
chắc và một nền kinh tế mạnh mà ít bị ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế chung của thế
giới,[125],[76],[27],[131].
Có thể thấy, việc sử dụng NDC trong hệ thống hƣu trí cịn phụ thuộc vào mơ
hình hệ thống hƣu trí mà nƣớc đó áp dụng. Nhƣng nhìn chung, đây là một phƣơng
pháp nhận đƣợc nhiều quan tâm của các nhà hoạch định chính sách. Một phần nguyên
nhân là do cơ chế PAYG đƣợc ghi nhận là đã khơng cịn phù hợp với hồn cảnh hiện
nay. Tác giả Hans-Werner Sinn (2004) lại khẳng định PAYG có thể mang lại những
cải thiện về phúc lợi ở quy mô nhỏ nhƣng sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến đầu tƣ vào vốn
con ngƣời nếu áp dụng ở quy mô lớn [72]. Ngƣợc lại, Davis, E.P. (2004), một lần nữa
khẳng định nhƣợc điểm của hệ thống PAYG đối với sự ổn định của hệ thống tài chính
[67].
Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc cải cách hệ thống trí là vô cùng
cần thiết. Tác giả Donghuyn Park & Gemma B. Estrada nghiên cứu vào năm 2014 việc
cải cách hệ thống hƣu trí ở các nƣớc ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Hàn
Quốc, Malaysia, Phillipines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Vấn đề chung mà
những quốc gia này đang gặp phải là độ bao phủ thấp và lợi ích hƣu trí còn thấp, chƣa
đáp ứng đƣợc mục tiêu đặt ra của hệ thống hƣu trí là đảm bảo cho ngƣời đƣợc hƣởng
tiếp tục cuộc sống sau khi về hƣu. Tác giả đã đƣa ra năm cách để giải quyết những vấn
đề nổi cộm mà các quốc gia châu Á này đang gặp phải, trong đó đặc biệt quan tâm đến
vấn đề bảo đảm sự bền vững cho phần tài chính của hệ thống hƣu trí, thơng qua việc
thay đổi tỷ lệ đóng góp, hƣởng, tuổi về hƣu và vấn đề tăng lợi nhuận thu đƣợc từ việc

đầu tƣ vào tài sản tài chính của các quỹ hƣu trí [57].
Tác giả Filip Chybalski (2013) phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến chi tiêu
chính phủ dành cho chƣơng trình hƣu trí. Theo đó, bằng cách sử dụng cách tiếp cận
khác, tác giả đã đƣa ra đƣợc kết luận là nhân tố ảnh hƣởng nhất đến sự ổn định tài
13


×