Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Thực hiện chính sách với người có công trên địa bàn quận ba đình, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.46 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

.............../..................

....../......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA

BÀN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

.............../..................

....../......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


NGUYỄN THỊ THANH THỦY

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA

BÀN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TỐNG ĐỨC THẢO

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thủy


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc, Luận văn “Thực
hiện chính sách đối với người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội” đã được hồn thành.
Trước tiên tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Tống
Đức Thảo, thầy giáo hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn và tận tình chỉ bảo

tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa sau đại học đã dạy dỗ
và truyền đạt những tri thức quý báu trong suốt những năm qua, để tơi có thể
hồn thành tốt khóa học của mình.
Tơi xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo và cơng chức Phịng Lao động,
Thương binh và Xã hội quận Ba Đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp
đỡ tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực
của bản thân cịn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những góp ý của các thầy cơ giáo¸ bạn bè, đồng nghiệp để
tác giả rút kinh nghiệm trong những nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Thủy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1.

BLĐTBXH

2.

BNV


3.

BQP

4.

BTC

5.

BYT

6.

CP

7.

CT

8.

HĐBT

9.

KH

10.


LĐTBXH

11.



12.

PL

13.



14.

QH

15.

SL

16.

TT

17.

TTg


18.

TTLT

19.

TW

20.

UBMT

21.

UBND

22.

UBTVQH


Bảng

Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3


Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7

Bảng 2.8

Bảng 2.9

Bảng 2.10



Đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến các
Bảng 2.11

chính sách đối với người có cơng trên địa bàn quận

48

Ba Đình
Bảng 2.12
Bảng 2.13

Đánh giá về kết quả thực hiện chính sách đối với
người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình
Mức độ hài lịng về việc thực hiện chính sách đối với

người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình

49
50

Bảng số lượng người tham gia đề xuất để nâng cao
Bảng 2.14

hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có cơng
trên địa bàn quận Ba Đình

50


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn...................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.......................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn........................................................... 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn...............................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn....................................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1......................................................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
CĨ CƠNG............................................................................................................................................ 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu................................. 7
1.1.1. Khái niệm về người có cơng, thân nhân người có cơng, chính sách
người có cơng, và thực thi chính sách người có cơng............................................... 7
1.1.2. Chính sách ưu đãi đối với người có cơng và thân nhân người có cơng

10
1.2. Tầm quan trọng của thực hiện chính sách đối với người có cơng................11
1.2.1. Ý nghĩa của chính sách đối với người có cơng............................................. 11
1.2.2. Thực hiện đạo lý dân tộc đối với người có cơng......................................... 11
1.2.3. Đáp ứng những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay...........................14
1.2.4. Đáp ứng nhu cầu của người có cơng trong điều kiện phát triển kinh tế
xã hội................................................................................................................................................ 15
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đối với người có cơng
16
1.3.1. Vai trị lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước trong việc thực
hiện chính sách đối với người có cơng........................................................................... 16


1.3.2. Thể chế pháp luật và chính sách của nhà nước đối với người có cơng
17
1.3.3. Điều kiện tài chính và cơ sở vật chất để thực hiện chính sách đối với
người có cơng.............................................................................................................................. 18
1.3.4. Những tiềm năng văn hóa tinh thần của dân tộc.......................................... 18
1.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với người có cơng.....................18
1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với người có cơng ở một số địa
phương và bài học kinh nghiệm.............................................................................................. 19
1.4.1. Tại quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng................................................... 19
1.4.2. Tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội............................................................... 21
CHƯƠNG 2...................................................................................................................................... 26
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ
CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.........26
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội................................................................................................................................................... 26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................................ 26
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế.................................................................................................... 27

2.1.3. Đặc điểm về xã hội...................................................................................................... 28
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đối với người có cơng trên địa
bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.................................................................................. 29
2.2.1. Thực trạng về người có cơng................................................................................. 29
2.2.2. Tình hình tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với người có cơng
31
2.2.3. Nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực thực hiện chính sách đối với
người có cơng.............................................................................................................................. 43
2.2.4. Thực trạng về tổ chức thanh tra, kiểm tra, tổng kết đánh giá................45


2.3. Đánh giá của người dân về thực hiện chính sách đối với người có cơng
trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội................................................................. 46
2.4. Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc
thực hiện chính sách đối với người có cơng..................................................................... 51
2.5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành lao động, thương binh và xã
hội trong quản lý nhà nước đối với người có cơng....................................................... 52
2.6. Những thành tựu và hạn chế trong thực hiện chính sách đối với người có
cơng trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội..................................................... 56
2.6.1. Thành tựu.......................................................................................................................... 56
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................................... 58
CHƯƠNG 3...................................................................................................................................... 62
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƯỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH THÀNH PHỐ
HÀ NỘI............................................................................................................................................... 62
3.1. Định hướng thực hiện chính sách đối với người có cơng................................. 62
3.1.1. Tăng cường sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương trong thực hiện chính sách đối với người có cơng................................. 62
3.1.2. Nghiên cứu, kiến nghị hồn thiện hệ thống chính sách đối với người
có cơng............................................................................................................................................ 65

3.1.3. Tăng cường cơng tác chăm sóc người có cơng, đẩy mạnh thực hiện
phong trào “đền ơn đáp nghĩa”........................................................................................... 67
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chính sách đối với người có
cơng........................................................................................................................................................ 69
3.2.1. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực người có cơng....................69
3.2.2. Đẩy mạnh xã hội hóa thực hiện chính sách đối với người có cơng.. 71
3.2.3. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong công tác quản lý và giải quyết
chế độ, chính sách đối với người có cơng..................................................................... 72


3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức phụ trách thực hiện
chính sách đối với người có công..................................................................................... 74
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong
việc thực hiện chính sách đối với người có cơng...................................................... 76
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 81
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... 86


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm và hậu quả mà chiến tranh để lại
vẫn còn mãi, để giữ vững nền độc lập, tự do của tổ quốc đã không biết bao
nhiêu người đã phải hy sinh, đổ xương, máu nơi chiến trường để giành lấy độc
lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc.
Ưu đãi người có cơng với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước ta, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người
có cơng, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ
đối với đất nước. Pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng khơng chỉ
mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà cịn mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là

sự thể hiện những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục
cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên để
cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước,
bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà cha ơng ta đã ra sức
gìn giữ. Đồng thời thể hiện được trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực
hiện “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có cơng với cách mạng. Vì vậy, chính
sách đối với người có cơng là chính sách vơ cùng quan trọng. Làm tốt chính
sách đối với người có cơng sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữ vững thể
chế và ngược lại [24].
Để tỏ lòng biết ơn đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và
người có cơng với nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL ngày
16/2/1947 về chế độ "Hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ",
và đã chọn ngày 27/7/1947 là "Ngày thương binh, liệt sĩ". Kể từ đó hàng năm
ngày 27/7 trở thành một trong những ngày truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
và kêu gọi tồn dân phát huy tình thần "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ
kẻ trồng cây", hết lịng giúp đỡ các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình
1


liệt sĩ và người có cơng với cách mạng được thực hiện thường xuyên và trở
thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa lịch sử, chính trị, nhân
văn sâu sắc.
Kinh tế đất nước cịn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước ln
chú trọng chăm sóc người có cơng với cách mạng, được thể hiện bằng các
chính sách quan tâm hàng đầu và đã có nhiều điểm sáng. Chính sách "đền ơn
đáp nghĩa" người có cơng luôn được quan tâm suốt 70 năm qua, ngay cả khi
đất nước chiến tranh, khốn khó trăm bề. Chăm sóc người có cơng hiện nay là
chính sách được ưu tiên số một và đi trước đón đầu, hơn các chính sách an
sinh xã hội khác. Dẫn chứng điển hình là mức chuẩn để xác định các mức trợ
cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có cơng bao giờ cũng cao hơn mức lương

cơ sở.
Thực hiện chủ trương của Đảng cùng với q trình đẩy mạng sự nghiệp
đổi mới tồn diện đất nước, cơng tác thực hiện chính sách đối với người có
cơng tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội cũng được quan tâm và tổ chức
thực hiện có hiệu quả. Với vị thế là một quận trung tâm của Thủ đơ Hà Nội,
số lượng người có cơng với cách mạng chiếm tỷ lên cao (hiện nay đang chi trả
trợ cấp hàng tháng cho hơn 3.300 người) thì việc thực hiện đầy đủ chính sách
ưu đãi, quan tâm và chăm lo cho gia đình người có cơng, thể hiện truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc đến nay đã trở thành việc làm
thường xuyên của các cấp, các ngành và của người dân trên địa bàn quận Ba
Đình. Nhờ đó, gia đình chính sách, người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình
đã có mức sống bằng hoặc tốt hơn so với khu dân cư. Họ luôn ấm lịng khi
mỗi dịp lễ, tết có các cấp, các ngành, đoàn thể của Quận đến thăm hỏi, động
viên và tặng quà, vì vậy tác giả lựa chọn đề tài "Thực hiện chính sách đối
với người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội" làm đề
tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công.
2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Nghiên cứu về người có cơng với cách mạng đã có một số đề tài, bài
viết nghiên cứu được đề cập dưới những góc độ khác nhau như:
-

Phạm Hải Hưng (2007), Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính

nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng ở
nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính cơng, Học viện Hành
chính Quốc gia. Luận văn chủ yếu nghiên cứu về năng lực của cơ quan hành
chính nhà nước trong việc thực hiện pháp luật ưu đãi đối với người có công và

đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ưu đãi người có
cơng. Luận văn chỉ tiếp cận dưới góc độ pháp luật nói chung trên phạm vi cả
nước, chưa nghiên cứu việc nâng cao thực hiện chế độ, chính sách dưới góc
độ tổng thể và cụ thể.
-

Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật ưu đãi người có cơng và

thực tiễn tại tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật,
trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đề cập về pháp luật ưu đãi người có
cơng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong nội dung của đề tài, tác giả đã đưa ra
những nhận xét, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện, kết quả đạt được và
hạn chế của pháp luật ưu đãi người có cơng trên địa bàn tỉnh Nghệ An thơng
qua đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị có thể áp dụng để khắc phục
những hạn chế và hoàn thiện hơn pháp luật ưu đãi người có cơng, góp phần
nâng cao đời sống cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.
-

Nguyễn Xuân Bách (2015), Quản lý nhà nước đối với người có cơng

trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành
chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn nghiên cứu và phân tích
thực trạng thực hiện quản lý nhà nước đối với người có cơng và đề xuất giải
pháp hồn thiện quản lý nhà nước về người có cơng ở huyện Thanh Liêm,

3


tỉnh Hà Nam. Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước, không đi
sâu nghiên cứu về thực hiện chế độ, chính sách đối với người có cơng.

-

Nguyễn Thị Phương Thanh (2015), Pháp luật về ưu đãi người có

cơng với cách mạng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí dân chủ và pháp luật. Bài
viết đưa ra các văn bản luật ưu đãi xã hội đối với người có cơng từ năm 1986
đến nay và chỉ ra một số hạn chế bất cập trong tổ chức, triển khai, thực hiện
các văn bản pháp luật đối với người có cơng, từ đó tác giả cũng nêu một số
ngun tắc để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ưu đãi người có cơng với
cách mạng.
-

Đào Ngọc Lợi (2017), Chính sách ưu đãi người có cơng: 70 năm hình

thành và phát triển, Tạp chí Lao động và Xã hội. Bài viết nói đến q trình
hồn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách ưu đãi đối với người
có công, bài viết chỉ ra một số bất cập của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với
cách mạng và các chính sách ưu đãi đối với người có cơng từ đó cũng đưa ra
một số phương hướng để hồn thiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng.
Các đề tài nêu trên đều được tiếp cận và nghiên cứu về người có cơng ở
phạm vi và góc độ tiếp cận khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ
thể về chính sách đối với người có cơng, đặc biệt là người có cơng trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy những nội dung được đề cập trong luận văn
"Thực hiện chính sách đối với người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội" mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết tốt các
chế độ, chính sách đối với người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về
thực hiện chính sách đối với người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình, thành

phố Hà Nội. Đề tài đi sâu vào phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính
4


sách đối với người có cơng, nêu nên những thành tựu và hạn chế trong thực
hiện chính sách đối với người có cơng từ đó đưa ra những định hướng và đề
xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng
trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Nhiệm vụ của luận văn
+

Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về chính sách của Nhà nước đối với

người có cơng với cách mạng.
+

Phân tích thực trạng thực hiện chính sách đối với người có cơng với

cách mạng ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
+

Đưa ra các định hướng và giải pháp thực hiện chính sách đối với

người có cơng với cách mạng trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với người có cơng và thân
nhân người có công với cách mạng theo quy định của Nhà nước trong giai
đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
luận văn nghiên cứu số liệu thực hiện chế độ chính sách trong 05 năm gần đây
(từ năm 2012 đến năm 2016) và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả việc
thực hiện chế độ trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu
5


Luận văn sử dụng sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi; phương
pháp tổng hợp, phân tích tư liệu, tài liệu; phương pháp tổng kết thực tiễn,
phương pháp thống kê.
Tác giả đã khảo sát 126 Phiếu điều tra xã hội học trên tổng số 14
phường thông qua bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân các phường, đối
tượng chủ yếu tập trung vào điều tra trực tiếp người có cơng đang thụ hưởng
chính sách tại quận Ba Đình trên địa bàn 14 phường và thân nhân người có
cơng làm các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thực hiện chế độ đối
với người có cơng trên địa bàn quận. Thu về được 98/126 Phiếu điều tra đạt tỷ
lệ 77,77 % số phiếu đã phát ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người có cơng và tình hình thực
tiễn giải quyết các chế độ, chính sách với người có cơng trên địa bàn quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội, luận văn nhằm làm rõ hơn thực trạng giải quyết chế
độ, chính sách đối với người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình, từ đó tìm ra
những vấn đề còn tồn tại, khắc phục bất hợp lý, đưa ra những giải pháp nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi chính sách ưu đãi với người có cơng.

7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người có cơng
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có cơng trên
địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ chính sách đối
với người có cơng trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
CĨ CƠNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về người có cơng, thân nhân người có
cơng, chính sách người có cơng, và thực thi chính sách người có
cơng.
1.1.1.1. Khái niệm người có cơng
Chính sách đối với người có cơng đã được thực hiện từ lâu, nhưng cho
đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm người có cơng.
Căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là người có cơng mà Nhà nước
ta đã quy định, có thể hiểu khái niệm về người có cơng như sau: Người có
cơng là những người khơng phân biệt tơn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam, nữ,
tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả
cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân tộc. Họ là những người có thành tích
đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của dân tộc được
các cơ quan có thẩm quyền cơng nhận theo quy định của pháp luật. Khái niệm
người có cơng khơng chỉ nên hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ bao gồm các đối

tượng có cơng lao cống hiến trong thời chiến mà cịn có những đối tượng
bằng tài năng và trí tuệ của mình nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
và phát triển đất nước và có những thành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như những đối tượng được Nhà nước phong
tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Thầy
thuốc ưu tú... Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến đối tượng là
người có cơng với cách mạng.
Theo Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, có hiệu lực kể
từ ngày 01/10/2005, được sửa đổi bổ sung bởi Pháp lệnh số 35/2007/PL7


UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng, có hiệu
lực kể từ ngày 01/10/2007; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày
16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của
pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày
01/9/2012 (Sau đây gọi tắt là Pháp lệnh ưu đãi người có cơng) thì người có
cơng với cách mạng bao gồm [40, tr2]:
-

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (cán

bộ Lão thành cách mạng);
-

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày

khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (cán bộ Tiền khởi nghĩa);
-


Liệt sĩ;

-

Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

-

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

-

Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

-

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

-

Bệnh binh;

-

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

-

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,


-

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và

đày;
làm nghĩa vụ quốc tế;
-

Người có cơng giúp đỡ cách mạng.

1.1.1.2. Khái niệm thân nhân người có cơng
Thân nhân người có cơng với cách mạng được hiểu là những người có
quan hệ huyết thống, hơn nhân hoặc có cơng ni dưỡng người có cơng.

8


Theo Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính Phủ quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có
cơng với cách mạng quy định: "Thân nhân người có cơng là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ
hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ cịn là người có cơng
ni dưỡng liệt sĩ - Người có cơng ni dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng
khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian ni từ 10 năm trở lên".
1.1.1.3. Khái niệm chính sách, chính sách người có cơng, thực
thi chính sách người có cơng
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ
thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và
tình hình thực tế mà đề ra”[42,tr220].
Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng
tồn tại trong quá trình vận động, phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định

[21,tr14].
Chính sách xã hội: là chính sách ưu đãi, trợ giúp của nhà nước đối với
một số tầng lớp xã hội nhất định [42,tr220).
Theo thuật ngữ Lao động và Xã hội thì: "Chính sách người có cơng là
những quy định chung của nhà nước bao gồm mục tiêu, phương hướng, giải
pháp về việc ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có
cơng, tạo mọi điều kiện khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật
chất, văn hóa tinh thần đối với người có cơng" [3,tr31].
Thực thi chính sách là tồn bộ q trình chuyển hóa ý chí của chủ thể
trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lí nhằm đạt được
mục tiêu định hướng của nhà nước [21,tr73]. Đây là giai đoạn thực hiện các
mục tiêu chính sách cơng trên thực tế.
Như vậy có thể hiểu thực thi chính sách người có cơng là tồn bộ q
trình chuyển hóa ý chí của nhà nước thành hiện thực với các đối tượng quản
9


lý là người có cơng nhằm đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước. Nói
cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt được
các mục tiêu của chính sách. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động như ban
hành kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, phối hợp thực hiện, kiểm tra đơn
đốc và hiệu chỉnh chính sách cùng các biện pháp tổ chức thực thi để chính
sách phát huy tác dụng trong cuộc sống.
1.1.2. Chính sách ưu đãi đối với người có cơng và thân nhân người
có cơng
Người có cơng với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội
quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng chác chế độ
ưu đãi sau đây [40,tr3]:
-


Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;
Bảo hiểm y tế;

-

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

-

Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có cơng với cách mạng, thân

nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình
người có cơng với cách mạng;
-

Người có cơng và thân nhân người có cơng được ưu tiên trong tuyển

sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.
Ngồi ra đối với đối tượng người có công như: thương binh, bệnh binh,
con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học… tùy
từng thương, tật cụ thể còn được trang cấp phương tiện, dụng cụ chỉnh hình
theo niên hạn sử dụng hàng năm.
Người có cơng với cách mạng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp
tiền tuất hàng tháng, trợ cấp tiền tuất ni dưỡng hàng tháng theo chế độ ưu
đãi người có công với cách mạng theo từng trường hợp cụ thể.
10


1.2. Tầm quan trọng của thực hiện chính sách đối với người

có cơng
1.2.1. Ý nghĩa của chính sách đối với người có cơng
-

Chính sách đối với người có cơng là một chính sách vơ cùng quan

trọng, phản ánh sự quan tâm, ý thức xã hội của Nhà nước, của cộng đồng, của
lớp thế hệ đi sau đối với thế hệ cha, anh. Bởi vậy, nó có ý nghĩa xã hội và
nhân văn sâu sắc. Thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng sẽ góp phần
vào sự ổn định xã hội, giữ vững thể chế.
-

Chính sách đối với người có cơng là một chính sách đặc biệt và là một

bộ phận của hệ thống chính sách xã hội, chính sách thể hiện tình cảm, trách
nhiệm của Nhà nước và của cộng đồng đối với một nhóm đối tượng đặc biệt
đó là người có cơng.
-

Thực hiện chính sách đối với người có cơng là góp phần vào cải thiện

đời sống của người có cơng, thơng qua sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của
Đảng, Nhà nước và nhân dân thì những người có cơng và thân nhân người có
cơng cảm thấy tự hào về những gì mình đã cống hiến cho đất nước, nó cũng
nhằm làm cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức được trách nhiệm của mình
đối với xã hội, đối với Tổ quốc, giáo dục ý thức trách nhiệm, lòng biết ơn đối
với các anh hùng liệt sĩ, biết ơn những người đã cống hiến xương máu vì nền
độc lập, tự do của tổ quốc.
1.2.2. Thực hiện đạo lý dân tộc đối với người có cơng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn ngày ngày 27/7 hàng năm là Ngày

thương binh toàn quốc (năm 1955 được đổi tên thành Ngày Thương binh Liệt sĩ) để bày tỏ lịng biết ơn đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có
cơng với nước. Ngày 27-7-1947 là ngày thương binh liệt sĩ đầu tiên ở nước ta
và trở thành một trong những ngày truyền thống tốt đẹp thực hiện đạo lý
"Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc ta.
11


Trong 70 năm qua (1947-2017), thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: thương binh, bệnh binh, gia đình qn nhân, gia đình liệt sĩ là những
người có cơng với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải
biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã
luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn và làm nhiều việc tốt để tỏ lịng hiếu nghĩa
bác ái, q trọng đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những
người có cơng với nước. Những việc làm đó khơng chỉ có ý nghĩa về mặt đạo
lý mà cịn có tác động thiết thực tạo động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trong 70 năm qua đã có hàng nghìn văn bản, hàng trăm sắc lệnh, pháp
lệnh, chỉ thị, nghị quyết, thông tư của Đảng, Nhà nước ta về thương binh, liệt
sỹ, người có cơng với nước được ban hành, đó là một thành quả to lớn, đáp
ứng được yêu cầu của các đối tượng chính sách qua từng thời kỳ phát triển
của đất nước. Chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng đã ngày càng
được hồn thiện, số người hưởng chính sách ưu đãi ngày nay ngày càng được
mở rộng, đúng đối tượng, đúng chính sách, các nội dung về ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng được luật pháp Nhà nước bảo vệ, trở thành một
hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời sống xã hội có tác dụng động
viên, khích lệ tinh thần vì nước qn thân, vì dân phục vụ.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, các chính sách ưu đãi xã
hội của Nhà nước như: về giáo dục và đào tạo, miễn giảm thuế trong sản xuất,
kinh doanh, ưu tiên giao đất, cho thuê đất sản xuất, hỗ trợ về nhà ở, đất ở,
chăm sóc điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, các chương trình lồng ghép như xố

đói giảm nghèo, tạo việc làm...đã thiết thực hỗ trợ người có cơng với cách
mạng ổn định đời sống, nỗ lực vươn lên trong cơ chế mới. Việc hồn thiện hệ
thống chính sách ưu đãi xã hội thể hiện trách nhiệm và tình cảm của Đảng và
Nhà nước ta đối với người có cơng và đối với các gia đình chính sách, đồng
12


thời là tiền đề phát huy truyền thống dân tộc chăm lo ngày càng tốt hơn đời
sống người có cơng với cách mạng, phát huy được năng lực của các đối tượng
chính sách trong hồn cảnh mới, cùng tồn Đảng, toàn dân thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Với vai trị chủ
đạo của Nhà nước, cơng tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ,
người có cơng với cách mạng ở từng địa phương cũng được quan tâm đúng
mức, động viên được tiềm năng to lớn của cộng đồng vào việc chăm sóc, ổn
định đời sống của người có công, thể hiện sự quan tâm đùm bọc, thể hiện
được đạo lý và truyền thống nhân ái "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ
người trồng cây" của dân tộc ta.
Phong trào tồn dân chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ
ngày nay đã phát triển rộng khắp cả nước, với những chương trình như: xây
dựng, sửa chữa nhà ở cho người có cơng; vận động ủng hộ Quỹ đền ơn đáp
nghĩa; Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc thương binh nặng, chăm sóc bố
mẹ liệt sỹ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng với mục tiêu và trách nhiệm rõ ràng, nội dung cụ thể đã thực sự
mang lại những kết quả to lớn. Chặng đường phát triển của cơng tác chăm sóc
thương binh, liệt sĩ và người có cơng với nước trong hơn nửa thế kỷ qua là hết
sức to lớn. Đời sống của thương binh, gia đình liệt sĩ từng bước được cải
thiện, bảo đảm cho gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức
sống trung bình khu dân cư hiện tại.
Việc chăm sóc người có cơng với trách nhiệm và lịng biết ơn là một
nét đẹp, một truyền thống nhân văn lâu đời của dân tộc ta. Sự đóng góp của

cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu để đạt được mục tiêu của chính sách
và bao giờ cũng là nguồn bổ sung khơng nhỏ để góp phần cùng Nhà nước
chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có cơng. Sự chung tay của
cộng đồng là nguồn bù đắp những thiếu hụt của các gia đình chính sách và bổ
13


×