Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện hóc môn, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
...../.....

BỘ NỘI VỤ
...../.....

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ OANH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HĨC MƠN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUN NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
...../.....

BỘ NỘI VỤ
...../.....

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM THỊ OANH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HĨC MƠN,


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUN NGÀNH QUẢN LÝ CƠNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình
nghiên cứu khoa học của học viên, với sự hỗ trợ, hướng dẫn khoa học từ Tiến
sĩ Trần Trọng Đức.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thơng tin được
đăng trên các tạp chí, các website và các tác giả khác đều được liệt kê tại phần
tài liệu tham khảo. Các số liệu trong luận văn đều là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng.
Học viên xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng về kết quả luận
văn và cam đoan luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên
cứu khoa học nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2018
Học viên

Phạm Thị Oanh


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, học viên xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc
Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy, cô Khoa sau đại học cùng các thầy
cơ giảng dạy các mơn học trong q trình học viên học tập tại Học viện. Đặc
biệt là xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trần Trọng Đức đã tận tâm, nhiệt tình
hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, cán bộ, công chức đang công tác
tại Văn phịng Huyện ủy Hóc Mơn, Phịng Lao động – Thương binh và xã hội
huyện Hóc Mơn đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu, số liệu để học viên đưa
vào nghiên cứu, dẫn chứng trong luận văn; cán bộ, công chức cấp xã nơi khảo
sát thực tế đã tận tình cung cấp thơng tin giúp học viên hoàn thành đề tài tốt
nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn!

Học viên

Phạm Thị Oanh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QLNN: Quản lý nhà nước
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
CP: Chính phủ
QĐ: Quyết định


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2013
Bảng 2.2. Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015
Bảng 2.3: So sánh số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo qua 03 giai đoạn

Bảng 2.4: Kết quả hỗ trợ vay vốn từ các nguồn quỹ giai đoạn 2009 - 2015
Bảng 2.5: Sự phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2013
Hình 2.2. Tình hình giảm nghèo giai đoạn 2014 - 2015


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ 1
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................ 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................... 5
MỤC LỤC ..................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG............................................................................................................................................11
1.1. Lý luận về giảm nghèo bền vững ......................................................... 11
1.1.1. Các quan niệm về nghèo đói và nguyên nhân của nghéo đói .......... 11
1.1.2. Quan niệm chung về giảm nghèo bền vững..................................... 15
1.1.3. Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo ..................... 17
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ............................ 21
1.1.5. Vai trò của giảm nghèo bền vững đối với sự phát triển kinh tế - xã hội...................25

1.2. Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững........................................ 26
1.2.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .................. 26
1.2.2. Nội dung Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .................... 27
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .................. 32
1.3. Cách tiếp cận Quản lý công trong nghiên cứu Quản lý nhà nƣớc về
giảm nghèo bền vững ................................................................................... 33
1.3.1 Tiếp cận từ góc độ pháp lý.. .............................................................. 34
1.3.2 Tiếp cận từ góc độ chính trị .............................................................. 34
1.3.3 Tiếp cận từ góc độ xã hội .................................................................. 35
1.3.4 Tiếp cận từ góc độ kinh tế ................................................................. 35


1.4. Kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững ................................... 36
1.4.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới...................................... 36
1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong cả nước ............................. 38
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................... 43
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QLNN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN HÓC MƠN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................44
2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn ............................................................. 44
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 44
2.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội ............................................................... 45
2.1.3.Tình hình kinh tế - xã hội .................................................................. 46
2.1.4. Tình hình hộ nghèo trên địa bàn huyện ........................................... 47
2.1.5. Cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về Giảm nghèo bền vững ................ 52
2.2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Hóc Mơn............................................................................................. 55
2.2.1. Hoạch định chiến lược, chương trình, kế hoạch về giảm nghèo
bền vững ........................................................................................................ 55
2.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững ................ 58

2.2.3. Phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững .......... 62
2.2.4. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước
về giảm nghèo bền vững ............................................................................ 64
2.2.5. Huy động nguồn lực ......................................................................... 72
2.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát .............................................................. 76
2.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 77
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân .................................................... 77
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................... 81
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 84


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HĨC MƠN, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................85
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh .......................... 85
3.1.1. Những quan điểm, mục tiêu, định hướng của Đảng và chính sách của
Nhà nước về giảm nghèo bền vững đến năm 2020 ........................................ 85
3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu của Thành phố Hồ Chí Minh về giảm nghèo bền
vững đến năm 2020 ........................................................................................ 87
3.1.3. Mục tiêu, định hướng tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn đến năm 2020 .................................. 88
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện Hóc Mơn đến năm 2020 ...................................................... 94
3.2.1. Đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức ....................... 94
3.2.2. Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo
bền vững ......................................................................................................... 95
3.2.3. Tổ chức lồng ghép thực hiện chính sách giảm nghèo...................... 97
3.2.4. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong QLNN về giảm nghèo bền vững.............................100
3.2.5. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban

ngành, đồn thể ............................................................................................ 102
3.2.6. Xã hội hóa huy động các nguồn lực chăm lo hộ nghèo, hộ cận nghèo
về mọi mặt ..................................................................................................... 103
3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ........................... 104
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, ngay từ khi mới dành
được độc lập, tự do, Bác Hồ đã xem cơng việc xóa đói giảm nghèo rất quan
trọng và cấp bách như là diệt giặc. Người đã chỉ rõ đói nghèo là một trong ba
thứ giặc cần phải diệt và giao nhiệm vụ cho nhân dân toàn quốc: “Diệt giặc
đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt
quan tâm đến vấn đề đẩy mạnh tăng gia sản xuất và tiết kiệm để xóa đói giảm
nghèo. Chính vì lẽ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Phải đem hết sức
dân, tài dân, của dân làm cho dân” và “Chính sách của Đảng và Chính phủ là
phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân”... “Dân đủ ăn, đủ mặc thì
những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu
dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay đến mấy cũng không thể
thực hiện được”.
Trong những năm qua, học tập và làm theo lời dạy của Bác, Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội để làm cho nhân dân ngày một ấm no, hạnh phúc. Nền kinh tế nước ta
liên tục tăng trưởng cao, đạt được nhiều thành tựu to lớn, đời sống của nhân
dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo cả nước đã giảm xuống. Thành tựu
giảm nghèo của nước ta thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và
đánh giá cao. Tốc độ giảm nghèo bình quân hàng năm khoảng 2%, xu hướng
giảm nghèo đang tiếp tục diễn ra với tỷ lệ hộ gia đình dưới ngưỡng nghèo

giảm nhanh. Đây là một thành tựu to lớn, khá quan trọng thể hiện việc thực
hiện thắng lợi chiến lược xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, góp
phần xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công b ng, văn minh”.

1


Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước khởi đầu
chương trình xóa đói giảm nghèo vào đầu năm 1992 (nay là chương trình
giảm nghèo bền vững). Hơn 25 năm (1992 - 2017) triển khai thực hiện, có thể
khẳng định nhiệm vụ giảm nghèo ln được Đảng bộ, Thành ủy, Ban Thường
vụ Thành ủy, chính quyền Thành phố đặc biệt quan tâm, xác định là nhiệm vụ
chính trị trọng tâm hàng đầu và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quan điểm
kiên định, nhất quán và xuyên suốt vì mục tiêu chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân, nhất là dân nghèo đang sinh sống trên địa bàn Thành
phố.
Hóc Mơn là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh đang trong
quá trình đơ thị hóa nhanh, người dân nhập cư đơng, có diện tích tự nhiên là
10.943,4 ha gồm 11 xã, 01 thị trấn với 87 ấp - khu phố, 1.430 tổ nhân dân - tổ
dân phố. Cùng với cả nước và thành phố nói chung, trong những năm qua
cơng tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững luôn được cả hệ thống
chính trị huyện Hóc Mơn quan tâm, xác định là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm cần tập trung thực hiện nh m tạo sự chuyển biến tích cực về mức
sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, giảm số hộ nghèo
và tăng dần số hộ khá bền vững, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, từng bước
nâng cao mức sống cho người dân, đảm bảo cho người nghèo được hỗ trợ các
nhu cầu tối thiểu, được chăm sóc sức khỏe, có cơ hội được học tập, có thể tự
vươn lên trong cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Theo đó, từ năm 1992 đến cuối năm 2017, huyện đã thực hiện 05 giai đoạn

Giảm nghèo theo các tiêu chí do Thành phố quy định, đã hỗ trợ hơn 28.000
lượt hộ vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ cho hộ nghèo có điều kiện tiếp cận tốt
hơn các nguồn vốn vay, đất đai, công nghệ, thị trường… và các dịch vụ xã hội
cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở…). Qua đó, góp phần giảm dần chênh lệch về
mức sống giữa các nhóm dân cư, đời sống của hộ nghèo được cải thiện rõ rệt,

2


nhiều hộ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, có việc làm ổn định,
tăng thu nhập, có tích lũy và vượt được chuẩn nghèo góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện công b ng xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện còn một số hạn chế; sự phối
kết hợp giữa một số cơ quan liên quan về thực thi hoạt động QLNN về giảm
nghèo còn chưa hiệu quả, còn hạn chế; việc điều tra, khảo sát thu nhập hộ
nghèo, hộ cận nghèo ở một số xã - thị trấn chưa sâu sát, chưa đúng với thực tế
của hộ nghèo; một số nơi cịn chạy theo thành tích; chính sách hỗ trợ hộ
nghèo khi được thốt nghèo cịn mang tính tình thế nên chưa giải quyết căn
nguyên của tình trạng nghèo tại địa phương; một số hộ đã thoát nghèo nhưng
mức thu nhập chưa cao dẫn đến vẫn còn trường hợp tái nghèo; công tác tuyên
truyền vận động hộ cận nghèo tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế còn hạn chế; tỷ
lệ hộ nghèo tham gia học nghề còn thấp; một bộ phận người nghèo cịn có
tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thốt nghèo, cịn trơng chờ vào
sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng,...
Tính đến cuối năm 2016, theo Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày
31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, trên địa
bàn huyện Hóc Mơn tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn cịn cao (có 3.135 hộ
nghèo với 12.361 nhân khẩu (tỷ lệ 3,62%); 2.064 hộ cận nghèo với 8.066

nhân khẩu (tỷ lệ 2,38%) so với tổng số hộ dân toàn huyện (86.618 hộ). Đây là
những vấn đề hạn chế, khó khăn, thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản
lý trong việc tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Giảm nghèo bền vững là sự nghiệp đấu tranh lâu dài, cần được thực
hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục và tổ chức thực hiện phải phân kỳ theo lộ
trình và giải pháp phù hợp. Đặc biệt, yếu tố quan trọng để giảm nghèo có hiệu

3


quả là Nhà nước tạo động lực giảm nghèo, tác động b ng các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội và chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Trước tình hình đó,
việc nâng cao cơng tác quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại huyện Hóc Mơn
là u cầu cấp thiết. Đó cũng là lý do tơi chọn đề tài: "Quản lý nhà nƣớc về
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí
Minh" làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Quản lý công.
2. T nh h nh nghiên cứu liên qu n đến đề tài luận văn
Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu liên quan đến chính sách
xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững là nội dung được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Một số cơng
trình, đề tài của các tác giả nghiên cứu có liên quan như sau:
Trần Thị Bích Hạnh (2005), Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo
ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua và những giải pháp
cho thời gian tới. Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính cơng, Học viện Hành
chính Quốc gia. Đề tài đã phân tích hệ thống chính sách xóa đói, giảm nghèo
ở nước ta đã được triển khai thực hiện tại các tỉnh duyên hải miền Trung và
chỉ ra những thành công cũng như các bất cập, hạn chế cịn tồn tại trong q
trình thực thi các chính sách và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nh m
tăng cường chất lượng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại các tỉnh
phù hợp với những đặc điểm của vùng duyên hải miền Trung.

- Hoàng Thanh Đạm (2015), Cơng tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, Đại học quốc
gia Hà Nội. Là công trinh nghiên cứu sâu sắc nh m góp phần làm rõ hơn
những vấn đề lý luận và thực tiễn về xóa đói, giảm nghèo đối với các địa
phương miền núi. Đánh giá thực trạng xóa đói, giảm nghèo và chỉ ra những
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đồng

4


Văn, tỉnh Hà Giang hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nh m tăng cường xóa
đói, giảm nghèo ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang từ nay đến năm 2020.
- Nguyễn Út Ngọc Mai (2015), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc sỹ Quản lý
hành chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia. Là cơng trình nghiên cứu
sâu sắc và toàn diện vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề
lý luận Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước, từ đó đề xuất một số giải pháp nh m đổi mới quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững tiếp cận từ các khía cạnh thể chế, tổ chức bộ
máy, đội ngũ cán bộ, nguồn lực, hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát gắn
liền với địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
- Liêu Khắc Dũng (2017), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành
chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia. Đề tài đã tổng hợp và làm rõ các
quan điểm lý luận về nghèo đói và chống nghèo đói hiện nay một cách có hệ
thống, trên cơ sở đó làm rõ vai trị Quản lý nhà nước trong cơng cuộc xóa đói
giảm nghèo ở nước ta nói chung và hoạt động xóa đói giảm nghèo ở địa
phương nói riêng; kết quả giảm nghèo trên địa bàn thị xã Hà Tiên giai đoạn
2010 -2015. Từ đó đề ra giải pháp quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

trên địa bàn Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày càng tốt hơn, mang lại hiệu
quả cao.
- PGS.TS Lê Quốc Lý (chủ biên), Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực
trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2012.
Nhóm tác giả đã làm rõ thực trạng nghèo đói ở Việt Nam, những chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng cuộc đổi mới chống đói
nghèo, những thành tựu và hạn chế trong q trình thực thi chính sách xóa đói

5


giảm nghèo. Trên cơ sở đó, tác giả hướng tới việc đề xuất giải pháp để xóa
đói giảm nghèo ở nước ta cho giai đoạn phát triển trong thời gian tới. Cuốn
sách được đánh giá là một cơng trình khoa học cơng phu và nghiêm túc, có
giá trị tham khảo tốt cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu chính sách và
hoạch định chính sách ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên đều có những đóng góp nhất
định về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý nhà nước, chính sách, nâng
cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Mỗi cơng trình khai
thác ở những khía cạnh khác nhau, đối tượng khác nhau, địa bàn khác nhau,…
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về quản lý nhà nước về giảm
nghèo bền vững tại huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh. Trước yêu cầu
khách quan của quá trình phát triển và từ thực tiễn của một huyện ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng nông thôn mới và xây dựng xã – thị
trấn văn minh đô thị, cần nghiên cứu một cách toàn diện về Quản lý nhà nước
về giảm nghèo bền vững tại địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh
để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực, khả thi nh m nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về giảm nghèo nh m đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
của sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí
Minh.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý nhà nước
về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí
Minh, luận văn đề xuất một số giải pháp nh m nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ
Chí Minh trong thời gian tới.

6


* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh, qua đó xác định
những hạn chế, nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất những giải pháp nh m nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
giảm nghèo bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển huyện Hóc
Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
Khi nghiên cứu quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, luận văn
tập trung đi sâu nghiên cứu về những vấn đề lý luận quản lý Nhà nước về
giảm nghèo và thực tiễn quản lý Nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện
Hóc Mơn. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển huyện
Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: tập trung nghiên cứu vấn đề Quản lý nhà nước về

giảm nghèo bền vững.
Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà
nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước về giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn từ năm 2009 đến năm 2017 và nhiệm
vụ, giải pháp đến năm 2020.

7


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Các phương pháp cụ thể sử dụng trong luận văn gồm:
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,…dựa trên các tài liệu thu
thập được từ các báo cáo tổng kết, chương trình, kế hoạch, các nghiên cứu đã
có, các tài liệu liên quan đến giảm nghèo bền vững để làm rõ vấn đề nghiên
cứu.
Đặc biệt luận văn sử dụng các phiếu khảo sát thông tin để thực hiện
khảo sát đối với 190 cán bộ, công chức hiện đang công tác tại Ủy ban nhân
dân huyện, xã – thị trấn có thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Và khảo sát đối với 220 hộ nghèo, hộ cận
nghèo là tại 02 xã, 01 thị trấn (01 xã là thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa của
huyện (xã Nhị Bình); 01 xã có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thuộc mức
trung bình (xã Tân Thới Nhì) và Thị trấn Hóc Mơn là thuộc đô thị của huyện)
nh m phục vụ các nội dung nghiên cứu.
* Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước ta về quản lý nhà nước và những

quy định của pháp luật có liên quan, về khoa học hành chính công.
6. Ý nghĩ lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận:
Nghiên cứu quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh được tiếp cận dưới nhiều góc độ của
các ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là tiếp cận
dưới góc độ của ngành khoa học Hành chính cơng, vì vậy luận văn tập trung
nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nh m nâng

8


cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và phát triển huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận văn tập trung hệ thống một cách cơ bản các khái niệm về nghèo
đói, nghèo đa chiều và quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. Hệ thống
hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý
nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn, thành phố
Hồ Chí Minh. Đóng góp này giúp cho nghiên cứu quản lý nhà nước với đối
tượng cụ thể là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Hóc Mơn. Luận
văn đã cung cấp thông tin về thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa bàn
huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hệ thống, phân tích, tổng
hợp và nhận diện những đặc điểm đặc thù quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững. Luận văn tổng hợp quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách
của Nhà nước về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp nh m tổ chức hoạt động quản lý nhà nước về giảm
nghèo bền vững hiệu quả. Đóng góp này nh m giúp cho các huyện, quận của
thành phố Hồ Chí Minh có những cách thức tổ chức quản lý nhà nước về
giảm nghèo bền vững đạt kết quả cao, phù hợp với những điều kiện thực tế
của địa phương mình.

- Về thực tiễn:
Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Hóc Môn, luận văn sẽ tổng kết thực tiễn và chỉ
ra những vấn đề bất cập, hạn chế cũng như nguyên nhân của những bất cập,
hạn chế trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động quản lý nhà nước. Trên cơ sở thực trạng
quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững, luận văn đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nhà nước về giảm nghèo bền vững phù hợp với
địa phương huyện Hóc Mơn góp phần thực hiện thành cơng chương trình

9


“giảm nghèo bền vững của huyện giai đoạn 2016 - 2020” theo Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020) và cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vào năm 2020, phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng như một tài liệu tham
khảo cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Phịng Lao động – Thương binh
– xã hội huyện Hóc Mơn trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách
hồn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc
Mơn, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên
địa bàn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hóc Mơn, Thành phố Hồ Chí Minh.


10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Lý luận về giảm nghèo bền vững
1.1.1. Các quan niệm về nghèo đói và nguyên nhân của nghèo đói
1.1.1.1.Quan niệm về nghèo đói
Đói, nghèo là một hiện tượng xã hội cực kỳ phức tạp. Từ trước đến nay
có nhiều quốc gia, nhiều tổ chức trên thế giới đã đưa ra những quan niệm của
mình về nghèo đói, các quan niệm này phản ánh mục tiêu nghiên cứu, cũng
như phản ánh tình trạng nghèo của các nước trên thế giới. Có thể đưa ra một
số quan niệm về nghèo sau đây:
Theo Tổ chức Liên hợp quốc tuyên bố vào tháng 6 năm 2008: “Nghèo
là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội.
Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được
khám chữa bệnh, khơng có đất đai để trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để
nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là
khơng an tồn, khơng có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong
các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và cơng trình vệ sinh”[4, tr.7]
Cũng theo quan niệm của Liên hợp quốc, nghèo có 02 dạng: nghèo
tuyệt đối và nghèo tương đối:
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống về ăn, mặc, ở,
vệ sinh, y tế, giáo dục[4, tr.8].
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng địa phương hay một quốc gia.[4, tr.8]
Tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

(ESCAP) tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về

11


nghèo đói: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
và toản mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận
tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa
phương” [26, tr.12].
Ngồi ra, cịn có một số quan niệm khác nhau về nghèo đói: theo
chuyên gia hàng đầu Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ông Abapia Sen, người
được giải thưởng Nooben về kinh tế năm 1998, cho r ng “Nghèo đói là sự
thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào q trình phát triển của cộng đồng”.
Cịn theo Seebohm Rowntree - Nhà nghiên cứu người Anh, người đầu
tiên đi tìm thước đo nghèo đói, đã cho r ng: nghèo đói là tình trạng thiếu thốn
một số lượng tiền cần để có được những thứ tối thiểu cần thiết cho việc duy
trì thể chất thuần t”. Cịn Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu
nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức
thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của
quốc gia.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở “Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để
có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi
tùy theo địa phương và theo thời gian.
Từ những quan niệm nói trên, có thể thấy rõ nghèo đói gồm những khía
cạnh cơ bản sau:
Trước tiên và trên hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo
một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng hay nói cách khác khía
cạnh đầu tiên của đói nghèo là đói nghèo theo thu nhập. Đi kèm với sự khốn
cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế. Tiếp đến nguy

cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá

12


nhân bị rơi vào cảnh nghèo đói về thu nhập hoặc về sức khỏe. Cuối cùng là
tình trạng khơng có tiếng nói và quyền lực của người nghèo.
Ở Việt Nam, khái niệm nghèo đói được hiểu như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ được thoả mãn một phần
các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn so với
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Đói là trình
trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không
đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, những hộ đói thường
thiếu ăn, dứt bữa từ 01 đến 02 tháng/năm, thường xuyên phải vay nợ và thiếu
khả năng trả nợ [26, tr.21].
Nghèo được chia thành 03 mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo
tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
khơng có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi
lại...
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang
xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: đây là tình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một
số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
- Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn một phần
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Qua các định nghĩa trên, ta thấy khái niệm nghèo đói được thể hiện ở

nhiều khía cạnh khác nhau và khơng có một khái niệm duy nhất về nghèo, qua
đó ta có thể đưa ra quan niệm chung: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận

13


dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà
những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế
- xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
1.1.1.2 Nguyên nhân của nghèo đói
Nghèo đói là khái niệm có nhiều khía cạnh. Và ngun nhân của nghèo
đói cũng rất đa dạng, gồm các yếu tố khách quan và chủ quan. Có nhiều
ngun nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói tại một số quốc gia trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau
đây:
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Mức độ nghèo đói thường có quan hệ
mật thiết với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý có ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống, sinh hoạt của người dân. Đa số các quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương
có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thì đời sống của người dân thường thấp kém
so với những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu
thuận lợi. Chẳng hạn, ở Việt Nam khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung có
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra nên sản xuất
kinh doanh, phát triển kinh tế thường gặp khó khăn vì thời tiết khơng thuận
lợi, nhu cầu tiêu dủng thấp, sức mua của người dân kém; phần lớn người dân
có đời sống thấp, việc làm khơng ổn định, thu nhập bấp bênh dẫn đến số hộ
nghèo, người nghèo chiếm tỷ lệ cao.
- Trình độ học vấn thấp, khó có việc làm: Đa số người nghèo là những
người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định.
Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do
vậy họ khơng có điều kiện để học tập nâng cao trình độ, do đó họ rất khó để

có việc làm, cải thiện cuộc sống nh m thốt khỏi cảnh nghèo khó. Do trình độ
học vấn thấp nên nhận thức về vai trò, ý nghĩa của vấn đề giáo dục, sinh đẻ,
ni dưỡng con cái... cũng cịn hạn chế.

14


- Việc tiếp cận các nguồn lực hạn chế: Người nghèo thường bị hạn chế
tiếp cận với các nguồn lực xã hội. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì
họ khơng thể đầu tư và họ thiếu nguồn vốn để sản xuất kinh doanh cải thiện
cuộc sống của họ. Đa số hộ nghèo có ít đất đai và hộ nghèo khơng có đất đang
có xu hướng tăng lên. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh
lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hóa sản phẩm, để
hướng tới sản xuất các loại cây trồng với giá trị cao hơn. Đa số người nghèo
lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp, họ vẫn giữ các phương thức sản
xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản
xuất mang lại lợi nhuận cao hơn. Do vậy, giá trị sản phẩm và năng suất các
loại cây trồng, vật ni thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã
đưa họ vào vịng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
Ngồi ra, người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Sự
hạn chế của nguồn vốn là một trong những ngun nhân trì hỗn khả năng đổi
mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới... Người nghèo khơng
có đủ điều kiện tiếp cận với giáo dục, y tế, pháp luật nên họ chưa được bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp đầy đủ. Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và
các đối tượng có hồn cảnh khó khăn đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp
nên khơng có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến
pháp luật.
- Các nguyên nhân về nhân khẩu học: Quy mô hộ gia đình có ảnh
hưởng đến mức thu nhập bình qn của thành viên trong hộ. Đa số người
nghèo thường thuộc gia đình đơng con, đây là một trong những áp lực lớn đối

với họ, bắt buộc phải tập trung giải quyết các vấn đề ăn, ở, đi lại, học hành.
1.1.2. Quan niệm chung về giảm nghèo bền vững
Cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về giảm nghèo hay
giảm nghèo bền vững là gì. Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo vững luôn được đề

15


×