Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ KHU TÁI ĐỊNH CƯ TẬP TRUNG Ở SƠN LA. LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGÔ VĂN GIỚI

XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ KHU
TÁI ĐỊNH CƢ TẬP TRUNG Ở SƠN LA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội – 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGÔ VĂN GIỚI

XÂY DỰNG BỘ CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ KHU
TÁI ĐỊNH CƢ TẬP TRUNG Ở SƠN LA

Chuyên ngành: Môi trƣờng đất và nƣớc

Mã số: 62850205
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS Nguyễn Xuân Cự
2. PGS.TS Lƣơng Thị Hồng Vân

2

Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này tơi đã nhận đƣợc sự giúp tận tình của PGS.TS.
Nguyễn Xuân Cự, PGS.TS Lƣơng Thị Hồng Vân. Thày, Cô đã trực tiếp hƣớng dẫn
chỉ bảo rất tận tình cho tơi, đã cho tôi những định hƣớng nghiên cứu, kiến thức chuyên
môn và hơn hết là truyền cho tơi lịng đam mê khoa học và tinh thần tự giác trong học
tập nghiên cứu. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này với
Thày và Cô.
Tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới các Thày, Cơ trong Khoa Môi trƣờng, Bộ môn
Thổ nhƣỡng & Môi trƣờng đất Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã cho tơi
những góp ý chân thành và bổ ích để giúp tơi hồn thành tốt luận án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ và nhân viên tại Sở Tài nguyên Môi trƣờng
Sơn La, Chi cục môi trƣờng tỉnh Sơn La, phịng Tài ngun Mơi trƣờng các huyện
Mƣờng La, Mai Sơn và Mộc Châu, các địa phƣơng nơi tôi đến làm việc đã tạo điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt cơng việc của mình.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, cơ quan công tác, bạn bè và đồng
nghiệp của tôi những ngƣời đã luôn đứng cạnh tôi, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về tất cả sự giúp đỡ quý báu này
NCS: Ngô Văn Giới

3



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn sử dụng trong luận án đã ghi rõ tên tài liệu
tham khảo và tác giả của tài liệu đó.
Tác giả luận án

Ngơ Văn Giới

4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Sơn La ........................ 4
1.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên .................................................. 4
1.1.2. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 5
1.1.3. Một số đặc điểm kinh tế và xã hội ....................................................... 11
1.2. Công tác di dân TĐC ở Việt Nam ................................................................... 13
1.2.1. Đặc điểm chung về tái định cƣ ở Việt Nam ........................................ 13
1.2.2. Một số khái niệm thƣờng gặp trong công tác TĐC ............................. 14
1.2.3. Các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến di dân và tái định cƣ
của Việt Nam ...................................................................................... 16
1.3. Quản lý chất lƣợng tài nguyên đất cho nền nông nghiệp bền vững ................ 17
1.3.1. Khái niệm và thuộc thính cơ bản của chất lƣợng đất .......................... 17

1.3.2. Chất lƣợng đất và chỉ thị chất lƣợng đất .............................................. 19
1.3.3. Một số vấn đề về tính bền vững của một nền nông nghiệp ................. 20
1.3.4. Quản lý tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp bền vững ............. 23
1.4. Chỉ thị đánh giá chất lƣợng đất và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp
trên thế giới và tại Việt Nam ............................................................................ 25
1.4.1. Khái niệm và chức năng của chỉ thị ..................................................... 25
1.4.2. Nghiên cứu xây dựng chỉ thị đánh giá chất lƣợng đất và tính bền vững
sử dụng đất trên thế giới ........................................................................ 27
1.4.3. Nghiên cứu chỉ thị đánh giá suy thoái đất với năng suất cây trồng ..... 31
1.4.4. Nghiên cứu xây dựng chỉ thị đánh giá chất lƣợng đất và tính bền vững
sử dụng đất tại Việt Nam ............................................................................ 32

5


1.5. Chất lƣợng đất và những yếu tố gây suy thối đất ở vùng núi phía Bắc Việt
Nam ............................................................................................................. 35
1.5.1. Chất lƣợng đất vùng núi phía Bắc Việt Nam....................................... 35
1.5.2. Những yếu tố gây suy thoái đất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam ......... 36
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu.................................................................. 39
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 39
2.1.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 41
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 42
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp ................................................. 42
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa ....................................................... 43
2.2.3. Phƣơng pháp bố trí các ơ quan trắc đồng ruộng ................................. 43
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm.................................. 45
2.2.5. Phƣơng pháp xây dựng và kiến tạo chỉ thị .......................................... 46
2.2.6. Phƣơng pháp xử lý kết quả nghiên cứu .............................................. 51

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng sử dụng và những yếu tố gây suy thoái đất nông nghiệp ở Sơn La52
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Sơn La .................................... 52
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Mƣờng La, Mai
Sơn và Mộc Châu ............................................................................... 54
3.1.3. Những yếu tố gây suy thối đất nơng nghiệp ở Sơn La....................... 61
3.2. Thực trạng một số khu TĐC nghiên cứu ........................................................ 62
3.2.1. Thực trạng khu TĐC Mƣờng Bú, huyện Mƣờng La ........................... 62
3.2.2. Thực trạng khu TĐC Hát Lót, huyện Mai Sơn .................................... 64
3.2.3. Thực trạng khu tái định Tân Lập, huyện Mộc Châu ............................ 65
3.3. Chất lƣợng đất tại các khu TĐC nghiên cứu ................................................... 68
3.3.1. Chất lƣợng đất tại khu TĐC Mƣờng Bú, huyện Mƣờng La ................ 68
3.3.2. Chất lƣợng đất tại khu TĐC Hát Lót huyện Mai Sơn.......................... 76
6


3.3.3. Chất lƣợng đất tại khu tái định cƣ Tân Lập huyện Mộc Châu ............ 84
3.3.4. Dƣ lƣợng hóa chất BVTV trong đất tại các khu TĐC nghiên cứu ...... 92
3.3.5. Biến động chất lƣợng đất tại các khu TĐC với mẫu đối chứng .......... 93
3.3.6. Chỉ thị sinh học cho chất lƣợng đất tại các khu TĐC nghiên cứu ....... 99
3.4. Xây dựng chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp tại một số
khu TĐC tập trung ở Sơn La ....................................................................... 105
3.4.1. Nguyên tắc và phƣơng pháp tiếp cận xây dựng bộ chỉ thị ................ 105
3.4.2. Đề xuất bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp 107
3.4.3. Áp dụng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông
nghiệp tại các khu TĐC tập trung ở Sơn La ..................................... 118
3.5. Một số giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở các khu TĐC .......... 128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 130
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ................................................................................................ 134

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 135
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 146

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
1
ASI
2
3
4
5

BQLDA
BVMT
BVTV
DPSIR

6

FAO

7
8

GDP
IBSRAM


9

IUCN

10
11
12
13

LQI
NS
NXB
NRCS

14

OECD

15
16

PTBV
SNP

17

SNI

18
19

20
21
22

TB
TĐC
TPCG
UBND
UNEP

23

UNDP

24

USDA

25
26

VSV
WB

Ý nghĩa
Agricultural land use Sustainbility Indicators: Bộ chỉ thị
đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp
Ban quản lý dự án
Bảo vệ môi trƣờng
Bảo vệ thực vật

Driving forces - Pressures - State - Impacts - Responses:
Động lực - Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng
Food and Agriculture Organization: Tổ chức nông
lƣơng thế giới
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm nội địa
International Board for Soil Research and Management:
Hội quản lý và nghiên cứu đất quốc tế
International Union for Conservation of Nature: Hiệp
hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế
Land Quality Indicator: Chỉ thị chất lƣợng đất
Năng suất
Nhà xuất bản
Natural Resources Conservation Service: Trung tâm
nghiên cứu đất quốc tế
Organisation for Economic Co-operation and
Development: Tổ chức hợp tác kinh tế phát triển
Phát triển bền vững
Sustainable National Product: Tổng sản phẩm quốc dân
bền vững
Sustainable National Income: Tổng thu nhập quốc dân
bền vững
Trung bình
Tái định cƣ
Thành phần cơ giới
Ủy ban nhân dân
United Nations Environment Programme: Chƣơng trình
mơi trƣờng Liên hiệp quốc
United Nations Development Programme: Chƣơng trình
phát triển Liên hiệp quốc
United States Department of Agriculture: Bộ nông

nghiệp Mỹ
Vi sinh vật
World Bank: Ngân hàng thế giới

8


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại và diện tích các nhóm đất, loại đất tại tỉnh Sơn La ................. 7
Bảng 1.2. Dự báo tăng dân số và lao động tự nhiên của tỉnh Sơn La .................... 12
Bảng 1.3. Thời gian của một số quá trình thay đổi trong đất................................. 18
Bảng 1.4. Chỉ thị chất lƣợng đất qua đặc tính lý, hóa, sinh học của đất ................ 29
Bảng 1.5. Bộ chỉ thị đánh giá chất lƣợng đất ......................................................... 30
Bảng 1.6. Chỉ thị lý, hóa, sinh cho chất lƣợng đất và sự kết hợp với các quá trình
trong đất ................................................................................................. 31
Bảng 1.7. Lƣợc trích bộ chỉ thị PTBV và Chỉ số đánh giá tính bền vững về Tài
ngun Mơi trƣờng ở Việt Nam (ESIVN) ............................................. 34
Bảng 2.1. Ký hiệu các ô theo dõi năng suất tại các điểm TĐC ............................. 44
Bảng 2.2. Các tiêu chuẩn để lựa chọn bộ chỉ thị .................................................... 47
Bảng 2.3. Thang đánh giá mức bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp ............ 51
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Sơn La năm 2009 ...................................... 52
Bảng 3.2. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp huyện Mƣờng La 55
Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Mai Sơn ... 57
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả phân tích các thông số vật lý trong đất tại khu TĐC
Mƣờng Bú .............................................................................................. 68
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả phân tích các thơng số hóa học trong đất tại khu TĐC
Mƣờng Bú .............................................................................................. 69
Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả phân tích các thơng số vật lý trong đất tại khu TĐC Hát
Lót, huyện Mai Sơn ............................................................................... 76
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả phân tích các thơng số hóa học trong đất tại khu TĐC

Hát Lót ................................................................................................... 78
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả phân tích các thơng số vật lý của đất tại khu TĐC Tân
Lập ......................................................................................................... 84
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả phân tích các thơng số hóa học trong đất tại khu TĐC
Tân Lập .................................................................................................. 85
Bảng 3.10. Dƣ lƣợng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất tại các khu TĐC ........... 92
9


Bảng 3.11. Tổng hợp một số tính chất hóa lý của đất tại rừng xã Mƣờng Bú ....... 93
Bảng 3.12. Kết quả khảo nghiệm năng suất ngô tại các điểm TĐC ở Mƣờng Bú100
Bảng 3.13. Kết quả khảo nghiệm năng suất mía tại các điểm TĐC ở Hát Lót .... 101
Bảng 3.14. Kết quả khảo nghiệm năng suất chè tại khu TĐC Tân Lập ............... 103
Bảng 3.15. Chỉ thị sinh học bằng thực vật hoang dại đánh giá chất lƣợng đất tại các
khu TĐC nghiên cứu......................................................................... 104
Bảng 3.16. Bộ chỉ thị đánh giá chất lƣợng đất cho các khu TĐC nghiên cứu ..... 110
Bảng 3.17. Thông tin cơ bản của bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông
nghiệp tại các khu TĐC tập trung ở Sơn La (ASI) ........................... 112
Bảng 3.18. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại khu TĐC
tập trung ở Sơn La ............................................................................ 114
Bảng 3.19. Kết quả đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại khu TĐC
Mƣờng Bú, huyện Mƣờng La ........................................................... 118
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nơng nghiệp tại khu
TĐC Hát Lót, huyện Mai Sơn .......................................................... 121
Bảng 3.21. Kết quả đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại khu
TĐC Tân Lập, huyện Mộc Châu ...................................................... 124

10



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Diễn biến các yếu tố khí tƣợng đặc trƣng tại Sơn La ( 2005-2010) ........ 5
Hình 1.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Sơn La năm 2009 .............................................. 6
Hình 1.3. Tỷ lệ giữa các nhóm dân tộc tại Sơn La ................................................. 12
Hình 1.4. Thơng tin và tháp chỉ thị (SCOPE, 1995 and WRI, 1995) .................... 26
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các khu vực nghiên cứu....................................................... 40
Hình 2.2. Mơ hình PSR .......................................................................................... 49
Hình 3.1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại Sơn La năm 2009 ......................... 53
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất trồng cây hàng năm tại Sơn La năm 2009 ............. 54
Hình 3.3. Biến động giá trị pHKCl qua các năm nghiên cứu................................... 71
Hình 3.4. Sự biến động hàm lƣợng Ndt trong đất qua các năm nghiên cứu tại Mƣờng
Bú........................................................................................................... 72
Hình 3.5. Sự biến động Pdt trong đất tại khu TĐC Mƣờng Bú qua các năm nghiên
cứu ......................................................................................................... 73
Hình 3.6. Sự biến động hàm lƣợng Kdt trong đất tại khu TĐC Mƣờng Bú qua các
năm quan trắc ....................................................................................... 74
Hình 3.7. Biến động hàm lƣợng OM trong đất tại khu TĐC Mƣờng Bú .............. 75
Hình 3.8. Biến động hàm lƣợng CEC trong đất tại khu TĐC Mƣờng Bú ............. 75
Hình 3.9. Biến động giá trị pHKCl trong đất tại khu TĐC Hát Lót ......................... 79
Hình 3.10. Biến động hàm lƣợng Ndt trong đất tại khu TĐC Hát Lót ................... 80
Hình 3.11. Biến động hàm lƣợng Pdt trong đất tại khu TĐC Hát Lót .................... 81
Hình 3.12. Biến động hàm lƣợng Kdt trong đất tại khu TĐC Hát Lót ................... 82
Hình 3.13. Biến động hàm lƣợng OM trong đất tại khu TĐC Hát Lót .................. 82
Hình 3.14. Biến động dung tích hấp thu CEC trong đất tại khu TĐC Hát Lót ...... 83
Hình 3.15. Biến động giá trị pHKCl trong đất tại khu TĐC Tân Lập...................... 87
Hình 3.16. Biến động hàm lƣợng Ndt trong đất tại khu TĐC Tân Lập .................. 88
Hình 3.17. Biến động hàm lƣợng Pdt trong đất tại khu TĐC Tân Lập ................... 89
Hình 3.18. Biến động hàm lƣợng Kdt trong đất tại khu TĐC Tân Lập .................. 89
Hình 3.19. Biến động hàm lƣợng OM trong đất tại khu TĐC Tân Lập ................ 90


11


Hình 3.20. Biến động hàm lƣợng CEC trong đất tại khu TĐC Tân Lập ............... 91
Hình 3.21. Biến động pHKCl theo các năm ở các khu TĐC so với mẫu đối chứng 95
Hình 3.22. Biến động Ndt theo các năm ở các khu TĐC so với mẫu đối chứng .... 96
Hình 3.23. Biến động Pdt theo các năm ở các khu TĐC so với mẫu đối chứng .... 96
Hình 3.24. Biến động Kdt theo các năm ở các khu TĐC so với mẫu đối chứng .... 97
Hình 3.25. Biến động OM theo các năm ở các khu TĐC so với mẫu đối chứng .. 97
Hình 3.26. Biến động CEC theo các năm ở các khu TĐC so với mẫu đối chứng . 98
Hình 3.27. Vai trị của sử dụng đất nơng nghiệp bền vững tại các khu TĐC ...... 106
Hình 3.28. Mối quan hệ thứ bậc của chất lƣợng đất với chất lƣợng môi trƣờng và
nông nghiệp bền vững ......................................................................... 108
Hình 3.29. Quan hệ giữa chỉ thị chất lƣợng đất và tính bền vững trong sử dụng đất
nơng nghiệp ......................................................................................... 111
Hình 3.30. Mức bền vững sử dụng đất nơng nghiệp của các khu TĐC nghiên cứu.
............................................................................................................. 127

12


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nƣớc ta hiện nay công tác di dân tái định cƣ (TĐC) là khá phổ biến để phục
vụ cho các dự án phát triển kinh tế của đất nƣớc, đặc biệt là các cơng trình thủy
điện. Thực tế cho thấy nhiều khu TĐC đã không đáp ứng đƣợc các nhu cầu của
ngƣời dân, đời sống của cộng đồng không ổn định [1, 10, 11]. Do điều kiện tự nhiên
của các khu TĐC khơng hồn tồn phù hợp dẫn đến tài ngun bị khai thác, quá khả
năng của tự nhiên. Những hành động này tất yếu sẽ dẫn tới đói nghèo và sự không
bền vững tại các khu TĐC ở nƣớc ta. Việc thiết lập nhiều khu TĐC tất yếu sẽ gây

sức ép tới môi trƣờng sống của cộng đồng, đặc biệt là môi trƣờng đất.
Đất là một trong những nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng với cộng đồng
TĐC nói riêng và cộng đồng miền núi nói chung. Việc nghiên cứu định lƣợng sự
bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết. Trên thế giới chỉ thị đánh
giá đất đã đƣợc các tổ chức FAO, USDA, NRCS, WB, UNEP, UNDP quan tâm từ
rất sớm. Các nghiên cứu đã đƣa ra một số khung đánh giá đất, các chỉ thị tối thiểu
sử dụng để đánh giá đất, các yêu cầu khi lựa chọn chỉ thị đánh giá đất, các bƣớc
thiết lập và xây dựng chỉ thị đánh giá đất. Các lĩnh vực cần quan tâm khi đánh giá
hệ thống nông nghiệp bền vững... Các nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những chỉ thị cần
thiết để đánh giá đất và mối quan hệ của chúng với các chức năng của đất hay lý do
lựa chọn và cách xác định chúng. Các nghiên cứu của Sombroek, 1997; Schomaker,
1997; J. Dumanski và Pieri, 1997; Dorul, Parkin, 1994; Majid Rashidi et al, 2010;
Arshad và Coen, 1992; Doran và Parkin, 1994; Gregorich et al, 1994; Larson and
Pierce, 1994; Carter et al, 1997; Karlen et al, 1997; Martin et al., 1998... rất có ý
nghĩa trong việc quản lý và sử dụng đất, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ mới đề
cập đến những vấn đề chung trong đánh giá đất áp dụng cho tất cả các loại đất và
các quốc gia. Nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện mới chỉ dừng lại ở việc lựa
chọn ra các chỉ thị đánh giá chất lƣợng đất hay đánh giá hệ thống canh tác bền
vững. Hơn thế nữa, một hệ thống canh tác bền vững phải dựa trên cơ sở một hệ
thống sử dụng đất dốc bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển các chỉ thị
đánh giá đất đƣợc xem là có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.

13


Phát triển bền vững (PTBV) là vấn đề đang đƣợc thế giới quan tâm. Đặc biệt là
từ sau Hội nghị thƣợng đỉnh tồn cầu về Mơi trƣờng và phát triển tại Rio de Janeiro
(Rio 92). Nhiều quốc gia đã có những cách tiếp cận riêng trong việc xây dựng bộ
chỉ thị PTBV trên cơ sở thực tiễn và những điều kiện cụ thể của quốc của mình [3].
Ở Việt Nam, vấn đề PTBV cũng đã đƣợc quan tâm từ những năm 1980. Bộ Kế

hoạch Đầu tƣ, Bộ Khoa học Công nghệ Môi trƣờng, Cục Môi trƣờng đã xây dựng
các chỉ thị cho sự PTBV. Tuy nhiên, các chỉ thị này mới dừng lại ở các mục tiêu và
tiêu chí chung để tiến tới bền vững ở quy mô quốc gia. Các chỉ thị này khơng lƣợng
hố chi tiết mức bền vững cho từng cộng đồng hoặc địa phƣơng cụ thể đƣợc.
Sơn La là một tỉnh miền núi, nơi tập trung đa số đồng bào dân tộc thiểu số,
có trình độ văn hố khơng cao và kỹ thuật canh tác cịn lạc hậu nhƣng hiện tại lại
đang đƣợc triển khai các dự án thủy điện lớn. Đây là nguyên nhân dẫn đến số lƣợng
ngƣời phải di dân TĐC trong thời gian vừa qua là rất lớn. Nếu chỉ tính dự án Thủy
điện Sơn La đã có tới 12.479 hộ, tƣơng ứng với số dân là 62.394 ngƣời phải di
chuyển tới nơi ở mới [4]. Do còn nhiều tồn tại trong quá trình bố trí mặt bằng và
chính sách di dân TĐC nên hầu hết các khu TĐC ở Sơn La đều xuất hiện các vấn đề
thiếu bền vững trong đời sống và sự phát triển các khu TĐC, đặc biệt là các khu
TĐC tập trung. Trong đó vấn đề nổi cộm và phổ biến nhất là sử dụng tài nguyên
thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất nói riêng [38]. Quá trình thối hóa đất diễn
ra nhanh chóng do sức ép và vấn đề sử dụng không hợp lý. Việc đánh giá tính bền
vững sử dụng đất nơng nghiệp cho một số khu TĐC ở Sơn La để chỉ ra đƣợc những
tồn tại trong khai thác và sử dụng đất. Những yếu tố đang làm suy thoái tài nguyên
đất và gây mất ổn định cho cuộc sống của cộng đồng TĐC ở Sơn La. Việc tìm ra
những yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến sự PTBV nói chung và vấn đề sử
dụng đất nói riêng, đặc biệt là ở những vùng đất dốc ở nƣớc ta.
Với những lý do trên đề tài ”Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử
dụng đất nơng nghiệp tại một số khu TĐC tập trung ở Sơn La” đƣợc thực hiện
nhằm góp phần hạn chế các tiêu cực, bảo vệ tài nguyên cho sự PTBV các vùng
TĐC ở Sơn La nói riêng và trong cả nƣớc nói chung.
2. Mục đích của đề tài
-

Xây dựng bộ chỉ thị lƣợng hóa tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp ở các
khu TĐC ở Sơn La.


14


-

Áp dụng bộ chỉ thị để đánh giá tính bền vững trong việc sử dụng đất nông
nghiệp một số khu TĐC tập trung ở Sơn La.

-

Đề xuất các giải pháp để tăng tính bền vững sử dụng đất tại khu vực nghiên
cứu.

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Ý nghĩa về lý luận:
 Làm sáng tỏ đặc điểm, tính chất của đất dốc trong mối liên hệ với quá
trình sử dụng đất ở các khu TĐC tập trung tại Sơn La.
 Cung cấp cơ sở khoa học cho sử dụng bền vững đất nơng nghiệp vùng
núi phía Bắc Việt nam nói chung và ở Sơn La nói riêng.
 Góp phần xây dựng các cơ sở khoa học cho việc xây dựng bộ chỉ thị
đánh giá tính bền vững sử dụng đất nói riêng và cho mơi trƣờng nói
chung ở nƣớc ta.
- Ý nghĩa về thực tiễn:
 Xây dựng bộ chỉ thị để đánh giá tính bền vững sử dụng đất nông
nghiệp tại ba khu TĐC tập trung ở Sơn La là Mƣờng Bú, Hát Lót và
Tân Lập.
 Góp phần định hƣớng, thúc đẩy và tìm ra các giải pháp cho cộng đồng
TĐC phát triển theo hƣớng bền vững. Đặc biệt là trong quản lý và sử
dụng bền vững tài nguyên đất.
 Làm cơ sở tham khảo cho việc ra quyết định và điều chỉnh chính sách

TĐC cho phù hợp với điều kiện thực tế.
4. Những đóng góp mới của đề tài
-

Đóng góp vào lý luận và thực tiễn xây dựng bộ chỉ thị đánh giá chất lƣợng đất
ở nƣớc ta nói chung và ở các vùng nơng thơn miền núi nói riêng.

-

Lần đầu tiên xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng
nghiệp ở nƣớc ta và áp dụng để đánh giá cho các khu TĐC tại Sơn La.

15


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Sơn La
1.1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a/ Phạm vi lãnh thổ
Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện), có chung đƣờng biên
giới Việt – Lào dài trên 250 km, đƣờng địa giới giáp các tỉnh khác dài 628 km, có
tọa độ địa lý: Từ 200 39' đến 220 02' Vĩ độ Bắc và từ 1030 11' đến 1050 02' Kinh độ
Đơng.
Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, n Bái; Phía Đơng giáp tỉnh Phú Thọ, Hịa
Bình; Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, Lai châu; Phía Nam giáp tỉnh Thanh hóa và
Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào.
b/ Địa hình
Địa hình Sơn La rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn. Độ cao trung
bình là 600 – 700m so với mực nƣớc biển. Tỉnh có 3 hệ thống núi chính: Hệ thống
núi tả ngạn sơng Đà, hệ thống núi hữu ngạn sông Mã và hệ thống núi xen giữa sông

Đà và sông Mã. Hầu hết các dãy núi và sông trong tỉnh đều thấp dần theo hƣớng
Tây Bắc – Đơng Nam. Trên 97% diện tích tự nhiên thuộc lƣu vực sông Đà, sông
Mã. Xen kẽ giữa những dãy núi là những thung lũng lịng chảo. Diện tích đất canh
tác thƣờng nhỏ hẹp, có độ dốc lớn. Tỉnh có hai cao nguyên là Mộc Châu và Nà Sản.
Sơn La tƣơng đối bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả
lâu năm và chăn nuôi đại gia súc.
c/ Thời tiết – khí hậu
Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất lục địa, chịu
ảnh hƣởng của địa hình. Mùa đơng lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau. Mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Theo số liệu
thông kê năm 2009 thì nhiệt độ trung bình năm là 21,90C, số giờ nắng trung bình
năm là 184,0 giờ. Lƣợng mƣa trung bình/năm là 83,5 mm. Trong đó 80% lƣợng
mƣa tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9. Vùng dọc sông Đà có lƣợng mƣa cao hơn.
Độ ẩm khơng khí bình qn năm là 78,1% [8]. Diễn biến các yếu tố khí tƣợng tại
Sơn La giai đoạn 2005-2010 đƣợc thể hiện tại hình 1.1. Gió thịnh hành theo 2
hƣớng là gió mùa Đông – Bắc từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau và gió
Tây – Nam từ tháng 3 đến tháng 9. Đặc biệt từ tháng 3 đến tháng 5 cịn chịu ảnh
hƣởng của gió nóng. Sơn La khơng bị ảnh hƣởng của bão nhƣng thỉnh thoảng vẫn
có lốc cục bộ. Vào tháng 12 và tháng 1, có một số khu vực trong tỉnh bị ảnh hƣởng
của vài đợt sƣơng muối.
16


T(oC) U(%)

100

300

90

80

250

70

200

S(h),
R(mm)
Nhiệt độ
Độ ẩm khơng khí
Lƣợng mƣa

60
50

150

Số giờ nắng

40
30

100

20

50


10
0
TBN

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

0
XII Tháng

(TBN: Trung bình năm)

Hình 1.1. Diễn biến các yếu tố khí tượng đặc trưng tại Sơn La ( 2005-2010)

c/ Thủy văn
Nƣớc mặt chảy qua địa phận tỉnh gồm hai hệ thống sơng chính là sơng Đà
dài 280 km với 32 phụ lƣu; Sơng Mã có 90 km với 17 phụ lƣu. Trên địa bàn Sơn
La, diện tích lƣu vực sơng Đà là 13110 km2, sông Mã là 7210 km2. Mùa lũ thƣờng
diễn ra trong các tháng từ tháng 6 đến tháng 10, nhƣng diễn ra sớm hơn ở các nhánh
thƣợng lƣu và muộn hơn ở hạ lƣu. Có đến 65 – 80% tổng lƣợng dòng chảy/năm tập
trung trong 4 – 5 tháng mùa lũ.
Tuy nhiên, phần lớn sông, suối trên địa bàn tỉnh đều có trắc diện hẹp, độ dốc
lớn nên về mùa mƣa thƣờng xảy ra lũ, gây sạt lở. Mặt khác mực nƣớc của hầu hết
các sông, suối đều thấp hơn nhiều so với đất canh tác, về mùa khô sông suối thƣờng
cạn kiệt gây thiếu nƣớc cho sản xuất và đời sống. Sông, suối ở Sơn La có tiềm năng
thủy điện đứng đầu cả nƣớc. Việc khai thác tiềm năng đó có ý nghĩa kinh tế - xã hội
to lớn khơng chỉ đối với tỉnh mà cịn mang tầm cỡ Quốc gia.
Nƣớc ngầm trên địa bàn tỉnh hiện tại chƣa đƣợc điều tra, khảo sát đầy đủ,
song nhìn chung nƣớc ngầm của Sơn La phân bố khơng đều, trữ lƣợng ít, mực nƣớc
thấp, khó khai thác [45].
1.1.2. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên
1.1.2.1. Tài nguyên nước mặt
Mật độ sơng suối tƣơng đối lớn (1,7 km/km2), trong đó có hai hệ thống sơng
lớn chảy qua địa bàn tỉnh là sông Đà và sông Mã, lƣợng bùn cát trong sông thuộc
loại lớn nhất Việt Nam.
Mạng sông thƣa ở vùng đá vôi thuộc huyện Mộc Châu, mạng sông dày hơn ở
các huyện Mƣờng La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai... Dịng chảy mặt hình thành
tại Sơn La khơng lớn (Mo < 1,5l/s.km2). Dịng chảy mặt từ các tỉnh ngồi vào Sơn
La rất phong phú (M0 = 500 - 800l/s.km2).
17


Tài nguyên nƣớc mặt phụ thuộc vào tài nguyên nƣớc từ Trung Quốc, tài
nguyên nƣớc từ các tỉnh đầu nguồn nhƣ Lai Châu, Điện Biên, n Bái... ngồi ra

cịn phụ thuộc vào sự điều hành các cơng trình thuỷ điện lớn trong lƣu vực sông Đà
nhƣ Huổi Quảng, Bản Chát, Lai Châu, Hồ Bình...
Nhìn chung trên địa bàn tỉnh Sơn La việc khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc
mặt là chủ yếu. Chất lƣợng và trữ lƣợng nƣớc mặt tƣơng đối tốt. Tài nguyên nƣớc
phụ thuộc chặt chẽ vào lƣợng mƣa. Trên địa bàn tỉnh Sơn La lƣợng mƣa tƣơng đối
lớn, dao động trong khoảng 1.200 - 2.800 mm/năm. Tuy nhiên, lƣợng mƣa phân bố
khơng đều, vùng mƣa ít là Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Sơn La,
Sông Mã. Mƣa nhiều ở các vùng Mƣờng La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai. Hệ
thống sông, suối thƣờng bị cạn trong mùa khơ và có nhiều suối cụt chảy vào các
hang hốc Karst ngầm. Ở vùng núi cao, nƣớc xuất lộ với mật độ không dày, lƣu
lƣợng nhỏ và nhiều điểm lộ về mùa khô không xuất hiện.
1.1.2.2. Tài nguyên nước ngầm
Tài nguyên nƣớc ngầm của Sơn La hạn chế, chủ yếu tập trung trong 2 tầng:
nƣớc lỗ hổng và nƣớc khe nứt vùng núi đá vôi. Trữ lƣợng của nƣớc dƣới đất phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên của khu vực. Nhìn chung
việc khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc ngầm trên địa bàn tỉnh Sơn La chƣa phổ
biến.
1.1.2.3. Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 1.417.444 ha, trong đó đất đang đƣợc sử dụng
871.449 ha (chiếm khoảng 61,5% đất tự nhiên của tỉnh). Tính tới hết năm 2009, đất
chƣa sử dụng cịn 545.995 ha, chiếm 38,5% diện tích tự nhiên (Hình 1.2).
Nhóm đất nơng nghiệp

39%

Nhóm đất phi nơng nghiệp
Nhóm đất chƣa sử dụng

58%


3%

Hình 1.2. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Sơn La năm 2009

18


Trong nhóm đất chƣa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi khơng có rừng cần phải
đƣợc khai thác để trồng rừng phịng hộ, rừng kinh tế, trồng cây cơng nghiệp dài
ngày, kết hợp trồng ngô, khoai sắn tạo thêm lƣơng thực. Mặc dù có diện tích tự
nhiên khá lớn so với các tỉnh trong cả nƣớc nhƣng diện tích đất bằng sử dụng cho
sản xuất nơng nghiệp cịn rất hạn chế. Do vậy, ngoài việc triệt để khai thác các đất
bằng, Sơn La cũng cần phải sử dụng một phần đất dốc cho sản xuất nơng nghiệp.
Bên cạnh đó cũng cần một diện tích đáng kể cho phát triển cây công nghiệp dài
ngày nhƣ cà phê, chè, cây ăn quả.
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 của Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cho tỉnh Sơn La (2006) thì đất Sơn La gồm 7 nhóm
với 24 loại, kết quả này đƣợc thể hiện tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Phân loại và diện tích các nhóm đất, loại đất tại tỉnh Sơn La
Tên đất

STT

Ký hiệu

Diện tích
(ha)

I


Nhóm đất cát (Arenosols)

C

65,4

1

Bãi cát bằng ven sơng

Cb

65,4

II

Nhóm đất phù sa (Fluvisols)

P

19.652,9

2

Đất phù sa không đƣợc bồi chua

Pc

3.980,9


3

Đất phù sa ngịi suối

Py

15.672,0

III

Nhóm đất đen (Luvisols-Vertisols)

VR

6.859,2

4

Đất đen trên secpentin

Rr

46,0

5

Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan

Ru


1.226,1

6

Đất đen cacbonat

Rv

3.842,7

7

Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat

Rdv

1.744,5

IV

Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols-Ferralsols)

F

763.108,3

8

Đất nâu tím trên đá sa phiến thạch mầu tím


Fe

22.963,0

9

Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính

Fk

77.490,1

10

Đất đỏ nâu trên đá vôi

Fv

58.938,2

11

Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính

Fu

61.647,6

12


Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất

Fs

376.186,7

19


13

Đất vàng đỏ trên đá macma axit

Fa

66.993,9

14

Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

86.982,0

15

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp


695,7

16

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nƣớc

Fl

8.511,0

V

Nhóm đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols)

H

505.607,2

17

Đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính

Hk

20.429,0

18

Đất mùn đỏ nâu trên đá vơi


Hv

67.366,0

19

Đất mùn đỏ vàng trên đá phiến sét

Hs

251.312,9

20

Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit

Ha

83.941,6

21

Đất mùn vàng nhạt trên đá cát

Hq

82.557,7

VI


Nhóm đất mùn alit (Alisols)

A

25.959,9

22

Đất mùn vàng nhạt pơtzơn hố

A

25.959,9

VII

Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Gleysols)

D

8.391,0

23

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

8.315,0


24

Đất cacbonat

K

76,0

Tổng diện tích đất

1.329.644,1

Đất mặt nƣớc ni trồng thuỷ sản

1.628,0

Đất mặt nƣớc chƣa sử dụng là

59,0

Sơng suối

9.793,0

Núi đá

64.376,0

Tổng diện tích tự nhiên


1.405.500,0

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2006 [52]
Các nhóm đất chủ yếu là đất đỏ vàng (F) và đất mùn đỏ vàng (H). Các nhóm
đất này chiếm tới 89,7% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Đất có độ dốc cao > 25 0
chiếm tới 85%, chỉ gần 7% đất có độ dốc <150. Hầu hết các loại đất ở Sơn La có độ
dày tầng đất từ trung bình đến khá: đất có tầng dày trên 100 cm chiếm 33,5%; tầng
dày 50 - 70 cm chiếm 36,1% và dƣới 50 cm chiếm 30,4%), thành phần cơ giới từ
trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dƣỡng từ trung bình đến khá, độ
chua khơng lớn nhƣng lại nghèo bazơ trao đổi và các chất dễ tiêu. Trừ các đất trên 2
cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản là tƣơng đối bằng phẳng, có độ phì khá,
20


tầng đất dày còn lại đa phần đất đai của tỉnh nằm trên độ dốc lớn, lớp phủ thực vật
nghèo kiệt nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trơi, xói mịn
làm nghèo dinh dƣỡng đất.
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Sơn La, tài nguyên đất của
các huyện Mƣờng La, Mai Sơn và Mộc Châu gồm các nhóm chính cụ thể nhƣ sau:
Tại huyện Mường La đất gồm 3 nhóm đất chính là:
- Đất đỏ vàng (Feralit): bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ, đỏ
nâu chứa nhiều Fe, Al có phản ứng chua. Với nhóm đất này thích hợp cho việc
trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
- Đất phù sa sông suối: Phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Mu, Nậm Chiến,
Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia, Nậm Păm. Nhóm đất này rất thích hợp cho việc
trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả.
- Đất dốc tụ: Phân bố chủ yếu ở các bãi bằng phẳng, nhóm đất này thích hợp
cho trồng cây ăn quả, cây ngơ, lúa nƣơng và cây công nghiệp.
Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất từ trung bình đến

khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dƣỡng nhƣ đạm, lân,
Kali, Canxi, Magiê trong đất có hàm lƣợng thấp khơng đủ cung cấp cho quá trình
sinh trƣởng, phát triển của cây trồng. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che
phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa
trôi, xói mịn làm nghèo dinh dƣỡng đất [46].
Tại huyện Mai Sơn có 3 nhóm và loại đất chính:
- Nhóm đất đỏ vàng: 138.364 ha, chiếm 96,88% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất tích vơi: 957 ha, chiếm 0,67% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Loại đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 1.642 ha, chiếm 1,15% tổng diện
tích đất tự nhiên.
Phần lớn đất đai trên địa bàn tồn huyện có độ dốc lớn, có tới 60% diện tích
đất có độ dốc trên 250, và gần 10% có độ dốc dƣới 150. Bên cạnh đó huyện có một
phần diện tích thuộc khu vực cao nguyên Nà Sản là nơi phân bố các loại đất có độ phì
cao, tầng đất dầy mang lại ƣu thế để phát triển một nền nơng nghiệp hàng hố có quy
mơ tập trung. Hầu hết các loại đất ở Mai Sơn có độ dày tầng đất từ trung bình đến
khá (đất có tầng dầy >100 cm chiếm gần 34%; từ 50 - 100 cm chiếm trên 36%; dƣới
50 cm chiếm gần 30%). Thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn và
các chất dinh dƣỡng từ trung bình đến khá, độ chua không cao lắm, nghèo bazơ trao
đổi, đất thiếu lân, kali và các chất dễ tiêu [48].

21


Trên địa bàn huyện Mộc Châu có 4 nhóm đất chính với 18 loại đất:
- Nhóm đất đỏ vàng: 53.545 ha chiếm 26,44% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất đen: 1.178 ha chiếm 0,58% tổng tổng diện tích đất tự nhiên.
- Loại đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 851 ha chiếm 0,42% tổng diện tích đất
tự nhiên.
- Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi: 100.969 ha chiếm 49,86% tổng tổng diện
tích đất tự nhiên.

- Đất khác 45.970 ha chiếm 22,7% tổng tổng diện tích đất tự nhiên.
Hầu hết các loại đất ở Mộc Châu có độ dày tầng đất khá, thành phần cơ giới từ
trung bình đến nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dƣỡng từ trung bình đến khá, ít chua,
nghèo bazơ trao đổi và các chất dễ tiêu.
Đặc biệt trên địa bàn các xã thuộc vùng cao nguyên Mộc Châu nhƣ: Phiêng
Luông, Chờ Lồng, Tân Lập, Vân Hồ... có một số loại đất tốt nhƣ: Đất mùn vàng đỏ
trên đá sét, đất mùn vàng đỏ trên đá vôi,... rất phù hợp cho việc trồng các loại cây đặc
sản nhƣ: Chè, cây ăn quả các loại (đào, mận, lê ...), rau quả ôn đới... thuận lợi để hình
thành vùng sản xuất hàng hố quy mơ lớn, tập trung với cơ cấu đa dạng [47].
Tóm lại, đất Sơn La đƣợc đánh giá ở mức khá tốt, tầng đất dày, hàm lƣợng
các chất dinh dƣỡng trong đất khá, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoại trừ một
số vùng có độ dốc lớn và phƣơng pháp canh tác chƣa hợp lý, đã có dấu hiệu suy
thối cục bộ tại một số nơi. Sơn La có những tiểu vùng khí hậu thuận lợi để phát
triển một nền sản xuất nông nghiệp đặc thù với những sản phẩm mang tính hàng
hóa nhƣ chè, cà phê, thảo dƣợc, cây ăn quả, cây lấy dầu và phát triển bò sữa, bị thịt
chất lƣợng cao mà nhiều nơi khác khơng thể có đƣợc. Tiềm năng đất đai trong sản
xuất nơng nghiệp của tỉnh vẫn cịn khá lớn. Trong tổng diện tích 248.244,01 ha đất
nơng nghiệp mới chỉ có 8.952,54 ha ruộng 2 vụ, còn lại hầu hết là đất sản xuất 1 vụ
canh tác chủ yếu dựa vào nƣớc trời, hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 1,2 lần. Nếu
chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp sẽ nâng hệ số sử dụng đất nông nghiệp lên 1,5 – 1,7 lần khi đó giá trị sản
xuất trên một đơn vị diện tích sẽ đƣợc nâng cao hơn.
1.1.2.4. Tài nguyên rừng
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát
triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 75% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều
loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh
22


tế hàng hố có giá trị cao. Rừng có nhiều thực vật quý hiếm, các khu đặc dụng có

giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tƣơng lai.
Diện tích rừng của Sơn La là 565.941 ha, gồm cả diện tích rừng trồng và
rừng tự nhiên. Độ che phủ rừng đạt 37,2% đã vƣợt so với ngƣỡng tối thiểu an toàn
sinh thái (33%). Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng là: Xuân Nha (Mộc Châu) 338.069
ha, Sốp Cộp 27.886 ha; Copia (Thuận Châu) 9.000 ha; Tà Xùa (Bắc Yên) 15.000
ha.
Trữ lƣợng sinh khối rừng của tồn tỉnh có 16,5 triệu m3 gỗ và 202,3 triệu cây
tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng có trữ lƣợng gỗ 154.000 m3 và 220.000
cây tre nứa.
Các loài động thực vật ở Sơn La khá phong phú theo số liệu thống kê năm
1994 thì thực vật bậc cao gồm 125 họ và 861 loài. Các loài thực vật dƣới nƣớc gồm
6 ngành và 79 loài. Hệ động vật trên cạn có 245 lồi, 88 họ, 27 bộ động vật có
xƣơng sống từ lớp lƣỡng cƣ trở lên. Động vật nƣớc hiện chỉ có 21 lồi [39].
1.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Sơn La có 78 điểm quặng, mỏ và điểm khống hóa.
Khống sản gồm 5 nhóm chính:
- Nhóm khống sản cháy: Than đá, than nâu, than mỡ. Một số mỏ có trữ
lƣợng tƣơng đối lớn ở Quỳnh Nhai, Suối Bàng, Mƣờng Lựm, Hang Mon,
Tơ Pang.
- Nhóm khống sản kim loại: Bao gồm Sắt, Đồng, Chì, Kẽm,...
- Nhóm khống chất cơng nghiệp: Photphoric, Asbet, Talc, Sét, Cao lanh,
Dolomit...
- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá vôi, Sét – xi măng, Sét- gạch, Đá vơi xây
dựng và đá ốp lát...
- Nhóm nƣớc khống và nƣớc nóng: hiện tại đã phát hiện 29 điểm nƣớc
khống và nƣớc nóng trên địa bàn tỉnh.
Hiện tại, Sơn La khai thác chủ yếu là nhóm vật liệu xây dựng và nhóm
khống sản cháy. Ngồi ra, đã có một số dự án khai thác đối với nhóm khống sản
kim loại... [45].
1.1.3. Một số đặc điểm kinh tế và xã hội

Sơn La có nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có những nét đặc trƣng riêng
về văn hố truyền thống của dân tộc mình.

23


Theo kết quả thống kê năm 2010 dân số của Tỉnh Sơn La là 1.092,7 nghìn
ngƣời, mật độ trung bình là 77 ngƣời/km2 (2010). Tỷ lệ dân số các dân tộc là Dân
tộc Thái 54,76%, Kinh 17,48%, Mông 12%, Mƣờng 8,53%, Xinh Mun 1,895, Dao
1,13%, Kháng 0,1%, La Ha 0,6%, Lào 0,33%, Tày 0,09%, Hoa 0,02%, còn lại là
các dân tộc khác (Hình 1.3).
1%
2%

4%

9%

Thái
Kinh
Mơng

12%

Mường
55%

Xinh Mun
Dao


17%

Nhóm
khác

Hình 1.3. Tỷ lệ dân số giữa các nhóm dân tộc tại Sơn La năm 2010
Tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2005-2010 lớn dần từ 1,63% (2005)
tới 1,89% (2010) với mức trung bình giai đoạn này là 1,73%. Số lao động ở khu vực
thành thị là 150,6 nghìn ngƣời chiếm 13,9%, lao động ở khu vực nơng thơn là 933,1
nghìn ngƣời chiếm tỷ lệ 86,1% tổng số lao động toàn tỉnh. Hiện nay do Thủy điện
Sơn La đã và đang đƣợc thi công nên số lƣợng lao động trên địa bàn tỉnh tăng lên
đáng kể, tốc độ tăng dân số cơ học cao, điều này đồng nghĩa với sức ép về môi
trƣờng và tài nguyên cũng tăng. Kết quả dự báo tăng dân số và lao động tự nhiên
đƣợc thể hiện tại bảng 1.2.
Bảng 1.2. Dự báo tăng dân số và lao động tự nhiên của tỉnh Sơn La
Năm

Dân số

Dân số trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ tăng

(1000 ngƣời)

Số ngƣời (1000 ngƣời)

% dân số

(%)


2005

995,9

513

51,5

1,63

2010

1092,7

592,4

54,4

1,77

2015

1165

660,9

56,7

1,48


2020

1248

726,6

58,2

1,42
Nguồn: [44]

Việc gia tăng dân số tự nhiên và cơ học ở mức độ cao sẽ là thách thức lớn
đối với vấn đề môi trƣờng của tỉnh Sơn La, môi trƣờng sẽ bị ảnh hƣởng theo chiều

24


hƣớng bất lợi nhƣ: Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác, tàn phá, dẫn đến sự suy
giảm tài nguyên, môi trƣờng sống của sinh vật bị thu hẹp, quá trình đơ thị hóa diễn
ra nhanh khơng mang tính phát triển bền vững, những vấn đề về môi trƣờng nẩy
sinh từ việc xây dựng thủy điện Sơn La…
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006
– 2020, với mục tiêu phấn đấu GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt khoảng
2.200 USD/ngƣời; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15 - 17%/năm giai
đoạn 2006 -2020, đạt từ 120 - 150 triệu USD vào năm 2020; chuyển dịch nhanh
chóng cơ cấu kinh tế hiện nay sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp vào năm 2020 với mức tăng bình qn về cơng nghiệp và xây dựng: 45%,
dịch vụ: 33,5%, nông, lâm nghiệp, thủy sản: 21,5%; từng bƣớc giảm tốc độ phát
triển dân số xuống còn 1,35%, nâng tuổi thọ trung bình của ngƣời dân lên khoảng

72 - 73 tuổi vào năm 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 10% và hàng năm giải
quyết việc làm cho khoảng 2,2 - 2,5 vạn lao động; phổ cập giáo dục và phấn đấu
nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 50% vào năm 2020 [8].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng Sơn La đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ
cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ kinh tế thuần nông tự cấp, tự túc sang sản
xuất hàng hóa gắn với thị trƣờng. Tuy vậy, ngành Nông – Lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ
lệ cao.
1.2. Công tác di dân TĐC ở Việt Nam
1.2.1. Đặc điểm chung về di dân TĐC ở Việt Nam
Vấn đề di dân TĐC ở nƣớc ta đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm
nhƣng việc thực hiện công tác này vẫn còn nhiều bất cập. Trong giai đoạn đầu, với
cách quản lý của nền kinh tế trong thời kì bao cấp, việc giải phóng mặt bằng cịn
mang tính mệnh lệnh hoặc chủ yếu dựa vào tuyên truyền, vận động, các chính sách
về TĐC chƣa đƣợc cụ thể. Các khoản đền bù không nhiều, không đủ để tái tạo cơ sở
vật chất nơi ở và nơi sản xuất. Tuy vậy, vì sự nghiệp chung, ngƣời dân vẫn sẵn sàng
di chuyển chỗ ở để có mặt bằng xây dựng các cơng trình kinh tế, xã hội của đất
nƣớc. Điển hình cho giai đoạn này là cơng tác di dân giải phóng mặt bằng cơng
trình thuỷ điện Hồ Bình. Đến thời kì đổi mới, một mặt do vấn đề quyền sử dụng
đất có thay đổi, mặt khác để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng, công
tác di dân đã có những thay đổi lớn, thậm chí đƣợc đƣa lên hàng đầu các điều kiện
tiên quyết cho những quyết định cấp vốn. Điều này có thể thấy rõ từ cơng trình thuỷ
điện Yali. Ngày nay, với các cơng trình lớn, việc di dân TĐC đã thực sự nhận đƣợc
sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc. Ví dụ cơng trình thuỷ điện Sơn La, Na Hang,
khu cơng nghiệp hố dầu Dung Quất. Các cơng trình này đã nhận đƣợc khối lƣợng
25


×