Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 4 - TS. Vũ Duy Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.44 KB, 54 trang )

BÀI 4
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TS. Vũ Duy Nguyên
Giảng viên trường Học viện tài chính

1


MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Phân tích được khái niệm, bản chất, các đặc trưng của thuế giá trị gia tăng.

2. Xác định được đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, đối tượng
không chịu thuế theo qui định hiện hành.
3. Phân biệt được các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.

4. Chỉ ra được các qui định về sử dụng hóa đơn chứng từ, hồn thuế, đăng ký, kê khai,
nộp thuế giá trị gia tăng.

2


CẤU TRÚC NỘI DUNG
4.1.

4.2.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế, đối tượng khơng chịu thuế và đối tượng khơng phải kê khai
tính thuế giá trị gia tăng, người nộp thuế



4.3.

Căn cứ xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp

4.4.

Cách xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp

4.5.

Các qui định về sử dụng hóa đơn chứng từ, kê khai, nộp và hoàn thuế thuế giá trị gia tăng
3


HỆ THỐNG VĂN BẢN HIỆN HÀNH





Luật thuế GTGT số 13/2008/QH 12;
Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung số 31/2013/QH13;
Luật Quản lý thuế 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Quản lý thuế 2012;













Luật số 71/2014/QH13;
Luật số 106/2016/QH13;
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP;
Nghị định 83/2013/NĐ-CP;
Nghị định 12/2015/NĐ-CP;
Nghị định số 100/2016/NĐ-CP;
Thơng tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính;
Thơng tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính;
Thơng tư 130/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính;
Thơng tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

4


4.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ THUẾ GTGT

4.1.1.

Khái niệm và đặc điểm thuế giá trị gia tăng

4.1.2. Vai trò thuế giá trị gia tăng

5



4.1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THUẾ GTGT

Khái niệm:
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của
hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thơng
đến tiêu dùng.




Value Added Tax (VAT)
La Taxe sur la Value Ajoutée (TVA)

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng:







Thuế gián thu;
Thuế luỹ thóai;
Thuế đánh nhiều giai đoạn, khơng trùng lắp;
Tính trung lập cao;
Tính lãnh thổ.

6



4.1.2. VAI TRỊ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG







Là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước (khoảng trên 20% tổng thu từ thuế, phí và lệ phí);
Điều tiết thu nhập;
Khuyến khích sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất khẩu;
Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh tốn qua ngân hàng;
Góp phần hồn thiện hệ thống chính sách thuế cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

7


4.2. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, NGƯỜI NỘP THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ,
ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI KÊ KHAI

4.2.1.

Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế

4.2.2. Đối tượng không chịu thuế

4.2.3. Đối tượng khơng phải kê khai, tính nộp thuế


8


4.2.1. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NGƯỜI NỘP THUẾ



Đối tượng chịu thuế:
Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch
vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngồi) trừ các đối tượng khơng chịu thuế theo quy định hiện hành.



Người nộp thuế:




Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng;
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

9


4.2.2. ĐỐI TƯỢNG KHƠNG CHỊU THUẾ




Đối tượng khơng chịu thuế giá trị gia tăng gồm 26 nhóm mặt hàng.

Lý do thiết kế hàng hóa, dịch vụ khơng chịu thuế:





Thể hiện chính sách ưu đãi của nhà nước đối với người cung cấp hoặc người tiêu dùng;
Giảm bớt chi phí quản lý thuế;
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khơng chịu thuế giá trị gia tăng, không được khấu trừ và hoàn
thuế giá trị gia tăng tăng đầu vào.

10


4.2.3. ĐỐI TƯỢNG KHƠNG PHẢI KÊ KHAI, KHƠNG TÍNH NỘP THUẾ GTGT
Có 7 trường hợp khơng phải kê khai, khơng tính nộp thuế GTGT:
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài
sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền
hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngồi khơng có cơ sở
thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngồi là đối tượng khơng cư trú tại Việt Nam, bao gồm các
trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị; quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và
thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngồi; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu
chính, viễn thơng quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt
Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

11


4.2.3. ĐỐI TƯỢNG KHƠNG PHẢI KÊ KHAI, KHƠNG TÍNH NỘP THUẾ GTGT

Có 7 trường hợp khơng phải kê khai, khơng tính nộp thuế GTGT:
3. Tổ chức, cá nhân khơng kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá
trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho
doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương.

12


4.2.3. ĐỐI TƯỢNG KHƠNG PHẢI KÊ KHAI, KHƠNG TÍNH NỘP THUẾ GTGT
Có 7 trường hợp khơng phải kê khai, khơng tính nộp thuế GTGT:
6. Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách
kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc
giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khơng phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế
GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài
sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
7. Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong 6 trường hợp cụ thể: Thu đòi người thứ 3 của hoạt
động bảo hiểm; các khoản thu hộ khơng liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh
doanh....

13


4.3. CĂN CỨ TÍNH THUẾ GTGT

4.3.1.


Giá tính thuế GTGT

4.3.2. Thuế suất

14


4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ngun tắc:




Giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT;
Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản
phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng;





Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam.
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa
có thuế giá trị gia tăng.



Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu nhập đầu tiên cộng với thuế nhập khẩu (nếu có),
cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) (+) thuế bảo vệ mơi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được

xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.



Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia
tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
15


4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)

Ví dụ 1:
Cơng ty A nhập khẩu 100 chiếc điều hịa Daikin công suất 12.000 BTU của
Thái Lan. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu nhập đầu tiên là 220 USD/chiếc. Thuế suất
thuế nhập khẩu điều hòa là 10%. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của điều hòa là
10%; thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Tỷ giá 1 USD = 22.000 VNĐ.
Xác định thuế giá trị gia tăng mà công ty nộp cho số hàng nhập khẩu trên?

16


4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)

Đáp án ví dụ 1:
Thuế nhập khẩu phải nộp = 100 × 220 × 10% × 22.000 = 48.400.000
Thuế TTĐB phải nộp = (100 × 220 × 22.000 + 48.400.000) × 10% = 53.240.000
Thuế GTGT phải nộp = (100 × 220 × 22.000 + 48.400.000 + 53.240.000) × 10%
= 58.564.000 (VNĐ)

17



4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)

Ví dụ 2:
Cơng ty rượu A trong tháng 10/N có số liệu như sau:
Xuất bán 2.000 lít rượu trắng. Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 15.000
đồng/lít;
Xuất 100 lít rượu trắng phục vụ hội nghị cơng nhân viên chức;
Xuất 500 lít rượu trắng để sản xuất rượu mạnh;
Xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp?
Biết thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

18


4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)

Đáp án ví dụ 2:
500 lít rượu trắng xuất tiếp tục sản xuất sản phẩm nên không chịu thuế GTGT
Thuế GTGT phải nộp = (2.000 + 100) × 15.000 × 10% = 3.150.000 (đồng)

19


4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)
Cách tính giá tính thuế:




Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần
chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó, khơng bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.




Đối với gia cơng hàng hóa là giá gia cơng, chưa có thuế giá trị gia tăng.
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị cơng trình, hạng mục cơng trình hay phần cơng
việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao
thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao
gồm giá trị ngun vật liệu và máy móc, thiết bị.



Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng.

20


4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)
Cách tính giá tính thuế:

Ví dụ 3:
Cơng ty xe máy Nam Cường bán xe Leed theo 2 hình thức:




Trả ngay một lần, giá thanh tốn là 55 triệu đồng (trong đó thuế giá trị gia tăng là 5 triệu đồng).
Trả góp trong 12 tháng: Ngay khi nhận xe trả 30 triệu; số cịn lại trả đều 1,2 triệu đồng/tháng.


Hãy tính giá tính thuế đối với xe máy theo phương thức trả góp?

21


4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)
Cách tính giá tính thuế:

Đáp án ví dụ 3:
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với xe máy trả góp = 55 – 5 = 50 triệu (VNĐ)

22


4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)

Ví dụ 4:
Cơng ty A có 2 tầng nhà cho th. Khách hàng thuê tầng 2 trả tiền hàng tháng với
giá chưa thuế giá trị gia tăng là 25 triệu đồng. Khách hàng tầng 3, trả 6 tháng
một lần với giá chưa thuế giá trị gia tăng là 132 triệu đồng.
Trong tháng 6/N, cả hai khách hàng đều thanh toán tiền th thì:




Giá tính thuế đối với khách hàng tầng 2 là 25 triệu đồng;
Giá tính thuế đối với khách hàng tầng 3 là 132 triệu đồng.

23



4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)
Cách tính giá tính thuế:



Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị
gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.



Đối với hoạt động đại lý, mơi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu
được từ các hoạt động này, chưa có thuế giá trị gia tăng.



Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng loại chứng từ thanh tốn ghi giá thanh tốn là giá đã có thuế
giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo cơng thức:

Giá thanh tốn

Giá chưa có thuế
GTGT

=

1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

24



4.3.1. GIÁ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (tiếp theo)

Ví dụ 5:
Công ty xổ số tổng kết, trong tháng 9/N bán được 42.000 vé với giá bán là
3.500 đồng/vé. Hoa hồng đại lý là 500 đồng/vé.
Hãy tính giá tính thuế GTGT đối với 42.000 vé xổ số và giá tính thuế GTGT
hoa hồng đại lý?

25


×