Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu diễn biến hình thái và đề xuất giải pháp chỉnh trị cửa đà rằng, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 117 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
KHOA KỸ THUẬT BIỂN

BÁO CÁO TÓM TẮT

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN HÌNH THÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP CHỈNH TRỊ CỬA ĐÀ RẰNG, TỈNH PHÚ YÊN

Đề tài cấp cơ sở

Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thủy lợi
Chủ nhiệm đề tài: NCS. Phạm Thu Hương

Hà Nội, năm 2011


Mục lục
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan .......................................................................................................................... 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.......................................................................................... 4
1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 5
1.4. Sản phẩm của đề tài ........................................................................................................... 5
Chương 2. Phân tích các yếu tố động lực chính ảnh hưởng đến diễn biến cửa Đà Rằng .. 6
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực sông Ba và cửa Đà Rằng............................................. 6
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................................................... 6
2.1.2. Đặc điểm địa hình .......................................................................................................................... 6
2.1.3. Đặc điểm khí hậu ........................................................................................................................... 6
2.1.3.1.

Gió.......................................................................................................................................... 6



2.1.3.2.

Mưa ........................................................................................................................................ 7

2.1.3.3.

Bão và áp thấp nhiệt đới ........................................................................................................ 8

2.1.4. Đặc điểm thủy văn ......................................................................................................................... 9
2.1.4.1.

Dòng chảy .............................................................................................................................. 9

2.1.4.2.

Bùn cát sông Ba ................................................................................................................... 10

2.1.5. Đặc điểm hải văn ......................................................................................................................... 10
2.1.5.1.

Mực nước, thủy triều ............................................................................................................ 10

2.1.5.2.

Gió và sóng biển .................................................................................................................. 11

2.2. Đánh giá hiện trạng diễn biến cửa Đà Rằng .................................................................... 12
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến cửa Đà Rằng ......................................................... 15
2.3.1. Tương tác giữa các yếu tố động lực sông - biển .......................................................................... 15

2.3.2. Các hoạt động của con người trên lưu vực sông Ba .................................................................... 16

Chương 3. Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy luật diễn biến cửa Đà Rằng ........... 18
3.1. Bài toán nghiên cứu diễn biến cửa Đà Rằng ................................................................... 18
3.2. Mơ hình tốn ứng dụng cho cửa Đà Rằng ....................................................................... 18
3.2.1. Lựa chọn mơ hình ........................................................................................................................ 18
3.2.2. Giới thiệu các module tốn mơ hình MIKE21/3 FM COUPLE ................................................... 19

3.3. Ứng dụng mơ hình MIKE nghiên cứu diễn biến vùng cửa sông Đà Rằng ..................... 20
3.3.1. Thiết lập mơ hình cho vùng cửa sơng Đà Rằng ........................................................................... 20
3.3.2. Trường hợp tính tốn ................................................................................................................... 23
3.3.3. Kết quả tính tốn.......................................................................................................................... 23

2


3.3.4. Phân tích, đánh giá kết quả tính tốn .......................................................................................... 30

Chương 4. Định hướng và đề xuất giải pháp ổn định cửa Đà Rằng ................................. 32
4.1. Các giải pháp chỉnh trị tổng thể cho vùng cửa sông ........................................................ 32
4.2. Đề xuất giải pháp chỉnh trị cho cửa Đà Rằng .................................................................. 33
4.3. Kết quả tính tốn cho các giải pháp cơng trình ổn định cửa Đà Rằng ............................. 33
4.4. Phân tích kết quả và lựa chọn giải pháp chỉnh trị cửa Đà Rằng ...................................... 39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 41
5.1. Kết luận ........................................................................................................................... 41
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 43

3



Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1.

Tổng quan

Đà Rằng là một cửa sông quan trọng của tỉnh Phú Yên. Từ cuối mùa mưa năm 2006
đến nay, do nhiều năm liền khơng có trận lụt nào lớn nên cửa sông Đà Rằng liên tục bị
cát bồi lấp nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào
cửa. Trong những ngày biển động, sóng lớn đã làm cho cửa sơng tiếp tục bị cát bồi lấp
nghiêm trọng khiến cho hàng trăm tàu thuyền không thể xuất bến đi khai thác hải sản
hoặc khi trở về bị mắc cạn ở phía ngồi cửa sơng, khơng thể vào cảng để bán cá và
tiếp nhiên liệu. Tình trạng bồi lấp cửa biển làm cho lòng dẫn bị thu hẹp, lưu lượng
nước từ thượng nguồn đổ về với cường suất lớn, dòng chảy mạnh, khiến nhiều tàu
đánh cá bị trượt neo trôi tự do ra khơi. Sóng lớn làm các tàu va đập mạnh, đã có tàu bị
vỡ và chìm (tháng 3/2008) gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Cửa Đà Rằng là cửa sông lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố tự nhiên từ sơng
và ngồi biển cũng như phát triển kinh tế, xã hội với thành phố Tuy Hịa ngay sát vùng
cửa sơng và các cơng trình thủy lợi, giao thơng ngay thượng lưu cửa sông.
Các kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy hiện tượng xói lở vùng cửa sơng Đà Rằng
là hiện tượng địa động lực đặc biệt mang tính thiên tai khá phổ biến ở dọc bờ biển, nó
xảy ra là do tổng hòa các yếu tố tác động liên quan đến tiến hố tự nhiên của dải ven
biển cửa sơng và tác động của con người. Hiện tượng xói lở ở đây là do tổng hợp của
nhiều nguyên nhân. Trên cơ sở phân tích các tác nhân gây xói lở và hiện trạng xói lở
bờ biển có thể thấy rằng ngồi các yếu tố động lực biển như thủy triều, dòng ven bờ,

sóng,… cần phải xem xét đến các yếu tố tự nhiên từ trong sơng có tác động lên vùng
cửa sơng, đó là:
- Dịng chảy sơng Ba, đặc biệt là sự phân bố theo mùa lũ và cạn, các trận lũ lớn trong
năm có khả năng gây biến đổi địa hình vùng cửa sơng, vai trị của dịng chảy trong
sơng mùa cạn.
- Khả năng chuyển tải bùn cát từ thượng nguồn về vùng cửa sông, bùn cát trong sông
phụ thuộc vào nhiều yếu tố mặt đệm lưu vực.


- Quy luật vận chuyển bùn cát từ sông ra, vận chuyển bùn cát ven bờ, sự tương tác
giữa dòng chảy, bùn cát giữa sông và biển.
- Các yếu tố tự nhiên tác động đến vùng cửa Đà Rằng trong các mùa, trong đó các yếu
tố như gió và hướng gió thịnh hành, sóng và thủy triều.
- Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội vùng cửa sông và lân cận như cầu giao
thông, kè bảo vệ bờ, phát triển các khu nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản
biển,…đặc biệt là hệ thống các cơng trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện lớn như
Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông Hnăng, Ayun Hạ và cụm hồ An Khê – Kanak.
Vì vậy, việc nghiên cứu về giải pháp hồn chỉnh đảm bảo thốt lũ vào mùa mưa và
khơi thơng luồng chống bồi lấp vào mùa khô để chỉnh trị cửa sông và bờ biển cửa Đà
Rằng là vấn đề rất cần thiết. Do vậy, đề tài: “Nghiên cứu diễn biến hình thái và đề xuất
giải pháp chỉnh trị cửa Đà Rằng, tỉnh Phú Yên” được chọn nhằm nghiên cứu diễn biến
dịng chảy khu vực cửa sơng và định hướng đề xuất các giải pháp ổn định cửa sông
miền Trung, đặc biệt cho cửa Đà Rằng, tỉnh Phú Yên.

1.3.

Phương pháp nghiên cứu

Trong q trình triển khai đề tài, chúng tơi sẽ sử dụng các loại phương pháp nghiên
cứu như sau:

1. Phương pháp thống kê.
2. Phương pháp mơ hình tốn (mơ hình MIKE21) để mơ phỏng q trình thủy động
lực học ở vùng cửa sông, ven biển, dự báo diễn biến xói lở, bồi tụ, chuyển dịch của
các cửa sơng. Đặc biệt khi đưa ra các giải pháp chỉnh trị có thể thay đổi rất nhiều
kịch bản khác nhau.

1.4.

Sản phẩm của đề tài

- Các báo cáo chuyên đề.
- Báo cáo tổng kết.
- Bài báo khoa học: 01 bài báo trên tạp chí nước ngồi.
- Kết quả đào tạo: Hướng dẫn 02 sinh viên khoa Kỹ thuật Biển - Đại học Thủy Lợi làm
chuyên đề hoặc đồ án tốt nghiệp trong quá trình thực hiện đề tài.

5


Chương 2. Phân tích các yếu tố động lực chính ảnh hưởng đến
diễn biến cửa Đà Rằng
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực sông Ba và cửa Đà Rằng
2.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sơng Ba là một trong những lưu vực lớn nhất khu vực miền Trung, với
tổng diện tích lưu vực là 13.900 km2, phía bắc giáp lưu vực sơng Trà Khúc, phía tây và
nam giáp lưu vực sơng Cái Nha Trang và sơng Srepk, phía đông giáp lưu vực sông
Kone, sông Kỳ Lộ và biển Đơng.
Sơng Ba là dịng sơng lớn có chiều dài 374 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô (kon
Tum) cao 1.549 m chảy qua tỉnh Kon Tum và Gia Lai theo hướng bắc nam, bắt đầu
chuyển sang hướng tây bắc - đông nam từ huyện Krông Pa của Gia Lai rồi hướng tây

đông từ địa phận tỉnh Phú Yên, cuối cùng đổ vào biển Đông ở cửa biển Đà Rằng ngay
thành phố Tuy Hịa.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh Phú Yên khá phức tạp với phần diện tích đồi núi chiếm khoảng 70%
diện tích tồn tỉnh. Do vị trí địa lý và ảnh hưởng của địa hình mà vùng hạ du lưu vực
sông Ba thường xuyên chịu tác động của các yếu tố tự nhiên như mưa, gió, sóng, bão,
áp thấp nhiệt đới, phân bố bồi tích khơng đều … gây nên lũ lụt, bồi lấp, xói lở khu vực
cửa sơng. Ngồi ra, những tác động của con người như khai thác không hợp lý tài
nguyên rừng, khoanh đắp các đầm ni hải sản, các cơng trình dân sinh, thủy lợi, thủy
điện… làm thay đổi chế độ dòng chảy và lượng bùn cát từ sơng đổ ra biển. Phía
thượng nguồn rừng bị tàn phá làm suy thoái và cạn kiệt dịng chảy mùa khơ ở hạ lưu
dẫn đến hậu quả mơi trường vùng ven biển như suy thối hệ sinh thái, giảm nguồn lợi
thuỷ sản, thay đổi vận chuyển bùn cát của sông, nhiễm mặn và suy giảm chất lượng
nước,…
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
2.1.3.1. Gió
Vào mùa đơng (từ tháng X, XI đến tháng III, IV năm sau) gió ở khu vực Phú Yên
và cửa Đà Rằng có hướng thịnh hành nhất là Bắc, tập trung chủ yếu vào góc từ 0 - 90o
6


(từ Bắc đến Đơng), vùng đồng bằng ven biển gió Bắc thịnh hành nhất trong mùa mưa
với tần suất 50 – 60%. Sau đó là gió Đơng Bắc với tần suất 30 - 45%. Tháng đầu và
cuối mùa đơng, gió Đông Bắc thường chiếm ưu thế nhất trong các hướng. Vào cuối
mùa đơng cịn có gió Đơng với tần suất dưới 30%.
Bảng 2. 1: Tần suất (%) và hướng gió thịnh hành khu vực Phú Yên
Tháng\Trạm

Tuy Hoà


Miền Tây

Sơn Hoà

I

N - 63,3

NE - 60,4

E - 36,4

II

N - 51,4

NE - 57,6

E - 43,4

III

N E - 30,2

NE - 51,0

E - 42,3

IV


E - 37,8

NE - 41,1

E - 35,3

V

E - 32,3

W - 35,2

W - 31,1

VI

W - 45,2

W - 48,4

W - 31,1

VII

W - 44,6

W - 60,6

W - 64,0


VIII

W - 58,5

W - 64,2

W - 63,7

IX

W - 29,6

W - 51,4

W - 45,5

X

NE - 44,7

NE - 52,8

E - 28,5

XI

N - 50,5

NE - 69,1


NE - 31,2

XII

N - 63,8

NE - 66,0

NE - 40,3

Mùa hạ (từ tháng IV, V đến tháng IX, X) gió thịnh hành nhất trong mùa thiên về
hướng Tây, tập trung vào góc từ 225o - 270o (từ Tây Nam đến Tây). Vào đầu mùa hạ,
hầu khắp vùng thấp tỉnh Phú n đều thịnh hành gió Đơng với tần suất 30 - 35%, cịn
vùng cao là gió Đơng Bắc với tần suất trên 40%. Suốt từ tháng VI đến tháng IX gió
mùa mùa hạ phát triển mạnh, tồn lãnh thổ Phú Yên thịnh hành gió Tây với tần suất 30
- 65%, tháng VIII tần suất gió Tây lớn nhất trong năm. Từ cuối tháng IX, gió mùa mùa
hạ bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái, đồng thời cũng là thời kỳ tranh chấp của hai thứ
gió mùa.
Có thể nói chế độ gió ở Phú Yên thể hiện hai mùa rõ rệt, mùa mưa là thời kỳ thịnh
hành một trong ba hướng gió Bắc, Đơng Bắc và Đơng, mùa khô là thời kỳ thịnh hành
một trong ba hướng Tây, Tây Nam và Đông.
2.1.3.2. Mưa
a) Mưa năm
7


Mưa là một yếu tố chính của khí hậu, thủy văn, là một trong những thành phần của cán
cân nước. Phú n có một nền nhiệt độ cao thì mưa là nhân tố quan trọng chi phối thời
vụ, cơ cấu cây trồng, năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các
vùng sản xuất còn lệ thuộc vào nước trời. Lượng mưa trung bình nhiều năm biến đổi

từ 1300 mm đến 2200 mm, mưa ít nhất tại các vùng khuất gió như Cheo Reo, Phú Túc
và mưa nhiều nhất là thượng nguồn sông Hinh và thượng nguồn sơng Ba.
b) Mưa sinh lũ
Đối với nước ta nói chung và Phú Yên nói riêng, lũ sinh ra, chủ yếu là do mưa rào
(> 50 mm/ngày), bao trùm trên diện rộng. Mưa ở đây có liên quan đến sự phát triển
của những nhiễu động thời tiết như: bão, dải hội tụ nhiệt đới, Front, đường dứt, rãnh
thấp v.v... Mưa sinh lũ có lượng và cường độ khá lớn, lượng mưa ngày lớn nhất trong
mùa lũ trung bình từ 190 - 300 mm, cá biệt có nơi lên tới 674 mm/ngày (sơng Hinh
1981), 567 mm/ngày (Tuy Hịa 1992), 629 mm/ngày (Tuy Hòa 1993).
c) Mưa trong mùa cạn
Từ tháng I, lượng mưa trong tỉnh chỉ chiếm tỉ lệ từ 1 - 3% lượng mưa năm, mùa khô
thực sự bắt đầu. Các tháng II, III, IV lượng mưa rất thấp, thấp nhất là tháng II, trung
bình chỉ chiếm dưới 1% lượng mưa năm. Từ tháng V đến tháng VIII tuy lượng mưa có
tăng lên do có mưa tiểu mãn, đơi khi gây ra lũ tiểu mãn, nhưng vẫn chưa vượt qua 100
mm/tháng, tỉ lệ mưa tháng còn dưới 8,3% chưa đủ tiêu chuẩn mùa mưa lũ.
2.1.3.3. Bão và áp thấp nhiệt đới
Phần lớn các cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Phú Yên hay các tỉnh ven biển lân cận
nhưng ảnh hưởng đến Phú Yên đều gây ra mưa lớn, lượng mưa thường từ 100 đến 500
mm. Các vùng ven biển có núi thì lượng mưa bão thường rất lớn. Ở Phú Yên có trận
mưa bão đạt tới 600 - 700 mm, chẳng hạn cơn bão số 7 ngày 24/IX/1977, tại trạm Tuy
Hòa đo được tổng lượng mưa 693 mm, riêng ngày 24/IX mưa tới 438 mm. Cơn bão số
6 ngày 23/X/1992 đổ bộ vào Tuy An đã gây mưa lớn hầu khắp các nơi, tại trạm Tuy
Hòa đo được 688 mm và lượng lnưa ngày 23/X đạt 567 mm, kỷ lục mưa ngày lớn nhất
do bão 17 năm nay.
Có thể nói, Phú Yên tuy là một trong những tỉnh ven biển nằm trong khu vực đón
bão, song bão khơng nhiều như Bắc Trung Bộ và miền Bắc, và xen kẽ có năm không
8


có bão. Địa hình của tỉnh Phú n đóng vai trò quan trọng trong chế độ mưa của bão.

Lượng mưa do bão đem tới đã góp phần làm cho tổng lượng mưa toàn mùa thêm
phong phú, nhưng mưa bão kết hợp địa hình dốc ngắn đã làm cho các trận lũ trở nên
phức tạp hơn trong suốt cả mùa.
2.1.4. Đặc điểm thủy văn
2.1.4.1. Dòng chảy
Vào mùa mưa, dòng chảy lũ sơng Ba có tác động rất lớn đến diễn biến cửa Đà
Rằng, một mặt phá vỡ và đẩy bùn cát bị bồi lấp ở cửa sông trong thời kỳ mùa khô, mặt
khác mang lượng bùn cát đáng kể từ thượng lưu về để phân bố lại ở vùng cửa sông.
Theo số liệu thống kê gần 100 năm qua, tại Củng Sơn (diện tích lưu vực F=12.410
km2) đã xảy ra 3 trận lũ có đỉnh trên 20.000 m3/s, đó là lũ năm 1938 có Q max =
24.000m3/s, lũ năm 1964 có Q max = 21.850m3/s, và lũ 1993 có Q max = 20.700 m3/s.
Thời gian duy trì các trận lũ sơng Ba thường chỉ 3 đến 5 ngày, biên độ lũ cao, cường
suất nước lũ lớn, thời gian lũ lên ngắn, dạng lũ đỉnh nhọn. Tổng lượng lũ 1 ngày lớn
nhất chiếm tới 40-50% tổng lượng của toàn trận lũ. Lũ lớn tập trung vào hai tháng X
và XI, chiếm 81-88% tổng số các trận lũ trong năm.
Bảng 2. 2. Phân phối dịng chảy bình qn nhiều năm tuyến Củng Sơn, sông Ba
Trạm TV

Năm

Tháng
I

II

III

IV

V


VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Củng Sơn
145,6 85,0 54,0 48,2 85,8 130,5 131,3 231,3 358,4 741,7 451,4 846,0 334,6
(m3/s)
(%)

3,96 2,23 1,59 0,89 2,85 1,27

1,9

14,4

12,0 14,24 11,46 33,6

100,0


Trong khi đó, dịng chảy mùa khơ thường từ tháng I đến tháng VIII hoặc IX. Từ
cuối tháng XlI đến tháng I, dịng chảy trên các sơng được hình thành chủ yếu là do
thành phần nước trữ lại từ mùa mưa trước đó cung cấp, thường giảm xuống nhanh
chóng, đến tháng IV đạt giá trị trung bình nhiều năm thấp nhất chỉ chiếm khoảng 2 %
dòng chảy năm. Từ tháng V đến tháng VIII, nhờ có mưa lũ tiểu mãn, mùa Tây Nguyên
và mưa sớm đầu mùa, nên tỉ lệ dòng chảy tăng lên song vẫn còn dưới 8,3% là chỉ tiêu
mùa khô.

9


Dịng chảy có vai trị chuyển tải bùn cát trong sông từ thượng nguồn về cửa sông
gây ra bồi lấp, xói lở. Sơng Ba có những đặc trưng dịng chảy và bùn cát rất đáng quan
tâm. Chỉ xét tại Củng Sơn, tuyến đo thủy văn cuối cùng trên sông Ba, dịng chảy trong
năm phân bố rất khơng đều, chỉ ba tháng lớn nhất mùa lũ (X-XII) lượng dòng chảy đã
chiếm gần 50% lượng dòng chảy cả năm, riêng tháng XII chiếm tới 33,6% so với cả
năm. Ba tháng nhỏ nhất mùa kiệt (II-IV) chỉ chiếm chưa đến 4,0% so với cả năm
(bảng 2.1). Trong đó dịng chảy của hai thời kỳ lũ và kiệt của sơng Ba có tầm đặc biệt
quan trọng đối với diễn biến cửa Đà Rằng.
2.1.4.2. Bùn cát sơng Ba
Bùn cát sơng ngịi là một trong những yếu tố thủy văn đặc biệt quan trọng đối với
ổn định lịng sơng, cửa sơng. Cùng với dịng chảy trong sông Ba là hàm lượng bùn cát,
đây là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến lượng bùn cát tới cửa Đà Rằng, lượng bùn cát
này cũng thay đổi rất lớn theo thời gian trong năm. Các kết quả phân tích thống kê cho
thấy độ đục (hàm lượng bùn cát) trung bình nhiều năm của sơng Ba tại Củng Sơn là
228,0 g/m3 nước. Trong đó tháng cao nhất là tháng X đạt tới 294,2 g/m3, tháng thấp
nhất là tháng III chỉ có 18,3 g/m3, chênh nhau tới 16 lần (bảng 2.3).
Bảng 2. 3. Độ đục trung bình nhiều năm tuyến Củng Sơn, sông Ba
Tháng


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

ρ (g/m3) 27,8 20,9 18,3 26,8 118,5166,0 142,0 202,5 216,1 294,2 239,1 92,3 228,0

2.1.5. Đặc điểm hải văn
2.1.5.1. Mực nước, thủy triều

Căn cứ vào số liệu đo đạc thủy văn tại trạm Phú Lâm ở thượng lưu cửa Đà
Rằng, từ 1977 đến 1991 (17 năm), nghiên cứu số liệu các tháng mùa khô (I-IV) cho
thấy: Thủy triều ở đây là nhật triều không đều với số ngày nhật triều trong tháng từ 17
- 26 ngày, vào các ngày nước kém thường có thêm một con nước nhỏ trong ngày. Cụ
thể tháng I có 26 ngày nhật triều, tháng II có 19 ngày, tháng III có 18 ngày và tháng IV
có 17 ngày. Như vậy số ngày nhật triều giảm dần từ tháng I đến tháng IV.

10


Bảng 2. 4: Trung bình thời gian triều dâng và thời gian triều rút (giờ, phút)
Tháng

I

II

III

IV

Thời gian triều dâng

13:24

12:42

12:30

13:00


Thời gian triều rút

11:76

11:24

11:24

11:00

Thời gian chênh lệch

1:48

1:18

1:06

2:00

Thời gian triều dâng thường lâu hơn thời gian triều rút 1 - 2 giờ, đây là điểm đặc
biệt của chế độ triều vùng này: thuận lợi cho việc sử dụng nước dâng để tưới ruộng và
đưa tàu thuyền vào cảng, vào sông; tuy nhiên cũng ảnh hưởng đến lũ dâng và mặn sâu
hơn. Theo số liệu thực đo, có thể thấy rõ tính chất khơng đều của thủy triều qua đường
quá trình mực nước tổng hợp tại trạm Tuy Hịa trên hình 2.1.

Hình 2. 1: Q trình mực nước tại trạm thủy văn Tuy Hịa
Từ ngày 01/6/2008 đến ngày 01/7/2008
2.1.5.2. Gió và sóng biển

Khu vực ngoài khơi cửa Đà Rằng, do bị ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc (NE) và
Tây Nam (SW) nên tương ứng với chúng là 2 hướng sóng thịnh hành NE và SW. Từ
tháng I đến tháng IV, hướng sóng thịnh hành là NE. Độ cao trung bình của 2 hướng
sóng trên trong khoảng thời gian này là 1,0 m và cực đại là 4,0 m. Từ tháng V đến
tháng IX, hướng sóng chủ đạo là SW với độ cao trung bình là 0,8 đến 1,0 m và lớn
nhất là 3,5 m. Từ tháng X đến tháng XII, thịnh hành là hướng sóng N và NE với độ
cao trung bình là 0,9 m và độ cao lớn nhất biến đổi từ 3,5 đến 4,0 m. Nhìn chung, chế
11


độ sóng trong mùa hè khơng ổn định và độ lớn nhỏ hơn so với mùa đơng. Biểu đồ hoa
sóng biểu diễn chế độ sóng ngồi khơi khu vực Tuy Hịa như hình 2.4.
Trên thực tế, đường bờ biển khu vực nghiên cứu chạy theo hướng NE – SW nên chủ
yếu chịu tác động của sóng hướng N, NE và E. Trong đó hướng sóng NE chiếm ưu thế
hơn 2 hướng sóng N và E cả về độ cao lẫn tần suất xuất hiện.
2.2. Đánh giá hiện trạng diễn biến cửa Đà Rằng
Các kết quả khảo sát, nghiên cứu gần đây cho thấy vùng hạ lưu sông Ba từ Phú Sen
cho đến cửa sông Đà Rằng dài gần 20 km bị bồi cát rất mạnh. Trong vòng 10 năm trở
lại đây đoạn sơng này nhiều chỗ có bề rộng từ 1,57 ÷ 2,5 km, về mùa khơ dịng chảy
bị thu hẹp cịn 10 ÷ 15 m cịn lại nhiều đoạn chỉ thấy lịng sơng là dải cát trải rộng ra 2
phía và kéo dài cho đến cửa sơng Đà Rằng.

Hình 2. 2: Bồi lấp cửa Đà Rằng (7/2007)

Hình 2. 3: Phân vùng khu vực cửa Đà Rằng

12


Phân tích diễn biến lịng sơng và cửa Đà Rằng khu vực thành phố Tuy Hồ cho thấy

lịng sơng được chia ra làm hai lạch chính, lạch phía trái lịng dẫn có độ sâu lớn hơn so
với lạch phía phải nhưng độ rộng lòng dẫn cũng chỉ khoảng 105m nên dịng chảy ở
đây có tốc độ lớn hơn. Trầm tích đáy lịng dẫn sơng của lạch này là bùn cát màu đen
đơi chỗ có bãi cát nằm rải rác ven bờ lạch. Lịng dẫn phía phải từ ngưỡng cửa tới cầu
Đà Rằng có độ sâu xấp xỉ trên dưới 1 m, độ rộng tới trên 500 m, đây là khu vực lịng
dẫn có nhiều bãi cát tích tụ được lộ ra vào lúc triều rút.
Bãi chắn cửa sông Đà Rằng ít bị phá vỡ hay di chuyển vị trí mà chỉ nổi cao lên dưới
mặt nước hoặc hạ thấp xuống khỏi mặt nước, do đó có thể nói các yếu tố động lực
sơng biển ở cửa Đà Rằng có mức độ khá ổn định.

Hình 2. 4a: Độ sâu khu vực Hình 2-7b: Độ sâu khu vực
cửa Đà Rằng tháng

cửa Đà Rằng tháng 7/2008

Hình 2-7c: Độ sâu khu
vực cửa Đà Rằng tháng

10/2007

5/2009

Theo số liệu khảo sát từ năm 2007 đến 2009 của đề tài KC08-07/06-10 cho khu vực
cửa Đà Rằng, xác định được biến động địa hình đáy khu vực cửa Đà Rằng theo các
năm. Để xác định lượng bồi xói, chia khu vực cửa Đà Rằng thành 4 vùng khác nhau
gồm: trong sông, luồng cửa sông, bờ phải và bờ trái (hình 2.6).
Kết quả phân tích và tính tốn cho thấy diễn biến địa hình đáy như hình 2.7a, b,c.
Giai đoạn từ tháng 10/2007 đến tháng 07/2008: Trong thời gian này khu vực ven
biển cửa Đà Rằng có sự bồi lên khá lớn. Vùng trong sơng có hiện tượng bồi xói xen
kẽ, khu vực bị xói là một dải nằm sát bờ trái của sơng Đà Rằng, nơi xói mạnh nhất đạt

tới gần 4,0 m, khu vực bồi mạnh nằm ở phía bờ phải gần cửa sơng, tạo thành một doi
cát chắn ngang cửa sơng. Mức độ bồi xói trung bình của cả vùng là -0,65 m với tổng
13


lượng bồi xói là -827.371 m3, tương đương với lượng bồi xói trung bình năm là 165.474 m3/năm. Lượng bồi xói trong các vùng trình bày cụ thể trong bảng 2.7.
Bảng 2.5: Lượng bồi xói khu vực cửa sơng Đà Rằng (10/2007 - 07/2008)
Xói đáy
lớn nhất
2
(m )
∆ xói- max (m)
Trong sơng 1.279.374
-3,89
Luồng
831.432
-1,71
Bờ trái
704.229
-2,19
Bờ phải
752.513
-0,42
Tổng:
Vùng

Diện tích

Bồi đáy
lớn nhất

∆ bồi - max (m)
2,47
2,43
3,62
2,23

Bồi - xói
trung bình
(m)
-0,65
0,61
0,40
1,01

Tổng lượng
bồi xói
W bồi - xói (m3)
-827.371
400.672
334.324
754.283
661.908

Ghi chú: (+) là bồi; (-) là xói.

Giai đoạn từ tháng 07/2008 đến tháng 05/2009: Kết quả cho thấy, trong thời gian
gần đây, vùng ven biển cửa sơng Đà Rằng có xu thế bồi lên, nhất là khu vực phía trái
và phía phải của luồng. Vùng trong sơng đang xây dựng cầu Hùng Vương nên có bồi
xói xen kẽ, nơi xói mạnh nhất đạt mức -4,73 m ở sát bờ trái nơi gần móng cầu Hùng
Vương. Khu vực bồi mạnh nằm gần giữa sơng Đà Rằng và phía sát bờ phải gần cửa

sơng. Mức độ bồi xói trung bình của cả vùng là 0,14 m với tổng lượng bồi xói là
114.834 m3. Biến động địa hình đáy các vùng có thể thấy trên hình2.8. Tại bốn vùng
cửa sơng, lượng bồi – xói trong giai đoạn này được thống kê trong bảng 2.8.

Hình 2.5a: Biến động địa hình đáy khu

Hình 2.8b: Biến động địa hình đáy

vực cửa Đà Rằng (10/2007 - 07/2008)

khu vực cửa Đà Rằng (7/2008 05/2009)

14


Bảng 2. 6: Lượng bồi xói khu vực cửa sơng Đà Rằng (07/2008 - 05/2009)
Diện tích
Vùng
(m2)
Trong sơng
Luồng
Bờ trái
Bờ phải

1.279.374
831.432
704.229
752.513

Xói đáy

Bồi đáy
Bồi – xói Tổng lượng
lớn nhất
lớn nhất
trung bình
bồi xói
∆ xói- max
(m)
W bồi - xói (m3)
∆ bồi - max (m)
(m)
-4,73
4,00
0,14
114.834
-4,76
5,30
0,59
856.816
-1,88
3,49
0,67
538.967
-1,91
3,00
0,06
168.750
Tổng:
1.679.367
Ghi chú: (+) là bồi; (-) là xói.


Nhận xét về hiện trạng bồi - xói khu vực bờ biển cửa sơng Đà Rằng:
(1)- Trong giai đoạn từ tháng 10/2007 đến tháng 5/2009, mức độ bồi lấp của cả khu
vực là không lớn. Bị bồi lấp mạnh nhất gần cửa sông, chủ yếu là phía bờ phải, mức độ
bồi lấp trung bình đạt tới 0,5 - 0,6 m/năm.
(2)- Bờ phải của cửa Đà Rằng đã hình thành doi cát chắn ngang làm hẹp cửa sông
và hạn chế sự đi lại của tàu thuyền, cuối năm 2006 đầu năm 2007, 700 tàu đánh cá xa
bờ bị mắc kẹt, không thể ra vào cảng cá phường 6 - trung tâm mua bán cá ngừ đại
dương lớn nhất duyên hải miền Trung.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến cửa Đà Rằng
2.3.1. Tương tác giữa các yếu tố động lực sông - biển
Khu vực cửa sông là nơi chịu ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố thủy động lực
biển và sông nên biến động mạnh mẽ nhất. Các yếu tố thủy động lực như dịng chảy và
lượng bùn cát từ thượng nguồn sơng cũng như các q trình động lực biển như sóng,
dịng ven và dịng triều sẽ gây ra q trình vận chuyển bùn cát dọc bờ và ngang bờ.
Các yếu tố động lực sơng - biển tại khu vực cửa sơng có ý nghĩa quyết định đối với
biến động hình thái cửa sông và dải ven biển lân cận.
Các yếu tố động lực sơng chủ yếu là dịng chảy, bùn cát sơng. Hai yếu tố này lại
phụ thuộc vào mưa và điều kiện lưu vực sông, đặc biệt là mưa lớn trong mùa mưa có
tác động rất lớn đến bào mịn lưu vực, chuyển vận bùn cát trong sông. Vào mùa khô
(từ tháng I đến tháng VIII) dịng chảy trong sơng có lưu lượng tương đối nhỏ, cửa sông
bị ảnh hưởng chủ yếu của dòng triều và dòng ven, chủ yếu chịu ảnh hưởng của gió
15


mùa Tây Nam. Dịng chảy có lưu tốc khá nhỏ nên ở khu vực cửa sông các bãi bồi phát
triển làm thu hẹp lịng sơng và bồi lấp khu vực cửa sơng.
Các yếu tố từ biển như gió, sóng do gió và thủy triều, dịng triều là những ngun
nhân rất cơ bản tác động đến diễn biến cửa Đà Rằng. Trong đó bão đóng vai trị rất lớn
gây ra những diễn biến đột xuất của cửa sơng, chỉ tính riêng khu vực từ Bình Định đến

Ninh Thuận trong vịng 45 năm qua (1961-2006) đã chịu ảnh hưởng của 45 cơn bão
chiếm tới 21,2% số bão ảnh hưởng toàn khu vực ven biển miền Trung.
Dịng chảy ven bờ đóng vai trị chính phân bố lại bùn cát từ sơng đưa ra và vận
chuyển bùn cát được sóng bứt khỏi bờ đến vị trí khác. Dịng triều có tính nghịch thuận
và do vậy có tác động tổng hợp vận chuyển bùn cát bằng không sau mỗi chu kỳ triều.
2.3.2. Các hoạt động của con người trên lưu vực sông Ba
Lưu vực sông Ba có tiềm năng kinh tế lớn, hơn hai mươi năm qua rất nhiều hoạt
động của con người đã được thực hiện, trong đó có thuỷ điện, thuỷ lợi tưới tiêu phục
vụ phát triển nông nghiệp. Các hoạt động này được phân tích đánh giá trên quan điểm
xem xét tác động của chúng đến vùng hạ lưu và cửa sông.
2.3.2.1. Các hoạt động mang tính quản lý vùng cửa sơng ven biển
Các hoạt động mang tính quản lý như quy hoạch phát triển các ngành trong vùng
chưa hợp lý, có tính chồng chéo và mâu thuẫn ảnh hưởng đến cửa sơng, ví dụ giữa bảo
vệ bờ, chống xói lở của ngành thủy lợi với nạo vét luồng lạch của giao thông thủy,
đánh bắt hải sản hay giữa bảo vệ môi trường, bảo vệ bờ biển với phát triển nuôi trồng
thủy sản, phát triển du lịch vùng ven biển,... Thực tế những hoạt động quy hoạch, phát
triển và quản lý giữa các ngành còn thiếu đồng bộ (kể cả năng lực chuyên môn và
quản lý) nên thường tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến diễn biến
vùng cửa sơng.
2.3.2.2. Các cơng trình thủy lợi trên lưu vực sơng Ba
Các hồ chứa thượng lưu có các tác động đáng kể đến hạ lưu, làm thay đổi chế độ
dòng chảy hạ lưu, cụ thể là giảm lưu lượng đỉnh lũ do điều tiết và tăng dịng chảy
trong mùa khơ (chủ yếu là hồ thủy điện). Hồ chứa sẽ giữ lại một phần lớn lượng bùn
cát lơ lửng của sông, làm cho dịng chảy xuống hạ lưu có lượng bùn cát nhỏ đi, đặc
biệt trong mùa mưa khi hàm lượng bùn cát thượng lưu về lớn.
16


Các cơng trình thuỷ lợi đã gây ra sự suy giảm về lượng và chất lượng nước mặt của
lưu vực sông, giảm đỉnh lũ trong mùa mưa và giảm thiểu hạn kiệt trong mùa khô. Sau

các đập thuỷ lợi, thuỷ điện đến khoảng 6 – 7 km là hiện tượng chết của các dịng sơng
do sự điều tiết của các cửa xả thuỷ điện.
Các cơng trình thủy lợi trên lưu vực sông Ba đã tác động làm gia tăng hiện tượng
xói lở bãi bồi cửa sơng ven biển và ở đây chính là tác động trực tiếp tới cửa sơng Đà
Rằng và thành phố Tuy Hoà.
2.3.2.3. Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác
Ngồi các cơng trình khai thác tài nguyên nước ở thượng lưu, ngay tại khu vực hạ
lưu và cửa Đà Rằng đã có nhiều cơng trình xây dựng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Ngoài ra khai thác rừng trên lưu vực làm diện tích rừng bị suy giảm khơng chỉ về diện
tích mà cịn bị suy thối về chất lượng. Đây là ngun nhân cơ bản tác động đến vùng
ven biển cửa sông; mặt khác, lớp thảm phủ bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng
cũng là một trong những tác nhân gây lũ lụt, hạn kiệt và xói lở bồi tụ bờ biển và bồi
lấp cửa sông Đà Rằng.
Bên cạnh các đóng góp tích cực về nhiều mặt, việc xây dựng các cơng trình thủy
nơng, giao thơng kể cả cơng trình dân sinh kinh tế ở mức độ khác nhau đã có những
tác động tiêu cực, trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ cho các q trình xói lở - bồi tụ bờ
biển, bờ sông. Các đập ngăn, hồ chứa đầu nguồn thường làm biến đổi cơ bản dòng
chảy và lượng phù sa đưa về hạ du, đặc biệt là gây ra xói lở mạnh mẽ hơn so với lúc
chưa có đập ngăn, hồ chứa.
Thiên tai thường xuyên xảy ra ở ven biển Miền Trung, trong đó chủ yếu là bão, lũ,
hạn hán đã gây ra nhiều thiệt hại về người và của, gây sạt lở, bồi lấp các vùng cửa
sơng, bờ biển. Các yếu tố tự nhiên như sóng, gió, bão, dịng chảy… là những nhân tố
động lực chủ yếu gây nên sự biến đổi hình thái đường bờ. Việc nghiên cứu, tính tốn
định lượng các thơng số này là rất cần thiết trong việc đề xuất, lựa chọn giải pháp ổn
định cửa sông.

17


Chương 3. Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy luật diễn biến

cửa Đà Rằng
3.1. Bài toán nghiên cứu diễn biến cửa Đà Rằng
Trong những năm gần đây với xu thế gia tăng mức độ khắc nghiệt của bão, lũ và
hạn hán cùng với phát triển nhanh các hoạt động kinh tế, xã hội trong khu vực ven
biển miền Trung nói chung và cửa Đà Rằng nói riêng đang làm gia tăng sự mất ổn
định các vùng cửa sông.
Riêng với cửa Đà Rằng, tình hình bồi lấp trong mùa khơ và xói lở trong mùa
mưa, thậm chí ngay cả mùa khô đã đến mức phải quan tâm nghiên cứu. Việc tính
tốn dự báo biến đổi đường bờ phụ thuộc vào cán cân vận chuyển bùn cát tại khu
vực nghiên cứu. Do đó để nghiên cứu diễn biến cửa Đà Rằng phải xuất phát từ các
nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới cân bằng bùn cát vùng cửa sông theo các thời kỳ
khác nhau, với các điều kiện cụ thể khác nhau. Bài toán đặt ra là phải xác định được
phạm vi của khu vực nghiên cứu, từ đó nghiên cứu các điều kiện biên, lựa chọn mơ
hình tính tốn, nghiên cứu sự tương tác động lực giữa các điều kiện trong sơng và
ngồi biển, xác định điều kiện cân bằng và vận chuyển bùn cát.
3.2. Mơ hình tốn ứng dụng cho cửa Đà Rằng
3.2.1.

Lựa chọn mơ hình

Trên thế giới đã có nhiều mơ hình biến đổi đường bờ dạng phần mềm tính tốn
hồn thiện như MIKE 21, LIPACK (Đan Mạch), GENESIS (Mỹ), DELFT3D (Hà
Lan), SAND94 (Ba Lan), NPM (Anh) v.v. .
Trong đề tài lựa chọn mơ hình MIKE vì bộ phần mềm MIKE bao gồm một số
module tính dịng chảy thông dụng chuyên sử dụng để mô phỏng và tính tốn
trường dịng chảy, trường sóng, sự vận chuyển bùn cát, chất lượng nước.... cho vùng
sông lục địa, cửa sông, vịnh và các vùng ven biển. Đặc biệt, trong mô hình tích hợp
MIKE21/3 COUPLED MODEL FM, có tích hợp module MIKE21 ST là mơ hình
chun nghiệp để xử lý các vấn đề liên quan đến vận chuyển và bồi xói các hạt cát
rời rạc dựa vào các nghiên cứu của các tác giả: Deigaard, R., Fredsøe, J., và

Hedegaard, I.B (1986).


Mơ hình kết hợp MIKE21/3 FM Couple do DH Water & Environment phát
triển là một hệ thống mơ hình động lực có thể áp dụng cho vùng cửa sơng, ven biển
và trong sơng. Mơ hình bao gồm các module: Module dòng chảy, module tải
khuếch tán, module chất lượng nước và sinh thái học, module vận chuyển bùn cát
và module phổ sóng. Do khả năng tích hợp các q trình động lực tự nhiên để cho
kết quả khá phù hợp với thực tế nên đề tài đã chọn mơ hình MIKE21/3FM
COUPLED để mô phỏng diễn biến đường bờ khu vực cửa Đà Rằng tỉnh Phú n.
3.2.2.

Giới thiệu các module tốn mơ hình MIKE21/3 FM COUPLE

Các module trong MIKE 21 FM COUPLE bao gồm: (hình 3.1)

- Module thủy động lực học (MIKE21/3 HD) để xác định trường dòng chảy và
trường độ sâu cột nước.

- Module phổ sóng (MIKE21/3 SW) để xác định trường sóng và ứng suất sóng.
- Module vận chuyển bùn cát và bồi xói (MIKE21/3ST) để mơ phỏng q trình
diễn biến hình thái và tính vận chuyển bùn cát rời.

Hình 3. 1. Các module mơ hình MIKE21/3 COUPLED MODEL FM

19


3.3. Ứng dụng mơ hình MIKE nghiên cứu diễn biến vùng cửa sơng Đà Rằng
3.3.1.


Thiết lập mơ hình cho vùng cửa sơng Đà Rằng

Số liệu địa hình: Điều kiện địa hình khu vực nghiên cứu là một trong những điều
kiện đầu vào quan trọng khơng thể thiếu được để tính toán. Dựa trên điều kiện này
để thiết lập được miền tính tốn. Trong tính tốn của khu vực nghiên cứu đã sử
dụng bản đồ DEM ETOPO2 cho tồn biển Đơng để trích ra số liệu của khu vực
nghiên cứu đồng thời nhằm đảm bảo điều kiện nước sâu khi tính tốn lan truyền
sóng vào vùng ven bờ, độ sâu tại biên phía ngồi của miền tính phải lớn hơn 1/2
bước sóng. Nguồn số liệu thứ hai là số liệu đo đạc địa hình đáy tỷ lệ 1:2000 tại cửa
Đà Rằng do Viện Địa lý thực hiện năm 2009 (Hình 3.6).
Miền tính tốn: Để nghiên cứu chế độ động lực khu vực ven biển cửa sơng, miền
tính và lưới tính được lựa chọn như sau:
Phạm vi nghiên cứu (lưới MeshBD và MeshI và MeshII):

- Lưới MeshBD bao phủ tồn Biển Đơng (từ 1o-25o Vĩ độ và 99o-121o Kinh độ).
- Lưới MeshI cách bờ biển Phú Yên ra ngoài khơi khoảng 73km để tính lan
truyền vào khu vực nghiên cứu (MeshII). Biên phía ngồi biển của mơ hình
được chọn trùng với các điểm có dữ liệu tính tốn sóng của mơ hình sóng tồn
cầu WAVEWATCH III của Mỹ.

- Lưới MeshII của mơ hình được chọn bao phủ tồn vùng bờ biển cửa sơng Đà
Rằng và ra ngồi khơi cách bờ khoảng 4km. Biên phía ngồi biển của mơ hình
được trích từ kết quả tính tốn thủy triều và sóng từ mơ hình lưới MeshI.

20


Hình 3. 2. Địa hình khu vực nghiên cứu


Hình 3. 3. Vị trí trích biên trong sơng từ mơ hình thuỷ lực mike11
Số liệu dùng cho các biên của mô hình:

- Số liệu dùng cho các biên ở phía biển của lưới MeshBD là các hằng số điều
hòa của 8 sóng: Q 1 ,O 1 , P 1 , K 1 , M 2 , S 2 , K 2 ,N 2 , cịn biên phía biển của lưới
Mesh I hơn được lấy từ kết quả tính tốn của lưới MeshBD và kết quả của
lưới Mesh I làm biên cho lưới MeshII.
21


- Tại biên sông là kết quả lưu lượng từ mơ hình thuỷ lực Mike11 (Hình 3.7)
- Số liệu bùn cát: đường kính hạt d 50 =0.32 mm
- Số liệu sóng: Tính tốn từ trường gió tồn cầu lưới 1o tính cho biển Đơng (từ
mơ hình tồn cầu WaveWatchIII như trên hình 3.8 và 3.9)

Hình 3. 4. Lưới tính cho khu vực nghiên cứu

Trường gió trong mùa mưa Bắc

Trường gió trong mùa Tây Nam

Hình 3. 5. Kết quả tính trường gió biển Đơng

22


Vào mùa mưa, gió mùa Đơng Bắc thịnh hành tiến vào dải bờ biển Việt Nam, đến
gần bờ gió có xu hường vng góc với bờ. Vào mùa khơ, gió thổi từ phía Nam lên
phía Bắc, đến gần đường bờ thì đổi theo hướng Tây Nam, khi đến cửa Đà Rằng thì
đổi hướng vng góc với đường bờ và có hướng Đơng.

3.3.2.

Trường hợp tính tốn

Thời gian mơ phỏng: tháng 6 và tháng 11 năm 2008. Vào tháng 6, gió chủ yếu thổi
theo hướng Tây Nam, song song với đường bờ biển Phú n, cịn vào tháng 11 gió
chủ yếu theo hướng Đơng Bắc vng góc với đường bờ. Hai hướng sóng chủ đạo
này có tác động đáng kể tới diễn biến đường bờ theo mùa.
3.3.3.

Kết quả tính tốn

Trường sóng: Vào mùa mưa, gió mùa mưa Bắc hướng trực tiếp vào đường bờ biển
miền Trung Việt Nam nên sóng chủ yếu truyền đến đường bờ theo hướng này.
Chiều cao sóng thời gian này khá lớn, khu vực miền Trung chiều cao sóng lớn nhất
lên tới 2,5m. Vào mùa khơ, sóng chủ yếu theo hướng Tây Nam, men theo đường
bờ biển với chiều cao sóng trung bình khoảng 1,2m (hình 3.13). Khu vực đường bờ
biển phía Bắc, sóng vng góc với đường bờ, chiều cao sóng cao nhất đạt tới 2m.

Trường sóng mùa khơ (tháng 6)

Trường sóng mùa mưa (tháng 11)

Hình 3. 6. Kết quả trường sóng tại cửa sơng Đà Rằng
Hướng gió thay đổi theo mùa gây nên hướng sóng cũng theo hai hướng chính là
Đơng Bắc và Tây Nam. Vào mùa mưa, sóng tác dụng chủ yếu theo hướng Đơng
Bắc, do hướng đường bờ nằm theo hướng Tây Nam nên sóng tới tác dụng vng
góc với đường bờ và hướng trực tiếp đến cửa sơng. Vì vậy, vào thời điểm này cửa

23



sơng chịu tác động mạnh nhất của sóng và dịng chảy, lịng sơng mở rộng đều cả hai
bên, chiều cao sóng tại cửa sơng khoảng 0,5m.
Trường dịng chảy: Vào mùa khơ, dịng chảy chủ yếu theo hướng Tây Nam, gây nên
dịng ven bờ. Dịng chảy trong sơng nhỏ, tác động chủ yếu đến biến đổi cửa sơng là
do dịng triều. Khi triều lên, dòng ven kết hợp dòng triều tiến sâu vào khu vực cửa
sơng khu vực bờ trái. Phía trong cửa sơng bên bờ phải, vận tốc dịng chảy nhỏ tạo
điều kiện cho bùn cát lắng đọng, vận tốc dòng chảy lớn nhất khi triều lên đạt
khoảng 0.5 đến 0.66 m/s (hình 3.16).

Hình 3. 7. Trường dịng chảy vào mùa khơ tại cửa Đà Rằng (triều lên)

Hình 3. 8. Trường dòng chảy vào mùa mưa tại cửa Đà Rằng (triều lên)
Vào mùa mưa (tháng 11), sóng chủ yếu theo hướng Đơng Bắc vng góc với cửa
Đà Rằng, kết hợp với dịng chảy lũ từ trong sơng đổ ra. Dịng chảy trong sơng lớn
hơn dịng triều rất nhiều nên dịng chảy chủ yếu có hướng ra ngồi cửa sơng. Vận
tốc lớn nhất tại cửa sông đạt tới 1.5 m/s khi triều rút và 1.2 m/s khi triều lên (hình
3.22 đến hình 2.24).

24


Mặc dù dịng chảy lũ trong sơng khá lớn nhưng hướng sóng đổ ra trực diện với
hướng sóng vào mùa gió Đơng Bắc nên vận tốc dịng chảy khi triều rút lớn nhất
cũng chỉ đạt đến 1,5m/s. Với vận tốc này cũng đủ lớn để chuyển bùn cát ra phía
biển, phá các doi cát đã được hình thành trong thời kỳ mùa khơ. Tuy nhiên, vận tốc
triều rút nhanh chóng giảm nhỏ khi dòng chảy đến khu vực bar cửa sông. Bởi vậy
lượng bùn cát chuyển tải từ sông ra chỉ lắng đọng lại khu vực cửa cửa sông, không
chuyển ta khỏi khu vực đới sóng vỡ.

Kết quả biến động địa hình:
Sơ đồ mặt cắt nghiên cứu: Mặt cắt 1 đến mặt cắt 7 như trên hình 3.22.

Hình 3. 9. Sơ đồ mặt cắt khu vực nghiên cứu

Mùa mưa

Mùa khơ

Hình 3. 10. Biến đổi địa hình đáy khu vực cửa Đà Rằng
Vào mùa khơ, dịng chảy chủ yếu chịu ảnh hưởng của dịng triều nên nhìn chung
biến động đáy ít, chỉ có khu vực cửa sơng, chỗ bồi nhiều nhất khoảng 1,5m. Vào
25


×