Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC MÔN VẬT LÝ CHO HỌC SINH KHỐI 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.95 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN 2
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH

SÁNG KIẾN

ĐỀ TÀI:
KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
TỰ HỌC MÔN VẬT LÝ CHO HỌC SINH
KHỐI 9
Họ và tên: PHẠM VĂN SƠN
Trường: THCS Nguyễn Thị Định
Tổ: Lí – Hóa – Mĩ Thuật – Âm nhạc
Năm học: 2018 – 2019


I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS tôi nhận thấy rằng việc tiếp thu kiến
thức của các em học sinh còn nhiều hạn chế, cịn mang tính ép buộc trong việc học.
Các em chưa có tính tự giác trong việc học đặc biệt là tính tự học nên kết quả đạt
được khơng cao, nhiều em đến trường cho có chứ khơng nỗ lực để chiếm lĩnh kiến
thức làm nền tảng cho những lớp học cao hơn mà việc tự học của học sinh là rất
quan trọng quyết định đến kết quả học tập cũng như những kỹ năng quan trọng
khác trong đời sống hàng ngày của các em. Từ thực tế đó tơi muốn viết ra những
kinh nghiệm của mình trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông
qua môn vật lý khối 9 mà tôi đã và đang giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Thị
Định.
2.MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua học môn vật lý 9 tại nhà
trường.
- Làm cho học sinh nhận thấy được tự học là quan trọng và học sinh biết cách tự


học hiệu quả áp dụng cho bản thân cũng như chia sẻ với bạn bè.
- Nêu ra các bước ngắn gọn nhất và có những ví dụ minh họa thơng qua một vài
nội dung bài học ở môn vật lý 9 để từng bước nâng cao năng lực tự học cho học
sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Bồi dưỡng năng lực tự học vật lý 9 cho học sinh
- Nội dung một vài bài học trong chương trình SGK Vật lý THCS
- Hình ảnh, hiện tượng liên quan đến kiến thức vật lý THCS
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh khối lớp 9 ở trường THCS Nguyễn Thị Định.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp học sinh, làm phiếu trắc nghiệm, trao đổi thông
tin giữa giáo viên và học sinh, phương pháp thống kê…
II.NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
a. Tự học là gì?
- Tự học ở đây không chỉ được hiểu là việc các bạn tự nghiên cứu bài vở ở nhà
thay cho việc đi học thêm mà nó cịn được hiểu là việc các bạn về xem lại bài vở,
biến những kiến thức được giảng dạy thành của mình.
- Đối với học sinh ở những độ tuổi khác nhau thì việc tự học cũng khác nhau,
thơng thường các em càng lớn tuổi thì khă năng tự học càng cao. Đối với học sinh
lớp 9 thì việc tự học chưa thể phát triển mạnh như học sinh các lớp ở THPT nhưng
đây cũng là tiền đề cho việc rèn tính tự học sau này khi các em học lên cao hơn.


b. Những lợi ích của việc tự học :
- Tự học giúp học sinh chủ động, linh hoạt về mặt thời gian.
- Học sinh tự hình thành được kỹ năng giải quyết vấn đề, biến những thứ đã học
thành của riêng mình nên từ đó nhớ lâu đồng thời giúp kết nối thông tin tốt hơn
giữa các nội dung kiến thức tương tự nhau.

- Trong quá trình tự học, bạn cũng sẽ có điều kiện xem xét đúng sức học, kiểm tra
đúng trình độ của bản thân.
- Tự học đối với học sinh lớp 9 chỉ đơn giản là các em tự có thể làm bài tập trong
sách giáo khoa, của thầy cô giao một cách tự giác giúp việc ghi nhớ kiến thức tốt
hơn. Ở mức độ cao hơn học sinh có thể tự mình tự tìm hiểu và học những kiến thức
liên quan đến môn học ở những tài liệu tham khảo liên quan, các sách nâng cao…
và từ đó cũng làm nền tảng cho các em biết cách tự học nhiều kỹ năng sống và
những kiến thức xã hội rộng lớn phục vụ cho đời sống xã hội sau này.
c. Hạn chế của tự học :
- Nếu tự học không đúng cách sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc lĩnh hội kiến
thức cũng như theo kịp những nội dung học tập trên lớp.
- Học sinh còn thiếu tài liệu học tập, đơi khi cịn tiếp cận một vài kiến thức sai lệch
từ một vài tài liệu khơng chính thống.
2. THỰC TRẠNG
Để có sự nhìn nhận tổng thể về khả năng tự học của học sinh trong trường
tơi có khảo sát 100 học sinh khối 9 vào đầu năm học 2018 - 2019 ở trường THCS
Nguyễn Thị Định như sau:
PHIẾU TRẮC NGHIỆM
Câu 1
Ở nhà lúc rãnh rỗi em thường làm gì?
A. Chơi điện tử, xem phim…
B. Học và làm bài thầy cô giao
C. Ngủ
D. Phụ giúp gia đình
Câu 2
Việc học ở nhà của em là do:
A. Ba mẹ nhắc học
B. Sợ bị điểm kém
C. Muốn học giỏi hơn
D. Không học ở nhà

Câu 3
Mỗi ngày em giành bao nhiêu thời gian cho việc học?
A. 1 tiếng
B. 2 tiếng
C. 3 tiếng
D. không học
Câu 4
Lý do em không học ở nhà là:


A. Khơng biết làm
B. Thích đi chơi hơn
C. Khơng ai ép học
D. Bạn hay rủ đi chơi
- Từ những kết quả của việc khảo sát ở phiếu trên cùng với việc trao đổi, nắm bắt
thông tin từ học sinh và giáo viên về hồn cảnh gia đình của nhiều học sinh tơi thấy
có những điểm thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi – khó khăn:
Thuận lợi:
- Ở một số học sinh có năng lực học tập khá thì việc tự học là điều dễ thực hiện và
thậm chí các em cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm trong việc tự học ở nhà, học hỏi
qua bạn bè cũng như tự tham khảo những bài tập có liên quan đến bài học và
chương trình.
Khó khăn:
- Do đặc điểm lứa tuổi học sinh, ở độ tuổi này các em rất dễ bị thu hút bởi các tác
động bên ngoài, các em có nhiều điều mới mẻ muốn khám phá, các em chưa nhận
thức rõ vai trò của việc học nên đối với các em việc học là đối phó với gia đình và
thầy cơ vì vậy việc tự học là điều rất khó thực hiện của học sinh ở lứa tuổi này.
- Kinh tế của các gia đình của các em học sinh trong nhà trường cịn nhiều khó
khăn nên việc chăm lo tạo động lực cho việc học của học sinh cịn nhiều hạn chế.

Một vài học sinh thì có bố mẹ đi làm ăn xa nên việc học của các em khơng có
người nhắc nhở vì vậy việc học ngày càng sa sút, các em bị thu hút bởi nhiều trị
chơi bên ngồi hơn là việc học.
b. Thành cơng – Hạn chế:
Thành công:
- Khi áp dụng đề tài phần lớn học sinh đã biết cách tự học, tạo được tính tự giác
hơn trong học tập. Một số học sinh đã nêu ra được mục tiêu học tập rõ ràng, có
định hướng cụ thể điều này góp phần cho các em nâng cao năng lực tự tìm kiếm
thơng tin từ các nguồn tri thức khác nhau như sách, báo, internet…. Để phục vụ
cho việc học cũng như phát triển các kỹ năng mềm nhằm hội nhập nhanh vào đời
sống và thành công trong công việc.
Hạn chế:
- Chưa kết hợp tốt với gia đình học sinh để cùng nhau phát huy tốt khả năng tự học
của học sinh đặc biệt là thời gian học ở nhà.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu:
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên đang giảng dạy môn vật lý ở trường
THCS cũng như giáo viên đang giảng dạy ở nhiều môn học khác tạo động lực cho
học sinh học tập tốt hơn môn học của mình. Học sinh ý thức hơn việc tự học, nhận
thấy rằng việc tự học là rất cần thiết để nâng cao kiến thức cho bản thân cũng như
giúp học tốt hơn các môn học trong nhà trường đặc biệt là môn vật lý.
- Với đối tượng học sinh yếu, để các em phát huy tốt khả năng tự học cần có sự
phối hợp thường xuyên hơn giữa gia đình với nhà trường và giáo viên giảng dạy bộ
mơn vì với đối tượng học sinh này kỹ năng tự học ở nhà là chưa tốt.


d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc các em ít học ở nhà cũng như khả
năng tự học của các em còn yếu là do nhiều nguyên nhân như: Do đặc điểm lứa
tuổi, do hoàn cảnh sống và mơi trường tác động, ở đây vì nhiều gia đình có hồn
cảnh khó khăn nên số học sinh bỏ học giữa chừng để làm kinh tế phụ giúp gia đình

là phổ biến, các em thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có thể kiếm được tiền mà
khơng cần học tập nhiều cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó khăn
cũng góp phần làm các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa có động
lực để học tập. Ngoài những nguyên nhân khách quan trên cũng cịn một phần là
do kiến thức mơn vật lý trừu tượng, khó tiếp thu đối với học sinh, số lượng bài tập
nhiều và khó cũng góp phần tạo nên sự chán nản nơi học sinh.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
- Từ các vấn đề mà thực trạng đã nêu, cũng như qua khảo sát ban đầu về khả năng
tự học môn vật lý của học sinh khối 9 tương đối thấp ở đây có 2 nguyên nhân chủ
yếu:
- Thứ nhất, là yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia đình tác động
đến sự tự học của học sinh nói chung. Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục là
cần tăng cường sự phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường và gia đình học sinh, đặc
biệt là những em mà gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, sự động viên khích lệ
của giáo viên dành cho gia đình và bản thân các em là cần thiết.
- Thứ hai, là do đặc điểm môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Với
đặc thù của môn vật lý 9 là nâng cao kiến thức vật lý 7 ở hai phần điện học và
quang học. Trong chương trình lớp 7 các bài tập đưa ra chỉ mang tính chất định
tính chủ yếu giải thích các hiện tượng vật lý xảy ra trong cuộc sống thông qua từng
bài học cụ thể nên phần kiến thức này là khá dễ đối với học sinh. Tuy nhiên trong
chương trình lớp 9 thì bài tập đưa ra mang tính định lượng, hầu như mỗi bài đều có
cơng thức để tính tốn và số lượng bài tập nhiều và khó đối với học sinh ( Các bài
tập về mạch điện trong phần điện học, các bài tập về sự tạo ảnh và dựa vào kiến
thức hình học mơn tốn để tính kích thước của ảnh tạo ra cũng như sự dịch chuyển
của ảnh và vật…). Tâm lý chung của học sinh là chỉ làm những bài tập tương tự
với những bài tập mà thầy cô đã giải chứ các em khơng biết rằng chính những cơng
thức căn bản ở từng bài học góp phần vận dụng vào làm những bài tập ở các bài
học tiếp theo.
Chẳng hạn ở phần điện học các công thức ở đầu chương như công thức định luật
Ohm I = U/R, hay các công thức trong đoạn mạch nối tiếp:

I = I1 =I2 = ….; U = U1+ U2 +…;
trong đoạn mạch song song: I = I1+I2; U = U1 = U2 =…
- Đây là những cơng thức căn bản có thể áp dụng vào cho cả chương điện học mà
nếu các em ngay từ đầu khơng nắm vững thì sẽ rất khó vận dụng vào làm bài tập ở
những bài học tiếp theo.
- Từ những khó khăn nêu trên mà học sinh khi học môn vật lý 9 mắc phải, với
những kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm môn vật lý 9 tôi mạnh dạn đề xuất một
vài giải pháp nhằm giúp các em khắc phục những khó khăn trên đồng thời thơng


qua việc các em nắm được các kiến thức áp dụng vào làm bài tập để từng bước các
em biết cách tự học và nâng cao khả năng tự học môn vật lý.
3. GIẢI PHÁP – BIỆN PHÁP
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Viết lại những kinh nghiệm đã có trong q trình giảng dạy nhằm giúp học
sinh từng bước nâng cao khả năng tự học để cải thiện kết quả học tập các mơn học
nói chung và mơn vật lý nói riêng cũng như tạo tiền đề tốt để phát triển thêm nhiều
kỹ năng khác trong môn vật lý như kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng viết báo cáo
thực hành, kỹ năng vẽ và mắc mạch điện…
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp trên:
Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng để học sinh có khả năng tự học
cũng như từng bước nâng cao khả năng tự học của mình thì cần trải qua những
bước làm cụ thể sau:
- Thứ nhất, muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết học sinh phải u thích
mơn học đó. Vì vậy việc giáo viên cần làm ở đây là tạo được nơi học sinh niềm
u thích mơn học. Đối với mơn vật lý thì ở mỗi bài hầu như đều có hiện tượng vật
lý liên quan đến đời sống vì vậy trước khi dạy một lớp nào đó, hoặc đầu chương,
đầu bài mới ta nên đưa ra những hiện tượng hết sức gần gũi với học sinh mà có thể
học sinh cũng đã từng gặp để gây tính hứng thú, tị mị cho học sinh. Ví dụ, giáo
viên có thể đặt câu hỏi: “Tại sao nước làm tắt lửa?”. Câu hỏi vừa đặt ra tưởng

chừng rất đơn giản nhưng để trả lời được câu hỏi này địi hỏi học sinh cần phải có
kiến thức phần nhiệt học. Khi bắt đầu chương điện học giáo viên có thể kể câu
chuyện sau: Một phụ nữ đang đi trên đường khi trời sắp đổ mưa giông bất chợt tóc
của người phụ nữ này dựng ngược lên trời, vì bất ngờ gặp hiện tượng lạ nên người
này hoảng sợ chạy nhanh về phía trước, vài giây sau thì có một tia sét đánh trúng
vào chỗ mà lúc nãy người này đi qua. Từ đây giáo viên có thể cho học sinh biết
thêm thông tin là: Nếu đi ngoài trời nơi trống trải bất chợt thấy gai gai trong người
kèm theo thấy tóc của mình dựng lên thì rất có thể sẽ có sét đánh vào chỗ đó nên
nhanh chóng di chuyển đến nơi khác. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Hay như
câu hỏi: “Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn?”. Trên thực tế, đa số học
sinh khi được hỏi thường trả lời là băng phẳng trơn hơn, nhưng sự thật lại không
phải như vậy. Đó chính là điểm hấp dẫn, thú vị khi giáo viên đưa ra câu trả lời và
giải thích.
- Thứ hai, thầy cơ phải tìm cách khơi gợi nơi học sinh niềm tin là học sinh làm
được những điều mà các em muốn. Tùy theo đối tượng học sinh mà khơi gợi để
các em đặt được mục tiêu học tập phù hợp với khả năng của mình. Ví dụ nếu đối
tượng là học sinh yếu phải để các em đặt mục tiêu là đến cuối kỳ hoặc cuối năm
đạt được học sinh trung bình bằng chính sức lực của mình, với học sinh trung bình
thì đặt mục tiêu là đạt học sinh tiên tiến, với đối tượng học sinh khá giỏi ta cần kích
thích để các em tin rằng có thể đạt học sinh giỏi và tham gia thi học sinh giỏi cấp
quận và cao hơn là có tên trong đội tuyển học sinh giỏi tham gia thi cấp thành phố
(Đối với học sinh lớp 9). Vì khi học sinh tự đặt cho mình mục tiêu mà các em có


thể đạt được thì chính bản thân các em sẽ tự nhắc mình là phải học để đạt được
những mục tiêu đó. Nhưng giáo viên cũng cần thường xuyên nhắc nhở điều này
với các em vì ở độ tuổi này tính kiên trì để theo đuổi mục tiêu là thấp nếu chúng ta
chỉ nhắc nhở một, hai lần thì chắc chắn chỉ sau một thời gian ngắn thì các em lại bỏ
quên mục tiêu của mình mà dễ dàng tham gia vào các trị chơi ln hiện hữu hàng
ngày quanh các em.

- Thứ ba, thầy cô cần hướng dẫn cho học sinh cách nghe và ghi bài giảng. Ở đây
cần nhấn mạnh với học sinh rằng việc nghe giảng là vô cùng quan trọng. Cần tập
trung cao độ khi nghe thầy cô giảng bài đặc biệt là khi thầy sửa sai cho bạn hoặc
lưu ý những điểm chính trong bài. Nếu nghe tốt thì việc tái hiện lại để làm bài tập
sẽ dễ dàng và mất ít thời gian hơn, nếu chép bài khơng kịp có thể chừa chỗ trống
để bổ sung sau ( Vì đa số học sinh chỉ lo chép bài cho kịp mà phân tâm trong việc
nghe giảng).
- Thứ tư, hướng dẫn học sinh cách học ở nhà.
Ở đây, tùy theo trình độ nhận thức của học sinh mà mỗi em có cách học ở nhà khác
nhau. Nhưng điều quan trọng là làm sao để học sinh tự làm được bài tập ở phần đó
với mục tiêu của bản thân đề ra chứ không phải là làm bài tập để đối phó với thầy
cơ. Với học sinh yếu và trung bình, trước tiên hướng dẫn cho các em cách học
thuộc các công thức mà vừa được học trên lớp. Có thể ghi ra giấy nháp lặp đi lặp
lại nhiều lần, sau đó làm lại bài tập đơn giản mà giáo viên đã giải ở trên lớp, với
đối tượng học sinh này chỉ yêu cầu các em làm lại được bài giải đơn giản mà thầy
cô đã giải và từ đó làm thêm một vài bài tập mức độ tương đương là được. Khi các
em tự mình giải được bài tập sẽ rất thích thú và dần dần từ đó các em hình thành
thói quen chăm chú nghe giảng và tự lực làm được bài tập với mức độ cơ bản, sau
nâng dần lên mức cao hơn. Với đối tượng học sinh khá giỏi thì việc học thuộc công
thức cơ bản cũng như làm những bài tập ở mức độ này là tương đối đơn giản. Tuy
nhiên giáo viên cũng nên chỉ cách cho các em học những công thức căn bản tạm
gọi là công thức “gốc” từ đó suy ra các cơng thức cịn lại.
Ví dụ liên quan đến cơng thức tính khối lượng của vật: m = v.D (Đọc là “Em về
đi”) từ đó muốn tính thể tích hoặc khối lượng riêng có thể suy ra là V = m/D hoặc
D = m/V …. ; Công thức định luật ơm: I = U/R từ đó suy ra tính hiệu điện thế
U = I.R hoặc tính điện trở R = U/I…Và nhiều công thức khác nữa. Đối với đối
tượng học sinh này đây là nguồn để sau này chúng ta chọn các em vào đội tuyển
học sinh giỏi nên trước hết khi giao bài cho các em chúng ta yêu cầu các em làm
những bài tập căn bản như trong sách giáo khoa trước, sau một thời gian các em có
thể tự làm được những dạng này rồi thì ta nâng dần mức độ khó lên, lúc này các

em cũng quen dần với cách học và ít nhiều khi đọc các phần giải trong sách tham
khảo cũng đã hiểu nên việc tự học của các em sẽ dần hình thành và lâu dần các em
có thói quen sưu tầm những sách tham khảo với mức độ cao hơn để học. Từ đây
giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách chọn sách tham khảo để đọc cũng như
mở rộng kiến thức cho mình thơng qua các trang web trên internet…
- Cuối cùng, giáo viên cần giao công việc về nhà cho học sinh. Các bài tập về nhà
nên ra từ dễ đến khó để phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, không ra bài tập quá


nhiều vì học sinh thấy bài tập nhiều vượt quá khả năng của mình thì lúc này các em
lại tìm cách chép bài để hoàn thành kế hoạch mà thầy cơ giao.
* Ví dụ đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu nên giao những bài tập
căn bản có tính áp dụng trực tiếp các cơng thức vừa học trong bài như:
Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dịng điện
chạy qua nó có cường độ 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng
lên đến 36V thì cường độ dịng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
Bài 2: Giữa hai đầu một điện trở R1 = 20 Ơm có một hiệu điện thế là U = 3,2V.
a/ Tính cường độ dịng điện I1 chạy qua điện trở này khi đó.
b/ Giữ nguyên hiệu điện thế U đã cho trên đây, thay điện trở R 1 bằng điện trở R2
sao cho dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,8I1. Tính R2.
Bài 3: Hai điện trở R1, R2 và ampe kế mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A và B.
a/ Vẽ sơ đồ mạch điện trên.
b/ Cho R1 = 5 Ôm , R2 = 10 Ôm và ampe kế chỉ 0,2A. Tính hiệu điện thế của đoạn
mạch AB theo hai cách.
Bài 4: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vịng, cuộn thứ cấp có 240 vịng.
Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu
cuộn thứ cấp có một hiệu điện thế là bao nhiêu?...
* Với đối tượng học sinh khá, giỏi ngoài những bài tập nêu trên yêu cầu các
em làm thêm những bài tập có tính vận dụng cao hơn, nhiều cơng thức cùng đưa
vào giải quyết bài toán hoặc các bài toán suy luận tổng hợp nhiều kiến thức khác

nhau như:
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ
Cho R1 = 9  , R2 = 15 ,R3 = 10  ; Dòng điện đi qua điện trở R 3 có cường độ là
0,3A.
a/ Tính các cường độ dòng điện đi qua điện trở R2, R3.
b/ Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.
Bài 2: Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V-100W.
a/ Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thắp sáng bình thường bóng đèn
này mỗi ngày 4 giờ.
b/ Mắc nối tiếp hai bóng đèn cùng loại trên đây vào hiệu điện thế 220V. Tính
cơng suất của đoạn mạch nối tiếp này và tính cơng suất của mỗi bóng đèn khi
đó.
c/ Mắc nối tiếp bóng đèn trên đây với với một bóng đèn dây tóc khác có ghi 220V75W vào hiệu điện thế 220V. Hỏi các bóng đèn này có thể bị hỏng khơng? Nếu
khơng hãy tính cơng suất của đoạn mạch này và công suất của mỗi đèn.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Để các giải pháp trên có thể áp dụng thành công trong việc nâng cao khả năng tự
học môn vật lý 9 ở học sinh trước hết cần ở giáo viên giảng dạy tinh thần trách
nhiệm cao, chịu khó tìm hiểu các sách tham khảo, tài liệu trên internet để có thêm
kiến thức chun mơn vừa sâu vừa rộng.
- Cần có sự phối hợp của gia đình học sinh trong việc nhắc nhở các em trong thời
gian học ở nhà.


d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Kết quả thu được sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy:
- Thời gian các em dành để học ở nhà tăng lên đáng kể, trong đó phần lớn các em
xác định được mục tiêu của việc học ở nhà là nhằm nâng cao kết quả học tập cho
bản thân như là muốn không phải thi lại, muốn đạt học sinh tiên tiến, học sinh
giỏi...
4/ KẾT QUẢ:

- Qua một thời gian áp dụng vào giảng dạy môn vật lý ở khối lớp 9 kết quả thu
được nổi bật nhất là các học sinh đã biết đặt được mục tiêu học tập phù hợp với
khả năng của mình từ đó có ý thức tích cực trong học tập để mang lại kết quả cao
hơn. Các em đã biết cách tự học, biết giành thời gian thích hợp cho việc học ở nhà
và chuẩn bị bài cho bài học mới. Từ đó mà các em cũng dần u thích học mơn vật
lý hơn, chịu khó tìm hiểu những kiến thức liên quan đến môn vật lý đặc biệt là việc
vận dụng vào giải thích những hiện tượng vật lý mà thường gặp trong đời sống.
III/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
- Đề tài “ Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn vật lý cho học sinh khối 9”
không chỉ giúp học sinh biết cách tự học và nâng cao khả năng tự học mơn vật lý
mà cịn áp dụng vào một vài môn khoa học tự nhiên khác như tốn học, hóa học…
và qua đó các em cũng thích tìm hiểu những kiến thức liên quan đến môn học
thông qua nhiều tài liệu và sách tham khảo.
- Để giúp học sinh học tập tích cực hơn vai trị của giáo viên là vơ cùng quan trọng,
khơng những đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian cho việc nâng cao chun mơn mà cịn
có những kỹ năng cần thiết khác trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh từ đó
sẽ nâng cao khả năng tự học cho các em.
2. Kiến nghị
Để đề tài có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi xin đề xuất một vài ý kiến chủ
quan như sau:
• Đối với giáo viên:
- Ln tìm tịi, sáng tạo trong dạy học nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực hơn
trong học tập.
- Tự học để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Sử dụng tốt CNTT trong
dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh
- Ln động viên gia đình và bản thân học sinh đặc biệt là những em có hồn cảnh
khó khăn….
• Đối với học sinh:
- Lập kế hoạch, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.

- Phương pháp tự học đi kèm với sự kiên trì và nhẫn nại, kỉ luật chặt chẽ với bản
thân khi tự học.
- Học cách ghi nhớ, chọn lọc thông tin và kiến thức phù hợp……..


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
1

Tác giả

2

Tài liệu dạy và học Vật lí 9 theo chuẩn kiến Nhà xuất bản giáo dục Việt
thức và kĩ năng
Nam
Các trang web về vật lí’

3

Các tập sách “Vật lí vui

Perelman

Quận 2, Ngày 10 tháng 10 năm 2018
Người viết

Phạm Văn Sơn


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
.....................................................................................................................................
.............................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...............................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
(Ký tên, đóng dấu)




×