Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Nghiên cứu tác động của minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần của các công ty niêm yết tại Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MINH BẠCH
THÔNG TIN TRONG CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TỚI CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

Hà Nội, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MINH BẠCH
THÔNG TIN TRONG CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TỚI CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN



Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Việt Dũng

Hà Nội, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Huyền


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và giảng viên Khoa Tài chính –
Ngân hàng và Khoa Sau Đại Học, Trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình hỗ
trợ tơi trong q trình thực hiện luận án. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Việt Dũng đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và
động viên tơi trong q trình làm luận án. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến bạn bè, đồng nghiệp và gia đình, những người ln sát cánh bên tơi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng hoàn thiện luận án với giá trị khoa học lớn nhất,
nhưng với nguồn lực hạn chế, luận án khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi
mong nhận được sự đóng góp từ các thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp để tơi có thể

tiếp tục hồn thiện vấn đề nghiên cứu của luận án trong tương lai.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Thị Thu Huyền


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT....................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA MINH BẠCH THƠNG TIN TỚI CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN ........................... 9
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về mức độ cơng bố thơng tin và
chi phí vốn cổ phần ...............................................................................................9
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu chất lượng thơng tin cơng bố và
chi phí vốn cổ phần .............................................................................................15
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về rủi ro thơng tin và chi phí vốn
cổ phần .................................................................................................................18
1.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................................19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MINH BẠCH
THÔNG TIN TRONG CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỚI CHI PHÍ VỐN CỔ
PHẦN........................................................................................................................................................... 21
2.1. Những vấn đề cơ bản về minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài
chính .....................................................................................................................21

2.1.1. Khái niệm thơng tin và thơng tin tài chính ........................................21
2.1.2. Vị trí của thơng tin báo cáo tài chính trong hệ thống thơng tin tài
chính ..............................................................................................................22
2.1.3. Hệ thống thơng tin báo cáo tài chính .................................................23
2.1.4. Vai trị của thơng tin báo cáo tài chính ..............................................26
2.1.5. Khái niệm minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính ............27
2.1.6. Vai trị của minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính ..........31
2.1.7. Các phương pháp đo lường minh bạch thông tin .............................34
2.2. Tổng quan về chi phí vốn cổ phần ..............................................................43


iv
2.2.1. Khái niệm vốn cổ phần và chi phí vốn cổ phần .................................43
2.2.2. Đo lường chi phí vốn cổ phần ............................................................45
2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của minh bạch thơng tin báo cáo tài chính
đến chi phí vốn cổ phần ......................................................................................48
2.3.1. Chi phí giao dịch, bất cân xứng thơng tin và chi phí vốn cổ phần ...49
2.3.2. Rủi ro ước lượng và chi phí vốn cổ phần...........................................49
2.3.3. Cơ cấu thông tin đại chúng – thông tin riêng và chi phí vốn cổ phần
........................................................................................................................51
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 54
3.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................54
3.2. Mơ hình kiểm định tác động của minh bạch thông tin đến chi phí vốn cổ
phần của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam .........................................56
3.2.1. Xây dựng giả thuyết ............................................................................56
3.2.2. Mơ hình phân tích ...............................................................................57
3.2.3. Phương pháp ước lượng .....................................................................58
3.2.4. Phương pháp đo lường các biến trong mơ hình ................................62
3.2.5. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu .............................................76
3.3. Khảo sát mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại

Việt Nam ..............................................................................................................79
3.3.1. Phương pháp chấm điểm công bố thông tin ......................................79
3.3.2. Phương pháp tiến hành khảo sát .......................................................83
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MINH BẠCH THƠNG TIN
TRONG CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỚI CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.................................................................... 89
4.1. Tình hình hội nhập quốc tế về yêu cầu tạo lập báo cáo tài chính nhằm
tăng cường tính minh bạch trên thị trường chứng khốn Việt Nam.............89
4.1.1. Tiến trình hội nhập quốc tế về chuẩn mực kế toán tại Việt Nam .....89
4.1.2. Yêu cầu áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế nhằm nâng cao tính
minh bạch trên thị trường chứng khoán Việt Nam .....................................93
4.2. Thực trạng minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính của các
cơng ty niêm yết tại Việt Nam ............................................................................96


v
4.2.1. Những quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động cơng bố
thơng tin trên thị trường chứng khốn ........................................................96
4.2.2. Những yêu cầu về công bố thông tin của các công ty niêm yết tại Việt
Nam ..............................................................................................................101
4.2.3. Thực trang về minh bạch thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt
Nam ..............................................................................................................102
4.2.4. Kết quả khảo sát mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm
yết .................................................................................................................106
4.4. Kiểm định tác động của minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính
tới chi phí vốn cổ phần của các công ty niêm yết tại Việt Nam ....................108
4.4.1. Thống kê mô tả ..................................................................................108
4.4.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình ..........................111
4.4.3. Kết quả hồi quy theo pooled OLS, FEM, REM và kiểm định .........112
4.4.4. Kết quả hồi quy theo mơ hình GMM hệ thống ................................115

4.4.5. Phân tích kết quả...............................................................................117
CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................................................................... 119
5.1. Định hướng về minh bạch thông tin nhằm phát triển thị trường chứng
khốn Việt Nam ................................................................................................119
5.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................120
5.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ............................................120
5.2.2. Đối với các công ty niêm yết .............................................................126
5.2.3. Đối với các nhà đầu tư ......................................................................128
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 132
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................ 141


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
BTC

Bộ Tài chính



Nghị định



Quyết định


TT

Thơng tư

TTCK

Thị trường chứng khốn

UBCKNN

Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt
AIMR

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

Association for Investment

Hiệp hội Nghiên cứu và Quản trị

Management and Research

đầu tư

CIFAR


Center for International Financial Trung tâm Phân tích và Nghiên
Analysis and Research
cứu Tài chính Quốc tế

FASB

Financial Accounting
Standards Board

Hội đồng Chuẩn mực Kế tốn Tài
chính

HNX

Hanoi Stock Exchange

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE

Ho Chi Minh City Stock
Exchange

Sở giao dịch Chứng khốn tp. Hồ
Chí Minh

IAS

International Accounting
Standards


Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

International Accounting

Hội đồng Chuẩn mực Kế toán

Standards Board

Quốc tế

ICB

Industry Classification
Benchmark

Tiêu chuẩn Phân ngành

IBES

Institutional Broker’s Estimate
System

Hệ thống dữ liệu ước lượng của
các chuyên gia phân tích

IFRS

International Fiancial


Chuẩn mực Lập Báo cáo tài chính

IASB


vii
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

Reporting Standards

Quốc tế

New York Stock Exchange

Sở Giao dịch Chứng khoán New
York

Probability of Informed

Xác suất giao dịch dựa trên thông

Trading

tin riêng

SBI


Swiss Banking Institute

Viện Nghiên cứu Ngân hàng
Thụy Sĩ

SEC

Securities and Exchange
Commission

Ủy ban Chứng khoán Mỹ

NYSE

PIN

US GAAP

VAS

US Generally Accepted
Accounting Principles
Vietnamese Accounting
Standards

Chuẩn mực Kế toán Mỹ
Chuẩn mực Kế toán Việt Nam



viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kiểm định giả thiết cho OLS ....................................................................59
Bảng 3.2. Kiểm định lựa chọn mơ hình ....................................................................60
Bảng 3.3. Kiểm định giả thiết cho mơ hình REM và FEM ......................................61
Bảng 3.4. Dự kiến dấu của các biến số .....................................................................75
Bảng 3.5. Lựa chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................78
Bảng 3.6. Số lượng doanh nghiệp trong mẫu theo phân ngành ................................78
Bảng 3.7. Bảng thống kê các tiêu chí chấm điểm báo cáo thường niên ...................81
Bảng 3.8. Bảng hướng dẫn chấm điểm công bố thông tin báo cáo thường niên ......85
Bảng 4.1. Các văn bản pháp luật về chế độ kế toán tại Việt Nam ............................89
Bảng 4.2. Các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
...................................................................................................................................97
Bảng 4.3. Kết quả chấm điểm báo cáo thường niên năm 2018 ..............................107
Bảng 4.4. Thống kê các biến trong mơ hình ...........................................................109
Bảng 4.5. Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình ..................................111
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy mơ hình theo 3 phương pháp .......................................112
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................113
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ...........................................................114
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy theo GMM hệ thống .....................................................115
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định AR2 và Hansen ......................................................116


ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các nguồn thơng tin có khả năng tác động đến giá tài sản tài chính do
doanh nghiệp phát hành ............................................................................................22
Hình 2.2. Mơ hình hóa các lý thuyết về cơ cấu thông tin đại chúng – thông tin riêng
và chi phí vốn cổ phần ..............................................................................................53
Hình 3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................54

Hình 3.2 Tỷ trọng các nhóm thơng tin trong chỉ số SCORE ....................................83
Hình 4.1. Quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam ............................................103
Hình 4.2. Kết quả khảo sát doanh nghiệp hồn thành cơng bố thơng tin ...............105
Hình 4.3. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ........................................114
Hình 4.4. Kết quả kiểm định tự tương quan............................................................114


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thị trường hiệu quả là một trong những yếu tố góp phần vào phát triển kinh tế
trong dài hạn của tất cả các quốc gia. Thị trường tài chính được coi là hiệu quả khi
thị trường vận hành tốt nhất trong việc phân bổ các nguồn lực kinh tế. Việc phân bổ
tối ưu các nguồn lực chỉ có thể thực hiện được khi thông tin được đưa ra một cách
đầy đủ, chính xác và các giao dịch được thực hiện với giá cả hợp lý nhất. Như vậy,
yếu tố thông tin giữ một vai trò cơ bản trong việc mang lại sự hoạt động hiệu quả
của thị trường.
Trong hệ thống các thơng tin ảnh hưởng đến thị trường tài chính, thơng tin
trong các báo cáo tài chính giữ một vị trí đặc biệt vì đây là nguồn thơng tin bắt buộc
phải cung cấp đối với các công ty, nhất là các cơng ty niêm yết trên thị trường
chứng khốn. Thơng tin trong các báo cáo tài chính có tính lượng hóa và đồng bộ
cao nên sự quan tâm của các chủ thể sử dụng thông tin và độ nhạy cảm của thị
trường tài chính đối với loại thơng tin này là rất lớn (Kothari, 2000). Do đó, để thị
trường vận hành hiệu quả với chức năng phân bổ hợp lý các nguồn lực, sự minh
bạch thông tin trong các báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt.
Mặc dù các báo cáo tài chính đều được chuẩn hóa dựa trên việc thiết lập báo
cáo theo những chuẩn mực kế toán nhưng quyền chủ động của các doanh nghiệp
trong việc tạo lập và cơng bố báo cáo tài chính là khơng nhỏ (Stocken và
Verrecchia, 2004). Những quy định trong các chuẩn mực kế tốn khơng áp đặt q
chi tiết mà chỉ mang tính định hướng nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp có thể vận dụng và sáng tạo dựa trên đặc thù và thực tế hoạt động của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng chính là khe hở để các nhà quản trị dựa vào đó thao
túng, gian lận báo cáo tài chính nhằm đạt được những mục đích nhất định. Bằng
cách đưa ra những thông tin báo cáo tài chính thiếu minh bạch, doanh nghiệp có thể
có được những lợi ích trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài việc thiếu minh bạch này sẽ
tạo ra những hậu quả kinh tế khơng nhỏ cho chính bản thân doanh nghiệp và toàn
bộ thị trường.


2
Ví dụ điển hình trên thế giới là trường hợp của Enron, World Com và Global
Crossing vào những năm cuối thập nhiên 90. Tại Việt Nam, mặc dù thị trường
chứng khốn cịn khá non trẻ nhưng cũng đã chứng kiến khơng ít những trường hợp
thiếu minh bạch trong việc cung cấp các thơng tin báo cáo tài chính như trường hợp
của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết, công ty cổ phần Dược Viễn Đông, vấn đề
cung cấp thông tin lợi nhuận của công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco và
gần đây nhất là sự việc gian lận báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần Thiết bị Y tế
Việt Nhật.
Sau mỗi sai phạm diễn ra trên thị trường chứng khoán, rất nhiều các giải pháp
khác nhau lại được đưa ra bởi các cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng
khoán nhằm điều chỉnh hành vi của các bên tham gia thị trường; trong đó có những
giải pháp như: tăng cường sự giám sát của các cơ quan chức năng, của hoạt động kế
toán-kiểm toán, siết chặt hơn một số quy định trong các Chuẩn mực Kế toán, nâng
cao mức phạt đối với các vi phạm về công bố thông tin,... Nhưng vấn đề được đặt ra
là liệu những giải pháp như vậy có thể giảm trừ được các vi phạm đang diễn ra trên
thị trường, có thể cải thiện được tình trạng minh bạch thông tin trên trường, hay
giúp gia tăng động cơ cho các nhà quản trị trong việc cung cấp một báo cáo tài
chính minh bạch hay khơng? Đâu là giải pháp mà qua đó tự thân nhà quản trị thấy
rằng việc minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính là cần thiết với họ? Chỉ có
thể trả lời được những câu hỏi này thì khả năng cung cấp các thơng tin báo cáo tài

chính một cách minh bạch từ các cơng ty mới có thể thành hiện thực.
Q trình hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra những áp lực cạnh tranh nhất
định cho các công ty Việt Nam không chỉ trên phương diện hoạt động sản xuất kinh
doanh, thương mại mà cả trên hoạt động tài chính. Nguồn vốn là nguồn lực tài
chính cần thiết để cho các cơng ty hoạt động, và mục tiêu có được nguồn vốn với
chi phí hợp lý là một nhiệm vụ quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
Cơng ty đưa ra các báo cáo tài chính thiếu minh bạch sẽ làm cho các nhà đầu tư
khơng cịn thấy lợi ích khi tham gia đầu tư vào cơng ty, thị trường vốn sẽ bị thu hẹp
lại, theo đó nguồn vốn sẽ không đến được nơi cần sử dụng để đầu tư và phát triển
hoạt động kinh tế... Điều này sẽ làm cho những công ty cần vốn không thể tiếp cận
được nguồn vốn và nếu có thì phải trả một mức chi phí vốn tương đối cao. Như vậy,


3
thị trường tài chính Việt Nam sẽ khơng thể trở thành một kênh dẫn vốn hiệu quả
cho nền kinh tế nếu không giải quyết được vấn đề minh bạch thông tin trên thị
trường chứng khoán, đặc biệt là minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính.
Thị trường chứng khoán minh bạch sẽ đem lại các cơ hội đầu tư tốt cho cả nhà
đầu tư khi tham gia đầu tư trên thị trường cũng như cơ hội có được nguồn vốn cổ
phần với chi phí vốn hợp lý của các công ty niêm yết. Một số nghiên cứu thực
nghiệm trên thế giới cho rằng minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính có tác
động ngược chiều đối với chi phí vốn cổ phần (Botosan, 1997; Francis và cộng sự,
2004), tức là công ty càng minh bạch thông tin báo cáo tài chính càng có cơ hội huy
động được nguồn vốn với chi phí vốn cổ phần thấp hơn. Tại thị trường chứng khốn
Việt Nam liệu có tồn tại tương quan này? Việc tìm hiểu tác động giữa minh bạch
thơng tin trong các báo cáo tài chính với chi phí vốn cổ phần có thể là một gợi ý
quan trọng giúp chính những cơng ty có động lực cung cấp thông tin minh bạch ra
thị trường, giúp nhà đầu tư hạn chế được các rủi ro trong hoạt động đầu tư của mình
và hơn thế nữa là giúp các nhà hoạch định chính sách có thể đưa được ra các giải
pháp có tính chiến lược đối với việc phát triển thị trường chứng khoán minh bạch

tại Việt Nam.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, việc huy động và tận dụng các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là nguồn lực về tài
chính để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là một yêu cầu then chốt. Thị
trường chứng khốn Việt Nam với vai trị là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế cần phải
được minh bạch để thực hiện chức năng của mình. Để xem xét thêm các căn cứ cho
việc nâng cao hiệu quả cho các giải pháp minh bạch thơng tin thì cần có một nghiên
cứu một cách hệ thống và đầy đủ về các tác động kinh tế cụ thể của việc minh bạch
thơng tin trong các báo cáo tài chính đối với chi phí vốn cổ phần. Từ những lý do
trên đây, luận án lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của minh bạch thông tin
trong các báo cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần của các cơng ty niêm yết tại
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết, luận án phân tích và đánh giá tác động của


4
minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần của các cơng
ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, từ đó rút ra các hàm ý chính sách
giúp cải thiện việc cơng bố thơng tin trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết,
tạo điều kiện phát triển thị trường tài chính minh bạch tại Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ trả lời những câu hỏi
nghiên cứu sau:
✓ Thứ nhất, những khung lý thuyết nào có thể áp dụng để phân tích tác động
của minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần?
✓ Thứ hai, song song với việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế và thực
thi các chế tài từ các cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng
khoán trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu, thực trạng minh bạch thông tin trong

các báo cáo tài chính trên thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay như thế nào?
✓ Thứ ba, minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính có tác động như thế
nào đến chi phí vốn cổ phần của các công ty niêm yết tại Việt Nam?
✓ Thứ tư, đâu là các hàm ý chính sách giúp cải thiện việc cơng bố thơng tin
trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, tạo điều kiện phát triển thị trường
tài chính minh bạch tại Việt Nam?
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu nêu
trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
✓ Tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt
Nam về tác động của minh bạch thơng tin tới chi phí vốn cổ phần để từ đó đưa ra
khoảng trống nghiên cứu.
✓ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về minh bạch thông tin trong các báo cáo tài
chính, về chi phí vốn cổ phần và những tác động của minh bạch thông tin trong các
báo cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần.


5
✓ Phân tích tình hình hội nhập quốc tế về chuẩn mực kế toán tại Việt Nam và
thực trạng minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
tại Việt Nam để làm cơ sở thực tiễn cho mơ hình nghiên cứu.
✓ Đo lường mức độ minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính và chi
phí vốn cổ phần của các cơng ty niêm yết.
✓ Phân tích tác động của minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính tới
chi phí vốn cổ phần của tác công ty niêm yết tại Việt Nam.
✓ Đưa ra các hàm ý chính sách giúp cải thiện việc công bố thông tin trong báo
cáo tài chính của các cơng ty niêm yết, tạo điều kiện phát triển thị trường tài chính
minh bạch tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề minh bạch thơng tin trong các báo
cáo tài chính và tác động của minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính tới chi
phí vốn cổ phần của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: luận án phân tích tác động của minh bạch thơng tin trong các báo
cáo tài chính đến chi phí vốn cổ phần.
Về khơng gian: luận án tập trung nghiên cứu các công ty phi tài chính niêm yết
trên Sở giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Chứng
khốn Hà Nội.
Về thời gian: luận án tập trung phân tích dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2009
đến năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thông tin trong các báo cáo tài chính, dữ liệu giá, lượng giao dịch và các
thơng tin công bố khác của doanh nghiệp được thu thập dựa trên cơ sở dữ liệu


6
FiinPro. Báo cáo thường niên của các công ty niêm yết được thu thập được sử dụng
để chấm điểm công bố công tin được lấy từ cơ sở dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán
và trên website của Sở giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao
dịch Chứng khốn Hà Nội.
Mẫu nghiên cứu gồm những cơng ty niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, loại trừ các doanh nghiệp ngành tài chính, bất
động sản, ngân hàng do các ngành này có cấu trúc báo cáo tài chính khác biệt và có tỷ
lệ địn bẩy tài chính cao so với các ngành còn lại (Fama và French, 1993).
Đối với nhân tố đại diện cho minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính
của cơng ty (AQ), danh mục các công ty phân theo ngành để xác định các hệ số ước
lượng cho biến số này sẽ được phân theo tiêu chuẩn phân ngành ICB. Cơ sở dữ liệu

FiinPro sử dụng tiêu chuẩn phân ngành này với 10 nhóm ngành cấp độ 1, 19 nhóm
ngành cấp độ 2, 41 ngành cấp 3 và 114 ngành cấp 4. Bài nghiên cứu sử dụng phân
ngành ICB cấp độ 1 (Industry Classification Benchmark level 1) – đây là tiêu chuẩn
phân ngành được FTSE Group và Down Jones xây dựng và áp dụng từ năm 2006
gồm 10 nhóm ngành chính là Cơng nghệ thơng tin, Cơng nghiệp, Dầu khí, Dịch vụ
tiêu dùng, Dược phẩm và Y tế, Hàng tiêu dùng, Ngân hàng, Nguyên Vật Liệu, Tài
chính và tiện ích cộng đồng; với phân ngành cấp độ 1 này số lượng quan sát sẽ đủ
lớn để xác định hệ số chung theo ngành.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu
nghiên cứu:
Để đo lường mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết, nghiên cứu sử
dụng phương pháp chấm điểm công bố thông tin của Botosan (1997) và bổ sung
thêm các tiêu chí theo u cầu về cơng bố thông tin được nêu tại Thông tư
155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Để đo lường mức độ minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính, luận án
sử dụng 3 phương pháp đo lường phương pháp minh bạch thông tin trong các báo
cáo tài chính: phương pháp Jones điều chỉnh – Modified Jones (Dechow và cộng sự,
1995), phương pháp của Dechow và Dichev (2002) và phương pháp đo lường mở


7
rộng từ mơ hình Dechow và Dichev (2002) và Mc Nichols (2002) của Francis và
cộng sự (2004).
Để ước tính chi phí vốn cổ phần, luận án sử dụng mơ hình lợi nhuận thặng dư
(Residual Income Model - RIM). Mơ hình RIM kết nối giá trị của cổ phiếu với các
thông tin kế tốn trong báo cáo tài chính, các biến số đầu vào quan trọng của RIM là
giá trị sổ sách và lợi nhuận. Thêm vào đó, RIM được điều chỉnh để phù hợp với cơ
sở dữ liệu, điều kiện dự báo và môi trường thông tin tại Việt Nam.
Tác động của minh bạch thông tin trong các báo cáo tài chính tới chi phí vốn

cổ phần được phân tích và kiểm định bằng phương pháp hồi quy tác động cố định
(FEM), phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp GMM
hệ thống. Ngoài các kiểm định đối với ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS, kiểm
định sai phân bậc 2 (AR2) và kiểm định Hansen về hiện tượng nội sinh sẽ được
thực hiện đối với mô hình GMM hệ thống.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Những đóng góp về mặt lý luận
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về minh bạch thơng tin trong
các báo cáo tài chính, về chi phí vốn cổ phần và làm rõ khung lý thuyết để giải thích
tác động của minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần.
Thứ hai, luận án đã kiểm định mơ hình phân tích tác động của minh bạch
thơng tin trong các báo cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần của các công ty niêm
yết tại Việt Nam. Kết quả của mơ hình cho thấy phương pháp đo lường minh bạch
thơng tin trong các báo cáo tài chính dựa trên mơ hình hồi quy giữa các dồn tích
ngắn hạn với dòng tiền của doanh nghiệp của Francis và cộng sự (2004) là phương
pháp có ý nghĩa để đo lường minh bạch thơng tin báo cáo tài chính tại Việt Nam.
Thứ ba, luận án đã thực hiện chấm điểm mức độ minh bạch thông tin của công
ty niêm yết sử dụng phương pháp chấm điểm công bố thông tin của Botosan (1997)
có bổ sung thêm các tiêu chí theo u cầu về công bố thông tin tại Việt Nam được
nêu tại Thơng tư 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Kết quả chấm điểm này góp


8
phần cung cấp thêm thơng tin về tình hình minh bạch thông tin của các công ty
niêm yết tại Việt Nam.
5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, đưa ra bằng chứng xác thực về vai trò của minh bạch thơng tin trong
các báo cáo tài chính đối với chi phí vốn cổ phần, qua đó tạo động cơ cho các nhà
quản trị doanh nghiệp tích cực, chủ động trong hoạt động cơng bố thơng tin và có
những chính sách gia tăng tính minh bạch thơng tin của doanh nghiệp.

Thứ hai, kết quả của luận án đã mang lại những đánh giá về thực trạng minh
bạch thông tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam, thơng qua đó đề xuất các hàm
ý chính sách giúp giúp tăng cường minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết và phát triển môi trường tài chính minh bạch tại Việt Nam.
Thứ ba, kết quả kiểm định của mơ hình phân tích tác động của minh bạch
thơng tin trong các báo cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần của các cơng ty niêm
yết tại Việt Nam là căn cứ cho việc nâng cao hiệu quả các các giải pháp về minh
bạch thông tin trên thị trường chứng khốn.
6. Kết cấu của Luận án
Ngồi lời mở đầu, kết luận, luận án bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của minh bạch thơng
tin tới chi phí vốn cổ phần
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của minh bạch thơng tin trong các báo
cáo tài chính tới chi phí vốn cổ phần
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích tác động của minh bạch thơng tin trong các báo cáo tài
chính tới chi phí vốn cổ phần của các công ty niêm yết tại Việt Nam
Chương 5: Hàm ý chính sách


9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA MINH BẠCH THƠNG TIN TỚI CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN
Tổng quan tình hình nghiên cứu tập trung phân tích ba hướng nghiên cứu
chính đang được thực hiện có liên quan đến vấn đề thơng tin của doanh nghiệp và
chi phí vốn cổ phần: (1) Mức độ công bố thông tin và chi phí vốn cổ phần, (2) Chất
lượng thơng tin cơng bố và chi phí vốn cổ phần, (3) Rủi ro thơng tin và chi phí vốn
cổ phần.
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về mức độ cơng bố thơng tin và chi

phí vốn cổ phần
Việc cơng bố thơng tin của doanh nghiệp có vai trị quan trọng để thị trường
tài chính vận hành hiệu quả. Nhu cầu về thông tin công bố ngày càng gia tăng trước
những vấn đề về bất cân xứng thông tin và những xung đột về lợi ích giữa nhà quản
trị và các nhà đầu tư. Những nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra rằng mức độ cơng bố
thơng tin và chi phí vốn cổ phần có mối quan hệ ngược chiều nhau, kết luận này
được chứng minh bởi 2 dịng nghiên cứu chính. Dịng nghiên cứu thứ nhất cho rằng
thơng tin cơng bố càng nhiều sẽ tạo điều kiện gia tăng thanh khoản cho cổ phiếu của
doanh nghiệp, qua đó giảm chi phí giao dịch. Diamond và Verrecchia (1991) kết
luận rằng thông tin công bố tự nguyện sẽ giảm sự bất cân xứng thơng tin giữa
những nhà đầu tư có ưu thế và khơng có ưu thế về thơng tin. Từ đó, các nhà đầu tư
có thể tin tưởng rằng đối với những doanh nghiệp có mức độ cơng bố thơng tin cao,
mọi giao dịch đang được thực hiện tại mức “giá hợp lý” (fair price). Dòng nghiên
cứu thứ hai chứng minh rằng cơng bố thơng tin càng nhiều thì rủi ro ước lượng từ
việc ước lượng các tham số về lợi suất của các nhà đầu tư càng giảm. Nếu như rủi
ro ước lượng không thể được loại trừ bởi đa dạng hóa, nhà đầu tư sẽ yêu cầu một
phần bù rủi ro đối với loại rủi ro này. Rủi ro ước lượng giảm sẽ làm giảm lợi suất
yêu cầu của nhà đầu tư đối với tài sản tài chính giảm, qua đó giảm chi phí vốn.
Những nghiên cứu thực nghiệm của Healy và cộng sự (1999), Botosan (1997),
Botosan và Plumlee (2002), Leuz và Verrecchia (2000), Hail (2002), Francis và
cộng sự (2003), Gietzmann và Ireland (2005) về mối quan hệ giữa công bố thông tin


10
của doanh nghiệp và chi phí vốn cổ phần tại các thị trường và các giai đoạn khác
nhau cũng cho ra cùng kết luận về mối quan hệ này.
Greenstein và Sami (1994) đã kiểm chứng tác động của những quy định về
cơng bố thơng tin của Ủy ban Chứng khốn Mỹ (SEC) đến chi phí vốn cổ phần
thơng qua phân tích mức chênh lệch giá mua bán. Greenstein và Sami đã chọn ngẫu
nhiên các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

trong năm 1970 làm mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu đã kiểm chứng việc thực hiện yêu
cầu cung cấp thông tin theo mẫu 10-K của SEC bao gồm những thông tin về doanh
nghiệp, thông tin về sở hữu, thơng tin báo cáo tài chính đã được kiểm tốn và các
thơng tin khác của doanh nghiệp đối với biến động mức chênh lệch giá mua bán vào
kỳ tiếp theo, kết quả nghiên cứu cho thấy mức chênh lệch giá mua bán giảm đối với
những doanh nghiệp thực hiện việc công bố thông tin theo SEC ngay lần đầu tiên.
Healy và cộng sự (1999) đã nghiên cứu tác động của mức độ công bố thông tin
của doanh nghiệp theo xếp hạng đánh giá của Hiệp hội Nghiên cứu và Quản trị Đầu
tư (AIMR) tới tính thanh khoản của cổ phiếu, lợi ích của các nhà đầu tư có tổ chức
và sự quan tâm của giới phân tích. Họ lấy mẫu 97 doanh nghiệp trong giai đoạn từ
năm 1980 đến 1990. Kết quả cho thấy việc mở rộng chính sách cơng bố thơng tin
của doanh nghiệp làm tăng lợi suất chứng khoán và tăng tỷ lệ sở hữu đối với nhà
đầu tư có tổ chức và thu hút sự quan tâm của của các chuyên gia phân tích. Thêm
vào đó, bằng việc đưa vào mơ hình biến kiểm soát là lợi nhuận của doanh nghiệp và
những biến số khác có liên quan, họ đã kết luận rằng cơng bố thơng tin có sự biến
động ngược chiều với mức chênh lệch giá mua – bán chứng khoán, mức chênh lệch
này được thu hẹp do lượng công bố thông tin tăng lên. Cũng sử dụng thước đo
chênh lệch giá mua – bán để đo lường tính thanh khoản của thị trường nhằm xác
định mức độ bất cân xứng thông tin, Welker (1995) đã chỉ ra rằng biến số đại diện
cho hiện tượng bất cân xứng thơng tin này có mối quan hệ ngược chiều với lượng
thông tin công bố. Hơn thế nữa, mối quan hệ này biểu hiện rõ rệt hơn đối với những
doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư có tổ chức cao (đại diện cho tỷ lệ
những nhà đầu tư có ưu thế về thông tin). Welker chứng minh rằng trong trường
hợp này mối quan hệ giữa công bố thông tin và khoảng cách chênh lệch giá mua –
bán có tương quan ngược nhiều và có ý nghĩa thơng kê ở mức 1%.


11
Leuz và Verrecchia (2000) cũng tập trung chứng minh về mối quan hệ giữa
cơng bố thơng tin và chi phí vốn với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp tại

Đức. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn để so sánh là các doanh nghiệp áp dụng chuẩn
mực kế toán IAS hoặc U.S.GAAP so với các doanh nghiệp sử dụng chuẩn mực kế
toán Đức. Việc lựa chọn chuẩn mực kế toán quốc tế để áp dụng đối với các doanh
nghiệp tại Đức có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy các công ty tại Đức công bố
nhiều hơn những thông tin doanh nghiệp theo yêu cầu của các chuẩn mực này. Leuz
và Verrecchia cho rằng những doanh nghiệp lựa chọn sử dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế (IAS hoặc U.S.GAAP) sẽ đạt được những lợi ích kinh tế nhất định, đó là
giảm thiểu sự bất cân xứng thơng tin qua đó giảm chi phí vốn cổ phần. Hai nhà
nghiên cứu đã chứng minh rằng các công ty áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế có
mức chênh lệch giá mua – bán thấp hơn và lượng giao dịch cao hơn so với các cơng
ty áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc gia tại Đức. Có thể thấy, những nghiên cứu trên
đã sử dụng rất nhiều những thước đo khác nhau đo lường mức độ công bố thông tin
của doanh nghiệp, tuy nhiên những thước đo này là đo lường gián tiếp thơng qua
các chỉ số và chỉ tiêu có liên quan đến chính sách cơng bố thơng tin của doanh
nghiệp, hơn nữa những nghiên cứu này chưa tập trung ước lượng trực tiếp chi phí
vốn chủ sở hữu để xem xét tác động của mức độ công bố thông tin lên lợi suất yêu
cầu của nhà đầu tư mà cụ thể là chi phí vốn cổ phần.
Botosan (1997) đã có những bước đi đầu tiên trong việc đo lường trực tiếp chi
phí vốn cổ phần dựa vào kỹ thuật định giá dựa trên các thơng tin kế tốn
(accounting-based equity valuation). Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về mối quan
hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê giữa mức độ công bố thông tin (tự xây dựng
thang đo trực tiếp) và chi phí vốn cổ phần. Tác giả đo lường mức độ công bố các
loại thông tin khác nhau trong báo cáo thường niên năm 1990 của 122 doanh nghiệp
thuộc ngành công nghiệp chế tạo. Kết quả cho thấy, cứ một đơn vị DSCORE (mức
độ công bố thông tin theo cách tính điểm của Botosan) tăng lên thì vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp giảm được 0.28% mỗi năm. Một kết quả nữa được đề cập đến
trong nghiên cứu của Botosan là những thông tin công bố trong báo cáo thường niên
có vai trị quan trọng đối với những doanh nghiệp ít được quan tâm bởi các chuyên
gia phân tích hơn so với những doanh nghiệp được chú ý nhiều bởi giới phân tích.



12
Phát triển từ nghiên cứu của Botosan (1997), Botosan và Plumlee (2002) đã
nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí vốn cổ phần với ba nguồn thông tin công bố
của doanh nghiệp (báo cáo thường niên, báo cáo quý và các báo cáo công bố khác;
và mối quan hệ với các nhà đầu tư) cho mẫu gồm các doanh nghiệp đại diện cho 43
ngành khác nhau trải dài từ năm 1986 đến năm 1996. Mơ hình xem xét mối quan hệ
này với hai biến kiểm sốt là quy mơ doanh nghiệp và hệ số beta. Kết quả mơ hình
chỉ ra rằng công bố báo cáo thường niên càng đầy đủ thơng tin thì càng giúp làm
giảm chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trái ngược lại với những kỳ
vọng nghiên cứu ban đầu thì hệ số cơng bố thông tin đối với các báo cáo khác
(ROPBSCR) lại làm tăng chi phí vốn cổ phần. Điều này được tác giả giải thích rằng
những thơng tin cơng bố thường xuyên có thể chỉ thu hút những nhà đầu cơ tìm
kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Gietzmann và Ireland (2005) lại chứng minh điều
ngược lại, họ cho rằng kết quả trên xảy ra có thể do việc xây dựng giả thuyết chưa
thực sự chính xác và có tồn tại sự tương quan với các biến ẩn trong mơ hình.
Gietzmann và Ireland đã xây dựng thước đo công bố thông tin thường xuyên dựa
trên chất lượng thông tin được cung cấp nhiều hơn các chỉ tiêu liên quan đến số
lượng thông tin công bố. Kết quả cho thấy việc công bố thơng tin thường xun có
hiệu quả trong việc làm giảm chi phí vốn cổ phần và tác động này càng rõ ràng đối
với những doanh nghiệp có chính sách tích cực trong việc công bố thông tin.
Hail (2002) đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ cơng bố
thơng tin đến chi phí vốn cổ phần trong môi trường công bố thông tin hạn chế tại
Thụy Sĩ. Tác giả sử dụng chỉ số công bố thông tin tự nguyện được phát triển bởi
Viện Nghiên cứu Ngân hàng Thụy Sĩ (SBI) và sử dụng phương pháp xác định chi
phí vốn cổ phần ẩn, Hail kết luận rằng chỉ số công bố thông tin của 73 doanh nghiệp
thuộc mẫu nghiên cứu có tương quan âm với chi phí vốn cổ phần. Những doanh
nghiệp cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ sẽ đạt được lợi thế chi phí từ 1.8% đến
2.4% so với những doanh nghiệp công bố không đầy đủ thơng tin.
Bài phân tích của Kothari và Short (2003) đã kiểm định tác động của thông tin

công bố từ ban quản trị, nhà phân tích và các tạp chí tài chính đến chi phí vốn cổ
phần. Tác giả chọn mẫu 877 doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm
2001, từ mẫu trên tác giả thu thập được 326.357 ấn bản khác nhau của các doanh


13
nghiệp. Kothari và Short ước lượng chi phí vốn cổ phần theo mơ hình định giá tài
sản 3 nhân tố Fama-French (1993). Dựa vào việc phân tích nội dung trên các ấn bản
trên, tác giả đã chỉ ra rằng thông tin cơng bố thuận lợi giúp giảm chi phí vốn cổ
phần và ngược lại, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại phụ thuộc vào đối tượng tạo lập
thông tin. Nguồn thông tin công bố từ các ấn phẩm truyền thông có tác động rõ rệt
đối với chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp hơn là nguồn thông tin từ phân tích
của các chuyên gia.
Nghiên cứu của Francis và cộng sự (2003) cũng chỉ ra rằng nhu cầu huy động
vốn bên ngoài buộc các doanh nghiệp và nhà quản trị phải tích cực cơng bố thơng
tin nhằm mục đích giảm chi phí vốn cổ phần. Các tác giả thực hiện nghiên cứu với
mẫu lớn gồm 856 doanh nghiệp được lựa chọn từ 34 quốc gia và 18 ngành nghề
khác nhau. Họ đã chứng minh rằng có tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ
công bố thông tin (đo lường bởi Trung tâm Phân tích và Nghiên cứu Tài chính
Quốc tế, chỉ số CIFAR) và nhu cầu vốn bên ngồi của từng ngành sau khi đã kiểm
sốt các yếu tố về luật pháp và cấu trúc vốn của từng quốc gia. Kết quả từ mơ hình
hồi quy bước một cũng cho thấy tương quan giữa chỉ số công bố thơng tin và chi
phí vốn cổ phần là ngược chiều và có ý nghĩa thống kê.
Petrova và cộng sự (2012) phân tích mối quan hệ giữa cơng bố thơng tin và
chi phí vốn cổ phần của 121 cơng ty phi tài chính niêm yết tại Thụy Sĩ. Nghiên cứu
đo lường mức độ công bố thông tin của công ty dựa trên số lượng thông tin tự
nguyện được công bố trên báo cáo thường niên. Trong các kênh trao đổi thông tin
của doanh nghiệp, báo cáo thường niên là báo cáo được lựa chọn để làm dữ liệu
nghiên cứu vì nó được coi là tài liệu tốt nhất trong việc ước lượng tồn bộ lượng
thơng tin cơng bố khác nhau bởi cơng ty. Mơ hình lợi nhuận thặng dư RIM để đo

lường chi phí vốn cổ phần ẩn được sử dụng trong phân tích mối quan hệ này. Kết
quả cho thấy chi phí vốn cổ phần giảm đối với những cơng ty công bố nhiều thông
tin tự nguyện (voluntary disclosure).
Tại Việt Nam, nghiên cứu về minh bạch thông tin và các tác động khác nhau
của sự minh bạch thông tin đến thị trường chứng khoán Việt Nam được rất nhiều
các học giả và các nhà phân tích trong nước quan tâm. Lê Trường Vinh và Hoàng


14
Trọng (2008) đã thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch
thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư. Nhóm tác giả
đã xây dựng mơ hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là mức độ minh bạch thông tin
của doanh nghiệp. Biến số này được đo lường bằng số liệu thông qua khảo sát và
lấy ý kiến nhà đầu tư. Các biến độc lập được đưa ra gồm có quy mơ doanh nghiệp,
lợi nhuận, vịng quay tổng tài sản và tài sản cố định. Mẫu nghiên cứu gồm 30 doanh
nghiệp đang niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong
năm 2007, mức độ mình bạch thông tin của từng công ty được đánh giá bởi 20 nhà
đầu tư cá nhân. Kết quả của mô hình cho thấy khả năng sinh lợi dài hạn là đại lượng
duy nhất giải thích được mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp theo cảm
nhận của các nhà đầu tư.
Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2014) đã xây dựng mơ hình nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin của công ty niêm yết. Trong đó
chất lượng cơng bố thơng tin kế toán được đo lường bằng thang đo từ 1-55 cho 22
khoản mục tương ứng với 6 tiêu chuẩn về chất lượng báo cáo tài chính theo chuẩn
mực kế tốn quốc tế IFRS. Mơ hình đã được xây dựng tuy nhiên chưa được kiểm
định thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một số cơng trình nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa minh bạch thơng tin
và chi phí vốn cổ phần. Nghiên cứu gần đây của Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc
(2019) về ảnh hưởng của mức độ minh bạch và cơng bố thơng tin đến chi phí vốn chủ
sở hữu cũng đã xem xét mối quan hệ này giữa trên mẫu 294 công ty niêm yết trên sở

giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu xác định tính minh bạch
dựa trên tính điểm cơng bố thơng tin theo bộ tiêu chí của S&P và sử dụng mơ hình
CAPM để ước lượng vốn chủ sở hữu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự tương
quan ngược chiều giữa minh bạch thơng tin và chi phí vốn chủ sở hữu trong giai đoạn
2014-2016.
Nhằm đo lường mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, của Mai Thị Hoa (2019) đã đo lường minh
bạch theo các tiêu chí minh bạch và cơng bố thơng tin của tổ chức thế giới Standard
and Poor (S&P) với 90 tiêu chí thuộc 8 thành phần. Kết quả cho thấy tỷ lệ minh bạch


×