Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

luận văn thạc sĩ các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ thực tiễn ở tỉnh quảng ngãi001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.96 KB, 136 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực, chính xác. Kết quả nghiên cứu nêu trong
luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Học viên
Hồ Văn Đơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 8
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài...................................................................... 8
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 9
Chương 1:. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CÁC
BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN ......................................................................................................... 10
Khái niệm và đặc điểm người chưa thành niên ................................................. 10
Khái niệm về người chưa thành niên ................................................... 10
Đặc điểm tâm, sinh lý, ý thức của người chưa thành niên ................... 13
Những vấn đề chung về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên .................................................................................................. 18
Một số khái niệm cơ bản trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa
thành niên ....................................................................................................... 18
Mục đích, nguyên tắc và quan điểm của Nhà nước trong việc xử lý vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên ..................................................... 25
Quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên ........................................................................................ 30


Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính .......................................... 30
Các biện pháp xử lý hành chính ........................................................... 35
Các biện pháp khắc phục hậu quả; ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm
hành chính ...................................................................................................... 42
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên 45


Tiểu kết chương 1.................................................................................................. 50
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Ở TỈNH
QUẢNG NGÃI...................................................................................................... 52
Quá trình hình thành các quy định pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành
chính đối với người chưa thành niên................................................................ 52
Thực trạng tình hình vi phạm hành chính và xử lý vi phạm của người chưa
thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.......................................................... 56
Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội ở địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi........................................................................................ 56
Tình hình vi phạm hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi................................................................................. 60
Thực tiễn áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính...........65
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với người chưa thành
niên vi phạm hành chính.................................................................... 70
Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính............................................ 72
Áp dụng các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính................80
Đánh giá chung về kết quả áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên ở tỉnh Quảng Ngãi................................................. 81
Về ưu điểm......................................................................................... 81
Hạn chế.............................................................................................. 86
Nguyên nhân người chưa thành niên vi phạm pháp luật....................90

Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 98
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG; GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC
BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN....................................................................................................... 99
Phương hướng đẩy mạnh việc thực hiện biện pháp xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên.......................................................................... 99
Giải pháp đẩy mạnh thực hiện biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với


người chưa thành niên.................................................................................... 100
Những giải pháp chung cho cả nước

100

Giải pháp riêng xuất phát từ đặt thù của tỉnh Quảng Ngãi

112

Tiểu kết chương 3................................................................................................ 121
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 122
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 129


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ

2.


THCS : Trung học cơ sở

3.

UBND : Ủy ban nhân dân

4.

VPHC : Vi phạm hành chính

5.

NCTN : Người chưa thành niên

6.

DTTS : Dân tộc thiểu số


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thế hệ trẻ được ví như sức mạnh, là mầm xanh, là tương lai của đất

nước, đất nước có ổn định, phát triển bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều
vào thế hệ này. Chính vì vậy trong suốt q trình đổi mới và phát triển, Đảng
và Nhà nước ta không ngừng chú trọng đến tầng lớp trẻ nói riêng và vấn đề
con người nói chung, coi đó là mục tiêu phấn đấu và phát triển lâu dài và bền

vững. Hiện nay, nước ta đang từng bước đổi mới và hoàn thiện về nhiều mặt
đang trong giai đoạn vươn mình phát triển chung của cả nước. Bên cạnh
những thành tựu đạt được thì cũng gặp khơng ít những khó khăn, trở ngại.
Trong đó có thể xét đến tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật
ngày càng gia tăng. Hậu quả của tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự
phát triển nền kinh tế của địa phương mà còn ảnh hưởng đến những giá trị
chuẩn mực của dân tộc và sự phát triển của cả đất nước. Thực tế cho thấy,
những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tình hình người chưa thành
niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng địi hỏi cần có một cơ sở pháp lý rõ
ràng, chặt chẽ, để vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành
niên, vừa nhằm mục đích phịng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả
chống lại những hành vi vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực
hiện. Với mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng
cao hiệu quả áp dụng các quy định đó trong thực tiễn. Đề tài có ý nghĩa là
những nghiên cứu cơ bản, xuất phát từ thực trạng quy định và thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa
thành niên. Chính vì lẽ đó, “Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên - Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi” là đề tài được
người viết chọn để thực hiện luận văn này. Với mong muốn tìm ra nguyên

1


nhân, hạn chế của thực trạng người chưa thành niên vi phạm và tình hình xử
lý vi phạm hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời có những ý kiến đóng
góp để giảm thiểu tình trạng vi phạm của người chưa thành niên, nhằm đảm
bảo nguồn lao động trẻ có trình độ, chất lượng trong tương lai cho tỉnh nhà.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Bàn luận về quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với

người chưa thành niên là điều không quá mới lạ trong những vấn đề thu hút sự
quan tâm của cộng đồng xã hội đối với người chưa thành niên. Tuy nhiên cho
đến nay, các quy định riêng, cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên cũng như các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này không
nhiều.


nước ta, vấn đề pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên được đề cập trực tiếp ở các giáo trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật
như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Luật Huế…Nhìn chung trong tất cả các giáo trình
này chỉ trình bày một cách sơ lược, ngắn gọn các quy định của pháp luật về xử lý
vi

phạm hành chính đối với người chưa thành niên mà khơng có sự đánh giá,

phân tích, bình luận chun sâu về các quy định pháp luật về vấn đề này.
Dưới góc độ nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học thì có nhiều
bài báo, sách, tạp chí liên quan đến người chưa thành niên như: “Thực trạng
và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên” của
tác giả Đinh Xuân Nam (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20, tháng 12 năm
2011), viết về tình hình vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, tìm
phương hướng và giải pháp tối ưu nhất hạn chế sự vi phạm pháp luật của
NCTN trong công cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời, kiêu gọi các phòng, ban,
nghành từ Trung ương đến cơ sở và toàn xã hội cùng chung tay có hướng
chăm sóc và bảo vệ NCTN đã, đang vi phạm pháp luật và cũng như chưa vi

2



phạm pháp luật nhằm hạn chế tối đa sự lặp đi lặp lại vi phạm pháp luật của
NCTN và đưa người chưa thành niên trở về hồn lương, có cơng ăn việc làm
ổn định thu nhập và góp phẩn vào cơng cuộc hội nhập sâu rơng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; “Tìm hiểu ngun nhân trẻ vị thành niên vi phạm
pháp luật” của tác giả Đỗ Thị Phương Điệp (Tạp chí lao động và xã hội, số
417), viết về nguyên nhân người trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. Trong
đó, nguyên nhân chủ quan trách nhiệm cấp ủy đảng ở địa phương trong phòng
ngừa NCTN vi phạm pháp luật chưa cao, quy định pháp luật nhiều “khe hở”
trong công tác đấu tranh xử lý các hành vi phạm pháp luật và tội phạm do
NCTN gây ra - Nguyên nhân khách quan, NCTN nhận thức chưa đầy đủ các
vấn đề xã hội…dẫn đến phạm tội. Đồng thời, tìm giải pháp tối ưu kiềm chế trẻ
vị thành niên vi phạm pháp luật và tội phạm, chính là đẩy mạnh cơng tác
tun truyền các cuộc vận động “Tồn dân tham gia phịng, chống tội phạm”
và “Tồn dân đồn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”. Mặt khác, để
đấu tranh phịng chống tội phạm NCTN có hiệu quả, trước hết phải tìm ra
những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh hành vi phạm tội. Từ đó có những
giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa tội phạm người chưa thành niên, như vậy
mới nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung và
tội phạm do người chưa thành niên phạm tội nói riêng trên địa bàn; “Pháp
luật Việt Nam về tư pháp người chưa thành niên” của tác giả ThS. Đặng
Thanh Sơn (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20, tháng 12 năm 2008), viết về
thực trạng pháp luật về xử lý người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật
tại Việt Nam, hệ thống các biện pháp xử lý chính thức, xử lý khơng chính thức
tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của họ, có thể bị xử lý bằng các biện pháp
chính thức là hành chính hay hình sự hoặc các biện pháp khơng chính thức và
ngồi ra tác giả cịn đề cập đến những hạn chế của hệ thống tư pháp xử lý
NCTN vi phạm pháp luật ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng khuyến nghị
hoàn thiện luật pháp, chính sách xử lý đối với NCTN vi phạm pháp luật


3


tại Việt Nam. Trong đó, nguyên tắc cao trong việc xử lý NCTN vi phạm pháp
luật là phải luôn quan tâm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em, từ đó tạo tiền
đề rà sốt về xử lý chuyển hướng và tư pháp phục hồi do Bộ Tư pháp và các
cơ quan đối tác tiến hành. Thời gian qua, tuy đã áp dụng các biện pháp khơng
chính thức và chế tài không giam giữ đối với NCTN vi phạm pháp luật, nhưng
trên thực tế, công tác giám sát và hỗ trợ người chưa thành niên quản lý tại
cộng đồng thường không được tiến hành hiệu quả và đồng bộ. Mặc dù người
chưa thành niên bị áp dụng những biện pháp này thường phải ký cam kết với
cơ quan hoặc tổ chức chịu trách nhiệm giáo dục, giám sát mình nhưng những
cam kết này nhiều khi khơng có ý nghĩa thực tiễn đối với người chưa thành
niên và rất ít khi giúp giải quyết được những yếu tố nguy cơ đã góp phần dẫn
đến hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Các cộng đồng địa
phương hầu hết đều có rất ít nguồn lực để trợ giúp cho người chưa thành niên
giải quyết những khó khăn thách thức của mình, do đó, tỷ lệ tái phạm trong
nhóm người chưa thành niên quản lý tại cộng đồng thường tương đối cao, dẫn
đến việc thiếu sự tin tưởng đối với các biện pháp này. Do đó, để thúc đẩy việc
tăng cường áp dụng các biện pháp tại cộng đồng, cần phải có những nỗ lực
củng cố cơng tác giám sát hỗ trợ cho người chưa thành niên bị áp dụng các
biện pháp xử lý tại cộng đồng. Mặc dù sự phối hợp giữa các cơ quan có ý
nghĩa rất quan trọng nhưng kinh nghiệm từ các mơ hình hoạt động hiệu quả
của quốc tế đã cho thấy, cần chỉ định một cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm
chính trong việc thực hiện hoạt động chuyển dẫn và quản lý, đồng thời xây
dựng và hồn thiện thêm các chương trình hỗ trợ chuyên nghiệp để giải quyết
hành vi vi phạm của người chưa thành niên;…Với nội dung nghiên cứu chủ
yếu chuyên sâu về các đặc điểm của người chưa thanh niên, tuy cũng có đề
cập các vấn đề quy định liên quan đến pháp luật về xử lý người chưa thành

niên vi phạm hành chính nhưng vẫn chưa cụ thể và rõ ràng.

4


Ngồi những cơng trình nghiên cứu trên, vấn đề xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên còn là đề tài được các sinh viên, nhà nghiên cứu
chọn làm đề tài khóa luận, luận văn. Cụ thể các cơng trình nghiên cứu như: Luận
văn “Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên” của tác giả Nguyễn Nhi (2012), Nhằm giáo dục NCTN trở thành một công
dân tốt, lương thiện và không coi là đã bị xử lý VPCH bằng cách đưa trực tiếp
vào Luật những điều khoản cho phép người có thẩm quyền xử lý VPHC căn cứ
vào tính chất của từng vụ việc VPHC để lựa chọn và miễn áp dụng các hình thức
xử phạt vi phạm, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính cho NCTN vi phạm
pháp luật hành chính và thay vào đó là các biện pháp thay thế như biện pháp
nhắc nhở, quản lý tại gia đình. Được áp dụng tại các Điều 138, 139 vả Điều 140
của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các biện pháp thay thế xử
lý vi phạm hành chính đối với NCTN. Trong đó, Nhắc nhở là biện pháp thay thế
xử lý VPHC để chỉ ra những vi phạm hành chính do NCTN thực hiện và trái quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính; Cịn Quản lý tại gia đình
là biện pháp thay thế xử lý VPHC áp dụng đối với NCTN thuộc đối tượng từ đủ
14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, gây
rối trật tự cơng cộng,.. chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là hai
biện pháp mang tính trực tiếp, đơn giản, nhanh gọn phù hợp với nguyên tắc xử
phạt VPHC là nhanh chóng, thực hiện bằng lời nói ngay tại chỗ khơng ra quyết
định, khơng có hồ sơ chính thức về việc nhắc nhở và không lập thành biên bản để
chỉ ra những vi phạm do NCTN – Được công khai, khách quan, bảo đảm cơng
bằng vừa có sự tham gia giám sát giữa bên thực hiện việc giáo dục với bên được
giáo dục. Đồng thời, NCTN điều bắt buộc tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi
về hành vi của mình, đây được xem là điều kiện cần để đảm bảo cho việc thực

hiện thành công biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng và gia đình. Biện pháp
thay thế xử lý VPHC còn được xem là biện pháp hạn chế sự kỳ thị của cộng đồng
đối với NCTN vi phạm, huy động được sự quan tâm của gia đình và

5


người thân trong việc hướng dẫn, giúp đỡ con em mình, san sẻ gánh nặng cho
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự an
toàn xã hội. Luận văn“ Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
phạm pháp luật, thực tiễn huyện Tam Bình” của tác giả Phan Thúy Vy (2012),

vi

nhằm tìm thấy những nguyên nhân của tình hình vi phạm và hạn chế của thực
trạng xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật của huyện Tam Bình, đồng
thời có những ý kiến đóng góp nhằm kéo giảm tình hình vi phạm của người chưa
thành niên đang và sẽ là lực lượng lao động có trình độ trong tương lai và trọng
yếu của huyện và góp phần giảm tối đa số vụ việc vi phạm mà người chưa thành
niên gây ra cho tỉnh và cả nước trong cơng cuộc đổi mới đất nước;... Các cơng
trình nghiên cứu này đã có sự nghiên cứu khá chuyên sâu về các quy định về xử
lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, đưa ra thực trạng pháp luật
cũng như thực tiễn áp dụng. Song, xem xét thời gian của tất cả các cơng trình này
cho thấy những nghiên cứu này được thực hiện khi Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 chưa ban hành. Trong q trình phát triển của xã hội, đất nước
thì địi hỏi các quy định mới này phải áp dụng kịp thời, linh hoạt để phù hợp với
sự thay đổi của con người xã hội hiện nay. Mặc khác, trong khi đó ở Quảng Ngãi
cịn ít cơng trình nghiên cứu. Chính vì vậy, việc tác giả mạnh dạn chọn nghiên
cứu đề tài “Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành
niên. Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi” nhằm kịp thời hoàn thiện những quy định

pháp luật và góp phần thức đẩy sự phát triển lành mạnh của những người trẻ tuổi,
chưa thành niên không chỉ của tỉnh Quảng Ngãi mà còn của cả đất nước.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-

Mục đích:

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc áp dụng các biện pháp xử lý
vi

phạm hành chính đối với người chưa thành niên, đề ra phương hướng, giải
pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật, cũng như đẩy mạnh thực hiện
các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.

6


-

Nhiệm vụ:

Nghiên cứu hệ thống hóa vấn đề lý luận về các biện pháp xử lý vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên.
Từ thực tiễn ở Quảng Ngãi – Làm rõ thực trạng việc áp dụng biện pháp
xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên - Làm rõ ưu, khuyết
điểm và tìm ra nguyên nhân.
Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thực hiện các biện pháp –
Xử lý hành chính của hành vi vi phạm pháp luật hành chính của người chưa
thành niên để góp phần giảm thiểu tình hình người chưa thành niên vi phạm

hành chính như hiện nay, đồng thời đưa ra một vài giải giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành
chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính đối với người chưa thành niên và thực trạng xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên.
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến những biện
pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm, và tìm
hiểu những ngun nhân để từ đó có những giải pháp phòng ngừa và giảm
thiểu tới mức thấp nhất những vi phạm, ngồi ra cịn tạo điều kiện cho đối
tượng này được phát triển một cách hoàn thiện. Xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên là hoạt động cưỡng chế, áp dụng các biện pháp hạn
chế những quyền và lợi ích nhất định đối với người chưa thành niên khi có
những hành vi vi phạm, là giai đoạn mà sự can thiệp của Nhà nước còn nhằm
mục đích giáo dục, quản lý, phịng ngừa với người chưa thành niên đã có
những biểu hiện sai lệch trong hành vi.

7


+

Phạm vi nghiên cứu:


Về thời gian: Đề tài chủ yếu lấy cơ sở pháp lý trong Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 là những quy định về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên.Vậy nên thời gian nghiên cứu là từ khi Luật trên có
hiệu lực là ngày 1 tháng 7 năm 2013 cho đến thời điểm hiện tại.
+
5.

Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài là nền tảng cơ bản để xây

dựng đề tài với nội dung và hình thức một cách logic và khoa học. Cơ sở phương
pháp luận của việc nghiên cứu này là những quy luật, phạm trù đã được các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin tìm tịi, khám phá, đó là thuyết duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, cho nên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng với tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa liên quan đến người
chưa thành niên kết hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước ta làm cơ sở định hướng lý luận của việc nghiên cứu.

Trong đề tài này, người viết sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp nghiên cứu tổng hợp những bài nghiên cứu, ý kiến kết hợp với
phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu những quy định của pháp
luật để chỉ ra những mặt đạt được và chưa đạt được của quy định pháp luật;
phương pháp thu thập thống kê số liệu thực tế,để từ đó đề xuất ý kiến, giải
pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, giúp có được một bài nghiên
cứu hồn chỉnh hơn.
6.


Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đã góp phần làm hồn thiện một số vấn đề lý luận cơ bản về

các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, từ đó
tạo cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn nhất về biện pháp xử lý vi phạm hành
chính đối với người chưa thành niên; áp dụng những vấn đề lý luận này nhằm

8


nâng cao tính khả thi, hiệu quả của pháp luât, bồi dưỡng nâng cao nhận thức
của các cán bộ thuộc các cơ quan chức năng, đặc biệt là của những người
chưa thành niên, nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong các đề tài nghiên cứu
khoa học về các vấn đề liên quan tới việc xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên.
Kết quả của quá trình nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu trong các
buổi tuyên truyền, tư vấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhằm nâng cao nhận
thức cho người chưa thành niên, qua đó góp phần làm giảm số lượng vụ việc
vi phạm hành chính do lứa tuổi này gây ra.
Nghiên cứu giúp cơ quan chức năng có cái nhìn sâu sắc hơn về những
nguyên nhân và động cơ dẫn đến hành vi vi phạm hành chính của người chưa
thành niên, từ đó đưa ra phương hướng giải quyết nhanh, hợp lý và hiệu quả.
7.

Kết cấu của luận văn
Bên cạnh phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết

luận. Bố cục bài khóa luận với đề tài “Các biện pháp xử lý vi phạm hành
chính đối với người chưa thành niên. Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi” gồm

những chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về người chưa thành niên và các biện pháp xử
lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.
Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành nên ở tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Phương hướng; giải pháp đẩy mạnh biện pháp thực hiện xử lý
vi

phạm hành chính và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định đó đối với
người chưa thành niên.
Ngồi ra, khóa luận cịn có danh mục các chữ viết tắt, bảng thống kê
trích dẫn tài liệu tham khảo.

9


Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CÁC BIỆN
PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN
Khái niệm và đặc điểm người chưa thành niên
Khái niệm về người chưa thành niên
Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em xác định rõ: “Trẻ em có nghĩa
là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn”.
Như vậy theo pháp luật quốc tế thì trẻ em và người chưa thành niên được
đồng nhất cùng một độ tuổi, đều giới hạn là dưới 18 tuổi.
Hiện nay đối với khái niệm người chưa thành niên ở nước ta được quy
định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, với những tên gọi khác chủ yếu là
“người chưa thành niên”,“trẻ em” và “vị thành niên”. Để làm rõ thêm những

khái niệm này giống và khác nhau như thế nào người viết xin đưa ra một số
dẫn chứng như sau:
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: " Trẻ em
quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi"1 và Luật trẻ em sẽ
có hiệu lực ngày 1 tháng 6 năm 2017 cũng quy định: “Trẻ em là người dưới
16 tuổi.”2.
Bộ luật Dân sự năm 2015 nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
cũng quy định người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi; Giao
dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của
người đó xác lập, thực hiện; Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi
1Luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Điều 1
2Luật trẻ em năm 2016, Điều 1

10


khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp
luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù
hợp với lứa tuổi; Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự
mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến
bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định
của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.3
Luật thanh niên năm 2005 lại quy định: “Thanh niên trong Luật này là
công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”4 sẽ thấy người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi còn được gọi là thanh niên.
Bộ luật Hình sự của nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được
Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, cũng có quy định về tuổi chịu trách
nhiệm hình sự như sau: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác;
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm

hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng
dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại một trong các điều...Tiếp đó là những quy định đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội tại chương XII quy định: “Người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định
của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này
không trái với quy định của Chương này.”5. Trong khi đó, trên khía cạnh
những vấn đề về lao động và việc làm, Bộ luật Lao động năm 2012 lại có quy
định: “Người lao động là người từ đủ15 tuổi trở lên, có khả năng lao động,
3Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 21
4Luật thanh niên năm 2005, Điều 1
5Bộ luật Hình sự năm 2015,Điều 12,Điều 90

11


làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều
hành của người sử dụng lao động”. Ngồi ra cịn có những quy định riêng đối
với lao động chưa thành niên quy định tại mục 1 chương XI chẳng hạn:
“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”6. Như vậy,
có thể thấy rằng việc xác định độ tuổi người chưa thành niên là rất khó, việc
đồng nhất khái niệm “chưa thành niên”, “vị thành niên” và “trẻ em” là khơng
hợp lí. Nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất cho rằng khơng nhất thiết phải
có một khái niệm cụ thể về người chưa thành niên, chỉ cần xác định người
chưa thành niên bao gồm những người ở lứa tuổi nào, hợp lí nhất là những
người ở độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bởi đây là giai đoạn mà theo
tâm lí học là giai đoạn có những biến đổi cơ bản nhất, ở độ tuổi này người
chưa thành niên chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có

đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Mặt khác, khi
nghiên cứu về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa
thành niên theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tại một số quy định
như: Điều 5 “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành
chính do lỗi cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính
về mọi vi phạm hành chính”. Ngồi ra, tại Điều 90, Điều 92 của Luật Xử lý vi
phạm hành chính cịn quy định người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện
hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại
Bộ luật hình sự thì bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc
thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý
quy định tại Bộ luật hình sự thì bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng. Như vậy, Luật xử lý vi phạm hành chính cũng khơng có một điều nào
quy định cụ thể người chưa thành niên là người ở độ tuổi nào nhưng có thể
thấy được đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng các biện pháp xử lý
6Bộ luật Lao động năm 2012, Khoản 1 Điều 3,Điều 161.

12


con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp
luật hành chính là người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi.Tóm lại, khái niệm người
chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh
thần của của từng quốc gia. Mặc dù các quy định về người chưa thành niên và
trẻ em trong các đạo luật ở nước ta có khác nhau về độ tuổi. Nhưng trong giới
hạn phạm vi nghiên cứu, người viết chỉ nghiên cứu dựa trên những quy định
tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Như vậy, người chưa thành niên
là người ở độ tuổi từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi.
Đặc điểm tâm, sinh lý, ý thức của người chưa thành niên
Giai đoạn chưa thành niên là giai đoạn có vị trí đặc biệt quan trọng trong
cả q trình phát triển và hoàn thiện. Ở giai đoạn này các em chưa phát triển

đầy đủ về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và nhân cách, người chưa thành niên
là những người không phải trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Trình
độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn bị hạn chế, thiếu hiểu biết về
pháp luật, thiếu điều kiện và bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao,
dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm. Họ
thường chưa làm chủ được những hành vi của mình, ln hướng tới sự ham
thích mới lạ, hiếu động, bồng bột, nhẹ dạ, thiếu kinh nghiệm sống, dễ va vấp.
Chính vì vậy, họ khơng ý thức được hậu quả của những hành vi vi phạm pháp
luật của mình. Nghiên cứu người chưa thành niên qua các đặc điểm tâm sinh
lí sẽ lí giải được cơ sở khoa học của những qui định pháp luật nói chung và
của Luật Xử lý VPHC nói riêng dành cho đối tượng đặc biệt này.
Đặc điểm sinh lý
Tuổi chưa thành niên được định nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng
trưởng và phát triển từ cuối tuổi trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành, cụ thể từ
12 đến 18 tuổi. Giai đoạn này bắt đầu thời kỳ phát triển tương đối về mặt sinh lí.
Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, cân nặng của người chưa thanh niên từ 16

13


đến 17 tuổi có thể gấp đơi cân nặng của thiếu niên. Các tố chất thể lực như sức
mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường. Sự phát triển của hệ thần kinh có
những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức
năng não bộ phát triển, hệ thần kinh chưa có khả năng chịu được kích thích mạnh
có thể gây ức chế, lãnh đạm, uể oải đơi khi cịn cư xử khơng đúng và cịn vi
phạm đạo đức xã hội hơn nữa là vi phạm pháp luật. Người vị thành niên được
dẫn dắt tới một cách tư duy hoàn toàn mới mẻ. Lần đầu tiên họ có khả năng thực
nghiệm được tư duy trừu tượng hay tư duy hình thức. Đó thực sự là đỉnh cao của
cái đã xây dựng được trong suốt thời kỳ trẻ em. Tất cả các quá trình tư duy đều
được tổ chức lại ở một tầm cao hơn, tầm của những người trưởng thành.


Đây là thời kỳ trưởng thành về giới tính và sự phát triển trong q trình
này là khá hồn chỉnh. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục, những
khủng hoảng tuổi dậy thì chấm dứt để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, cân
bằng hơn, xét cả trên các mặt hoạt động hưng phấn, ức chế của hệ thần kinh
cũng như các mặt phát triển khác của cơ thể về thể chất. Giai đoạn này tuyến
nội tiết hoạt động mạnh gây nên hiện tượng mất cân bằng chung dễ xúc động
hay bực tức và nổi nóng, phản ứng mạnh mẽ và gay gắt về những người xung
quanh, những sự việc khơng hài lịng. 7 Những biến đổi sinh lí như đã nêu trên
nên có thể khẳng định rằng, ở giai đoạn này người chưa thành niên nhìn chung
vẫn chưa phát triển đầy đủ về các đặc trưng sinh lí như người trưởng thành.
Đặc điểm tâm lý
Đặc trưng cơ bản của nhóm vị thành niên biểu hiện trước hết ở vị trí vai
trị của nó trong đời sống xã hội cũng như trong chính cuộc đời của mỗi
người. Nếu trong cuộc đời, tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng, giai
đoạn bản lề có thể quyết định tồn bộ cuộc sống sau này của mỗi người thì
7 GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội, Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và
xã hội, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, năm 2004, trang 184

14


trong xã hội, thế hệ vị thành niên bao giờ cũng đại diện cho một sự chuyển
tiếp vào các thế hệ mới, hướng tới tương lai. Nguồn nhân lực cho sự phát triển
được nảy sinh, bảo vệ, nuôi dưỡng từ tuổi trẻ em, bổ sung và hoàn thiện dần
về thể chất, tri thức và nhân cách từ vị thành niên và bắt đầu thực sự đóng góp
cho xã hội ở những giai đoạn sau đó. Người chưa thành niên nói chung, người
chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng là người đang trong q trình
phát triển về sinh lí lẫn tâm lí, ý thức, do sự trưởng thành và tích lũy ở những
giai đoạn trước, người chưa thành niên đã có một vị trí xã hội mới đó là họ

khơng hồn tồn cịn trẻ con nhưng chưa phải là người lớn. 8 Trẻ vị thành niên
có những phức tạp và biến động hơn so với những lứa tuổi khác nên cần phân
tích một cách cặn kẽ để hiểu rõ tâm lý trẻ mà có cách giáo dục thích hợp. Có
thể khái niệm vị thành niên là những người chưa thành niên, chưa đủ tuổi để
chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc đời của mình, ở góc độ nghiên cứu của
bài, vị thành niên được giới hạn trong độ tuổi 12 đến 18, là độ tuổi học sinh
trung học từ lớp 6 đến lớp 12.9 Để rồi, khi vượt qua lứa tuổi này, con người có
thể bước vào đời như những cơng dân tương lai với tất cả những gì được tạo
dựng từ đó, những tốt và xấu, những đúng đắn và sai lệch đan xen nhau, đấu
tranh với nhau trong suốt quãng đường còn lại của đời người. Ở lứa tuổi này
tâm lí các em cũng có những thay đổi rõ rệt. Có thể nói lứa tuổi này được tạo
thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Những biểu hiện của tâm lí khơng diễn ra
lập đi lập lại, mỗi biểu hiện chỉ xảy ra trong một giai đoạn nhất định. Điều này
tạo nên đặc trưng cơ bản cho lứa tuổi này.
Nhu cầu tự khẳng định đòi hỏi mọi người phải đối xử với mình như người
lớn và khước từ mọi sự áp đặt của người lớn. Để tạo nên bản sắc của riêng
8Đặng Thanh Nga (2006a), Giáo trình tâm lí học tội phạm, trường Đại Học Luật Hà Nội, Nxb CAND trang
116

9TS Nguyễn Thị Bích Hồng (2011), Tâm lý và cách giáo dục trẻ vị thành niên.

15


mình và để trở thành người lớn khoẻ mạnh, có trách nhiệm, biết lao động sản
xuất và có đạo đức, các em cần được tiếp cận với các hệ thống hỗ trợ cũng
như cơ hội để phát triển những mối quan hệ gần gũi, gắn bó với gia đình, nhà
trường, bạn bè và cộng đồng. Nếu thiếu sự hỗ trợ này, các em sẽ bị người khác
lạm dụng và bóc lột. Sự hỗ trợ của gia đình, trường học, bạn bè, người thân sẽ
tạo ra một mơi trường an tồn trong đó các em vừa được bảo vệ, vừa có khả

năng chủ động và độc lập. Đây là một lĩnh vực cần quan tâm nhưng phải kiên
trì, mềm dẻo, linh hoạt, uốn nắn để tránh tự ái, làm tổn thương tinh thần trẻ vị
thành niên. Mọi xung đột giữa cha mẹ, người lớn với các em sẽ được giải
quyết ổn thoả nếu cả hai phía đều có sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau. 10 Ở
tuổi này, con người đang hình thành những hứng thú và thay đổi mới, có xu
hướng tư tưởng hoá, vị tha, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các kỹ
năng nói, cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với môi trường xã
hội ngày một mở rộng. Đó là sự tự khẳng định mình, tự coi mình là người lớn,
muốn được người khác tôn trọng và đối xử như người lớn. Ở lứa tuổi này các
em ln có ý thức tự trọng và mong muốn làm những điều mà người lớn hay
làm, các em thường có tâm lí phóng đại các năng lực của mình, đánh giá cao
hơn hiện thực nên cơng việc các em thường tự mình làm lấy khơng muốn dựa
dẫm hay phụ thuộc vào người lớn và nghĩ điều đó là cách để khẳng định bản
thân. Các em không hiểu rằng, khả năng nhận thức và chuẩn mực đạo đức,
pháp luật, về nghĩa vụ và bổn phận, về các giá trị xã hội, như giá trị lao động
học tập của các em còn rất nhiều hạn chế.11
Ý

thức với tư cách là chủ thể cộng đồng nhóm bạn: ở lứa tuổi này hình thành ở
các em xu hướng tìm kiếm các mối quan hệ ngồi gia đình rất cao, dễ ngộ
nhận, nhầm lẫn giữa biểu hiện như liều lĩnh nhưng các em lại cho rằng
10

Đặng Thanh Nga (2007), Luận án tiến sĩ về đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên có hành vi
phạm tội.

11

Đặng Thanh Nga, Giáo trình tâm lí học tư pháp (2006b), trường Đại học luật Hà Nội, Nxb CAND, trang 117


16


điều đó là dũng cảm, ngang ngược hỗn xược thì lại cho là bản lĩnh. Chính vì
vậy mà nhóm bạn bè khơng chính thức có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức,
hành vi và nhân cách của người chưa thành niên.
Tình u từ sắc thái giới tính chưa bộc lộ rõ đến tình bạn cũng tự nhiên
lành mạnh dần có sắc thái giới tính. Tâm trạng của những em này thay đổi rất
nhanh và biến động mạnh. Lý trí chưa đủ giúp các em làm chủ được những
rung cảm mãnh liệt của sự yêu đương quá sớm. Đầu óc bị phân tán, thời gian
và tâm trí bị cuốn hút vào đó nên kết quả học tập, lao động và sức khoẻ bị
giảm sút rõ rệt. Trong quá trình tìm hiểu và khám phá này, các em cần rèn
luyện những kỹ năng sống để giúp các em xây dựng được các mối quan hệ
bạn bè, giải quyết mâu thuẫn, biết cách cùng hợp tác với người khác trong
nhóm, hình thành lịng tự trọng cũng như biết kìm chế trước sức ép từ bạn bè
cùng lứa và người lớn khác để không tham gia vào những hành vi nguy cơ có
hại cho sức khoẻ và an toàn của bản thân và của người khác.
Đặc điểm về ý thức
Người chưa thành niên ở lứa tuổi này còn non nớt về kiến thức xã hội và
ý

thức pháp luật, những hiểu biết cũng như những nhận thức và quan niệm về
pháp luật của người chưa thành niên chưa được hoàn thiện hoặc hành vi lệch
lạc theo cách chủ quan của họ. Sự nhận thức sai lệch trong pháp luật của
người chưa thành niên là họ cho rằng những yêu cầu và những điều cấm kị chỉ
được quy định trong luật và mang tính hình thức còn những hành động của họ
chỉ căn cứ vào nhu cầu cuộc sống. Họ cứ đinh ninh nghĩ rằng những
hành vi của mình là hợp pháp là đúng để bảo vệ quyền lợi bản thân. Ở tuổi
chưa thành niên những tiền đề cơ bản của một nhân cách hoàn chỉnh đang dần
hình thành và là cơ sở chọn sự phát triển của các em đến tuổi trưởng thành. Vì

vậy, sự biến đổi này đơi khi mang tính chất phá vỡ tận gốc những đặc điểm,
những hứng thú và quan hệ đã có từ trước. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi này các em

17


rất tị mị, hiếu động có xu hướng tìm kiếm khám phá những cái mới lạ, hay
bắt chước nên rất dễ bị lơi cuốn vào các trị chơi vơ bổ thậm chí những hậu
quả lớn hơn nếu lí trí khơng đủ để làm nền tảng tinh thần cho các em.
Tuổi chưa thành niên là tuổi đang hình thành “cái tơi”, là lứa tuổi biểu
hiện ý thức cá tính của mình rất rõ nét. Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân
cách ở tuổi thành niên là tính tích cực, mạnh mẽ của bản thân nhằm lĩnh hội
các chuẩn mực nhất định, sự hăng hái sơi nổi nhiệt tình trong học tập, trong
hoạt động xã hội, trong việc xây dựng mối quan hệ với người lớn và bạn bè
nhằm xây dựng nhân cách cho bản thân. Ngoài những tác động tích cực trên
thì do ảnh hưởng tâm sinh lí nên cũng có những hạn chế tiêu cực ảnh hưởng
đến nhận thức, tình cảm và ý chí của các em như tính hung bạo, e thẹn, dễ cáu
giận. Ở tuổi chưa thành niên những tiền đề cơ bản của một nhân cách hoàn
chỉnh đang được tạo thành và là cơ sở cho sự phát triển của các em đến tuổi
trưởng thành. Vì vậy, sự biến đổi trong thời kì này là vô cùng quan trọng.12
Những vấn đề chung về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên
Một số khái niệm cơ bản trong xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên.
❖ Vi phạm hành chính

Thuật ngữ vi phạm hành chính xuất hiện trong thời gian gần đây. Trước
khi Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ban hành ngày 30/11/1989 thì
người ta khơng gọi là vi phạm hành chính mà gọi là vi cảnh. Từ sau ngày
30/11/1989 đến khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được ban hành ngày

6/7/1995 thì người ta gọi là vi phạm hành chính. Trong Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính 1995 cũng như Pháp lệnh xử lý vi
12 Phan Thúy Vy (2012), Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, thực
tiễn tại huyện Tam Bình.

18


phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) không
đưa ra khái niệm vi phạm hành chính mà chỉ đưa ra khái niệm xử lý vi phạm
hành chính, bao gồm: Xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý
hành chính khác.
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực ngày 1/7/2013 có quy
định cụ thể về khái niệm vi phạm hành chính tại Khoản 1, Điều 2 như sau:

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm

1.

quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.13
Hành vi có lỗi là hành vi do cá nhân, tổ chức gây ra trong hoạt động quản lý

-

nhà nước, mà trong đó cá nhân, tổ chức nhận thức được những hành vi có lỗi
của mình là nghuy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn và cố tình để điều
đó sảy ra được Luật hành chính điều chỉnh.
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu


-

quả do hành vi đó gây ra. Mặt khác, lỗi còn là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan
của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với địi
hỏi của xã hội. Như vậy, vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện
dưới dạng hai hình thức cụ thể đó là lỗi cố ý và lỗi vơ ý.
Trong đó với lỗi cố ý thể hiện ở chỗ, chủ thể nhận thức được tính chất nguy

+

hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình
gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy
khơng mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả sảy ra.
+

Cịn lỗi vơ ý thể hiện ở chỗ chủ thể khơng nhận thức được tính chất nguy hại
của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận
13

Nguyễn Duy Phương (2013), Giáo trình luật hành chính, trường Đại học Luật Huế, Nxb Đại học

Huế.

19


thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
hậu quả xảy ra.
-


Hành vi là đặc trưng của việc thể hiện được nhận thấy trong một thời gian dài
của con người. Môi trường, các động lực, các thái độ và trạng thái tinh thần,
cơ thể vật lý của con người xác định hành vi. Thông qua các hành động của cá
nhân, qua bầu không khí giao tiếp hoặc qua giao tiếp bằng lời hay phi lời ta có
thể nhận ra hành vi. Hành vi được thể hiện ở hai dạng, là hành vi hành động
và hành vi khơng hành động.
+ Trong đó, hành vi hành động là là việc cá nhân hoặc tổ chức thực hiện
hành vi phạm tội của mình trong hoạt động quản lý nhà nược, dù biết rằng
hành vi đó trái quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi vi phạm
nhằm để trục lợi vì lợi ích cá nhân và mặt sức hậu quả sảy ra.

+

Còn với hành vi không hành động là hành vi vi phạm pháp luật do cá nhân
gây ra trong điều kiện mà người phạm tội có đầy đủ vật dụng và phương tiện
cần thiết, để giúp đỡ hoặc ngăn chặn kịp thời một hành vi vi phạm dẫn tới hậu
quả gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cá nhân hoặc tổ chức.

-

Chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành
chính và theo quy định của pháp luật hành chính thì họ phải chịu trách nhiệm
đối với hành vi trái pháp luật của mình. Đối với cá nhân, họ phải là người đạt
độ tuổi nhất định, có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình. Nếu khơng đủ căn cứ cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình
trạng có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì có thể
kết luận rằng: Khơng có vi phạm hành chính xảy ra. Khoản 5 Điều 11 Luật
XLVPHC cũng quy định việc không truy cứu trách nhiệm hành chính trong
trường hợp người thực hiện hành vi “khơng có năng lực trách nhiệm hành

chính hoặc chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính”.

20


×