Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

luận văn thạc sĩ hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.72 KB, 116 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hồn
tồn chính xác, trung thực do cá nhân tơi nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập từ
thực tế và qua các tài liệu chính thống; các thơng tin trích dẫn trong luận văn
đều được ghi rõ nguồn gốc và đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi.
TP, Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Học Viên

Nguyễn Trường Duy


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc Phó giáo sư, Tiến sỹ
Huỳnh Văn Thới, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia,
các Khoa, Phịng cũng như các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học, các
thầy, cô đã tham gia quản lý, giảng dạy; các đồng chí lãnh đạo, cơng chức
cơng tác tại Văn phòng HĐND tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu, trong việc thu thập số liệu, thông
tin cần thiết tại cơ quan Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Quản
lý công HC21.N6 đã cùng tơi chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm trong q
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã hết sức cố gắng trong
việc tiếp thu, trao đổi những kiến thức đóng góp của quý thầy, cô và bạn bè,
đã tham khảo thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, song sẽ khơng thể
tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được thơng tin góp ý của q thầy, cơ và
bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn./.
Đồng Tháp, ngày


tháng năm 2018

Học viên

Nguyễn Trường Duy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.
LỜI CẢM ƠN.
MỤC LỤC.
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.
DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC.
MỞ ĐẦU.............................................................................................................

1

1. Tính cấp thiết xây dựng đề tài ................................................................

1

H


Ủ H



H
Đ


H

H

Đ

ẤỈ H ............................

11

1.1 Khái quát về hoạt đồng giám sát củ H i đồng nh n

n ấp tỉnh 11

1.1.1 Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ..................... 11
1.1.2 Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ..........................

15

1.1.3 Nguyên tắc giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ................... 17
1.2 Chủ thể, n i dung, hình thức, thẩm quyền giám sát ủ H i đồng
20

nh n n ấp tỉnh ......................................................................................

1.2.1 Chủ thể hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: ....... 20
1.2.2 Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: ..................... 22
1.2.3 Hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: .................... 25
1.2.4 Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc xem xét kết

quả giám sát. ...............................................................................................
1.3 Các yếu tố tá đ ng đến hoạt đ ng giám sát ủ

33
H i đồng nh n

n ấp tỉnh. ..............................................................................................

35

1.3.1 Khung thể chế hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh. .............................................................................................................

35

1.3.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh. ................................................................................................

36


1.3.3 Năng lực của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh......................................38
1.3.4 Công tác tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh.....................................................................................................40
1.3.5 Hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh.....................................................................................................42
H
Đ

H

H

H
Ỉ HĐ

Đ

Ủ H

H.........................................................48

2.1 Tổng quan về H i đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp...........................48
2.2 Đánh giá hoạt đ ng giám sát

ủ H i đồng nh n

n tỉnh Đồng

Tháp...............................................................................................................52
2.2.1 Các phương diện đánh giá...............................................................52
2.2.2 Đánh giá chung về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
tỉnh Đồng tháp................................................................................................62
2.2.3 Những vấn đề đặt ra về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân tỉnh Đồng Tháp........................................................................................66
n

n o n t iện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân

dân tỉn Đồng Tháp.......................................................................................71
iải p p


o n t iện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

tỉn Đồng Tháp..............................................................................................76
3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Đồng

Tháp................................................................................................................76
3.2.3 Nâng cao tính chủ động và năng lực giám sát của Thường trực
HĐND Tỉnh....................................................................................................83
3.2.4 Nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức giám sát của HĐND
tỉnh Đồng Tháp...............................................................................................84


3.2.6 Đảm bảo các điều kiện, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy
giúp giúp việc cho HĐND tỉnh Đồng Tháp....................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 94
Phụ lục 1........................................................................................................ 97


CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. Hội đồng nhân dân : HĐND
2. Thường trực Hội đồng nhân dân: TTHĐND
3.Ủy ban nhân dân : UBND
4. Tòa án nhân dân : TAND
5. Viện kiểm sát nhân dân: VKSND
6. Văn bản quy phạm pháp luật : VBQPPL
7. Cán bộ, công chức : CBCC
8. Quốc Hội: QH



DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC
Trang
Phụ lụ

1. Danh sách Thường trực HĐND

87

tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2011 - 2016
Phụ lụ

2.

Danh sách thành viên Ban Kinh tế -

Ngân sách

88

HĐND tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2011 - 2016
Phụ lụ

3. Danh sách thành viên Ban Văn hóa – Xã hội

tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2011 - 2016
Phụ lụ

HĐND


89

4. Danh sách thành viên Ban Pháp chế

HĐND tỉnh Đồng Tháp, nhiệm kỳ 2011 - 2016

90


MỞ ĐẦU
1. Tính ấp thiết x y

ựng đề tài

Trong bộ máy Nhà nước, Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền
lực nhà nước ở địa phương đồng thời đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của nhân dân. Với hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định những
vấn đề quan trọng của địa phương và chức năng giám sát việc thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân thì chức năng giám sát có vị trí, vai trị hết sức quan trọng đảm
bảo HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân,
thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện
tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu
quả hoạt động của HĐND.
Thời gian qua, hoạt động của HĐND các cấp đã không ngừng đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ theo luật định. Trong đó, hoạt động giám sát đã có nhiều chuyển biến
rõ rệt, đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần quan trọng trong việc giải
quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, góp phần tích cực vào việc phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong thực tiễn, hoạt động giám sát của HĐND còn

hạn chế như: một số vụ việc vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa
phương chưa được phát hiện kịp thời; thiếu kiểm tra, theo dõi, đôn đốc nên hiệu
quả giám sát chưa cao…Vì vậy, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND hiện
nay còn thấp, vẫn cịn biểu hiện hình thức; chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng,
chưa thực hiện đầy đủ thực quyền như luật định.
Trong những năm qua, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
Đồng Tháp đã đạt được những kết quả nhất định, hiệu quả giám sát có bước
phát triển. Bước đầu khắc phục tính hình thức trong hoạt động của HĐND nói
chung và hoạt động giám sát nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt
động giám sát của HĐND tỉnh Đồng Tháp vẫn còn một số hạn chế như: phương
thức và nội dung giám sát chưa được đổi mới tồn diện, giám sát chưa sâu, cơng
1


tác “hậu giám sát” thiếu kiểm tra thường xuyên nên vẫn còn một số kiến nghị
sau giám sát chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời…Để
khắc phục tình trạng nêu trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hoạt động của Hội
đồng nhân dân trong thời gian tới là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát
của HĐND, để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích của
nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tế trên, học viên chọn đề tài

Hoạt độn

i m s t củ

Hội đồn n n d n tỉn Đồn p làm luận văn cao học mã ngành Quản ý Công.
2.T nh h nh nghi n ứu đề tài li n qu n đến lu n văn
Giám sát và nâng cao chất lượng giám sát của cơ quan dân cử ở nước ta
được đề cập trên một số sách, báo, tạp chí, các diễn đàn khoa học. Qua các tài

liệu nghiên cứu hiện hành và các cơng trình khoa học đã được cơng bố cho thấy
hoạt động này đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi
tư liệu bao quát được các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động giám
sát bản thân tôi tập hợp được những công trình nghiên cứu sau đây:
- Sách chuyên khảo:
Nguyễn Mạnh Bình “Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với
việc thực thi quyền lực Nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Nxb, Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2012, nội dung phân tích sự hình thành và phát triển có chế giám
sát xã hội, phân tích các u cầu cấp thiết của việc hoàn thiện cơ chế pháp lý
giám sát xã hội đối với thực thi quyền lực nhà nước và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với thực thi quyền
lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên), (2003), Giám sát và cơ chế
giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, đã đề cập vấn đề nghiên cứu, xem xét việc thành lập cơ
quan giám sát chuyên trách thuộc QH.
2


Tác giả Phạm Ngọc Kỳ (1995), Về quyền giám sát tối cao của QH, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đã tập trung làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm
quyền giám sát tối cao của QH, đối tượng của quyền giám sát tối cao, các
phương thức giám sát cũng như thực trạng của hoạt động giám sát này.
Trọng toàn, “Tìm hiểu về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng
nhân dân”, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, 2006, đã đi sâu phân tích các quy định về tổ
chức và quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, những cơ sở pháp lý,
nguyên tắc mang tính hệ thống trong tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Vũ Thị oan, “Một số vấn đề hoàn thiện chế độ bầu cử Hội đồng nhân dân
ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, đã tổng kết thực
tiễn, đề xuất xây dựng và hoàn thiện quy phạm pháp luật để q trình bầu cử

cơng bằng, lựa chọn được đại biểu đủ tiêu chuẩn, xứng đáng là người đại diện
của dân, đủ năng lực và phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ người đại biểu nhân
dân trong giai đoạn mới.
Phạm Ngọc Kỳ “Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và kỹ năng
giám sát cơ bản”. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007, đã đi sâu phân tích về tổ
chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân làm cơ sở cho Hội đồng nhân dân
thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
Hiến pháp và Pháp luật; đồng thời giúp đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực hoạt động giám sát
của Hội đồng nhân dân.
Nguyễn Đăng Dung chủ biên, biên soạn Nguyễn Đức Lam, Trần Văn Tám
“Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân, Nxb, Tư pháp, Hà Nội, đi sâu
phân tích chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân và các giải pháp thực
hiện có hiệu quả chức năng giám sát.
Trịnh Thị Xuyến (2006), Kiểm soát quyền lực nhà nước: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, cơng
trình đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam
3


trong điều kiện hiện nay trên cả phương diện lý luận và thực tiễn; phương
hướng và những giải pháp chủ yếu cho kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt
Nam.
Văn phịng QH – Viện chính sách cơng và Pháp luật, Hoạt động giám sát
của cơ quan dân cử ở Việt Nam, vấn đề và giải pháp, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội,
2015, cơng trình đã đi từ những vấn đề lý luận về giám sát của cơ quan dân cử
tới đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử nước ta và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng
quan trọng này.
Văn phòng QH (2012), QH Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb. Tư pháp, Hà Nội, cuốn sách là sự tập hợp nhiều bài viết trên tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, những bài viết đưa ra nhiều luận điểm khoa học và bài
học thực tiễn, góp phần vào q trình đổi mới của QH, nhất là trong các dịp sửa
đổi Hiến pháp năm 1992, ban hành uật Tổ chức Quốc hội năm 2001 và các nghị
quyết của QH về quy chế hoạt động của QH, các cơ quan của QH.
Cơng trình nghiên cứu khoa học của tác giả Đinh Xuân Thảo (2012), Tiếp
tục đổi mới hoạt động giám sát của QH từ thực tiễn QH khóa XII, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, cơng trình góp phần quan trọng vào q trình tìm tòi, đổi
mới tổ chức và hoạt động của QH trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu xây dựng
QH thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như yêu cầu
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo ở nước ta.
- Luận án tiến sĩ, luận văn t ạc sĩ:
Nguyễn Chí Dũng (2009), Cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư pháp ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ uật học, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội. Luận án
đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư
pháp, đánh giá thực trạng của cơ chế giám sát hoạt động tư pháp ở Việt Nam

4


và kinh nghiệm nước ngoài. Xác định yêu cầu, quan điểm và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý hoạt động giám sát tư pháp ở Việt Nam
hiện nay;
Vũ Thị Mỹ Hằng (2016), Thực hiện chức năng giám sát quyền lực Nhà
nước của QH Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ chính trị học, Đại học quốc
gia, Hà Nội. Đề tài đã tập trung hệ thống hoá các nội dung cơ bản của việc thực
hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của QH Việt Nam và xác định
những giá trị lý luận, thực tiễn của việc giám sát quyền lực nhà nước của QH,

xác lập được tiêu chí khoa học làm cơ sở đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động
giám sát của QH. Đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát của QH ở nước ta hiện
nay;
Trần Thị Trà Giang (2013), Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (từ thực tiễn tỉnh Gia Lai), Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành quản lý hành chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Thành
phố Hồ Chí Minh, đã đi sâu phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan
tới những phạm trù nghiên cứu về giám sát, đặc điểm, nội dung và các hình thức
giám sát HĐND cấp tỉnh đối với UBND cấp tỉnh và đề xuất phương hướng, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Gia Lai;
Tô Thanh Tùng (2014), Giám sát của Hội đồng nhân dân xã đối với ,
chính quyền cấp xã (quan nghiên cứu thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, luận
văn Thạc sĩ chun ngành quản lý hành chính cơng, Học viện Hành chính Quốc
gia, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn về giám sát của HĐND cấp xã, xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt
động giám sát của HĐND xã, phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND xã trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

5


Nguyễn Ngọc Thanh (2015), Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý
công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài tập trung
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động giám sát của HĐND
huyện Phong Điền, khảo sát đánh giá đúng thực trạng từ đó đề xuất phương
hướng và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của
HĐND huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ;

- Các bài báo, kỷ yếu, hội thảo:
Bài viết của Nguyễn Đăng Dung (2010), “Chức năng giám sát của QH
trong nhà nước pháp quyền”, đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 22
(183), 11/2010. Bài viết bàn về sự xuất hiện chức năng giám sát của QH, phạm
vi

và các hình thức thực hiện chức năng giám sát, chức năng giám

sát của QH Việt Nam và những khó khăn, thách thức trong thực hiện
chức năng giám sát
của QH Việt Nam.
Trong bài viết của ê Văn Cảm và Dương Bá Thành, “Cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp quyền: Một số
vấn đề lý luận cơ bản”, đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1(162),
1/2010 đã cho thấy một số vấn đề chung về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước trong nhà nước pháp quyền, những khái niệm và các đặc điểm cơ bản của
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền, chức năng
và vai trị của cơ chế kiểm sốt quyền lực lập pháp trong nhà nước pháp quyền
và những hệ lụy tất yếu có tính biện chứng khoa học do khơng có cơ chế kiểm
sốt quyền lực nhà nước bằng quyền lực công.
Trương Thị Hồng Hà (2010) với bài viết “Tăng cường hoạt động giám
sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân với việc xây dựng mơ hình Ủy
ban Dân nguyện của QH hiện nay”, đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số
1(162), 1/2010 nói về thực trạng hoạt động giám sát việc giải quyết KNTC của

6


QH, xây dựng mơ hình Ủy ban Dân nguyện của QH và ưu điểm, trở ngại của
việc xây dựng mô hình Ủy ban Dân nguyện ở Việt Nam.

Phương Hà, “Vẫn bỏ ngỏ công tác hậu giám sát”, Báo Điện tử Dân Việt,
cập nhật thứ Ba, ngày 01/11/2011 đã đi vào phỏng vấn sâu đại biểu Trần Hồng
Ngân (TP.HCM) về cơng tác hậu giám sát được cho là chưa thực sự được quan
tâm chỉ chú trọng khâu trước và trong giám sát mà không đi đến cùng xem hiệu
quả của công tác giám sát đến đâu nên hiệu quả không cao.
Và một số bài viết khác của Nguyễn Quốc Tuấn Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và y an nhân dân các cấp , Tạp
chí Tổ chức Nhà nước, số 6/2002; Trương Đắc inh Tổ chức và hoạt động của
các an Hội đồng nhân dân , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
2/2003; PGS,TS Bùi Xuân Đức, Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trong
điều kiện cải cách bộ máy nhà nước hiện nay , Tạp chí Nhà nước và pháp

luật, 12/2003; ; PGS.TS Nguyễn Tất Viễn hân dân ầu cử uốc Hội và ầu cử Hội
đồng nhân dân các cấp, suy ngh về vấn đề tất cả quyền ực hà nước
thuộc về nhân dân , Tạp chí tổ chức Nhà nước số 3/2011; Trần Du Lịch (2013),
Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất ượng giám sát của QH, tham luận hội
thảo năm 2013…đã bàn về những khía cạnh khác nhau về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và chức năng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đồng
thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp cho hoạt động giám sát của cơ quan dân
cử hiệu quả hơn.


Những nội dung nghiên cứu trên đã giúp tơi có cách nhìn khái quát và
tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh và phát hiện những vấn đề mới cần bổ sung, nghiên cứu thêm các
nội dung mà những tác giả đi trước chưa đề cập, đồng thời đối chiếu với tình
hình thực tế của tỉnh Đồng Tháp sẽ là những gợi mở cần thiết để tôi đi sâu trình
bày rõ hơn về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, từ đó đề xuất

7



những giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động
giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.
3. Mụ đí h và nhiệm vụ nghi n ứu ủ đề tài
-Mục đích nghi n cứu
Đề tài nghiên cứu các khái niệm, vai trò, nguyên tắc cơ bản, các qui định
của pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Qua đó, đi
sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
tỉnh Đồng Tháp tìm ra các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế
và đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giám
sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói chung và Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng
Tháp nói riêng.
- hiệm vụ nghi n cứu
Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan tới những phạm trù
nghiên cứu như: các khái niệm về giám sát, phân tích đặc điểm, nội dung và các
hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
àm rõ khái niệm hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, các yếu tố
đảm bảo hiệu quả của Hội đồng nhân dân, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt
động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
Đồng Tháp; qua đó, đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân
dân tỉnh Đồng Tháp;
Đề xuất phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tư ng và phạm vi nghi n ứu ủ đề tài
- Đối tượng nghi n cứu
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong đó tập
trung nghiên cứu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp
đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (cơ quan Hành chính Nhà nước cùng

cấp)
8


-Phạm vi nghi n cứu
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, luận văn tập trung
đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp
đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong nhiệm kỳ 2011 – 2016.
5. C sở l lu n và phư ng pháp nghi n ứu Cơ sở uận
uận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
-Phương pháp nghi n cứu
Trong quá trình thực hiện, luận văn dựa trên một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê để làm sáng
tỏ những nội dung cần nghiên cứu. Ngoài ra luận văn còn sử dụng và kế thừa
thành quả của một số cơng trình nghiên cứu, bài viết, báo cáo và các tài liệu liên
quan khác.
6. Nh ng đ ng g p m i về
-

ho họ

ủ lu n văn

Khái quát những n t cơ bản về nội dung giám sát và đặc

điểm giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
-

àm rõ về mặt lý luận khái niệm Hội đồng nhân dân, hiệu quả


giám sát của Hội đồng nhân dân cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả giám sát, các tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh.
-

Đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng hoạt động

giám sát và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
Đồng Tháp đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong nhiệm kỳ
2011 – 2016.
-

Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao

hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong thời gian
tới.
7. Bố ụ lu n văn
Ngoài phần mở đẩu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn bố cục thành 03 chương:


9


Chương 1 – Cơ sở lý luận và pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh.
Chương 2 – Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh
Đồng Tháp.
Chương 3 – Phương hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của

Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

10


CHƯƠNG 1 – CƠ Ở LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM
ÁT CỦA HỘI ĐỒNG NH N D N CẤP TỈNH.
1.1 Khái quát về hoạt đồng giám sát củ H i đồng nh n

n ấp tỉnh

1.1.1 Khái niệm giám sát ủ H i đồng nh n n ấp tỉnh *
Khái niệm giám sát
Có thể thấy rằng thuật ngữ "giám sát" được dùng rất phổ biến trong khoa
học chính trị, pháp lý và được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng, Nhà
nước và các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội cũng như phổ biến ở đời
sống xã hội. Đồng thời có rất nhiều định nghĩa giám sát khác nhau được đưa ra
tùy theo phạm vi rộng, hẹp của nội dung nghiên cứu cụ thể.
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì giám sát là "Theo dõi và kiểm
tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không?", dùng chỉ một hoạt
động xem x t có tính bao qt của chủ thể bên ngồi hệ thống đối với khách thể
thuộc hệ thống (có thể là không trực thuộc), tức là giữa cơ quan giám sát và cơ
quan chịu sự giám sát không nằm trong một hệ thống trực thuộc nhau theo chiều
dọc. Trong bộ máy nhà nước, giám sát thường được hiểu là chức năng của các
cơ quan quản lý nhà nước.

[7, Tr 217]
Theo quan điểm của khoa học hành chính “Giám sát dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, tòa án, các tổ chức xã hội và công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm
chỉnh pháp luật trong quản lý xã hội”


Mặc dù, có những quan niệm khác nhau, nhưng nội hàm của giám sát có
những điểm chung là việc theo dõi, xem x t, quan sát của một chủ thế với một
đối tượng nào đó bị giám sát.
Hoạt động giám sát gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Khi
nhà nước ra đời, nhà nước đồng thời ban hành pháp luật để quản lý và theo đó,
hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật đối với các cơ quan nhà nước, các
tổ chức và mọi công dân được đặt ra. Giám sát đối với hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước là hoạt động có tính đặc trưng của tất cả các nhà
nước. ịch sử đã chứng minh rằng, khơng có nhà nước nào có thể tồn tại và


11


phát triển nếu không tiến hành hoạt động giám sát, dù bản chất và hình thức có
thể khơng giống nhau, phụ thuộc vào bản chất nhà nước cũng như cách thức tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Như vậy có thể đưa ra quan niệm về giám sát như sau : giám sát à sự
theo dõi, xem xét hoạt động của chủ thể có thẩm quyền thể hiện tính chủ động, i
n tục, thường xuy n và tác động thơng qua các iện pháp tích cực nhằm hướng
hoạt động của khách thể (đối tượng ị giám sát) thực hiện đúng những điều đã
quy định.[7, Tr 12].
Theo khoản 1, khoản 2, điều 2 uật hoạt động giám sát của Quốc Hội và
Hội Đồng nhân dân, năm 2015: Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem
x

t, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám

sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn

của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý.[13, Đ2]
Chủ thể giám sát bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội
đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội
đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân;(25)
Còn tại khoản 1, Điều 2, uật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003
thì “Giám sát” là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân
tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo
dõi, xem x t, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.[12, Đ2]
Thực chất giám sát của HĐND là việc thực hiện sự ủy quyền của nhân
dân để giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, là một hình thức thực hiện
quyền giám sát của nhân dân được thực hiện bằng pháp luật, thông qua cơ quan
quyền lực nhà nước là HĐND các cấp.


12


Từ các cơ sở nêu trên, có thể hiểu khái niệm giám sát của HĐND như
sau: Giám sát của HĐND là hoạt động có mục đích, thường xun, liên tục của
HĐND nhằm quan sát, theo dõi, kiểm tra, phát hiện, uốn nắn việc tuân theo
pháp luật, chấp hành Nghị quyết HĐND của Thường trực HĐND, UBND,
TAND, VKSND cùng cấp, của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân theo quy định của pháp luật.
Giám sát của HĐND là hoạt động nhằm kiểm soát thực thi quyền lực nhà
nước. Giám sát chứa đựng những yếu tố thuộc tính của cơng các kiểm tra, kiểm
sốt và thanh tra. Trong q trình giám sát, chủ thể giám sát có quyền tiếp cận

mọi đối tượng, mọi văn bản, hồ sơ theo yêu cầu giám sát.

[28,Đ2]

uật Hoạt động giám sát của Quốc hội ban hành năm 2003 giải thích “Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem x t, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự
giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội”.

uật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003 tuy không định
nghĩa cụm từ giám sát nhưng các nội dung trong chương III của luật này quy
định cụ thể nội dung mà Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát bao gồm: giám
sát tổ chức hoạt động của các cơ quan do HĐND bầu ra và giám sát việc thi
hành pháp luật và nghị quyết của các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND
thơng qua các hình thức: xem x t báo cáo công tác của những đối tượng theo
quy định pháp luật; xem x t trả lời chất vấn của những đối tượng này; tổ chức
các đồn giám sát; bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu,
thông qua việc tiếp dân và theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng
dân gửi đến HĐND ...
Có thể thấy rằng, giám sát là một trong hai chức năng quan trọng của
HĐND, thông qua hoạt động giám sát chúng ta có thể kiểm chứng lại tính đúng
đắn, sự phù hợp về các quy định của pháp luật đã, đang được áp dụng trong
13


cuộc sống và những chủ trương biên pháp mà HĐND đã quyết nghị; giúp chúng
ta phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc và kịp thời có những giải pháp thảo
gỡ để thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động. Hoạt động giám sát còn là cơ sở
để thực hiện công tác thẩm tra và đi đến quyết định vấn đề một cách chính xác,
bảo đảm các nghị quyết ban hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với tâm
tư, nguyện vọng của cử tri.
Trong thực tế hiện nay, xác định hiệu quả giám sát là một nhiệm vụ phức

tạp và đầy khó khăn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Theo các nhà ngôn ngữ học,
khái niệm hiệu quả giám sát được hiểu là kết quả đạt được trong việc thực hiện
một nhiệm vụ nhất định. Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng:
hiệu quả là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng
tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực
và tỷ lệ đầu ra, đầu vào. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu về hiệu quả giám sát
của HĐND, cần phải đặt hiệu quả trong mối quan hệ với hiệu lực giám sát của
HĐND. Hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào việc HĐND thực hiện chức năng
giám sát của mình theo quy định của pháp luật đến đâu cũng như những kết
luận kiến nghị từ hoạt động giám sát có được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện nghiêm chỉnh hay không. Để đảm bảo hiệu lực, hoạt động giám sát có chất
lượng, nghĩa là phải đưa ra những kết luận đề xuất đúng đắn. Trong mối quan hệ
giữa chất lượng và hiệu lực giám sát thì chất lượng giám sát là tiền đề bảo đảm
thực hiện hiệu lực nhưng để đảm bảo hiệu lực giám sát cần có sự tự giác chấp
hành nghiêm chỉnh của các chủ thể bị giám sát đối với các kết luận, đề xuất
đúng đắn rút ra từ hoạt động giám sát. Đồng thời, cần có các biện pháp xử lý
đối với các chủ thể khơng chấp hành nghiêm các kết luận đề xuất đó. Một khi
chất lượng và hiệu lực giám sát được đảm bảo thì đương nhiên hiệu quả giám
sát sẽ tốt hơn. Như vậy, giữa hiệu lực và hiệu quả giám sát có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Tuy nhiên, vì tính hiệu quả của hoạt động giám sát, bên cạnh việc
đảm bảo về mặt hiệu lực phải tính tốn những chi phí đầu tư cần phải ở mức tối
ưu.
14


×