Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

phân tích pháp lý về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.66 KB, 25 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề số 2: Anh/chị hãy phân tích pháp lý về vấn đề ni con ni có yếu tố nước
ngồi ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay.

Họ và tên sinh viên:
Lớp:
Mã số sinh viên:

Đoàn Thái Phong
K2B
1453801010189

Hà Nội – 2016

1


MỞ ĐẦU
Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật, nó góp phần vào việc
trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em mồ côi, bị tàn
tật, bị cha mẹ bỏ rơi. Việc nuôi con nuôi hiện nay khơng cịn là vấn đề trong nước mà đã được
nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đặc biệt, trong điều kiện tồn cầu hóa hiện nay, ni con
ni có yếu tố nước ngồi thực sự đã trở thành vấn đề nhân đạo mang tính tồn cầu và đã
được thể chế hóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước. Để có cái nhìn cụ thể hơn
về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về ni con ni có yếu tố nước ngồi, đồng thời đưa ra những đánh giá thực trạng của vấn đề


này ở nước ta hiện nay và có những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật.

NỘI DUNG
I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NI CON NI CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI
1.1.

Khái niệm ni con ni có yếu tố nước ngồi
1.1.1.

Khái niệm ni con ni

Tại khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định cụ thể: “Nuôi con nuôi là việc
xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con
ni”. Ngồi ra, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật ni con ni 2010 cịn giải thích một số từ
ngữ, thuật ngữ pháp lý: “Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”; “Con ni là người được nhận làm con
nuôi sau khi việc nuôi con ni được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”. Các khái
niệm trên đây chính là khung pháp lý quan trọng nhằm xác lập mối quan hệ giữa cha mẹ và
con nuôi và là cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
1.1.2.

Nuôi con ni có yếu tố nước ngồi

Hiện nay, cho và nhận ni con ni khơng chỉ cịn là vấn đề của từng quốc gia mà cũng
được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngồi chính là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi. Quan hệ này đã được
pháp luật quy định tại Điều 758 BLDS 2005 , và được cụ thể hóa tại Khoản 5, Điều 3, Luật
ni con ni 2010, theo đó: “Ni con ni có yếu tố nước ngồi là việc ni con ni giữa
cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt
Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài”. Theo các trường

hợp trên, quan hệ ni con ni có yếu tố nước ngồi đã được mở rộng, không chỉ là quan hệ
nuôi con nuôi giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi mà cịn bao gồm quan hệ nuôi

2


con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngồi và quan hệ ni con ni giữa người
nước ngồi với nhau ở Việt Nam.
1.2.

Bản chất và mục đích của việc nuôi con nuôi

1.2.1. Bản chất
a. Bản chất xã hội: Ni con ni là sự gắn bó tình cảm giữa người nuôi và người được
nhận nuôi trong quan hệ cha mẹ và con, đảm bảo cho người được nhận làm con ni được
trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với xã hội.
b. Bản chất pháp lý:
Thứ nhất, sự thể hiện ý chí của người nhận ni con nuôi: người nhận nuôi chủ động, độc
lập về ý chí đơn phương trong nhận ni con ni. Hậu quả pháp lí phát sinh khi có người
được nhận ni phù hợp, được cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đồng ý và cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cơng nhận.
Thứ hai, sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được cho làm con
nuôi: Hành vi pháp lí đơn phương này có thể do một hoặc hai chủ thể thực hiện. Hậu quả
pháp lí phát sinh khi có sự tiếp nhận của người nhận ni con ni và được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cơng nhận.
Thứ ba, sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi: sự đồng ý của bản thân người
được nhận làm con nuôi được coi là hành vi pháp lí đơn phương, phát sinh một cách độc lập,
vào bất cứ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào ý chí của cha mẹ đẻ, người giám hộ.
Thứ tư, sự thể hiện ý chí của Nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công
nhận việc nuôi con nuôi khi các bên đương sự thể hiện rõ ý chí của mình, đáp ứng đầy đủ các

điều kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi.
1.2.2. Mục đích
Việc ni con ni nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt
nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con ni được ni dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trong mơi trường gia đình.
1.3.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ni con ni có yếu tố nước
ngồi
1.3.1. Ngun tắc giải quyết việc ni con ni có yếu tố nước ngồi:

Ngun tắc giải quyết việc ni con ni có yếu tố nước ngồi được quy định tại Điều 4
Luật nuôi con nuôi 2010 thể hiện quan điểm cơ bản, chủ đạo xuyên suốt trong quá trình giải
quyết việc ni con ni có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam. Bao gồm 3 nguyên tắc:
Thứ nhất, khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống
trong mơi trường gia đình gốc.

3


Thứ hai, việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận
làm con ni và người nhận con ni, tự nguyện, bình đẳng, khơng phân biệt nam nữ, không
trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Thứ ba, chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngồi khi khơng thể tìm được gia đình thay
thế ở trong nước.
Như vậy, có thể thấy việc giải quyết ni con ni có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam
buộc phải tuân theo một số nguyên tắc pháp lý nhất định. Việc tuân thủ các nguyên tắc này
không chỉ bảo vệ lợi ích của quốc gia trong quan hệ quốc tế mà còn bảo vệ quyền lợi của các
chủ thể trong quan hệ ni con ni có yếu tố nước ngồi.
1.3.2. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế:

Theo quy định tại Điều 5 Luật nuôi con ni thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế
được thực hiện như sau:
Thứ nhất, Cha dượng, mẹ kế, cơ, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
Thứ hai, Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
Thứ ba, Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
Thứ tư, Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
Thứ năm, Người nước ngoài thường trú ở nước ngồi.
Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con ni thì xem
xét, giải quyết cho người có điều kiện ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.
1.3.3.

Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngồi:

Điều 28 Luật ni con ni quy định các trường hợp ni con ni có yếu tố nước
ngoài như sau:
Thứ nhất, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước
cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam
làm con nuôi.
Thứ hai, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước
ngoài nhận con ni đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con ni;
b) Là cơ, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con ni;
c) Có con ni là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
e) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Thứ ba, Người nước ngồi thường trú ở Việt Nam nhận con ni ở Việt Nam.
1.3.4. Điều kiện nuôi con nuôi:
a. Điều kiện đối với người nhận con nuôi:
4



Theo Điều 29 Luật nuôi con nuôi, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước
ngoài thường trú ở nước ngồi nhận người Việt Nam làm con ni phải có đủ các điều kiện
theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú đồng thời phải đảm bảo các điều
kiện sau đây:
-

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

-

Hơn con ni từ 20 tuổi trở lên;

-

Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc ni dưỡng, giáo dục con ni;

-

Có tư cách đạo đức tốt.

Bên cạnh đó, quy định những người khơng được nhận con nuôi gồm:
-

Người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

-

Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;


-

Người đang chấp hành hình phạt tù;

-

Người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ,
vợ chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp
người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Đây là những quy định hết sức cần thiết nhằm khẳng định tư cách đạo đức, ý thức pháp luật,
điều kiện về thời gian, về kinh tế của người nuôi con nuôi, đảm bảo cho con ni được chăm
sóc, ni dưỡng và giáo dục tốt nhất, được lớn lên trong môi trường gia đình lành mạnh.
b. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:
Để khắc phục hiện tượng môi giới, trung gian về nuôi con nuôi đang xuất hiện và gây mất
trật tự an ninh xã hội nghiêm trọng. Luật ni con ni ngồi việc quy định điều kiện đối với
người nhận con ni cịn quy định điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi, cụ thể
theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010:
Thứ nhất, Trẻ em dưới 16 tuổi (Đây là lứa tuổi các em cần được đặc biệt quan tâm, bảo vệ.)
Thứ hai, Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi nếu thuộc một
trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; hoặc Được cô, cậu, dì, chú,
bác ruột nhận làm con ni.
Thứ ba, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người
là vợ chồng. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ cơi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
1.3.5. Sự đồng ý làm con nuôi:
Theo Điều 21 luật nuôi con nuôi, Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha
mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi. Sự đồng ý ở đây phải là hồn tồn tự nguyện, trung
thực, khơng bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu

5


cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Trường hợp cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất
năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người cịn lại,
nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định
được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ. Đối với trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên được
nhận làm con ni thì cịn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho
con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
1.3.6. Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con nuôi:
Khi quan hệ ni con ni có yếu tố nước ngồi được xác lập thì vấn đề tất yếu là xác
định nội dung các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Luật nuôi con nuôi đã
quy định vấn đề này tại Điều 24 như sau:
-

Kể từ ngày giao nhận con ni, giữa cha mẹ ni và con ni có đầy đủ các quyền,

nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ ni
cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
-

Theo yêu cầu của cha mẹ ni, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay

đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự
đồng ý của người đó.
-

Dân tộc của con ni là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ


nuôi.
-

Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ ni có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao

nhận con ni, cha mẹ đẻ khơng cịn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, cấp dưỡng, đại
diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho
làm con nuôi.
Những quy định trên là cần thiết nhằm đảm bảo cho con nuôi được hưởng đầy đủ các
quyền và lợi ích như mọi trẻ em sinh sống tại nước nhận, đồng thời việc quy định con ni
khơng cịn có quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ tránh được việc cha mẹ đẻ có thể lợi dụng quyền
làm cha mẹ để đòi hỏi cha mẹ nuôi hoặc con đã cho nuôi giúp đỡ về vật chất.
1.3.7. Chấm dứt việc nuôi con nuôi:
Việc chấm dứt việc ni con ni nằm ngồi sự mong đợi của cha mẹ nuôi và con nuôi.
Nhưng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên cũng như ý nghĩa xã hội của chế định nuôi con
nuôi mà Luật nuôi con nuôi đã quy định những trường hợp chấm dứt nuôi con ni có yếu tố
nước ngồi tại Việt Nam. Cụ thể là:
Thứ nhất, Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

6


Thứ hai, Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ ni hoặc con ni có hành
vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
Thứ ba, Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
Thứ tư, Vi phạm một trong các quy định sau:
-


Lợi dụng việc ni con ni để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt
cóc, mua bán trẻ em.

-

Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

-

Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

-

Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

-

Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có cơng với cách mạng, người
thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

-

Ơng, bà nhận cháu làm con ni hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

-

Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức,
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
1.3.8. Trình tự và thủ tục giải quyết việc ni con nuôi:


Luật nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP đã quy định chi tiết hơn rất nhiều
về trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngồi. Nhiều quy định
được thể hiện trong các mẫu hồ sơ ban hành kèm theo thống nhất trên phạm vi cả nước.
a. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi:
Tại Điều 13 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/03/2011 của Chính phủ, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam
làm con nuôi phải làm 02 bộ hồ sơ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về
nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú, mỗi bộ gồm các giấy tờ sau:
-

Đơn xin nhận con nuôi;

-

Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

-

Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

-

Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

-

Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

-


Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

-

Phiếu lý lịch tư pháp;

-

Văn bản xác nhận tình trạng hơn nhân;

Ngồi đơn xin nhận con ni, các giấy tờ và tài liệu trên do cơ quan có thẩm quyền của
nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
7


Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngồi thường trú ở nước
ngồi nhận con ni đích danh thì người nhận con ni khi nộp hồ sơ tại Cục Con ni cịn
phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
-

Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ
của người được nhận làm con nuôi;

-

Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của
người được nhận làm con ni;

-


Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con ni
Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con ni đó với trẻ em được nhận
làm con nuôi là anh, chị em ruột;

-

Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một
trong các trường hợp là trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm
nghèo khác;

-

Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và
giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con ni là người nước ngồi đang
làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày
nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

b. Tiếp nhận và xử lý ban đầu hồ sơ của người xin nhận con nuôi:
Khi Việt Nam với nước của người nhận con nuôi thường trú là thành viên của điều ước
quốc tế hợp tác về ni con ni thì người nhận con ni phải nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi
thông qua tổ chức con ni của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó
khơng có tổ chức con ni được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi
nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự
của nước đó tại Việt Nam.
Đối với trường hợp nhận con ni đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ
tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà khơng thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục
Con ni thì người nhận con ni có thể ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ
hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp thay hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện theo
hình thức gửi bảo đảm.
Cục Con ni xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em

Việt Nam có đủ điều kiện làm con ni ở nước ngồi.
Sau khi nhận đủ hồ sơ của người nhận con nuôi, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ
để xác định: Người nhận con ni đã được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó
thường trú bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó; Đồng
thời, Người nhận con ni đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam.
8


Hồ sơ của người nhận con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng các yêu cầu trên; trường
hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.
c. Trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở Tư pháp
xem xét, giới thiệu trẻ em làm con ni trên cơ sở bảo đảm lợi ích của trẻ em, có tính đến lợi
ích của người nhận con nuôi trên cơ sở những yêu cầu cơ bản sau đây:
-

Đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

-

Khả năng hòa nhập và phát triển của trẻ em;

-

Điều kiện kinh tế, mơi trường gia đình, xã hội và nguyện vọng của người nhận con nuôi.

Sau khi xem xét, giới thiệu, Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng
ý thì thơng báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp
không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tuy nhiên, trước khi Sở Tư pháp xem

xét, giới thiệu trẻ em làm con ni nước ngồi, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con
ni thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải
quyết. Nếu việc nhận con ni đã hồn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp
để chấm dứt việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con
nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con ni, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá
việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con ni nước ngồi và thơng báo cho cơ quan
có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của
nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi
đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà
trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.
Ngoài ra cần lưu ý, trước khi nhận được thông báo giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Người
nhận con ni khơng được có bất kỳ sự tiếp xúc nào với cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ sở
nuôi dưỡng trẻ em, trừ trường nhận con ni đích danh.
Trường hợp người nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em được giới thiệu làm con ni mà khơng
có lý do chính đáng thì việc giải quyết hồ sơ xin nhận con ni của người đó sẽ chấm dứt.
d. Quyết định cho trẻ em làm con ni nước ngồi và việc tổ chức giao nhận con nuôi:
Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước
nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với
trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em
được nhận làm con nuôi, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em
9


làm con ni nước ngồi. Trong vịng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp
trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con ni nước ngồi.
Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con ni nước ngồi của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con ni. Người
nhận con ni phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày kể từ

ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên
có thể kéo dài, nhưng khơng q 90 ngày. Trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một
trong hai người vì lý do khách quan khơng thể có mặt tại lễ giao nhận con ni thì phải có ủy
quyền cho người kia. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con ni khơng đến nhận con
ni thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con ni nước ngồi.
Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và
tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp,
trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được
xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với
trẻ em được xin nhận làm con ni từ gia đình. Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành
biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.
Sau khi giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp quyết định cho trẻ
em là con ni nước ngồi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, biên bản giao nhận con nuôi, đồng
thời gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được cho làm con ni nước ngồi.
Bộ Tư pháp gửi quyết định cho trẻ em làm con ni nước ngồi cho Bộ Ngoại giao để
thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con
nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trẻ em trong trường hợp cần thiết.
e. Chứng nhận việc nuôi con ni và thơng báo tình hình phát triển của con nuôi:
Bộ Tư pháp chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo đúng quy định của
Luật này và điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên để gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngồi, nếu có u cầu.
Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ ni có
trách nhiệm thơng báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con
ni thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hịa nhập của con ni với cha
mẹ ni, gia đình, cộng đồng.
II - THỰC TRẠNG NI CON NI CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI Ở VIỆT NAM
2.1.

Tình hình ni con ni có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam hiện nay


Việt Nam hiện có khoảng 30 triệu trẻ em, trong đó có khoảng 2,5 triệu trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn (7,6%), 1,7 triệu thuộc gia đình đói, nghèo, gần 150 ngàn trẻ em mồ
cơi (trong đó khoảng 16 ngàn trẻ mồ cơi khơng nơi nương tựa, 500 ngàn trẻ em tàn tật và 19
10


ngàn trẻ lang thang). Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới cùng với xu thế chung,
tình hình người nước ngồi xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ngày càng gia tăng. Theo
thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1990 đến 5 tháng đầu năm 2004 có 15.427 trẻ em Việt Nam
được người nước ngồi nhận làm con ni . Trong số đó, nước nhận trẻ em Việt Nam làm con
nuôi nhiều nhất là Pháp và Mỹ.

11


Theo thơng báo của các địa phương, cả nước có 91/378 cơ sở ni dưỡng có quyền cho trẻ
em làm con ni ở nước ngồi. Đây là những cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, chủ
yếu do Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý, là nơi tiếp nhận các dự án hỗ trợ nhân
đạo từ các tổ chức con ni nước ngồi. Việt Nam là một quốc gia có số lượng trẻ em làm con
ni của người nước ngoài khá cao. Số liệu thống kê từ các cơ quan con nuôi ở cấp Trung
ương cho thấy số lượng con nuôi đi từ Việt Nam là tương đối nhiều và nhìn chung tăng trong
những năm gần đây, đặc biệt tăng với những nước có quan hệ gần gũi và đã ký Thoả thuận
song phương với Việt Nam
Bảng 1: Con nuôi từ Việt Nam đến các nước nhận nuôi từ năm 2002 – 2008
Nước

Năm

Canada
Đan Mạch

Pháp
Ailen
Ý
Thuy Điển
Thụy Sỹ
Hoa Kỳ
Tổng số

2002
84
75
61
81
90
86
24
766
1183

2003
45
19
234
39
59
32
47
382
857


2004
6
13
363
16
6
6
31
21
462

2005
5
72
790
92
140
80
4
7
1190

12

2006
34
44
742
68
238

67
3
163
1359

2007
54
51
268
130
263
54
5
828
1648

2008
45
39
284
181
313
45
5
751
1658

Tổng số
189
313

2742
607
1109
370
119
2918
8357


13


Việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã đáp ứng
được nguyện vọng chính đáng của người nhận con ni; tăng cường mối quan hệ gắn bó với
Việt Nam; phần nào giảm bớt gánh nặng về kinh tế, nhất là đối với các gia đình đơng con
hoặc có con bị khuyết tật.

14


2.2.

Công tác ban hành và triển khai thực hiện quy định của pháp luật về vấn đề
ni con ni có yếu tố nước ngồi



Có thể khẳng định rằng, pháp luật điều chỉnh về vấn đề ni con ni có yếu tố nước

ngoài ở Việt Nam ngày càng trở nên hoàn thiện. Nếu như trước đây nuôi con nuôi đc quy định

tản mạn trong các văn bản pháp luật và điều ước quốc tế khác nhau thì nay vấn đề ni con
ni có yếu tố nước ngồi trong pháp luật việt nam đã được quy định thống nhất trong Luật
nuôi con nuôi năm 2010. Việc điều chỉnh thống nhất trong một văn bản pháp luật đã khắc
phục được tình trạng thiếu tập trung, không đồng bộ của các văn bản pháp luật. Việc ban hành
Luật nuôi con nuôi năm 2010 nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, Tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất trong công tác quản lý nhà nước
về lĩnh vực nuôi con ni nói chung và vấn đề ni con ni có yếu tố nước ngồi nói riêng.
Thứ hai, Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
và mọi công dân về công tác bảo vệ trẻ em, giúp đỡ trẻ em có hồn cảnh khó khăn, khơng có
gia đình có thể tìm thấy gia đình thay thế.
Thứ ba, Thể hiện sự tơn trọng và quan tâm thực hiện các cam kết quốc tế mà nước ta đã
đưa ra trong việc bảo vệ và giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, đảm bảo việc nuôi con
nuôi được tiến hành trên nguyên tắc nhân đạo vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Thứ tư, tạo ra cơ chế đồng bộ và thống nhất trong việc ni con ni trong đó giải pháp
ni con nuôi quốc tế được xem như là giải pháp cuối cùng, sau khi đã cân nhắc và áp dụng
mọi biện pháp chăm sóc, ni dưỡng thay thế ở trong nước cho thấy khơng có hiệu quả hoặc
khơng thể áp dụng được.
Thứ năm, tạo cơ sở pháp lý nhằm thúc đẩy, khuyến khích và thu hút sự quan tâm của tồn
xã hội đối với vấn đề này, đồng thời tranh thủ các nguồn hỗ trợ nhân đạo từ trong và ngoài
nước phục vụ cho cơng tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hướng tới việc nâng cao
chất lượng cuộc sống cho trẻ em tại cộng đồng


Về cơ chế thực hiện, Cục con nuôi quốc tế, với tư cách là Cơ quan trung ương về con

nuôi quốc tế của Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý hoạt động ni con ni có yếu tố
nước ngồi. Cục đã triển khai nhiều hoạt động, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong công tác
quản lý và trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ
em làm con nuôi. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã có cơ sở ni dưỡng để có thể đảm nhiệm
việc ni dưỡng chăm sóc trẻ em và là cơ sở để thực hiện việc giới thiệu trẻ em làm con ni

người nước ngồi. Cụ thể, hiện nay cả nước có 120 trung tâm bảo trợ xã hội do ngành Lao

15


động, Thương binh – Xã hội quản lý. Hiện cả nước có 91/378 cơ sở ni dưỡng có quyền cho
trẻ em làm con ni ở nước ngồi.
Nhà nước cho phép các tổ chức con ni nước ngồi được hoạt động tại Việt Nam; góp
phần giải quyết cho người nước ngồi nhận con ni và phần nào hạn chế được tình trạng môi
giới trung gian, bất hợp pháp. Việc thực hiện các dự án hỗ trợ nhân đạo từ hoạt động hợp tác
nuôi con nuôi quốc tế tạo điều kiện cho cơ sở nuôi dưỡng trở nên khang trang hơn, điều kiện
chăm sóc trẻ em tốt hơn.
III - MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NI CON NI CĨ YẾU TỐ NƯỚC
NGỒI Ở VIỆT NAM
3.1.

Thành tựu
3.1.1. Về mặt xã hội

a. Tìm được mái ấm gia đình, đem lại hạnh phúc cho trẻ em và gia đình nhận con ni
Trong 5 năm qua đã có trên 6.000 trẻ em tìm được mái ấm gia đình thay thế, theo cơ chế
kiểm sốt chặt chẽ giữa Việt Nam và nước nhận thông qua hiệp định hợp tác về ni con ni
đã được kí kết. Đây là việc làm nhân đạo tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các
nước, thiết lập mối quan hệ thân thiện với các dân tộc trên thế giới và góp phần quan trọng thực
hiện chính sách của Đảng về đại đoàn kết dân tộc đối với người VN định cư ở nước ngoài.
Qua các báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con ni ở nước ngồi và
kết quả khảo sát nhiều nước nhận trẻ em VN làm con nuôi, con nuôi VN hội nhập nhanh với
môi trường nước nhận, được chăm sóc chu đáo, nhiều em phát triển được tài năng của mình,
các gia đình cha mẹ ni ln ý thức hướng cho trẻ em tìm hiểu về cội nguồn quê hương đất
nước, nơi trẻ em sinh ra như cho các em học tiếng Việt... Bên cạnh đó, Nhiều trẻ em khuyết

tật, tàn tật, mắc bệnh hiểm nghèo được các tổ chức đưa ra nước ngoài chữa trị và được giải
quyết cho làm con ni. Điều đó góp phần giảm bớt chi phí, thời gian và thể hiện sự cải cách
đáng kể các thủ tục hành chính.
b. Đời sống của trẻ em tại nhiều cơ sở nuôi dưỡng được cải thiện
Các dự án hỗ trợ nhân đạo từ hoạt động hợp tác nuôi con nuôi quốc tế đã tạo điều kiện cho
nhiều cơ sở nuôi dưỡng trở nên khang trang, điều kiện chăm sóc trẻ em tốt hơn. Mức hỗ trợ
ni dưỡng nhiều nơi đạt khoảng 1 triệu đồng/1 trẻ/tháng. Nhiều cơ sở có hệ thống cung cấp
nước sạch, trẻ được ăn uống đầy đủ hơn, có tiện nghi cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh. Số
lượng các cháu bị bệnh hay chết do điều kiện vệ sinh không tốt hay bệnh tật đã giảm hẳn. Trẻ
em tại các cơ sở ni dưỡng và ngồi cộng đồng được khám chữa bệnh miễn phí, được cung
cấp thuốc chữa bệnh. Nhiều trẻ tàn tật được cung cấp xe lăn, các dụng cụ thiết yếu cho trẻ tàn
tật, trẻ bị bệnh tim được can thiệp kịp thời, chăm sóc tốt.
16


c. Nâng cao nhận thức của xã hội, thể hiện sự quan tâm, nhân đạo; đảm bảo quyền và
lợi ích của trẻ em
Nhận thức về vấn đề nuôi con nuôi, trong đó có ni con ni có yếu tố nước ngồi đã dần
hồn thiện theo hướng tích cực. Các cá nhân và tổ chức ở trong và ngoài nước thể hiện sự
quan tâm đặc biệt đến trẻ em có hồn cảnh khó khăn, có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cũng
như nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Đời sống vật chất, tinh thần của các trẻ em này được
cải thiện và đảm bảo, mang lại hạnh phúc cho cả trẻ em và gia đình nhận ni.
3.1.2. Về quy định của pháp luật và công tác triển khai thực hiện
a. Cơ chế giải quyết và thực hiện vấn đề con ni có yếu tố nước ngồi được kiện toàn
và cụ thể, minh bạch hơn trước đây:
Thứ nhất, quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về quản lý việc ni con
ni có yếu tố nước ngoài như Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Bộ Công an,
Bộ Ngoại giao… Việc theo dõi, quản lý vấn đề con nuôi quốc tế được giao cho một cơ quan đầu
mối là Cục con nuôi của Bộ Tư pháp.
Thứ hai, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước ở địa phương với nhau và với cơ quan

trung ương đã được kiện toàn. Ở địa phương là sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan: Tư
pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơng an, Văn phịng Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đồng
thời, cơ chế phối hợp giữa địa phương và trung ương (thông qua đầu mối là Cục Con nuôi) đã
thúc đẩy công tác quản lý và điều hành thống nhất giữa trung ương và địa phương, nhằm tháo
gỡ kịp thời các vướng mắc.
Thứ ba, đối tượng trẻ em được cho làm con ni người nước ngồi được quy định rõ ràng,
cụ thể và chặt chẽ hơn. Cơ quan có thẩm quyền tăng cường kiểm tra chặt chẽ đối với hồ sơ
của trẻ em, dần tạo ra sự minh bạch hơn về nguồn gốc trẻ em. Điều này góp phần hạn chế các
hành vi làm sai lệch nguồn gốc trẻ em, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền của trẻ em. Các thông
tin về trẻ em được theo dõi, quản lý khá thống nhất từ địa phương đến trung ương.
Thứ tư, cơng tác xây dựng và hồn thiện các văn bản pháp luật quy định hướng dẫn giải
quyết việc nuôi con nuôi quốc tế đã được Bộ Tư pháp và các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đặc
biệt quan tâm. Cụ thể, Luật nuôi con nuôi 2010 ra đời đã quy định cụ thể về vấn đề ni con
ni có yếu tố nước ngồi. Bên cạnh đó cịn có các Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn
Luật Ni con ni.
b. Trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngồi được cải tiến
Chương 3 Luật ni con ni 2010 đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, điều kiện giải
quyết cho trẻ em làm con ni người nước ngồi. Thời hạn giải quyết việc ni con nuôi quốc
tế cũng như thời gian xử lý ở từng khâu của các cơ quan liên quan được quy định rõ ràng, hợp
17


lý hơn; các giấy tờ được thiết kế theo mẫu dễ dàng cho việc thực hiện. Trách nhiệm của cơ
quan nhà nước được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn ở từng khâu trong tồn bộ q trình xử
lý hồ sơ của người xin con nuôi và hồ sơ của trẻ em.
c. Công tác kiểm tra, thanh tra được tăng cường
Công tác kiểm tra, thanh tra được đặc biệt quan tâm; Luật nuôi con nuôi 2010 đã quy định
cụ thể vấn đề này trong chương 4 (Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về nuôi con nuôi).
Điều này góp phần uốn nắn kịp thời những lệch lạc, xử lý các vi phạm, nâng cao ý thức pháp
luật và tinh thần trách nhiệm của những người hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

Hàng năm, Bộ Tư pháp đều phối hợp cùng các cơ quan khác ở trung ương tiến hành kiểm
tra tình hình ni con ni quốc tế ở các địa phương và kiểm tra định kì các văn phịng ni
con ni nước ngồi. Nội dung các cuộc kiểm tra khá toàn diện, đặc biệt về việc xác minh
nguồn gốc trẻ em; việc bảo đảm các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ; việc sử dụng các khoản hỗ trợ
nhân đạo. Ngoài ra, Bộ tư pháp cũng yêu cầu các địa phương hàng năm tự tiến hành kiểm tra,
xác minh làm rõ các vướng mắc, bất cập, vi phạm để báo cáo về Bộ xử lý.
d. Hoạt động hợp tác quốc tế về Nuôi con nuôi ngày càng được mở rộng
Với tư cách là Cơ quan trung ương theo các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế,
Cục Con nuôi – Bộ tư pháp thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với Cơ
quan trung ương về con nuôi quốc tế của các nước ký kết và các nước hữu quan khác, kịp thời
tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện tốt các quy định của Hiệp định và xử
lý các vụ việc liên quan đến nuôi con ni có yếu tố nước ngồi.
Việc trao đổi với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại VN của các nước ký kết Hiệp định về các
vấn đề Nuôi con ni cũng được duy trì thường xun, kịp thời phối hợp xử lý các vấn đề tác
nghiệp liên quan đến hồ sơ và các thủ tục, trình tự liên quan đến việc giải quyết nuôi con nuôi.
3.2.

Hạn chế
3.2.1. Về mặt xã hội

a. Làm sai lệch nguồn gốc trẻ em
Thực tiễn tình hình ni con ni ở Việt nam cho thấy một số địa phương đã làm sai lệch
nguồn gốc trẻ em để cho làm con nuôi đã làm ảnh hưởng đến tính trung thực, minh bạch trong
hồ sơ, giấy tờ và có thể dẫn đến sự vi phạm quyền trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Một số địa
phương khác thời gian gần đây đã cho thấy tính phức tạp trong việc kiểm soát các giấy tờ liên
quan đến nguồn gốc đích thực của trẻ em mà nguyên nhân là do sự buông lỏng quản lý ở các
cơ sở nuôi dưỡng, chạy theo lợi ích vật chất kinh tế trong việc giới thiệu trẻ em làm con ni,
thậm chí có sự câu kết giữa cơ sở nuôi dưỡng và những người môi giới bất hợp pháp bên

18



ngoài để đưa trẻ em từ các nơi khác về cơ sở ni dưỡng và hợp thức hóa bằng hồ sơ trẻ em bị
bỏ rơi để cho làm con nuôi nước ngồi.
b. Nhận thức của xã hội cịn chưa đúng đắn về việc ni con ni có yếu tố nước ngồi
Ni con ni quốc tế là vấn đề nhạy cảm và hệ trọng. Vấn đề này liên quan đến số phận
của những trẻ em có hồn cảnh thiệt thịi phải sống xa quê hương, đất nước nơi mình sinh ra.
Tuy nhiên hiện nay một số cơ quan nhà nước kể cả ở trung ương và địa phương cịn có sự
nhận thức chưa đúng về vấn đề ni con ni nói chung và ni con ni quốc tế nói riêng,
thậm chí cịn mơ hồ về tính nhân đạo, nhân văn cũng như về các vấn đề pháp lý có liên quan
của lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Một hành vi thiếu tính nhân đạo hoặc trục lợi sẽ gây hậu
quả khôn lường không những đối với trẻ em, người nhận con ni, mà cịn ảnh hưởng đến
quan hệ giữa nước cho và nước nhận con nuôi.
c. Chưa bảo đảm ưu tiên việc nuôi con nuôi trong nước trước khi cho trẻ em làm con
ni ở nước ngồi
Trước khi Luật ni con nuôi được ban hành, ở Việt Nam vẫn thiếu các quy định đảm bảo
sự gắn kết giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế theo hướng ưu tiên nuôi
con nuôi trong nước; nuôi con nuôi nước ngoài chỉ được coi là biện pháp thay thế cuối cùng
khi khơng thể tìm được mái ấm cho trẻ em ở trong nước. Tuy nhiên, các cơ quan và cơ sở nuôi
dưỡng trẻ em chưa thực sự quan tâm đến việc này, chỉ chú ý vào việc giải quyết cho trẻ em
làm con ni ở nước ngồi nếu có hồ sơ mà chưa chú ý đến việc thu xếp mái ấm gia đình cho
trẻ em ở trong nước.
3.2.2. Về quy định của pháp luật và công tác triển khai thực hiện
a. Chưa quản lý chặt chẽ hoạt động của các Văn phịng con ni nước ngồi tại Việt Nam
Có thể thấy, kể từ năm 2009 trở về trước, trên phạm vi cả nước đã có 69 văn phịng con
ni nước ngồi được cấp phép hoạt động trong đó có 42 văn phịng của Hoa kì. Nhiều tổ
chức con ni sang Việt Nam mang tính tự phát, khơng có sự kiểm soát và giới thiệu của cơ
quan trung ương. Việc số đông các tổ chức con nuôi vào việt nam hoạt động đã tạo ra sự cạnh
tranh với các tổ chức con nuôi của các nước khác và làm cho tình hình giải quyết vấn đề ni
con ni có yếu tố nước ngồi trở nên phức tạp và khó kiểm sốt hơn.

Văn phịng con ni của các nước hoạt động tại Việt Nam một mặt phải tuân theo pháp
luật việt nam, mặt khác phải tuân theo pháp luật của nước nhận. Nhiều nước có các quy định
rất khác nhau về hoạt động của tổ chức con ni nước ngồi, nhất là quy định về tài chính.
Nhiều tổ chức lại có khả năng tài chính mạnh, cơ chế xử lý mềm dẻo liên quan đên việc nuôi
con nuôi quốc tế. Trong nhiều trường hợp họ dùng tiền mặt để hỗ trợ cơ sở ni dưỡng. Trong
khi đó các quy định của pháp luật nước ta về hỗ trợ nhân đạo, quản lý việc tiếp nhận, sử dụng
19


các khoản hỗ trợ nhân đạo còn chưa cụ thể và rõ ràng, kỉ luật tài chính nhìn chung quy định
cịn chưa chặt chẽ. Đây chính là những thiếu sót về mặt pháp lý nên chưa đảm bảo được sự
minh bạch, cơng khai và sử dụng đúng mục đích của các khoản hỗ trợ nhân đạo.
b. Thủ tục, trình tự giải quyết việc ni con ni cịn bất cập
Thứ nhất, về thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi: Việc quản lý các dữ liệu về trẻ em có
đủ điều kiện để giới thiệu làm con nuôi do cơ sở nuôi dưỡng trực tiếp thực hiện và gửi về Bộ
Tư pháp. Nhưng trên thực tế, đó mới chỉ là sự cung cấp danh sách về số lượng và họ tên trẻ
em, chưa kèm theo hồ sơ đầy đủ để bảo đảm trẻ em đã có đủ điều kiện để cho làm con nuôi.
Hơn nữa, hoạt động này cũng chỉ là hình thức để thơng báo, bởi các cơ sở đã phối hợp với các
tổ chức con ni nước ngồi giới thiệu trẻ em cho các gia đình xin nhận con nuôi.
Thứ hai, việc kiểm tra hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi cũng chỉ được thực
hiện có tính hình thức: Nhiều địa phương giao trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trẻ em cho cơ sở
nuôi dưỡng và chuyển cho Sở Tư pháp kiểm tra nhưng cũng chỉ về hình thức rồi gửi Cục Con
ni. Một số địa phương chuyển hồ sơ của trẻ em cho cơ quan Công an tỉnh xác minh nhưng
cũng chỉ cho ý kiến dưới góc độ an ninh, chưa chú ý đến việc xác minh làm rõ về nguồn gốc
thực tế. Sau khi có ý kiến của cơ quan Cơng an, thì Sở Tư pháp chuyển hồ sơ cho Cục Con
ni. Vì vậy, nếu xảy ra sai sót về hồ sơ của trẻ em, thì khơng cơ quan nào chịu trách nhiệm
hồn tồn, mà có sự liên đới.
c. Thiếu sự đồng bộ trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan
Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi thiếu
đồng bộ. Đó là sự hạn chế trong phối hợp giữa các cơ quan thuộc chính quyền địa phương. Có

nơi, chính quyền địa phương cịn thơng đồng với trung gian, mơi giới trong việc thu gom trẻ
em, làm sai lệch hồ sơ của trẻ em để trục lợi.
Ở các cơ quan cấp tỉnh, nhiều nơi chưa ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan tư
pháp, công an, lao động thương binh xã hội, hoặc tuy có ban hành, nhưng thực tế chỉ mang
tính hình thức. Cơng tác quản lý của cơ quan cấp tỉnh ở một số địa phương đối với các cơ sở
nuôi dưỡng trẻ em cấp huyện, do cấp huyện thành lập, cũng còn nhiều sơ hở.
Ở cấp trung ương còn thiếu sự hợp tác thường xuyên và chặt chẽ giữa Bộ tư pháp và Bộ
Lao động, Thương binh – Xã hội trong việc chỉ đạo các vấn đề liên quan đến chức năng của cả
hai bộ trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
d. Thiếu sự minh bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ
chức, cá nhân nước ngoài
Thực tế ở nước ta, các khoản hỗ trợ nhân đạo phần lớn do cơ sở nuôi dưỡng tiếp nhận,
quản lý, sử dụng và có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền của địa phương. Tuy
nhiên, cơ chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ này khá lỏng lẻo. Các báo cáo
20


của cơ sở nuôi dưỡng về việc sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo này chưa đầy đủ và chính
xác. Cơng tác quản lý các tổ chức con ni nước ngồi trong cơng tác hỗ trợ nhân đạo cũng
cịn nhiều hạn chế. Cần tạo ra sự minh bạch hoá trong vấn đề này để bảo đảm việc sử dụng
các khoản hỗ trợ nhân đạo đúng mục đích vì lợi ích của trẻ em.
e. Tình trạng ứ đọng hồ sơ xin con nuôi và quá tải trẻ em tại các trung tâm bảo trợ xã
hội địa phương
Nhiều trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội địa phương đang ở tình trạng quá tải, gặp
nhiều khó khăn trong việc đón nhận và chăm sóc, ni dưỡng trẻ em. Trong khi đó, rất nhiều
hồ sơ của người nước ngoài xin nhận con ni lại đang ứ đọng. Chính điều này đã làm chậm
cơ hội có mái ấm gia đình của nhiều trẻ em bất hạnh trong khi hiện tại chúng ta không có đủ
điều kiện và khả năng tạo dựng cho các em cuộc sống ổn định trong nước.
f. Hạn chế về cơ sở vật chất tại cơ sở nuôi dưỡng
Hiện nay, phần lớn các cơ sở nuôi dưỡng trẻ đều gặp khó khăn về cơ sở vật chất, cán bộ,

kinh phí ni dưỡng và chăm sóc trẻ. Vì vậy, việc tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi vào các trung tâm
này còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Hơn nữa, các cháu được nuôi dưỡng tại các trung
tâm này hoặc là có sức khỏe yếu, hoặc bị tàn tật, một số trẻ có sức khỏe bình thường thì khơng
đủ điều kiện về mặt thủ tục pháp lý để cho làm con ni người nước ngồi. Bên cạnh đó, có
rất nhiều gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, có nguyện vọng cho con làm con ni
nước ngồi nhưng khơng thể được giải quyết và các trung tâm bảo trợ xã hội cũng không tiếp
nhận những đối tượng này.
IV - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Xuất phát từ thực tế tình hình nhận ni con ni những năm gần đây, việc ni con ni
trong nước cũng như có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển với số lượng lớn và có quy
mơ ngày càng rộng, với nhiều nước khác nhau. Trong khi đó, pháp luật ni con ni hiện
hành cịn tồn tại nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, nhưng cũng cịn những khía cạnh
cịn để trống, khơng có quy phạm điều chỉnh. Để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh quan hệ nuôi
con nuôi ngày càng phát triển, chúng ta cần phải tự hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật
về ni con ni, tạo cơ sở pháp lý an tồn, vững chắc và có độ tin cậy cao cho việc giải
quyết và quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
4.1.

Tăng cường cơ chế tổ phối hợp giữa các cơ quan quản lý

Nhà nước cần xây dựng những Quy chế cụ thể về phối hợp liên ngành giữa các cơ quan
hữu quan (như giữa Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội) và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa
phương trong quá trình giải quyết việc ni con ni có yếu tố nước ngồi, tránh việc quy
21


định chồng chéo thẩm quyền giải quyết của các bộ ban ngành, hạn chế việc đùn đẩy trách
nhiệm do không có quy định cụ thể từ pháp luật.
Thêm vào đó, để hạn chế những bất cập nảy sinh trong hồ sơ nhận làm con ni, và có

được những quy định phù hợp và chặt chẽ hơn về các giấy tờ liên quan có trong hồ sơ xin
nhận con ni, chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý con nuôi ở cấp
trung ương với Cơ quan ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cơ
quan ngoại giao, Lãnh sự của nước ngồi tại Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về các quy định
trong pháp luật của các nước về vấn đề con ni có yếu tố nước ngồi, bằng việc tăng cường
tư vấn giữa các bên. Nhằm tạo thuận lợi cho việc giải quyết hiệu quả vấn đề ni con ni
quốc tế vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
4.2.

Hoàn thiện cơ chế minh bạch về các vấn đề tài chính có liên quan đến ni
con ni quốc tế

Các khoản tài chính được các cơ quan hữu quan của Việt Nam thu trong quá trình xét đơn
xin con ni và cần được chi tiết hóa, quy định rõ ràng và cơng khai (về phí, lệ phí xin nhận
ni con nuôi…). Cần sớm ban hành quy chế quản lý thu, chi, sử dụng các khoản viện trợ
nhân đạo. Theo Cục Con nuôi quốc tế, để ngăn chặn mặt trái của cơ chế hỗ trợ, khi hỗ trợ
bằng tiền cần phải chuyển vào tài khoản của cơ sở nuôi dưỡng. Qua đó sẽ giám sát được việc
thực hiện dự án mà văn phịng con ni nước ngồi cam kết với cơ sở nuôi dưỡng, ràng buộc
các cơ sở nuôi dưỡng sử dụng khoản viện trợ này phù hợp với yêu cầu khách quan của nước
ta, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời trên cơ sở đáp ứng đòi hỏi chính đáng của các
nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nhằm bảo đảm tinh thần nhân đạo của việc cho nhận
con nuôi.
4.3.

Về trách nhiệm của cơ sở nuôi dưỡng, cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con
nuôi

Cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của những cơ quan, tổ chức này trong việc kiểm tra,
xác minh hồ sơ của trẻ em được nhận nuôi, cũng như việc thực hiện cơng tác tìm người xin
nhận ni để đảm bảo tốt nhất việc tim cha mẹ cho các em. Đồng thời với việc quy định trách

nhiệm, Nhà nước cần xem xét để sớm thành lập thêm các cơ sở ni dưỡng trẻ em, đồng thời
hỗ trợ kinh phí, tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi
suy dinh dưỡng để các trung tâm này có đủ điều kiện tiếp nhận trẻ vào trung tâm, đảm bảo
“đầu ra” cho công tác giải quyết cho người nước ngồi nhận con ni.
4.4.

về thời hạn làm hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi

Nên quy định những cơ chế đảm bảo thực hiện thủ tục xin nhận con nuôi đúng thời hạn
của các cơ quan có thẩm quyền để hạn chế tình trạng có những hồ sơ kéo dài đến hàng năm.
22


Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng có những giấy tờ hết thời hạn trước khi hồ sơ được xem
xét giải quyết, nên có quy định kéo dài thời hạn cho một số loại giấy tờ có trong hồ sơ của
người xin nhận con ni. Ví dụ như : Giấy chứng nhận sức khoẻ có thể kéo dài thời hạn lên
01 năm cho phù hợp với việc khám sức khoẻ định kỳ của các nước.
4.5.

Về công tác thanh tra, kiểm tra

Các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện,
ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ni con ni có yếu tố
nước ngồi. Cơng tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xun, định kỳ và có
trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung
vào việc tuân thủ các quy định pháp luật khi lập hồ sơ cho trẻ em (từ khi được tiếp nhận vào
cơ sở nuôi dưỡng đến khi được giới thiệu làm con nuôi); quy định về việc xác định nguồn gốc
của trẻ em, nhất là trẻ bị bỏ rơi, chống mọi biểu hiện làm sai lệch nguồn gốc trẻ em, ngăn
ngừa sự cấu kết, tiếp tay với những người mơi giới bất hợp pháp để đưa trẻ em có nguồn gốc
không rõ ràng vào cơ sở nuôi dưỡng để cho làm con ni người nước ngồi.

4.6.

cần tạo ra sự gắn kết giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế

Việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ được coi là giải pháp thay thế cuối cùng, khi
khơng thể tìm được mái ấm gia đình trong nước cho trẻ em. Muốn vậy, cần tăng cường hơn nữa
cơng tác xây dựng, hồn thiện thể chế pháp luật liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngồi để làm cho pháp luật Việt Nam hài hịa với thơng lệ quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã
hội về vấn đề ni con ni trong nước, từ đó hướng đến mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
4.7.

Hồn thiện hệ thống pháp luật quốc gia phù hợp với các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên

Hiện nay Việt Nam đã ký các điều ước song phương về hợp tác nuôi con nuôi với một số
nước. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập Cơng ước LaHay (ngày 29/5/1993) về vấn đề bảo
vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước đã đánh dấu một bước tiến
quan trọng để mở rộng hợp tác trong việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở
những nước là thành viên của Cơng ước Lahay có nhu cầu mà khơng phải ký kết điều ước
song phương như Anh, Hà Lan, Bỉ, Đức, Na Uy,… Tạo cơ hội để Việt Nam tham gia vào cơ
chế hợp tác quốc tế đa phương, nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ nhân
đạo, giúp đỡ kỹ thuật và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ni con ni. Tuy nhiên
một khó khăn chính là pháp luật Việt Nam liên quan tới ni con ni vẫn cịn rải rác trong
nhiều văn bản với những quy định chưa tương đồng so với các quy định của Cơng ước. Chính
vì vậy chúng ta cần phải hệ thống hố các quy định về ni con ni trong nước, bên cạnh đó
23


cần xây dựng và ban hành những quy định nhằm “nội luật hóa” các ngun tắc của Cơng ước

và “hài hịa hóa” các qui định pháp luật trong nước về nuôi con nuôi và bảo vệ trẻ em với qui
định của Công ước.
4.8.

Tăng cường công tác quản lý các tổ chức nuôi con nuôi tại Việt Nam

Các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần thiết lập cho riêng mình một hệ thống các tiêu
chí để cấp phép cho các tổ chức nuôi con nuôi phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, ngoài
những xem xét đơn thuần về mặt hành chính. Cần có những quy định cụ thể của pháp luật và
việc tham khảo lấy ý kiến về tính hợp pháp trong hoạt động của nước sở tại đối với các tổ
chức ni con ni nước ngồi. Tránh tình trạng cấp phép ồ ạt, thiếu đồng bộ. Cùng với đó
cần có một hệ thống giám sát hậu kiểm chặt chẽ đối với các hoạt động của các tổ chức này.
Ngoài ra, cần đề ra quy chế hoạt động chung cho các tổ chức nuôi con nuôi, trên cơ sở đó
các tổ chức này sẽ đề ra cho mình một quy chế phù hợp với quy chế chung nhằm thống nhất
quản lý và hướng các tổ chức này hoạt động theo đúng pháp luật, tránh được tình trạng hoạt
động cạnh tranh không lành mạnh giữa tổ chức con nuôi nước ngoài của các quốc gia, gây
tiêu cực, phản tác dụng trong thực tế.
4.9.

Tăng cường vai trò của cơ quan con ni trung ương

Có thể nói việc tăng cường hơn nữa vai trị của cơ quan con ni trung ương là việc làm
hết sức cần thiết, một mặt nhằm đáp ứng yêu cầu khi tham gia công ước Lahay mặt khác
nhằm tập trung quản lý thống nhất lĩnh vực nuôi con nuôi vào một mối. Cơ quan con nuôi
trung ương cần được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng để có thể đảm nhận
được trọng trách nặng nề hơn trong điều kiện nước ta tham gia công ước lahay. Trong cơ chế
xử lý vấn đề nuôi con nuôi, cơ quan con nuôi trung ương phải là đầu mối trong việc tìm mái
ấm gia đình cho trẻ em, chịu trách nhiệm về hồ sơ của cha mẹ nuôi, bảo đảm trẻ em có đủ
điều kiện để cho làm con ni theo quy định của pháp luật và có sự tự nguyện đồng ý của
những người có quyền cho con ni. Tuy nhiên trên thực tế thì cơ quan trung ương về con

nuôi của nước ta – Cục con ni lại có thẩm quyền hạn chế. Cục con ni chỉ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi và tham gia một số khâu trong quá trình
giải quyết hồ sơ mà chưa được trao thẩm quyền quyết định việc nuôi con nuôi.

KẾT LUẬN
Hiện nay, ni con ni có yếu tố nước ngồi là hiện tượng xã hội xảy ra khá phổ biến ở
các quốc gia trong đó có Việt Nam. Ni con ni có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và thiết thực,
mang lại cho các bên chủ thể tình cảm cha mẹ và con, một gia đình thật sự bền vững, hạnh
phúc. Trong thời gian qua, mặc dù đã có sự phát triển đáng kể, song pháp luật nuôi con nuôi ở
24


nước ta vẫn tồn tại những bất cập nhất định cần phải loại bỏ. Nhiều quy định chưa giải quyết
được các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nuôi con ni. Chính vì vậy, việc hồn thiện pháp
luật ni con ni phải thực hiện một cách đồng bộ, tồn diện và thống nhất. Phải xem xét các
khía cạnh của quan hệ nuôi con nuôi một cách tổng thể, trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau để
có cơ sở xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp, có tính khả thi.
Trong q trình tìm hiểu khơng thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của thầy, cơ để bài viết được hồn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*****
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb.
2.
3.
4.
5.
6.

CAND, 2011;

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. CAND, 2013;
Luật Dân sự 2005;
Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014;
Luật ni con ni năm 2010;
Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nuôi con nuôi

năm 2000;
7. Bộ tư pháp, Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành pháp luật về nuôi con nuôi (2003-2008).

25


×