Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.68 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHĨM
MƠN LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
Đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển giao người đang chấp
hành án phạt tù?

Nhóm 3 - Lớp K2B

Hà Nội – 2017


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NĐCHAPT – Người đang chấp hành án phạt tù
TTTP – Tương trợ tư pháp
VKSNDTC – Viện kiểm sát nhân dân tốc cao
TANDTC – Tòa án nhân dân tối cao


Mục Lục

MỞ ĐẦU........................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................1
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH
ÁN PHẠT TÙ..............................................................................................1
1. Khái niệm chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù........................1
2. Căn cứ pháp lí để thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp
hành án phạt tù................................................................................................2
3. Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù...2
4. Trình tự, thủ tục chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù...............5


II - TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP
HÀNH ÁN PHẠT TÙ TRONG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
Ở VIỆT NAM............................................................................................10
III – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ..13
1. Các giải pháp quốc tế..............................................................................13
2. Các giải pháp quốc gia............................................................................13
KẾT LUẬN..................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................17


MỞ ĐẦU
Luật tương trợ tư pháp là văn bản đầu tiên của Việt Nam chính thức ghi nhận vấn
đề hợp tác quốc tế của Việt Nam trong tiếp nhận, chuyển giao tù nhân để thi hành án.
Điều này thể hiện sự tiến bộ rõ nét, một bước phát triển tích cực của pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam ở góc độ bảo đảm quyền con người. Với đề tài: “Cơ sở lý luận và
thực tiễn của chuyển giao NĐCHAPT” Bài viết dưới đây của nhóm em xin đưa ra
những vấn đề cơ bản về chuyển giao NĐCHAPT quy định trong pháp luật Việt Nam.
Đồng thời, đưa ra một số nhận xét về thực tiễn hoạt động cũng như một số ý kiến
nhằm tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định pháp luật.

NỘI DUNG
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH
ÁN PHẠT TÙ
Luật Tương trợ tư pháp ra đời và có hiệu lực 01/7/2008 với một chương riêng
(chương V) từ Điều 49 đến Điều 60 chứa đựng các quy định về căn cứ, điều kiện, trình
tự, thủ tục, chi phí trong chuyển giao NĐCHAPT trở thành văn bản pháp lý đầu tiên
tạo cơ sở cho việc chuyển giao NĐCHAPT từ nước ngoài về Việt Nam và từ Việt Nam
ra nước ngoài.
1. Khái niệm chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

Chuyển giao NĐCHAPT là một hình thức TTTP, trong đó cơ quan có thẩm quyền
của quốc gia dựa trên cơ sở điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia hoặc theo nguyên tắc
có đi có lại thực hiện việc chuyển giao người nước ngồi phạm tội đã bị Tịa án của
quốc gia đó kết án bằng một bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật về nước mà người
đó là công dân hoặc một nước khác đồng ý tiếp nhận, trên cơ sở tự nguyện của người
đó để tiếp tục thi hành bản án.
Chuyển giao NĐCHAPT không chỉ mang lại lợi ích cho người bị kết án mà cịn
cho nước chuyển giao và nước nhận chuyển giao. Trước hết, đối với NĐCHAPT, họ
phải chịu hình phạt với rào cản về ngơn ngữ và văn hố, điều đó sẽ có thể làm ảnh
hưởng đến khả năng cải tạo của họ. Việc chuyển giao sẽ tạo các lợi ích về vật chất và
tinh thần như môi trường xã hội, điều kiện sống, điều kiện thăm nom, động viên của
người thân và bạn bè,… làm cho họ tích cực cải tạo, sửa chữa sai lầm. Việc chuyển
giao người bị kết án về quê hương của họ cũng làm giảm gánh nặng về tài chính và
1


tình cảm cho gia đình và giảm nhu cầu cần sự trợ giúp lãnh sự đối với công dân bị kết
án ở nước ngoài. Đối với nước chuyển giao, việc chuyển giao làm giảm các chi phí
nhà nước đó bỏ ra trong q trình giam giữ, cải tạo người đó. Đối với nước nhận
chuyển giao, việc chuyển giao cho phép nước nhận sẽ giám sát họ khi được tha và dần
dần giúp tù nhân tái hoà nhập cộng đồng. Thực chất, việc chuyển giao NĐCHAPT
không phải là giải pháp khoan dung hơn cho người bị kết án. Mục đích của nó là thi
hành hình phạt ở nước bị kết án trong môi trường cải tạo tốt hơn, tạo điều kiện để
người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng sau khi đã thi hành xong án phạt tù.
2. Căn cứ pháp lí để thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp
hành án phạt tù
Khoản 2 Điều 49 Luật tương trợ tư pháp 2007 xác định các căn cứ pháp lí để Việt
Nam thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong việc tiếp nhận, chuyển giao người
đang chấp hành án gồm: Quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, Quy định của Luật tương trợ tư pháp và pháp luật quốc gia, quốc tế liên quan.

Cụ thể, đối với trường hợp Việt Nam đã kí kết điều ước quốc tế đa phương hoặc
song phương với quốc gia có yêu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao người đang chấp
hành án thì căn cứ pháp lí để thực hiện hoạt động hợp tác là quy định của điều ước
quốc tế liên quan. Đối với trường hợp Việt Nam chưa kí kết bất cứ điều ước quốc tế
đa phương hoặc song phương nào với quốc gia có yêu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao
người đang chấp hành án thì việc hợp tác phải căn cứ vào các quy định của Luật
TTTP và thoả thuận giữa hai quốc gia trong từng vụ việc cụ thể.
3. Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao NĐCHAPT được quy định cụ thể tại Điều 50 của
Luật TTTP 2007 và chia làm hai trường hợp: Điều kiện đối với NĐCHAPT ở nước
ngoài được tiếp nhận về Việt Nam và điều kiện đối với NĐCHAPT tại Việt Nam được
chuyển giao cho nước ngồi.
3.1.

Đối với người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài được tiếp

nhận về Việt Nam
NĐCHAPT ở nước ngoài có thể được tiếp nhận về Việt Nam để thi hành hình phạt
tù khi có đủ các điều kiện sau đây:
-

Là công dân Việt Nam: Điều 5 Luật quốc tịch năm 2008 quy định: Người có

quốc tịch Việt Nam là cơng dân Việt Nam. Cụ thể người có có quốc tịch Việt Nam theo
2


Điều 13 Luật này, là: (1) Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc
tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo
quy định của Luật này. (2) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc

tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực
thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu
lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi để giữ quốc tịch Việt
Nam.
-

Có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam: Điều kiện có nơi thường trú cuối

cùng ở Việt Nam được coi là điều kiện bắt buộc với quy định tại Điều 12 Luật Cư trú:
“Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xun, ổn định, khơng có thời hạn
tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú”.
-

Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngồi cũng cấu thành tội

phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam: Điều kiện này về thực chất nhằm cụ thể
hoá nguyên tắc tội phạm kép. Các nước trên thế giới đều có chung nỗ lực đấu tranh
phịng, chống tội phạm nhưng mỗi nước lại có sự khác biệt về văn hoá, kinh nghiệm
lập pháp và sự khác biệt trong cách nhìn nhận về mỗi tội danh. Do vậy, Luật quy định
hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo
quy định của Việt Nam nghĩa là hành vi đó cũng được coi là tội phạm hình sự nhưng
khơng nhất thiết là phải giống mội tội phạm cụ thể nào đó tương ứng ở Việt Nam.
-

Vào thời điểm nhận được yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành

hình phạt tù phải cịn ít nhất là một năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này
cịn ít nhất là sáu tháng: Thời hạn chưa chấp hành hình phạt tù cịn lại tính từ thời
điểm nhận đựơc yêu cầu chuyển giao từ một trong các bên: nước chuyển giao, nước
nhận chuyển giao hoặc NĐCHAPT. Việc quy định thời hạn nhằm bảo đảm thời gian

tiếp tục chấp hành án phạt tù tại Việt Nam vẫn có ý nghĩa giáo dục, cải tạo người đó,
tạo điều kiện cho họ tái hồ nhập cộng đồng. Ngồi ra, khoản 6, Điều 3 thơng tư liên
tịch số 01/2013 giữa bộ cơng an, bộ tư pháp, bộ ngồi giao, VKSNDTC, TANDTC
hướng dẫn việc chuyển giao, tiếp nhận, tiếp tục thi hành bản án đối với NĐCHAPT có
giải thích về trường hợp đặc biệt tại Điều 50 có thể được hiểu là một trong các trường
hợp như: Để phục vụ yêu cầu đối ngoại giữa VN với nước tiếp nhận; NĐCHAPT đang
bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án được là người mắc một trong
các bệnh sau: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4, bại liệt, suy
3


tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS… có kết quả của
bệnh viện cấp tỉnh trở lên.
-

Bản án đối với người được chuyển giao đã có hiệu lực pháp luật và khơng

cịn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao: Quy định này có
nghĩa là bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành và khơng còn thủ tục liên quan đến
việc phúc thẩm hoặc xem xét lại bản án của toà án đã tuyên theo thủ tục tái thẩm, giám
đốc thẩm.
-

Có sự đồng ý của nước chuyển giao: Việc chuyển giao NĐCHAPT về Việt

Nam phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao.
- Có sự đồng ý của người được chuyển giao: Sự đồng ý của người được chuyển
giao thể hiện thông qua văn bản thể hiện nguyện vọng của NĐCHAPT tại nước ngồi
đối với việc chuyển giao đó. Việc chuyển giao NĐCHAPT thường xuất phát từ mục
đích nhân đạo đối với người bị kết án, tạo những lợi ích nhất định để họ cải tạo tốt.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp người đó khơng muốn được chuyển giao về nước
mình mang quốc tịch vì xấu hổ, mặc cảm, tai tiếng đối với bạn bè, người thân về tội
mà họ phạm phải ở nước ngoài… Do vậy, Luật quy định trong mọi trường hợp phải có
sự đồng ý của người được chuyển giao. Đây là một điểm khác biệt cơ bản để phân biệt
“dẫn độ” và “chuyển giao NĐCHAPT”. Dẫn độ thể hiện chủ quyền quốc gia không
phụ thuộc vào người phạm tội bị kết án có đồng ý hay không. Điều kiện này thường
được quy định là điều kiện bắt buộc trong pháp luật quốc tế và pháp luật các nước.
3.2.

Đối với người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam chuyển

giao cho nước ngoài:
Về cơ bản việc chuyển giao NĐCHAPT tại Việt Nam cho nước ngồi phải có các
điều kiện như đối với NĐCHAPT ở nước ngoài tiếp nhận về Việt Nam. Tuy nhiên bên
cạnh đó cịn phải thoả mãn một số điều kiện sau:
-

Là công dân của nước tiếp nhận hoặc là người được phép cư trú khơng thời

hạn hoặc có người thân thích tại nước tiếp nhận chuyển giao: người được chuyển
giao phải đưa ra các tài liệu để chứng minh mình là công dân của nước tiếp nhận hoặc
là người được phép cư trú khơng thời hạn hoặc có người thân thích tại nước tiếp nhận
chuyển giao. Căn cứ vào Điều 3 Thơng tư liên tịch 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNGVKSNDTC-TANDTC thì các chủ thể nêu trên có thể được hiểu như sau:

4


“7. “Người được phép cư trú không thời hạn tại nước tiếp nhận” quy định tại điểm
a Khoản 2 Điều 50 Luật TTTP được hiểu là những người được phép đến, nhập cảnh
và lưu lại lâu dài tại nước tiếp nhận;

8. “Người thân thích của NĐCHAPT” quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 50 Luật
TTTP gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp
pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột;
anh, chị em vợ (hoặc chồng); cơ, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột của NĐCHAPT đó có
nơi cư trú chính trên lãnh thổ của nước tiếp nhận.”
-

Người đó đã thực hiện xong phần trách nhiệm dân sự, hình phạt bổ sung là

phạt tiền, tịch thu tài sản và các trách nhiệm pháp lý khác trong bản án: Có nghĩa là
nếu trong bản án hình sự do Tồ án Việt Nam tun đối với người đó ngồi hình phạt
chính là hình phạt tù cịn chứa các hình phạt bổ sung như hình phạt tiền, tịch thu tài
sản và các trách nhiệm pháp lý khác (trách nhiệm dân sự) thì chỉ có thể thực hiện được
việc chuyển giao khi người đó đã hồn thành trách nhiệm của mình đối với các nghĩa
vụ đó. Quy định này nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ
chức, cá nhân Việt Nam do hành vi phạm tội của người đó mang lại.
-

Phải có sự đồng ý của nước tiếp nhận chuyển giao: Trong những trường hợp

đặc biệt quy định tại Điều 51, nếu có căn cứ cho rằng việc chuyển giao NĐCHAPT có
thể phương hại đến chủ quyền, an ninh của quốc gia hoặc người được chuyển giao có
thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận thì Việt Nam có thể từ chối
chuyển giao mặc dù các điều kiện trên thoả mãn. Đây là những quy định nhằm bảo vệ
chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm quyền con người của người đang chấp hành
hình phạt.
Khác với việc chuyển giao, Luật TTTP không quy định căn cứ từ chối tiếp nhận
phạm nhân từ nước ngoài về Việt Nam để chấp hành án. Sở dĩ quy định như vậy bởi
khi tiếp nhận phạm nhân về nước để thi hành án, Nhà nước sẽ có quyền kiểm sốt đối
với phạm nhân vì vậy các nguy cơ đe dọa gây phương hại đến chủ quyền, an ninh

quốc gia có thể bị loại bỏ hoặc đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Ngược lại, khi chuyển
giao phạm nhân cho nước ngồi để thi hành án, quyền kiểm sốt của Nhà nước đối
với phạm nhân sẽ bị mất, điều này có thể dẫn đến những nguy hiểm nhất định. Do đó,
quy định việc từ chối chuyển giao là cần thiết.
4. Trình tự, thủ tục chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
5


4.1.

Trình tự, thủ tục chuyển giao NĐCHAPT ở nước ngồi về Việt Nam

a) Tiếp nhận yêu cầu chuyển giao
Về thẩm quyền: Theo quy định của Luật TTTP năm 2007, Điều 493 Bộ luật tố tụng
hình sự 2015 thì Bộ Cơng an là cơ quan trung ương có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ yêu
cầu chuyển giao NĐCHAPT.
Về trình tự, thủ tục: Sau khi tiếp nhận yêu cầu chuyển giao NĐCHAPT. Trong thời
hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu chuyển giao NĐCHAPT và tài
liệu kèm theo. Bộ Công an vào sổ hồ sơ chuyển giao và kiểm tra nội dung hồ sơ theo
quy định tại Điều 52 và Điều 53 Luật TTTP.
Nếu hồ sơ còn thiếu các thông tin theo Điều 52, 53 Bộ Công an có thể yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền của nước yêu cầu chuyển giao cung cấp thông tin bổ sung hồ sơ.
Sau 60 ngày, nếu không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Cơng an trả lại hồ sơ cho
nước yêu cầu chuyển giao NĐCHAPT và nêu rõ lý do. Cịn nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ
Cơng an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền hai bộ hồ sơ để
xem xét, quyết định.
b) Xem xét quyết định tiếp nhận
Về thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người được chuyển giao có nơi cư trú
cuối cùng tại Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tiếp nhận theo Điều
56 Luật TTTP

Về trình tự, thủ tục: Căn cứ vào Điều 55, Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ yêu cầu chuyển giao NĐCHAPT tại Việt Nam cho nước ngồi do Bộ Cơng an
chuyển đến, Tịa án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù
phải thụ lý và thơng báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp mà Tòa án
nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau đây:
-

Xem xét yêu cầu chuyển giao ;

-

Đình chỉ việc xem xét yêu cầu chuyển giao và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong

trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi hoặc
người u cầu chuyển giao rút lại yêu cầu chuyển giao hoặc người được yêu cầu
chuyển giao đã rời khỏi Việt Nam hoặc vì các lý do khác mà việc xem xét khơng thể
tiến hành được.

6


Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu chuyển giao trong thời hạn ba mươi
ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm
sát nhân dân cùng cấp. Cụ thể, việc xem xét yêu cầu chuyển giao được tiến hành tại
phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và
có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Đặc biệt cần chú ý
trong phiên họp, người đang chấp hành hình phạt có quyền mời luật sư để trình
bày các ý kiến liên quan tại phiên họp của hội đồng xem xét việc tiếp nhận
hoặc chuyển giao.

Căn cứ vào các quy định của Luật TTTP, các quy định khác của pháp luật Việt
Nam có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng thảo luận
và quyết định theo đa số việc chuyển giao hoặc từ chối chuyển giao.
Việc xem xét, quyết định được tiến hành theo mô hình hai cấp xét xử, có nghĩa là
các quyết định của tồ án nhân dân cấp tỉnh có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm. Người yêu cầu chuyển giao có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn mười lăm ngày, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao có quyền kháng nghị trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án
nhân dân cấp tỉnh ra quyết định.
Quyết định chuyển giao có hiệu lực pháp luật là Quyết định của Tịa án cấp sơ
thẩm khơng bị kháng cáo, kháng nghị hoặc Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Trong trường hợp cần thiết, trước khi có quyết định tiếp nhận chuyển giao
NĐCHAPT, Bộ Công an cử cán bộ đến nước chuyển giao hoặc ủy quyền cho cơ quan
đại diện Việt Nam tại nước chuyển giao để xác định xem người đó có đồng ý một cách
tự nguyện và với nhận thức đầy đủ về những hệ quả pháp lý của việc chuyển giao hay
không nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được chuyển giao.
c) Thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù
Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định tiếp nhận, Cơ quan Quản lý thi
hành án hình sự Bộ Cơng an trao đổi thống nhất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
của nước chuyển giao về thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận và tổ chức việc tiếp
nhận, áp giải người được chuyển giao về cơ sở giam giữ nơi người đó sẽ tiếp tục thi
hành án phạt tù tại Việt Nam.
Việc tiếp nhận NĐCHAPT từ nước chuyển giao phải được lập thành biên bản gồm
3 bản bằng tiếng Việt, 3 bản tiếng Anh và 3 bản bằng tiếng của nước tiếp nhận. Đại
7


diện cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ công an, đại diện cơ quan Cảnh sát hỗ trợ
tư pháp và đại diện cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao ký xác nhận vào các
biên bản này

d) Tiếp tục thi hành án phạt tù tại Việt Nam
Khi tiếp tục thi hành án phạt tù đố với người được tiếp nhận về Việt Nam, cần xem
xét và thực hiện các nội dung sau :
-

Chuyển đổi hình phạt: Khi ra quyết định tiếp nhận công dân Việt Nam đang

chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về nước để tiếp tục thi hành án tại Việt Nam, Tòa
án nhân dân có thẩm quyền xem xét có phải chuyển đổi hình phạt khơng. Nếu tính
chất hoặc thời hạn của hình phạt đó khơng phù hợp với các quy định pháp luật Việt
Nam thì có thể chuyển đổi hình phạt đó cho phù hợp với hình phạt mà pháp luật của
Việt Nam quy định đối với tội phạm tương tự. Khi chuyển đổi hình phạt, Tịa án có
thẩm quyền phải căn cứ vào các kết luận về sự việc của vụ án được thể hiện trong các
ý kiến, bản luận tội, phán quyết hoặc hình phạt đã được nước chuyển giao tun. Hình
phạt chuyển đổi khơng được nghiêm khắc hơn hình phạt mà nước chuyển giao đã
tun về tính chất và thời hạn.
-

Thực hiện chế độ đối với NĐCHAPT được chuyển giao về Việt Nam:

Thứ nhất, các chế độ và quyền lợi của NĐCHAPT được chuyển giao về Việt Nam
được thực hiện như đối với NĐCHAPT tại Việt Nam.
Thứ hai, NĐCHAPT tiếp tục chấp hành hình phạt tù tại việt Nam được hưởng các
chế độ quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo, xem xét tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù,
giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù, đặc xá, đại xá theo quy định của pháp luật
Việt Nam như những NĐCHAPT khác.
Thứ ba, trong trường hợp nhận được thông báo về quyết định giảm thời hạn chấp
hành án phạt tù, tha tù, đặc xá, đại xá hoặc bất kỳ quyết định, biện pháp nào của nước
chuyển giao đối với người được chuyển giao về Việt Nam dẫn đến việc giảm thời hạn
chấp hành án phạt tù, Bộ Công an phải gửi ngay thông báo cho cơ quan nhà nước có

thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thứ tư, người được chuyển giao là người chưa thành niên được hưởng các quy
định về giam giữ đối với NĐCHAPT là người chưa thành niên theo pháp luật Việt
Nam.

8


-

Thơng báo về tình hình chấp hành án của NĐCHAPT: Bộ Cơng an có trách

nhiệm thơng báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khi:
+ NĐCHAPT được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù hoặc đặc xá;
+ NĐCHAPT đã chấp hành xong án phạt tù;
+ NĐCHAPT bỏ trốn khỏi nơi giam giữ;
+ NĐCHAPT chết trước khi chấp hành xong án phạt tù;
+ Phía nước ngồi đề nghị thơng báo về tình hình chấp hành án của NĐCHAPT.
4.2.

Trình tự, thủ tục chuyển giao NĐCHAPT ở Việt Nam cho phía nước
ngồi

Trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao NĐCHAPT tại Việt Nam cho phía nước ngồi
về cơ bản giống với trình tự, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận NĐCHAPT từ nước ngoài về Việt
Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau :
a) Thông báo về quyền được yêu cầu chuyển giao
Khi tuyên bản án và hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, Tịa án nhân dân đã
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm có trách nhiệm thơng báo cho bị cáo biết về quyền được

yêu cầu chuyển giao.bên cạnh đó, hàng năm Bộ Cơng an có trách nhiệm thơng báo cho
NĐCHAPT là người nước ngồi đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ do Bộ Công
an quản lý biết về quyền được yêu cầu chuyển giao.
b) Xác định sự đồng ý chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù
Việc xác định sự đồng ý chuyển giao của NĐCHAPT là một điều kiện bắt buộc và
phải được căn cứ vào:
-

Đơn xin chuyển giao của người đó;

-

Bản tuyên bố của NĐCHAPT hoặc người đại diện hợp pháp trong trường hợp

NĐCHAPT là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần
dẫn đến người đó khơng có đầy đủ năng lực hành vi, khả năng nhận thức về việc họ
hiểu biết đầy đủ về hệ quả của việc chuyển giao và các quyền, nghĩa vụ của việc
chuyển giao.
Căn cứ vào yêu cầu của nước tiếp nhận và từng vụ việc cụ thể, nước tiếp nhận cũng
có thể cử đại diện sang Việt Nam để xác minh sự đồng ý chuyển giao của NĐCHAPT
nếu có sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Cơng an.
9


c) Bảo lưu bản án, quyết định của Tòa án nước CHXHCN Việt Nam
Trường hợp đồng ý chuyển giao NĐCHAPT cho nước ngồi, Tịa án nhân dân cấp
sơ thẩm, phúc thẩm ra quyết định bảo lưu bản án, quyết định mà Tòa án Việt Nam đã
tuyên đối với người phạm tội.
Trường hợp nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách ân giảm, đặc xá, đại xá liên
quan đến người chấp hành án phạt tù đã được chuyển giao, Bộ Công an thơng báo

ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài biết để thực hiện việc giảm thời hạn
chấp hành án phạt tù, đặc xá, đại xá cho NĐCHAPT. Đồng thời phối hợp với Cơ quan
đại diện Việt Nam giám sát việc cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận thực hiện
quyết định ân giảm, đặc xá, đại xá đó.
d) Hủy quyết định chuyển giao và hỗn thực hiện quyết định chuyển giao
-

Hủy quyết định chuyển giao: Trường hợp quá thời hạn 7 ngày kể từ thời điểm

ấn định trong thỏa thuận bàn giao NĐCHAPT mà nước yêu cầu chuyển giao khơng
tiếp nhận chuyển giao mà khơng có lý do chính đáng thì Tịa án đã ra quyết định
chuyển giao có quyền họp xem xét, ra quyết định hủy quyết định chuyển giao và thông
báo ngay cho Bộ Cơng an biết để thơng báo cho nước ngồi.
-

Hỗn thực hiện quyết định chuyển giao: Trường hợp quá thời hạn 7 ngày kể từ

thời điểm ấn định trong thỏa thuận bàn giao NĐCHAPT mà nước yêu cầu chuyển giao
chưa thể tiếp nhận chuyển giao do có những nguyên nhân khách quan và đã thông báo
cho Bộ Công an biết về sự chậm trễ này và cam kết bằng văn bản việc sẽ tiếp nhận
NĐCHAPT và chi trả toàn bộ chi phí phát sinh do việc chậm chễ tiếp nhận chuyển
giao gây nên, thì Bộ Cơng an có thể quyết định hỗn thực hiện chuyển giao và thỏa
thuận với nước ngồi ấn định thời gian và địa điểm thực hiện mới. Việc hỗn thực hiện
quyết định chuyển giao khơng được q 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản cam
kết của nước ngồi.

II - TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP
HÀNH ÁN PHẠT TÙ TRONG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP Ở
VIỆT NAM
Hiện nay, Luật TTTP năm 2007 và Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BCA-BTPBNG-VKSNDTC-TANDTC là những văn bản pháp lý quan trọng đóng vai trị cơ sở

để Việt Nam hợp tác với các nước trong lĩnh vực chuyển giao NĐCHAPT.
10


Tính đến tháng 8/2012, Việt Nam đã ký kết 4 Hiệp định chuyển giao người bị kết
án và 2 Hiệp định TTTP với một số nước có quy định về chuyển giao NĐCHAPT. Cụ
thể bao gồm: Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương
quốc Anh và Bắc Ai Len về chuyển giao NĐCHAPT, ký kết ngày 12/9/2008; Hiệp
định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ô-xtrây-lia về chuyển giao
NĐCHAPT, ký kết ngày 30/10/2008; Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Đại Hàn Dân quốc về chuyển giao NĐCHAPT, ký kết ngày 29/5/2009; Hiệp
định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan về chuyển
giao NĐCHAPT và hợp tác thi hành án hình sự, ký kết ngày 30/3/2010; Hiệp định
TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam với Hung-ga-ri, ký kết
ngày 18/1/1985 (vấn đề chuyển giao NĐCHAPT (hình phạt tước tự do) được quy định
tại Chương III, từ điều 79 đến điều 95); Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia
đình và hình sự giữa Việt Nam với Ba Lan, ký kết ngày 22/3/1993 (vấn đề chuyển giao
NĐCHAPT được quy định tại Chương IV, từ điều 79 đến Điều 85).
Với việc Việt Nam ký kết Hiệp định về chuyển giao NĐCHAPT, cũng như các
Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, hình sự có quy định về vấn đề chuyển giao
NĐCHAPT mà Việt Nam ký kết với các nước nói trên có ý nghĩa chính trị, pháp lý,
ngoại giao quan trọng, nhằm tăng cường cơ sở pháp lý hợp tác giữa các cơ quan bảo
vệ pháp luật của hai nước, góp phần thúc đẩy và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu
nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa Việt Nam với các nước ký kết. Đồng thời,
thể hiện thiện chí và trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với cơng dân Việt Nam ở
nước ngồi.
Theo báo cáo của Bộ Công an, từ ngày 01/7/2008 đến 30/6/2014, Bộ Công an đã
tiếp nhận và thực hiện TTTP về chuyển giao NĐCHHPT cụ thể như sau:
-


Chuyển giao phạm nhân từ nước ngoài về Việt Nam:

Đã tiếp nhận 09 yêu cầu chuyển giao NĐCHAPT từ nước ngoài về Việt Nam tiếp
tục chấp hành hình phạt (trong đó 08 trường hợp theo các hiệp định về chuyển giao
NĐCHAPT giữa Việt Nam và các nước, 01 trường hợp theo nguyên tắc có đi có lại).
Hiện đã tiếp nhận 05 phạm nhân, đang hoàn thiện thủ tục để tiếp nhận 03 phạm nhân,
01 phạm nhân đã rút đơn xin chuyển giao.
-

Chuyển giao phạm nhân từ Việt Nam ra nước ngoài:

11


Đã tiếp nhận và xử lý 40 đề nghị cung cấp thông tin phục vụ việc chuyển giao
NĐCHAPT từ Việt Nam ra nước ngồi tiếp tục chấp hành hình phạt (trong đó 33
trường hợp theo các hiệp định về chuyển giao NĐCHAPT giữa Việt Nam và các nước,
07 trường hợp theo nguyên tắc có đi có lại). Hiện đã nhận được 08 yêu cầu chính thức
về việc chuyển giao NĐCHAPT, trong đó đã chuyển giao 03 phạm nhân, chuẩn bị
chuyển giao 02 phạm nhân đã có quyết định của Tịa án nhân dân; các trường hợp còn
lại đang tiếp tục xem xét.
Việc chuyển giao người bị kết án tù giữa nước ta với các nước tuy chưa nhiều
nhưng quá trình giải quyết việc chuyển giao NĐCHAPT cho một số nước trong những
năm qua cũng có xuất hiện những hạn chế nhất định. Như việc thực hiện chuyển giao
phạm nhân là người nước ngoài cho một số nước mà Việt Nam chưa ký kết hiệp định
chuyển giao người bị kết án tù, trong khi hệ thống pháp luật TTTP về chuyển giao
người bị kết án tù ở nước ta còn thiếu, chưa được thống nhất cao về quan điểm. Do đó,
quá trình trả lời các u cầu của nước ngồi có đề nghị chuyển giao phạm nhân về
nước thi hành án và quá trình tiến hành việc bàn giao phải xin ý kiến nhiều cơ quan,
báo cáo nhiều cấp về nguyên tắc, điều kiện, thủ tục, trình tự chuyển giao người bị kết

án mất nhiều thời gian.
Có thể thấy những nguyên nhân chính của thực trạng này như sau:
-

Nhiều điều ước quốc tế về chuyển giao NĐCHAPT giữa Việt Nam với các

nước có một số quy định mà hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hồn tồn đáp ứng
hoặc chưa có quy định, trong đó có nhiều nội dung phức tạp, nhạy cảm, dẫn đến khó
khăn trong việc triển khai tổ chức thực hiện.
-

Số lượng các Hiệp định chuyển giao NĐCHAPT cịn ít và độ phủ của các điều

ước quốc tế của Việt Nam đã ký cũng hẹp nên khơng có cơ sở pháp lý u cầu phía
nước ngồi thực hiện các yêu cầu chuyển giao của Việt Nam, nhất là khi ngun tắc có
đi có lại khơng phát huy tác dụng vì phía nước ngồi lại khơng có u cầu đến Việt
Nam.
-

Việc khơng có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, tham vấn giữa cơ quan trung

ương của Việt Nam với cơ quan trung ương của đối tác để giải quyết những vấn đề
phát sinh trong quá trình chuyển giao NĐCHAPT cũng làm hạn chế hiệu quả thực hiện
yêu cầu của các bên.

12


-


Sự khác nhau trong quy định pháp luật của các nước về TTTP cũng là một trong

những nguyên nhân gây khó khăn cho việc thực hiện các yêu cầu chuyển giao
NĐCHAPT. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có điều ước quốc tế về TTTP làm cơ
sở pháp lý cho việc phối hợp, hỗ trợ tiến hành các hoạt động tố tụng giữa cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam và các nước.
-

Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật bố

trí cho cơng tác chuyển giao NĐCHAPT vẫn chưa có sự phát triển tương xứng với yêu
cầu phát triển của hoạt động này. Đặc biệt là ở Ngành Tòa án, nơi trực tiếp xem xét các
yêu cầu chuyển giao NĐCHAPT thì nguồn lực cịn nhiều hạn chế.

III – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ
1. Các giải pháp quốc tế
Hoàn thiện cơ sở pháp lý quốc tế về chuyển giao NĐCHAPT:
Thứ nhất, Cần rà soát tổng thể các Hiệp định TTTP có quy định về chuyển giao
NĐCHAPT mà Việt Nam đã ký trước khi có Luật TTTP để tiến hành đàm phán sửa
đổi, bổ sung hoặc ký kết các Hiệp định về chuyển giao NĐCHAPT với các nước liên
quan. Theo đó, rà sốt tổng thể nội dung về chuyển giao NĐCHAPT trong các Hiệp
định TTTP để phát hiện những tồn tại, bất cập, những quy định không phù hợp với các
quy định về chuyển giao NĐCHAPT trong BLTTHS, Luật TTTP cũng như thực tiễn
để làm cơ sở cho việc đàm phán sửa đổi, bổ sung và hiện đại hóa các Hiệp định này là
rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Nếu có điều kiện thuận lợi, Việt Nam nên chủ
động đề xuất tách phần chuyển giao NĐCHAPT trong các Hiệp định TTTP để đàm
phán, ký kết Hiệp định riêng về chuyển giao NĐCHAPT với các nước liên quan. Điều
này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng mà Việt Nam đang thực hiện từ năm 2003 đến
nay là tăng cường ký kết các HĐTTTP riêng về từng lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ

và chuyển giao NĐCHAPT.
Thứ hai, tăng cường đàm phán, ký kết Hiệp định chuyển giao NĐCHAPT với các
nước trên thế giới, trong đó ưu tiên đàm phán, ký kết Hiệp định chuyển giao
NĐCHAPT với các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc.
2. Các giải pháp quốc gia
13


2.1.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao
NĐCHAPT

Chương V của Luật TTTP năm 2007 đã quy định khá toàn diện các vấn đề cơ bản
liên quan đến hoạt động chuyển giao người phải chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên,
các quy định về điều kiện để Việt Nam tiếp nhận hoặc chuyển giao phạm nhân để thi
hành án vẫn còn một số điểm cần được bàn luận và nghiên cứu.
Thứ nhất, về trật tự sắp xếp các điều kiện tiếp nhận hoặc chuyển giao NĐCHAPT
Trật tự sắp xếp các điều kiện cho thấy ý chí của nhà làm luật trong việc đánh giá
mức độ quan trọng của mỗi điều kiện. Khảo sát pháp luật của một số nước và một số
công ước quốc tế về chuyển giao phạm nhân để thi hành án có thể nhận thấy vấn đề ý
chí của người bị chuyển giao được đánh giá rất cao và có ý nghĩa quan trọng. Sự đồng
ý của phạm nhân được coi là điều kiện tiên quyết bởi lẽ Nếu khơng có sự đồng ý của
phạm nhân thì việc chuyển giao có thể bị phản tác dụng xét từ góc độ mục đích nhân
đạo của hoạt động này. Trong pháp luật hiện hành của chúng ta, điều kiện về ý chí của
phạm nhân được xếp cuối cùng trong số các điều kiện. Tuy về mặt nội dung dù được
xếp ở vị trí nào thì việc chuyển giao cũng phải đáp ứng điều kiện này nhưng về mặt
hình thức, trật tự sắp xếp đó phản ánh sự đánh giá của nhà làm luật về mức độ quan
trọng của mỗi điều kiện. Nhóm cho rằng, điều kiện quan trọng nên cần được xếp ở
những vị trí ưu tiên cao. Điều này không chỉ là sự khẳng định về vai trị của nó mà cịn

là định hướng để những cơ quan áp dụng pháp luật ưu tiên kiểm tra đối với những hồ
sơ cụ thể.
Thứ hai, về điều kiện thời hạn cịn lại của phần hình phạt chưa chấp hành
Trước hết, việc xác định thời hạn còn lại phải chấp hành là nhằm bảo đảm ý nghĩa
của việc chuyển giao phạm nhân để thi hành án. Nếu thời hạn cịn lại của phần hình
phạt chưa chấp hành q ngắn thì việc chuyển giao khơng đạt được mục đích đề ra.
Ngồi ra, ở khía cạnh kinh tế, nếu thời hạn cịn lại của phần hình phạt chưa chấp hành
q ngắn thì các chi phí về thời gian và tài chính đã đầu tư cho hoạt động chuyển giao
cũng được xem là không hiệu quả. Các công ước quốc tế về chuyển giao phạm nhân
để thi hành án và pháp luật của một số nước trên thế giới quy định thời hạn này là 6
tháng và trong những trường hợp đặc biệt cho phép áp dụng thời hạn dưới 6 tháng.
Các trường hợp được coi là đặc biệt như: Nước chuyển giao và nước tiếp nhận ở
gần nhau, người đang chấp hành án có khiếm khuyết về thể chất hoặc tâm thần mà
14


việc tái hoà nhập là tốt nhất ở quê hương của họ. Theo quan điểm của nhóm, quy định
thời hạn tối thiểu 1 năm theo pháp luật của Việt Nam là khá dài. Việt Nam nên áp
dụng theo chuẩn chung của các cơng ước quốc tế, đó là giảm thời hạn này xuống 6
tháng đồng thời có quy định mở về những trường hợp đặc biệt cho phép tiếp nhận
hoặc chuyển giao phạm nhân để thi hành án với thời hạn của phần hình phạt chưa
chấp hành ít hơn 6 tháng.
Thứ ba, điều kiện về tính tội phạm kép
“Tính tội phạm kép” là điều kiện cần thiết trong các hoạt động TTTP về hình sự,
bởi lẽ tính hợp pháp của những biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người liên quan
đến hoạt động TTTP trước hết phải được đánh giá theo pháp luật của nước thực hiện
các hoạt động cưỡng chế. Trong việc chuyển giao phạm nhân để thi hành án có cần
thiết quy định điều kiện này khơng? Xuất phát từ ý nghĩa và mục đích nhân đạo của
việc chuyển giao phạm nhân để thi hành án, trên thế giới đang có quan điểm và một số
thực tiễn áp dụng “tính tội phạm kép” theo nghĩa rộng , có nghĩa là chỉ địi hỏi hành vi

nguy hiểm cấu thành tội phạm ở nước kết án và cấu thành hành vi vi phạm pháp luật
hành chính của nước tiếp nhận, chuyển giao. Hiểu “tính tội phạm kép” theo nghĩa này
thực chất là đã mở rộng và làm thay đổi bản chất của tính tội phạm kép theo nghĩa
truyền thống. Đây là sự vận dụng linh hoạt nhằm bảo đảm tối đa quyền con người
của người chấp hành án ở góc độ nhân đạo, bởi lẽ việc phạm nhân khơng thể thoát
khỏi việc phải chấp hành bản án là điều rõ ràng và hiển nhiên. Việc chấp hành đó là
bắt buộc hoặc ở nước mà họ đã bị kết án hoặc ở nước mà họ là cơng dân. Chính vì
vậy, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phạm nhân trong quá trình chấp hành án và
xây dựng tiền đề tốt nhất cho họ tái hoà nhập cộng đồng sau khi được trả tự do khơng
nên địi hỏi điều kiện “cứng” về tính tội phạm kép. Khi khơng quy định điều kiện hành
vi của người đang chấp hành án phải cấu thành tội phạm ở nước tiếp nhận, có quan
điểm lo ngại rằng phạm nhân sẽ khiếu nại về tính hợp pháp của việc phải chấp hành
hình phạt ở nơi mà hành vi của họ không cấu thành tội phạm. Vấn đề này được giải
quyết khi chúng ta khẳng định, một trong những điều kiện để người đang chấp hành
án được tiếp nhận hoặc chuyển giao là sự đồng ý của họ về việc tiếp tục chấp hành án
ở nước tiếp nhận. Sự đồng ý này là cơ sở pháp lí để quốc gia tiếp nhận bác bỏ khiếu
nại của họ.

15


Vì vậy, nhóm cho rằng những vấn đề mới đặt ra đối với cách hiểu điều kiện “tính
tội phạm kép” trong hoạt động chuyển giao phạm nhân có những hạt nhân hợp lí nhất
định và cần nghiên cứu tồn diện các quy định liên quan của pháp luật nước ta để
xem xét khả năng vận dụng điều kiện này theo nghĩa rộng như đã nêu .
2.2.

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Một số biện pháp cụ thể mà nhóm cho rằng cần phải được thực hiện ngay như:

-

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chun trách thực hiện cơng tác TTTP nói chung và

chuyển giao NĐCHAPT nói riêng;
-

Kết hợp các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trong nước và ở nước ngoài;

-

TAND và VKSND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần khẩn trương

thành lập các bộ phận chun trách để thực hiện cơng tác TTTP nói chung và chuyển
giao NĐCHAPT nói riêng.
-

Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí cho hoạt động TTTP hình sự nói

chung, chuyển giao người ĐCHAPT nói riêng.
2.3.
-

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Cần tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về TTTP nói chung và

chuyển giao NĐCHAPT nói riêng cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác thực tiễn về lĩnh
vực này;
-


Các cơ sở đào tạo Luật trong cả nước cần xây dựng nội dung, chương trình để

giảng dạy mơn học về “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TTTP” nhằm trang bị cho sinh
viên, học viên những kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản về lĩnh vực hợp tác quốc tế
quan trọng này.

KẾT LUẬN
Chuyển giao người bị kết án tù là một vấn đề quan trọng trong hoạt động TTTP ở
Việt Nam nhằm đảm bảo quyền con người. Trên đây là những tìm hiểu về thực tiễn và
kiến nghị nhằm giúp các trại giam nước ta chủ động thực hiện có hiệu quả việc chuyển
giao phạm nhân là người nước ngoài tại Việt Nam và tiếp nhận phạm nhân là công dân
Việt Nam phạm tội bị Toà án nước ngoài kết án tù giam về tiếp tục chấp hành án tại
Việt Nam trong thời gian tới.
Trong q trình nghiên cứu tìm hiểu khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận
được những góp ý của thầy cô để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật tương trợ tư pháp, Nxb.
Chính trị quốc gia sự thật, 2016;
- Luật tương trợ tư pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, 2007;
- Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật,2015;
- Thơng tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TAND
ngày 22-2-2013 hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành
án đối với người đang chấp hành án phạt tù;
- Nguyễn Ngọc Anh: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển giao
người đang chấp hành hình phạt tù theo Luật tương trợ tư pháp năm

2007”, Tạp chí Tịa án Nhân dân kỳ II, số 18, tháng 9-2009;
- Nguyễn thị Phương Hoa: “Vấn đề chuyển giao người đang chấp hành
hình phạt tù theo Luật tương trợ tư pháp Việt Nam” Tạp chí Luật học, số
4, 2011;
- Th.s Ngô Thanh Xuyên: “Một số nội dung cơ bản về chuyển giao người
bị kết án phạt tù trong các Hiệp định Tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký
kết với một số nước trên thế giới”
- Trang thông tin tương trợ tư pháp, bộ tư pháp (moj.gov.vn): “Giới thiệu
sơ lược kết quả tổng 6 năm thi hành Luật Tương trợ tư pháp”;
- Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc
Anh và Bắc Ai Len về chuyển giao NĐCHAPT, ký kết ngày 12/9/2008;

- Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ô-xtrây-lia về chuyển
giao NĐCHAPT, ký kết ngày 30/10/2008;

- Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân quốc về
chuyển giao NĐCHAPT, ký kết ngày 29/5/2009;

- Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan
về chuyển giao NĐCHAPT và hợp tác thi hành án hình sự, ký kết ngày
30/3/2010

17



×