Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho công tác đấu tranh phát hiện tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.27 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Marie-Laure Brunel-Dupin một trong những người đã từng áp dụng tâm lý
học tội phạm phục vụ cho quá trình điều tra rất thành cơng đã có chia sẻ: "Kết quả
phân tích hành vi chỉ là để hỗ trợ điều tra. Công việc của chúng tôi chỉ đơn thuần là
đưa ra một hồ sơ tâm lý, không phải để xác định một nghi phạm", Marie-Laure
Brunel-Dupin khiêm tốn nói. Tuy nhiên, với việc áp dụng những nghiên cứu về
tâm lý tội phạm trong điều tra phát hiện tội phạm ngày càng được áp dụng rộng rãi
và khẳng định được ý nghĩa quan trọng của mình. Nghiên cứu về hậu quả tâm lý
hành vi phạm tội khơng chỉ có ý nghĩa trong đấu tranh phát hiện tội phạm mà cịn
có ý nghĩa trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm mới. Từ đó nâng cao hiệu
quả rất nhiều cho cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung. Nhận thức
được ý nghĩa quan trọng đó, Nhóm II lớp K2B lựa chọn Vấn đề: Phân tích hậu
quả tâm lý của hành vi phạm tội. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho
công tác đấu tranh phát hiện tội phạm để thực hiện bài tập nhóm Mơn Tâp lý học
tư pháp.
1.

Một số khái niệm
1.1.

Hành vi phạm tội
1.1.1. Định nghĩa

Hành vi phạm tội là hành vi hoàn chỉnh gồm cả mặt khách quan và chủ quan
thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.1
 Đặc điểm:
- Là hành vi hoàn chỉnh
- Thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm về cả mặt khách quan và chủ
quan
1.1.2. Cấu trúc
 Nhu cầu, lợi ích


1 Nguyễn Hồi Loan-Đặng Thanh Nga. Tâm lý học pháp lý. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. H.2009. Tr.52


- Đòi hỏi quá cao của các nhu cầu: nhu cầu sinh lý, nhu cầu vật chất
- Tính suy đồi thiếu lành mạnh
 Động cơ phạm tội
- Động cơ của hành vi phạm tội là yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
- Động cơ phạm tội là nguyên nhân bên trong trực tiếp đưa con người đến
quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Động cơ phạm tội biểu
hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân cách của người phạm
tội
 Mục đích phạm tội
- Là kết quả mà ng phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành
vi đó
- Mục đích được xác định trên cơ sở động cơ. Do động cơ thúc đẩy mà con
người đề ra mục đích cụ thể.
- Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội
 Quyết định thực hiện hành vi phạm tội
- Là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án,
phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của
họ với hành vi và hậu quả
- Có thể đưa ra quyết định trong chốc lát hoặc tư tưởng lâu dài. Quyết định
có cơ sở hợp lý,tối ưu hoặc nông nổi manh động, thiếu cơ sở.
 Phương thức thực hiện hành vi phạm tội
- Là cách thức thực hiện hành vi phạm tội. Đây là dấu hiệu cơ bản để đánh giá
về tội phạm
1.2.


Hậu quả của tâm lý hành vi phạm tội


1.2.1. Định nghĩa
Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội có thể hiểu là tâm lý của người phạm
tội sau khi thực hiện hành vi tội phạm hay chính là tâm lý do hành vi phạm tội gây
ra.
1.2.2. Các phương diện

 Nhận thức
 Trạng thái tâm lý
 Hành vi xử sự
2.

Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội
2.1.

Nhận thức

Nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách
quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ
sở thực tiễn2
Hoạt động nhận thức gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
 Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động)
Là giai đoạn đầu tiên của q trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử
dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy, bao gồm:
-

Cảm giác là một q trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề


ngoài củ sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan hoặc trạng thái bên trong
của cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng
của con người.
-

Tri giác là một quá trình tâm nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn

các thuộc tính bề ngồi của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan khi
chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta.
 Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng)
2 Xem Giáo trình Bộ mơn Triết học, Khoa Mác-Lênin, Trường đại học bách khoa Hà Nội


Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao hơn, bao gồm tư duy và tưởng
tượng, trong đó con người phản ánh được các thuộc tính bản chất bên trong, những
mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của các sự vật và hiện tượng trong hiện
thực khách quan.
- Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc
tính bản chất của sự vật.
- Phán đốn: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau
để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
- Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau
để rút ra một phán đốn có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.
Tùy theo đặc điểm cá nhân như về: tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp,… mỗi
chủ thể sẽ có nhận thức khác nhau, người thực hiện hành vi phạm tội vì thế mà
cũng có nhận thức khác với những chủ thể khác. Sau khi thực hiện tội phạm, người
phạm tội sẽ có những nhận thức về hành vi phạm tội của mình cũng như về những
vấn đề liên quan.
- Có sự nhận thức về hành vi phạm tội của mình.
- Có sự nhận thức về hậu quả của hành vi phạm tội

- Có sự nhận thức về pháp luật, liên quan đến hành vi phạm tội của mình
- Có sự nhận thức về các đối tượng, các sự kiện, sự việc có liên quan đến hành
vi phạm tội mình đã gây ra
Nhận thức của người thực hiện tội phạm khác với nhận thức của những
người bình thường khác cũng như nhận thức của chính người phạm tội trước khi
thực hiện hành vi phạm tội. Có thể nhìn thấy qua một số các đặc điểm như:
- Nhận thức của người phạm tội sau thực hiện hành vi tội phạm thiên về nhận
thức lý tính nhiều hơn là những nhận thức cảm tính đơn thuần.
Khác với việc chỉ dừng lại ở trực quan sinh động hoặc chỉ có những tư duy
đơn gian, người đã thực hiện hành vi phạm tội đối với những vấn đề như: hậu quả


của hành vi phạm tội, quy định của pháp luật và các vấn đề liên quan khác như:
Công tác điều tra phát hiện tội phạm của các cơ quan chức năng, hiện trường nơi
thực hiện tội phạm, diễn biến của các chủ thể có liên quan sau khi thực hiện hành
vi tội pham… đều có thái độ quan tâm, để ý và có sự tri giác sâu sắc, tư duy đánh
giá kỹ càng.
Ví dụ: Đối với hiện trường vụ án, nếu một người bình thường họ sẽ chỉ liếc
qua thật nhanh khơng hề có sự chú tâm, quan sát kỹ. Nhưng khi khám nghiệm hiện
trường vụ án, thủ phạm có mặt ở đó, đứng trong nhóm người dân cũng đến xem
khám nghiệm sẽ có sự để ý kỹ càng hơn và có sự suy tư, suy nghĩ nhiều hơn so với
những người bình thường khác.
- Đối tượng của nhận thức tập trung vào các vấn đề như hành vi phạm tội đã
thực hiện, hậu quả của hành vi phạm tội, quy định của pháp luật liê quan đến
hành vi phạm tội, những vấn đề liên quan đến tội phạm đã thực hiện như:
Nạn nhân, hiện trường phạm tội, những người có liên quan…
Đây là một trong những biểu hiện cho tính đối tượng, tính lựa chọn và tính ý
nghĩa của tri giác. Tri giác không đặt ra đối với tất cả các sự vật hiện tượng bên
ngoài thế giới khách quan mà nó có sự lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào hứng
thú, tâm thế, nhu cầu của bản thân chủ thể tri giác. Cụ thể ở đây là người thực

hiện hành vi phạm tội thì chính họ mới là người có nhận thức đầy đủ nhất về
hành vi phạm tội và cũng chính vì họ là người thực hiện hành vi đó nên họ mới
có tâm thế, nhu cầu tri giác về hậu quả, về quy định của pháp luật, về các vấn đề
khác liên quan đến hành vi phạm tội mà họ thực hiện.
Ví dụ: Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, A ít quan tâm đến pháp luật
đến điều tra phá án hay các vụ án. Sau khi thực hiện hành vi tội phạm, A có xu
hướng đọc các báo An ninh để xem có phát hiện tội phạm mới hay khơng, nghe
ngóng, để ý những thông tin liên quan đến cơ quan điều tra xem họ có những
động thái liên quan đến hành vi phạm tội của mình hay khơng; có sự quan tâm


để ý nhất định đến gia đình nạn nhân cũng như thường nghe ngóng thơng tin về
họ…
- Có sự sâu sắc và đa dạng hơn trong tư duy trừu tượng.
Cùng với việc tri giác về các đối tượng liên quan đến hành vi phạm tội,
người thực hiện hành vi phạm tội cũng có nhận thức lý tính sâu sắc và đa dạng hơn
về các đối tượng đó. Người thực hiện hành vi phạm tội sẽ liên tục đưa ra các đánh
giá, phán đoán, suy luận về vấn đề liên quan đến hành vi phạm tội.
Ví dụ: Đưa ra các phán đoán như: Cơ quan chức năng đã phát hiện ra tội
phạm chưa? Lúc mình thực hiện hành vi phạm tội đều khơng có người qua lại như
vậy có tồn tại nhân chứng nào hay không? Lúc thực hiện hành vi phạm tội vội vàng
như vậy liệu có cịn dấu vết nào mình chưa xóa sạch hay khơng?...
Hay có những suy luận như: Lúc thực hiện hành vi phạm tội mình đã xóa
các dấu vết, ngay sau đó trời đổ mưa lớn như vậy các dấu vết trên hiện trường đã
được xóa sạch rồi. Hay như: Hiện trường khơng để lại dấu vết, nạn nhân là người
duy nhất biết hành vi phạm tội thì đã chết, khơng có nhân chứng, cơ quan điều tra
vẫn chưa phát hiện hành vi phạm tội, chưa có tin báo, tố giác tội phạm… như vậy
mình có thể khơng bị phát hiện và điều tra.
2.2.


Trạng thái tâm lý

Sau khi thực hiện tội phạm, trạng thái tâm lý người có xu hướng căng thẳng
và phức tạp, do nhiều nguyên nhân:
- Xuất hiện xúc cảm căng thẳng, ấn tượng, ám ảnh về hành vi phạm tội
Trong quá trình thực hiện tội phạm, cá nhân không chỉ hành động mà cịn tri
giác diễn biến, hậu quả của nó. Trong nhiều trường hợp, những hình ảnh về diễn
biến và hậu quả của hành vi thường xuyên xuất hiện lại trong đầu óc của người
phạm tội, ám ảnh họ và gây ra những xúc cảm nặng nề như: ghê rợn, sợ hãi, những
căng thẳng không thể chịu được…


Ví dụ: Chẳng hạn như, vụ án Lê Văn Luyện là một vụ án giết người cướp
của xảy ra tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam) ngày 24 tháng
8 năm 2011. Trong vụ án này, sát thủ Lê Văn Luyện đã giết chết cả vợ chồng chủ
tiệm vàng cùng con 18 tháng tuổi. Con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Khi
đang thực hiện hành vi phạm tội tại tiệm vàng, Luyện không may bắt gặp chủ nhà
với tâm lý hoang mang, lo sợ cộng thêm căng thẳng và bồn chồn nên đã ra tay giết
hại ngay chủ nhà, tiếp theo đó là giết hại hết cả gia đình một cách dã man khơng
thương tiếc. Biểu hiện rõ nét với mức độ tâm lý tiêu cực tăng dần vì lo sợ sẽ bị
phát hiện và phát giác. Cuối cùng, sau khi đã thực hiện xong hành vi Luyện có tâm
lý sợ hãi, những căng thẳng khơng thế chịu được đã có ý định chạy trốn sang Trung
Quốc nhưng bất thành nên đã bị bắt đưa về Bắc Giang.
- Người phạm tội nhận thức được hành vi và ý nghĩa hậu quả của nó nên ăn
năn hối hận.
Thông thường sau khi thực hiện hành vi, con người mới thấy hết được ý
nghĩa và hậu quả việc mình làm đối với xã hội và đối với bản thân. Điều này làm
cho người phạm tội cảm thấy lỗi lầm, hối hận, lương tâm dằn vặt, tự trách bản
thân…
Ví dụ: Liên quan đến clip đánh bạn học ở THPT huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh

được đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội hồi tháng 11 năm 2011: Trong số những
đối tượng có mặt trong clip, có Lê Thị T. khi được phóng viên hỏi về việc cơng an
đã đến trường làm việc với Ban giám hiệu, T có chia sẻ về việc sợ bị đuổi học, sợ
không được đi thi tốt nghiệm, thi đại học và cả là sợ bị điều tra, bị kết án. T cũng
có chia sẻ "Em không đổ tội cho tuổi trẻ đang nông nổi, chưa suy nghĩ được sâu
xa, nhưng thực sự lúc đó, em không hề nghĩ được như bây giờ. Chỉ tiếc rằng, bài
học này, em tiếp thu được khi đã quá muộn".


Trong khi thực hiện hành vi đánh nhau, T chưa ý thức được đầy đủ về hành
vi và hậu quả đó nhưng về sau, T đã có những ý thức rõ ràng hơn, đặc biệt là thống
qua các động thái của cơ quan điều tra, T đã có sự ăn năn, hối hận.
- Người phạm tội lo lắng cho sự an tồn của mình, lo sợ bị phát hiện, trừng
phạt
Việc thực hiện hành vi phạm tội đứa người phạm tội đến chỗ đối đầu với xã hội,
với pháp luật và họ bị đe dọa phải chịu một hình phạt nghiêm khắc. Ý thức được
điều này, người phạm tội luôn lo sợ bị phát hiện và bị trừng trị, lo sợ đánh mất địa
vị và tiền đồ.
Ví dụ: Vì lo sợ bị phát hiện mà bỏ trốn, tìm cách xóa dấu vết, che dấu các
chứng cứ, đồ vật; Đe dọa nhân chứng không được khai ra hành vi phạm tội…
- Sự hoạt động tích cực của tư duy hoạt động tích cực để đối phó với cơ quan
điều tra hịng che dấu hành vi phạm tội.
Khi thấy hành vi của mình vẫn chưa bị lôi ra ánh sáng, người phạm tội hy
vọng rằng họ có thể lẩn tránh được sự phát hiện và trừng trị của pháp luật. Họ tìm
mọi cách để đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật và che dấu tội lỗi của mình.
Họ cố nhớ lại quá trình chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm để phát hiện, phân
tích, đánh giá những sơ xuất của bản thân trong q trình đó; tìm cách lý giải các
tình huống nếu bị hỏi tới; phán đốn, nhận định về hoạt động của cơ quan điều
tra… điều này làm cho tư duy của người phạm tội trở nên căng thẳng.
Ví dụ: Liên quan đến Vụ nữ tài xế taxi đang mang thai 4 tháng bị sát hại dã

man, hung thủ lại chính là người tình, cha của đứa con trong bụng nạn nhân khiến
nhiều người cảm thấy đau lòng, phẫn nộ vào hồi tháng 8 năm 2016. Nguyễn Định
Tám (SN 1980, HKTT: xã Hàm Thạnh, H.Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) là
thủ phạm và khi cơ quan điều tra mời Tám về trụ sở làm việc, lấy lời khai bình
thường.Tám cho răng cơ quan Cơng an khơng có chứng cứ về việc Tám gây án nên
đối tượng khá bình tĩnh. Nghi phạm trả lời tất cả các câu hỏi của Điều tra viên một


cách trôi chảy. Đối tượng được cho về, nhưng tất nhiên mọi di biến động của Tám
đều được các trinh sát theo dõi. Và sau này khi đủ các chứng cứ đã truy cứu trách
nhiệm hình sự với Tám.
Trong khi được lấy lời khai, do đã có sự chuẩn bị từ trước, Tám đã đưa ra các
lời khai một cách trơi chảy và hết sức bình tĩnh, đây là do Tám đã có sự chuẩn bị từ
trước. Tám nhìn ra được vấn đề là cơ quan điều tra khơng có căn cứ buộc tội mình
nên vẫn cứ bình tĩnh khai báo bình thường như mình khơng có liên quan đến vụ án.
2.3.

Hành vi xử sự

Xuất phát từ sự căng thẳng tâm lý, hành vi của người phạm tội thường có
những biểu hiện sau:
- Hành vi của người phạm tội trở nên thụ động, họ dễ bị kích động, khơng làm
chủ được bản thân
Sự căng thẳng tâm lý, diễn biến phức tạp của các q trình cảm xúc và trí tuệ
làm giảm khả năng định hướng, điều khiên và kiểm soát hành vi, thái độ của
người phạm tội. Dù người phạm tội tìm cách che dấu nội tâm của mình, cố tỏ ra
bình thường, nhưng trong hành vi, cử chỉ chỉ của họ vẫn có thể dễ dàng phát hiện
những biểu hiện thiếu tự nhiên, lung túng. Tâm lý căng thẳng, mất cân bằng làm
tang tính phản ứng, người phạm tội trở nên dễ bị kích động, dễ phản ứng và phản
ứng khơng tương xứng với tình huống. Phong cách giao tiếp của người phạm tội

cũng thay đổi. Nếu trước đây họ là người thích giao tiếp, cởi mở, dễ gần, thì nay
ngược lại, họ thận trọng, đề phịng, khép kín, ít nói và hạn chế giao tiếp đến mức
tối thiểu. Cũng có trường hợp người phạm tội tỏ ra hang hái, tích cực tham gia vào
nhiều cơng việc khác nhau ở cơ quan, tập thể nơi họ công tác, song tính tích cực
này thường thái q, chỉ mang tính hình thức, khơng thật và dễ bị ngắt qng.
Ví dụ: Ngày 10/5/2009 gia đình chị Đào Thị Xuân đã báo tin đến cơ quan
công an huyện X tỉnh Y về vụ việc gia đình chị vừa bị mất 10 chỉ vàng và 5 triệu
đồng. Theo thông tin chị khai báo, chị có một người giúp việc ở cùng nhà là


Nguyễn Thanh Hồng (18 tuổi), sau khi được chỉ hỏi về việc có thấy tài sản chị bị
mất khơng thì Hồng tỏ vẻ cáu giận, bực tức và gắt gỏng, cho rằng chị khơng tin
mình và bỏ về q. Ngồi ra khi hỏi ngày hơm đó đi đâu Hồng tỏ ra lúng túng, trả
lời vịng vo, khơng rõ ràng tuy nhiên gia đình khơng có chứng cứ để buộc tội
Hồng. Sau đó cơ quan cơng an đã triệu tập Hồng đến cơ quan điều tra và phát hiện
chính Nguyễn Thanh Hồng đã trộm cắp số tài sản trên.
- Do luôn bị ám ảnh bởi trạng thái tâm lý căng thẳng và bất lật trong việc loại
bỏ nó, người phạm tội có thể tìm đến những hình thức như sử dụng các chất
kích thích (rượu, ma túy…) hoặc tìm ác cảm giác mạnh ở các trị tiêu khiển.
Ví dụ: Trần Văn B do mẫu thuẫn với anh Lò Văn H đã dùng dao đâm chết H
tại nhà B và chôn xác H lên đồi của Trần Văn B. Do biết H khơng có người thân
thích, tưởng rằng khơng ai phát hiện H đã chết, B yên tâm ở nhà. Tuy nhiên do quá
ám ảnh về hành vi giết người của mình, B quá sợ hãi nên thường xuyên uống rượu
để quên đi điều đó. Trong một lần đi uống rượu với bạn bè vì q say sỉn B đã vơ
tình nói ra hành vi giết người của mình. Ngay sau đó, anh C người bạn đi uống
rượu cùng B đã báo cơng an và B bị bắt ngay sau đó.
- Người phạm tội có xu thế muốn tìm hiểu, thăm dị các thơng tin về q trình
điều tra.
Sau khi thực hiện tội phạm, do lo sợ bị phát hiện và bị trừng trị, do muốn
xác định những biện pháp đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật, người phạm

tội đặc biệt quan tâm đến những thông tin về quá trình điều tra vụ án. Tuy nhiên,
những thơng tin này được cơ quan điều tra giữ bí mật và người phạm tội khơng có
được đầy đủ các thơng tin cần thiết, khơng xác định được một cách rõ rang tình thế
của mình. Điều này gây nhiều khó khan cho họ trong việc quyết định những hành
động tiếp theo, những biện pháp đối phó. Vì vậy sau khi phạm tội, một số người
lập tức rời bỏ địa bàn (cư trú, gây án) tìm nơi kín đáo và an tồn để lẩn trốn, đồng
thời nghe ngóng động tĩnh. Trong giao tiếp, người phạm tội có thể tìm cách đề cập


đến vụ án nhằm thu thập thông tin từ người đối thoại. Cũng có trường hợp người
phạm tội mạo hiểm trở lại hiện trường gây án nhằm nhớ lại một cách đầy đủ diễn
biến của vụ án, xác định những dấu vết để lại trên hiện trường, từ đó phán đốn về
hoạt động của cơ quan điều tra.
Ví dụ: Trong hai ngày 4-12 và 9-12 năm 2013, một nhóm tội phạm có tổ
chức đã hai lần dùng bạo lực tấn cơng trung tâm cai nghiện ma túy tỉnh Bình
Thuận, khống chế bảo vệ và giải thoát Long “rồng đỏ”, một đàn anh có số má ra
khỏi trại cai nghiện vào rạng sáng cùng ngày. Ngay sau đó, cơ quan cơng an đã ra
lệnh truy nã đối với tên tội phạm nguy hiểm Long “rồng đỏ” và ráo riết truy bắt
Long và đồng bọn trên toàn quốc.
Long “rồng đỏ” chạy trốn suốt 7 ngày cùng với những kẻ phạm tội khác, đầu
tiên dưới sự tổ chức của người tình, Long và Nguyễn Văn Nhí (người cùng trốn
trại cai nghiện cùng Long) đã đến thuê một nhà trọ ở Hàm Thắng (huyện Hàm
Thuận Bắc, cách TP Phan Thiết khoảng 3 km) “nằm im” chờ động tĩnh. Tiếp đó
Long và Nguyễn Văn Nhí đến nhà nghỉ Ngọc Duyên ở xã Suối Cát, huyện Xuân
Lộc (Đồng Nai), một nơi rất vắng vẻ, gần với vùng rừng núi, th phịng, nghe
ngóng tình hình. Chọn địa điểm này, Long đã sẵn sàng ứng phó nếu bị lực lượng
công an vây bắt hắn sẽ lẩn vào rừng để trốn tiếp. Sau đó đến Phan Rí, Long nhốt
mình trong phịng, theo dõi tình hình, khơng dám bước chân ra khỏi cửa. Tất cả
mọi việc ăn uống phục vụ sinh hoạt Long đều giao cho Nhí thực hiện. Cịn hắn thì
nghe ngóng thơng tin và toan tính một phi vụ trốn biệt tích ra khỏi sự kiểm sốt của

Cơng an Việt Nam.
- Người phạm tội có sự mâu thuẫn trong xu hướng hành vi.
Những hậu quả tâm lý đã phân tích trên đây làm hình thành ở người phạm
tội các xu hướng hành vi trái ngược nhau. Một mặt, họ muốn ra đầu thú vì họ biết
rằng, hành vi của mình khơng sớm thì muộn sẽ bị phát hiện và trừng trị. Mặt khác,
họ lại muốn lẩn tránh vì họ vẫn có hy vọng mong manh rằng, hành vi của mình sẽ


không bị phát giác. Các xu thế mẫu thuẫn này làm hình thành ở người phạm tội sự
“giao động tâm lý” sau khi họ thực hiện tội phạm.
Ví dụ: Trong vụ giết người của Bùi Xuân T, thủ phạm đã có hành vi giết chết
vợ mình. Cụ thể vào ngày 26/3/2008 sau khi đi uống rượu say về T và vợ mình là
chị L có xảy ra mâu thuẩn, trong lúc nóng giận do khơng kiềm chế nên T đã dùm
dao đâm chết vợ mình. Sau đó đang đi sau khu đất hoang để chơn cất. Hai tháng
sau biết có người phát hiện ra xác chết của vợ mình T rất lo lắng, T nghĩ mình sớm
sẽ bị phát hiện nên muốn tự thú với công an nhưng mặt khác lại ln theo dõi q
trình điều tra của cơ quan điều tra để có thể tìm cách trốn tránh sự trừng tri của
pháp luật. Đến cuối cùng khi biết được hành vi của mình khơng thể tiếp tục che
dấu được nữa nên T đã quyết định tự thú với cơ quan điều tra về hành vi phạm tội
của mình.
3.

Những kết luận cần thiết cho đấu tranh phát hiện tội phạm
Như vậy, sau khi phạm tội, trong tâm lý người phạm tội diễn ra những thay

đổi trên nhiều mặt: nhận thức, xúc cảm, ý chí, hành vi…Mức độ biểu hiện của
những thay đổi này trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:
đặc điểm và tính chất của hành vi phạm tội, tiền án, tiền sự, các đặc điểm tâm lý…
của người phạm tội.
Trong trường hợp hành vi phạm tội không bị phát hiện hoặc người phạm tội

khơng bị trừng trị một cách nghiêm khắc, thì tâm thế chống đối xã hội, những thói
quen và phương thức hành động tội lỗi có thể được củng cố. Người phạm tội trở
thành chai sạn, kinh nghiệm và nguy hiểm hơn đối với xã hội.
3.1.

Thông qua những biểu hiện của hậu quả tâm lý hành vi phạm tội
giúp khoanh vùng đối tượng tình nghi phạm tội

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua
lăng kính chủ quan, vậy nên sản phẩm tâm lý sẽ phụ thuộc vào khách quan và cả
chủ quan. Tâm lý của người thực hiện hành vi phạm tội cũng như vậy, xong do đặc


điểm của hiện thực khách quan mà người phạm tội tiếp xúc (là hành vi phạm tội, là
hậu quả của hành vi phạm tội, là pháp luật ảnh hưởng đến hành vi phạm tội, là các
cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xử lý tội phạm,…) cũng như đặc điểm chủ thể
của chính họ (là người trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm, là người phải chịu
trách nhiệm về hành vi phạm tội, là đối tượng điều tra của cơ quan có thẩm
quyền…) nên tâm lý của họ sẽ có sự khác biệt đặc trưng so với các chủ thể khác.
Dựa vào những đặc điểm đặc trưng của hậu quả tâm lý hành vi phạm tội, các cơ
quan có thẩm quyền cũng như những cá nhân được giao nhiệm vụ có thể phát hiện,
phát giác và khoanh vùng đối tượng tình nghi để phục vụ cho quá trình điều tra,
phát hiện tội phạm.
Việc phát hiện, phát giác không thể căn cứ vào suy nghĩ, tâm lý bên trong chủ
thể thực hiện hành vi phạm tội được xong có thể nhận biết thông qua cách ứng xử,
cử chỉ, nét mặt… Đồng thời, chính các chủ thể đấu tranh với tội phạm cần xây
dựng chiến thuật để làm rõ tâm lý của các đối tượng tình nghi, bởi lẽ người thực
hiện hành vi phạm tội không phải lúc nào cũng có tâm lý, thái độ như nhau mà cịn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan khác của họ mà có sự khác biệt. Bên cạnh đó,
cần có sự quan sát, đánh giá một cách tổng quan, toàn diện về các hậu quả tâm lý

của hành vi phạm tội để đưa ra kết luận, không chỉ căn cứ vào một hay một số đặc
điểm nếu trên mà quy chụp, vội kết luận người đó thực hiện hành vi phạm tội.
3.2.

Tận dụng sự giao động tâm lý để thuyết phục họ ra đầu thú

Q trình phân tích ở trên đã có chỉ ra các trạng thái tâm lý khác nhau của
người thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là có sự giao động tâm lý. Cần nắm bắt
vào đặc điểm này để hướng người thực hiện hành vi phạm tội theo hướng có lợi
nhất cho họ đồng thời phục vụ cho q trình đấu tranh phịng chống tội phạm. Có
thể có những biện pháp tác động vào tâm lý đang giao đông, dễ giao động của họ
bằng cách cách thức như: Thuyết phục, động viên, an ủi…


Muốn q trình tác động này thực sự có hiệu quả thì cần nắm bắt tâm lý của
họ thật rõ, thật sâu sắc về tâm tư, tình cảm, ý chí, nhu cầu… Ví dụ như đánh vào
khía cạnh tình cảm để thuyết phục họ; Tác động vào ý chí để động viên họ…
3.3.

Nắm bắt tâm lý của người phạm tội để có kế hoạch, định hướng đấu
tranh khi tiếp xúc trực tiếp cũng như gián tiếp với các đối tượng
phạm tội

Đấu tranh phát hiện tội phạm diễn ra suốt từ khi phát hiện hành vi phạm tội,
thời điểm đó có thể là chưa xác định được người thực hiện hành vi phạm tội, chính
vì vậy việc đấu tranh phát hiện tội phạm chủ yếu dựa vào kỹ thuật hình sự. Tuy
nhiên, nếu chỉ dựa vào kỹ thuật hình sự để phát hiện tội phạm thì rất khó có hiệu
quả thậm chí dẫn đến ngõ cụt. Những thời điểm này, việc căn cứ vào hậu quả tâm
lý hành vi phạm tội càng có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phát hiện tội phạm.
Khi đã có những hiểu biết về tâm lý người phạm tội, phía cơ quan điều tra sẽ có kế

hoạch, định hướng để xây dựng hoạt động phát hiện tội phạm. Bằng cách khoanh
vùng đối tượng như đã nêu ở trên cũng như dựa vào đặc điểm tâm lý của người
thực hiện hành vi phạm tội để có chiến thuật tác động làm cho người phạm tội biểu
hiện rõ hơn các đặc điểm tâm lý, từ đó nhận diện được họ và có các biện pháp đấu
tranh khác để buộc họ phải nhận tội.
Bên cạnh đó, khi đã phát hiện được người thực hiện hành vi phạm tội, căn cứ
vào việc nắm bắt tâm lý của họ, cán bộ điều tra, điều tra viên xây dụng cho mình
được tâm lý đấu tranh với người phạm tội, tránh bị cuốn theo những mánh lới,
chiêu trò của người thực hiện hành vi phạm tội, từ đó đạt kết quả cao trong đấu
tranh với tội phạm.
3.4.

Có những biện pháp tác động vào tâm lý của người phạm tội để họ
có những động thái hợp tác trong quá trình đấu tranh phát hiện tội
phạm


Trong phân tích về nhận thức, về thái độ và hành vi của người thực hiện hành
vi phạm tội đề có chỉ ra các đặc điểm tâm lý đặc trưng như: Sợ hãi, lo lắng; ám ảnh
căng thẳng; ăn năn hối cải; theo dõi chống đối điều tra… Các đặc điểm tâm lý này
không theo một định hướng nhất định cũng khơng có quy luật chính xác đối với
mọi đối tượng. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả trong đấu tranh với tội phạm,
điều tra viên, cán bộ điều tra cần nắm bắt được tâm lý của người phạm tội từ đó
xây dựng chiến thuật đấu tranh và biện pháp tác động sao cho phù hợp. Vào giai
đoạn nào, tâm lý của chủ thể đó như thế nào, biện pháp tác động nào mang lại hiệu
quả cao nhất? Từ đó có biện pháp phù hợp cho từng đối tượng, từng thời điểm,
từng đặc điểm tâm lý cụ thể.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu và thảo luận trên đây, nhóm đã đưa ra những phân
tích về hậu quả tâm lý hành vi phạm tội về cả nhận thức, trạng thái tâm lý và hành

vi xử sự. Trên những nội dung đó, nhóm đã đưa ra một số kết luận cần thiết cho
cơng tác đấu tranh tội phạm, cũng chính là những biện pháp, những lưu ý cho công
tác đấu tranh tội phạm. Qua bài thảo luận, nhóm đã thể sự quan tâm của mình về
việc nghiên cứu tâm lý trong tư pháp và ý nghĩa của nó trong hoạt động tư pháp, từ
đó hy vọng mọi người cũng sẽ có sự quan tâm sâu sắc hơn đến lĩnh vực này. Bài
thảo luận đã được nghiên cứu và sử dụng nhiều tài liệu xong khơng thể tránh khỏi
thiếu sót, mong nhận được ý kiến của thầy cô để bài thảo luận được hoàn thiện
hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách
- Giáo trình Tâm lý học pháp lý. Nguyễn Hồi Loan-Đặng Thanh Nga. Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.2009
- Hướng dẫn trả lời lý thuyết, giải bài tập tình huống và trắc nghiệm Tâm lý
học tư pháp. ThS Chu Liên Anh-ThS Dương Thị Loan. Nxb Chính trị-Hành
chính. 2010
- Giáo trình tâm lý học đại cương, Đại học Luật Tp.HCM, Nxb. Hồng Đức,
2012.
- Giáo trình Tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an
nhân dân, 2006.
2. Các bài viết
- Hoạt động nhận thức trong tâm lý học và vai trò của hoạt động nhận thức
trong hoạt động tư pháp-Thạc sĩ Lê Văn Bích
/>option=com_content&view=article&id=10362:s-kcb-nckh&catid=309:skcb-nckh&Itemid=357
- 7 ngày chạy trốn của tội phạm sừng sỏ Long “rồng đỏ” cùng ả bồ nhí giang
hồ-Bài viết đăng trên Báo An ninh thủ đô Ngày 22/12/2013
/>3. Các trang web
- Tâm lý học online (Tamlyhoconline.com)
- Trường đại học luật Tp. Hồ Chí Minh (hcmulaw.com.vn)

- Báo An ninh thủ đơ (Anninhthudo.vn)
- Công an nhân dân online (cand.com.vn)



×