Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

(Thảo luận quản trị học) nghiên cứu văn hóa tổ chức trong công ty honda việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.9 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN
MƠN: Quản trị học

Đề tài: Nghiên cứu văn hóa tổ chức trong công ty
Honda Việt Nam

Giảng viên: Lê Thị Tú Anh
Lớp học phần: 2085BMGM0111
Nhóm thực hiện: 8

HÀ NỘI – 2020


I. Khái niệm vai trò của cơ cấu tổ chức
1. Khái niệm:
-Tổ chức là q trình xác định các cơng việc cần phải làm và những người làm các công
việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mooic bộ phận và cá nhân cũng như
mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập
một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt mục tiêu chung của tổ chức.
2. Vai trò của tổ chức:
- Chức năng tổ chức là mắc xích quan trọng trong q trình tổ chức
- Cho phép sử dụng hiệu quả nguồn lực
- Thiết lập mơi trường bên trong tổ chức – văn hóa tổ chức
II. Cơ cấu tổ chức
1. Khái niệm và đặc điểm của cơ cấu tổ chức
- Khái niệm: Cấu trúc (hay cơ cấu tổ chức) là một tập hợp bao gồm các bộ phận ( đơn vị và
cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và các quan hệ phụ thuộc nhau, được chun mơn hóa
theo những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thự hiện được các


mục tiêu chung đã được xác định của tổ chức.
- Đặc điểm có tính tập trung, phức tạp và tính tiêu chuẩn hóa
2. Các ngun tắc cấu trúc tổ chức
- Gồm 5 nguyên tắc cấu trúc tổ chức là: tương thích giữa hình thức và chức năng, thơng
nhất chỉ huy, cân đối, linh hoạt và hiệu quả.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức
- Mục tiêu và chiến lược của tổ chức

- Đặc điểm về kĩ thuật, công nghệ của tổ
chức

- Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức

- Trình độ quản trị viên và trang thiết bị
quản trị

- Quy mô của tổ chức
4. Các mơ hình cấu trúc tổ chức:

- Mơi trường bên ngồi của tổ chức

- Cấu trúc tổ chức đơn giản

- Cấu trúc tổ chức định hướng theo khách
hàng

2


-Cấu trúc tổ chức theo chức năng


- Cấu trúc tổ chức dạng ma trận

- Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm

- Cấu trúc tổ chức hỗn hợp

- Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý
- Nhận xét:
+ Các cấu trúc tổ chức xoay quanh mối quan hệ “ Tách- Gộp- Liên kết” . Việc tách ra tạo
ra sự linh hoạt được thể hiện dõ trong cấu trúc tổ chức đơn giản. Tính chun mơn hố
được thể hiện trong việc gộp các công việc giống nhau thuận tiện cho quá trình quản lí
giám sát ta thấy nổi bật trong cấu trúc tổ chức theo chức năng và hỗn hợp. Việc liên kết
tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu đề ra , cấu
trúc tổ chức dạng ma trận cho ta thấy được điều này.
+ Các cấu trúc tổ chức có những ưu nhược điểm giống và khác nhau dựa trên các yếu tố
kỹ năng , số lượng của nhà quản trị, nhân viên, chức năng quản trị, quyền lực của nhà quản
trị , mức độ truyền đạt thông tin …
+ Về trường hợp áp dụng các cấu trúc tổ chức dựa trên quy mô, loại sản phẩm, công
nghệ , chiến lược để chọn được mơ hình cấu trúc tổ chức phù hợp.
III. Phân quyền trong tổ chức:
1. Khái niệm và các hình thức phân quyền
- Khái niệm: Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận hay
cá nhân trong tổ chức có trách nhiệm hồn thành nhiệm vụ đó.
- Các hình thức phân quyền: phân quyền theo chức năng và phân quyền theo chiến lược
2. Các yêu cầu khi phân quyền:
- Nhà quản trị khi phân quyền phải đáp ứng được các yêu cầu sau: rộng rãi với cấp dưới,
sẵng sàng trao cho cấp dưới những quyền hạn, tin tưởng cấp dưới, chấp nhận thất bại của
cấp dưới và chia sẻ khó khăn thất bại với họ, biết cách tổ chức và kiểm tra theo dõi cấp
dưới…

3. Quá trình phân quyền
Xác định mục tiêu phân quyền => giao nhiệm vụ => giao quyền hạn => kiểm tra thực hiện.
4. Tầm hạn quản trị
- Khái niệm: Tầm hạn quản trị ( hay còn gọi tầm hạn kiểm soát )chỉ số lượng cấp dưới mà
một nhà quản trị có thể quản lý trực tiếp một cách có hiệu quả.
- Phân loại gồm tầm hạn quản trị rộng và tầm hạn quản trị hẹp.

3


- Các yếu tố xác định tầm hạn quản trị: năng lực nhà quản trị,trình đọ cấp dưới, mức độ ủy
quyền của cấp trên cho cấp dưới, tính chất kế hoạch của công việc, mực đọ ổn định của
công việc, kỹ thuật và phương tiện truyền đạt thông tin.
IV. Hệ thống tổ chức khơng chính thức
1: Đặc điểm và sự tồn tại khách quan
- Khái niệm : Hệ thống tổ chức khơng chính thức là hệ thống tổ chức được hình thành
nhằm xác định mục vai trị chính thức của các thành viên trong việc thực hiện các nhiệm
vụ để đạt được mục tiêu.
- Đặc điểm:


Mục tiêu hoạt động của tố chức khơng chính thức mang tính tự phát



Có kỉ luật nhóm, có thủ lĩnh nhóm



Kiểm sốt mang tính xã hội




Yếu tố chống đối khi sự đổi mới ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tổ chức

2: Sự tồn tại khách quan của hệ thống tổ chức khơng chính thức:
Hệ thống tổ chức khơng chính thức tồn tại khách quan là do:
+ Nhu cầu hội nhập
+ Nhu cầu về trao đổi thông tin
+ Nhu cầu được bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau

+ Nhu cầu tình cảm cá nhân.

3: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu hệ thống tổ chức khơng chính thức
- Hệ thống tổ chức khơng chính thức có vai trị quan trọng trong tổ chức nhờ đó mà khắc
phục được những hạn chế chế của hệ thống chính thức đồng thời chúng có quan hệ qua lại
, phụ thuộc, chi phối với nhau giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng kịp thời…
- Hệ thống tổ chức chính thức tạo ra nền móng cho hoạt động quản trị. Hê thống tổ chức
khơng chính thức giúp ích cho hệ thống tổ chức chính thức trong việc đạt được mục tiêu
chung.
- Hệ thống tổ chức chính thức cần tạo điều kiện và hỗ trợ cho hệ thống tổ chức khơng
chính thức, nếu khơng hệ thống tổ chức khơng chính thức rất dễ đi lệch hướng và chống
đối lại hệ thống tổ chức chính thức.
V. Văn hóa tổ chức
1.Khái niệm:
- Văn hóa tổ chức là tổng hợp những quan niệm chung mà thành viên trong doanh nghiệp
học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và các vấn đề với môi trường xung
quanh. (Schein, 1980)
4



- Văn hóa tổ chức là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ chức
được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức (Elliott Jaques, 1952).
- Văn hóa tổ chức là tổng hợp các giá trị , các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều
cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu sắc của doanh nghiệp.
=> Những khái niệm về văn hóa tổ chức ở trên đều gắn với một cái gì đó chung đối vớ
mọi thành viên trong tổ chức. Đó là những giả định chung, hệ thống ý nghĩa chung, luật lệ
và những kiến thức chung. Những giá trị xác định những hành vi nào là tốt và có thể chấp
nhận được và những hành vi xấu hay không thể chấp nhận được.
2. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa của một tổ chức được thể hiện qua 3 cấp độ:
- Cấu trúc hữu hình: cách thức bố trí và trang trí nơi làm việc, các biểu tượng vật chất,
trang phục của nhân viên, điều kiện và môi trường làm việc.
- Các giá trị được tuyên bố: được thể hiện qua phong cách giao tiếp, ứng xử của người lao
động trong tổ chức, qua các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo…
- Các giả định: đó là các giá trị ngầm định. Khi các giá trị được tuyên bố được kiểm
nghiệm qua thực tế hoạt động của doanh nghiệp, được người lao động chấp nhận thì sẽ
được duy trì theo thời gian và dần dần trở thành các giá trị ngầm định. Các giá trị ngầm
định này thường khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn tới phong cách làm việc, hành vi của
nhân viên trong tổ chức.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp
Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là một hành trình dài và bị tác động bởi nhiều
yếu tố, trong đó 3 yếu tố quyết định là:

Văn hố dân tộc: Văn hoá doanh nghiệp sẽ dựa vào văn hoá dân tộc như tư tưởng
nhân bản, tinh thần cầu thực, ý chí phần đâu, tự cường, chuộng sự hài hồ....để xây dựng
văn hố riêng cho mình

Nhà quản trị: Nhà quản trị sẽ là người tạo ra các ý thức, biểu tượng, niềm tin, ngơn
ngữ, huyền thoại và nghi lễ


Ảnh hưởng từ văn hố bên ngồi: những kinh nghiệm tập thể từ doanh nghiệp, học
hỏi từ doanh nghiệp khác, xu hướng hoặc trào lưu từ xã hội
B. VÍ DỤ MINH HỌA TẠI MỘT DOANH NGHIỆP THỰC TẾ:
Mỗi nền văn hóa đều sở hữu những nét độc đáo, riêng biệt của một doanh nghiệp, đất
nước. Trong thời đại ngày càng phát triển, hiện đại , hội nhập như hiện nay việc một tổ
chức doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần có nhưng nét riêng biệt – đó là
văn hóa tổ chức. Đây là một yếu tố vô cùng cần thiết, quan trọng trong một doanh nghiệp
5


có ảnh hưởng khơng nhỏ tới thành cơng của doanh nghiệp. Văn hóa tổ chức được coi như
một tài sản vơ hình được lưu truyền, bồi đắp, cải tiến trong suốt chặng đường phát triển
của doanh nghiệp. Để hiểu thêm về văn hóa tổ chức ta sẽ đi tình hiểu phân tích văn hóa tổ
chức của cơng ty Honda Việt Nam để thấy rõ hơn.
I. Giới thiệu về công ty Honda Việt Nam
“Honda” một thương hiệu xe nổi tiếng được nhiều người dân Việt Nam ưa chuộng và tin
dùng. Vậy Honda đến từ đâu, có gì điều gì đặc biệt mà lại được nhiều người tin dùng như
thế?
Nhiều người dân Việt Nam lầm tưởng rằng Honda là của Việt Nam, nhưng khơng phải
vậy. Honda trụ sở chính ở Nhật Bản . Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty
Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy
Động Lực và Máy Nơng nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô.
Được thành lập vào năm 1996 đến nay đã có mặt tại Việt Nam 24 năm với sự cố gắng phát
triển không ngừng Honda đã đạt được những thành tựu to lớn trở thành công ty dẫn đầu về
sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ơ tơ uy tín tại thị trường Việt Nam. Với 9,960 nhân
viên, 3 nhà máy sản xuất xe máy, 1 phân xưởng bánh răng, 1 phân xưởng Piston, 1 nhà
máy ô tô Honda tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, dịch
vụ hoàn hảo nhất với một mạng lưới giao thơng an tồn lành mạnh nhất cho người dân
Việt.

- Honda xe máy: Tại Việt Nam tới khoảng 80-90% người dân sử dụng phương tiện đi lại là
xe máy. Hiểu được điều này Honda xe máy đã tạo lập được 6 nhà máy sản xuất, nắp ráp,
phụ tùng xe máy đáp ứng đủ nhu cầu, chất lượng , giá cả hợp lý cho người dân.
- Honda ô tô: Honda Việt Nam đã cung cấp cho thị trường ơ tơ Việt Nam 3 dịng xe phục
vụ cho các nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng: dòng sedan (cỡ lớn, cỡ vừa và cỡ
nhỏ), dịng SUV và MPV. Với sự cố gắng khơng ngừng đã dần khẳng định được là nhà xản
xuất ô tô uy tín trong thị trường Việt Nam.
II. Văn hóa doanh nghiệp của cơng ty Honda:
1, Cấu trúc hữu hình của cơng ty Honda:
Cấu trúc hữu hình của Honda được thể hiện qua logo Honda, đồng phục, cách bài trí tại
các showroom…
− Logo Honda: các logo được thiết kế bởi Honda Nhật Bản vào khoảng giữa năm 1996 và
2001.
+ Đặc điểm: Logo được thiết kế theo phong cách chữ viết tắt gồm chữ H có khi thanh
mảnh có lúc mập mạp và một cánh chim khơng dõ cánh chim gì. Có nhiều hình dạng thiết
kế xog logo Honda vẫn gồm chữ H và vẫn ln duy trì được sự tinh tế trong mỗi thiết kế.

6


Màu sắc của logo Honda là màu xám hoặc kim loại thể hiện sự bóng lống và ấn tượng.
Các logo Honda chủ yếu theo phong cách La Mã, đậm nội bất thương hiệu.
+Ý nghĩa logo Honda: vì người sáng lập ra hãng Honda đã qua đời nên ý nghĩ thiết kế
chưa được sáng tỏ. Nhưng nhiều người cho ràng chữ H có nguồn gốc từ tên Honda và cánh
chim tượng trưng cho hoài bão, ước mơ, khát khao chắp cánh bay cao bay xa..
− Đồng phục :
+ Đồng phục nhân viên giúp tạo dụng hình ảnh và văn hóa của doanh nghiệp. Giups
doanh nghiệp quảng bá, tạo bản sắc riêng, xây dựng được truyền thống và cũng như hình
ảnh thương hiệu. Việc các nhân viên có đồng phục như sau sẽ tạo ra một thể thống nhất tạo
sự gắn bó đoàn kết và tránh được sự phân biệt giàu nghèo.

+ Mỗi bộ phận có một mẫu đồng phục khác nhau tạo sự thuận tiện cho quá trình làm việc
và mỗi chi nhanh cũng có các mẫu khác nhau nhưng ln có in logo Honda cới dịng chữ
đỏ nổi bật.
− Cách bài trí tại shownoom
+ Chia làm 6 khu vực với các công việc chuyên môn khác nhau tạo sự khoa học hài hòa
và hợp lý: khu vực 1 gồm khu vực tiếp khách, quầy lễ tân, trưng bày; khu vực 2 phịng
kinh doanh phịng kế tốn; khu vực 3 khu vực tư vấn khách hàng qua điện thoại và phòng
chờ của khách sử chữa bảo dưỡng xe; khu vực 4 để xe sửa chữa bảo hành;khu vực 5 sửa
chữa bảo hành và khu vực 6 kho chứa hàng.
2. Những giá trị được tun bố của cơng ty Honda:
a, Văn hóa tổ chức của công ty Honda thể hiện trong kinh doanh:
- Honda Việt Nam với sứ mệnh : “Duy trì quan điểm tồn cầu, chúng tơi nỗ lực hết mình
cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn khách
hàng trên toàn thế giới. Mang giá trị cốt lõi là: tinh thần phục vụ khách hàng luôn là tốt
nhất , đổi mới liên tục hướng đến sự xuất sắc, tôn trọng cá nhân.
- Triết lý kinh doanh của cơng ty Honda:
• “Khơng mơ phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo” và “Dùng con mắt của thế giới mà
nhìn vào vấn đề”,
• “Theo đuổi và thực hiện những ước mơ mới cho con người”:
• Sự thành cơng của Honda Việt Nam ngày hơm nay là quá trình phát triển lâu dài và
bền vững dựa vào 3 triết lý: Niềm tin cơ bản (“tôn trọng con người”, “Ba niềm vui”), Sứ
mệnh, Chính sách quản lý.
- Chính sách quản lý: Ln vươn tới bằng tham vọng và sự tươi trẻ.Tôn trọng lý thuyết
vững chắc, phát triển những ý tưởng mới, và sử dụng thời gian hiệu quả nhất. Hứng thú
7


trong cơng việc và khuyến khích giao tiếp cởi mở. Khơng ngừng phấn đấu cho một qui
trình làm việc hài hịa.Ln quan tâm đến giá trị của nghiên cứu và nỗ lực.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo:

+ Các Doanh nghiệp Nhật Bản cũng như Honda Việt Nam luôn đề cao chất lượng
thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh, đi trước thị trường và kết hợp hài
hịa các lợi ích. Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong Honda để tăng tính
cạnh tranh của Honda và thỏa mãn khách hàng tốt hơn là điều rất nhiều người nước ngồi
đã từng biết.
+ Cơng ty như một cộng đồng: Điều này thể hiện trên những phương diện: Mọi thành
viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia xẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống quyền lực. Tổ
chức như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung. Anh làm được gì cho tổ chức
quan trọng hơn anh là ai. Sự nghiệp và lộ trình cơng danh của mỗi nhân viên gắn với các
chặng đường thành công của Honda . Mọi người sống vì Honda, nghĩ về Honda, vui buồn
với thăng trầm của Honda .
- Công tác đào tạo và sử dụng nhân lực:
+Honda khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt
con người là khâu trung tâm.Honda thường có hiệp hội và có quỹ học bổng dành cho sinh
viên ở những ngành nghề mà họ quan tâm. Ví dụ : Quỹ học bổng Honda YES Award .
+ Honda chủ động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp trình độ
chun mơn nghiệp vụ cho nhân viên.
b, Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp của Honda Việt Nam thể hiện trong chính sản
phẩm của Honda :
- Sản phẩm của Honda Việt Nam có chất lượng rất bền , độ an tồn cao đặc biệt nó phù
hợp với mạng lưới giao thông của Việt Nam .Các sản phẩm ln đảm bảo các tiêu chuẩn
của Tập đồn Honda Motor Nhật Bản, của Việt Nam và của thế giới. Các sản phẩm này
cũng được kiểm tra theo quy trình tiêu chuẩn của Honda nhằm hạn chế tối đa những sản
phẩm bị lỗi kĩ thuật trước khi đến tay người tiêu dùng, tạo sự yên tâm đối với khách hàng.
Bằng sự nỗ lực ấy các sản phẩm và dịch vụ hậu mãi của Honda Việt Nam ln được người
tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Honda Việt Nam áp dụng công nghệ tiên tiến trong hệ thống bảo vệ môi trường và tiết
kiệm nhiên liệu. Hoạt động bảo vệ môi trường được tiến hành đồng bộ và tồn diện trên
hai phương diện chính: mơi trường trong nhà máy và mơi trường bên ngồi . Honda Việt
Nam ln nỗ lực sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với mơi trường . Loại bỏ chì khỏi sơn

sử dụng, thay thế Cr6+ bằng Cr3+. Chất amiang không được sử dụng để chế tạo má phanh
( tác nhân gây ung thư phổi). Đầu tư ứng dụng công nghệ môi trường tiên tiến, tạo các sản
phẩm thân thiện với môi trường :như ống xả xe máy do công ty sản xuất đảm bảo quy
chuẩn cho phép về lượng khí thải, khơng gây tác hại cho người đi phía sau ; áp dụng công
8


nghệ phun xăng trong sản xuất xe máy; sản xuất ô tôHonda Civic được thiết kế đạt mức
tiết kiệm nhiên liệu cao nhất,…
3. Các giải định của công ty Honda:
- Ở Honda Việt Nam tồn tại hai niềm tin cơ bản đó là :
+ Tơn trọng con người: chúng ta sinh ra lớn lên khơng ai giống ai có quyền được sống
được yêu thương được mơ ước để phát phiển triển thành những con người toàn diện. Hiểu
được điều này Honda ln lấy khách hàng , nhân viên và tồn thể nhân dân Việt Nam
những giá trị trân quý nhất thông qua sản phẩm tới khách hàng và cách ứng xử với nhân
viên.
+ Honda Việt Nam đặt ra ba niềm vui : niềm vui cho người mua sản phẩm, niềm vui cho
người bán sản phẩm, niềm vui cho những người sáng tạo ra sản phẩm. Từ những giá trị
nhỏ bé này ta thấy được Honda luôn hướng về con người tạo niềm vui công việc, niềm vui
cuộc sống, tạo ra sự hài lòng cho tất cả mọi người.
- Sự phát triển của Honda gắn liền với lợi ích xã hội điều này được thể hiện qua các hoạt
động từ thiện, xã hội và tài trợ khác:
+ Từ khi thành lập đến nay , Honda Việt Nam luôn xác định sự phát triển của cơng ty
phải gắn liền với lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy, trong hồn cảnh nào công ty cũng
mong muốn chia sẻ cùng người dân Việt Nam.. HVN cũng hỗ trợ 1 phần không nhỏ vào
các chương trình từ thiện như: Qũy hoạt động xã hội Honda, Qũy ủng hộ đồng bào miền
trung bị thiệt hại do thiên tai, Qũy hỗ trợ trẻ em Việt Nam,…. Bên cạnh đó HVN cịn tổ
chức trao tặng giải thưởng Honda YES Award nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi
dưỡng và phát triển những tài năng tương lai trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thúc đẩy
ngành khoa học công nghệ Việt Nam phát triển vững mạnh. Ngồi ra cịn rất nhiều những

hoạt động hỗ trợ trong suốt thời gian công ty Honda phát triển tại Việt Nam, cơng ty ln
nỗ lực vì hạnh phúc và an toàn của con người Việt Nam với mong muốn trở thành một
thành viên tích cực của đất nước và Honda Việt Nam đã làm được điều đó.
+ Chiến dịch “ Tôi yêu Việt Nam” ra đời vào tháng 8/2003 với 3 thơng điệp: An tồn,
Mơi trường và Hoạt động xã hội. Sau 3 năm hoạt động chương trình nhận được “ Hn
chương lao động hạng 3” vì những đóng góp cho sự phát triển của đất nước, bằng khen
của Ủy ban giao thông quốc gia cho những nỗ lực trong cơng tác tun truyền an tồn giao
thơng.
4. Kết luận và bài học kinh nghiệm rút ra từ doanh nghiệp:
-Kết luận:
Thành tựu của Honda Việt Nam có sự vận dụng hiệu quả các triết lý doanh nghiệp.
Điều cốt lõi của triết lý là tôn chỉ gồm 2 niềm tin căn bản là tôn trọng con người và 3 niềm
vui..Thật vậy, Honda luôn lấy khách hàng làm trung tâm làm động lực cho sự phát triển
9


các sản phẩm tốt hơn , đáp ứng nhu cầu của khách hàng tạo ra sự hài lòng vào thuận tiện
nhất. Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp của tập đồn Honda được thể hiện ở nhiều mặt
như trong chính các sản phẩm của Honda ( các sản phẩm an tồn, tiết kiệm nhiên liệu và
có tính bảo vệ mơi trường cao), trong các hoạt động từ thiện, ủng hộ, các hoạt động xã hội
khác, trong cách kinh doanh, trong cách ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng.
Văn hóa doanh nghiệp của tập đồn Honda ln được ban lãnh đạo và nhân viên trong tập
đoàn thực hiện nghiêm túc. Góp phần đưa tập đồn ngày một phát triển hơn.
- Bài học:
Muốn tồn tại và phát triển lâu dài một doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một văn
hóa tổ chức riêng biệt . Nó là tài sản vơ hình có ảnh hưởng ít nhiều tới thành cơng hay thất
bại của doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa tổ chức hài hòa hợp lý phù hợp với chuẩn mực
văn hóa dân tộc ta . Vì đây là yếu tố đi cùng doanh nghiệp xuyên xuốt nên sẽ có những tác
động đến văn hóa tổ chức của doanh nghiệp, ta cẫn có sự linh hoạt xem xét thay đổi xong
vẫn giữ được giá trị cốt lõi. Nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng nền văn hóa mạch

lạc trong doanh nghiệp đó chính là con người vì vậy ta cần có các phương hướng đào tạo
nhân viên hợp ý và ln đem lại cho khách hàng sự hài lịng nhất. Đồng thời chất lượng
sản phẩm cũng cần được đảm bảo luôn lấy chất lượng lên hành đầu và lấy chất lượng
khẳng định thương hiệu tạo niềm tin với khách hàng đây là một yếu tố vô cùng cần thiết
trong văn hóa tổ chức doanh nghiệp.

10



×