Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hoàn thiện chính sách quản lý chất lượng đào tạo tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.14 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo của nước ta đã và đang phát
triển mạnh mẽ về quy mô, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của xã
hội, chất lượng giáo dục và đào tạo trở thành mục tiêu hàng đầu của nền
giáo dục nước nhà.


Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ được
xác định là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững.


Thực hiện đổi mới trong giáo dục và đào tạo, nhiều văn bản pháp
luật được ban hành trong những năm gần đây thể hiện rõ chính sách và sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước về việc nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo: Từ những quy định về đổi mới nội dung, chương trình, phương
pháp dạy và học, xây dựng đội ngũ nhà giáo, xây dựng mô hình xã hội


học tập với hệ thống học tập suốt đời, đổi mới cơ chế quản lý… đến việc
đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát triển hệ thống giáo dục ngoài công
lập… và gần đây là những quy định về chống tiêu cực, khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong dạy và học,
góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đại học nói chung và đặc biệt đối với phát triển hệ thống đại học ngồi
cơng lập nói riêng. Để hoàn thành được sứ mệnh cao cả đó, rõ ràng các
trường đại học ngồi cơng lập phải phấn đấu vươn lên về mọi mặt với
thách thức hàng đầu là cần có chính sách giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo để tồn tại và phát triển. Với định hướng như vậy, tôi chọn đề tài:
<i><b>“Hồn thiện chính sách quản lý chất lượng đào tạo tại Trường Đại học </b></i>



<i><b>Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội” </b></i>


Luận văn gồm 3 chương:


<i><b>Chương 1: Luận văn đưa ra những cơ sở lý luận chung về chất lượng, </b></i>


quản lý chất lượng giáo dục, chính sách quản lý chất lượng giáo dục, các
yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách quản


lý chất lượng giáo dục đại học và các tiêu chí đánh giá.


<b>1.1. Chất lượng giáo dục đại học </b>


Chất lượng giáo dục đại học là sự đáp ứng mục tiêu đào tạo của cơ
sở giáo dục đại học đặt ra phù hợp và đảm bảo yêu cầu, mục tiêu giáo dục
đại học được quy định trong Luật giáo dục và trong những văn bản quy
phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước.


Để xây dựng nền giáo dục đại học có chất lượng, về phía quản lý
Nhà nước là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng được hệ thống các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học nhằm các mục đích dưới đây:


<i>Thứ nhất: Căn cứ vào các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Thứ hai: Các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học như một cái </i>


đích, mục tiêu để các cơ sở giáo dục đại học hướng tới sự phát triển giáo
dục đạt mục tiêu.



<i>Thứ ba: Các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học là công cụ để </i>


cộng đồng xã hội quán triệt, bám sát và đánh giá chất lượng của các cơ sở
đào tạo, đồng thời giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo
có tiêu chuẩn để xã hội giám sát trách nhiệm của mình trong việc nâng
cao chất lượng đào tạo đại học.


Tuy nhiên chất lượng giáo dục đại học bị ảnh hưởng bởi rất nhiều
yếu tố : yếu tố khách quan, chủ quan, các yếu tố về quy mô phát triển, yếu
tố đầu vào, yếu tố về quá trình đào tạo cùng các yếu tố về người dậy,


người học...


<b>1.2. Chính sách quản lý chất lượng giáo dục đại học </b>


Chính sách quản lý chất lượng giáo dục đại học là việc tổ chức thực
hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương phát triển giáo dục đại học của
Đảng và nhà nước đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại
học để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội của
địa phương và cả nước trong thời kỳ thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại
hố đất nước.


Để xây dựng nền giáo dục đại học có chất lượng, về phía quản lý
Nhà nước là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng được hệ thống các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhân lực có trình độ chun mơn cao cho hiện tại và tương lai. Chính sách
quản lý chất lượng giáo dục đại học vốn có trong lịng của nó mục đích là
tổ chức thực hịên thành cơng và có hiệu quả đường lối chủ trương phát


triển giáo dục đại học của đất nước đạt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ chuyên môn cao cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương và cả nước.


<i>Chính sách quản lý chất lượng giáo dục đại học phải đảm bảo </i>


<i>những nguyên tắc cơ bản sau đây: </i>


+ Phải đảm bảo thực hiện được quan điểm và đường lối của Đảng
và Nhà nước trong việc phát triển và đổi mới giáo đại học với sứ mệnh
đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, trình độ và chất lượng cao


cho các ngành nghề, cho các thành phần kinh tế, góp phần nâng cao tiềm
năng trí tuệ của đất nước.


+ Phải đảm bảo được mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo người
học có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có kiến thức và năng lực thực
hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe.


+ Phải tạo dựng những điều kiện cơ bản và những giải pháp tích
cực phục vụ giảng dậy và học tập bao gồm chương trình, nội dung đào
tạo, xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị, thư viện,
tài chính và mơi trường học đường.


+ Phải kết hợp chặt chẽ các biện pháp quản lý giáo dục đào tạo bao
gồm: biện pháp hành chính, kinh tế giáo dục và khích lệ.


<i>Bên cạnh đó tác giả giới thiệu các chính sách bộ phận của chính </i>


<i>sách quản lý chất lượng đạo tạo, bao gồm: </i>



<i><b>+ Chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Chính sách về chương trình đào tạo.


+ Chính sách về nghiên cứu khoa học, ứng dụng phát triển và
chuyển giao công nghệ.


Từ đó có thể đưa ra các cơng cụ chính sách quản lý chất lượng giáo dục,
bao gồm:


<i><b>+ Các cơng cụ hành chính tổ chức </b></i>


+ Các công cụ kinh tế


+ Các công cụ tuyên truyền , giáo dục.
+ Các công cụ nghiệp vụ đào tạo


<i><b>Chương 2: Giới thiệu tổng quan về trường đồng thời đánh giá tổng quan </b></i>


về chính sách quản lý chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh doanh


và Công nghệ Hà Nội và tập trung phân tích các chính sách bộ phận của
chính sách quản lý chất lượng giáo dục đại học như đã nêu ở chương 1 và
đánh giá hiệu quả,tác động của các chính sách hiện có tại trường.


<b>2.1. </b><i><b>Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. </b></i>


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (tiền thân là



trường Đại học dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội) được thành lập
ngày 15/6/1996 theo Quyết định số 405/TTg của Thủ tướng Chính phủ, là
một tổ chức hợp tác tập hợp được những người lao động, các nhà kinh tế,
kỹ thuật, tự nguyện góp sức, góp vốn để xây dựng và phát triển trường
bền vững vì mục đích đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao bồi
dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước khơng vì mục đích lợi nhuận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

(12.885 sinh viên)ở các ngành học (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung
học, liên kết đào tạo với nước ngoài)


<i><b>2.2. Thực trạng về chính sách quản lý chất lượng đào tạo tại Trường </b></i>


<i><b>Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. </b></i>


Sứ mạng và mục tiêu của trường là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
của nhà trường, là cơ sở xuất phát để xây dựng và tổ chức, thực hiện các
chính sách quản lý chất lượng giáo dục của trường. Thành công của việc
thực hiện chính sách quản lý chất lượng giáo dục đại học theo tiêu chuẩn
về sứ mạng và mục tiêu đào tạo tại trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ
Hà Nội được minh chứng bằng sự trưởng thàng không ngừng của 13 năm
xây dựng và phát triển từ ngày thành lập đến nay, đó là sự phát triển liên


tục về quy mơ và hình thức đào tạo được Bộ giáo dục và Đào tạo cho
phép, đó là chất lượng của 10.692 sinh viên của 10 khóa đầu tốt nghiệp ra
trường đã sớm có việc làm đúng ngành nghề sau khi tốt nghiệp và được
các cơ quan, tổ chức đánh giá tốt, được đãi ngộ tương đối cao so với mặt
bằng xã hội.


Tuy nhiên để đào tạo được những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng


được nhu cầu của xã hội nhà trường đã xây dựng những chính sách về
chương trình đào tạo, người dậy, người học, nghiên cứu khoa học, huy
động vốn...nhằm phát huy tối đa những thế mạnh của trường. Song trong
quá trình thực thi các chính sách đó vẫn cịn những mặt hạn chế cần phải
khắc phục. Cụ thể như sau:


<i><b>* Chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Giảng viên cơ hữu của trường tập trung đông ở khoa Tiếng Anh
và Tin học. Do địi hỏi của chương trình đào tạo nên cần một lượng giáo
viên lớn chính vì vậy trình độ chun mơn chưa cao, chưa có nhiều giảng
viên có học hàm, học vị cao. Thêm vào đó năng lực sư phạm còn chưa
dày dặn dẫn đến những hành vi cư xử còn thiếu mô phạm.


- Số lượng giảng viên thỉnh giảng khá cao, khối lượng giảng dậy
chiếm khoảng 30%. Phần đông số giảng viên này đang công tác tại các
trường đại học công lập khác. Công việc giảng dậy tại trường Kinh doanh
và Cơng nghệ chủ yếu vì quyền lợi cá nhân. Chính vì vậy họ chưa thực sự
tận tâm, hết mình gắn bó với trường về việc quản lý sinh viên.


<i><b>* Chính sách đối với người học (sinh viên) </b></i>


- Đầu vào của sinh viên tại trường còn thấp, cụ thể là trường tuyển
chọn những sinh viên vào học tại trường theo nguyện vọng một bằng điểm
sàn của Bộ giáo dục và Đào tạo.


- Những sinh viên chọn học tại trường theo nguyện vọng hai thì
chưa thật tập trung vì những sinh viên này chưa tìm hiểu kỹ về trường,
thực tế là các em khơng cịn sự lựa chọn nào khác.



- Sinh viên của trường đến từ 45 tỉnh thành trên cả nước, do đó


trình độ khơng đồng đều, đặc biệt về trình độ ngoại ngữ. Điều này gây ra
những khó khăn khơng chỉ đối với sinh viên mà cả giáo viên.


- Trường cần tiếp tục có những biện pháp thích hợp đối với số sinh
viên chưa tự giác học tập và thực hiện quy chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>* Chính sách về chương trình đào tạo: </b></i>


- Khối lượng học môn tiếng Anh được bố trí vào chương trình đào
tạo quá lớn, kết hợp với trình độ học không đồng nhất của sinh viên
dường như là gánh nặng đối với người học.


- Theo quy trình đào tạo thì 100% sinh viên tốt nghiệp sau khi đã
bảo vệ thành công luận văn của mình. Nhà trường mong muốn rèn cho
sinh viên khả năng nghiên cứu khoa học vận dụng lý luận để phân tích,
giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn trong quá trình viết luận văn.
Song thực tế điều này lại gây tốn kém và chậm trễ cho sinh viên, thậm
chí hiện tượng không trung thực đã xảy ra, đó là sinh viên đi quay cóp,
sao chép từ những luận văn khác.


- Hệ thống giáo trình trường đang sử dụng chưa có nền tảng của
chính mình, mà chủ yếu sử dụng giáo trình của các trường khác nên không
đáp ứng được nền kiến thức mà các nhà quản lý của trường mong muốn.


<i><b>* Chính sách về huy động vốn: </b></i>


Theo quy chế của trường thì vốn vay được nhận lại, vốn cổ đơngg
thì khơng được trả lại và cũng không được chuyển nhượng ra ngoài xã


hội, chính điều này hạn chế sự đóng góp đầu tư của các cổ đơng.


<i><b>* Chính sách về nghiên cứu khoa học: </b></i>


Trên thực tế trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội có


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Với những chính sách phù hợp về quản lý chất lượng giáo dục đại
học nhà trường đã đóng góp một phần khơng nhỏ trong việc thực hiện xã
hội hóa giáo dục. Tuy là một trường đại học ngồi cơng lập với tuổi đời
còn non trẻ (13 năm) nhưng trường đã khẳng định được chỗ đứng của
mình trong xã hội, được xã hội chấp nhận. Với những khó khăn khơng kể
hết từ ngày thành lập trường cho đến nay trường đã được người học trên
tồn quốc tìm đến, tin tưởng để chuẩn bị hành trang cho tương lai.


- Bên cạnh những điểm mạnh hay ưu thế của trường vẫn tồn tại
những bất cập trong các chính sách bộ phận của mình. Cụ thể là đối với
chính sách về cán bộ, giảng viên, người học, huy động vốn và nghiên cứu
khoa học. Những vấn đề cịn tồn tại đó đã phần nào ảnh hưởng đến chất


lượng đào tạo của trường. Nếu những tồn tại đó được giải quyết một cách
triệt để và thỏa đáng thì chất lượng đào tạo sẽ còn tốt hơn rất nhiều.
Tuynhiên đó khơng chỉ là ở các chính sách của trường mà cịn ở các chính
sách của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục và đào tạo. Chính vì vây tác giả
muốn đưa ra một số giải pháp đối với trường, và các cấp nhằm hồn thiện
chính sách quản lý chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh doanh và
Cơng nghệ nói riêng và khối trường đại học ngồi cơng lập nói chung.


<b>Chương 3: Đưa ra những quan điểm của Đảng và Nhà nước về chất </b>


lượng giáo dục đại học, đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện chính
sách quản lý chất lượng giáo dục đào tạo tại trường Đại học Kinh doanh

và Công nghệ Hà nội và một số kiến nghị với các cấp các ngành nhằm
hồn thiện chính sách quản lý chất lượng giáo dục đào tạo đại học.


<i><b>3.1 .Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chất lượng giáo dục đại học. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học, đổi mới tư duy giáo dục
đại học, phát huy bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa của nhân
loại phù hợp và tiếp cận nhanh với xu thế phát triển đại học của các nước
phát triển.


- Phát triển mạnh các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập, tạo
điều kiện thuận lợi về chính sách để tồn xã hội tham gia phát triển giáo
dục một cách bình đẳng.


- Nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm xã hội, nâng cao năng lực
cạnh tranh của từng trường đại học.


- Thực hiện đồng bộ, từ mục tiêu, quy trình, nội dung và phương
pháp giáo dục; giải quyết tốt mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và mở


rộng quy mô.


<i><b>3.2. Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đại học Kinh doanh và Công </b></i>


<i><b>nghệ Hà Nội </b></i>


Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà nôi đã xác định sứ mạng
của mình là:“Sứ mạng của trường là đào tạo các nhà kinh tế thực hành,
các nhà kỹ thuật thực hành, tạo nguồn lực cho việc hình thành một dàn
cán bộ chủ chốt cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, góp


phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước” và “Trường
lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu hàng đầu phấn đấu từng bước nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lên ngang tầm khu vực thế giới”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

ngành mới, giao chỉ tiêu đào tạo hoặc thực hiện các hình thức và trình độ
đào tạo.


<i><b>3.3. Một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách quản lý chất lượng </b></i>


<i><b>giáo dục đại học tại Trường đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. </b></i>


<b>- Một là:về tổ chức và quản lý </b>


+ Cần rà soát lại nội dung và tính hợp thức của hệ thống các văn
bản pháp quy của trường để kịp thời bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh chức
năng nhiệm vụ của trường và các đơn vị trực thuộc trường.


+ Tổ chức sinh hoạt nâng cao ý thức tự chủ của trường đơn vị và cá
nhân, đề cao tinh thần trách nhiệm và tính tích cực hoàn thành nhiệm vụ
được giao, đề xuất được những biện pháp phát huy mặt mạnh của đơn vị


và cá nhân trong trường.


+Nâng cao tính chủ động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã
hội: vai trị vị trí, trách nhiệm của Cơng đồn, Đồn TNCS Hồ Chí Minh.
Đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục
theo chức năng của tổ chức


<b>Hai là: về chương trình đào tạo </b>



+ Tiếp tục hồn thiện cơ cấu mơn học, thu thập thông tin phản hồi
của người dạy - người học, người tốt nghiệp ra trường cùng với thơng tin
từ nước ngồi để điều chỉnh cho phù hợp.


+ Tham khảo chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu
vực và trên thế giới để từng bước cải cách, thay thế dần các môn học đã
lạc hậu, khơng cịn phù hợp với đà phát triển của khoa học công nghệ hiện
đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Ba là: về hoạt động đào tạo </b>


+ Đẩy mạnh chuẩn bị tốt các hoạt động đào tạo đối với những
ngành công nghệ mới mở trong vài năm gần đây: Cơ - điện tử, điện - điện
tử, kiến trúc - xây dựng sao cho có đủ giáo trình, tài liệu học, cơ sở thí
nghiệm, thực hành.


+ Củng cố và nâng cao chất lượng ngân hàng các câu hỏi thi trắc
nghiệm các môn học sao cho bao quát được tồn bộ nội dung mơn học, có
đủ độ phức tạp để đánh giá chính xác trình độ nhận thức và hiểu biết của
sinh viên.


+ Hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật - công nghệ để đảm bảo chất
lượng và kết quả thi của sinh viên, kiện toàn tin học hoá một số khâu


trong hoạt động đào tạo; xây dựng phương pháp, phương án, đề án định
kỳ tổ chức điều tra, thu thập thông tin của sinh viên (đang học, đã ra
trường).


<b>Bốn là: về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên. </b>



+ Có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên và nhân viên đáp ứng yêu cầu đào tạo về ngành nghề, trình độ và
hình thức đào tạo, đặc biệt chú ý về trình độ tin học và ngoại ngữ như
những chiếc chìa khố vào khoa học.


+ Giải quyết tốt mối quan hệ và cơ cấu đội ngũ cán bộ về lứa tuổi,
về kinh nghiệm công tác, đặc biệt là cán bộ quản lý phần lớn là những
người lớn tuổi, số cán bộ trẻ chưa nhiều.


+ Quan tâm bồi dưỡng kỹ năng, trách nhiệm cho kỹ thuật viên, nhân
viên - những người trợ lý trong hoạt động giáo dục và đào tạo.


<b>Năm là: về người học </b>


+ Cần có chiến lược dạy nhân cách làm người - giáo dục lý tưởng,


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

nhằm giúp người học có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách, thực có tài để


cống hiến cho đất nước.


+ Có biện pháp tăng cường hỗ trợ các hoạt động của tổ chức Đoàn


thanh niên, Hội sinh viên.


+ Tăng cường phối hợp quản lý sinh viên qua các kênh trong hoạt


động đào tạo và phịng cơng tác sinh viên, các khoa, bộ mơn, hoạt động


của Đồn thanh niên, hội sinh viên, giáo dục của gia đình và yêu cầu của



xã hội.


<i><b>3.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách quản lý chất lượng </b></i>


<i><b>giáo dục đại hoc. </b></i>


<i><b>- Với Nhà nước( Bộ Giáo dục và Đào tạo) </b></i>


<i><b>Một là, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có tổng kết về mơ hình các </b></i>


trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập đã phát triển trong hơn 15 năm


qua. Ngoài ra Bộ cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống các tiêu chí đánh


giá các trường Đại học theo tinh thần hợp lệ, độ tin cậy và thực tiễn.


<i><b>Hai là, Bộ giáo dục và đào tạo nên trao trả quyền tự chủ cho các </b></i>


trường Đại học ngồi cơng lập.


<i><b> Ba là, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành quy chế giảng viên </b></i>


và chuẩn giảng viên cho từng vị trí công tác. Tất cả giảng viên đại học


đều phải có năng lực giảng dậy, nghiên cứu và phải được đánh giá của


sinh viên và đồng nghiệp về trình độ chun mơn, kỹ năng sư phạm, năng


lực quản lý giáo dục.



<i><b>Bốn là, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm nghiên cứu và ban hành một </b></i>


hệ thống các giải pháp đồng bộ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>- Với các cơ quan chức năng: </b>


<i><b>Một là, hồn thiện tiêu chí và hướng dẫn thực hiện mơ hình trường </b></i>


ĐH ngồi công lập theo cơ chế phi lợi nhuận và cơ chế lợi nhuận. Đảng
và Nhà nước có chủ trương “Phát triển mạnh các cơ sở giáo dục đại học,


cao đẳng ngồi cơng lập” và khẳng định mỗi cơ sở ngồi cơng lập đều có
thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc theo cơ chế lợi nhuận.


<i><b>Hai là, hoàn thiện nội dung và hướng dẫn thực hiện sự bình đẳng </b></i>


giữa các trường đại học ngồi cơng lập với các trường đại học công lập về
nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, của giảng viên và sinh viên trong
việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo
v.v… và được hưởng chính sách ưu đãi đối với các trường đại học ngồi
cơng lập theo quy định của chính phủ


<i><b>Tóm lại: Nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam là một </b></i>


yêu cầu cần thiết, là điều kiện để rút ngắn khoảng cách về trình độ giáo
dục đại học nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới - đó là
trách nhiệm của cả nước và cộng đồng xã hội.


Việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học rõ ràng là một yêu cầu cấp
bách. Với nhận thức như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt


các chế độ chính sách và được thể hiện thành các hệ thống các văn bản
pháp quy khuyến khích phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học
nói riêng. Các chế độ chính sách ấy là cơ sở pháp lý để xây dựng và tổ
chức thực hiện chính sách quản lý chất lượng giáo dục đại học - đó chính


</div>

<!--links-->

×