Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách đối với chương trình xây dựng nông thông mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.79 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê
duyệt chương trình MTQG về xây dựng NTM (sau đây gọi chung là NTM) giai đoạn
2010-2020. Nam Định là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về xây dựng NTM, có xã điểm
Hải Đường của Ban Bí thư Trung ương Đảng và huyện điểm Hải Hậu của Ban chỉ đạo
Trung ương về xây dựng NTM. Sau 5 năm thực hiện, tỉnh Nam Định đã có 65 xã đạt chuẩn
NTM, 39 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2015. Kết quả của quá trình xây dựng NTM


mang lại cho mảnh đất quê hương những đổi thay to lớn. Nhiều cơng trình cơng cộng phục
vụ trực tiếp cho lợi ích của người dân được UBND các xã, thị trấn xây dựng lên, bằng
nhiều nguồn vốn khác nhau như nguồn NSNN, nguồn đóng góp của tổ chức cá nhân… Đặc
biệt, với cơ chế đặc thù của tỉnh Nam Định theo Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày
09/4/2011 của UBND tỉnh, mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho các xã đăng ký tham gia xây
dựng NTM số tiền là 8 tỷ đồng/ xã. Mặc dù nhiều xã, thị trấn đã sử dụng có hiệu quả nguồn
lực tài chính này, nhưng cũng có khơng ít các xã đã sử dụng lãng phí và chất lượng cơng
trình xây dựng cơ bản chưa cao. Nhiều xã vì chạy đua theo thành tích, khi chưa đủ nguồn
vốn đối ứng của địa phương nhưng vẫn khởi công những cơng trình lớn, chưa thực sự cần
thiết, làm tăng cơng nợ ngân sách xã, cơng trình khi làm xong thì chậm trong khâu quyết
tốn vốn, tạo áp lực trả nợ cho các thế hệ sau. Do chưa có nhiều kinh nghiệm, một số xã
khi thực hiện đã không tuân thủ hoặc không hiểu đúng nội dung hướng dẫn của văn bản
hành chính cấp trên, quá trình thực hiện cịn lúng túng, chậm và mắc một số sai sót khơng
đáng có, gây hiểu lầm khơng tốt cho người dân. Có xã cịn tình trạng sử dụng nguồn vốn
khơng đúng cơng trình được hỗ trợ, hoặc sử dụng sang chi thường xuyên. Đó là kết quả của
quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đối với chương trình xây dựng
NTM đạt hiệu quả chưa cao.


<i><b>Do đó, tác giả chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ </b></i>
<i><b>bản từ nguồn vốn ngân sách đối với chương trình xây dựng Nơng thơn mới tỉnh Nam </b></i>
<i><b>Định giai đoạn 2016-2020” nhằm đóng góp ý kiến của bản thân vào q trình trên. </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>2.1 Một số cơng trình nghiên cứu liên quan </b></i>


Liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách đối với chương trình xây dựng NTM, có nhiều cơng trình nghiên cứu, trong đó có
một số nghiên cứu tiêu biểu sau:


- Vũ Nhữ Thăng (2015 - Tạp chí Tài chính): “Tăng cường nguồn lực xây dựng


NTM”. Bài báo của tác giả đã xác định rõ được các nguồn vốn và tỷ lệ huy động của từng


nguồn vốn cho chương trình xây dựng NTM, trong đó nguồn vốn NSNN chiếm tỷ trọng
lớn nhất với tỷ lệ 40%. Nguồn vốn được sử dụng cho đầu tư XDCB còn thấp, chưa hiệu
quả. Bài báo đã xác định được tầm quan trọng của nguồn vốn ngân sách địa phương cho
chương trình xây dựng NTM. Một trong những đề xuất của tác giả là cần xác định lại vai
trò, vị trí của chính quyền địa phương trong xây dựng NTM để xác định rõ thẩm quyền,
trách nhiệm của chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý nguồn vốn chương trình
xây dựng NTM.


- Trịnh Thị Thúy Hồng (2012 - Luận án tiến sĩ trường đại học Kinh tế quốc dân):


“Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Luận án đã nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh
Bình Định để tìm ra nhân tố có tính chất ảnh hưởng nhiều nhất. Qua đó, luận văn đã đề
xuất ra 07 giải pháp lớn nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN đối với lĩnh vực
đầu tư XDCB theo thứ tự quan trọng cần được ưu tiên thực hiện. Các giải pháp được đề
xuất đều liên quan đến việc quản lý chu trình nguồn vốn thực hiện đầu tư tại địa phương.


- Nguyễn Mậu Thái (2015 - Luận án tiến sĩ trường Học viện Nông nghiệp Việt



Nam): “Nghiên cứu xây dựng NTM các huyện phía Tây thành phố Hà Nội”. Luận án của
tác giả đã mô tả bức tranh khái quát công việc xây dựng NTM các huyện phía Tây thành
phố Hà Nội, các nhân tố để thực hiện. Luận án đi sâu vào phân tích các chủ trương, chính
sách của địa phương liên quan đến lĩnh vực NTM, đề xuất ra 05 giải pháp để thúc đẩy
chương trình, trong đó có việc hoàn thiện cơ chế của Nhà nước về phát huy sử dụng hiệu
quả mọi nguồn vốn xây dựng NTM.


- Phan Thị Thu Hiền (2015 - Luận án Tiến sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân):


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đã hình thành được khung lý thuyết nghiên cứu đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN tại
địa phương. Cơng trình nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố chủ quan của cá nhân,
tổ chức tham gia vào q trình đầu tư, trong đó có bộ máy quản lý và công tác lập quy
hoạch kế hoạch từ nguồn vốn NSNN của địa phương quản lý.


- Ngô Tuấn Hải (2014- Luận án Tiến sĩ trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia


Hà Nội): “Quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng theo chương trình xây dựng


NTM ở tỉnh Bắc Ninh”. Luận án của tác giả tập trung phân tích và đánh giá thực trạng


quá trình quản lý nguồn vốn nhà nước cho chi XDCB khu vực Nông thôn tỉnh Bắc Ninh
như đường giao thông, trường học…Luận án Hải đã đưa ra các dự báo về khả năng huy
động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng huy động
vốn, hiệu quả công tác quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn theo chương trình xây
dựng NTM tại tỉnh Bắc Ninh.


<i><b>2.2 Đánh giá </b></i>


<i>2.2.1. Những nội dung làm cơ sở cho nghiên cứu luận văn </i>



Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã giúp cho tác giả có được cái nhìn tổng quan
về những cơ sở cho nghiên cứu luận văn của mình:


- Khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý nguồn vốn NSNN trong lĩnh vực đầu tư


XDCB để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.


- Nội dung quản lý nhà nước về chi ngân sách trong đầu tư XDCB, nêu ra những


nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình quản lý nguồn vốn ngân sách về bộ máy quản lý


nhà nước, quy trình quản lý nguồn vốn ngân sách, các yêu cầu đặt ra trong công tác quản
lý nguồn vốn.


<i>2.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu </i>


Các cơng trình nghiên cứu tiếp cận ở những khía cạnh khác nhau về cơng tác quản
lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN, tuy nhiên còn một số khoảng trống nghiên cứu sau:


- Các cơng trình trên chưa hình thành nên khung lý thuyết về cơng tác quản lý vốn


đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cho chương trình xây dựng NTM.


- Các cơng trình trên chưa có nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB cho phát


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nhận thức được điều đó, luận văn sẽ kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã đạt
được, đồng thời đi vào nghiên cứu việc áp dụng vào tình hình thực tế tại tỉnh Nam Định,
nơi học viên đang công tác, từ đó đề xuất ra một số giải pháp nhằm hồn thiện công tác
quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách cho chương trình xây dựng NTM trên
địa bàn tỉnh Nam Định.



<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>


<i><b>3.1. Mục tiêu chung </b></i>


Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đối với cấp tỉnh
để xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất nội dung hồn thiện nhằm
đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước.


<i><b>3.2. Mục tiêu cụ thể </b></i>


Nghiên cứu sẽ đi một số mục tiêu cụ thể như sau:


+ Nội dung của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách cho


chương trình xây dựng NTM.


+ Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn
ngân sách cho chương trình xây dựng NTM.


+ Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách cho


chương trình xây dựng NTM tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015.


+ Những gợi ý và đề xuất được đưa ra nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý vốn


đầu tư XDCB cho chương trình xây dựng NTM tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020
<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>


- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Công tác quản lý nhà nước đối với dòng vốn



đầu tư, phân bổ vốn và sử dụng vốn đối với nguồn NSNN cho chương trình MTQG về
xây dựng NTM.


- Phạm vi nghiên cứu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

dựng NTM: Sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông


thôn.


+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng nghiên cứu trong khoảng thời gian năm


2010-2015. Qua đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020.
<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>


<i><b>5.1. Phương pháp nghiên cứu </b></i>


Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài này, tác giả sử dụng một số công
vụ và phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung của đề tài như sau:


- Phương pháp nghiên cứu tại bàn:


Phương pháp nghiên cứu tại bàn được tác giả sử dụng tiến hành ra soát trong lý
thuyết, nghiên cứu văn bản tài liệu chính sách có liên quan đến luận văn. Từ đó xác định
nội dung, quy trình của cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB cho chương trình NTM, các
yếu tố tác động đến công tác quản lý nguồn vốn này.


- Phương pháp nghiên cứu thực tế:


Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đến các đối tượng là các chuyên gia,


cán bộ công chức làm công tác quản lý vốn cấp tỉnh (công tác tại Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch đầu tư và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn); cán bộ công chức cấp huyện,
xã và người dân tại địa phương thực hiện xây dựng NTM. Hoạt động phỏng vấn này sẽ
giúp cho đề tài phát hiện các vấn đề cần thiết, hiểu được một số đặc điểm và nguyên nhân
cơ bản của vấn đề từ đó làm cơ sở để đưa ra các ưu nhược điểm, nguyên nhân và kiến
nghị đề xuất nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn được tốt hơn.


<i><b>5.2. Nguồn dữ liệu </b></i>


- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết


năm, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo công nợ XDCB các xã tham gia


NTM, báo cáo chuyển nguồn ngân sách, ...của UBND tỉnh Nam Định.


<b>- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp do tác giả tự tổng hợp số </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hoạch và Đầu tư, cán bộ công chức cấp huyện, xã và người dân tại địa phương thực hiện
chương trình xây dựng NTM.


<b>6. Kết cấu luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày gồm 3 phần:


Chương 1: Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của cấp tỉnh đối với
nguồn vốn ngân sách nhà nước cho chương trình Nông thôn mới.


Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của cấp tỉnh
đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước cho chương trình Nơng thơn mới tỉnh Nam Định



giai đoạn 2010-2015.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7></div>

<!--links-->

×