Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Luận văn - Phân tích tình hình tiêu thụ tại xí nghiệp chế biến số 3 - công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.99 KB, 64 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b> Trang


<b>Chương 1GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI --- 1 </b>


1.1 Sự cần thiết của đề tài --- 1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu --- 2


1.2.1 Mục tiêu chung --- 2


1.2.2 Mục tiêu cụ thề--- 2


1.3 Câu hỏi nghiên cứu --- 2


1.4 Phạm vi nghiên cứu --- 3


1.4.1 Không gian --- 3


1.4.2 Thời gian --- 3


1.4.3 Đối tượng nghiên cứu --- 3


1.5 Lược khảo tài liệu --- 3


<b>Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 5 </b>
2.1 Phương pháp luận --- 5


2.1.1 Một số khái niệm --- 5


2.1.2 Phân tích chung về tình hình tiêu thụ hàng hóa --- 6



2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ --- 7


2.2 Phương pháp nghiên cứu --- 11


2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu --- 11


2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu --- 12


<b>Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP LTTP VĨNH </b>
<b>LONG VÀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC SỐ 3--- 15 </b>


3.1 Giới thiệu sơ lược về công ty CP LTTP Vĩnh Long --- 15


3.2 Giới thiệu về xí nghiệp số 3 --- 16


3.2.1 Lịch sử hình thành và pháp triển --- 16


3.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của xí nghiệp --- 17


3.2.3 Lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp --- 20


3.3 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm --- 23


3.4 Thuận lợi và khó khăn của xí nghiệp --- 28


3.4.1 Thuận lợi --- 28


3.4.2 Khó khăn --- 29


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA XÍ NGHIỆP QUA 3 </b>



<b>NĂM 2006-2008 --- 31 </b>


4.1 Phân tích tình hình tiêu thụ qua 3 năm --- 31


4.1.1 Phân tích theo thị trường tiêu thụ --- 31


4.1.2 Phân tích theo nhóm mặt hàng --- 32


4.2 Phân tích kết quả tiêu thụ qua 3 năm --- 42


4.2.1 Phân tích kết quả tiêu thụ --- 42


4.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố lượng và giá bán đến doanh
thu tiêu thụ --- 46


4.2.3 Các chỉ tiêu tài chính --- 51


4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ --- 51


4.3.1 Nhân tố chủ quan --- 52


4.3.2 Nhân tố khách quan --- 54


<b>Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ -- 57 </b>


5.1 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ --- 57


5.2 Một số giải pháp nâng cao tình hình tiêu thụ--- 57



5.2.1 Giải pháp về đối ngoại và thị trường --- 57


5.2.2 Giải pháp về công tác quản lý --- 58


<b>Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --- 61 </b>


6.1 Kết luận --- 61


6.2 Kiến nghị --- 62


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CHƯƠNG 1 </b>
<b>GIỚI THIỆU </b>
<b>1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI </b>


Trong nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng như hiện nay, các
doanh nghiệp, công ty cổ phần, liên doanh xuất hiện ngày càng nhiều đã tạo nên
sức ép về cạnh tranh rất lớn. Tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
thì điều quan trọng trước tiên là phải có nguồn vốn lớn mạnh và ổn định. Để đảm
bảo điều đó, các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp, công ty phải được tiêu
thụ với số lượng lớn trong thời gian ngắn để thu lại nguồn vốn kịp thời, tiếp tục
đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, sáng tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng đầy đủ nhu
cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và cho cả xuất khẩu. Phân tích tình hình
tiêu thụ thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp phát
hiện những thiếu sót, hạn chế những sản phẩm không được ưa chuộng, lỗi thời,
đẩy mạnh nâng cấp những sản phẩm chính, khai thác tiềm năng sẵn có của cơng
ty để giúp cho việc tiêu thụ ngày càng được hoàn thiện, tiến bộ và thu được nhiều
lợi nhuận hơn, đây cũng chính là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp.


Công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long là một trong những công ty
lương thực lớn của khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long nói riêng và của cả nước


nói chung. Từ một cơng ty nhỏ, thiết bị thơ sơ, lạc hậu, nguồn vốn hạn hẹp công
ty đã từng bước phát triển nhanh với quy mô ngày càng rộng lớn, không những
đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước mà cịn ra nước ngồi. Đạt được thành tựu
đó là sự cố gắng nổ lực của tập thể cán bộ nhân viên công ty cũng như là sự cố
gắng hoàn thành kế hoạch của các chi nhánh, xí nghiệp. Trong đó có xí nghiệp 3
là xí nghiệp chuyên thu mua lương thực sơ chế lại để xuất khẩu ra nước ngồi. Xí
nghiệp khơng chỉ cố gắng duy trì ổn định mà ngày càng nâng cao chất lượng sản
phẩm, góp phần ổn định và mở rộng việc tiêu thụ cho công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.2.1 Mục tiêu chung </b>


Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề trọng tâm như sau: phân tích
tình hình tiêu thụ các sản phẩm gạo, tấm tại xí nghiệp chế biến lương thực số 3-
công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long qua 3 năm 2006 – 2008 để thấy
rõ xu hướng, hiệu quả hoạt động của xí nghiệp. Từ đó tìm ra một số biện pháp
nhằm nâng cao tình hình tiêu thụ của xí nghiệp.


<b>1.2.2 Mục tiêu cụ thể </b>


Trong việc phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm tại xí nghiệp 3 thì
đề tài sẽ tập trung phân tích các nội dung sau:


o Phân tích chung về tình hình tiêu thụ các sản phẩm gạo, tấm chủ yếu
tại xí nghiệp qua 3 năm 2006- 2008.


o Phân tích tình hình nhập, xuất hàng hóa của xí nghiệp.


o Phân tích doanh thu tiêu thụ các sản phẩm gạo, tấm từ năm 2006–
2008.



o Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khối lượng và giá bán
của các sản phẩm đến doanh thu tiêu thụ bằng phương pháp thay thế
liên hồn.


o Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ như các nhân
tố chủ quan và khách quan


Từ việc phân tích các vấn đề trên nhằm tìm ra những tồn tại, khó khăn, cái được
và cái chưa được, những thế mạnh cũng như điểm yếu của xí nghiệp. Và từ việc
phân tích tơi xin đưa ra một số ý kiến, giải pháp để nâng cao tình hình tiêu thụ
cũng như hiệu quả hoạt động của xí nghiệp.


<b>1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU </b>


o Phân tích tình hình tiêu thụ để làm gì?
o Tại sao phải phân tích tình hình tiêu thụ?


o Phân tích tình hình tiêu thụ là phân tích những nội dung gì?
o Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>1.4.1 Không gian </b>


Luận văn tập trung nghiên cứu tại xí nghiệp chế biến lương thực số 3-
Công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long.


<b>1.4.2 Thời gian </b>


Thời gian thực hiện luận văn là 3 tháng từ ngày 2/2/2009 đến 24/4/2009.


Luận văn trình bày dựa trên thông tin số liệu thu thập của 3 năm 2006, 2007,
2008 của xí nghiệp chế biến số 3.


<b>1.4.3 Đối tượng nghiên cứu </b>


Tình hình tiêu thụ sản phẩm gạo, tấm tại xí nghiệp số 3 từ 2006 – 2008. Xí
nghiệp số 3 kinh doanh nhiều mặt hàng gạo, tấm và các phụ phẩm nhưng trong
đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu các sản phẩm chính chiếm tỷ trọng lớn
trong doanh thu của xí nghiệp như các loại gạo và tấm.


<b>1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN </b>


Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo những đề tài nghiên cứu sau:
o Báo cáo thực tập ngắn hạn về: “ Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại


xí nghiệp chế biến số 3” của sinh viên Võ Văn Phước (ĐHDL Cửu
Long). Thông qua việc giới thiệu về hoạt động của xí nghiệp 3, tác
giả đã phân tích tình hình họat động của xí nghiệp trong thời gian 2
năm 2006-2007. Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
xí nghiệp tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của xí nghiệp bao gồm việc phân tích các khoản mục doanh thu, chi
phí, phân tích tình hình thực hiện vốn của xí nghiệp. Từ đó đưa ra
nhận xét và đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của xí nghiệp.
Đồng thời đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
o Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa tại


doanh nghiệp tư nhân Thu Loan” của sinh viên Nguyễn Văn Nhựt (
Kế toán K29 ĐH Cần Thơ). Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề
sau:



 Phân tích chung về tình hình tiêu thụ tại DN Thu Loan qua 3 năm
2004-2006


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 Phân tích các nhân tố lượng-giá đến tình hình tiêu thụ


 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình mua bán tại doanh
nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CHƯƠNG 2 </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN </b>


<b>2.1.1 Một số khái niệm </b>
<b>2.1.1.1 Hàng hóa </b>


Hàng hố là những sản phẩm mà các doanh nghiệp mua về với mục
đích bán lại và như thế với bất cứ một sản phẩm nào mua về và xác định rõ mục
đích là bán lại thì được xếp vào danh mục hàng hóa. Ngược lại nếu một sản
phẩm nào mua về với mục đích sử dụng trong sản xuất kinh doanh thì khơng xếp
vào danh mục hàng hóa mà xếp vào danh mục khác. Hàng hóa trong kinh doanh
thương mại thường được phân theo các nhóm ngành sau:


 Hàng hóa vật tư thiết bị.


 Hàng hóa cơng nghệ phẩm – tiêu dùng.
 Hàng hóa lương thực, thực phẩm.
<b>2.1.1.2 Tiêu thụ </b>


Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là q trình cung cấp sản phẩm


cho khách hàng và thu được tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh
toán. Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của một
vịng ln chuyển vốn, là q trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang
hình thái tiền tệ. Tiêu thụ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng – quyết định sự thành
bại, là quá trình thực hiện lợi nhuận: mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp.


<b>2.1.1.3 Doanh thu bán hàng </b>


Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà công ty thực hiện
được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.


<b>2.1.1.4 Chi phí </b>


<b> </b> <b>Chi phí bán hàng là những khoản chi phí cho q trình lưu thơng và </b>
tiếp thị hàng hóa khi tiêu thụ như: tiền lương nhân viên bán hàng, tiền điện nước,
<b>bao bì, chi phí vận chuyển… </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>2.1.1.5 Kết quả kinh doanh </b>


Kết quả kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần
với các khoản chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ và thể hiện hiệu quả của
hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp và nhiều hoạt động khác trong
một thời gian qua chỉ tiêu lãi (lỗ).


<b>2.1.2 Phân tích chung tình hình tiêu thụ hàng hóa </b>
<b>2.1.2.1 Phân tích khái qt </b>


Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo hai mặt số lượng và giá trị
 Phân tích mặt số lượng để xem xét chi tiết từng mặt hàng và sự ảnh



hưởng của các nhân tố nội tại và các nhân tố khách quan.


 Phân tích mặt giá trị để đánh giá tổng quan tình hình hoạt động,
mức độ hoàn thành chung về kế hoạch tiêu thụ.


<b>2.1.2.2 Phân tích bộ phận </b>


Dựa vào tài liệu phân tích các hợp đồng mua bán (hoặc hợp đồng
ngoại thương) tình hình và kết quả thực hiện (các bảng thanh lý hợp đồng) để
phân tích tồn diện, xun suốt q trình kinh doanh. Bao gồm:


 Phân tích các yếu tố đầu vào: nguồn cung cấp hàng hóa, nhóm
nguồn cung cấp hàng, phương thức thu mua.


 Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng, mặt hàng chủ yếu.
 Phân tích tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng, hình thức


thanh tốn, tỷ trọng của từng loại.


 Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường: nhóm thị trường, thị
trường chủ yếu, thị trường mới mở, thị trường có hạn ngạch và
thị trường tự do.


Mỗi nội dung phân tích trên đều có ý nghĩa đối với việc hình thành
chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định hoặc xác định các giải pháp tr ước mắt của
doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ </b>
<b>2.1.3.1 Yếu tố chủ quan </b>



<i> a/ Tình hình cung cấp (thu mua) </i>


Tình hình cung cấp nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn
đến việc kinh doanh và tiêu thụ của công ty. Qua tình hình cung cấp nguyên vật
liệu đầu vào ta thấy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc dự trữ, sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm của đơn vị. Vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp cho phù hợp là điều rất
quan trọng góp phần làm giảm chi phí mà vẫn đảm bảo các yêu cầu của cơng ty.
Những ngun nhân ảnh hưởng đến tình hình cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
chủ yếu là: vốn, tiền mặt, thị trường cung ứng, năng lực vận chuyển, bảo quản,
kho bãi.


<i>b/Tình hình dự trữ hàng hóa </i>


Phân tích tình hình tồn kho: Hàng tồn kho phải bảo đảm khơng để
tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng, làm mất khách hàng và cơ hội kinh
doanh. Tuy nhiên tồn kho quá nhiều làm ứ đọng vốn (tăng chi phí sử dụng vốn)
và tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung


Phân tích ln chuyển hàng hóa
 Số vịng ln chuyển hàng hóa
 Kỳ ln chuyển.


<i> c/ Giá bán </i>


Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng tiêu
thụ và doanh thu tiêu thụ.


Về lý thuyết kinh tế, giá cả và lượng cầu có quan hệ nghịch biến
khi xét đến hành vi người tiêu dùng thể hiện đường cầu dốc xuống trên đồ thị


phẳng – khi giá tăng đường cầu sẽ giảm và ngược lại khi giá giảm đường cầu sẽ
tăng.


<i> d/ Chất lượng hàng hóa </i>


Một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình
tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp đó chính là chất lượng hàng hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

càng địi hỏi cao hơn: chất lượng hàng hóa phải tốt, mẫu mã phải đa dạng, bao bì
phải đẹp.


Đặc biệt là trong tình hình cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các
doanh nghiệp như hiện nay thì vấn đề về chất lượng hàng hóa lại càng được quan
tâm nhiều hơn nữa. Đồng thời cùng với chất lượng hàng hóa thì cũng cần chú ý
đến giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm sự phù hợp giữa chất lượng
và giá cả. Và dĩ nhiên là chất lượng tốt hơn thì giá cả phải cao hơn.


<i> e/ Phương thức bán hàng </i>


Phương thức bán hàng của doanh nghiệp phải xem xét trên
phương thức và hình thức thanh tốn, quảng cáo, tiếp thị, lượng hóa các nhân tố
đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ để có những chính sách kinh doanh phù hợp.


<i>f/ Tổ chức, kỹ thuật thương mại </i>


Cơng ty cần phải có chính sách cụ thể về t ình hình nhân sự, mạng
lưới đại lý, bố trí cửa hàng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên và người
tiêu dùng trong việc tiêu thụ sản phẩm.


<b>2.1.3.2 Yếu tố khách quan </b>



<i> a/ Nguyên nhân thuộc chính sách Nhà nước </i>


Mức độ ảnh hưởng đến doanh thu từ chính sách thuế, các chính sách
kinh tế của chính phủ và tình hình giao thương quốc tế.


Mức độ tác động của tỷ giá hối đối và thị trường tài chính tiền tệ.
Tác động của khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh.


Chính sách bảo hộ với các chiến lược thương mại và cơng nghiệp
hóa.


<i> b/ Nguyên nhân thuộc về xã hội </i>


Phân tích nhu cầu, thu nhập, thay đổi tập quán tiêu dùng, trong đó
nhu cầu tiêu dùng là một hàm số của thu nhập và có mối quan hệ thuận biến với
thu nhập.


Tổng quát:


 Thu nhập tăng  nhu cầu tiêu dùng tăng.
 Thu nhập giảm  nhu cầu tiêu dùng giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

 Nhu cầu thiết yếu: tiêu dùng cho nhu cầu thiết yếu tăng nhanh khi
thu nhập tăng và có mức bão hịa. Ví dụ: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng...những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày


 Nhu cầu trung lưu: khi thu nhập tăng, tiêu dùng cho nhu cầu trung
lưu tăng chậm, sau đó tăng nhanh và có mức bão hịa. Ví dụ: may mặc, nhà ở,
trang thiết bị sinh hoạt, phương tiện đi lại cá nhân, dịch vụ vui chơi, giải trí.



 Nhu cầu cao cấp: khi thu nhập tăng, nhu cầu cao cấp tăng chậm,
sau đó tăng nhanh và khơng giới hạn. Ví dụ: nhà ở cao cấp, phương tiện cá nhân
sang trọng, giải trí, du lịch nước ngoài, thưởng ngoạn, nghệ thuật, các dịch vụ
được xem là xa xỉ…


<b>Hình 1: ĐỒ THỊ NHU CẦU THIẾT YẾU </b>
Nhu cầu


tối thiểu


0


Thu nhập


Thu nhập
<b>Hình 2: ĐỒ THỊ NHU CẦU TRUNG LƯU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>2.1.4 Các chỉ số tài chính </b>


<b>2.1.4.1 Tỷ số sinh lời trên doanh thu </b>


Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ
sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ số này cho chúng ta biết được một đồng
doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh
thu được xác định như sau:


Lợi nhuận ròng


Tỷ số sinh lời trên doanh thu = * 100


Doanh thu thuần


<b>2.1.4.2 Số vịng ln chuyển hàng hóa </b>


Còn gọi là số vòng quay kho hay số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu
diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nói lên chất lượng và chủng lọai hàng hóa
kinh doanh phù hợp trên thị trường. Hệ số vòng quay kho là chỉ tiêu đặc trưng,
rất thường được sử dụng trong khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn.


Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =


Hàng tồn kho bình quân
360 ngày


Số ngày của 1 vòng =


Số vịng quay hàng tồn kho


<b>Hình 3: ĐỒ THỊ NHU CẦU CAO CẤP </b> Thu nhập
0


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao (số ngày cho 1 vòng càng ngắn)
càng tốt, tuy nhiên với số vòng quá cao thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp,
hàng hóa dự trữ không kịp cung ứng cho khách hàng, gây mất uy tín cho doanh
nghiệp.


<b>2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu </b>



Số liệu được thu thập thông qua hồ sơ, sổ sách lưu trữ về hoạt động tiêu
thụ hàng hóa tại xí nghiệp từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2008 do các nhân viên
kế tốn của xí nghiệp cung cấp, qua tiếp cận thực tế kinh doanh và trao đổi với
các nhân viên tại xí nghiệp sau đó tổng hợp lại cho phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu.


<b> 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu </b>
<b>2.2.2.1 Phương pháp so sánh </b>


Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc
so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và
được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong
phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.


Nguyên tắc so sánh
Tiêu chuẩn so sánh


 Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.
 Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.
 Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
 Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.


 Các thông số thị trường.
 Các chỉ tiêu so sánh khác.


Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu
tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp
tính tốn, quy mơ và điều kiện kinh doanh.


Phương pháp so sánh



 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ
giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Trong đó:


y0: chỉ tiêu năm trước


y1: chỉ tiêu năm sau


y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.


Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động khơng và tìm ra ngun nhân biến động
của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.


 Phương pháp số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ
phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số
chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.


y1


y = * 100 – 100%
y0


Trong đó:


y0: chỉ tiêu năm trước


y1: chỉ tiêu năm sau



y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.


Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các
chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
ngun nhân và biện pháp khắc phục.


<b>2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hồn </b>


Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một
trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các
chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác


<i> a/ Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số trong mỗi lần thay </i>
<i>thế. </i>


Thực hiện phương pháp thay thế:


Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có
nhân tố đó được biến đổi còn các nhân tố khác được cố định lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố.
Lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh
hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên
hồn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng
phân tích.


Gọi Q là chỉ tiêu phân tích



Gọi a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Thể hiện bằng phương trình: Q = a.b.c


Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1b1c1


Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0b0c0


<b>  Q</b><sub>1</sub> – Q0 =Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch.


Trong đó: Q là đối tượng phân tích
 Q = a1b1c1 - a0b0c0


Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Ảnh hưởng bởi nhân tố a


 a = a1b0c0 - a0b0c0


Ảnh hưởng bởi nhân tố b
b = a1b1c0 - a1b0c0


Ảnh hưởng bởi nhân tố c
c = a1b1c1- a1b1c0


Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:


a+b + c = (a1b0c0 - a0b0c0) + (a1b1c0 - a1b0c0) + (a1b1c1- a1b1c0)


= a1b1c1 - a0b0c0


= Q: đối tượng phân tích



<i> b/ Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số </i>
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích


a, b, c: trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thể


hiện bằng phương trình: Q = x c
b
a


Gọi Q1: kết quả kỳ phân tích Q1 =


Gọi Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch Q0 =


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Q = Q1 – Q0:đối tượng phân tích


Q =

<sub>c</sub>



b


a



1
1
1


x -

<sub>c</sub>



b


a




0
0
0


x = a + b + c: Tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các


nhân tố a, b, c


Các nhân tố ảnh hưởng
Ảnh hưởng bởi nhân tố a


a=

<sub>c</sub>



b


a



0
0
1


x -

<sub>c</sub>



b


a



0
0
0<sub>x</sub>


Ảnh hưởng bởi nhân tố b



b =

<sub>c</sub>



b


a



0
1


1<sub>x</sub> -


c
b
a
0
0
1
x


Ảnh hưởng bởi nhân tố c
c =
c
b
a
1
1
1


x - <sub>c</sub>



b
a
0
1
1
x


Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:


Q = a +b +c =

<sub>c</sub>


b


a



1
1
1<sub>x</sub> <sub>- </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>CHƯƠNG 3 </b>


<b>GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP LƯƠNG THỰC THỰC </b>
<b>PHẨM VĨNH LONG VÀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN SỐ 3 </b>


<b>3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CP LƯƠNG THỰC THỰC </b>
<b>PHẨM VĨNH LONG </b>


Tiền thân của công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long là doanh
nghiệp nhà nước. Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là một đơn vị
thành viên thuộc thuộc Tổng Cơng ty Lương thực Miền Nam. Được cổ phần hóa
và đi vào hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần từ ngày 01/01/2007 theo
Quyết định thành lập số 2204/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 01/08/2006 của Bộ trưởng


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Với tổng vốn điều lệ 52 tỷ đồng, trong
đó vốn thuộc sở hữu nhà nước 20,8 tỷ đồng, chiếm 40% vốn điều lệ và là doanh
nghiệp xuất khẩu gạo đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.


<b> Tên giao dịch: VINHLONG FOOD </b>


 Trụ sở chính : 38 Đường 2-9, P.1, TX.Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
 Tel : (070) 822512 - 822712- Fax: 070) 823773


 Email :
 Website : www.vinhlongfood.com.vn
 Vốn điều lệ của công ty là 52 tỷ đồng.


Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng và ngành nghề khác nhau như: Xuất
khẩu gạo, hàng nông sản, sản xuất chế biến, kinh doanh các mặt hàng lương
thực, thực phẩm chế biến. Nhập khẩu phân bón, vật tư xây dựng, thiết bị máy
móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất và kinh doanh thức săn gia súc,
kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến, bảo quản thuỷ
sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, kinh doanh thuỷ sản. Kinh doanh bất động sản,
kinh doanh du lịch, dịch vụ ăn uống. Kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ.


Thị trường xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu là Châu Á, Châu Phi và Châu
Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>3.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC </b>
<b>SỐ 3 </b>


<b>3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp </b>


Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng thống nhất đất nước, cả nước


ta bắt tay vào công cuộc xây dựng, kiến thiết lại đất nước. Lúc này ngành nơng
nghiệp là ngành sản xuất chính, tuy nhiên nền nơng nghiệp nước ta lúc này cịn
lạc hậu, sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Từ sau đại hội VI đất
nước ta bắt đầu đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển. Lúa gạo sản xuất ngày
một nhiều không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước
ngồi. Đồng bằng sơng Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước nên việc tìm
kiếm thị trường tiêu thụ càng phải được đẩy mạnh. Trước tình hình đó hàng loạt
các cơng ty xuất khẩu lương thực được thành lập. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và
nhà nước, tổng công ty Lương Thực Miền Nam ra đời và thành lập ở mỗi tỉnh
một công ty lương thực trực thuộc. Lúc này ở Vĩnh Long có các công ty: Công ty
Lương Thực tỉnh Vĩnh Long, công ty chế biến lương thực thị xã Vĩnh Long, Cửa
hàng Lương thực huyện Bình Minh, huyện Tam Bình,…đã sát nhập lại với nhau
hình thành nên công ty Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long. Từ đó Cửa hàng
lương thực huyện Bình Minh trở thành một xí nghiệp trực thuộc và đổi tên thành
xí nghiệp chế biến lương thực số 3 như hiện nay.


Sau khi thành lập, xí nghiệp chế biến lương thực số 3 được sự quan tâm,
chỉ đạo của các ban ngành địa phương và ban giám đốc của công ty đã củng cố,
tổ chức bộ máy để bắt tay vào sản xuất kinh doanh.


Khi bắt tay vào sản xuất kinh doanh ban Giám Đốc xí nghiệp đã xác
định rõ mục tiêu hoạt động: tranh thủ sự ủng hộ của ban Giám đốc công ty và
chính quyền địa phương, xí nghiệp từng bước khắc phục khó khăn trước mắt,
phát huy những thế mạnh vốn có của mình trở thành xí nghiệp hoạt động kinh
doanh hiệu quả, tạo niềm tin đối với công ty và tạo uy tín đối với khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

kinh tế cả nước như suy thoái kinh tế, lạm phát… nhưng xí nghiệp đã cố gắng
vượt qua và có bước tiến đáng kể. Có được điều đó là kết quả phấn đấu nổ lực
của tập thể cán bộ, nhân viên của xí nghiệp. Trong thời kì kinh tế mở cửa như
hiện nay, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, xí nghiệp cần phải có chiến lược và


giải pháp phù hợp với tình hình để ngày càng phát triển hịa nhịp chung với xu
thế phát triển của cả nước.


 Tên xí nghiệp: Xí Nghiệp Chế Biến lương thực số 3


 Địa chỉ: 544/10 đường Phan Văn Nam, khóm 1, Thị trấn Cái Vồn, huyện
Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long


 Điện thoại: (070)3890330


 Email:
<b>3.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của xí nghiệp </b>


<b>3.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, nhân viên của xí </b>
<b>nghiệp </b>


<b>Hình 4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA XÍ NGHIỆP </b>


Giám đốc Xí nghiệp là người có quyền điều hành cao nhất xí nghiệp,
chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám Đốc công ty và pháp luật nhà nước về mọi
hoạt động của xí nghiệp. Có quyền ấn định giá cả lương thực mua vào. Được
tổng công ty Lương Thực miền Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Giám Đốc cơng
ty


Phó giám đốc tài chính là người phụ giúp cho giám đốc chuyên về hoạt
động tài chính, kinh doanh của xí nghiệp, điều hành một số việc trong phạm vi
trách nhiệm và quyền hạn. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc xí nghiệp, Giám


Giám đốc



PGĐ Tài chính PGĐ Kỹ thuật


NV kiểm
phẩm
KT vận


hành máy
Thủ quỹ


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Được giám đốc công ty
bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc xí nghiệp.


Phó giám đốc kỹ thuật là người phụ giúp công việc cho Giám đốc chuyên
về kỹ thuật và kiểm tra chất lượng hàng hóa đúng tiêu chuẩn. Có trình độ chun
mơn, kiểm tra chất lượng hàng hóa từ nguyên liệu đầu vào đến xuất kho thành
phẩm theo đúng tiêu chuần ISO 9001:2000. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc xí
nghiệp, giám đốc cơng ty và pháp luật về trách nhiệm được giao. Được Giám đốc
công ty bổ nhiệm.


Tổ kế toán phụ trách và chịu trách nhiệm về cơng tác tài chính, kế tốn,
kiểm kê của xí nghiệp. Là những nhân viên có trình độ chun mơn về tài chính
kế tốn doanh nghiệp. Có trách nhiệm phản ánh tồn bộ các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh một cách chính xác, nhanh chóng, đầy đủ đúng theo nguyên tắc quản lý
tài chính của cơng ty và đúng theo chuẩn mực về tài chính kế tốn do Bộ Tài
Chính ban hành. Phải thực hiện ghi chép và báo cáo về công ty hàng tháng, quý,
năm theo quy định. Mọi sai sót, nhằm lẫn sẽ chịu trách nhiệm cá nhân trước xí
nghiệp, công ty, và pháp luật nhà nước Việt Nam. Các nhân viên này được
trưởng phòng hành chính nhân sự của cơng ty tuyển dụng và bổ nhiệm.


Thủ quỹ là người có trách nhiệm bảo quản tiền quỹ của xí nghiệp, thu


chi phải có đủ chứng từ, đúng mục đích sử dụng. Cuối ngày phải đối chiếu tiền
tồn quỹ với kế tốn xí nghiệp đảm bảo tiền khơng bị thất thốt. Phải báo ngay với
phó giám đốc tài chính nếu tiền tồn quỹ trong ngày vượt quá giới hạn, hoặc
không đủ theo chính sách tồn quỹ tại các xí nghiệp của công ty để kịp thời xử lý,
hoặc bổ sung ngay đảm bảo cho xí nghiệp hoạt động liên tục. Mọi sự mất mát
lệch lạc tiền quỹ thì thủ quỹ có trách nhiệm phải bồi thường.


Thủ kho là người có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc xuất nhập kho
hàng hóa. Thường xuyên theo dõi chất lượng lưu kho, đề xuất với lãnh đạo xí
nghiệp các biện pháp quản lý tốt chất lượng, số lượng hàng, đảm bảo an toàn cho
hàng hóa. Lập báo cáo khi cần thiết, đối chiếu với kế tốn xí nghiệp về luợng
hàng tồn kho cuối kỳ kế toán. Mọi tổn thất về hàng hóa thủ kho có trách nhiệm
phải bồi thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

chỉnh các quy định đảm bảo an tồn. Đề xuất với lãnh đạo xí nghiệp về việc sửa
chữa, bảo trì máy móc thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và đảm
bảo cho việc sản xuất kịp với tiến độ giao hàng. Phối hợp chặt chẽ với tổ sản xuất
chế biến ra các loại gạo theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của cơng ty,. Có trách
nhiệm bảo quản máy móc thiết bị. Mọi sự cố về máy móc thiết bị do nguyên
nhân chủ quan thuộc xảy ra ở ca nào thì người ở ca đó phải chịu mọi trách
nhiệm.


Nhân viên kiểm phẩm: có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên liệu
mua vào xem có đúng mẫu mà khách hàng cung cấp hay không, kiểm tra gạo
xuất bán đúng với yêu cầu chất lượng, đúng tiêu chuẩn hàng hóa. Mọi vấn đề sai
lẹch phải báo ngay cho phó giám đốc kỹ thuật để xử lý.


<b>Bảng 3.1: TRÌNH ĐỘ NHÂN SỰ TẠI XÍ NGHIỆP 3 </b>
Chức vụ Số lượng Trình độ



Giám đốc 01 Đại học


Phó giám đốc 02 Đại học


Nhân viên 03 Đại học


Nhân viên 05 Trung cấp


<b>3.2.2.2 Hình thức kế tốn sử dụng tại xí nghiệp </b>


Hình thức kế toán sử dụng ở xí nghiệp là hình thức Nhật ký- sổ cái.
Trong hình thức này có các loại sổ như sau:


 Nhật ký – sổ cái


 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
<b>Đặc điểm tổ chức kế toán tại xí nghiêp: </b>


Về việc bảo quản và lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán thực hiện đúng
theo quy định hiện hành.


Niên độ kế toán là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm.


Phương pháp tính giá thành sản phẩm: theo phương pháp loại trừ sản phẩm
phụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Phương pháp tính giá xuất kho sử dụng phương pháp bình quân gia
quyền vào cuối kì.



Xí nghiệp khơng sử dụng tài khoản 152 để phản ảnh nguồn nguyên liệu
đầu vào, gạo nguyên liệu mua vào phản ảnh vào tài khoản 156. Để đơn giản hóa
cho cơng tác kế tốn thì các khoản chi phí bóc vác vận chuyển của cả quá trình
mua và bán lương thực đều được phản ảnh vào một tài khoản duy nhất đó là tài
khoản 641.


Phương pháp khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng theo đường thẳng
chi phí khấu hao được tính vào chi phí bán hàng


Do xí nghiệp là một đơn vị trực thuộc nên hình thức và phương pháp
ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phụ thuộc rất nhiều vào công ty. Xí
nghiệp sử dụng chung phần mềm kế toán KEYMAN 5.5 được nối mạng tồn
cơng ty. Bên cạnh đó các nhân viên kế toán cũng sử dụng Microsorf Exel để
phục vụ cho công tác kế tốn của mình. Kết thúc mỗi kỳ kế toán nhân viên kế
toán thực hiện báo sổ về công ty.


<b> 3.2.3 Lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp </b>


Trên cơ sở luật pháp của Nhà nước quy định, của ngành chủ quản, của Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, và nhiệm vụ của cơng ty giao, xí nghiệp tiến hành:
Thu mua gạo thơ về lau bóng và mua gạo đã lau bóng xuất khẩu theo giấy phép
của công ty, mua gạo trắng về sơ chế lại để xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của
xí nghiệp cũng là thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là châu Phi, Châu Mỹ,
và một số quốc gia ở Châu Á. Ngồi ra xí nghiệp cịn thực hiện cung cấp gạo cho
thị trường nội địa.


Phạm vi hoạt động của xí nghiệp là trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long tùy
theo nhiệm vụ và nhu cầu tiêu thụ mà xí nghiệp có thể tiến hành thu mua ở các
địa bàn lân cận như: Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ…Thông thường thương lái
các nơi đem gạo đến xí nghiệp tiến hành mua bán.



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i>Quy trình cơng nghệ sản xuất </i>


Gạo nguyên liệu (gạo lức) đưa vào sàn bỏ tạp chất rồi đưa vào hệ thống xát
trắng để bóc bỏ vỏ cám bao quanh hạt gạo. Sau đó gạo được đưa qua khâu tách
thóc và hệ thống lau bóng để làm bóng, ở khâu làm bóng có quy trình phun nước
thành sương để tạo độ ẩm thích hợp và hạn chế sự gãy bể hạt gạo. Sau khi hồn
thành cơng đoạn lau bóng, gạo được tách tấm và tùy theo yêu cầu chất lượng xuất
khẩu mà điều chỉnh công đoạn này để tạo ra các thành phẩm gạo 5% đến 25% tấm.
Nếu sau khi tách tấm mà độ ẩm gạo cao vượt 15% thì phải qua cơng đoạn sấy để
làm giảm độ ẩm.


<i> Mơ tả sản phẩm chính của xí nghiệp </i>
Sản phẩm Mô tả


Gạo 5% tấm Gạo có 5% là hạt bị gãy (tấm) cịn lại 95% là gạo
Gạo 10% tấm Gạo có 10% là hạt bị gãy (tấm) còn lại 90% là gạo
Gạo 15% tấm Gạo có 15% là hạt bị gãy (tấm) còn lại 85% là gạo
Gạo 20% tấm Gạo có 20% là hạt bị gãy (tấm) cịn lại 80% là gạo
Gạo 25% tấm Gạo có 25% là hạt bị gãy (tấm) còn lại 75% là gạo
Tấm 1 Gạo bị gãy có kích thước lớn hơn 2,8mm


Tấm 2 Gạo bị gãy có kích thước nhỏ hơn 2,8mm


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>HÌNH 5: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ LAU BĨNG GẠO </b>
<i> Tiêu chuẩn chất lượng và quy cách bao bì sản phẩm </i>


Xí nghiệp ln ln tn thủ đúng tiêu chuẩn chất lượng cũng như quy cách bao
bì mà tổng công ty đề ra.



Về chỉ tiêu chất lượng gạo theo TCVN 1643:1992


Yêu cầu vệ sinh: Theo TCVN 4733-89 và quyết định 867/1998/QĐ-BYT
ngày 04 tháng 04 năm 1998 danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực
phẩm của Bộ trưởng Bộ Y Tế.


Mức xát trắng của gạo được xác định theo TCVN 5645:2000


Đóng gói bao bì theo TCVN 5646-1992 hoặc theo các yêu cầu riêng của
công ty như sau: Bao chứa gạo xuất khẩu phải là bao mới chưa qua sử dụng, kích
cỡ trọng lượng do khách hàng quy định, sai số trong giới hạn cho phép. Đối với
gạo bán trong thị trường nội địa thì tùy theo yêu cầu của khách hàng có thể đóng
trong túi từ 10-50 kg được may bằng chỉ cotton hoặc đóng gói từ 1kg, 2kg, 5kg,


Gạo nguyên liệu


Lau bóng
Xác trắng
Loại bỏ tạp chất


Tách thóc


Phun sương


Tách tấm


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

10kg. Miệng túi được may ép chắc chắn bằng máy ép nhựa đảm bảo không rơi
vải trong quá trình vận chuyển.


Bảo quản hàng hóa theo TCVN 5646-1992



Vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng,
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về vận chuyển hàng nông sản theo quy định hiện
hành.


<b>3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP </b>


<b> Xí nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong việc thu mua lương thực để xuất </b>
khẩu, bán cung ứng cho các đơn vị khác bên trong công ty để xuất khẩu và bán lẻ
cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo 5% tấm,
10%, 15%, 20%, 25% tấm.


Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp thì thu nhập chủ
yếu của xí nghiệp bao gồm các khoản: doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng,
<b>doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu khác. </b>


Các khoản chi phí của xí nghiệp bao gồm các khoản: giá vốn hàng bán, chi
phí lưu thơng( chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), chi phí khác.


Lợi nhuận mà cơng ty thu được bao gồm các khoản như: lợi nhuận gộp từ
bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>(Nguồn số liệu: tổ kế tốn xí nghiệp 3) </i>
<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007 / 2006 </b> <b>2008 / 2007 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>



1. Doanh thu bán hàng 90.886,732 75.215,994 112.402,131 (15.670,738) (17,24) 37.186,137 49,44


2. Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 - 0 -


3. Doanh thu thuần từ hoạt động
bán hàng


90.886,732 75.215,994 112.402,131 (15.670,738) (17,24) 37.186,137 49,44


4. Giá vốn hàng bán 89.308,582 73.420,867 109.150,939 (15.887,715) (17,79) 35.740,072 48,69
5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng 1.578,150 1.795,127 3.241,192 216,977 13,75 1.446,065 80,56
6. Doanh thu từ hoạt động tài


chính


4,379 3,647 13,400 (0,732) (16,72) 9,753 267,43


7. Chi phí hoạt động tài chính 0 0 0 0 - 0 -


Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 0 0 - 0 -


8. Chi phí lưu thơng 1.192,914 1.806,586 3.114,090 613,672 51,44 1.307,504 72,37
Trong đó: Chi phí bán hàng 781,780 1.410,492 2.274,797 628,712 80,42 894,305 61,28


Chi phí quản lý 411,134 396,094 839,293 (15,040) (3,66) 443,199 111,89


9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh



386,615 (7,812) 140,502 (394,427) (102,02) 148,314 1.898,54


10. Thu nhập khác 7,264 0,520 375,312 (6,744) (92,84) 374,792 72.075,38


11. Chi phí khác 0 0 0 0 - 0 -


12. Lợi nhuận khác 7,264 0,520 375,312 (6,744) (92,84) 374,792 72.075,38


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

 Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng của xí nghiệp qua ba năm 2006 –
2008 lúc tăng lúc giảm. Năm 2007 đạt được 75.215,994 triệu đồng giảm
15.670,738 triệu đồng so với năm 2006 tức giảm 17,24%. Đến năm 2008 doanh
thu thuần mới bắt đầu tăng trở lại, tăng 37.186,137 triệu đồng, tức tăng 49,44%
so với 2007. Cụ thể là do:


+ Doanh thu bán hàng năm 2007 giảm so với năm 2006 là do hậu quả
của thiên tai, dịch hại đã làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào của xí
nghiệp từ đó tình hình tiêu thụ cũng giảm theo, mặt khác năm 2007 là năm đầu
tiên tiến hành cổ phần hóa, bộ phận nhân sự có phần thay đổi, nhân sự mới chưa
quen với môi trường mới nên bước đầu hoạt động chưa hiệu quả. Năm 2008 tình
hình tiêu thụ có chiều hướng tốt tăng 37.186,137 triệu đồng, tức tăng 49,44% so
với năm 2007. Điều này khẳng định tình hình tiêu thụ hàng hóa của xí nghiệp
tăng cao, sản phẩm của xí nghiệp được sự tin cậy của người tiêu dùng và xí
nghiệp đã khắc phục được những khó khăn nội tại của mình.


+ Các khoản giảm trừ doanh thu của xí nghiệp khơng có ở các năm,
điều này chứng tỏ hàng hóa do xí nghiệp làm ra ln đúng chất lượng, phẩm chất
quy cách theo yêu cầu khách hàng nên không có hàng bán bị trả lại, cũng như
giảm giá hàng bán. Đây cũng là tín hiệu tốt.


 Lợi nhuận gộp từ bán hàng qua ba năm 2006-2007 của xí nghiệp ln


tăng qua các năm. Năm 2007 lợi nhuận gộp bán hàng về số tiền tăng 216,977
triệu đồng, tức tăng 13,75% so với năm 2006. Đến năm 2008 lợi nhuận gộp của
xí nghiệp lại tiếp tục tăng cao, tăng 1.446,065 triệu đồng, tức tăng 80,56% so với
năm 2007. Chủ yếu là do:


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

tăng 48,69% so với 2007. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng giá vốn là do nền
kinh tế thị trường ngày càng phát triển, chính phủ ban hành các chính sách tăng
lương cho công nhân viên Nhà nước để khuyến khích tinh thần làm việc đồng
thời giúp cải thiện đời sống của công nhân viên chức ngày càng tốt hơn bên cạnh
đó giá nguyên vật liệu như: xăng, dầu, than,….phục vụ cho sản xuất cũng tăng
những nhân tố đó đã làm cho khâu sản xuất của xí nghiệp phải tốn thêm một lượng
chi phí nhiều hơn so với những năm trước, nên giá vốn để sản xuất ra sản phẩm
của xí nghiệp ngày càng tăng cao. Tuy nhiên ta thấy tốc độ tăng của doanh thu
tăng cao hơn so với tốc độ tăng của giá vốn điều này đã làm lợi nhuận gộp tăng.


 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của xí nghiệp biến động qua 3
năm, lúc giảm, lúc tăng. Năm 2007 so với 2006 giảm, về số tiền giảm 394,427
triệu đồng, về tỷ lệ giảm 102,02%. Năm 2008 tăng 148,314 triệu đồng, tức tăng
1.898,54% so với năm 2007 đã đóng góp một lượng thu nhập đáng kể vào lợi
nhuận cho xí nghiệp. Sự biến động của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
qua ba năm (2006 – 2008) cụ thể là do:


+ Lợi nhuận gộp từ bán hàng tăng liên tục qua ba năm 2006 – 2008,
năm 2007 về số tiền tăng 216,977 triệu đồng, tức tăng 13,75% so với năm 2006.
Đến năm 2008 lợi nhuận gộp của xí nghiệp lại tiếp tục tăng cao, tăng 1.446,065
triệu đồng, tức tăng 80,56% so với năm 2007


+ Doanh thu từ hoạt động tài chính của xí nghiệp khơng thay đổi theo
một chiều hướng nhất định mà có sự tăng giảm qua các năm cụ thể: năm 2007 so
với 2006 về số tiền giảm 0,732 triệu đồng về tỷ lệ giảm 16,72%, đến năm 2008


doanh thu tài chính tăng rất cao về số tiền tăng 9,753 triệu đồng, về tỷ lệ tăng
267,43%. Nguyên nhân của doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2008 tăng cao là
do lãi suất tiền gửi ngân hàng trong năm này tăng khá cao có lúc lãi suất tiền gửi
đạt mức 18%/ năm điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp trong việc sử
dụng lượng tiền thừa một cách tốt hơn nhằm tăng doanh thu cho xí nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Bình Minh. Do đó chi phí tài chính khơng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần
của xí nghiệp.


+ Chi phí lưu thơng tăng đều qua các năm, năm 2007 so với 2006 tăng
613,672 triệu đồng, tương đương 51,44 % là do chi phí bán hàng tăng 628,712
triệu đồng tương đương 80,42%, Chi phí quản lý giảm 15,040 triệu đồng, tức
giảm 3,66%. Ta thấy số giảm của chi phí quản lý khơng đủ bù đắp số tăng của
chi phí bán hàng nên chi phí lưu thơng tăng. Đến năm 2008 chi phí lưu thơng lại
tăng cao, tăng 1.307,504 triệu đồng, tương đương 72,37%, là do: chi phí bán
hàng tăng 894,305 triệu đồng tức tăng 61,28% về tỷ lệ, chi phí quản lý tăng
443,199 triệu đồng, tương đương 111,89%. Nguyên nhân của sự thay đổi là do
các khoản chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển (trong thời gian này giá
xăng dầu tăng một cách đột biến làm gia tăng chi phí vận chuyển), bóc vác, bảo
quản hàng hóa tăng cao và các khoản chi phí tiếp khách nhằm tạo mối quan hệ
tốt đẹp với các khách hàng.


 Lợi nhuận khác của xí nghiệp cũng có sự biến đổi khơng đồng đều qua
ba năm 2006 – 2008, năm 2007 so với 2006 giảm 6,744 triệu đồng, tương đương
92,84%, đến năm 2008 lại tăng mạnh 374,792 triệu đồng, tức tăng 72.075,38%
làm cho tổng lợi nhuận của xí nghiệp cũng biến đổi. Chủ yếu là do: thu nhập
khác của xí nghiệp biến đổi. Lợi nhuận khác của xí nghiệp chủ yếu do thu nhập
khác đem lại cịn chi phí khác khơng làm ảnh hưởng đến. Nguyên nhân của việc
tăng thu nhập khác một cách đột biến vào năm 2008 là do hoạt động cho thuê
kho bãi của xí nghiệp, bán thanh lý một số tài sản cố định, bán một lượng lớn vật


dụng không cần thiết và do khoản thu từ việc được bồi thường hợp đồng.


 Tổng lợi nhuận trước thuế của xí nghiệp cũng biến động qua ba năm
2006 – 2008, năm 2007 so với 2006 về số tiền giảm 404,171 triệu đồng, về tỷ lệ
giảm 101,84%, năm 2008 so với 2007 tăng 523,106 triệu đồng, tương đương
7.173,70%. Trong đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

+ Lợi nhuận khác của xí nghiệp cũng có sự biến đổi khơng đồng đều
qua ba năm 2006 – 2008, năm 2007 so với 2006 giảm 6,744 triệu đồng, tương
ứng 92,84%, đến năm 2008 tăng 374,792 triệu đồng, tức tăng 72.075,38%


 Do là đơn vị trực thuộc của công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh
Long nên xí nghiệp khơng trực tiếp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên không
thể xác định được lợi nhuận cuối cùng của xí nghiệp. Mặt khác cơng ty vừa tiến
hành cổ phần hóa nên được miễn thuế trong 2 năm đầu (2006-2007). Lợi nhuận
trước thuế cũng là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.


Xí nghiệp số 3 là đơn vị trực thuộc nên không được trực tiếp đàm phán và kí kết
hợp đồng với các đối tác nước ngồi mà phải thơng qua cơng ty. Cơng ty phân bổ
kế hoạch xuất hàng hóa bán xuất khẩu nhưng có định giá để xí nghiệp hạch tốn.
Tức là bán lại cho cơng ty theo giá công ty quy định để xuất khẩu. Trên báo cáo
gởi về công ty năm 2007 là lỗ nhưng xét về tổng thể tồn cơng ty thì cơng ty vẫn
lãi. Và trên khía cạnh thi đua ở nội bộ cơng ty thì xí nghiệp 3 vẫn là xí nghiệp
hoạt động có hiệu quả vì đã đem được lợi nhuận về cơng ty. Bởi vì giá bán nội bộ
gần sát với giá vốn nên khi bán nhiều ở thị trường nội bộ thì lợi nhuận đạt được
sẽ thấp. Trên ngun tắc đó mà cơng ty có chính sách đánh giá về hiệu quả hoạt
động cho từng xí nghiệp.


<b>3.4 THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN CỦA XÍ NGHIỆP </b>
<b>3.4.1 Thuận lợi </b>



Xí nghiệp được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của ban lãnh đạo công
ty, các ngành chức năng có liên quan đã tạo điều kiện cho xí nghiệp vượt qua khó
khăn và thử thách.


Là xí nghiệp sản xuất của một cơng ty uy tín trên thị trường (là công ty xuất
khẩu hiệu quả năm 2008)


Đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, lành nghề và nhiệt tình trong lao
động, có tính chất kỷ luật tốt, có tinh thần đồn kết, phát huy những sáng kiến
phục vụ cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao, lực lượng lãnh đạo có năng lực
và nhiều kinh nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

suất từ 6-8 tấn/giờ, máy vô bao gạo, máy may bao và băng chuyền tự động để
tăng năng suất và cải thiện điều kiện lao động. Có kho chứa hàng với sức chứa
tối đa có thể lên đến 5500 tấn vào lúc cao điểm.


Nơi đây có nguồn lao động tự do dồi dào nên mỗi khi cao điểm có thể huy
động đến mức cần thiết.


Xí nghiệp có vị trí rất thuận lợi cho việc lưu thơng, vận chuyển hàng hóa, xí
nghiệp có kho chứa hàng nằm cạnh sơng lớn, các xà lan có trọng tải lớn có thể ra
vào thuận lợi. Mặt khác xí nghiệp có trụ sở tại Bình Minh tiếp giáp với Cần Thơ,
Đồng Tháp có nguồn nguyên liệu dồi dào đảm bảo đủ nguồn cung cho quá trình
sản xuất. Cụm cảng Cái Cui đi vào hoạt động cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xuất khẩu lương thực của xí nghiệp.


Xí nghiệp hoạt động trên nguồn vốn từ cơng ty thông qua tài khoản tại ngân
hàng nên đảm bảo được vấn đề tài chính cho q trình hoạt động.



<b>3.4.2 Khó khăn của xí nghiệp </b>


<b> </b> Bên cạnh những thuận lợi xí nghiệp 3 cịn có những khó khăn chủ yếu sau:
Sau khi nước ta gia nhập WTO, chính sách mở cửa được thực hiện trên tất
cả các ngành nghề, trong đó có ngành nơng nghiệp cũng bị cạnh tranh gây gắt,
gần đây chính phủ cho phép một số mặt hàng nông sản từ Campuchia vào nước
ta với mức thuế gần như bằng 0 đã làm việc cạnh tranh ngày càng gây gắt, một số
mặt hàng gạo có xuất xứ từ Thái Lan, Đài Loan xuất hiện ngày một nhiều trong
thị trường nội địa. Nhiều mặt hàng nông sản ở nước bạn có chất lượng cao hơn
nước ta và tâm lý chuộng hàng ngoại đã làm việc tiêu thụ trong nước ngày càng
khó khăn.


Khoản 3 năm trở lại đây tình hình dịch hại trên cây lúa, thiên tai diễn biến
phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa từ đó ảnh hưởng lớn đến nguồn
nguyên liệu đầu vào của xí nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có những biến
động (lạm phát, khủng hoảng kinh tế) đã gây khơng ít khó khăn cho các doanh
nghiệp và xí nghiệp trực thuộc như xí nghiệp 3 cũng bị ảnh hưởng.


Năm vừa qua cơn sốt giá gạo do một số người đầu cơ, tích trữ đã làm ảnh
hưởng lớn đến hoạt động của xí nghiệp, đó là do xí nghiệp khơng có được một
lượng khách hàng thân thiết thường xuyên cung cấp nguồn nguyên liệu.


<b>3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP </b>


Dựa trên những thuận lợi và những khó khăn nêu trên xí nghiệp 3 đã định
hướng phát triển trong thời gian sắp tới như sau:


o Phấn đấu là đơn vị hoạt động có hiệu quả.



o Phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà công ty giao.


o Tiết kiệm tối đa các khoản mục chi phí trong sản xuất để hạ giá thành.
o Xí nghiệp sẽ tăng cơng suất máy móc, thiết bị trong giới hạn phù hợp


đảm bảo tiến độ và tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm.


o Mở rộng thị trường thu mua để gia công chế biến phục vụ cho nhu cầu
của khách hàng.


o Đảm bảo sản xuất hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn quy định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b>CHƯƠNG 4 </b>



<b> PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA XÍ NGHIỆP QUA 3 </b>



<b>NĂM 2006 - 2008 </b>



<b>4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ QUA 3 NĂM </b>


Xí nghiệp 3 sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng trong chương 4
này tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc tiêu thụ của các mặt hàng chính, thường
xuyên được sản xuất, còn các mặt hàng đặc biệt (sản xuất theo đơn đặt hàng) và
các phụ phẩm (cám) thì khơng đề cập đến.


<b>4.1.1 Phân tích theo kênh tiêu thụ </b>
Xí nghiệp có 2 kênh tiêu thụ chính:


 Bán nội bộ (bán cho các xí nghiệp khác trong cơng ty, xuất bán cho công


ty để xuất khẩu theo kế hoạch)


 Bán cung ứng – xuất khẩu (bán tiêu dùng cho các tổ chức, cá nhân trong
nước, và xuất khẩu trực tiếp: xuất khẩu theo giấy phép của cơng ty và
hạch tốn theo đơn giá xuất khẩu)


<b>Hình 6: DT TIÊU THỤ THEO KÊNH </b>


0
20000000
40000000
60000000
80000000
100000000
120000000


2006 2007 2008


<b>NĂM</b>


<b>N</b>


<b>gà</b>


<b>n </b>


<b>đồng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Bảng 4.1 BẢNG DOANH THU TIÊU THỤ BÁN HÀNG THEO KÊNH TIÊU THỤ </b>
Đvt: triệu đồng



<i>(Nguồn số liệu: tổ kế tốn xí nghiệp 3)</i>
<b> Năm </b>


<b>TT </b>


<b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>2007 - 2006 </b> <b>2008 - 2007 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


Bán nội bộ
công ty


3.241,180 55.898,458 103.557,844 52.748,278 1.624,63 47.659,562 85,26


Bán cung ứng
và XK


83.415,905 14.367,205 1.806,643 (69.048,700) (82,78) (12.560,562) (87,43)


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Qua bảng 4.1 trang 32 và đồ thị ta thấy:


<i> Doanh thu bán hàng nội bộ tăng đều qua các năm. Năm 2007 tăng về số </i>
tiền 52.657,278 triệu đồng tức tăng về tỷ lệ 1.624,63% so với 2006. Năm
2008 doanh thu bán hàng nội bộ lại tiếp tục tăng 47.659,562 triệu đồng
tức tăng 85,26% so với 2007.


<i> Doanh thu bán cung ứng và xuất khẩu giảm dần qua các năm. Năm 2007 </i>
giảm 69.048,700 triệu đồng, tức giảm 82,78%. Sang năm 2008 tiếp tục
giảm 12.560,562 triệu đồng, tương đương 87,43%.



Nguyên nhân:


Do kế hoạch phân bổ xuất khẩu và chính sách hoạt động của cơng ty đã
chuyển đổi ưu thế từ doanh thu bán hàng cung ứng và xuất khẩu sang doanh thu
bán hàng nội bộ trong doanh thu hoạt động của xí nghiệp. Các sản phẩm bán cho
các xí nghiệp khác trong công ty cũng nhằm mục tiêu xuất khẩu, do các xí
nghiệp khác khơng đủ hàng nên mua lại của xí nghiệp 3. Và bắt đầu từ năm 2007
các xí nghiệp khơng trực tiếp xuất khẩu nữa mà bán lại cho công ty để công ty
xuất khẩu. Từ đó việc bán cung ứng cho các đối tượng bên ngoài chỉ là bán lẻ
cho các thương lái, tiểu thương trong nước. Giá bán nội bộ có phần rẻ hơn so với
xuất khẩu điều này cũng ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu và lợi nhuận của xí
nghiệp.


<b>4.1.2 Phân tích theo nhóm mặt hàng tiêu thụ </b>


<b>4.1.2.1 Phân tích theo nhóm mặt hàng: Nhóm gạo và tấm </b>
<b>BẢNG 4. 2: GIÁ CỦA HAI NHÓM MẶT HÀNG QUA 3 NĂM </b>


<b> Đvt: VND </b>




<i>(Nguồn số liệu: tổ kế tốn xí nghiệp 3) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>BẢNG 4. 3: DT TIÊU THỤ THEO NHÓM MẶT HÀNG </b>


Đvt: triệu đồng


(<i>Nguồn số liệu:tổng hợp từ báo cáo bán hàng của xí nghiệp 3)</i>



<b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>20007-2006 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2008-2007 </b>


<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Giá cả bình quân của cả hai nhóm mặt hàng này đều tăng qua các năm.
Tăng cao và nhanh nhất là vào năm 2008, đây là năm có nhiều biến động trên thị
trường đã đẩy giá cả các mặt hàng lên cao điều này góp phần làm tăng doanh thu
tiêu thụ hàng hóa của xí nghiệp. Dựa vào bảng số liệu ta thấy doanh thu tiêu thụ
nhóm mặt hàng gạo, và nhóm mặt hàng tấm biến động qua 3 năm. Cụ thể như
sau:


<i>- Năm 2007 doanh thu tiêu thụ của cả nhóm gạo và tấm đều giảm: doanh </i>


thu của nhóm mặt hàng gạo giảm 14.968,763 triệu đồng, tương ứng 18,20% so với
2006. doanh thu của nhóm mặt hàng tấm giảm 1.422,659 triệu đồng, tức 32,31%
Nguyên nhân là do năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện CP hóa, đội ngũ nhân sự
có sự thay đổi lớn, cùng lúc đó với chính sách chuyên doanh một số mặt hàng chủ
đạo của công ty đã làm giảm doanh thu tiêu thụ của cả hai nhóm mặt hàng. Mặc dù
giá cả của hai nhóm mặt hàng này đều tăng so với năm 2006 nhưng doanh thu tiêu
thụ vào năm này vẫn giảm.



<i>- Năm 2008 doanh thu tiêu thụ của cả hai nhóm mặt hàng này bắt đầu tăng </i>
trở lại: doanh thu của nhóm các mặt hàng gạo tăng 30.599,059 triệu đồng, tương
đương 45.48% so với 2007, doanh thu từ nhóm mặt hàng tấm tăng 4.499,765
triệu đồng, tức tăng 151.02% so với 2007.


Nguyên nhân: sau một thời gian đổi mới loại hình doanh nghiệp cũng như đổi
mới cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân viên ở xí nghiệp đã quen với mơi trường làm
việc nơi đây. Từ đó có biện pháp nhằm phát huy những thế mạnh và khắc phục
những điểm yếu trong quá trình hoạt động của mình. Bên cạnh đó cơng ty nhận
thấy chính sách chuyên doanh năm 2007 không đạt hiệu quả và quyết định khơng
áp dụng chính sách này vào năm 2008. Do đó, chủng loại gạo kinh doanh vào
năm 2008 phong phú và đa dạng hơn so với 2007, góp phần làm tăng doanh thu
tiêu thụ của cả nhóm gạo và tấm. Một nhân tố khác là giá cả hàng hóa năm 2008
tăng cao (do lạm phát, đầu cơ, khủng hoảng lương thực toàn cầu) đã đẩy doanh
thu của các mặt hàng tăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>BẢNG 4.4: CƠ CẤU DT CỦA XN GIAI ĐOẠN 2006-2008 </b>


<b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


<b>DT </b>
<b>Triệu đồng </b>


<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>


<b>% </b>


<b>DT </b>
<b>Triệu đồng </b>



<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>


<b>% </b>


<b>DT </b>
<b>Triệu đồng </b>


<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>


<b>% </b>
Gạo các loại 82.254,915 90,50 67.286,152 89,46 97.885,211 87,08
Tấm các loại 4.402,170 4,84 2.979,511 3,96 7.479,276 6,65


Khác 4.229,647 4,65 4.950,331 6,58 7.037,644 6,27


Tổng 90.886,732 100 75.215,994 100 112.402,131 100


<i>(Nguồn: tính tốn từ 4.3 và 3.2 ) </i>


<b>HÌNH 7: ĐỒ THỊ CƠ CẤU DT TIÊU THỤ </b>
<b>Năm 2006</b>


90,50
4,65


4.85



<b>Năm 2007</b>


89.46
3.96 6.58


<b>Năm 2008</b>


87.08


6.65 6.27


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Qua bảng 4.4 và đồ thị ta có nhận xét về cơ cấu mặt hàng gạo các loại và
tấm các loại đang được tiêu thụ tại xí nghiệp một cách khái quát như sau:


<b>- Gạo các loại là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của xí </b>
nghiệp, là sản phẩm kinh doanh chính của xí nghịêp. Tuy tỷ trọng này có biến
đổi qua từng năm nhưng vẫn là nhóm hàng đóng góp phần lớn trong doanh thu
của xí nghiệp. Xí nghiệp cần giữ vững và tăng cường việc tiêu thụ sản phẩm của
nhóm mặt hàng này đồng thời chú trọng phát triển đối với nhóm mặt hàng tấm để
tăng doanh thu và lợi nhuận cho xí nghiệp.


<b>- Tấm các loại: Xí nghiệp cần chú trọng việc tiêu thụ mặt hàng tấm vì đây là mặt </b>
hàng có nhiều tiềm năng để tăng doanh thu tiêu thu. Vì tấm, cám là nguyên liệu
quan trọng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, là ngành đang phát triển ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>Bảng 4.5: KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ MỘT SỐ MẶT HÀNG TẠI XÍ NGHIỆP </b>


<b>Đvt: kg </b>
<b>STT Tên hàng hóa Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b> <b>So sánh 2007-2006 </b> <b>So sánh 2008-2007 </b>



<b>Số lượng </b> <b>% </b> <b>Số lượng </b> <b>% </b>


1 Gạo 5% tấm 14.970.468 5.278.664 5.666.638 (9.691.804) (64,74) 387.974 7,35


2 Gạo 10% tấm 16.000 0 1.664.000 (16.000) (100,00) 1.664.000 -


3 Gạo 15% tấm 1.856.995 4.226.925 1.001.000 2.369.930 127,62 (3.225.925) (76,32)


4 Gạo 20% tấm 209.884 0 22.597 (209.884) (100,00) 22.597 -


5 Gạo 25% tấm 4.818.460 6.008.750 5.671.301 1.190.290 24,70 (337.449) (5,62)


6 Tấm 1 1.164.753 174.757 954.966 (989.996) (85,00) 780.209 446,45


7 Tấm 2 176.254 614.872 485.201 438.618 248,86 (129.671) (21,09)


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Qua bảng so sánh trên ta thấy:


<i><b>- Năm 2007 so với 2006 khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng biến động khác </b></i>


nhau, có mặt hàng tăng, có mặt hàng giảm:


<i>+ Các mặt hàng có khối lượng tiêu thụ tăng so với 2006: </i>
Gạo 15% tấm tăng 127,62%, tương ứng 2.369.930 kg.
Gạo 25% tấm tăng 24,70%, tương ứng 1.190.290 kg.
Tấm 2 tăng 248,86%, tương ứng 438.618 kg.
3.998.838 kg


Nguyên nhân: năm 2007 chủng loại mặt hàng kinh doanh ở xí nghiệp ít


nên cơng ty phải phân bổ nhiều hơn những mặt hàng có sản xuất ở xí nghiệp.
(Năm 2007, hai loại gạo 10% và 20% tấm không được phân bổ sản xuất ở xí
nghiệp 3 nên lượng phân bổ ở các mặt hàng còn lại nhiều hơn).


<i>+ Các mặt hàng có khối lượng tiêu thụ giảm so với 2006 </i>
Gạo 5% tấm giảm 64,74% tương ứng 9.691.804 kg
Gạo 10% tấm giảm 100% tương ứng 16.000 kg
Gạo 20% tấm giảm 100%, tương ứng 209.884 kg
Tấm 1 giảm 85%, tương ứng 989.996 kg
10.907.684 kg
Nguyên nhân:


Gạo 10% và 20% tấm là hai mặt hàng không được sản xuất ở xí nghiệp 3
trong năm 2007 nên khơng phát sinh nghiệp vụ đối với hai loại mặt hàng này.


Gạo 5% tấm luợng tiêu thụ giảm là do năm 2007 giá gạo 5% tấm có giá bán
cao hơn các loại gạo khác trên thị trường (xem bảng 4.6 trang 43), và là năm lạm
phát khá cao, người tiêu dùng muốn tối thiểu hóa các khoản chi phí, gạo là mặt
hàng thiết yếu cho cuộc sống nên chiếm phần lớn mức chi tiêu của người dân.
Người tiêu dùng muốn tiết kiệm bằng cách chọn các loại gạo khác có giá phù
hợp hơn. Mặc khác xí nghiệp cịn phụ thuộc rất nhiều vào việc phân bổ hàng hóa
từ cơng ty nên lượng gạo 5% tấm trong thời gian này tiêu thụ ít.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>- Năm 2008 so với 2007, nhìn tổng quan thì khối lượng tiêu thụ của các sản </b>
phẩm có tăng so với 2007, tuy nhiên tăng rất chậm. Những mặt hàng nào có khối
lượng tăng ở năm trước thì có lượng tiêu thụ giảm vào năm này và ngược lại. Xét
trên từng mặt hàng thì có mặt hàng tăng có mặt hàng giảm:


<i>+ Các mặt hàng có khối lượng tiêu thụ tăng: </i>



Gạo 5% tăng 7,35%, tương ứng 387.974 kg


Gạo 10% tấm tăng 1.664.000 kg


Gạo 20% tấm tăng 22.597 kg


Tấm 1 tăng 446,45%, tương ứng 780.209 kg
2.854.780 kg
Nguyên nhân:


Gạo 5% năm 2008 giá gạo 5% tấm có biến động nhưng với mức độ không
lớn, hơn nữa sự biến động của các mặt hàng còn phụ thuộc nhiều vào sự chi phối
của công ty (tùy vào hợp đồng mà công ty ký được hàng năm mà có kế hoạch
phân bổ).


Hai mặt hàng gạo 10% và 20% tấm tăng là do việc chuyên hóa sản xuất
kinh doanh năm 2007 không đem lại kết quả khả quan mà cịn làm giảm tình
hình tiêu thụ sản phẩm, công ty quyết định không áp dụng chính sách này vào
năm 2008 nữa. Xí nghiệp trở lại hoạt động bình thường, mặt hàng tiêu thụ năm
2008 vì vậy phong phú và đang dạng hơn so với 2007, hai mặt hàng gạo 10% và
20% tấm lại được phân bổ sản xuất và kinh doanh.


Tấm 1 tăng là do xí nghiệp nhận thấy nhu cầu đối với loại hàng hóa này mà
ngoài lượng tấm chế biến được thì xí nghiệp còn mua thêm một lượng tấm để
bán ra bên ngoài.


<i>+ Các mặt hàng có lượng tiêu thụ giảm: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Gạo 15% tấm và gạo 25% tấm giảm nguyên nhân là do năm 2008 xí nghiệp
3 có nhiều mặt hàng hơn để cung ứng cho thị trường vì vậy kế hoạch phân bổ của


công ty cũng đồng bộ hơn ở các mặt hàng


Tấm 2 giảm là do 2007 lượng tấm 1 ít nên ngồi nhu cầu thực của tấm 2, nó
cịn đáp ứng một phần nhu cầu tấm 1 không thỏa mãn nên lượng tấm 2 năm này
tiêu thụ nhiều hơn. Sang năm 2008 khi cung tấm 1 đủ đáp ứng nhu cầu thị trường
thì việc tiêu thụ của tấm 2 lại trở về đúng với nhu cầu thực tế của nó.


<b>Tóm lại: Qua bảng số lượng tiêu thụ các sản phẩm ta chỉ đánh giá được </b>
khái qt tình hình tiêu thụ của xí nghiệp trong ba năm qua, để có cái nhìn cụ thể
hơn ta tiếp tục thơng qua đồ thị so sánh tình hình tiêu thụ.


0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
16000000
Gạo
5%
tấm
Gạo
10%
tấm
Gạo
15%
tấm
Gạo


20%
tấm
Gạo
25%
tấm
Tấm
1
Tấm
2
<b>Sản phẩm</b>
<b>s</b>
<b>ố </b>
<b>lư</b>
<b>ợ</b>
<b>ng </b>
<b>(k</b>
<b>g)</b>
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008


<b>Hình 8: ĐỒ THỊ SO SÁNH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HĨA GIAI </b>
<b>ĐOẠN 2006 -2008 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

cao của xí nghiệp là gạo 5% tấm, gạo 15% tấm, gạo 25% tấm. Xí nghiệp cần chú
ý đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ các sản phẩm này để nâng cao tình hình tiêu thụ
của xí nghiệp. Bên cạnh đó ta nên chú ý đến sản phẩm tiềm năng khác như các
sản phẩm tấm. Ta thấy vào năm 2006 khối lượng hàng hóa tiêu thụ nhiều nhất là
gạo 5% tấm, kế đến là gạo 25% tấm, tiêu thụ ít nhất là gạo 10% tấm. Năm 2007,
gạo 25% tấm có khối lượng tiêu thụ cao nhất, kế đến là gạo 5% tấm, gạo 10% và


20% không phát sinh trong năm này. Năm 2008 lượng gạo 5% và 25% tấm có
khối lượng tiêu thụ cao gần bằng nhau, tiêu thụ ít nhất vẫn là gạo 10% và 20%
tấm.


<b>4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TIÊU THỤ QUA 3 NĂM 2006- 2008 </b>
<b>4.2.1 Phân tích kết quả tiêu thụ </b>


<b>Bảng 4.6: BẢNG ĐƠN GIÁ CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA XÍ </b>
<b>NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 </b>


<b>Đơn vị tính: VNĐ </b>


<b>STT Tên hàng hóa </b>


<b>Năm </b>
<b>2006 </b>
<b>Năm </b>
<b>2007 </b>
<b>Năm </b>
<b>2008 </b>
<b>So sánh </b>
<b>2007- 2006 </b>
<b>So sánh </b>
<b>2008 - 2007 </b>
<b>Số </b>


<b>tiền </b> <b>% </b>


<b>Số </b>



<b>tiền </b> <b>% </b>


1 Gạo 5% tấm 3.839 4.466 7.268 627 16,23 2.802 62,74


2 Gạo 10% tấm 3.777 - 7.693 - - - -


3 Gạo 15% tấm 3.658 4.294 7.475 636 17,39 3.181 74,08


4 Gạo 20% tấm 3.791 - 8.579 - - - -


5 Gạo 25% tấm 3.556 4.254 6.387 698 19,63 2.133 50,14
6 Tấm 1 3.349 4.084 5.570 735 21,95 1.486 36,39
7 Tấm 2 2.844 3.685 4.452 841 29,57 767 20,81


<i>(Nguồn: Số liệu tổ kế tốn xí nghiệp 3) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

2006, gạo 25% tấm có tốc độ tăng cao hơn tăng 698 đồng và tức 19,63% so với 2006.
Hai mặt hàng cịn lại khơng phát sinh bán trong năm này nên không xác định được giá
bán. Đến năm 2008 tất cả đơn giá của các loại sản phẩm đều tăng cao so với hai năm
trước đây cả về số tiền lẫn tỷ lệ. Tăng mạnh là các mặt hàng gạo: như gạo 15% tấm tăng
3.181 đồng tức tăng 74,08%, gạo 5% tấm tăng 2.802 đồng tức tăng 62, 74% về tỷ lệ so
với 2007.


Nguyên nhân: việc tăng giá là do tình hình nền kinh tế thị trường hiện nay, từ khi nước ta
gia nhập WTO năm 2006 vật giá trong nước đều tăng cao từ nguyên vật liệu đầu vào, chi
phí vận chuyển, điện, xăng, dầu, máy móc thiết bị cho đến cả khâu bảo quản, phân phối
cũng đều tăng vọt so với trước đây để đồng nhất với giá cả của thế giới. Mặc khác cuộc
khủng hoảng lương thực toàn cầu diễn ra trong thời gian qua cũng ảnh hưởng lớn đến
giá cả lương thực, cầu về lương thực tăng tất yếu giá cũng phải tăng để cân bằng. Chính
những nguyên nhân đó làm tăng giá của tất cả loại sản phẩm nói chung và hàng lương


thực nói riêng.


Từ bảng số lượng tiêu thụ và bảng đơn giá sản phẩm ta có thể tính được doanh thu
tiêu thụ các sản phẩm chính của xí nghiệp qua ba năm 2006- 2008. Qua đó đánh giá được
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.


Qua bảng số 4.7 trang 45 ta thấy doanh thu tiêu thụ các sản phẩm chính của xí
nghiệp biến động qua các năm


+ Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm chính trong năm 2007 so với năm 2006 giảm
16.391,422 triệu đồng, tương ứng với mức giảm tỷ lệ là 18,92%.


Nguyên nhân


Các mặt hàng có doanh thu giảm so với 2006:


Gạo 5% tấm giảm 58,98% tương đương 33.897,114 triệu đồng
Gạo 10% tấm giảm 100% tương đương 60,432 triệu đồng
. Gạo 20% tấm giảm 100% tương đương 795,670 triệu đồng
Tấm 1 giảm 81,70% tương đương 3.187,050 triệu đồng
Các mặt hàng này làm giảm doanh thu tiêu thụ 37.940,266 triệu đồng.
Cácmặt hàng có doanh thu tăng so với 2006


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Các mặt hàng này góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ của xí nghiệp 21.548,844 triệu
đồng.


Ta thấy khoảng làm tăng doanh thu nhỏ hơn khoảng làm giảm doanh thu nên
doanh thu tiêu thụ chung của xí nghiệp trong năm 2007 giảm so với 2006.
+ Doanh thu tiêu thụ trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 35.098,824 triệu
đồng, tức tăng 49,95%



Nguyên nhân


+ Các mặt hàng có doanh thu tiêu thụ giảm so với 2007:


Gạo 15% tấm giảm 58,77% tương đương 10.667,941 triệu đồng
Tấm 2 giảm 4,66%tương đương 105,688 triệu đồng
Tổng hợp hai mặt hàng này làm giảm 10.773,629 triệu đồng
+ Các mặt hàng làm tăng doanh thu: ngoài hai mặt hàng nêu trên các mặt
hàng cịn lại đều góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ của xí nghiệp:


Gạo 5% tấm tăng 74,70 % tương đương 17.610,612 triệu đồng


Gạo 10% tấm tăng 12.801,152 triệu đồng


Gạo 20% tấm tăng 193,860 triệu đồng


Gạo 25% tăng 41,71 %, tương đương 10.661,376 triệu đồng
Tấm 1 tăng 645,29 % tương đương 4.605,453 triệu đồng
Tổng hợp tăng số tiền: 45.872,453 triệu đồng
Ta thấy năm 2008 hầu hết các sản phẩm trong năm này đều có doanh thu tiêu thụ
cao hơn so với 2007, các sản phẩm có doanh thu tiêu thụ giảm nhưng không
đáng kể. Điều này đã làm doanh thu tiêu thụ năm 2008 tăng nhanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>Bảng 4.7: BẢNG DOANH THU TIÊU THỤ MỘT SỐ MĂT HÀNG CHỦ YẾU QUA 3 NĂM 2006-2008 </b>
Đvt: triệu đồng


<i>(Nguồn số liệu:tính tốn từ bảng 4.6 và 4.7)</i>


<b>STT </b> <b>Tên hàng hóa </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>



<b>Chênh lệch 2007 - 2006 </b> <b>Chênh lệch 2008 - 2007 </b>


<b>Số tiền </b> <b>Tỷ lệ % </b> <b>Số tiền </b> <b>Tỷ lệ % </b>


1 Gạo 5% tấm 57.471,627 23.574,513 41.185,125 (33.897,114) (58,98) 17.610,612 74,70


2 Gạo 10% tấm 60,432 0 12.801,152 (60,432) (100) 12.801,152 -


3 Gạo 15% tấm 6.792,888 18.150,416 7.482,475 11.357,528 167,20 (10.667,941) (58,78)


4 Gạo 20% tấm 795,670 0 193,860 (795,670) (100) 193,860 -


5 Gạo 25% tấm 17.134,444 25.561,223 36.222,599 8.426,779 <sub>49,18 </sub> <sub>10.661,377 </sub> <sub>41,71 </sub>


6 Tấm 1 3.900,758 713,708 5.319,161 (3.187,050) <sub>(81,70) </sub> <sub>4.605,453 </sub> <sub>645,29 </sub>


7 Tấm 2 501,266 2.265,803 2.160,115 1.764,537 352,02 (105,688) (4,66)


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>4.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố số lượng và giá bán đến </b>
<b>doanh thu tiêu thụ </b>


Doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận rịng mà cơng ty
đạt được hàng năm. Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc
tăng hay giảm doanh thu đều có ý nghĩa rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh
của công ty. Do đó để xác định sự thay đổi của doanh thu ta thơng qua việc phân
tích các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ đó là nhân tố khối
lượng và nhân tố giá bán.


Ta có:



Doanh thu tiêu thụ = Số lượng tiêu thụ x Giá bán


Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn vào hai bảng số lượng và giá bán
để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố số lượng tiêu thụ và giá bán đến
doanh thu tiêu thụ của từng sản phẩm cụ thể như sau:


Gọi L là doanh thu tiêu thụ


L0 là doanh thu tiêu thụ năm trước


L1 là doanh thu tiêu thụ năm sau


Q0 là số lượng tiêu thụ năm trước


Q1 là số lượng tiêu thụ năm sau


P0 là giá bán năm trước


P1 là giá bán năm sau


Sau đây là bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
<i>Ghi chú: Q= Q</i>1P0 - Q0P0


P=Q1P1 - Q1P0


L=Q1P1 - Q0P0


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<i>(Nguồn: Tính toán dựa vào bảng 4.5 và 4.6) </i>



<b>Sản phẩm </b> <b>Q0</b> <b>Q1</b> <b>P0</b> <b>P1</b> <b>L0=Q0P0</b> <b>Q1P0</b> <b>L1 =Q1P1</b> <b>Q </b> <b>P </b> <b>L </b>


Gạo 5% tấm 14.970.468 5.278.664 3,839 4,466 57.471.627 20.264.791 23.574.513 (37.206.836) 3.309.722 (33.897.114)


Gạo 10% tấm 16.000 0 3,777 - 60.432 0 0 (60.432) - (60.432)


Gạo 15% tấm 1.856.995 4.226.925 3,658 4,294 <sub>6.792.888 </sub> 15.462.091 <sub>18.150.416 </sub> 8.669.204 <sub>2688.324 </sub> 11.357.528


Gạo 20% tấm 209.884 0 3,791 - 795.670 0 0 (795.670) - (795.670)


Gạo 25% tấm 4.818.460 6.008.750 3,556 4,254 17.134.444 21.367.115 25.561.223 4.232.671 4.194.108 8.426.779
Tấm 1 1.164.753 174.757 3,349 4,084 3.900.758 585.261 713.708 (3.315.497) 128.446 (3.187.050)
Tấm 2 176.254 614.872 2,844 3,685 501.266 1.748.696 2.265.803 1.247.430 517.107 1.764.537
Tổng 23.212.814 16.303.968 <sub>- </sub> <sub>- 86.657.085 59.427.955 70.265.663 (27.229.130) 10.837.708 (16.391.422) </sub>


<b>Bảng 4.8: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ KHỐI LƯỢNG VÀ </b>
<b>NHÂN TỐ GIÁ BÁN ĐẾN DOANH THU TIÊU THỤ NĂM 2006 – 2007 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>- Năm 2007 so với 2006: Mức độ ảnh hưởng của từng sản phẩm đến doanh thu </b>
tiêu thụ trong năm 2007 không thay đổi theo một chiều hướng nhất định mà có
<b>sự biến động phức tạp. Cụ thể: </b>


<i>+ Các sản phẩm làm giảm doanh thu tiêu thụ: </i>


Gạo 5% tấm giảm 33.897.114 ngàn đồng
Tấm 1 giảm 3.187.050 ngàn đồng
Gạo 10% tấm giảm 60.432 ngàn đồng
Gạo 20% tấm giảm 795.670 ngàn đồng.
37.940.266 ngàn đồng.



<i>+ Các sản phẩm làm tăng doanh thu tiêu thụ: </i>


Gạo 15% tấm tăng 11.357.528 ngàn đồng
Gạo 25% tấm tăng 8.426.779 ngàn đồng
Tấm 2 tăng 1.764.537 ngàn đồng.
21.548.844 ngàn đồng


Tuy nhiên tốc độ tăng của các sản phẩm làm tăng doanh thu tiêu thụ
không đủ bù đắp tốc độ làm giảm doanh thu của các sản phẩm làm giảm doanh
thu. Nên doanh thu tiêu thụ trong năm 2007 giảm16.391.422 ngàn đồng so với
doanh thu tiêu thụ trong năm 2006.


Nhận xét:


Ta thấy lượng tiêu thụ của năm 2007 giảm mạnh so với 2006, đã làm giảm
doanh thu tiêu thụ 27.229.130 ngàn đồng. Nhìn chung năm 2007 giá cả các mặt
hàng đều tăng đã làm tăng doanh thu 10.837.708 ngàn đồng tổng hợp ảnh hưởng
của sự biến động về lượng và giá đã làm doanh thu bán hàng của các sản phẩm
chính năm 2007 giảm 16.391.422 ngàn đồng so với 2006 (bằng đối tượng phân
tích). Sự giảm đi về doanh thu trong năm này chủ yếu là do lượng tiêu thụ giảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i>(Nguồn: Tính tốn dựa vào bảng 4.5 và 4.6) </i>


<b>Sản phẩm </b> <b>Q0</b> <b>Q1</b> <b>P0</b> <b>P1</b> <b>L0=Q0P0</b> <b>Q1P0</b> <b>L1 =Q1P1</b> <b>Q </b> <b>P </b> <b>L </b>


Gạo 5% tấm 5.278.664 5.666.638 4,466 7,268 23.574.513 25.307.205 41.185.125 1.732.692 15.877.920 17.610.612


Gạo 10% tấm 0 1.664.000 - 7,693 0 - 12.801.152 - 12.801.152 12.801.152


Gạo 15% tấm 4.226.925 1.001.000 4,294 7,475 18.150.416 4.298.294 7.482.475 (13.852.122) 3.184.181 (10.667.941)



Gạo 20% tấm 0 22.597 - 8,579 0 - 193.860 - 193.860 193.860


Gạo 25% tấm 6.008.750 5.671.301 4,254 6,387 25.561.223 24.125.714 36.222.599 (1.435.508) 12.096.885 10.661.377
Tấm 1 174.757 954.966 4,084 5,570 713.708 3.900.081 5.319.161 3.186.374 1.419.079 4.605.453
Tấm 2 614.872 485.201 3,685 4,452 2.265.803 1.787.966 2.160.115 (477.838) 372.149 (105.688)
Tổng 16.303.968 15.495.703 - - 70.265.663 59.419.261 105.364.487 (10.846.402) 45.945.226 35.098.824


<b> Bảng 4.9: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ KHỐI LƯỢNG VÀ NHÂN TỐ GIÁ </b>
<b>BÁN ĐẾN DOANH THU TIÊU THỤ NĂM 2007 – 2008 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>- Năm 2008 so với 2007: </b>Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng và giá bán của
từng sản phẩm trong năm 2008 nhìn chung đều làm doanh thu tiêu thụ tăng.


<i>+ Các sản phẩm làm tăng doanh thu tiêu thụ: </i>


Gạo 5% tấm tăng 17.610.612 ngàn đồng
Gạo 10% tấm tăng 12.801.152 ngàn đồng
Gạo 20% tấm tăng 193.860 ngàn đồng
Gạo 25% tấm tăng 10.661.377 ngàn đồng
Tấm 1 tăng 4.605.453 ngàn đồng
45.872.454 ngàn đồng
<i>+ Các sản phẩm làm giảm doanh thu tiêu thụ: </i>


Gạo 15% tấm giảm 10.667.941 ngàn đồng
Tấm 2 làm giảm 105.688 ngàn đồng
10.773.629 ngàn đồng


Tuy nhiên tốc độ làm giảm doanh thu tiêu thụ của các sản phẩm làm giảm
doanh thu không kịp tốc độ làm tăng doanh thu của các sản phẩm còn lại nên


tổng doanh thu tiêu thụ năm 2008 tăng 35.098.824 ngàn đồng so với 2007. Đây là
dấu hiệu khả quan xí nghiệp cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình một cách
hiệu quả đẩy mạnh được quá trình tiêu thụ các sản phẩm chính. Tuy nhiên cần
lưu ý thêm rằng việc tăng doanh thu của năm 2008 chủ yếu là do ảnh hưởng của
nhân tố giá bán. Biến động về giá tăng 45.945.226 ngàn đồng trong khi biến
động về lượng giảm 10.846.402 ngàn đồng. Giá bán là nhân tố khách quan xí
nghiệp khơng thể điều tiết được vì giá bán sản phẩm phụ thuộc nhiều vào cung
cầu hàng hóa trên thị trường và do quyết định từ phía cơng ty. Tóm lại doanh thu
tiêu thụ năm 2008 có tăng nhưng tăng khơng bền vững.


<b> 4.2.3 Đánh giá thơng qua một số chỉ tiêu tài chính </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>BẢNG 4.10: TỶ SỐ SINH LỜI TRÊN DOANH THU </b>


<b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b>


<b>Chênh lệch </b>


<b>2007-2006 </b> <b>2008-2007 </b>
<b>Số tiền </b> <b>% </b> <b>Số tiền </b> <b>% </b>
Tỷ số sinh


lời trên DT 0,44 (0,01) 0,46 (0,45) 102.27% 0,47 4.700%
- Tỷ số sinh lời trên doanh thu năm 2007 so với năm 2006 giảm về số tiền
0,45 tương ứng với mức giảm về tỷ lệ là 102,27%. Một đồng doanh thu đem về
năm 2007 sẽ làm xí nghiệp lỗ mất 0,0001 đồng. Nguyên nhân do chi phí bán
hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng một cách đột ngột (tăng gấp đôi)
trong khi lượng hàng tiêu thụ lại giảm so với 2006


- Tỷ số sinh lời trên doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,47 tương


ứng với mức giảm tỷ lệ là 4.700%. Một đồng doanh thu thu được sẽ làm lợi
nhuận năm 2008 tăng 0,0046 đồng. Năm 2008 doanh thu đã đem lại lợi nhuận
cho xí nghiệp. Nguyên nhân do khoản thu từ bán hàng có tốc độ tăng lớn hơn so
với tăng của chi phí lưu thơng và giá vốn hàng bán nên đã làm lợi nhuận tăng.


<b>Tóm lại, khi ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính ta sẽ thấy được </b>
hiệu quả của việc tiêu thụ hàng hóa giữa năm này với năm khác, để từ đó giúp
cơng ty hồn thiện cơng tác kế tốn tiêu thụ hàng hóa cũng như giúp hoạch định
được kế hoạch tiêu thụ hàng hóa trong những năm tới một cách tốt hơn


<b>4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU </b>
<b>THỤ </b>


<b>4.3.1 Nhân tố chủ quan </b>


<b>4.3.1.1 Tình hình cung cấp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>Bảng4.11: SỐ LƯỢNG MỘT SỐ MẶT HÀNG NHẬP KHO </b>
<b>GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 </b>


<i>(Nguồn: Số liệu tổ kế tốn xí nghiệp 3) </i>
<b>STT </b>


<b>Tên hàng hóa </b> <b>Năm 2006 </b> <b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b>


<b>Chênh lệch 2007-2006 Chênh lệch 2008-2007 </b>


<b>KL </b> <b>% </b> <b>KL </b> <b>% </b>


1 Gạo 5% tấm 11.503.434 2.716.957 931.285 (8.786.477) (76.38) (1.785.672) (65.72)


2 Gạo 15% tấm 1.854.322 1.257.098 1.239.117 (597.224) (32.21) (17.981) (1.43)
3 Gạo 20% tấm 2.250.852 0 5.452.628 (2.250.852) (100.00) 5.452.628 -
4 Gạo 25% tấm 2.302.308 2.279.360 1.076.832 (22.948) (1.00) (1.202.528) (52.76)
5 Gạo nguyên liệu 5.416.866 13.432.912 10.412.473 8.016.046 147.98 (3.020.439) (22.49)


6 Tấm 1 266.449 0 836.041 (266.449) (100.00) 836.041 -


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Qua bảng nhập kho một số mặt hàng ta thấy số lựơng nhập hàng của các sản
phẩm luôn biến động lúc tăng lúc giảm không theo một chiều hướng nhất định nào
cả: Năm 2007 khối lượng hàng hóa nhập kho giảm so với 2006 là 3.907.904 kg,
tức giảm 16.56%, nguyên nhân là do năm 2007 phần lớn nhân viên của xí nghiệp
điều là người mới nên chưa có được lượng khách hàng thân thiết, chưa quen với
điều kiện nơi đây, và do mất mùa nên lượng gạo nguyên liệu mua vào ít. Năm
2008 tình hình mua ngun liệu đầu vào có phần khả quan hơn tăng 262.049 kg,
tương đương 1.33%. Tuy lượng ngun liệu mua vào có phần tăng nhưng khơng
đáng kể, điều này cũng phù hợp với chính sách mà xí nghiệp đề ra: mua đủ
nguyên liệu cho quá trình chế biến, cung cấp cho thị trường, tránh trường hợp
thừa vào cuối kỳ.


Vào đầu mỗi năm tài chính xí nghiệp sẽ được cơng ty giao cho chỉ tiêu về
lượng gạo sẽ tiêu thụ trong năm. Trên cơ sở đó xí nghiệp có kế hoạch thu mua
cho phù hợp đảm bảo luôn cung ứng đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng hàng hóa cho
khách hàng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan (do thất mùa, trúng
mùa, do đầu cơ, giá cao…) mà lượng nguyên liệu thu mua được có thể vượt,
đúng và khơng đạt chỉ tiêu. Xí nghiệp hạn chế tối đa việc xảy ra tình trạng thiếu
hụt hàng hóa làm ảnh hưởng đến uy tín xí nghiệp, danh tiếng cơng ty.


<b>4.3.1.2 Tình hình dự trữ hàng hóa </b>


Vì kinh doanh mặc hàng có tính chất dể hỏng và hạn dùng khơng lâu nên


xí nghiệp khơng chủ trương có chính sách hàng tồn kho vào cuối kỳ để tiết kiệm
chi phí bảo quản và tránh những tổn thất do việc cất trữ gây ra, tuy nhiên xí
nghiệp vẫn có một lượng hàng trong kho do chưa kịp vận chuyển hay kí gởi vào
cuối kỳ. Xí nghiệp đảm bảo số lượng hàng hóa dự trữ trong kho được bảo quản
tốt, đúng quy định và an toàn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.Việc quản lý và
bảo quản về tình hình biến động cả về số lượng lẫn giá trị hàng hóa, trong hạch
<b>tốn chi tiết hàng tồn kho kế toán theo dõi trên những thẻ, sổ chi tiết. </b>


<b>4.3.1.3 Chất lượng hàng hóa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

phẩm đều đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định. Khơng vì sản xuất chạy theo chất
lượng mà không chú trọng đến chất lượng.


Trong quá trình sản xuất như hiện nay, máy móc thiết bị ngày càng thay
đổi và hiện đại hơn, do vậy để nâng cao chất lượng hàng hoá thì cơng ty đã mạnh
dạn thanh lý các tài sản, máy móc thiết bị đã lỗi thời và đã bị hao mòn cả hữu
hình và vơ hình.


<b>4.3.1.4 Phương thức bán hàng </b>


Trên cơ sở hợp đồng ký kết thì cơng ty tiến hành phân bổ lượng hàng cho
từng xí nghiệp. Thơng thường thì các xí nghiệp thuê các xà lan vận chuyển hàng
đến cảng.


Việc tiêu thụ hàng hóa tại cơng ty thường áp dụng theo các hình thức bán
hàng sau:


 Bán buôn theo phương thức chuyển hàng: áp dụng cho các hợp đồng
xuất khẩu hay mua bán ở các khu vực khác trong nước.



 Bán bn nhận hàng trực tiếp tại kho hàng hóa áp dụng cho việc bán lẽ
tiêu dùng cho các thương lái kinh doanh tại các chợ.


Với những phương thức bán hàng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng
khách hàng, công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long nói chung và xí
nghiệp số 3 nói riêng đã phần nào nâng cao được tình hình tiêu thụ của đơn vị
mình


<b>4.3.2 Nhân tố khách quan </b>


<b>4.3.2.1 Nhân tố thuộc về chính sách Nhà nước </b>


Các sản phẩm xuất khẩu là gạo thì khơng phải chịu thuế xuất khẩu điều
này cũng tạo một lợi thế cho việc cạnh tranh về giá bán với một số nước xuất
khẩu gạo khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

cùng mà công ty đạt được. Đây là động lực giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh việc
tiêu thụ hàng hóa nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận.


Chính sách kinh tế và giao thương quốc tế ngày càng mở rộng. Từ khi
gia nhập WTO đến nay, nhà nước luôn thực hiện tối đa chính sách mở cửa đối
với tất cả các mặt hàng, điều này sẽ làm cho các mặt hàng nơng sản nói chung và
gạo nói riêng sẽ gia nhập vào nước ta. Đây là một bất lợi lớn cho quá trình tiêu
thụ của các sản phẩm gạo ở thị trường nội địa. Các cơng ty sản xuất lương thực
nói chung và xí nghiệp 3 nói riêng phải đề ra chính sách phù hợp với tình hình
nền kinh tế mở như hiện nay. Đồng thời việc mở cửa cũng sẽ giúp cho việc tiêu
thụ ra nước ngoài một cách thuận lợi hơn. Phải khắc phục khó khăn và tận dụng
cơ hội của thời hội nhập để nâng cao tình hình tiêu thụ tăng doanh thu và lợi
nhuận, đó là mục tiêu phấn đấu của tất doanh nghiệp.



<b>4.3.2.2 Nhân tố thuộc về xã hội </b>


<b> Trong cuộc sống hiện ngày thu nhập của người dân ngày càng cao xu thế </b>
ăn no mặc ấm, ăn chắc mặc bền đã khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế nữa.
Người dân hiện nay có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp và chuộng hàng ngoại, chính vì
những điều này đã gây khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Nếu như trước
đây các doanh nghiệp chỉ cạnh tranh lẫn nhau thì bây giờ phải cạnh tranh cả với
xu thế mới, các doanh nghiệp phải có những giải pháp cụ thể để tạo ra các sản
phẩm mới, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có như vậy khả
năng tiêu thụ được hàng hóa mới cao.


<b>4.3.2.3 Giá bán </b>


Đối với các doanh nghiệp khác thì giá bán thuộc nhân tố chủ quan nhưng
ở xí nghiệp 3 thì giá bán thuộc nhân tố khách quan.


Ở xí nghiệp 3 giá bán là do công ty quy định trên cơ sở hợp đồng mua
<b>bán được ký kết. . </b>


Hiện nay, xí nghiệp đang áp dụng các chính sách định giá như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

và giữ được các khách hàng thân thiết đối với việc tiêu thụ ở thị trường
nội địa.


+ Giá nhân nhượng: mặc dù công ty đã có bảng giá cụ thể cho từng loại sản
phẩm nhưng đối với giá bán nội bộ thì phải thấp hơn, đảm bảo cho cả đơi
bên đều có lợi.


Các xí nghiệp khơng được tự quyết về vấn đề giá bán (đối với hàng bán nội
bộ) điều này cũng là một khó khăn gây sức ép cho việc định giá mua nguyên liệu


đầu vào. Còn bán lẻ cho tiêu dùng thì xí nghiệp căn cứ vào giá bán trên thị
trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>CHƯƠNG 5 </b>


<b> MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA </b>
<b>XÍ NGHIỆP </b>


<b>5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ </b>


Trong những năm gần đây sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt
để tồn tại thì hai yếu tố mua và bán hàng là hai yếu tố quan trọng hàng đầu của
các doanh nghiệp. Sự lưu chuyển hàng hóa là hoạt động quan trọng nhất của bất
kỳ đơn vị kinh doanh nào nhằm đạt lợi nhuận cao nhất.


Qua giai đoạn 2006 – 2008, ta đã đánh giá được phần nào tình hình tiêu thụ
hàng hóa của xí nghiệp. Mặc dù nền kinh tế nước ta có nhiều biến động, nhất là
từ khi gia nhập WTO năm 2006 đến nay, các cơng ty nước ngồi xâm nhập vào
thị trường nước ta rất nhiều. Tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam đều đứng trong
thế cạnh tranh gay gắt. Nhưng bằng sự quản lý, chỉ đạo sáng suốt của ban giám
đốc xí nghiệp, sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty và sự cố gắng của tồn thể
nhân viên, xí nghiệp đã cố gắn vượt qua mọi khó khăn trước mắt. Từ việc doanh
thu giảm sút vào năm 2007 xí nghiệp cố gắng tăng doanh thu tiêu thụ vào năm
2008, hoạt động lỗ năm 2007 nhưng đạt lợi nhuận vào năm 2008. Tình hình tiêu
thụ tại xí nghiệp phát triển theo chiều hướng tốt. Xí nghiệp cần cố gắn duy trì và
phát triển tình hình tiêu thụ để đem lại lợi nhuận cho xí nghiệp, cơng ty.


<b>5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ </b>
<b>5.2.1 Về công tác đối ngoại và thị trường </b>



Xí nghiệp có 2 đối tượng khách hàng: đó là khách hàng tiêu thụ sản
phẩm của xí nghiệp và khách hàng cung cấp nguồn nguyên liệu hoạt động cho xí
nghiệp. Đối với cả 2 đối tượng khách hàng xí nghiệp nên có những chính sách
phù hợp.


<b>5.2.1.1 Đối với khách hàng tiêu thụ sản phẩm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

số bán ra. Hàng lương thực là mặt hàng thiết yếu trong đời sống nó chiếm tỷ
trọng lớn trong chi tiêu của người dân, xí nghiệp khơng chủ trương sẽ đầu cơ tích
trữ nhằm để tăng lợi nhuận gây thiệt hại cho người tiêu dùng.


<b>5.2.1.2 Đối với khách hàng là người cung cấp </b>


Đối với khách hàng là người cung cấp: xí nghiệp phải có chiến lược định
giá mua thích hợp nhằm đảm bảo hoạt động có lãi, tuy nhiên cũng khơng cố tình
ép giá gây mất lòng tin ở người cung cấp. Thực hiện thanh toán hợp đồng đúng
kỳ hạn tạo sự an tâm, tin tưởng cho người cung cấp. Hiện nay xí nghiệp thực hiện
chính sách thanh tốn tiền ngay, và thực hiện mua hàng thỏa thuận, giá cả cạnh
tranh phần nào tạo được niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên xí nghiệp cần chủ
động tìm nguồn nguyên liệu đảm bảo cho quá trình hoạt động của mình chứ
khơng nên chỉ đợi các thương lái vận chuyển hàng đến. Mặt khác khi ký kết hợp
đồng mua hàng với các đối tượng khách hàng thân thiết xí nghiệp có thể ứng
trước một khoản tiền mua hàng tạo cảm giác an tâm cho người cung cấp.


<b>5.2.2 Về công tác quản lý </b>


<b>5.2.2.1 Đối với bộ máy điều hành </b>


Đội ngũ nhân sự tại xí nghiệp đều là những người có trình độ chun môn
cao, được tổ chức hợp lý phù hợp với quy mơ của xí nghiệp. Việc bố trí, sử dụng


cán bộ đảm bảo hiệu quả trước mắt và lâu dài. Tuy không được trực tiếp tuyển
dụng nhân viên mới nhưng xí nghiệp có thể kiến nghị về nhu cầu nhân sự cũng
như báo cáo về tinh thần làm việc của các nhân viên tại xí nghiệp đối với cơng ty,
để cơng ty có chính sách bố trí nhân sự mới đáp ứng nhu cầu. Vì vậy phải thật
khách quan đánh giá và bố trí nhân sự tránh lãng phí nhân tài, đó cũng là một
cách để tăng hiệu quả hoat động.


<b> </b>

<b>5.2.2.2 Đối với khu vực sản xuất </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

động. Xí nghiệp cần có những chính sách tiền th ù lao cũng như việc đãi ngộ hợp
lý đối với những người lao động tự do làm việc tại xí nghiệp vì phần lớn hoạt
động của xí nghiệp đều phù thuộc vào những lao động tự do này. Do đặc thù của
ngành hoạt động là lau bóng gạo, dự trữ gạo, tiêu thụ nên môi trường có nhiều
bụi, xí nghiệp cần có biện pháp giảm lượng bụi tạo môi trường làm việc thoải
mái cho người lao động.


Tóm lại


Để tăng doanh thu tiêu thụ hàng hóa sản phẩm dịch vụ xí nghiệp cần chú
trọng đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng hóa bán ra, có như vậy thì việc tăng doanh
thu mới được bền vững. Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, xí nghiệp cần chú trọng
tiêu thụ các mặt hàng gạo 5% tấm, 25% tấm vì đây là hai mặt hàng luôn góp
phần lớn trong doanh thu của xí nghiệp, thường xuyên phát sinh nghiệp vụ và
nhu cầu đối với loại hàng này hiện nay luôn có. Bên cạnh đó ta cần chú trọng đẩy
mạnh tiêu thụ mặt hàng tấm vì nhu cầu đối với mặt hàng này đang tăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>CHƯƠNG 6 </b>


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>
<b>6.1 KẾT LUẬN </b>



Công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long là một doanh nghiệp cổ
phần nhà nước, có bộ máy quản lý độc lập và có quy mơ tương đối lớn có nhiều
xí nghiệp sản xuất trực thuộc so với các doanh nghiệp khác trong tỉnh. Nhiệm vụ
của công ty là sản xuất, kinh doanh thực phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống xã
hội. Trước nền kinh tế mở hiện nay, việc tiêu thụ hàng hóa, mở rộng quy mô hoạt
động là mục tiêu quan trọng mà công ty đang cố gắng thực hiện tốt và ngày càng
tốt hơn. Khởi đầu là việc tiêu thụ tốt hàng hóa ở các xí nghiệp trực thuộc, bản
thân mỗi tế bào khỏe mạnh sẽ tạo một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy cần phải nâng
cao tình hình tiêu thụ ở các xí nghiệp góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho
công ty. Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp chế biến l ương thực số 3 tôi đã củng
cố thêm được kiến thức đã học ở trường và liên hệ thực tiễn tại xí nghiệp. Mặc
dù thời gian thực tập tại xí nghiệp có hạn, hiểu biết về thực tế chưa nhiều nhưng
với những nỗ lực trong thời gian qua tôi xin đưa ra một số nhận xét.


Tình hình tiêu thụ hàng hóa của xí nghiệp trong năm 2008 đã có nhiều tiến
bộ, doanh thu tiêu thụ trong năm tăng hơn năm 2007 là 37.196,137 triệu đồng
góp phần tăng thêm lợi nhuận cho cơng ty.


Trong quá trình tiếp xúc thực tế, hiện nay việc tiêu thụ hàng hóa của xí
nghiệp có những chuyển biến đáng kể, chất lượng hàng hóa ngày được nâng cao.
Sản xuất gần như đi vào quỹ đạo, hàng hóa mua vào và bán ra ngày càng nhiều
góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động tự do ở địa phương, tạo
thu nhập ổn định cho người lao động.


Xí nghiệp có văn phịng được trang bị tương đối hiện đại đã tạo cho một
môi trường làm việc tốt, thoải mái đáp ứng nhu cầu cho đội ngũ nhân viên tạo
tinh thần hăng hái với công việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>6.2 KIẾN NGHỊ </b>



Qua ba tháng thực tập tại xí nghiệp, việc tìm hiểu về hoạt động kinh
doanh, sản xuất nói chung và tình hình tiêu thụ hàng hóa nói riêng ở xí nghiệp
chế biến lương thực số 3- công ty CP Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long tôi
nhận thấy rằng:


Xí nghiệp đang trên đà phát triển và trong tương lai sẽ phát triển ngày một
xa hơn. Tuy gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu khi cơng ty cổ phần hóa
nhưng khi hịa nhịp phát triển xí nghiệp lại hoạt động có hiệu quả. Song song với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì nhu cầu về lương thực
khơng cịn đơn giản như trước đây nữa, hiện nay lương thực nói chung và gạo nói
riêng phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản thì mới được thị trường chấp
nhận như: chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, màu sắc sáng đẹp... Tuy là xí
nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu nhưng việc cạnh tranh trên thị trường lúc
nào cũng gay gắt địi hỏi xí nghiệp phải luôn quan tâm về số lượng và chất lượng
sản phẩm nhiều hơn nữa, cải thiện ngày một tốt hơn, để có thể đứng vững trên thị
trường.


Do xí nghiệp khơng có chính sách tồn kho vào cuối kì nên có thể gây ra
hiện tượng khơng đủ lượng hàng đảm bảo cho xí nghiệp hoạt động một cách liên
tục. Xí nghiệp nên điều chỉnh lại chính sách này cho phù hợp để hoạt động ngày
càng hiệu quả hơn.


Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của xí nghiệp và do đặc điểm hàng hóa kinh
doanh là lương thực nên trong quá trình tiêu thụ khơng nên dự trữ hàng hóa q
lâu sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa và tiêu tốn một lượng lớn chi phí để
bảo quản.


Ngồi ra, xí nghiệp cũng cần phải nghiên cứu kỹ thị trường khi nhập hàng
và cần xác định chính xác các loại chi phí để quyết định giá mua phù hợp tạo lợi


thế cạnh tranh với các đối thủ.


Cần tích cực chủ động mở rộng thị trường thu mua gạo nguyên liệu như
chủ động khảo sát vùng nguyên liệu để có được vùng nguyên liệu tốt cho sản
xuất chế biến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
* Giáo trình


<i>1. Nguyễn Tấn Bình, phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học </i>
quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.


<i>2. Thạc sĩ Nguyễn Phú Giang, kế tốn quản trị và phân tích hoạt động kinh </i>
<i>doanh – Lý thuyết và thực hành, giảng viên trường Đại học Thương mại, </i>


Nhà xuất bản tài chính.


<i>3. Kế tốn đại cương, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản </i>
Thống kê.


4. Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh năm 2008 của thầy Bùi Văn
Trịnh, giảng viên trường Đại Học Cần Thơ


* <b>Website </b>


1. www.vinhlongfood.com.vn
2.


</div>

<!--links-->

×