Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

Nghiên cứu thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc tại một số tỉnh thành phố miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN VĂN THUẬN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC NHÀ THUỐC
TẠI MỘT SỐ TỈNH/THÀNH PHỐ MIỀN BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SỸ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN VĂN THUẬN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC NHÀ THUỐC


TẠI MỘT SỐ TỈNH/THÀNH PHỐ MIỀN BẮC
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: 972 02 12

LUẬN ÁN TIẾN SỸ DƯỢC HỌC
Hướng dẫn khoa học:
1.GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
2. TS. Phan Thị Hịa

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu thuộc
đề tài cấp Bộ “Đánh giá chất lượng dịch vụ dược tại cơ sở bán lẻ thuốc tại Việt
Nam và đề xuất giải pháp”. Kết quả đề tài luận án là thành quả nghiên cứu của
tập thể Ban Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ Y tế mà tôi là một trong những thành viên
nghiên cứu chính. Tơi đã được Chủ nhiệm đề tài và tồn bộ các thành viên
trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng số liệu của đề tài để bảo vệ
luận án tiến sĩ. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác. Nếu sai tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Thuận


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới Ban Giám đốc, Phòng Sau đại học, Viện Đào tạo Dược và

các Bộ môn/khoa, phòng chức năng của Học viện Quân y đã quan tâm, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt q trình học tập và
hồn thành bản luận án tiến sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, Phòng
Chính trị Bệnh viện và các cơ quan chức năng của Bệnh viện đã cho phép tôi
đi học nghiên cứu sinh và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình
học tập tại Học viện Quân y và công tác tại đơn vị.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn
Thanh Bình; TS. Phạm Thị Hòa - hai người Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội,
đặc biệt là Thầy Hiệu trưởng - GS.TS. Nguyễn Thanh Bình là chủ nhiệm Đề
tài cấp Bộ - Thầy hướng dẫn khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép
tôi tham gia thực hiện đề tài, sử dụng số liệu của đề tài để làm luận án tiến sĩ.
Tôi xin cảm ơn chân thành đến các cán bộ, giảng viên của Trường Đại
học Dược Hà Nội – thành viên tham gia nghiên cứu đề tài cấp Bộ với vai trò
là điều tra viên, giám sát viên của đề tài đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
suốt quả trình nghiên cứu, thu thập số liệu tại thực địa, hỗ trợ tôi về mặt kỹ
thuật trong việc tính tốn, xử lý số liệu và tìm tài liệu tổng quan tại thư viện
của Nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Quản lý hành nghề Y
Dược tư nhân Sở Y tế Hà Nội, Hải Phòng, Tuyên Quang, Điện Biên đã tạo
điều kiện về các thủ tục pháp lý để tôi được thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Phòng Y tế các quận/huyện – nơi có các
nhà thuốc trong mẫu nghiên cứu tại 4 tỉnh/thành phố Hà Nội, Hải Phòng,
Tuyên Quang, Điện Biên và các chủ nhà thuốc, nhân viên nhà thuốc, khách
hàng mua thuốc tại địa bàn 4 tỉnh nghiên cứu đã hợp tác và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt q trình nghiên cứu, thu thập thơng tin, số liệu tại các nhà
thuốc.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn

bên cạnh động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi và là động lực, truyền nhiệt huyết
để tơi hồn thành bản luận án tiến sĩ./.
Nghiên cứu sinh


Nguyễn Văn Thuận
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa...............................................................................................
Lời cam đoan...............................................................................................
Lời cảm ơn...................................................................................................
Mục lục........................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................
Danh mục
bảng.............................................................................................
Danh mục biểu đồ........................................................................................
Danh mục hình.............................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................
Chương 1. TỔNG QUAN............................................................................

1.1. Vai trò của nhà thuốc và quy định về thực hành tốt nhà thuốc
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nhà thuốc và thực hành tốt

1
3
3
3

nhà
thuốc.............................................................................................................

1.1.2. Vai trò của nhà thuốc trên thế giới và ở Việt Nam.......................
1.1.3. Quy định thực hành tốt nhà thuốc.................................................
1.2. Các nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc

4
7
11

theo một số tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP)................................
1.2.1. Hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc GPP trên thế giới..
1.2.2. Hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc GPP tại Việt Nam.
1.3. Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của các nhà

11
15
20

thuốc bán lẻ tại Việt Nam.............................................................................
1.3.1. Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ y tế..................................
1.3.2. Công cụ đo lường, đánh giá chất lượng dịch vụ y

20
22

tế.....................
1.3.3. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ

30

của các nhà thuốc trên thế giới.....................................................................

1.3.4. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ

33

của nhà thuốc tại Việt Nam..........................................................................


1.4. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.........................................
1.4.1. Thành phố Hà Nội.........................................................................
1.4.2. Thành phố Hải Phòng....................................................................
1.4.3. Tỉnh Tuyên Quang........................................................................
1.4.4. Tỉnh Điện Biên..............................................................................
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên

36
36
36
37
37
39
39

cứu ......................................
2.1.1.

Đối

tượng


nghiên

39

cứu....................................................................
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.....................................................
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu..................................................
2.2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................
2.2.4. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy định GPP............................
2.2.5. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu.....................................
2.3. Tổ chức nghiên cứu..........................................................................
2.4. Sai số và biện pháp khống chế sai số ..............................................
2.5. Xử lý, phân tích số liệu....................................................................
2.5.1. Đối với các nội dung nghiên cứu mục tiêu 1................................
2.5.2. Đối với các nội dung nghiên cứu mục tiêu 2................................
2.6. Đạo đức nghiên cứu.........................................................................

39
39
39
40
43
51
51
55
55
56
56

56
62

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................
3.1. Thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc đạt tiêu

63
63

chuẩn GPP tại một số tỉnh/thành phố miền Bắc (2016 –
2018)...................
3.1.1. Thực trạng tuân thủ một số tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc...
3.1.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ tư vấn sử dụng thuốc của người

63
70

bán thuốc tại các nhà thuốc nghiên cứu.......................................................
3.1.3. Thực hiện quy định ra lẻ thuốc......................................................
3.2. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại các

78
79

nhà thuốc nghiên cứu (2016 – 2018)...........................................................


3.2.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng mua

79


thuốc.....................................................................................................
........
3.2.2. Phân tích các đặc điểm trong q trình bán và tư vấn sử dụng

81

thuốc..................................................................................................
...........
3.2.3. Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của các nhà

86

thuốc nghiên cứu..........................................................................................
3.2.4. Kiểm định thang đo đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

92

mua

thuốc

tại

nhà

thuốc...............................................................................
3.2.5. Sự hài lòng chung của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ

101


cung cấp tại các nhà thuốc cộng đồng theo 4 nhóm nhân tố mới.................
3.2.6. Phân tích mối liên quan giữa điểm hài lòng chung đối với chất

103

lượng dịch vụ nhà thuốc và một số đặc điểm của khách hàng.....................
Chương 4. BÀN LUẬN......................................................................................
4.1. Thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc đạt chuẩn

104
104

GPP tại một số tỉnh/thành phố miền Bắc (2016 – 2018)..............................
4.1.1. Thực trạng tuân thủ một số tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc...

104

4.1.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ tư vấn sử dụng thuốc của người

117

bán thuốc tại các nhà thuốc nghiên cứu.......................................................
4.2. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại các

129

nhà thuốc nghiên cứu (2016 – 2018)............................................................
4.2.1. Về một số đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng mua


129

thuốc.............................................................................................................
4.2.2. Phân tích các đặc điểm trong quá trình bán và tư vấn sử dụng

131

thuốc.............................................................................................................
4.2.3. Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ các nhà thuốc

132

nghiên cứu....................................................................................................
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng về chất lượng

137

dịch vụ của nhà thuốc tại 4 tỉnh/thành phố nghiên cứu ..............................


4.2.5. Về mối liên quan giữa điểm hài lòng chung đối với chất lượng

138

dịch vụ nhà thuốc và một số đặc điểm của khách
hàng...............................
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu.......................................................
KẾT LUẬN
KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

138
140
142


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT Viết tắt
1
ADR
2
ANOVA
3
ARI

Viết đầy đủ
Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc)
Analysis of Variance (Phân tích phương sai)
Acute Respiratory Infections (Nhiễm khuẩn đường hơ hấp

4
5
6
7

BHYT

BN
BS
CA

cấp tính)
Bảo hiểm y tế
Bệnh nhân
Bác sĩ
Cronbach’s Alpha (Kiểm định phân tích, đánh giá độ tin cậy

8

CARER

của thang đo)
Check - Assess - Respond - Explain - Record (Kiểm tra -

9
10
11
12
13
14
15
16
17

Đánh giá - Phản hồi – Giải thích – Ghi)
CLDV
Chất lượng dịch vụ

CSSK
Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSVC
Cơ sở vật chất
DSĐH
Dược sĩ đại học
DSTC
Dược sĩ trung cấp
ĐB
Điện Biên
ĐLC
Độ lệch chuẩn
EFA
Expiratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

18

FIP

International Pharmaceutical Federation (Liên

GRDP

đoàn Dược phẩm Quốc tế)
Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa

GPP
HN
HP

KCB
KH
KNCM

bàn)
Good Pharmacy Practices (Thực hành tốt nhà thuốc)
Hà Nội
Hải Phòng
Khám bệnh, chữa bệnh
Khách hàng
Khả năng chuyên môn

19
20
21
22
23
24
25


26
27
28
29
30
31
32
33
34

35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51

KV
KVMN
MĐHL
NB
NBT
NMT
NT
NVYT
OTC
PYT
SL
SOP

TB
TDP
TH
TH1
TH2
THPT
Tp
TPCN
TPTW
TQ
TTB BQ
UAE

Khu vực
Khu vực miền núi
Mức độ hài lòng
Người bệnh
Người bán thuốc
Người mua thuốc
Nhà thuốc
Nhân viên y tế
Over The Counter (Các loại thuốc bán không cần kê đơn)
Phòng y tế
Số lượng
Standard Operating Procedure (Quy trình thao tác chuẩn)
Trung bình
Tác dụng phụ
Thực hành
Tình huống một
Tình huống hai

Trung học phổ thơng
Thành phố
Thực phẩm chức năng
Thành phố trực thuộc Trung ương
Tuyên Quang
Trang thiết bị bảo quản
United Arab Emirates (các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống

USD
WHO

Nhất)
United States dollar (đồng Đô la Mỹ)
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Nội dung chính của các văn bản ban hành về nguyên tắc, tiêu
10
1.2

chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” tại Việt Nam (2007-2018)
Số câu trả lời “tốt”, “trung bình” và “kém” cho các mục của

32


2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4

bảng câu hỏi của các bệnh nhân nghiên cứu
Biến số và chỉ số nghiên cứu
Điểm các mức độ hài lòng của khách hàng
Thực hiện quy định về nhân sự tại các nhà thuốc
Thực hiện quy định về cơ sở vật chất nhà thuốc
Thực hiện quy định về trang thiết bị bảo quản tại nhà thuốc
Thực hiện quy định về hồ sơ, sổ sách

43
57
63
64
64
65

3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11

3.12

Thực hiện sắp xếp tại khu vực trưng bày và bảo quản
Thực hiện quy định về bán các thuốc kê đơn theo đơn thuốc
Xây dựng các quy trình thao tác chuẩn
Các nội dung quy định thuộc tiêu chuẩn nguồn thuốc
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng thuốc
Điểm thực hiện một số quy định thực hành tốt nhà thuốc
Nội dung thông tin khai thác từ người mua thuốc
Hỏi người mua thuốc về độ tuổi, cân nặng của người sử dụng

66
67
67
68
68
69
69
71

3.13

thuốc
Hỏi người mua thuốc về các triệu chứng của người sử dụng

72

3.14

thuốc

Hỏi người mua thuốc về tiền sử dùng thuốc

73

Bảng
Tên bảng
Trang
3.15
Lời khuyên, tư vấn cho người mua thuốc kháng sinh
74
3.16

(Amoxicillin) của người bán thuốc tại nhà thuốc
Nội dung tư vấn sử dụng thuốc của người bán thuốc tại nhà

74

3.17

thuốc
Nội dung tư vấn biện pháp không dùng thuốc của người bán

75

3.18

thuốc tại nhà thuốc
Các nhóm thuốc người bán thuốc đã bán trong tình huống

76



3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
3.25
3.26
3.27

mua thuốc ho trẻ em
Thuốc đã được bán tình huống mua kháng sinh Amoxicillin
Thực hiện quy định ra lẻ thuốc
Giới tính và độ tuổi của khách hàng
Trình độ học vấn của khách hàng
Nghề nghiệp của khách hàng
Tình hình mua thuốc theo đơn của khách hàng tại nhà thuốc
Đối tượng sử dụng thuốc được khách hàng mua thuốc
Số loại thuốc khách hàng mua
Các nội dung được người bán thuốc hỏi khách hàng khi mua

77
78
79
80
80
81
82

82
83

3.28

thuốc
Một số nội dung được người bán thuốc tư vấn cho khách hàng

84

3.29
3.30

khi mua thuốc
Hiểu biết của khách hàng về cách sử dụng thuốc
Lý do khách hàng biết sử dụng thuốc (trong số những khách

85
85

3.31

hàng biết sử dụng thuốc đầy đủ và biết một phần)
Mức độ hài lòng của khách hàng về tác phong của người bán

86

thuốc
Bảng
Tên bảng

Trang
3.32
Điểm hài lòng của khách hàng về tác phong của người bán
86
3.33
3.34
3.35

thuốc
Mức độ hài lòng của khách hàng về cơ sở vật chất nhà thuốc
Điểm hài lòng của khách hàng về cơ sở vật chất của nhà thuốc
Mức độ hài lòng của khách hàng về khả năng chuyên môn của

87
87
88

3.36

người bán thuốc
Điểm hài lòng của khách hàng về khả năng chuyên môn của

89

3.37

người bán thuốc
Mức độ hài lòng của khách hàng về thuốc và hoạt động nhà

90


3.38

thuốc
Điểm hài lòng của khách hàng về thuốc và hoạt động nhà

90

3.39

thuốc
Mức độ hài lòng chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ

91

3.40

cung cấp tại các nhà thuốc
Điểm hài lòng chung trung bình của khách hàng về chất

91


3.41
3.42
3.43
3.44
3.45
3.46


lượng dịch vụ nhà thuốc
Kiểm định Cronbach’s Alpha về tác phong người bán thuốc
Kiểm định Cronbach’s Alpha về cơ sở vật chất của Nhà thuốc
Kiểm định Cronbach’s Alpha về khả năng chuyên môn
Kiểm định Cronbach’s Alpha về thuốc và hoạt động nhà thuốc
Kết quả KMO và kiểm định Bartlett
Ma trận nhân tố xoay thang đo mức độ hài lòng về chất lượng

92
93
94
95
96
97

3.47

dịch vụ nhà thuốc
Kết quả phân tích hồi quy đa biến yếu tố ảnh hưởng đến sự

100

hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ nhà thuốc
Bảng
Tên bảng
Trang
3.48
Mức độ hài lòng chung trung bình của khách hàng đối với 101
3.49


chất lượng dịch vụ nhà thuốc theo 4 nhóm nhân tối mới
Điểm hài lòng chung trung bình của khách hàng đối với chất

102

3.50

lượng dich vụ nhà thuốc theo 4 nhóm nhân tố mới
Mối liên quan giữa điểm hài lòng chung đối với chất lượng

103

dịch vụ nhà thuốc và một số đặc điểm của khách hàng


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ
Tên biểu đồ
3.1
Điểm trung bình thực hiện một số quy định GPP
3.2
Bảo hiểm y tế của khách hàng

Trang
69
81

DANH MỤC HÌNH
Hình

1.1
2.1
2.2
2.3.
2.4
3.1

Tên hình
Trang
Sơ đồ mơ hình về chỉ số hài lòng của người bệnh
26
Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
40
Sơ đồ quy trình đóng vai khách hàng mua thuốc ho cho trẻ
53
Sơ đồ quy trình đóng vai khách hàng mua thuốc
54
Amoxicillin
Sơ đồ kiểm định oneway ANOVA
Sơ đồ mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của các nhà thuốc
cộng đồng

61
98


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc vừa hàng hóa đặc biệt, vừa là hàng hóa thiết yếu, có vai trò quan
trọng trong phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Nhờ phát minh ra thuốc và nhờ vào mạng lưới cung ứng thuốc cho người dân
tại cộng đồng ngày càng phát triển về số lượng và cải thiện chất lượng, do đó
nhiều bệnh dịch lớn trên thế giới và ở Việt Nam đã được khống chế và thanh
tốn, góp phần tích cực vào phá triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia [1].
Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) đánh giá hoạt động chăm sóc thuốc
cho người dân thông qua hệ thống các nhà thuốc và cơ sở bán lẻ thuốc trong
cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc “cung ứng và sử dụng thuốc
có trách nhiệm”, tại đây người dược sĩ thể hiện được trách nhiệm của mình
trong việc cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, hướng dẫn giúp người bệnh
được sử dụng đúng thuốc và tư vấn hợp lý để họ hiểu và tuân thủ điều trị [2].
Tại Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, hệ thống nhà thuốc phát triển mạnh
mẽ cả số lượng và chất lượng, bao phủ khắp các xã, phường trên phạm vi cả
nước, đáp ứng cơ bản nhu cầu về thuốc thiết yếu cho người dân trong chăm
sóc sức khỏe ban đầu, song việc thực hành nhà thuốc vẫn chủ yếu tập trung
vào thuốc hơn là vào người bệnh.
Thông tư 46/2011/TT- BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn
"Thực hành tốt nhà thuốc", được gọi tắt là GPP, đã tạo ra sự thay đổi lớn
trong thực hành nghề nghiệp ở nhà thuốc. Theo đó, các hoạt động bảo quản,
tồn trữ và cấp phát thuốc được coi là các biện pháp kỹ thuật còn vấn đề cốt lõi
của thực hành nghề nghiệp ở nhà thuốc là chăm sóc dược. Điều này thể hiện ở
việc dược sĩ và nhân viên nhà thuốc đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe
cộng đồng lên trên hết, cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông
tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng
thuốc của họ, góp phần đẩy mạnh kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng


thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả [3], [4], đến nay đã hơn 10 năm, khi mà lộ
trình thực hiện GPP đã hoàn tất và đi vào giai đoạn ổn định. Tuy nhiên, một
số nghiên cứu những năm gần đây cho thấy các nhà thuốc GPP còn bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập và thiếu sót trong việc chấp hành các quy định “Thực

hành tốt nhà thuốc”.
Một nghiên cứu 40 nhà thuốc tại Cần Thơ năm 2016 cho thấy, chỉ có
10% dược sĩ phụ trách chun mơn có mặt khi nhà thuốc hoạt động; trong
200 lượt đóng vai khách hàng mua thuốc kháng sinh, chỉ có 57,0% lượt khách
hàng được người bán thuốc hỏi một số nội dung như: đơn thuốc (8,0%),
nguyên nhân mua thuốc (30,5%), dấu hiệu nhiễm khuẩn (3,5%) và chỉ có
19,5% và 14,0% lượt khách hàng được người bán thuốc đưa ra lời khuyên –
tư vấn dùng đủ liều và cần đi khám bác sĩ... [5 ]. Một nghiên cứu tại 60 nhà
thuốc ở Đồng Tháp (2017), cho thấy, nhân viên bán thuốc có hướng dẫn, tư
vấn về sử dụng thuốc cho khách hàng mua thuốc đạt tỷ lệ rất thấp: thời điểm
dùng thuốc trong ngày (10,0%), số lần dùng thuốc/ngày (1,7%)... [6].
Từ thực trạng trên, câu hỏi được đặt ra là hoạt động cung ứng thuốc của
các nhà thuốc liệu có tiếp tục được duy trì và đảm bảo các điều kiện về cơ sở
vật chất, trang thiết bị, nhân sự, thực hành chuyên môn như kết quả thẩm định
GPP ban đầu không? Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc như thế
nào? Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng hoạt động
cung ứng thuốc của các nhà thuốc tại một số tỉnh/thành phố miền Bắc”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Phân tích thực trạng hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc đạt
chuẩn GPP tại một số tỉnh/thành phố miền Bắc (2016 – 2018).
2. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại các
nhà thuốc nghiên cứu (2016 – 2018).


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Vai trò của nhà thuốc và quy định về thực hành tốt nhà thuốc
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nhà thuốc và thực hành tốt nhà
thuốc
1.1.1.1. Khái niệm nhà thuốc

Theo Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP), nhà thuốc cộng đồng được
định nghĩa là khu vực hành nghề dược mà ở đó các loại thuốc và các sản
phẩm liên quan được bán hay cung cấp trực tiếp cho cộng đồng từ một đại lý
bán lẻ được thiết kế chủ yếu cho mục đích cung cấp thuốc. Việc bán hoặc
cung cấp các loại thuốc có thể là theo yêu cầu hoặc theo đơn của bác sĩ, hoặc
không kê đơn (OTC) [7].
Tại Việt Nam, nhà thuốc là một trong bốn loại hình của cơ sở bán lẻ
thuốc được quy định trong điều 32 - Luật Dược số 105/2016/QH13 [8]. Theo
quy định của pháp luật, để được cấp phép hoạt động, nhà thuốc phải được
thẩm định đủ điều kiện kinh doanh dược, do cơ quan quản lý y tế địa phương
cấp phép trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định về địa điểm, khu
vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự
đáp ứng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc [8]. Điều 42,
Luật Dược năm 2016 quy định về quyền và trách nhiệm của các cơ sở kinh
doanh thuốc trong quá trình hoạt động, có 5/15 yêu cầu trách nhiệm liên quan
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, cung ứng thuốc của các nhà thuốc, gồm:
(1) Bảo đảm duy trì đầy đủ điều kiện kinh doanh dược trong suốt quá trình
hoạt động kinh doanh, cung ứng thuốc; (2) Niêm yết giá bán và tuân thủ các
quy định về quản lý giá thuốc: (3) Bảo quản thuốc theo đúng điều kiện ghi
trên nhãn; (4) Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong
trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngồi, và đồng thời có thêm
thơng tin về liều dùng, số lần dùng, cách dùng thuốc trong trường hợp khách


hàng khơng có đơn thuốc đi kèm khi mua; (6) Chỉ được bán thuốc kê đơn cho
khách hàng có đơn thuốc chỉ định [8].
1.1.1.2. Khái niệm về cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc là quá trình phân phối thuốc, đưa thuốc từ các nhà sản
xuất đến người tiêu dùng. Quy trình này bao gồm việc lựa chọn nguồn thuốc
đảm bảo chất lượng, đặt mua thuốc, điều kiện cơ sở, vật chất, trang thiết bảo

quản, tư vấn, bán cho người dùng và hướng dẫn họ cách sử dụng [9], [10].
1.1.1.3. Khái niệm về chăm sóc dược
Chăm sóc Dược là nhiệm vụ tập trung vào việc điều trị bằng thuốc với
mục đích cải thiện về chất lượng cuộc sơng cho bệnh nhân.
Chăm sóc dược là sự chăm sóc mà từng bệnh nhân yêu cầu và nhận
được khi trị liệu bằng thuốc, giúp đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn và hợp
lý. Khác với thực hành dược lâm sàng, chăm sóc dược chỉ tập trung vào bệnh
nhân cụ thể, nói cách khác là tập trung vào thực hành dược lâm sàng trên từng
người bệnh.
Để đạt được mục tiêu này, người bệnh không chỉ được cung cấp thuốc
với chất lượng tốt, giá cả phù hợp mà còn được hưởng quyền lợi nhận được
các loại thuốc có cách sử dụng thuận tiện, ít gây khó chịu và phiền toái nhất.
Mặt khác thuốc được sử dụng phải chữa khỏi bệnh những cũng phải ít để lại
hậu quả nhất sau điều trị, nghĩa là phải hạn chế tối đa phản sứng có hại và các
vấn đề phát sinh khi sử dụng thuốc.
Như vậy, vai trò chính trong chăm sóc dược rõ ràng đã đặt vào tay người
dược sĩ [11].
1.1.2. Vai trò của nhà thuốc trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Vai trò của nhà thuốc ở một số nước trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định rõ “Dược sĩ cộng đồng tại
các nhà thuốc là các chuyên gia y tế dễ tiếp cận nhất với công chúng. Họ cung
cấp thuốc theo đơn, hoặc khi được pháp luật cho phép, bán thuốc mà khơng
cần đơn thuốc. Ngồi việc đảm bảo cung cấp chính xác các sản phẩm phù
hợp, dược sĩ cộng đồng còn đảm trách các hoạt động chuyên môn bao gồm: tư


vấn cho người bệnh tại thời điểm phân phối thuốc theo đơn và thuốc không kê
đơn, thông tin thuốc cho các NVYT, người bệnh và cộng đồng nói chung, và
tham gia vào các chương trình tăng cường sức khỏe. Dược sĩ cộng đồng duy
trì liên kết với các NVYT khác trong CSSKBĐ” [12].

Thụy Điển, một nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của nhà thuốc đối với CSSK
của cộng đồng là giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến thuốc. Hệ thống theo
dõi và phát hiện các vấn đề liên quan đến thuốc trong cộng đồng (DRPs) và
vai trò của nhà thuốc trong can thiệp giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến sử
dụng thuốc trong cộng đồng cũng đã được khẳng định [13].
Cộng hòa Liên Bang Đức, trong 1.146 nhà thuốc tham gia khảo sát, có
tới 10.427 vấn đề liên quan đến thuốc trong cộng đồng đã được ghi nhận và
hơn 80% vấn đề liên quan đến thuốc được xác định có thể được giải quyết
hồn tồn. Nghiên cứu khẳng định vai trò của dược sĩ trong nhà thuốc cộng
đồng là rất phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến thuốc và trách
nhiệm của dược sĩ trong đảm bảo sử dụng đúng cả thuốc kê đơn và thuốc
OTC. Nghiên cứu này còn đưa ra khuyến cáo vai trò cụ thể của dược sĩ trong
hệ thống CSSK cần phải được công nhận đầy đủ hơn [14].
Jordan, là một quốc gia Ả Rập tại Trung Đơng có hơn 90% trong 310
dược sĩ cộng đồng cho biết họ hoàn tồn ủng hộ dịch vụ chăm sóc dược do
các nhà thuốc cung cấp và có hơn 60% số người được hỏi đã hiểu đúng về vai
trò chăm sóc dược của các nhà thuốc cộng đồng [15].
Parkistan, vai trò của dược sĩ tại nhà thuốc đã được công nhận, đánh giá
từ phía người bệnh. Trong 301 người tham gia khảo sát, có 51,8% báo cáo
thường xuyên tương tác với dược sĩ ở các nhà thuốc. Những lý do chính của
sự tương tác là thay thế thuốc và hỏi về thuốc có sẵn (41,5% và 26,2%);
84,1% khách hàng cho rằng dược sĩ tại nhà thuốc là một phần quan trọng của
hệ thống CSSK [16]. Tại thời điểm năm 2013, Parkistan có một mạng lưới


khoảng 63.000 nhà thuốc cộng đồng, và theo ước tính, 80% thuốc đang được
phân phối qua kênh này cho phần lớn dân số. Tuy nhiên, sự vắng mặt của
dược sĩ và vai trò của họ được thay thế bởi các nhân viên không đủ điều kiện
làm việc tại các nhà thuốc cộng đồng là một thực tế rất phổ biến. Một thực tế
nữa là các nhà thuốc tư nhân ở đất nước này đã biến thành nguồn kê đơn và

pha chế thuốc đầu tiên mà khơng có bất kỳ hạn chế nào của người bán
thuốc. Từ đó, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực dược cộng đồng đã đề xuất cần
có những văn bản luật về quản lý dược cộng đồng chặt chẽ hơn để đạt được
các dịch vụ tốt hơn từ các nhà thuốc cộng đồng mà không làm tăng đáng kể
chi phí cho xã hội và hệ thống CSSK [17], [18].
1.1.2.2. Vai trò của nhà thuốc ở Việt Nam
Nhà thuốc đầu tiên có tên là Lourdeau được phép mở ở Sài Gòn năm
1865 [19]. Khi đó, Việt Nam là thuộc địa của Pháp và tất cả các nhà thuốc đều
do thực dân Pháp điều hành. Trong thế kỷ 20, đất nước ta trải qua một thời
gian dài chiến tranh đã dẫn đến những hạn chế trong hệ thống CSSK. Một
trong những hạn chế đó là dịch vụ nhà thuốc cộng đồng không được quan tâm
phát triển. Ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam bắt đầu xuất hiện vào
đầu những năm 1990. Mặc dù, mức tiêu thụ thuốc thấp, nhưng nó đạt tới mức
5,5 đơ la trên đầu người. Do phần lớn các sản phẩm này được nhập khẩu, các
cơng ty nước ngồi có xu hướng chiếm lĩnh thị trường cả về số lượng và tính
đa dạng. Trong nửa sau của thập niên 80, Nhà nước đã cho phép mở các nhà
thuốc tư nhân [20]. Nhất là vào năm 1986, khi đất nước bắt đầu thực hiện
chính sách đổi mới nền kinh tế, các loại hình dịch vụ CSSK được đa dạng hóa,
phát triển, bác sỹ và dược sĩ lần đầu tiên có quyền mở phòng khám tư nhân và
nhà thuốc tư nhân [21]. Trong những năm của thập kỷ 90, lĩnh vực y tế đã
chuyển đổi nhanh chóng từ một một hệ thống mà vốn và điều hành hoàn toàn
của Nhà nước sang hướng tư nhân đã đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực CSSK. Sự


phát triển này đặc biệt nổi trội ở thành phố (Tp) Hồ Chí Minh, nơi phần lớn các
bác sĩ đang hành nghề tại các phòng khám tư nhân để đáp ứng nhu cầu lựa
chọn dịch vụ CSSK của người dân [22]. Cải cách kinh tế đã tác động và làm
thay đổi hệ thống y tế, bên cạnh các nhà thuốc công là một số lượng đáng kể
nhà thuốc tư nhân được mở ra và đóng vai trò đáng kể trong cung ứng thuốc
cho cộng đồng dân cư [23].

Một nghiên cứu về nhận thức mua thuốc và sử dụng thuốc tân dược của
người dân Đà Nẵng năm 2011 cho thấy: khi ốm đau, khoảng 47% người dân
thường mua thuốc điều trị tại nhà thuốc gần nhà; 16,5% thực hiện việc kiểm
tra bệnh tật tại bệnh viện trước khi mua thuốc. Trong trường hợp phải mua tân
dược để điều trị, có đến 77,5% người dân lựa chọn nhà thuốc cộng đồng [24].
1.1.3. Quy định thực hành tốt nhà thuốc
1.1.3.1. Thực hành tốt nhà thuốc trên thế giới
Ngày 5/9/1993 tại Tokyo, Đại hội đồng Liên đồn Dược phẩm Quốc tế
đã thơng qua văn bản khung quy định về chế độ thực hành tốt nhà thuốc
(Good Pharmacy Practices – GPP), trong đó đưa ra khái niệm thực hành tốt
nhà thuốc như sau: “Thực hành tốt nhà thuốc là thực hành dược đáp ứng nhu
cầu của người bệnh, qua đó, dược sĩ có thể cung cấp cho người bệnh những
dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Thực hành tốt nhà thuốc là nhà thuốc không chỉ
nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh của riêng mình mà còn phải quan tâm đến lợi
ích của người mua thuốc và lợi ích chung của tồn xã hội. Để hỗ trợ các nhà
thuốc thực hiện được các tiêu chí của nhà thuốc GPP, điều quan trọng là phải
có một hệ thống tiêu chuẩn chung được đặt ra tại mỗi quốc gia” [25]. Tổ chức
này cũng đã xây dựng hướng dẫn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc trên cơ sở
đúc rút kinh nghiệm thực tế về sử dụng thuốc của các sửa đổi bổ sung, bản
hướng dẫn thực hành tốt nhà thuốc đã được WHO thông qua với 4 mục tiêu:
(1) Thúc đẩy CSSK; (2) Thúc đẩy kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý; (3) Cung
cấp, lập kế hoạch thuốc; (4) Hướng dẫn người bệnh cách tự CSSK. [25].


Để cải tiến các tiêu chuẩn về thực hành, phân phối và sử dụng thuốc, FIP
đã chủ động tìm hiểu các khả năng hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức thành viên
của mình tại Campuchia, Moldova, Mơng Cổ, Paraguay, Thái Lan, Uruguay
và Việt Nam trong việc phát triển các tiêu chuẩn quốc gia về GPP trong một
nghiên cứu thí điểm từ năm 2005 đến 2007. Năm 2007, tại Đông Nam Á,
tuyên bố về GPP tại Bangkok về các nhà thuốc cộng đồng đã được thông qua

và các cam kết của các hiệp hội thành viên về việc cải thiện chất lượng dịch
vụ dược phẩm và thực hành chuyên môn đã được đưa ra [26].
Trên thực tế, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước và khu vực
dựa trên các quy định chung về tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc của FIP và
WHO, mỗi quốc gia xây dựng cho mình các tiêu chuẩn riêng GPP phù hợp.
- Tây Ban Nha, năm 1995, Hội đồng Dược phẩm Quốc gia đã công bố
quy tắc GPP dựa trên các nguyên tắc do FIP xuất bản năm 1993. Những quy
định này nêu chi tiết các yêu cầu cho một thực hành dược chuyên nghiệp.
Tiếp theo, đến năm 2008, Hội đồng này công bố tiêu chuẩn chất lượng của
các nhà thuốc cộng đồng nhằm mục đích xác định các yêu cầu tối thiểu mà
cộng đồng nhà thuốc phải đáp ứng để giúp dược sĩ cộng đồng phát triển và
cung cấp dịch vụ chất lượng cho bệnh nhân. Năm 2013, họ tiếp tục công bố
bộ tiêu chuẩn GPP, tài liệu này phát triển và thiết lập các tiêu chuẩn thực hành
nhất định cho hoạt động dược cộng đồng, dựa trên các quy trình liên quan và
u cầu chun mơn. Nó nhằm vào tất cả những dược sĩ làm việc trong các
nhà thuốc cộng đồng ở Tây Ban Nha [27].
- Jordan, đã triển khai hoạt động chăm sóc dược cộng đồng và đã được
98,8% dược sĩ cộng đồng ủng hộ, triển khai thực hiện cung cấp thông tin cơ
bản về việc sử dụng thuốc cho khách hàng mua thuốc. Tuy nhiên, chỉ có
31,0% quy trình chuẩn phù hợp cho việc thu thập dữ liệu của người bệnh;
23,1% xây dựng kế hoạch trị liệu được đưa vào hồ sơ thường trực của người
bệnh tại nhà thuốc của họ; 24,2% ghi lại các khuyến nghị không kê đơn và


29,7% thời gian được phân bổ để thảo luận về kế hoạch chăm sóc người bệnh.
Rào cản đối với họ trong việ triển khai hoạt động này bao gồm thiếu đào tạo
về khái niệm nhà thuốc GPP (44,9%) và thiếu sự chấp nhận từ các bác sĩ làm
việc tại các phòng khám tư (43,4%) [28].
- Lebanon, một quốc gia chỉ có 4 triệu dân ở vùng Trung Đơng, với số
lượng nhà thuốc là 3.147 (tính đến cuối năm 2017). Đầu năm 2018, Hội đồng

gồm các dược sĩ có kinh nghiệm nhiều năm đã được thành lập và tham gia
xây dựng một bộ tiêu chuẩn GPP gồm 15 tiêu chí cho các nhà thuốc, với mục
tiêu nâng cao chất lượng nhà thuốc, bảo vệ quyền của dược sĩ và nâng cao
trình độ hành nghề dược [29].
- Ấn Độ, một nghiên cứu đánh giá về các nhà thuốc GPP năm 2014 đã
cho thấy, các dịch vụ dược cộng đồng ở đây còn ít, việc sử dụng thuốc, phân
phối, bảo quản và lưu trữ thuốc chưa được tốt theo các tiêu chuẩn của nhà
thuốc GPP [30].
- Sri Lanka, đã công bố bộ tiêu chuẩn GPP quốc gia, yêu cầu tất cả các
nhà thuốc phải cam kết thực hiện. Bộ tiêu chuẩn GPP đã đánh dấu sự thay đổi
cách tiếp cận của các nhà thuốc từ hướng vào sản phẩm là thuốc như trước
đây sang cách tiếp cận theo hướng người bệnh để đạt được mục tiêu chăm sóc
dược của dược sĩ nhà thuốc [31]. Tập trung vào người bệnh cũng là một trong
những chiến lược quan trọng nhằm cải cách ngành dược ở quốc gia này.
- Thái Lan, Cục quản lý dược và thực phẩm từ năm 2003 đã khởi động
chương trình tự nguyện để thúc đẩy các nhà thuốc cải thiện theo các chuẩn
GPP. Nhận thức rõ lợi ích của thực hành tốt nhà thuốc, Bộ Y tế Thái Lan đã ra
quyết định tất cả các nhà thuốc mở sau ngày 26/6/2014 phải tuân thủ các tiêu
chuẩn GPP, uy nhiên vẫn cho phép các nhà thuốc cũ 8 năm để cải thiện, thích
nghi với quy định mới này [32].
- Indonesia, năm 2018, một nghiên cứu xác định và đối chiếu thông tin
về các phương pháp cải thiện thực hành tại nhà thuốc cộng đồng theo tiêu


chuẩn GPP. Kết quả, đã có 17 tài liệu chính sách được cơng bố, trong đó từ
Hiệp hội Dược sĩ (8 tài liệu), Bộ Y tế (6 tài liệu); 15 tài liệu trong số đó đã
được cập nhật bổ sung các tiêu chuẩn GPP từ năm 2014 [33].
- Smith F (2009), nghiên cứu tổng quan hệ thống về chất lượng các nhà
thuốc tư nhân tại các nước có thu nhập thấp và trung bình cho thấy, hầu như
các nghiên cứu đều xác định sự thiếu hụt về chất lượng thực hành chuyên

nghiệp tại các nhà thuốc, từ đó đã đề nghị cần có những nghiên cứu sâu về
các yếu tố mơi trường, tổ chức, văn hóa hoặc bối cảnh khác để làm cơ sở cho
các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà thuốc
cộng đồng theo tiêu chuẩn GPP ở các nước này [34].
1.1.3.2. Quy định thực hành tốt nhà thuốc ở Việt Nam
“Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong
hành nghề dược tại nhà thuốc, nhằm bảo đảm việc cung ứng, bán lẻ thuốc trực
tiếp đến người sử dụng và khuyến khích việc dùng thuốc an tồn, hợp lý, hiệu
quả trong cộng đồng. Từ năm 2007 đến 2018, Bộ Y tế đã ban hành một số văn
bản pháp quy về tiêu chuẩn nhà thuốc GPP, trong đó có điều chỉnh, bổ sung
một số nội dung cụ thể. (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Nội dung chính của các văn bản ban hành về nguyên tắc,
tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” tại Việt Nam (20072018)
Văn bản
pháp quy
QĐ số 11/2007/
QĐ-BYT ngày
24/01/2007 [35]
TT số 46/2011/
TT-BYT ngày
21/12/2011 [3]

Tiêu chuẩn nhà thuốc GGP
- Các tiêu chuẩn:
+ Nhân sự
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật;
+ Hoạt động nhà thuốc
- Các tiêu chuẩn: (như QĐ số 11/2007/QĐ-BYT)
+ Nhân sự;
+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật cơ sở bán lẻ thuốc;

+ Hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc.
- Bốn nguyên tắc cốt lõi: (Bổ sung mới)
1) Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng lên trên hết.


Văn bản
pháp quy

TT số 02/2018/
TT-BYT ngày
22/01/2018 [36]

Tiêu chuẩn nhà thuốc GGP
2) Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thơng tin về thuốc,
tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của
họ.
3) Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư
vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
4) Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng
thuốc an tồn, hợp lý, có hiệu quả.
Điều chỉnh về hướng dẫn và mức yêu cầu dành cho người bán thuốc,
nhà thuốc trong thực hiện GPP, gồm: (1) Cơ sở vật chất kỹ thuật: Bỏ
yêu cầu bố trí nơi rửa tay; quy định cụ thể hơn việc bố trí khu vực riêng
cho mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN), dụng cụ y tế, không bày
bán cùng hoặc ảnh hưởng đến thuốc và phải có biển hiệu khu vực ghi
rõ “Sản phẩm này không phải là thuốc”. Đồng thời từ ngày 01/01/2019,
tất cả các nhà thuốc GPP đều phải trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự
ghi để phục vụ bảo quản thuốc; có thiết bị và triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin, kết nối mạng để quản lý theo dõi xuất xứ, giá cả, nguồn
gốc của các thuốc mua vào và bán ra; (2) Nhân sự: Bổ sung u cầu về

trình độ chun mơn tối thiểu của người bán thuốc. Trong đó, từ
01/01/2020 quy định tất cả người bán thuốc đều phải có trình độ
chun mơn tối thiểu từ dược sĩ trung cấp trở lên; (3). Hoạt động của
nhà thuốc GPP: Bổ sung một số hướng dẫn cho người bán thuốc thực
hành nghề nghiệp như niêm yết giá thuốc theo quy định; tư vấn lựa
chọn thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm thấp nhất
chi phí cho người bệnh nghèo, khơng đủ khả năng chi trả. Bảo quản
riêng biệt với các thuốc phải kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, tiền chất), thuốc độc hại, thuốc có nguy cơ lạm dụng
đặc biệt, gây cháy, nổ... ngoài ra, dược sĩ phụ trách chuyên môn giám
sát hoặc trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn, tư vấn cho khách hàng,
duy trì sự hiện diện trong toàn bộ thời gian hoạt động của nhà thuốc.
Trong trường hợp vắng mặt phải có ủy quyền bằng văn bản cho người
có chứng chỉ hành nghề dược theo quy định.

1.2. Một số nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc
theo một số tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP)
1.2.1. Một số nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc của các nhà thuốc
GPP trên thế giới
Hội nghị của FIP năm 2012 đã cụ thể hóa chiến lược phát triển ngành
dược của WHO và FIP, đồng thời đã chỉ ra xu hướng của hoạt động thực hành
dược là hướng tới sử dụng thuốc trên người bệnh được an toàn, hợp lý và hiệu


×