Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Tác hại khôn lường từ cách rửa mũi cho bé bằng xilanh - Những nguy hại khi tự rửa mũi bằng xilanh cho bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.25 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Hiểm họa khôn lường từ cách rửa mũi cho bé bằng xilanh</b>


<b>Gần đây các mẹ truyền tay nhau clip về cách rửa mũi cho bé bằng xilanh. Nhưng bác sĩ khuyến</b>
<b>các cách rửa mũi cho bé tại nhà bằng xilanh rất nguy hiểm. </b>


<b>Tự học cách rửa mũi cho bé bằng xilanh rất nguy hiểm </b>


Thời gian gần đây, trên mạng xã hội nhiều bà mẹ chia sẻ đoạn clip dạy cách rửa mũi cho bé bằng
xilanh do một người phụ nữ quay lại. Trong clip này, người phụ nữ một tay giữ đầu của bé, một tay
dùng ống xilanh chứa nước muối sinh lý, đầu xilanh bọc một lớp cao su rồi xịt thẳng vào một bên lỗ
mũi của trẻ, từ lỗ mũi bên kia nước tràn ra mang theo dịch nhớt và gỉ mũi. Rất nhanh chóng cách làm
này được rất nhiều bà mẹ vội vàng học tập.


Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khuyến cáo rằng cách rửa mũi cho bé như vậy vô cùng nguy hiểm. Thực chất
đây là cách được áp dụng tại các bệnh viện khi bệnh nhi bị viêm mũi nặng, viêm mũi mãn tính hay để
lấy đờm đơng ở phế quản. Tuy nhiên, biện pháp này phải được thực hiện bởi các bác sĩ và y tá có
chun mơn. Bởi thao tác này không hề dễ dàng, nếu mẹ bất cẩn hoặc run tay có thể tổn hại nghiêm
trọng đến con.


Chưa kể, tại bệnh viện các dụng cụ để rửa mũi cho bé phải hấp vô trùng để đảm bảo tiệt trùng tuyệt
đối khi đưa vào mũi của trẻ. Nếu mẹ làm ở nhà, xilanh không được vô trùng rất dễ khiến tình trạng
viêm mũi của con càng nghiêm trọng hơn.


Điều nguy hiểm là khi mẹ tự thực hiện do khơng có chun mơn nên khơng thể điều chỉnh được lực
của tay. Nếu xịt q nhẹ thì khơng đủ lực để đẩy dịch nhầy ra khỏi mũi, còn quá tay sẽ khiến lực xịt
quá mạnh, khiến con bị sặc vơ cùng nguy hiểm cho tính mạng. Ngồi ra, nhiều loại xilanh có đầu nhọn
và sắc có thể làm xước niêm mặc nghiêm trọng ở trẻ. Tự áp dụng cách rửa mũi cho bé bằng xilanh tại
nhà rất nguy hiểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nhiều bà mẹ khi xem clip dạy cách rửa mũi cho bé bằng xilanh thì nghĩ ngay đến việc áp dụng khi con
bị nghẹt mũi. Nhưng bác sĩ Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM)


khuyến cáo rằng, cách này tuyệt đối không dùng cách này khi trẻ đang nghẹt mũi.


Cách này chỉ dùng để rửa mũi và lấy đờm đông ở phế quản, còn khi đang ngạt mũi mà bơm nước
muối sinh lý vào một bên thì bên kia sẽ khơng chảy ra được. Nước muối khơng có đường ra sẽ xì ra
hai bên tai. Bởi vậy mà nhiều trẻ khi bị viêm mũi, viêm xoang không khỏi lại thường bị thêm viêm tai
giữa do dịch mủ ở tai, rất nguy hiểm.


Cách rửa mũi bằng xilanh cũng chỉ dùng cho những trường hợp viêm mãn tính khi mà mũi vẫn thông.
Trường hợp mũi nghẹt chống chỉ định rửa bằng cách này. Nếu vẫn muốn rửa cách này cần phải nhỏ
thuốc co mạch để thông mũi đã rồi mới bơm dung dịch rửa tránh trường hợp bị viêm tai.


Do đó, tốt nhất mẹ khơng nên tự ý dùng xilanh để rửa mũi cho con. Nếu con bị viêm mũi nặng cần
đưa đến bệnh viện để được điều trị đúng cách, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Khi con bị sổ mũi hoặc ngạt mũi, trước hết mẹ dùng dầu gió bơi vào lịng bàn chân của con. Tiếp đó
xem lại phịng ngủ của trẻ xem có thơng thống và đủ ấm hay không. Mẹ dùng nước muối sinh lý nhỏ
2 – 3 giọt vào mũi bé. Rồi dùng khăn giấy sạch và mềm cuộn thành 1 đầu to một đầu nhỏ (còn gọi là
bấc sâu kèn), nhẹ nhàng đưa vào lỗ mũi của trẻ để lấy gỉ và nước mũi cho con, rồi nhỏ tiếp một giọt
nữa.


</div>

<!--links-->

×