Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vốn pháp định là gì? Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.22 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Vốn pháp định là gì?</b>


Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp.
Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, tùy ngành, nghề kinh doanh khác
nhau mà có quy định về số vốn pháp định khơng giống nhau.


Ví dụ: Kinh doanh bất động sản vốn pháp định tối thiểu cần đăng ký là 6 tỷ Việt Nam
đồng, dịch vụ bảo vệ là 2 tỷ Việt Nam đồng


Trước đây, Luật doanh nghiệp 2005 quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên đến nay
Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ việc xác định vốn pháp định với mục đích hiện thực
hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy
định tại Hiến pháp 2013. Nhưng, đối với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ về
vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp.


Vốn pháp định có những đặc điểm như sau:


Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể;


Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định
thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành;


Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trò và ảnh
hưởng của vốn pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang
có chiều hướng gia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề.


Trong suốt quá trình kinh doanh, vốn sở hữu của doanh nghiệp không được thấp hơn
số vốn pháp định;


Hiện nay có quy định một số ngành nghề phải có vốn pháp định như: kinh doanh ngân
hàng, bảo lãnh chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ bảo vệ, kinh doanh bất động sản, dịch


vụ đòi nợ thuê,… Các quy định này thể hiện trong pháp luật chuyên ngành. Đối với
việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề này thì trong hồ sơ đăng
ký kinh doanh phải có văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền đối với kinh doanh ngành nghề đó.


Thực tế, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp rất nhiều người còn mơ hồ về khái niệm
vốn điều lệ và vốn pháp định. Theo đó, Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Vốn điều
lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán
hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”


<b>Vốn điều lệ là gì?</b>


Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành
lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần
đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ
phần. (Điểm 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Một số đặc điểm của vốn điều lệ:


– Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị
quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài
sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của cơng ty.


– Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu/ tối đa khi thành lập công ty.
Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ q thấp thì sẽ khơng thể hiện được tiềm lực tài
chính của cơng ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính…


Góp vốn là việc đưa tài sản vào cơng ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu


chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của cơng ty cổ phần, góp vốn
vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh
nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:


– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản
nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;


– Các đối tượng khơng được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
về cán bộ, công chức.


– Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng,
đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;


– Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;


– Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành
viên góp vốn


<b>Điểm khác biệt cơ bản giữa vốn điều lệ và vốn pháp định</b>


Từ trên, có thể hiểu vốn Điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì các thành viên, cổ
đơng cam kết góp trong thời gian nhất định để kinh doanh, nhưng nếu mà cơng ty dự
định thành lập có những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định (như
bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm,…) thì đầu tiên vốn góp vào cơng ty của các thành
viên, cổ đông sáng lập tôi thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh
ngành, nghề có điều kiện đó.


</div>

<!--links-->

×