Giáo án lớp 3B - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
TUẦN 18
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút),
trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúngquy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60
chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II.CHUẨN BỊ
Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3, tập một.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.giới thiệu bài
- Giới thiệu nội dung học tập của tuần 18: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết
quả học môn Tiếng Việt của học sinh cuối học kì I.
- Giới thiệu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- học sinh đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, học sinh trả lời.
- GV ghi điểm cho học sinh.
3. Bài tập 2:
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn văn Rừng cây trong nắng.
- Hai học sinh đọc lại. Cả lớp theo dõi.
- GV giải nghĩa một số từ khó.
- Giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả. GV hỏi: Đoạn văn tả cảnh gì ? (Tả cảnh
đẹp của rừng cây trong nắng: có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ; mùi
hương lá tràm thơm ngát; tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm)
- học sinh đọc thầm đoạn văn, phát hiện những chữ mình dễ mắc lỗi khi viết, viết ra
nháp để ghi nhớ.
b) GV đọc cho học sinh viết.
c) Chấm, chữa bài.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những học sinh chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm
tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
----------- -------------
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
Trang 1 – GV Nguyễn Thị Thuỷ
Giáo án lớp 3B - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn
II.CHUẨN BỊ
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3, tập một.
- Bảng lớp chép sẵn 2 câu văn của BT2, câu văn của BT3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc: Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2:
- học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV giải nghĩa từ:
- học sinh làm bài CN, phát biểu ý kiến. GV gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được
so sánh với nhau trong từng câu văn viết trên bảng lớp, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
4. Bài tập 3:
Học sinh đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng:
Từ biển trong câu (Từ trong biển lá xanh rờn…) không còn có nghĩa là vùng nước
mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự
vật: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến người ta
tưởng như đang đứng trước một biển lá.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV khen ngợi những học sinh học tốt; nhắc những học sinh chưa kiểm tra đọc về nhà
tiếp tục luyện đọc.
----------- -------------
TOÁN
Chu vi hình chữ nhật
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Giúp học sinh:
1. Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ
nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
2. Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II.CHUẨN BỊ
Vẽ sẵn 1 hình chữ nhật có kích thước 3dm, 4dm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra về nhận diện các hình đã học. Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật.
- Nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho học sinh.
II.CHUẨN BỊ
1.giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
Trang 2 – GV Nguyễn Thị Thuỷ
Giáo án lớp 3B - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
2. Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật:
- GV nêu bài toán: Cho hình tứ giác MNPQ P
có kích thước như hình bên.
Tính chu vi hình tứ giác đó.
N
- học sinh đã biết tính chu vi hình
tứ giác MNPQ là:
2 + 3 + 5 + 4 = 14 (dm)
- Từ đó liên hệ sang bài toán
như phần bài học SGK trang 87.
M Q
- Từ đó GV nêu quy tắc:
“ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị
đo) rồi nhân với 2”.
3. Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu học sinh vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi để tính kết quả,
chẳng hạn:
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
Đáp số: 30cm.
b) Đổi 2dm = 20cm.
Chu vi hình chữ nhật là:
(20 + 13) x 2 = 66 (cm)
Đáp số: 66cm.
Bài 2: H sử dụng công thức tính chu vi để tính kết quả, 1H làm vào phiếu to, lớp
chữa bài trên phiếu.
Bài giải:
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(35 + 20) x 2 = 110 (m)
Đáp số: 110m.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh tính chu vi mỗi hình chữ nhật ABCD và MNPQ rồi so sánh số đo
chu vi của hai hình đó:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(63 + 31) x 2 = 188 (m)
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
(54 + 40) x 2 = 188m.
Vậy chu vi hai hình chữ nhật bằng nhau. Học sinh khoanh vào chữ C.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tính chu vi hình chữ nhật.
Trang 3 – GV Nguyễn Thị Thuỷ
3dm
2dm
4dm
5dm
Giáo án lớp 3B - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
TOÁN
Chu vi hình vuông
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết cách tính chu vi hình vuông.
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên
quan đến chu vi hình vuông.
II.CHUẨN BỊ
Vẽ sẵn một hình vuông có cạnh 3dm lên bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
- Kiểm tra HTL quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và các bài tập về nhà củat tiết trước.
- Nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho học sinh.
B.DẠY BÀI MỚI
1.giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2. Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông:
- GV nêu bài toán: Cho hình vuông ABCD cạnh 3dm. Hãy tính chu vi hình vuông đó.
- GV: Muốn tính chu vi hình vuông ABCD ta làm thế nào ?
(HS: 3 + 3+ 3+ 3 = 12 (dm))
- Từ đó GV cho học sinh tính chu vi hình vuông ABCD là:
3 x 4 = 12 (dm)
- Kết luận: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
3. Thực hành:
Bài 1: H vận dụng quy tắc, làm bài vào phiếu theo nhóm 2.
Các nhóm nêu kết quả. T chốt lại kết quả đúng.
1H nêu lại quy tắc tính chu vi hình vuông
Cạnh
hình vuông
8cm 12cm 31cm 15cm
Chu vi
hình vuông
8 x 4 = 32(cm) 12 x 4 = 48(cm) 31 x 4 = 124(cm) 15 x 4 = 60(cm)
Bài 2: H làm bài vào vở. 1H làm bài vào phiếu. T và lớp chữa bài trên phiếu
Bài giải:
Độ dài đoạn dây là:
10 x 4 = 40(cm)
Đáp số: 40cm.
Bài 3 H làm bài vào vở. 1H làm bài vào phiếu. T và lớp chữa bài trên phiếu. T chấm
vở.
Bài giải:
Chiều dài hình chữ nhật là:
20 x 3 = 60(cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
Trang 4 – GV Nguyễn Thị Thuỷ
Giáo án lớp 3B - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
(60 + 20) x 2 = 160(cm)
Đáp số: 160cm.
Bài 4:
Yêu cầu học sinh đo độ dài cạnh hình vuông (bằng 3cm) rồi tính chu vi hình vuông
đó.
Bài giải:
Chu vi hình vuông MNPQ là:
3 x 4 = 12(cm)
Đáp số: 12cm.
----------- -------------
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 3)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
- Điền đúng nội dung vào Giấy mời, theo mẫu (BT2)
II.CHUẨN BỊ
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3 tập một
- Bản phô tô giấy mời (cở nhỏ) đủ phát cho từng học sinh nếu không cóVBT (học sinh
củng có thể viết vào giấy rời hoặc vở)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Giới thiệu bài :GV nêu MĐ,YC của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc (1/4 số học sinh ): Thực hiện như tiết một
3. Bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu giấy mời.
- GV nhắc học sinh chú ý:
+ Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời cô, thầy hiệu trưởng.
+ BT này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. Em phải điền vào giấy
mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày, giờ, địa điểm.
- GV mời 1 hặc 2 học sinh điền miệng nội dung vào giấy mời.
- học sinh viết giấy mời vào mẫu in sẵn hoặc VBT.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV nhắc học sinh ghi nhớ mẫu giấy mời, thực hành viết đúng mẫu khi ccần thiết.
----------- -------------
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 4)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mức độ, yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2)
II.CHUẨN BỊ
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3, tập một
Trang 5 – GV Nguyễn Thị Thuỷ
Giáo án lớp 3B - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
- Ba tờ phiếu viết đoạn văn trong BT2, tranh ảnh minh hoạ cây bình bát, cây bần giúp
GV giải nghĩa từ khó trong đoạn văn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Giới thiệu bài :GV nêu MĐ,YC của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc (1/4 số học sinh ): Thực hiện như tiết một
3. Bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu của bài. 1 học sinh đọc chú giải từ ngữ khó trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài theo cặp. GV nhắc học sinh chú ý viết hoa lại
những chữ đầu câu sau khi đã điền dấu chấm.
- GV dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 học sinh lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận
xét, phân tích từng dấu câu trong đoạn văn, chốt lại lời giải đúng.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV yêu cầu cả lớp về nhà đọc lại đoạn văn trong bài tập 2; đọc lại những bài tập đọc
có yêu cầu HTL trong SGK để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tới.
----------- -------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Ôn tập và kiểm tra học kì I (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nêu tên và chỉ đúng các bộ phận: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và
cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc
và giới thiệu về gia đình của em.
II.CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh do học sinh sưu tầm.
- Hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
- Thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: CHƠI TRÒ CHƠI AI NHANH AI ĐÚNG ?
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi, học sinh có thể kể được tên và chức năng các bộ phận
của từng cơ quan trong cơ thể.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu,
thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
Bước 2: GV tổ chức cho học sinh quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh, chơi theo
nhóm trước, khi học sinh đã thuộc thì chia thành đội chơi.
Hoạt động 2: QUAN SÁT HÌNH THEO NHÓM.
* Mục tiêu: học sinh kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương
mại, thông tin liên lạc.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chia nhóm và thảo luận
Quan sát hình theo nhóm: Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương
mại, thông tin liên lạc có trong các hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK.
Trang 6 – GV Nguyễn Thị Thuỷ
Giáo án lớp 3B - Trường Tiểu học Vĩnh Kim
Có thể liân hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp,… mà em biết.
Bước 2: Từng nhóm dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em đã sưu tầm được
theo cách trình bày của từng nhóm, GV cho các nhóm bình luận chéo nhau.
Hoạt động 3: LÀM VIỆC CÁ NHÂN
- Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệi về gia đình mình.
- Khi học sinh giới thiệu, GV theo dõi và nhận xét xem học sinh vẽ và giới thiệu có
đúng không để làm căn cứ đánh giá học sinh.
----------- -------------
Trang 7 – GV Nguyễn Thị Thuỷ