Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Truyền hình nam sông hậu với vấn đề phát triển ngành tôm (khảo sát các đài phát thanh truyền hình bạc liêu, cà mau và sóc trăng trong năm 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

HỒNG HẢI DUN

TRUYỀN HÌNH NAM SƠNG HẬU VỚI VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM
(Khảo sát các Đài Phát thanh - Truyền hình: Bạc Liêu, Cà Mau
và Sóc Trăng trong năm 2019)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 8320101.01 (UD)

CÀ MAU - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

HỒNG HẢI DUN

TRUYỀN HÌNH NAM SƠNG HẬU VỚI VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM
(Khảo sát các Đài Phát thanh - Truyền hình: Bạc Liêu, Cà Mau
và Sóc Trăng trong năm 2019)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 8320101.01 (UD)


Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng

PGS. TS. Bùi Chí Trung

PGS.TS.Dương Xuân Sơn

CÀ MAU - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân
tôi. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong luận văn là hồn tồn
chính xác và trung thực, khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình khoa học nào đã
cơng bố trong và ngồi nước, nếu sai phạm, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Bạc Liêu ngày......, tháng......., năm 2020
Tác giả luận văn

Hồng Hải Duyên


LỜI CẢM ƠN
Tính đến nay, q trình thực hiện luận văn là khoảng thời gian khó khăn nhất
mà bản thân tơi đã trải qua. Có lúc, tơi dường như muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ vào sự
tận tình và giúp đỡ của PGS.TS Bùi Chí Trung - Giảng viên hướng dẫn, người ln
động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành nghiên cứu này. Trong q
trình thực hiện, bản thân tôi bộc lộc nhiều hạn chế nhưng thầy vẫn kiên nhẫn, chỉ bảo
giúp tơi có thêm động lực để tơi hồn thành con đường học tập và nghiên cứu của
mình. Tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy.

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ thuộc Trường Phân viện Trường Đại học
Bình Dương ở Cà Mau đã tạo điều kiện trong việc làm cầu nối để tơi có thể tiếp cận
được với chương trình học và nghiên cứu ở bậc cao học.
Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn đến các thầy, cô giáo ở Viện Đào tạo Báo chí và
Truyền thơng (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội) đã hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp kiến thức, để bản thân tơi có thể nâng cao
trình độ nghiệp vụ về báo chí trong suốt thời gian học tập theo chương trình giảng
dạy của nhà trường.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan, các anh, chị, đồng nghiệp cùng bạn bè và
người thân đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, động viên tơi trong suốt khóa học và
thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, mặc dù đã cố gắng hết sức, song do giới hạn về
thời gian và kinh nghiệm cá nhân, nên khơng tránh khỏi những thiếu sót về cả nội
dung và cách thể hiện, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy, cô và các bạn!

Tác giả luận văn

Hồng Hải Duyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................................8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................13
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..............................................................14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................................15
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 15

CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH TƠM VIỆT NAM TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH ................................ 17
1.1. Một số khái niệm, vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu ..............................17
1.1.1. Về con tôm và ngành thủy sản tơm Việt Nam ....................................................17
1.1.2. Truyền hình ........................................................................................................19
1.1.3. Truyền hình địa phương ....................................................................................20
1.1.4. Khu vực Nam sơng Hậu .....................................................................................21
1.2. Định hƣớng phát triển ngành tôm Việt Nam và vai trị của báo chí đối với
phát triển kinh tế thủy sản ........................................................................................23
1.2.1. Định hướng phát triển ngành tôm Việt Nam .....................................................23
1.2.2. Vai trị của báo chí trong sự phát triển kinh tế thủy sản và ngành tôm Việt Nam ....28
1.3. Các nhóm vấn đề trọng tâm trong hoạt động thông tin tuyên truyền phát
triển ngành tôm Việt Nam ........................................................................................30
1.3.1. Về tiềm năng điều kiện tự nhiên của khu vực NSH nói chung, Bạc Liêu, Cà
Mau, Sóc Trăng nói riêng trong việc thích ứng với việc phát triển ngành tơm hiệu quả
và bền vững ..................................................................................................................30
1.3.2. Ứng dụng công nghệ cao trong mơ hình ni tơm, để tạo ra sản phẩm chất
lượng cao, khơng tồn dư hóa chất, thuốc kháng sinh ..................................................32
1.3.3. Đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống, chuỗi giá trị, trong đó
doanh nghiệp đóng vai trị dẫn dắt và là động lực của tồn chuỗi giá trị ..................33

1


1.3.4. Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để
tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với
doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm .....................................33
1.4. Hình thức, phƣơng pháp thơng tin tun truyền và thế mạnh của truyền
hình về vấn đề phát triển ngành tơm Việt Nam ......................................................34
1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng tác phẩm truyền hình về vấn đề phát triển

ngành tơm Việt Nam ..................................................................................................37
1.5.1. Tiêu chí đánh giá nội dung ................................................................................37
1.5.2. Tiêu chí đánh giá hình thức tác phẩm ...............................................................39
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TƠM VIỆT
NAM TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH KHU VỰC NAM SÔNG HẬU .................42
2.1. Giới thiệu các đài phát thanh - truyền hình trong diện khảo sát ...................42
2.1.1. Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu.............................................................42
2.1.2. Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau ..............................................................45
2.1.3. Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng ..........................................................47
2.2. Phân tích nội dung thơng tin tun truyền về phát triển ngành tơm Việt
Nam trên sóng truyền hình khu vực Nam sơng Hậu ..............................................48
2.2.1. Về số lượng, thời lượng, tần suất và nội dung...................................................48
2.2.2. Về nội dung ........................................................................................................55
2.2.3. Về hình thức thể hiện .........................................................................................74
2.3. Đánh giá thành công, hạn chế ............................................................................83
2.3.1. Ưu điểm ..............................................................................................................83
2.3.2. Về hạn chế ..........................................................................................................86
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................88
CHƢƠNG 3: NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN ĐỂ
PHÁT TRIỂN NGÀNH TÔM VIỆT NAM .............................................................90
3.1. Những vấn đề đặt ra trong công tác thông tin tuyên truyền phát triển ngành
tôm Việt Nam .............................................................................................................90

2


3.2. Những bài học kinh nghiệm trong việc thông tin tun truyền phát triển
ngành tơm Việt Nam trên sóng Truyền hình ..........................................................93
3.2.1. Triển khai hoạt động tuyên truyền bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa

phương gắn với đối tượng công chúng mục tiêu .........................................................93
3.2.2. Bám sát nhu cầu công chúng dựa trên sự đánh giá, phản hồi tương tác ..........94
3.2.3. Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và tối ưu hóa chi phí sản xuất tác
phẩm truyền hình .........................................................................................................96
3.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả truyền thơng của truyền hình đối
với vấn đề phát triển ngành tơm Việt Nam trên sóng truyền hình Bạc Liêu, Cà
Mau, Sóc Trăng ..........................................................................................................98
3.3.1. Đổi mới sáng tạo nội dung theo hướng tác phẩm thông tin khác biệt, chuyên
sâu và đa chiều (Mega story).......................................................................................98
3.3.2. Hệ thống hóa nguồn tài nguyên, đổi mới tác phẩm nội dung theo mô hình báo
chí dữ liệu ....................................................................................................................99
3.3.3. Nắm bắt nhu cầu cơng chúng, xây dựng tạo mối liên kết giữa hệ thống đài phát
thanh - truyền hình địa phương nhằm xây dựng các chương trình truyền thơng, kế
hoạch truyền thơng trọng tâm, trọng điểm ................................................................100
3.3.4. Đề xuất hoạch định một Hội đồng biên tập sản xuất các chương trình về phát
triển ngành tơm cho kênh truyền hình.......................................................................101
3.3.5. Đề xuất một Format báo chí mới.....................................................................102
3.3.6. Cần có khóa đào tạo cho đội ngũ làm truyền hình..........................................103
3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................................................103
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................104
KẾT LUẬN ...............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................111
PHỤ LỤC PHỎNG VẤN SÂU ...............................................................................116

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
Nội dung


Viết tắt

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL

Hợp tác xã

HTX

Nam sơng Hậu

NSH

Nhà xuất bản

NXB

Phát thanh - truyền hình

PT - TH

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng tin của ba Đài PT - TH Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng tuyên
truyền về phát triển ngành tôm từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019 ...........50
Bảng 2.2: Số lượng phóng sự và phim khoa giáo tuyên truyền về phát triển ngành tôm
của ba Đài PT-TH Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng .......................................................51

Bảng 2.3: Những tin, phóng sự về phát triển ngành tơm trên sóng truyền hình ba đài
khảo sát ở một số tháng được chọn ngẫu nhiên ...........................................................53

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con tôm Việt Nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
ngành nông nghiệp Việt trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
này đạt 3,8 tỷ USD, xuất khẩu đi 90 nước trên thế giới. Trong đó, nhiều doanh
nghiệp lớn trong ngành tơm như: Tập đồn Minh Phú, Tập đồn Việt Úc, Cơng
ty CP Trung Sơn, Cơng ty Đắc Lộc, v.v. đã đưa tôm Việt Nam vào những thị
trường khó tính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, v.v. hay các nước châu Âu.
Hiện nay, tiềm năng kinh tế từ con tôm được đánh giá cao, với kỳ vọng đề ra
mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD khi mà hiện nay các
đàm phán về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đang tiếp tục diễn ra
trên bàn nghị sự. Sự kiện này có tác động tích cực trong việc tăng trưởng
thương mại và đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu, trong đó có ngành
tơm Việt Nam.
Xác định phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản
xuất lớn, chủ đạo cho nền kinh tế Việt, ngày 18 tháng 1 năm 2018, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt
Nam đến năm 2025. Kế hoạch đề ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong từng giai
đoạn cụ thể. Ở giai đoạn 2017-2020, với yêu cầu đặt ra là phấn đấu tăng năng
suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tôm Việt Nam thông qua áp
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất; Xây dựng nền tảng
cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững đã đạt được các con số chỉ
tiêu rất ấn tượng, kim ngạch suất khẩu tôm đạt 5,5 tỷ USD. Giai đoạn 20212025, kế hoạch hành động quốc gia có nhấn mạnh mục tiêu đạt đến là ngành
công nghiệp tôm cơng nghệ cao được hình thành ở các vùng sản xuất trọng

điểm; Vùng nuôi tôm hữu cơ được áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao
năng suất, giá trị sản phẩm dựa trên các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; Hệ
thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật được đầu tư đồng bộ. Phấn đấu đưa tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD (tăng trưởng bình
6


qn đạt 12,7%/năm), trong đó giá trị kim ngạch tơm nước lợ xuất khẩu là 8,4
tỷ USD. Trước chiến lược về phát triển ngành tôm, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn triển khai nhiều chính sách, hành động nhằm khai thác được
những tiềm năng, lợi thế của con tôm, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu
ngày càng tác động rõ nét đến các tỉnh ven biển Việt Nam là một trong những
nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Khi chủ trương phát triển ngành tôm được triển khai thực hiện bằng nhiều
chương trình hành động cụ thể của các ngành các cấp, thì phong trào gia tăng
sản xuất bằng các mơ hình ni tơm cũng được đẩy mạnh từ chính những
người nơng dân ở các vùng ni tơm trọng điểm. Chính vì vậy nhu cầu tìm
hiểu, cập nhật kiến thức nuôi tôm trở nên cần thiết đối với các hộ ni. Đặc biệt
những thơng tin về chính sách khuyến khích chăn ni, cùng với những thơng
tin thời tiết, giá cả, thị trường xuất khẩu, hay thậm chí là những cập nhật mới
nhất về vật tư đầu phục vụ cho chuỗi sản xuất của các các mơ hình ni tơm
đều trở nên quan trọng và luôn được nông dân quan tâm. Việc đáp ứng nhu cầu
của nông dân về các thông tin xoay quanh chủ trương phát triển ngành tôm một
cách kịp thời, đầy đủ, chính xác được xem là vấn đề cốt lõi góp phần thành
cơng cho việc thực hiện một chương trình hành động lớn của quốc gia về việc
phát triển một lĩnh vực kinh tế đầy tiềm năng.
Với thế mạnh của thể loại báo hình, thời gian qua, các Đài Phát thanh Truyền hình (PT-TH) khu vực Nam sơng Hậu (NSH) đã đóng vai trị rất quan
trọng trong việc cổ vũ, phản ánh những mặt tích cực cũng như những tồn tại,
bất cập, những yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện chiến lược hành động
quốc gia về các vấn đề phát triển ngành tôm Việt Nam. Có thể khẳng định, các

Đài PT-TH khu vực NSH đã có những tác động tích cực đến q trình hoạch
định, hồn thiện và hiện thực hóa các chính sách của đảng, của Nhà nước về
vấn đề phát triển ngành tôm Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Kế
hoạch hành động quốc gia về phát triển ngành tôm Việt Nam mới xuất hiện
trong những năm gần đây, các Đài PT-TH khu vực NSH đang tập trung triển
khai công tác tun truyền theo một kiểu cũ, khơng có chiến lược tuyên truyền
7


cụ thể, vì vậy, đa phần các tin bài, phóng sự về đề tài con tôm chưa được áp
dụng thực hiện các mơ hình truyền thơng hiện đại, nên khơng lơi cuốn, hấp dẫn
cơng chúng, từ đó mang lại tính hiệu quả của việc tuyên truyền không cao. Mặt
khác, những chun đề về nơng nghiệp vẫn cịn chung chung, khơng tạo được
sự khác biệt so với các chuyên đề khuyến nơng khuyến ngư khác, nên chủ
trương và chính sách của tỉnh về những quyết sách phát triển ngành tôm không
được phổ biến sâu rộng đến những người chăn nuôi và cộng đồng.
Nhằm tìm hiểu và khỏa lấp một phần khoảng trống trên, luận văn sẽ tập
trung làm rõ hơn về những hạn chế trong cách thức tuyên truyền của báo chí
khu vực NSH, từ đó đề xuất một “Format” mới trong việc tuyên truyền, giúp
người dân dễ dàng tiếp cận với các vấn đề về phát triển ngành tôm Việt Nam.
Công việc này hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng phát sóng của các Đài
PT-TH khu vực NSH và phù hợp với chủ trương của đảng, Nhà nước về phát
triển ngành tôm hiện tại và trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phát triển ngành tôm ở Việt Nam trong thời gian qua
không phải là vấn đề mới. Nuôi tôm được coi là một hướng đi tiềm năng và
hiệu quả cao trong việc phát triển kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành tôm Việt Nam nói chung và
các tỉnh ĐBSCL nói riêng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 2007, trong bài viết Các hạn chế đối với mục tiêu phát triển bền

vững ngành tơm ven biển ĐBSCL - nhìn từ kinh nghiệm tỉnh Bạc Liêu của tác
giả Nguyễn Tiến Khai in trên số tháng 5 của Tạp chí Phát triển kinh tế, Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [19], đánh giá ni tơm là một ngành có
nhiều tiềm năng trong tương lai, sau khi phân tích hiện trạng nuôi tôm ở tỉnh
Bạc Liêu, tác giả chỉ ra những hạn chế của việc ni tơm khi đó là chưa có quy
hoạch tổng thể chung, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn đầu tư, khả năng quản lý
chưa cao, v.v..

8


Năm 2008, trong khuôn khổ của dự án hợp phần hỗ trợ phát triển nuôi
trồng thủy sản bền vững (SUDA), Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành cuốn
sách Kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp [1]. Cơng trình giới
thiệu chi tiết và cụ thể về các đặc điểm sinh học, tập tính của con tơm sú, từ đó
có xây dựng quy trình hướng dẫn ni tơm sú hiệu quả và đạt giá trị kinh tế
cao. Cuốn sách thực sự đã trở thành cẩm nang quan trọng cho người ni tơm.
Cơ sở lý luận Báo Chí của Nguyễn Văn Hà, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2012 [16] là giáo trình được soạn thảo
cơng phu, có hệ thống, đồng thời được đánh giá cao về tính lý thuyết các khái
niệm truyền thơng và báo chí. Cơng trình giúp tác giả nhận thức rõ hơn về bản
chất, đặc trưng của truyền thơng và báo chí từ đó vận dụng vào việc đề xuất
những giải pháp cho cơng trình nghiên cứu của mình.
Ngồi ra cịn có Luận án tiến sĩ báo chí với chủ đề Xu hướng tiếp nhận
sản phẩm báo chí của cơng chúng Việt Nam của Lê Thu Hà [14] đã bảo vệ
thành công vào năm 2015, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trên cơ sở
nắm bắt thực trạng tiếp nhận các sản phẩm báo chí, tác giả đã khảo sát nghiên
cứu nhằm nắm bắt xu hướng tiếp nhận của công chúng Việt Nam đối với bốn
loại hình báo chí cơ bản (Báo in, Phát thanh Truyền hình, Báo điện tử) và các
phương tiện truyền thơng mới, từ đó luận án đã cung cấp những dự báo về sự

phát triển của báo chí Việt Nam nói chung và các loại hình báo chí nói riêng.
Luận án giúp tơi nhận diện được tình hình thực tế của nhu cầu cơng chúng đối
với Đài PT –TH, qua đó, bản thân hiểu thêm được tâm lý chung của công
chúng để rút ra những cách làm hay làm mới trong việc đề cao tính chuyên
nghiệp của các Đài Phát thanh truyền hình trong diện khảo sát.
Ngồi ra cịn, bản thân tơi còn tham khảo những vấn đề của cách thức làm
truyền hình hiện đại thơng qua quyển sách Truyền hình hiện đại – Những lát
cắt 2015-2016 do hai đồng chủ biên là tác giả Bùi Chí Trung, Đinh Thị Xn
Hịa [30] thực hiện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015. Cơng
trình được xem như kim chỉ nam để tơi có những hướng mở mang tính ứng
dụng cao trong phần đề xuất các giải pháp cho một format chương trình truyền
9


hình hiện đại, hấp dẫn nhằm thu hút khán giả đến với các kênh truyền hình địa
phương.
Để phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài và bền vững ngành tôm Việt
Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, năm 2015, Tổng cục Thủy Sản đặt hàng
Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nghiên cứu xây dựng nội dung Quy hoạch ni tơm nước lợ vùng ĐBSCL
đến năm 2020 tầm nhìn 2030 [36]. Đây được đánh giá là cơng trình nghiên cứu
quy mơ, có hệ thống bậc nhất về chiến lược phát triển ngành tôm ở ĐBSCL.
Sau khi đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nguồn lực phát
triển tôm nước lợ của ĐBSCL, báo cáo quy hoạch tiến hành phân tích, dự báo,
đồng thời xây dựng quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020 tầm
nhìn 2030. Báo cáo quy hoạch này sau đó trở thành cơ sở khoa học trong việc
hoạch định chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho ngành tôm nước lợ
không chỉ ở các cơ quan trung ương mà cả ở các địa phương có liên quan.
Năm 2017, Trần Tiến bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Báo chí học tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền với chủ đề Nâng cao chất lượng đào tạo

phóng viên truyền hình ở Việt Nam hiện nay [23]. Luận văn đã cung cấp thêm
một số thuật ngữ, khái niệm quan trọng về vấn đề tác nghiệp của phóng viên từ
đó đã gợi mở cho tơi những giải pháp, đề xuất trong việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực để tạo nên những tác phẩm truyền hình hay, sáng tạo ở lĩnh
vực tuyên truyền về ngành tôm Việt Nam.
Nghiên cứu về truyền hình và truyền hình địa phương ở Việt Nam thời
gian qua cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó đáng chú ý có:
Cơ sở lý luận báo chí của PGS. TS Nguyễn Văn Dững được Nhà xuất bản
Thông tin và Truyền thông ấn hành năm 2018 [11]. Cuốn sách trình bày một
cách đầy đủ và khoa học những vấn đề cốt yếu có ý nghĩa lý luận về báo chí.
Đây thực sự là cơng trình có giá trị với việc hoàn thiện hệ thống khái niệm
phục vụ cho nghiên cứu của tác giả.
Tiếp đó là giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS Dương Xn Sơn
được tái bản nhiều lần ở các nhà xuất bản khác nhau [24]. Đây là cuốn sách
10


cung cấp những vấn đề lý luận và phương pháp luận nền tảng quan trọng trong
tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực báo chí. Ngồi hệ thống khái niệm chun ngành,
tơi cũng kế thừa những tiêu chí quan trọng để đánh giá tác phẩm truyền hình từ
cơng trình này.
Đặc biệt sách Thể loại Báo chí một cơng trình tập thể của nhiều tác giả là
Khóa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
Gia Hà Nội [20] cung cấp cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu
áp dụng những thể loại báo chí phù hợp vào việc đề xuất một cách thức tuyên
tuyền hiệu quả cho chủ trương phát triển ngành tôm Việt Nam trên sóng truyền
hình của 3 đài trong diện khảo sát.
Năm 2016, Trần Thị Hải Lý bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Báo chí
học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với chủ đề Năng lực cạnh tranh của
các kênh truyền hình địa phương miền trung và Tây Nguyên hiện nay (khảo sát

kênh TRT, KTV, LTV từ 1/2010- 12/2014) [22]. Bên cạnh hệ thống thuật ngữ,
khái niệm quan trọng của đề tài mà tơi có thể kế thừa, luận án cịn đưa đến một
cái nhìn tương đối đầy đủ và có hệ thống về hiện trạng của các kênh truyền
hình địa phương hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án tập trung vào kiến giải và đưa
ra một số kiến nghị có ý nghĩa để các kênh truyền hình địa phương nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình trong tương lai.
Bên cạnh đó cịn có Luận án tiến sĩ Báo chí học của Nguyễn Tiến Vụ với
chủ đề Xu thế phát triển của báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh
truyền thông đa phương tiện được bảo vệ thành cơng năm 2017 tại Học viện
Báo chí và tuyên truyền [36]. Tác giả đã khảo sát mẫu ở cơ quan báo chí các
tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và
Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2016. Luận án công phu này trình bày một
cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí địa phương trong
xu thế hội nhập. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và chỉ ra những thách thức của
báo chí địa phương hiện nay. Tác giả còn định hướng, nhận diện xu thế phát
triển của báo chí các địa phương đồng thời đưa ra những khuyến nghị quan
trọng để báo chí địa phương phát triển trong bối cảnh truyền thơng đa phương
11


tiện. Luận án có ý nghĩa quan trọng với nghiên cứu của tôi trong việc làm sáng
tỏ những khái niệm và nhận diện những vấn đề lý thuyết của báo chí địa
phương trong đó có truyền hình.
Nghĩ đột phá cho Format báo chí của PGS. TS Vũ Quang Hào được Nhà
xuất bản Thông tấn ấn hành năm 2020 [18] là cơng trình nghiên cứu thiết thực
cho bản thân tác giả trong việc tìm ra những đề xuất về một kiểu truyền hình
mới, hiện đại cho chương 3.
Năm 2020, trong bài viết Nghiên cứu hiện trạng và giải pháp phát triển
bền vững thị trường xuất khẩu tôm nuôi – Yếu tố đặc biệt quan trọng trong liên
kết chuỗi của nghề nuôi tôm ở Việt Nam của tác giả Lê Văn Thành đăng trên

website Thủy sản Việt Nam, xác định nghề chế biến và xuất khẩu thủy sản có
vai trị đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản [25],
trực tiếp quảng bá mặt hành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; góp
phần trực tiếp vào kim gạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, mà trong đó
ngành chế biến và xuất khẩu tơm Việt Nam đóng vai trị chủ đạo. Bằng phương
pháp nghiên cứu, thống kê các cơ sở thu thập số liệu tình hình xuất khẩu tơm
hàng năm cùng với những tư liệu nghiên cứu được thu thập trích dẫn từ các
nguồn tài liệu đã được công bố của các kênh thông tin chính thống ở ngành
Nơng nghiệp Việt Nam, tác giả đã phân tích thực trạng về thị trường xuất khẩu
tơm Việt Nam và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững thị trường như:
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng hợp từ khâu qui hoạch vùng nuôi, con
giống, đào tạo về trình độ kỹ thuật cho người ni và kinh doanh thủy sản,
công nghệ nuôi, thuốc thú y thủy sản v.v..
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu phân tích vấn đề phát triển ngành tơm Việt Nam đã được thể
hiện như thế nào trong các chương trình của các Đài truyền hình khu vực NSH
(NSH). Sau đó đánh giá, tổng kết lại chất lượng các chương trình truyền hình
về chủ trương phát triển ngành tơm trên sóng 3 kênh truyền hình địa phương ở
12


diện khảo sát. Từ đó vận dụng các mơ hình truyền thông hiện đại để đưa ra các
giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả
của công tác tuyên truyền về vấn đề này trên sóng truyền hình địa phương, góp
phần định hướng cho các cơ quan, các nhà quản lý địa phương có thể đưa ra và
thực thị các chính sách kinh tế phù hợp để phát triển ngành nuôi tôm ở địa
phương đúng theo định hướng phát triển chiến lược mà trung ương đã đề ra.
Thông qua nghiên cứu này, tác giả cũng nhìn lại cơng việc của chính
mình và các đồng nghiệp trong thời gian qua, từ đó đánh giá những thành

công, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm để điều chỉnh, thay đổi hình
thức truyền thơng, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về vấn đề
phát triển ngành tôm Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm sáng tỏ các nội dung:
Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của báo chí nói chung, truyền hình nói
riêng trong việc thơng tin tun truyền phát triển ngành tơm Việt Nam.
Phân tích thế mạnh của truyền hình và phương thức xây dựng tác phẩm,
tiêu chí đánh giá tác phẩm trong việc thơng tin tun truyền phát triển kinh tế
nói chung và ngành tơm nói riêng.
Khảo sát, đánh giá thực trạng nội dung, thơng tin tuyên truyền về vấn đề
phát triển ngành tôm Việt Nam.
Đưa ra những quan điểm và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng truyền thông vấn đề Phát triển ngành tơm Việt Nam trên sóng
truyền hình khu vực NSH.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề phát triển ngành tôm Việt Nam trên sóng các Đài truyền hình khu
vực NSH

13


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm truyền hình phát sóng trên ba Đài Truyền hình Bạc Liêu,
Cà Mau, Sóc Trăng từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả dựa trên quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, nghị quyết

của đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, truyền thơng nói chung và lý luận về
báo chí truyền hình nói riêng.
Q trình nghiên cứu cũng được đặt trên cơ sở thực tiễn của quá trình vận
động phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và của khu
vực NSH nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lịch sử và sử dụng các tài liệu thứ cấp: Tác giả
tiến hành sưu tầm, tập hợp các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, các văn bản, tài
liệu của đảng và nhà nước liên quan đến lĩnh vực ni trồng thủy sản nói
chung và phát triển ngành tơm nói riêng. Thu thập thơng tin về các hoạt động,
dự án liên quan đến lĩnh vực này, đồng thời tập hợp, hệ thống tài liệu lý luận từ
sách, báo, tạp chí, các cơng trình khoa học trong và ngồi nước có liên quan
đến đề tài. Tác giả cũng thu thập các tài liệu liên quan đến định hướng, chính
sách của ba tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng về vấn đề phát triển ngành tơm.
Phương pháp phân tích nội dung: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
này để khảo sát, phân tích nội dung và hình thức thể hiện các tin, bài của ba
Đài Truyền hình Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng để đánh giá thực trạng, thành
cơng và hạn chế của báo chí truyền hình khu vực NSH trong việc tuyên truyền
về vấn đề phát triển ngành tôm Việt Nam.
Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: Phương pháp phỏng vấn
sâu (phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại) được tác giả tiến hành

14


đối với lãnh đạo ba Đài truyền hình Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, lãnh đạo
phịng, ban biên tập của các đài, phóng viên làm chuyên đề, phóng sự, v.v..
Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và chuyên gia trong
lĩnh vực kinh tế thủy sản; Thảo luận nhóm tập trung để thu thập các ý kiến, các
góc nhìn khác nhau.

Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Tác giả căn cứ vào nội dung
tin, bài, phóng sự các chương trình truyền hình để khảo sát chương trình, đánh
giá hiệu quả tác động đối với công chúng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đóng góp vào khung lý luận về loại hình báo chí truyền hình
trong việc truyền thơng các chủ trương lớn của đảng, nhà nước. Đồng thời nêu
ra những yêu cầu cấp thiết đối với việc đáp ứng nhu cầu cơng chúng hay nói
cách khác là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác truyền thông về những
chủ trương lớn, nhiệm vụ mới trên sóng truyền hình khu vực NSH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đưa ra hệ thống khái niệm khá hoàn chỉnh về truyền thông hiện
đại, những tác động cụ thể của truyền thông hiện đại trong việc tăng cường
những thành quả phát triển trong lĩnh vực kinh tế, đồng thời chứng minh được
các hoạt động truyền thơng chiến lược, có vai trị nâng cao hiệu suất chung của
những chủ trương chính sách phát triển kinh tế thủy sản của nhà nước. Qua đó
làm rõ sự cần thiết của việc sử dụng truyền thông hiện đại trong việc góp phần
thực hiện thành cơng Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao
chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn và được Chính phủ phê duyệt. Mặt khác cũng minh chứng
được rằng vai trị quan trọng của báo chí truyền hình trong việc giám sát phản
biện chính sách phát triển kinh tế thủy sản nói chung và ngành tơm Việt Nam
nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
15


Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển ngành tơm

Việt Nam trên sóng truyền hình
Chương 2: Thực trạng vấn đề phát triển ngành tơm Việt Nam trên sóng
truyền hình khu vực NSH
Chương 3: Nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền để phát triển
ngành tôm Việt Nam

16


CHƢƠNG 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH TƠM VIỆT NAM TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH

1.1. Một số khái niệm, vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu
1.1.1. Về con tôm và ngành thủy sản tơm Việt Nam
Tơm là lồi động vật giáp xác, ăn tạp và sống ở môi trường nước bao gồm
cả nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Đây là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng
cao đối với sức khỏe con người. Tơm sống ở tầng đáy và có sẵn trong tự nhiên,
có thể đánh bắt được. Tuy nhiên, nguồn tôm thương phẩm phục vụ cho nhu
cầu thị trường hiện nay chủ yếu là nguồn tôm được nuôi ở các môi trường khác
nhau bởi bàn tay con người [1]. Tôm có nhiều giống loại khác nhau với đặc
điểm sinh học, giá trị khác nhau và được khai thác ở nhiều nơi trên thế giới. Ở
Việt Nam chủ yếu gồm các loại: tôm đất, tôm càng xanh, tôm hùm, tôm sú và
tôm chân trắng, v.v. và được nuôi và khai thác dọc ven biển các tỉnh từ Bắc
vào Nam. Ở ĐBSCL thích hợp ni tơm nước lợ với hai loại chính là tơm sú
và tơm chân trắng.
Tơm là lồi thực phẩm gắn bó với Việt Nam từ xa xưa, việc đánh bắt tơm
cũng như các loại thủy hải sản khác có sẵn trong tự nhiên đã diễn ra từ lâu đời.
Tuy nhiên, việc nuôi tôm đặc biệt là tôm thương phẩm thì mới được thực hiện ở
Việt Nam chưa đầy nửa thế kỷ. Những thử nghiệm nuôi tôm biển đầu tiên diễn

ra vào khoảng thập niên 70 của thế kỷ XX, tại miền Bắc Việt Nam với hình
thức quảng canh nhưng chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Phải đến khi đất
nước tiến hành đổi mới (từ năm 1986), quá trình hội nhập đất nước tạo điều
kiện cho việc du nhập các giống tôm thương phẩm giá trị cao vào Việt Nam.
Nếu năm 1986 chỉ có 16 cơ sở sản xuất tơm giống thì đến năm 2005 ở Việt
Nam đã có tới 4.280 cơ sở giống. Và cũng từ đó trở đi, số lượng các cơ sở sản
xuất chững lại nhưng quy mơ mỗi cơ sở lại tăng lên nhanh chóng [38, tr. 32].

17


Tôm chân trắng du nhập vào Việt Nam năm 2001. Đầu tiên được nuôi tại
Bạc Liêu nhưng không hiệu quả. Đến tháng 2 năm 2008, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cho phép nuôi tôm chân trắng như sau: Đối với các tỉnh
Đông Nam Bộ và ĐBSCL được nuôi tơm chân trắng theo hình thức thâm canh;
các tỉnh từ Quảng Ninh tới Bình Thuận được ni theo nhu cầu của các nhà đầu
tư và nằm trong vùng quy hoạch của địa phương [29, tr. 9]. Tôm sú được sản
xuất giống thành công ở miền Trung Việt Nam vào khoảng năm 1984-1985, và
đến năm 1997 thì được ni trồng rộng rãi ở ĐBSCL.
Đến ngày 5 tháng 6 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số
787/QĐ- TTg về việc phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia thuộc
Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Theo đó tơm nước
lợ (gồm tơm sú và tơm thẻ chân trắng) nằm trong danh mục sản phẩm quốc gia
thực hiện từ năm 2017 thuộc chương trình phát triển sản phẩm đến năm 2020.
Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng đối với chủ trương phát triển
ngành tơm ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng. Ngay sau đó, Ngày
18 tháng 10 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành Quyết định số 4184/QĐ-BNN-TCTS về việc phê duyệt Đề án khung phát
triển sản phẩm quốc gia tôm nước lợ (gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng) [2],
với mục tiêu góp phần phát triển ngành cơng nghiệp tơm nước lợ có khả năng

cạnh tranh trên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên
tiến gắn với tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường để
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; Phát triển bền
vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ mơi trường.
Như vậy, có thế thấy, sau hơn 20 năm du nhập vào Việt Nam, nghề nuôi
tôm dần khẳng định được vị thế, tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế đất
nước và vươn thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hiện nay việc khai thác, nuôi
trồng tôm ở Việt Nam được quản lý bởi Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn ở Trung ương và các Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh ở các địa phương. Bên cạnh đó,
những người ni tơm cịn được hỗ trợ bởi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
18


thủy sản Việt Nam - tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế
biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhằm mục đích phối hợp, liên kết
hoạt động của các doanh nghiệp, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả
năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn nguyên
liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Năm 2019, Việt Nam cho ra mắt Sàn
Giao dịch tôm Việt để tạo ra một sân chơi chuyên nghiệp cho ngành tôm Việt
Nam hội nhập quốc tế.
1.1.2. Truyền hình
Thuật ngữ truyền hình (televison) có nguồn gốc La tinh và tiếng Hi Lạp,
có nghĩa là xem được ở xa. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và phát
triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công
nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay,
truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc.
Truyền hình trở thành cơng cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như
các lĩnh vực kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng [24, tr. 13]. Ở mỗi khía cạnh
khác nhau và các tiêu chí, người ta có thể chia thành truyền hình sóng và truyền

hình cáp, truyền hình cơng cộng và truyền hình thương mại, truyền hình tương
tự và truyền hình số, truyền hình trung ương và truyền hình địa phương, v.v..
Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí, nhưng bên cạnh các đặc điểm
chung của báo chí thì cịn mang một số đặc trưng của truyền hình như tính thời
sự, tính phổ cập và quảng bá, khả năng thuyết phục công chúng, đặc trưng hình
ảnh âm thanh và khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn
đàn của nhân dân.
Từ giữa thập niên 60 của thế kỷ XX, Đài Tiếng nói Việt Nam đã lên
phương án xây dựng vơ tuyến truyền hình. Nhiều đồn cán bộ, chuyên gia Việt
Nam được cử ra nước ngoài để học tập kinh nghiệm của các nước xã hội chủ
nghĩa về làm truyền hình. Ngày 7 tháng 9 năm 1970, chương trình truyền hình
đầu tiên của Việt Nam mới lên sóng. Trong nửa thế kỷ qua, Truyền hình Việt

19


Nam không những xây dựng và trưởng thành để thực sự trở thành một kênh
thơng tin uy tín và chất lượng với quần chúng nhân dân [24, tr. 29-38].
Đài truyền hình là một tổ chức pháp nhân có bộ máy tổ chức ổn định, có
cán bộ quản lý, cán bộ biên tập, cán bộ phóng viên và cán bộ kỹ thuật, v.v.; Có
các phương tiện kỹ thuật phát sóng cần thiết và có chương trình hoạt động hiện
có tại một thời điểm nhất định; Chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, về truyền
dẫn và phát sóng của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, có tư cách pháp nhân, có
con dấu, tài khoản riêng [22, tr. 27].
Kênh truyền hình là một dải tần số được phát sóng trên một kênh tần số
thơng qua một đài truyền hình. Kênh truyền hình tập hợp các chương trình
truyền hình được bố cục chặt chẽ, đảm bảo những nguyên tắc chung về nội
dung và hình thức, hình thành được thế giới quan khoa học, tập hợp và thống
nhất các thành viên của xã hội, được thể hiện một cách linh hoạt, sáng tạo phù
hợp với nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của cơng chúng [22, tr. 29].

1.1.3. Truyền hình địa phương
Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại hai mơ hình đài truyền hình là đài
truyền hình chỉ thực hiện chức năng báo hình như Đài truyền hình Việt Nam,
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và các đài vừa thực hiện chức năng
báo nói, báo hình và thơng tin điện tử như các đài PT - TH địa phương. Thông
tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27 tháng 7 năm 2010 hướng
dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đài PT TH thuộc uy ban nhân dân cấp tỉnh và đài PT - TH thuộc ủy ban nhân dân cấp
huyện, theo đó đài PT - TH thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là đài PT - TH cấp tỉnh) là đơn vị sự nghiệp
thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của đảng bộ,
chính quyền tỉnh; đài PT - TH cấp tỉnh chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, về
truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thơng tin và Truyền thông; Sở Thông tin và
Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân công của ủy

20


ban nhân dân cấp tỉnh; Đài PT - TH cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng [5].
Nhiệm vụ của các đài truyền hình là sản xuất và phát sóng các chương
trình phát thanh, các chương trình truyền hình, nội dung thơng tin trên trang
thơng tin điện tử; Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật
chuyên ngành để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các
chương trình phát thanh, truyền hình của địa phương và quốc gia; Được cấp
ngân sách và được phép tổ chức các hoạt động quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ,
tiếp nhận sự tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo
quy định của pháp luật. Nguồn thu quảng cáo và dịch vụ truyền hình được cấp
trở lại đầu tư cho các đài truyền hình.
Kênh truyền hình địa phương là tập hợp các chương trình truyền hình
được bố cục chặt chẽ, đảm bảo những nguyên tắc chung về nội dung và hình thức

phù hợp với nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của công chúng tại địa phương và được
phát sóng trên một kênh tần số thơng qua một đài truyền hình [22, tr. 29].
1.1.4. Khu vực Nam sông Hậu
Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh - Tạng trên lãnh thổ
Trung Quốc, chảy qua 5 nước (Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan,
Campuchia) trước khi đổ ra biển Đông qua lãnh thổ Việt Nam. Đây là con
sông lớn trên thế giới và có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội
của các nước mà nó chảy qua. Khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam, sông Mê Kông
tách làm hai nhánh là sông Tiền, Sông Hậu và đổ ra 9 cửa biển (hiện nay chỉ
cịn 8 cửa biển). Sơng Hậu chảy vắt ngang qua lãnh thổ Việt Nam theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam qua Châu Đốc, Long Xuyên của tỉnh An Giang và Cần
Thơ rồi đổ ra biển Đông qua ba cửa Định An, Bát Xắc và Tranh Đề với độ dài
khoảng 230 km và tiêu khoảng 50% lượng nước của hệ thống sơng Mê Kơng.
Đây con sơng có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển của ĐBSCL, đồng thời
chia ĐBSCL thành 2 khu vực rõ rệt về mặt tự nhiên là phía bờ Bắc Sơng Hậu
và phía bờ NSH.

21


×