Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đôi điều về xây dựng chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.23 KB, 2 trang )

Đôi điều về xây dựng chiến lược
Ai cũng phải thừa nhận những lợi ích từ sản phẩm và dịch vụ của các Thương hiệu đem
lại trong đời sống; Tuy nhiên không phải ai cũng biết được xuất xứ của những sản phẩm
này và càng ít người biết đến những con người ưu tú đã mang đến cho chúng ta những
sản phẩm tuyệt vời, những con người đã làm thay đổi thế giới này.

Nội dung:
1. Chiến lược Xây dựng Thương hiệu:
Giải quyết những vấn đề lý luận có liên quan trực tiếp (Hoạt động nghiên cứu thị trường, các
quan điểm trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu).
2. Thiết kế LOGO
Chúng ta nhìn thấy những biểu tượng logo ngày ngày trên những đại lộ, trên hàng tiêu dùng,
trên website và trong những cơ quan, những tổ chức… Bạn có thể tìm hiểu thêm những kiểu
thiết kế Logo và học hỏi những kinh nghiệm của các Thiết kế đã vận dụng nguyên lý và kỹ thuật
để tạo ra nó.
3. Sáng tạo SLOGAN - Thông điệp
Câu khẩu hiệu là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả
và thuyết phục về thương hiệu. Câu khẩu hiệu thường xuất hiện trên các mục quảng cáo, có
thể trên truyền hình, đài phát thanh, pa-nô, áp-phích... và nó cũng đóng một vị trí quan trọng
trên các bao bì và các công cụ marketing khác.
4. Xây dựng hình tượng Thương hiệu:
Cụ thể hoá hình ảnh cảm tính và lý tính về thương hiệu. “Bản sắc thương hiệu” (brand
platform) - cũng giống như cụm từ “Bản sắc Văn hoá“ - là một khái niệm được giới truyền
thông hiện ưa dùng. Tuy nhiên, thế nào là “Bản sắc” thì thường không được giải thích rõ ràng.
Ngay trong lĩnh vực quảng cáo, bạn sẽ thấy có rất nhiều những ý kiến đồng ý và không đồng ý
về nội dung và tên gọi của bản sắc thương hiệu. Trong khi người này gọi là “bản sắc thương
hiệu”, thì người khác lại gọi là “văn hoá công ty”. Song bạn đừng quá bối rối!. Dù giới chuyên
môn có đặt tên cho khái niệm đó là gì thì bạn vẫn luôn cần đến nó, bởi vì một bản sắc thương
hiệu sẽ được xem như nền tảng cho tất cả các quyết định liên quan đến thương hiệu và chiến
lược quảng bá của công ty bạn.
5. Định vị:


Những quan điểm về định vị, những chiến lược định vị khác nhau cho từng dòng sản phẩm và
từng nhãn hiệu. Thay vì phải chi hàng ngàn đô la cho phương pháp xây dựng thương hiệu bị
động, bạn nên chi tiền cho phương pháp xây dựng thương hiệu sinh động. Cần phải có một
người mà vai trò của họ là tạo nên sức sống và hơi thở cho thương hiệu đó. Người này có
nhiệm vụ truyền bá thương hiệu, phát triển thương hiệu, và phải bảo đảm thương hiệu của
mình không bao giờ bị quên lãng. Phương pháp xây dựng thương hiệu sống động cần được
chuẩn bị để thay đổi các nguyên tắc, đường lối chỉ đạo thất thường và điều chỉnh tầm nhìn.
6. Chiến lược phát triển thương hiệu:
Mỗi chiến lược định vị, mỗi nhãn hàng, mỗi thương hiệu sẽ được thực thi bởi những chiến lược
phát triển khác nhau. Tuy nhiên, có thể đưa ra một số phương án phát triển chung nhất cho một
số chủng loại hàng hoá.
7. Định giá thương hiệu
Với giá trị 56,9 tỷ USD, thương hiệu Microsoft chỉ là á quân trong 100 thương hiệu đứng đầu
thế giới. Đứng ở vị trí thứ nhất với giá trị 67 tỷ USD, triều đại của thương hiệu Coca Cola đã
thống trị trên khắp thế giới. Trên thị trường thế giới, Microsoft cũng không có đối thủ, nhưng
trên đất Mỹ thì gã khổng lồ này lại đang đánh mất chính mình khi không được lọt vào tốp 10
danh hiệu hàng đầu.
Phần chuyên mục sẽ cung cấp những quan điểm khác nhau trong cách thức định giá thương
hiệu.
8. Doanh nhân với Thương hiệu
Ai cũng phải thừa nhận những lợi ích từ sản phẩm và dịch vụ của các Thương hiệu đem lại
trong đời sống; Tuy nhiên không phải ai cũng biết được xuất xứ của những sản phẩm này và
càng ít người biết đến những con người ưu tú đã mang đến cho chúng ta những sản phẩm
tuyệt vời, những con người đã làm thay đổi thế giới này: Những Doanh nhân.

×