Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 176 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

LÊ THị HUệ



HOàN THIệN CÔNG TáC ĐàO TạO CHO NHÂN VIÊN MớI


TạI NGÂN HàNG TMCP TIÊN PHONG



chuyên ngành: QUảN TRị NHÂN LựC



<b>Ngi hng dẫn khoa học: </b>



PGS.ts. Vị THÞ MAI



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Mọi số


liệu được sử dụng trong luận văn là những thông tin xác thực và có trích nguồn. Các số


liệu dùng để phân tích có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng và khơng có sự chỉnh sửa.


Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất


kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.


Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.


<b>TÁC GIẢ LUẬN VĂN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tơi xin chân thành cảm ơn các Quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn


nhân lực - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt


những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.



Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo – PGS.TS Vũ Thị Mai đã


tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn.


Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo và các thầy cô giáo Viện đào tạo


Sau đại học, Giáo viên chủ nhiệm lớp CH21V đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá


trình học tập của tôi tại trường.


Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, các anh chị em đồng nghiệp cùng


công tác tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã hết lịng tạo điều kiện, và đóng góp ý


kiến rất hữu ích giúp tơi hồn thành luận văn này.


Xin chân thành cảm ơn!


<b>TÁC GIẢ LUẬN VĂN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>


<b>MỤC LỤC </b>


<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT </b>


<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ </b>


<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN ... i </b>



<b>LỜI MỞ ĐẦU ... 1 </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài ... 1 </b>


<b>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2 </b>


<b>3. Phương pháp nghiên cứu ... 2 </b>


<b>4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ... 3 </b>


<b>5. Kết cấu của luận văn: ... 4 </b>


<b>CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG </b>
<b>PHÁP NGHIÊN CỨU ... 5 </b>


<b>1.1 Các cơng trình nghiên cứu- Các luận án thạc sĩ ... 5 </b>


<b>1.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu ... 7 </b>


<b>1.3 Phương pháp nghiên cứu ... 8 </b>


<b>1.4 Hạn chế của luận văn ... 12 </b>


<b>CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP 13 </b>
<b>2.1 Vai trị cơng tác Đào tạo trong Doanh nghiệp ... 13 </b>


2.1.1 Khái niệm Đào tạo cho nhân viên mới trong Doanh nghiệp ... 13


2.1.2 Mục đích đào tạo trong Doanh nghiệp ... 15



2.1.3 Vai trò của hoạt động đào tạo ... 15


<b>2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Đào tạo nhân viên mới của Doanh nghiệp .... 16 </b>


2.2.1 Yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi Doanh nghiệp: ... 16


2.2.2 Yếu tố thuộc môi trường bên trong Doanh nghiệp ... 17


<b>2.3 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo ... 19 </b>


2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo ... 19


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2.3.5 Dự tính chi phí đào tạo ... 26


2.3.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên ... 26


2.3.7 Đánh giá chương trình đào tạo và kết quả đào tạo ... 27


<b>2.4 Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp .... 28 </b>


2.4.1 Kinh nghiệm của FPT ... 28


2.4.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Á Châu ... 29


2.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đào tạo nhân viên mới của Ngân hàng
TMCP Á Châu và tập đoàn FPT: ... 30


<b>2.5 Sự cần thiết hoàn thiện công tác Đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân hàng </b>
<b>TMCP Tiên Phong. ... 30 </b>



<b>CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN </b>
<b>VIÊN MỚI TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG ... 35 </b>


<b>3.1 Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong ... 35 </b>


3.1.1 Thành lập ... 35


3.1.2 Cổ đông chiến lược ... 35


3.1.3 Mạng lưới chi nhánh và Thế mạnh mũi nhọn ... 37


3.1.4 Giải thưởng: ... 37


<b>3.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nhân viên mới của Ngân </b>
<b>hàng TMCP Tiên Phong ... 37 </b>


3.2.1 Yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi ... 37


3.2.2 Yếu tố thuộc môi trường bên trong ... 39


<b>3.3 Một số đặc điểm của Ngân hàng có ảnh hưởng đến công tác đào tạo và </b>
<b>phát triển nhân viên mới ... 42 </b>


3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh ... 42


3.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban: ... 46


3.3.3 Đặc điểm về lao động của Ngân hàng giai đoạn 2012-2014 ... 50


3.3.4 Đặc điểm nhân viên mới của Ngân hàng TMCP Tiên Phong ... 54



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

3.4.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo ... 59


3.4.4 Xây dựng nội dung chương trình đào tạo ... 62


3.4.5 Lựa chọn phương pháp đào tạo ... 64


3.4.6 Chi phí đào tạo ... 69


3.4.7 Lựa chọn và đào tạo Giảng viên ... 72


3.4.8 Đánh giá chương trình đào tạo và kết quả đào tạo ... 78


<b>3.5 Đánh giá về công tác đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP </b>
<b>Tiên Phong trong những năm qua ... 85 </b>


3.5.1 Kết quả đạt được ... 85


3.5.2 Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân ... 86


<b>CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO CHO </b>
<b>NHÂN VIÊN MỚI TẠI TPB ĐẾN NĂM 2020... 89 </b>


<b>4.1 Định hướng phát triển của TPB đến năm 2020 ... 89 </b>


4.1.1 Chiến lược kinh doanh của TPB đến năm 2020 ... 89


4.1.2 Định hướng phát triển và chính sách đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 ... 90


<b>4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại TPB. ... 93 </b>



4.2.1 Hồn thiện cơng tác xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ nhân viên mới .... 93


4.2.2 Hồn thiện cơng tác xác định Mục tiêu đào tạo cho nhân viên mới: ... 97


4.2.3 Lựa chọn đúng đối tượng đào tạo ... 99


4.2.4 Nâng cao, tập trung vào đào tạo nhân viên bằng cách xây dựng môi trường làm
việc và hướng dẫn hoạch định cho tương lai của các nhân viên mới ... 100


4.2.5 Nâng cao chất lượng giảng viên nội bộ ... 103


4.2.6 Công tác đánh giá sau đào tạo: ... 105


4.2.7 Tăng nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo và tổ chức đào tạo ... 107


4.2.8 Các giải pháp khác. ... 107


<b>KẾT LUẬN ... 109 </b>


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 110 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TPB </b> <b>Ngân hàng TMCP Tiên Phong </b>


<b>ACB </b> <b>Ngân hàng TMCP Á Châu </b>


BTC Viện nhân lực Ngân hàng tài chính


FPT Tập đồn FPT



FCC Hệ thống phần mềm lõi Flecube


KHCN Khách hàng cá nhân


KHDN Khách hàng doanh nghiệp


ĐVKD


PSP


Đơn vị kinh doanh


Dự án Đào tạo và Phát triển Cán bộ kinh doanh TPB


SWAT


KPIs


TCTD


TCKT


TCB


SWAT RB


SWAT CB


SWAT S&D



ĐT


Sacombank


Đội đặc nhiệm Ngân hàng TPB


Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (Key performance indicator)


Tổ chức tín dụng


Tổ chức kinh tế


Ngân hàng TMCP Kỹ Thương- Techcombank


Đội đặc nhiệm bán lẻ


Đội đặc nhiệm doanh nghiệp


Đội đặc nhiệm của khối bán hàng và kênh phân phối.


Đào tạo


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Bảng 2.1: So sánh giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. ... 14


Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 – 2013 ... 43


Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn của TPB giai đoạn 2010 – 2013 ... 44


Bảng 3.3: Thu nhập chi phí và lợi nhuận của TPB từ năm 2010 đến năm 2013 ... 45



Bảng 3.4: Thực trạng nguồn nhân lực của TPB ... 50


Bảng 3.5: Tổng số lượng lao động biến động trong năm ... 53


Bảng 3.6: Quy mô đào tạo theo các chỉ tiêu của toàn hàng ... 56


Bảng 3.7: Tổng hợp số lượt cán bộ đào tạo toàn hàng qua các năm ... 61


Bảng 3.8: Chi phí đào tạo ... 69


Bảng 3.9: Số lượng khóa đào tạo, tập huấn và số lượng giảng viên ... 72


Bảng 3.10: Đánh giá về giảng viên qua các lớp học ... 78


Bảng 3.11: Tổng hợp đánh giá của học viên về nội dung chương trình đào tạo nhân
viên mới trong những năm qua. ... 78


Bảng 3.12: Tổng hợp đánh giá của học viên về Thực hiện đào tạo tại chỗ của Đơn
vị tiếp nhận với CBNV tân tuyển ... 83


<b>Biểu đồ: </b>


Biểu đồ 3.1: Cơ cấu cổ đông (T4/2012) ... 36


Biểu đồ 3.2: Thu nhập chi phí và lợi nhuận của TPB từ năm 2008 đến năm 2013 45
Biểu đồ 3.3: Biến động lao động của TPB từ năm 2011 đến năm 2014 ... 53


Biểu đồ 3.4: Quy mơ đào tạo qua các chỉ tiêu của tồn hàng ... 56


Biểu đồ 3.5: Đánh giá về nội dung chương trình đào tạo nhân viên mới của cán bộ
quản lý ... 63



Biểu đồ 3.6: Đánh giá về nội dung chương trình đào tạo nhân viên mới của cán bộ
nhân viên ... 64


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Biểu đồ 3.9: Đánh giá về kỹ năng truyền đạt kiến thức của cán bộ đào tạo của các


cán bộ quản lý ... 74


Biểu đồ 3.10: Đánh giá về kỹ năng truyền đạt kiến thức của cán bộ đào tạo của các


nhân viên mới ... 74


Biểu đồ 3.11: Đánh giá về phương pháp giảng dạy của cán bộ đào tạo của các cán


bộ quản lý ... 75


Biểu đồ 3.12: Đánh giá về phương pháp giảng dạy của cán bộ đào tạo của các nhân


viên mới ... 76


Biểu đồ 3.13: Đánh giá của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất của chương trình đào tạo . 79


Biểu đồ 3.14: Đánh giá của nhân viên mới về cơ sở vật chất của chương trình đào tạo ... 80


Biểu đồ 3.15: Đánh giá về sự cải thiện năng lực của nhân viên mới sau khóa đào tạo


của cán bộ quản lý ... 82


Biểu đồ 3.16: Đánh giá về sự cải thiện năng lực của nhân viên mới sau đào tạo của



cán bộ nhân viên mới ... 82


Biểu đồ 3.17: Đánh giá về việc thực hiện đào tạo tại đơn vị kinh doanh cho CBNV mới.. 84


<b>Sơ đồ: </b>



Sơ đồ 1.1: Trình tự chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ... 19


Sơ đồ 3.1: Cơ cấu quản trị của TPB ... 46


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

LÊ THị HUệ



HOàN THIệN CÔNG TáC ĐàO TạO CHO NHÂN VIÊN MớI


TạI NGÂN HàNG TMCP TIÊN PHONG



chuyên ngành: QUảN TRị NHÂN LựC



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>TĨM TẮT LUẬN VĂN </b>



Cơng tác đào tạo nhân viên mới tại các Ngân hàng ảnh hưởng nhiều tới chất


lượng nhân sự và sự gắn bó lâu dài của các nhân viên với tổ chức. Nhận thức được điều


này, TMCP Tiên Phong luôn coi trọng công tác đào tạo nhân viên mới. Tuy nhiên


trong những năm qua công tác đào tạo còn nhiều hạn chế như công tác đào tạo cịn


kém, chưa có kế hoạch đào tạo, đội ngũ làm cơng tác đào tạo cịn kém. Cơng tác đào


tạo chưa được đánh giá chính xác.



Nhận thấy sự cần thiết của việc tìm hiểu và đánh giá công tác đào tạo nguồn


nhân lực mới gia nhập Ngân hàng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu


quả của công tác đào tạo, tôi đã chọn để tài “Hoàn thiện công tác đào tạo cho Nhân


viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.


<i> Mục tiêu nghiên cứu </i>


Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đào tạo cho nhân viên mới trong


doanh nghiệp, Nghiên cứu, phân tích cơng tác đào tạo nhân viên mới tại Ngân hàng


TMCP Tiên Phong để đánh giá những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và


nguyên nhân, Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên


mới tại NHTMCP Tiên Phong.


<i> Phạm vi nghiên cứu: </i>


Tiến hành nghiên cứu vấn đề hồn thiện cơng tác đào tạo cho nhân viên mới


tại Ngân hàngTMCP Tiên Phong.


<i> Phương pháp nghiên cứu </i>


Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm phương pháp



điều tra thu thập dữ liệu bằng cách thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp


bảng hỏi, khảo sát, phỏng vấn một số nhân viên tại TPB, thu thập những dữ liệu thứ


cấp thông qua các lý luận từ sách báo chuyên ngành, các cơng trình nghiên cứu


trước, cơ sở dữ liệu của đơn vị; phương pháp xử lý và sử dụng các số liệu đã thu


thập được để làm rõ vấn đề nghiên cứu.


Thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập bằng các phương pháp sau


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>Phương pháp phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu thứ cấp bằng phương pháp </b></i>


<i>nghiên cứu tài liệu để đưa ra nhận xét, so sánh và đánh giá. Phân tích dữ liệu khảo </i>


<i>sát thơng qua mã hóa, tổng hợp kết quả điều tra bằng Google và bảng Microsoft </i>


office Excel, công cụ vẽ biểu đồ trong excel và các phân tích thống kê mơ tả khác


<i><b>như: %, và so sánh chuỗi. Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu: xử lý logic các nhận </b></i>


<b>định, ý kiến, đưa ra các phán đoán và minh chứng về thực trạng vấn đề. </b>


Ngoài phẩn mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 04 chương:


<i><b>Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu. </b></i>


<i><b>Chương 2: Lý luận chung về công tác đào tạo trong Doanh nghiệp </b></i>



<i>Chương 3: Thực trạng công tác đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân hàng </i>


<i>TMCP Tiên Phong 2010-2014 </i>


<i>Chương 4: Giải pháp nâng cao công tác đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân </i>


<i>hàng TMCP Tiên Phong đến năm 2020 </i>


Trong chương 1 luận văn đã đề cập đến một số cơng trình nghiên cứu về cơng


tác đào tạo Nguồn nhân lực mà trong quá trình làm luận văn tác giả đã tìm hiểu và


tham khảo bao gồm: các luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu về đề tài đào tạo trước đó.


Từ đó, tác giả đã chỉ ra những đánh giá chung về các cơng trình nghiên cứu này để


có cơ sở xác định khoảng trống nghiên cứu. Trong chương này, tác giả cũng khẳng


định hướng nghiên cứu của luận văn là đi sâu vào nghiên cứu để hồn thiện cơng


tác đào tạo cho nhân viên mới Ngân hàng TMCP Tiên Phong, tập trung vào 03


nhóm đối tượng chính là Chuyên viên KHDN, Chuyên viên KHCN, Giao dịch viên


tại các đơn vị kinh doanh của TPB.


Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đào tạo


Nhân viên mới tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Ở chương này luận văn tập



trung trình bày bốn vấn đề chính:


Thứ nhất, tác giả luận văn đã nêu lên một số khái niệm về Nhân viên mới,


phân biệt được các khái niệm Chương trình đào tạo, Hoạt động đào tạo và Công tác


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Thứ hai, tác giả đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo


Nhân viên mới của Doanh nghiệp, tập trung vào hai nhóm yếu tố: Yếu tố bên trong


và bên ngoài Doanh nghiệp.


Thứ ba, trình bày trình tự xây dựng một chương trình đào tạo từ bước đầu tiên:


Xác định nhu cầu đào tạo/ phát triển nhu cầu đào tạo đến bước cuối cùng Thiết lập quy


trình đánh giá sau đào tạo và nêu các cơ sở lý thuyết ở từng bước trong quy trình.


Thứ tư, Một điểm đáng chú ý ở đây là tác giả nêu ra kinh nghiệm đào tạo và


phát triển nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp như FPT và TPB. Từ đó tác giả


rút ra bài học kinh nghiệm trong việc đào tạo Nhân viên mới cho Ngân hàng TMCP


Tiên Phong.


Phần đầu của chương 3 tác giả trình bày tổng quan về ngân hàng TMCP


Tiên Phong bao gồm quá trình hình thành và phát triển của TPB, các cổ đông chiến



lược, Mạng lưới chi nhánh và các Giải thưởng. Phần thứ 2 tác giả trọng tâm vào các


đặc điểm của Ngân hàng có ảnh hưởng đến cơng tác đào tạo Nhân viên mới như Kết


quả hoạt động kinh doanh, Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban, Đặc


điểm về lao động tồn hàng và của Nhân viên mới. Trong đó, tác giả nhấn mạnh về


biến động lao động trong kỳ 2013, số lượng nhân sự tăng thêm 324 người tương


ứng với mức tăng 40% và có các giải trình về ngun nhân tăng đột biến nhân sự


trong giai đoạn này. Phần thứ ba của chương này, tác giả đã trình bày thực trạng


công tác đào tạo Nhân viên mới tại TPB bao gồm: Thực trạng công tác xác định


nhu cầu, mục tiêu đào tạo, thực trạng công tác lập kế hoạch đào tạo, thực trạng


lựa chọn đối tượng đào tạo, thực trạng xây dựng nội dung chương trình đào tạo,


Thực trạng lựa chọn phương pháp đào tạo, Thực trạng dự tính chi phí đào tạo,


Thực trạng lựa chọn và đào tạo Giảng viên và Thực trạng đánh giá chương trình


đào tạo và kết quả đào tạo. Phần tóm tắt sẽ tập trung vào các thực trạng có tính


chất tiêu biểu trong luận văn:


Thực trạng công tác xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo: mục tiêu đào tạo



được xây dựng dựa trên mục tiêu chiến lược của TPB. Tùy từng đối tượng nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

tạo kỹ năng cụ thể và trình độ kỹ năng cụ thể cho Chuyên viên KHDN, Chuyên viên


KHCN và Giao dịch viên. Trên cơ sở nhu cầu đào tạo năm, TPB xây dựng mục tiêu


cho các chương trình đào tạo. Tuy nhiên, các mục tiêu đặt ra mới mang tính chất


định tính, khó định lượng.


Việc lựa chọn đối tượng đào tạo của Ngân hàng vẫn cịn nhiều hạn chế. TPB


có các tiêu chí để xác định đối tượng đào tạo cho các lớp đào tạo Nhân viên mới


như: đã ký hợp đồng chính thức với Ngân hàng (Ngoại trừ các đối tượng đào tạo


qua Viện Ngân hàng Tài chính - BTC), có phẩm chất đạo đức và năng lực đào tạo


theo quy định, có nhu cầu đào tạo và khóa học đáp ứng được nhu cầu đào tạo của


học viên. Khâu xác định nhu cầu đào tạo của Công ty chưa thực sự tốt. Như đã nêu


trên, việc xác định chất lượng và trình độ của các cán bộ nhân viên khơng thật chính


xác. Từ đó dẫn đến việc xác định khơng đúng đối tượng đào tạo. Việc cử các nhân


viên đi học còn ồ ạt, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của công việc. Rất nhiều các


đơn vị không xác định thời điểm đào tạo mà tuỳ thuộc vào cấp trên, điều này khơng



tốt vì các đơn vị có cơng việc riêng của mình, nếu họ khơng xác định thời điểm đào


tạo thì rất dễ dẫn đến tình trạng nhân viên được cử đi học trong khi công việc đang


rất bận rộn. Một số cán bộ nhân viên mới đi học đào tạo để bổ sung đủ chứng chỉ


theo yêu cầu chứ không xuất phát từ nhu cầu nâng cao kiến thức. Các lớp học đào


tạo các học viên có trình độ chênh lệch nhau quá nhiều dẫn đến việc bỏ học hoặc


không hứng thú trong khi tham gia đào tạo của các đối tượng có kiến thức và kỹ


năng tốt hơn các đối tượng còn lại.


Lựa chọn và đào tạo giảng viên do trung tâm đào tạo TPB hoặc các cấp quản


<b>lý lựa chọn. TPB có hai nguồn giảng viên: nguồn giảng viên nội bộ, giảng viên thuê </b>


ngoài. Nguồn giảng viên nội bộ của TPB dồi dào, thường là các cán bộ nhân viên


của TPB. Đây là nguồn giảng viên chủ yếu cho các chương trình đào tạo tại TPB và


được đánh giá có chất lượng tăng dần trong những năm qua. Tuy nhiên, các giảng


viên nội bộ còn rất nhiều các điểm hạn chế như: chưa đủ độ sâu sát thực tế, chưa


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

dạy. Vì vậy TPB cần đào tạo và tuyển chọn giảng viên trong tương lai để mang lại


chất lượng học tập tốt hơn cho học viên.



Cơng tác đánh giá chương trình đào tạo và kết quả đào tạo ở TPB bao gồm đánh


giá chất lượng khóa học và chất lượng học viên sau đào tạo:


 Đánh giá chất lượng khóa học: Đối với những lớp đào tạo do TPB tổ chức,


TPB đánh giá thông qua việc thu thập ý kiến đánh giá của học viên bằng


phiếu đánh giá khóa học. TPB chưa xây dựng được hệ thống đánh giá đối


với khóa học e-learning. Nhìn chung, mức độ chính xác và độ tin cậy của


kết quả đánh giá này chưa cao, cịn mang tính chất cảm tính, phụ thuộc vào


mức độ nghiêm túc của học viên khi đánh giá.


 Đánh giá chất lượng học viên: TPB đánh giá chất lượng học viên thơng qua


kết quả thi cuối khóa học và phản hồi của cấp quản lý trực tiếp tại nơi học


viên làm việc sau đào tạo. Trong những năm qua chất lượng học viên sau


đào tạo được cải thiện nhiều đặc biệt là sau khi tham gia các khóa đào tạo kỹ


năng cho nhân viên mới. Tuy nhiên, chất lượng của việc đánh giá này chưa


cao, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cấp quản lý trực tiếp. Ngoài


ra, các tiêu chí để đánh giá sự thay đổi của nhân viên sau đào tạo chưa thật



sự rõ ràng, khó định lượng gây khó khăn cho việc đánh giá. Việc đánh giá


năng lực của cán bộ kinh doanh mới tại Đơn vị kinh doanh đang dựa vào


việc hoàn thiện chỉ tiêu KPIs quá nhiều. Trong khi rất nhiều các cán bộ kinh


doanh đã nắm vững kiến thức được đào tạo nhưng vẫn không đạt chỉ tiêu


này do các nguyên nhân khách quan từ bên ngoài như sự khó khăn chung


của thị trường, Hệ thống vận hành thực tế và khả năng cạnh tranh của TPB


trên thị trường còn chưa cao (Về cam kết thời gian xử lý, về chất lượng dịch


vụ)


Trong chương 4-Giải pháp, tác giả nêu định hướng phát triển chung của TPB


đến năm 2020 và định hướng phát triển chính sách đào tạo nguồn nhân lực đến năm


2020. Dựa vào thực trạng ở chương 3, tác giả đã nêu ra một số giải pháp chính như


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

thiện cơng tác xác định Mục tiêu đào tạo cho nhân viên mới, Lựa chọn đúng đối


tượng đào tạo, Xây dựng môi trường làm việc và hướng hoạch định tương lai cho


Nhân viên mới, Nâng cao chất lượng giảng viên nội bộ và công tác đánh giá sau đào


tạo. Tác giả luận văn chỉ tóm tắt lại các giải pháp trọng yếu:



Phòng đào tạo và Cán cán bộ quản lý tại Đơn vị kinh doanh cần xác định


chính xác mục tiêu đào tạo cho Nhân viên mới. Trong đó Phịng đào tạo cần xây


dựng được các mục tiêu đào tạo cụ thể với từng vị trí để từ đó xây dựng được các


chương trình đào tạo, cơ cấu học viên phù hợp. Với cán bộ quản lý tại Đơn vị kinh


doanh cần xác định các mục tiêu đào tạo thực tế ở các khía cạnh: Nhân viên mới cần


nắm rõ được Quy trình làm việc, Thơng tin cơ bản liên quan đến công việc và cách


thức, phương pháp thực hiện công việc để đạt yêu cầu KPIs của Nhân viên mới.


Để thực hiện tốt việc đào tạo cho cán bộ nhân viên mới, TPB cần thực sự


nghiêm túc trong khâu lựa chọn đối tượng đào tạo. Ngoại trừ khóa đào tạo Hội nhập


cho tất cả các nhân viên mới ngay tại tời điểm gia nhập ngân hàng thì các khóa đào


tạo khác cho các nhân viên mới phải đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh. Xác định


đúng trình độ chun mơn, năng lực của các cán bộ nhân viên là rất quan trọng, qua


đó sẽ biết họ cần đào tạo gì, đào tạo lại gì? Ai là người thật sự cần đi học và học


xong sử dụng kiến thức đã học vào đâu? Có thuận tiện cho việc học khơng? Và có


hợp với ý nguyện của họ? Phân tích con người là việc xem xét: Liệu các cán bộ



nhân viên còn thiếu những kiến thức kỹ năng gì? Trong số những cán bộ nhân viên


mới mỗi người có mặt mạnh, mặt yếu nào…Ai là đối tượng cần phải dược đào tạo,


Sự sẵn sàng của các nhân viên mới đối với hoạt động đào tạo. Phân tích nhiệm vụ


bao gồm việc xác định các nhiệm vụ quan trọng, kiến thức, kỹ năng và hành vi cần


phải được chú trọng để đào tạo cho người lao động nhằm giúp họ hoàn thành công


việc tốt hơn.


Cán bộ quản lý tại đơn vị kinh doanh cần xây dựng một môi trường làm việc


thân thiện cho các nhân viên mới để tạo thêm sự gắn bó và nâng cao tinh thần học


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Chào đón các nhân viên mới với thái độ nhiệt tình, thân thiện


- Quy trình đào tạo cho nhân viên mới nên ngắn gọn dễ hiểu, đảm bảo các


thông tin cơ bản cần thiết.


- Giúp nhân viên mới có một bức tranh tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp.


- Hoạch định cho tương lai của cán bộ nhân viên mới


Chất lượng giảng viên là một trong các vấn đề cần được quan tâm đúng


mực. Trung tâm đào tạo cần xây dựng hệ thống các tiêu chí định tính kết hợp



định lượng để lựa chọn và sàng lọc Giảng viên đầu vào. Việc đào tạo cho các


Giảng viên nội bộ qua các khóa đào tạo “Train the Trainer” cần được thực hiện


tốt hơn. Bên cạnh đó, Phịng đào tạo cần có nhân sự tham gia các buổi đào tạo để


có các nhận xét, đánh giá về chất lượng Giảng viên, từ đó các Giảng viên có ý


thức chuẩn bị và nâng cao chất lượng bài giảng hơn.


Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về đào tạo nhân viên mới tại


doanh nghiệp. Phân tích được thực trạng công tác đào tạo nhân viên mới tại TPB


trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm


hoàn thiện công tác đào tạo cho nhân viên mới trong thời gian tới. Tuy nhiên, do


giới hạn bởi khả năng kiến thức và thực tế về hoạt động đào tạo nên luận văn khụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

LÊ THị HUệ



HOàN THIệN CÔNG TáC ĐàO TạO CHO NHÂN VIÊN MớI


TạI NGÂN HàNG TMCP TIÊN PHONG



chuyên ngành: QUảN TRị NHÂN LựC



<b>Ngi hướng dẫn khoa học: </b>




PGS.ts. Vị THÞ MAI



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>



<b>1. </b>

<b>Lý do chọn đề tài </b>



Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong toàn bộ chiến lược phát


triển kinh tế - xã hội. So với các nguồn lực khác, tri thức con người là một nguồn


lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất lượng ngày càng cao. Lịch sử


phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận: nguồn lực con người là lâu


bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội và sự tiến bộ của nhân


loại. Nhân loại muốn phát triển nhanh và bền vững phải lấy việc phát huy nguồn lực


con người làm yếu tố cơ bản, làm giá trị cốt lõi.


Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, doanh nghiệp, công ty, các sản


phẩm chủ yếu là sự cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm


hàng hóa, dịch vụ. Đối với ngành Tài chính – Ngân hàng, sự cạnh tranh đó lại càng


trở nên khốc liệt hơn bởi hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành


khơng chỉ tác động tới tính sống cịn của doanh nghiệp đó mà cịn ảnh hưởng lớn tới



sự ổn định của cả nền kinh tế. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập và cạnh tranh quốc


tế như hiện nay, môi trường kinh doanh ngành ngân hàng ln tiềm ẩn nhiều biến


động địi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải không ngừng được nâng cao để thích


ứng được với các thay đổi đó.


Trên thực tế, theo nhận định của nhiều chuyên gia về đào tạo, nguồn nhân


lực ngành Ngân hàng tại Việt Nam được đánh giá vừa yếu về chuyên môn, vừa


thiếu về số lượng. Cụ thể:


Khối kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ): yếu.


Kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp: hạn chế.


Hầu hết các Ngân hàng thương mại cổ phần quy mơ trung bình trở xuống


thiếu đội ngũ quản trị điều hành. Trình độ chun mơn, khả năng phân tích, am hiểu


luật pháp và độc lập xử lí các vấn đề thực tế khơng cao, hầu như chỉ làm tác nghiệp,


thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng lập dự án, thiếu kĩ năng dân sự, kể cả kĩ


năng giao tiếp… Dự báo, trong tương lai gần, nguồn nhân lực chất lượng cho ngành


Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam sẽ thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt là khi các ngân



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong (TPB) nằm trong hệ thống


ngân hàng Việt Nam nên cũng khơng tránh khỏi tình trạng này. Nhận thức được tầm


quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực, TPB luôn coi trọng công tác đào tạo đội


ngũ nhân viên của mình, đặc biệt là với các nhân viên mới gia nhập. Tuy nhiên,


trong những năm qua công tác đào tạo cịn nhiều hạn chế như cơng tác đào tạo kém,


chưa có kế hoạch, chiến lược lâu dài, đội ngũ làm công tác đào tạo cịn yếu kém,


cơng tác đào tạo chưa được đánh giá chính xác,…


Tổng số lượng nhân viên toàn hệ thống TPB chỉ có 1100 người, nhưng số


người tuyển dụng mới hàng quý chỉ vào khoảng 100 người. Xấp xỉ 60% nhân viên


trong số này rời khỏi Ngân hàng sau khi thử việc 02 tháng hoặc sau 06 tháng công


tác. Nguyên nhân là do chất lượng nhân sự tuyển dụng quá thấp và không đáp ứng


được yêu cầu của công việc.


Nhận thấy sự cần thiết của việc tìm hiểu và đánh giá công tác đào tạo nguồn


nhân lực mới gia nhập Ngân hàng để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu


quả của công tác đào tạo, tôi đã chọn để tài “Hồn thiện cơng tác đào tạo cho Nhân



viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.


<b>2. </b>

<b>Mục tiêu nghiên cứu </b>



- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đào tạo cho nhân viên mới trong


doanh nghiệp.


- Nghiên cứu, phân tích cơng tác đào tạo nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP


Tiên Phong để đánh giá những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và


nguyên nhân.


- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo nhân viên mới tại


NHTMCP Tiên Phong.


<b>3. </b>

<b>Phương pháp nghiên cứu </b>



Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm


phương pháp điều tra thu thập dữ liệu bằng cách thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua


phương pháp bảng hỏi, khảo sát, phỏng vấn một số nhân viên tại TPB, thu thập


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

trình nghiên cứu trước, cơ sở dữ liệu của đơn vị; phương pháp xử lý và sử dụng các


số liệu đã thu thập được để làm rõ vấn đề nghiên cứu.



Thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập bằng các phương pháp sau


đây: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và nghiên cứu tài liệu.


<b>4. </b>

<b>Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: </b>



<b> Phạm vi nghiên cứu: </b>


Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) được thành lập ngày 05/05/2008, với


số vốn điều lệ hiện nay là 3000 tỷ đồng. Ngân hàng được thành lập bởi Công ty cổ


phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone) và Tổng Công ty Cổ phần


Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), TPB được kế thừa các thế mạnh về công


nghệ thông tin, công nghệ viễn thơng di động, tiềm lực tài chính và vị thế của các


cổ đông lớn này mang lại. TPB xác định phát huy các ưu thế này để xây dựng cho


mình một nền tảng bền vững và mang đến cho khách hàng cuộc sống tài chính đơn


giản và hiệu quả hơn.


- Phạm vi về không gian: Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong và các chi


nhánh Ngân hàng TMCP Tiên Phong.


- Phạm vi về thời gian: Phân tích đánh giá số liệu thứ cấp là Giai đoạn



2010-2013. Thời gian khảo sát là là tháng 10/2014 và nghiên cứu đưa ra giải pháp, định


hướng cho giai đoạn từ 2014 đến năm 2020.


- Phạm vi về nội dung: Hồn thiện cơng tác đào tạo cho nhân viên mới tại


Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Theo đó sẽ trọng tâm vào việc đào tạo cho nhân


viên mới của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, trọng tâm vào công tác đào tạo trong


nội bộ Ngân hàng.


<b> Đối tượng nghiên cứu: </b>


Công tác đào tạo cho Nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong, trong đó


<b>chỉ tập trung vào 03 nhóm Nhân viên mới trọng yếu là: (1) Chuyên viên khách </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>5. </b>

<b>Kết cấu của luận văn: </b>



<i><b>Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu. </b></i>


<i><b>Chương 2: Lý luận chung về công tác đào tạo trong Doanh nghiệp </b></i>


<i>Chương 3: Thực trạng công tác đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân hàng </i>


<i>TMCP Tiên Phong 2010-2014 </i>


<i>Chương 4: Giải pháp nâng cao công tác đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>CHƯƠNG 1 </b>



<b>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU </b>


<b>VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>



Trong thời gian qua, có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về cơng tác đào


tạo cho cán bộ nhân viên. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tôi xin được tổng


hợp lại bức tranh tổng quát lại các đề tài, cơng trình nghiên cứu về cơng tác đào tạo.


<b>1.1 Các cơng trình nghiên cứu- Các luận án thạc sĩ </b>



<b>- “Hồn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại </b>


Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc doanh- VP Bank”. Tác giả thực hiện: Ngô Thị Hồng


Yến- Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm bảo vệ 2007.


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hoạt động quản lý chương trình đào


tạo và phát triển nguồn nhân lực tại VPBank và phạm vi nghiên cứu trong giai đoạn


2005-2010.


Mặc dù phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn tại VPBank và đối tượng nghiên


cứu chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện hoạt động quản lý công tác đào tạo nhưng tác giả


đã hệ thống một cách đầy đủ, khoa học các cơ sở lý luận liên quan đến công tác đào



tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Tác giả đã đưa ra các giải pháp rất hữu ích cho


cơng tác đào tạo và phát triển như hoàn thiện việc xác định nhu cầu và mục tiêu,


nguồn nhân lực, đối tượng và nhu cầu đào tạo và tập trung phân tích được nhu cầu


<b>nội bộ, nhu cầu của nhân viên để xác định kế hoạch đào tạo. Việc đào tạo cho </b>


<b>nhân viên mới chỉ được nhắc đến trong phần đào tạo hội nhập và đối tượng </b>


<b>nhân viên mới còn chưa được xác định cụ thể. Trong luận văn tác giả cũng </b>


<b>nhấn mạnh về các giải pháp phát triển nguồn nhân lực nói chung hơn là đào </b>


<b>tạo cho nhân viên mới. </b>


- “Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành Hàng Không


Việt Nam trong giai đoạn 1993-2003 thực trạng và giải pháp”. Tác giả thực hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Trong luận văn, tác giả đã chỉ ra được nhiều phương pháp, loại hình đào tạo


nhằm phục vụ công tác đào tạo và PTNNL trong Ngành Hàng Không Việt Nam. Từ


việc phân tích được ý nghĩa của đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên trong


bối cảnh mới, tác giả đã đề xuất được nhiều nguồn hỗ trợ tài chính cho cơng tác đào


tạo. Từ đó thấy được vai trò ảnh hưởng lớn về quan điểm cá nhân nhà quản lý tới



thành công hay thất bại của công tác đào tạo và PTNNL. Luận văn cũng đề xuất


được một số quan điểm, giải pháp nhằm phát huy hơn nữa công tác đào tạo và phát


triển Hoàn thiện quy chế liên quan đến đào tạo, tăng cường kiểm soát, đánh giá, đổi


mới công tác tuyển dụng. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu ở đây chỉ mới đề cập quá


trình đào tạo và PTNNL trong ngành Hàng Khơng Việt Nam trong giai đoạn


1993-2003 và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn tại Cụm hàng không Miền Bắc. Đề tài


chưa chỉ ra được ảnh hưởng của nhu cầu cá nhân người lao động với công tác đào


<b>tạo và phát triển và chưa nêu được sự khác biệt trong đào tạo nhân viên mới và </b>


<b>nhân viên cũ. Các giải pháp tập trung chủ yếu vào việc phát triển nguồn nhân </b>


<b>lực nói chung trong đó trọng tâm vào giải pháp tài chính, chưa nhấn mạnh vào </b>


<b>việc đào tạo nhân viên mới và thực trạng đào tạo nhân viên mới trong ngành </b>


<b>hàng khơng Việt Nam. </b>


- “Hồn thiện cơng tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại


học Kiến trúc Hà Nội đến năm 2015”. Tác giả Nguyễn An Châu, Trường


ĐHKTQD, năm bảo vệ 2010.



Đề tài này tác giả đã đưa ra rất đầy đủ cơ sở lý luận về công tác


ĐT&PTNNL. Tác giả đã đánh giá được vai trị cơng tác ĐT&PTNNL, đưa ra một


kế hoạch đào tạo đến năm 2015 với nhiều chi tiết và tiêu chí, xác định rất rõ nét


phương hướng khi xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên. Luận văn đã xác định


được tầm quan trọng trong việc xác định nhu cầu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào


tạo, xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo, lựa chọn và đào tạo


giáo viên. Thấy được tầm quan trọng của đội ngũ quản lý với công tác đào tạo phát


triển, tác giả bài viết còn đề cập tác dụng của các khuyến khích vật chất và tăng thu


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

cao kiến thức. Nhưng tác giả bài viết chưa thấy được tầm quan trọng trong phân tích


xác định nhu cầu của cả đơn vị và nhu cầu của nhân viên. Do đó dẫn đến việc thiết


kế các chương trình đào tạo chưa phù hợp với nhiều đối tượng cụ thể. Tác giả cũng


<b>không chỉ ra được nguồn tài chính bảo đảm cho công tác đào tạo phát triển. Đối </b>


<b>tượng nghiên cứu tại đề tài tập trung vào công tác ĐT&PT đội ngũ giảng viên </b>


<b>Đại học Kiến trúc Hà Nội nên đối tượng nghiên cứu ở đây rất đặc thù. Việc </b>


<b>đào tạo cho các giảng viên mới cũng không được nhấn mạnh. Các phương </b>



<b>pháp đào tạo cho các giảng viên mới chưa được đề cập đến mà chỉ nhấn mạnh </b>


<b>vào công tác phát triển đội ngũ giảng viên hiện có và các biện pháp nâng cao </b>


<b>chất lượng đào tạo. </b>


<b>1.2 Xác định khoảng trống nghiên cứu </b>



Đề tài về đào tạo không phải là một đề tài mới và có rất nhiều cơng trình


nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này. Mỗi người lựa chọn một tổ chức,


một lĩnh vực, một doanh nghiệp khác nhau để khai thác do vấn đề đào tạo vẫn luôn


tồn tại nhiều vấn đề cần được cải tiến không ngừng. Các nghiên cứu về đào tạo từ


trước đến này đã đạt được ý nghĩa thực tiễn, tuy nhiên vẫn không tránh được một


vài hạn chế nhỏ trong nghiên cứu như đã nêu tại mục 1.1 ở trên. Theo đó việc đào


tạo cho nhân viên mới chỉ mới được nhắc đến rất ít trong phần đào tạo hội nhập.


Đối tượng đào tạo của nhân viên mới còn chưa được xác định cụ thể. Trong luận


văn thạc sĩ tác giả cũng nhấn mạnh về các giải pháp đào tạo chung và phát triển


nguồn nhân lực hơn là đào tạo cho nhân viên mới. Các cơng trình nghiên cứu cũng


chưa nêu được sự khác biệt trong đào tạo nhân viên mới và nhân viên cũ.



Bên cạnh những vấn đề đạt được ở các luận văn nêu trên, các cơng trình


nghiên cứu ở trên tác giả chưa đề cập tới, chưa giải quyết mà trong khuôn khổ


nghiên cứu, luận văn này sẽ làm rõ. Cụ thể là:


- Luận văn đã xác định được đối tượng nhân viên mới tập trung vào nghiên


cứu cụ thể là Chuyên viên khách hàng Doanh nghiệp, Chuyên viên Khách


hàng cá nhân và Giao dịch viên tại các đơn vị kinh Doanh của TPB. Việc tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

dữ liệu, điều tra khảo sát thực tế đào tạo và các giải pháp cụ thể, có khả năng


áp dụng cao trong thực tế.


- Riêng tại Ngân hàng TPB mà tôi tiến hành nghiên cứu thì từ trước tới nay


chưa hề có một nghiên cứu khoa học chính thức nào về việc đào tạo cho


nhân viên mới. Ngân hàng vẫn chưa xây dựng được các chính sách, chương


trình đào tạo riêng cho Nhân viên mới. Tại thời điểm hiện tại, nhận thức rõ


việc đào tạo là một trong 03 trụ cột của giai đoạn 2010-2015, Ngân hàng


TPB mới bước đầu dành nguồn lực xây dựng hình ảnh một ngân hàng


chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ hiểu biết nghiệp vụ và từng bước hoàn



thiện các dự án đào tạo.


<b>1.3 Phương </b>

<b>pháp</b>

<b> nghiên cứu </b>


<i>Quy trình nghiên cứu : </i>


Luận văn sẽ dựa vào khung nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở kết hợp với tiến


hành điều tra thực tế bằng cách phỏng vấn sâu cá nhân và phát phiếu điều tra dưới


dạng bảng hỏi phỏng vấn các học viên tham gia đào tạo (Chuyên viên KHDN,


Chuyên viên KHCN, Giao dịch viên) và thông qua sự đánh giá của người học để


phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân viên mới tại TPB. Từ đó, tìm hiểu


ngun nhân của những điểm hạn chế của công tác đào tạo nhân viên mới và ảnh


hưởng của nó đến hoạt động thực tiễn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.


<i><b> Các nguồn dữ liệu: </b></i>


Dữ liệu thứ cấp: Số liệu, biểu mẫu, báo cáo tổng kết của Công ty và các tài liệu


khác của Công ty, của các phịng ban để tìm ra những thơng tin cần thiết nhằm phục


vụ cho đề tài.


Dữ liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.



<i><b> Dữ liệu thứ cấp : </b></i>


<i><b>Bao gồm các dữ liệu bên ngoài : </b></i>


- Nội dung lý luận cơ bản về đào tạo nguồn nhân lực trong các cuốn sách,


giáo trình, tài liệu học tập.


- Các quy trình, nội dung đào tạo nhân viên mới của các Ngân hàng khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i><b>Và các dữ liệu thu thập được trong nội bộ Ngân hàng TMCP Tiên Phong : </b></i>


- Thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của TPB, chức năng, nhiệm vụ,


cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự hiện tại, mục tiêu hoạt động, kế hoạch nhân sự.


- Thơng tin về quy trình tuyển dụng nhân viên mới.


- Thơng tin về các chương trình đào tạo nhân viên mới.


- Thông tin về hiệu quả đào tạo nhân viên mới.


- Thông tin về tình hình tài chính của Ngân hàng, ngân sách chi cho hoạt


động đào tạo nhân viên mới.


- Thái độ và đánh giá của cán bộ nhân viên mới và cũ đối với công tác đào tạo


của Ngân hàng (hình thức đào tạo đã phù hợp chưa; nội dung đào tạo có thiết thực, lơi



cuốn được người học không, chất lượng giảng viên đào tạo như thế nào ?...).


- Các báo cáo về tình hình tài chính của Ngân hàng: Báo cáo kiểm tốn năm


2012, Báo cáo tài chính nội bộ, Sổ sách tài liệu kế toán, Báo cáo thuế, Báo cáo tình


hình hoạt động năm 2012. Từ đó, nắm được số liệu về ngân sách dành cho công tác


đào tạo nhân viên mới tại Tiên Phong.


- Các văn bản báo cáo về nhân sự, hoạt động đào tạo, điểm kiểm tra sau đào tạo,


báo cáo tuyển dụng nhân viên mới hàng quý,…Theo thông tin thu thập được tới thời


điểm hiện tại thì dữ liệu đào tạo cho nhân viên mới có dữ liệu năm 2012 và 2013.


<i><b> Nguồn dữ liệu sơ cấp: </b></i>


<i><b>- Điều tra khảo sát bằng bảng hỏi : được tiến hành với đối tượng điều tra </b></i>


là các Chuyên viên KHCN, Chuyên viên KHDN và Giao dịch viên và các Giám đốc


<i>đơn vị kinh doanh. </i>


Tính đến 31/12/2014, Ngân hàng TMCP Tiên Phong có tất cả 312 người bao


gồm Chuyên viên KHCN, Chuyên viên KHDN, Giao dịch viên nhưng trong phạm


vi luận văn tôi chỉ tiến hành nghiên cứu điều tra khoảng 110 người bao gồm Giám



đốc đơn vị kinh doanh, Giao dịch viên, Chuyên viên KHCN, Chuyên viên KHDN.


Tôi đã tiến hành bằng điều tra khảo sát bằng bảng hỏi với mẫu điều tra tại Trung


tâm đào tạo nhân viên mới tháng 9,10 năm 2014 cho 88 người. Số phiếu gửi đi trực


tiếp: 88 phiếu. Số phiếu nhận về : 88 phiếu


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

trong đó bao gồm trong đó số lượng người trả lời phản hồi là 16 người Giám đốc và


trưởng phòng các bộ phận kinh doanh, 40 Chuyên viên khách hàng cá nhân, khách


hàng doanh nghiệp.


Có sự khác biệt trong cách thức tiến hành điều tra trực tuyến của tác giả và


sử dụng kết quả điều tra trực tiếp của Phòng đào tạo trong phạm vi luận văn này.


Theo đó, đối tượng điều tra trực tuyến của tác giả tập trung vào các Giám đốc đơn


vị kinh doanh và các nhân viên mới đảm trách các vị trí nhân viên KHCN, KHDN,


Giao dịch viên để ghi nhận ý kiến thực tế của các đối tượng này. Với kết quả khảo


sát trực tiếp của Phòng đào tạo, đối tượng được mở rộng hơn với tất cả các nhân


viên mới ở tất cả các vị trí trong Ngân hàng được tuyển dụng trong khoảng thời gian


tháng 9, tháng 10/2014 để ghi nhận ý kiến đánh giá của họ về bộ phận tuyển dụng,



Đơn vị tiếp nhận, Phịng đào tạo. Từ đó tác giả kết luận được mối quan hệ của các


vấn đề liên quan tuyển dụng, tiếp nhận của Đơn vị kinh doanh tới hoạt động đào tạo


hội nhập cho nhân viên mới.


Cách thức tiến hành điều tra trực tuyến: gửi bảng hỏi bằng công cụ điều tra


trực tuyến của Google. Các kết quả phản hồi được ghi nhận trong vòng 01 tuần làm


việc từ ngày 10/10/2014 đến 15/10/2014. Thành phần được lựa chọn của Bảng điều


tra trực tuyến là các Giám đốc đơn vị kinh doanh, Giao dịch viên, Chuyên viên


KHCN, Chuyên viên KHDN ở các khu vực Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung có


giới tính và độ tuổi, chức vụ và thâm niên công tác khác nhau nên mẫu mang tính


đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Các câu hỏi khảo sát của phiếu điều tra trực tuyến


tập trung vào các nội dung chính như : Kiến thức và kỹ năng đào tạo có phù hợp với


công việc yêu cầu không, Đánh giá về trình độ chun mơn, kỹ năng truyền đạt kiến


thức, phương pháp giảng dạy của Cán bộ đào tạo, Đánh giá về sự cải thiện của cán


bộ nhân viên sau đào tạo, Đánh giá về cơ sở vật chất sau đào tạo và các góp ý của


những người tham gia khảo sát.



Cách thức tiến hành điều tra trực tiếp : gửi bảng hỏi điều tra vào đầu buổi


học cuối cùng của khóa Hội Nhập các tháng 9, tháng10 và thu bảng hỏi vào cuối


buổi học cùng ngày. Mẫu điều tra trực tiếp lựa chọn các thành phần là các đối tượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Chuyên viên KHCN, Chuyên viên KHDN, Giám đốc đơn vị kinh doanh, Chuyên


viên Tái thẩm định, Chuyên viên HTTD…Các câu hỏi điều tra trực tiếp bao gồm


các nội dung chính như sau:


 Đánh giá về bộ phận tuyển dụng : về công tác gửi thư mời làm việc tại TPB,


về Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cá nhân gia nhập TPB cho các nhân viên


mới, Gửi hợp đồng thử việc..


 Đánh giá về Đơn vị tiếp nhận về việc đón nhận cán bộ nhân viên tân tuyển,


thực hiện đào tạo tại ĐVKD,


 Đánh giá về Phòng đào tạo: về gửi thư mời tham gia đào tạo, về Hỗ trợ tích cực


trong q trình đào tạo, về việc Thơng báo kết quả của từng học viên.


<i><b>Phỏng vấn sâu: được tiến hành với đối tượng phỏng vấn là 01 Trưởng </b></i>


Phòng đào tạo, 02 Giám đốc đơn vị kinh doanh và 02 Chuyên viên Khách hàng cá



nhân và 02 Chuyên viên KHDN, 02 Giao dịch viên (Tổng số đối tượng phỏng vấn


sâu là 9 cán bộ nhân viên)


 Phỏng vấn với câu hỏi phỏng vấn sâu về các vấn đề: Thực trang đào tạo nhân


viên mới tại TPB hiện nay bao gồm cơng tác Khảo sát trước khóa học, xác


định mục tiêu và mục đích đào tạo nhân viên mới, Các phương pháp đào tạo


hiện đang áp dụng, Cách thức lựa chọn và đánh giá chất lượng Giảng viên


nội bộ, Các phương pháp đánh giá chất lượng trong và sau đào tạo, Các vấn


đề còn hạn chế của đào tạo nhân viên mới hiện nay và các nguyên nhân.


 Cách thức phỏng vấn: tiến hành hỏi đối tượng phỏng vấn riêng với từng


trường hợp.


<b>Phương pháp phân tích dữ liệu: </b>


<i><b>Phân tích dữ liệu thứ cấp: Sau khi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu </b></i>


để thu thập dữ liệu thứ cấp, các số liệu trong các báo cáo của Ngân hàng được tổng


hợp lại theo các tiêu chí, các danh mục cần thiết phục vụ cho nghiên cứu, kết hợp so


sánh số liệu trong các tài liệu, báo cáo theo nhiều năm để đưa ra nhận xét, so sánh



và đánh giá.


<i>Phân tích dữ liệu khảo sát: Các thông tin dữ liệu khảo sát sau khi thu thập </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

từng câu hỏi được thống kê số hóa trong đó đã tính tới tần suất được lựa chọn của


mỗi phương án trong từng câu hỏi. Sau đó tác giả có sử dụng ứng dụng vẽ biểu đồ


của Excel để sơ đồ hóa một số các kết quả điều tra nhằm mục tiêu phân tích đánh giá.


<b>1.4 Hạn chế của luận văn </b>


Bên cạnh những điểm đạt được, Luận văn vẫn còn một số điểm hạn chế mà tác giả


luận văn đã nhận thức được nhưng chưa giải quyết triệt để được các vấn đề hạn chế


trong phạm vi luận văn này:


- Mặc dù đã có sự so sánh rõ nét về sự khác biệt giữa đào tạo nhân viên mới và


đào tạo nhân viên cũ ở phần lý thuyết nhưng khi phân tích đánh giá và đưa ra


giải pháp, tác giả vẫn chưa phân tích cụ thể được các hoạt động đào tạo của nhân


viên mới ở một số chương trình đào tạo. Nguyên nhân vì hiện tại ở TPB, các dữ


liệu về đào tạo của nhân viên mới không được tách biệt so với dữ liệu về đào tạo


chung của toàn Ngân hàng.



- Nội hàm của khái niệm Nhân viên mới là: i) những người mới được tuyển và ii)


những người được điều chuyển sang vị trí mới khơng quá 1 năm nhưng trong


phạm vi luận văn này, tác giả vẫn chưa đưa ra được các nhóm giải pháp áp dụng


riêng cho từng nhóm đối tượng nhân viên mới được định nghĩa do sự hạn chế về


số liệu trong nội bộ Ngân hàng TMCP Tiên Phong.


- Mặc dù có nhiều điểm tương đồng giữa Công tác đào tạo và chương trình đào


tạo như có bốn giai đoạn chính liên quan đến đào tạo như (1) Xác định nhu cầu


đào tạo, (2) Lập kế hoạch đào tạo, (3) Thực hiện quá trình đào tạo và (4) Đánh


giá và bố trí nhan sự sau đào tạo nhưng trong phạm vi luận văn này tác giả chưa


thể hiện rõ được các vấn đề tổng thể liên quan đến hoạt động đào tạo nói chung


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>CHƯƠNG 2 </b>



<b>LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO </b>


<b>TRONG DOANH NGHIỆP </b>



<b>2.1 Vai trò công tác Đào tạo trong Doanh nghiệp </b>



<i><b>2.1.1 Khái niệm Đào tạo cho nhân viên mới trong Doanh nghiệp </b></i>




- Nhân viên mới bao gồm (1) các cá nhân mới gia nhập một doanh nghiệp và


mới bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp đó trong khoảng thời gian dưới 12 tháng và


(2) các cá nhân đã và đang làm việc trong tổ chức nhưng được điều chuyển sang vị


trí cơng việc khác so với cơng việc hiện đang làm với điều kiện cá nhân đó đã cơng


tác tại vị trí hiện tại không quá 1 năm. Nhân viên mới có thể đã có hoặc chưa có


kinh nghiệm làm việc tại tổ chức khác.


- Theo giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học KTQT, thì Đào tạo


được hiểu là:


<i>“Đào tạo (hay còn gọi là đào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động </i>


<i>học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức </i>


<i>năng nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động </i>


<i>nắm vững hơn về cơng việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao </i>


<i>trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu </i>


<i>quả hơn”. </i>


- Liên quan đến đào tạo trong phạm vi luận văn này, tác giả luận văn làm rõ



một số khái niệm như Chương trình đào tạo, Hoạt động đào tạo, Công tác đào tạo:


 Chương trình đào tạo là một hệ thống về nội dung học vấn nhất định ở dạng


đề cương phù hợp với các mục tiêu đào tạo; được cụ thể hoá thành sách giáo


khoa, các tài liệu giảng dạy, giúp người dạy lựa chọn được phương pháp


giảng dạy thích hợp, người học phát huy được tính sáng tạo trong học tập và


<i><b>xử lý các tình huống trong cơng việc. Nó là một khâu quan trọng có tác </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

hiểu Chương trình đào tạo là quá trình đánh giá các yêu cầu, hình thành các


mục tiêu, phát triển các cơ hội giảng dạy và đánh giá kết quả sau đào tạo.


 Hoạt động đào tạo: là các hoạt động tại tổ chức nhằm thực hiện các nội dung


về mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp


giảng dạy, đội ngũ giảng viên, người học, công tác kiểm tra đánh giá, công


tác cơ sở vật chất, cơng tác tài chính.


 Cơng tác đào tạo: Là các hoạt động đào tạo có mục đích xây dựng nguồn


nhân lực có những kiến thức và kỹ năng đáp ứng được nhu cầu trong công


việc của tổ chức. Theo đó, chương trình đào tạo là một nội dung của công tác



đào tạo.


- Khái niệm Đào tạo được nêu trong mối quan hệ của Giáo dục - Đào tạo -


Phát triển theo đó có sự khác biệt giữa ba khái niệm này:


 Giáo dục được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước


vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong


tương lai.


 Phát triển là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt


của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở


những định hướng tương lai của tổ chức.


<b>Bảng 2.1: So sánh giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Đào tạo </b> <b>Phát triển </b>


1. Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai


2. Phạm vi Cá nhân Cá nhân và Tổ chức


3. Thời gian Ngắn hạn Dài hạn


4. Mục đích Khắc phục sự thiếu hụt về kiến



thức và kỹ năng hiện tại


Chuẩn bị cho tương lai


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i><b>2.1.2 Mục đích đào tạo trong Doanh nghiệp </b></i>



Đào tạo nhằm hướng tới hai mục đích chính:


- Sử dụng tối đa hóa nguồn nhân lực hiện có trong Doanh nghiệp.


- Nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp người lao động


hiểu rõ hơn về cơng việc, từ đó nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện


chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như


nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.


<i><b>2.1.3 Vai trò của hoạt động đào tạo </b></i>



2.1.3.1 Đối với tổ chức



- Nhân viên được phát triển về năng lực và năng suất trong tương lai sẽ được


tăng cường đồng thời với khả năng tự giải quyết khó khăn của họ được nâng cao.


- Đào tạo giúp nhân viên mới có cách quản lý thời gian, phong cách làm


việc, thái độ làm việc cũng như niềm say mê yêu thích hơn trong cơng việc. Từ đó,



chất lượng thực hiện công việc được tăng lên.


- Thái độ lao động của nhân viên được cải thiện bởi họ được giao nhiều trách


nhiệm hơn và cảm thấy vai trò của mình trong tổ chức được đánh giá cao hơn. Nhân


viên mới được đào tạo hiểu rõ những việc cần phải làm, cần có trách nhiệm.


2.1.3.2 Đối với nhân viên mới



- Các nhân viên mới được cung cấp các thông tin cơ bản nhất về tổ chức,


hoạt động chung của tổ chức khi mới bắt đầu vào làm việc.


- Nắm rõ được cơng việc, lộ trình cơng danh, được chia sẻ kiến thức và học


hỏi thêm tri thức.


- Tạo động lực và sự nhiệt tình trong cơng việc cho các nhân viên mới gia


nhập tổ chức.


2.1.3.3 Đối với nhà quản lý



- Tiết kiệm thời gian đào tạo cơ bản cho nhân viên, chỉ tập trung vào đào tạo


các công việc thực tế phát sinh tại đơn vị. Nhà quản lý có nhiều thời gian hơn để


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Nhân viên mới có nền tảng kiến thức cơ bản và được đào tạo bài bản giúp



hiệu quả hơn cho làm việc nhóm.


<b>2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác Đào tạo nhân viên mới của Doanh </b>



<b>nghiệp </b>



<i><b>2.2.1 Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài Doanh nghiệp: </b></i>



<i> </i> <i>Thị trường lao động : Các nhân tố thuộc thị trường lao động như: số lượng, </i>


chất lượng lực lượng lao động trên thị trường lao động, tình hình đào tạo và phát


triển nguồn nhân lực trên toàn xã hội, chất lượng giáo dục và đào tạo…thường


xuyên tác động đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng như công tác đào tạo


nhân lực của doanh nghiệp. Thị trường lao động phát triển thì người chủ doanh


nghiệp dễ dàng tìm kiếm được người lao động có trình độ, kỹ năng đáp ứng được


nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí cho cơng tác đào tạo lại sẽ


giảm đáng kể, đồng thời người lao động cũng dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù


hợp với năng lực, sở trường của mình. Sự phát triển của hệ thống thông tin thị


trường lao động, của trung tâm giới thiệu việc làm sẽ là cầu nối tốt giữa người sử


dụng lao động và người lao động.



<i>Sức ép cạnh tranh: Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, xu </i>


hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động sâu sắc đến nền kinh


tế quốc gia, xã hội biến động một cách nhanh chóng, mang lại những cơ hội phát


triển to lớn đồng thời cũng đặt ra những khó khăn thách thức không nhỏ cho các


doanh nghiệp. Sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải


tận dụng cơ hội, biến thách thức thành cơ may, đổi mới công nghệ, sử dụng tối đa


nguồn lực hiện có để nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trong quá trình hội


nhập. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, công việc thường xuyên thay đổi theo


hướng áp dụng công nghệ và sử dụng kỹ thuật ngày càng cao, người lao động phải


được bồi dưỡng kiến thức mới phù hợp với công nghệ mới, phù hợp với môi trường


kinh doanh và doanh nghiệp cần một nguồn nhân lực có chất lượng cao để phát


triển bền vững trong tương lai. Để bảo đảm cho người lao động luôn đáp ứng các


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người lao động. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ


và sự thay đổi của môi trường kinh doanh tác động không nhỏ đến hoạt động đào


tạo của doanh nghiệp. Nó trả lời cho câu hỏi người lao động cần được đào tạo



những gì, đào tạo như thế nào của doanh nghiệp.


<i>Khách hàng: Trong nền kinh tế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, </i>


khơng chỉ có lĩnh vực ngân hàng mà trong bất kỳ lĩnh vực nào, số lượng doanh


nghiệp cung cấp dịch vụ ngày càng nhiều, sản phẩm ngày càng đa dạng và phong


phú, khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn, trở nên khó tính hơn. Vì vậy, để


làm vừa lòng khách hàng hiện tại, thu hút thêm nhiều khách hàng trong tương lai,


đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn, am hiểu nhiều


lĩnh vực hơn. Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có kế hoạch đào tạo và thực


hiện đào tạo nguồn nhân lực hiện tại.


<i><b>2.2.2 Yếu tố thuộc môi trường bên trong Doanh nghiệp </b></i>



Môi trường bên trong là các yếu tố bên trong của tổ chức ảnh hưởng trực tiếp


hoặc gián tiếp đến công tác đào tạo nhân lực. Dưới đây là một vài yếu tố đặc trưng


<i>tại các ngân hàng thương mại: </i>


<i>Quan điểm, nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nhân lực tại </i>


<i>doanh nghiệp: Quan điểm, nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo </i>



nguồn nhân lực tại doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nguồn


nhân lực tại doanh nghiệp. Nếu đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nhân lực có


trình độ, năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp thì hiệu quả của cơng tác đào tạo


nguồn nhân lực sẽ cao hơn và ngược lại. Nếu chủ doanh nghiệp nhận biết tầm quan


trọng của đào tạo nhân lực và mối quan hệ của nó với sự phát triển của doanh


nghiệp thì công tác đào tạo nhân lực sẽ được chú trọng hơn.


<i>Mục tiêu, chiến lược, chính sách của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nào cũng </i>


có những mục tiêu, chiến lược và chính sách phát triển cho từng giai đoạn phát triển


của mình. Những mục tiêu, chiến lược đó sẽ chi phối tất cả các hoạt động của doanh


nghiệp trong đó có cơng tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

triển kinh doanh để lại hiệu quả. Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát


triển của doanh nghiêp, từ đó đặt ra những u cầu cho cơng việc trong thời gian tới


của doanh nghiệp. Kỹ năng, trình độ nguồn nhân lực cần có, sẽ quyết định hình thức


đào tạo, phương pháp đào tạo, số lượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào có


người đi đào tạo, kinh phí đào tạo.



<i>Quy mơ, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Quy mô, cơ cấu tổ chức của </i>


doanh nghiệp càng lớn thì cơng tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp càng


phức tạp, quản lý càng khó dẫn đến cơng tác đào tạo khó thực hiện một cách đồng


bộ và linh hoạt. Ngược lại cơ cấu tổ chức càng đơn giản thì việc ra quyết định càng


nhanh chóng và mức độ gắn kết của các bộ phận càng cao, công tác đào tạo nhân


lực càng dễ thực hiện. Ngoài ra, sự thay đổi cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến nhu


cầu đào tạo của doanh nghiệp.


<i>Đặc điểm sản xuất kinh doanh, sự tăng trưởng, đổi mới công nghệ của </i>


<i>doanh nghiệp: Tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, </i>


ngành nghề, sản phẩm khác nhau thì nhu cầu về nguồn nhân lực cũng khác nhau


dẫn đến công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp cũng khác nhau. Những doanh


nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, luôn thay đổi theo hướng áp dụng công nghệ


và sử dụng kỹ thuật ngày càng cao, đòi hỏi người lao động phải được bồi dưỡng các


kiến thức mới để phù hợp với các địi hỏi của cơng nghệ mới. Vì vậy, đội ngũ nhân


viên cần được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.



<i>Nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Công tác đào tạo nhân lực tại doanh </i>


nghiệp chủ yếu dựa trên những phân tích, đánh giá về chất lượng lao động của


doanh nghiệp. Đào tạo những ai, đào tạo như thế nào, đào tạo bao nhiêu nhân


viên…đều được quyết định bởi thực trạng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.


<i>Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đây cũng là một trong những nhân tố </i>


quan trọng ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp. Một doanh


nghiệp có khả năng tài chính lớn thì nguồn tài chính chi trả cho cơng tác sẽ dồi dào


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

thì doanh nghiệp phải cân nhắc, lựa chọn giữa các phương án cần đầu tư, chi phí có


<i>thể bỏ ra cho đào tạo khơng nhiều. </i>


<b>2.3 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo </b>



<b>Sơ đồ 1.1: Trình tự chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực </b>


<i>Nguồn giáo trình Quản trị nhân lực </i>


<i><b>2.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo </b></i>



Theo Giáo trình Quản trị nhân lực trường Đại học kinh tế quốc dân xác định


nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ



năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu người.


Các nhu cầu đào tạo được phân tích dựa trên phân tích nhu cầu lao động của


tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Xác định mục tiêu đào tạo


Lựa nguồn từ bên ngồi/
Mơi trường bên trong và chính


sách nhân sự


Xác định chương trình đào tạo và lựa
chọn phương pháp đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo/ phát triển


cầu đào tạo


Thiết lập quy trình đánh giá
Lựa chọn và đào tạo giáo viên


Dự tính đào tạo và phát triển/ đánh giá
THCV và chi phí đào tạo


<b>Các qu</b>
<b>y trình </b>
<b>đánh </b>
<b>giá đ</b>
<b>ư</b>
<b>ợ</b>



<b>c xác đ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Để xem xét vấn đề trên tổ chức dựa vào phân tích cơng việc, đánh giá tình


hình thực hiện cơng việc. Để hồn thành được cơng việc và nâng cao năng suất lao


động với hiệu quả lao động cao, thì tổ chức phải thường xun xem xét, phân tích


kết quả thực hiện công việc hiện tại của người lao động thông qua hệ thống đánh giá


thực hiện cơng việc. Để tìm ra những yếu kém, những thiếu hụt về khả năng thực


hiện công việc của người lao động so với yêu cầu của công việc đang đảm nhận, với


mục tiêu dự kiến đã định trước để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thiếu hụt về


kiến thức, kỹ năng của người lao động so với yêu cầu công việc, đó là cơ sở xác


định nhu cầu đào tạo.


Đào tạo, bồi dưỡng phát triển là một nhu cầu tất yếu và thường xuyên trong


hệ thống nhu cầu đào tạo của người lao động. Người lao động ln có nhu cầu về


đào tạo bồi dưỡng để họ nâng cao được trình độ, năng lực của bản thân nhằm hồn


thiện tốt cơng việc được giao, đồng thời giúp họ được tự tin, có khả năng điều chỉnh


hành vi trong công việc và chuẩn bị được các điều kiện để phát triển. Do vậy khi



phân tích để xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng và phát triển chúng ta phải phân


tích cả nhu cầu đào tạo cá nhân và khả năng học tập của cá nhân cũng như hiệu quả


vốn đầu tư cho đào tạo.


Phương pháp thu thập thông tin để xác định nhu cầu đào tạo: Phỏng vấn cá


nhân, sử dụng bảng câu hỏi, thảo luận nhóm, quan sát, phân tích thơng tin sẵn có.


<i>Phỏng vấn cá nhân là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều hiện </i>


nay. Người phỏng vấn sẽ trao đổi với nhân viên về những khó khăn trong thực hiện


công việc, về nguyện vọng đào tạo của họ (kiến thức, kỹ năng, thời gian phù hợp,


các hỗ trợ cần thiết từ phía doanh nghiệp…).


<i>Sử dụng bảng câu hỏi cũng là một phương pháp thông dụng để thu nhập </i>


thông tin về nhu cầu đào tạo. Nhân viên sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến công


việc, khả năng thực hiện công việc, nguyện vọng đào tạo… được chuẩn bị sẵn trong


bảng hỏi. Bảng hỏi có thể được chia làm nhiều phần: ngồi những thơng tin chung


về cá nhân, bảng hỏi cũng cho phép nhân viên tự đánh giá năng lực thực hiện công


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

việc và năng lực hiện tại của nhân viên chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng



nhu cầu đào tạo.


Thông tin về nhu cầu đào tạo có thể thu nhập qua việc quan sát thực hiện


công việc của nhân viên hoặc nghiên cứu tài liệu sẵn có (kết quả đánh giá thực hiện


công việc, báo cáo về năng suất, hiệu quả làm việc…).


<i><b>2.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo </b></i>



Xác định chính sách đào tạo là việc xác định kết quả cần phải đạt được của


chương trình đào tạo. Đây là bước xác định các chính sách cụ thể sau:


- Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau


khi đào tạo.


- Về số lượng và cơ cấu học viên.


<i>- Thời gian đào tạo (bao gồm thời lượng đào tạo và lúc nào phải đào tạo). </i>


Khi một tổ chức, doanh nghiệp xác định đúng chính sách đào tạo của mình trong


hiện tại cũng như trong tương lai thì sẽ nâng cao hiệu quả của chương trình đào tạo


cũng như đáp ứng yêu cầu sử dụng và bố trí nguồn nhân lực trong sản xuất kinh


doanh. Ngược lại, việc xác đinh chính sách đào tạo mà khơng chính xác, lệch lạc thì



chương trình đào tạo là vơ hiệu quả và không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.


Cho nên mỗi doanh nghiệp tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể mà chính sách đào tạo có thể


là cả năm hay của một chương trình đào tạo cụ thể. Tuy nhiên dù sao thì chính sách


đào tạo càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì việc định hướng cho công tác đào tạo


càng thuận lợi bấy nhiêu. Nhưng trong hoàn cảnh nào thì mục tiêu đào tạo cũng


phải đáp ứng chính sách phát triển chung của doanh nghiệp.


Sau khi phân tích được nhu cầu đào tạo thì tổ chức phải hành động để đáp ứng được


nhu cầu đó. Nhưng để có định hướng cho hành động tổ chức phải xác định được


chính sách cho công tác đào tạo và phát triển này. Muc tiêu của một chương trình


đào tạo bao gồm:


- Phải đào tạo và nâng cao được những kỹ năng cần thiết đáp ứng được nhu


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Cập nhập các kiến thức, Kỹ năng mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp


dụng thành công các thay đổi công nghệ, kĩ thuật trong tổ chức.


- Tránh tình trạng lỗi thời. Giáo viên đào tạo nên áp dụng các phương pháp


đào tạo hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp học viên, đảm bảo học



viên tiếp thu kiến thức nhanh chóng, phục vụ thực tiễn tốt hơn.


- Hiệu quả công việc sau đào tạo cao hơn trước khi đào tạo.


- Chi phí cho đào tạo phù hợp và sử dụng có hiệu quả.


<i><b>2.3.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo </b></i>



Sau khi xác định rõ mục tiêu đào tạo, nhà quản trị doanh nghiệp cần lựa chọn


đối tượng đào tạo. Lựa chọn đối tượng đào tạo là lựa chọn người cụ thể để đào tạo


dựa trên triển vọng phát triển của từng cá nhân, trình độ khả năng và sự tâm huyết


của cá nhân đối với công việc, lựa chọn dựa trên những nghiên cứu, xác định nhu


cầu và động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao


động và khả năng nghề nghiệp của từng người.


Việc xác định đúng đối tượng tham gia đào tạo có vai trị rất quan trọng đem


lại kết quả cao cho khóa học và phát huy hiệu quả công việc chung của tổ chức. Xác


định đối tượng đào tạo cần căn cứ vào yêu cầu công việc mà đối tượng đó đang


hoặc sẽ đảm nhiệm trong tương lai; đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có


trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết phù hợp với tính chất và nội dung của khóa



học để đảm bảo kết quả. Ngồi ra, cần xác định đối tượng đào tạo dựa trên nguyện


vọng cá nhân của người học và điều kiện kinh phí của tổ chức. Đối với từng phân


khúc nguồn nhân lực ở các giai đoạn phát triển của kỹ năng khác nhau, kết hợp với


mục tiêu phát triển và yêu cầu của doanh nghiệp đối với những phân khúc nguồn


nhân lực đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được đối tượng cần phải đào tạo và đào tạo


như thế nào.


<i><b>2.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo </b></i>



Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho


thấy những kiến thức, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Có nhiều


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

cách thức thực hiện, ưu nhược điểm riêng mà các tổ chức cần cân nhắc lựa chọn cho


phù hợp với điều kiện công việc, đặc điểm về lao động và về nguồn tài chính của


cơng ty. Trên cơ sở đó, các tổ chức lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.


2.3.4.1 Đào tạo trong công việc



<i>Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: </i>


Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc



cho hầu hết các nhân viên mới, thực hiện các công việc về vận hành và một số công


việc quản lý. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người


dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát,


trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn


chặt chẽ của người dạy.


<i>Đào tạo theo kiểu học nghề: </i>


Chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết ở trên lớp, sau đó các


học viên được đưa đến làm việc dưới sự chỉ dẫn của người có kinh nghiệm nhất, tay


nghề tốt nhất trong một vài năm, được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học


cho tới khi thành thạo các tất cả các kỹ năng của nghề. Phương pháp này được dùng


để dạy một nghề hoàn chỉnh cho công nhân.


Các phương pháp thực chất là sự kèm cặp của công nhân lành nghề đối với


người học và là phương pháp thông dụng ở Việt Nam.


<i>Kèm cặp và chỉ bảo: </i>


Thường để giúp cho cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được



các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai


thông qua sự kèm cặp chỉ bảo của cán bộ quản lý giỏi hơn, bao gồm ba cách:


Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp.


Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn.


Kèm cặp bởi một cố vấn.


<i>Luân chuyển và thuyên chuyển công tác: </i>


Là chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có


khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. Có thể luân


chuyển và thuyên chuyển theo ba cách:


Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác


trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ.


Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngồi lĩnh vực


chun mơn của họ.


Người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một



nghề chuyên môn.


<i> Ngay từ những cách thức, phương pháp được thể hiện như trên cho ta thấy </i>


<i>các ưu điểm nó mang lại </i>


Thường khơng địi hỏi, yêu cầu một không gian hay những trang thiết bị


riêng biệt đặc thù.


Đào tạo trong công việc có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm việc và


có thu nhập trong khi học.


Đem lại sự chuyển biến gần như ngay tức thời trong kiến thức và kỹ năng


thực hành, mất ít thời gian đào tạo.


Cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức trơng mong ở họ sau khi


quá trình đào tạo kết thúc.


Tạo điều kiện cho học viên được làm việc cùng với những đồng nghiệp


tương lai của họ và bắt chước những hành vi lao động của những đồng nghiệp.


<i> Nhưng đi kèm với nó cũng có rất nhiều nhược điểm của đào tạo trong công việc </i>


Lý thuyết được trang bị một cách khơng có hệ thống.



Học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm thao tác không tiên tiến của


người dạy.


Cần yêu cầu về giáo viên đào tạo để q trình có hiệu quả đó là: Các giáo


viên dạy nghề phải được lựa chọn cẩn thận và phải đáp ứng các yêu cầu chương


trình đào tạo về trình độ chun mơn, chuyên môn, mức độ thành thạo công việc và


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Chương trình đào tạo phải được tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch.


2.3.4.2 Đào tạo ngồi cơng việc



Đào tạo ngồi cơng việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được


tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế.


<i>Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp </i>


Đối với các nghề tương đối phức tạp, hay các công việc mang tính đặc thù thì


việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất


lượng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết


bị dành riêng cho học tập. Chương trình đào tạo gồm hai phần: lý thuyết và thực


hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách.



Còn phần thực hành được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc công


nhân lành nghề hướng dẫn. Phương pháp này giúp học viên học tập có hệ thống hơn.


<i>Cử đi học ở các trường chính quy </i>


Cử người lao động đến học tập ở các trường dạy nghề, hoặc do Trung tâm tổ


chức, người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức, lý thuyết lẫn kỹ năng


thực hành. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.


<i>Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo </i>


Bài giảng, hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc bên ngoài,


được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Học viên sẽ


thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của lãnh đạo nhóm, qua đó họ học


được các kiến thức, kỹ năng cần thiết.


<i>Đào tạo theo kiểu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính </i>


Là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại ngày nay mà nhiều công ty ở nhiều


nước đang sử dụng rộng rãi. Các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm


của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo các hướng dẫn của máy tính,



phương pháp có thể đào tạo rất nhiều kỹ năng mà khơng cần có người dạy.


<i>Đào tạo theo phương thức từ xa </i>


Giữa người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm mà


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

người học có thể chủ động bố trí thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của cá


nhân, người học ở xa trung tâm vẫn có thể theo học, đào tạo có chất lượng cao. Tuy


nhiên hình thức đào tạo này địi hỏi các cơ sở đào tạo phải có chun mơn hóa cao,


chuẩn bị bài giảng và chương trình đào tạo phải có sự đầu tư lớn.


<i>Đào tạo theo kiểu phịng thí nghiệm </i>


Bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật như: bài


tập tình huống, diễn kịch, mơ phỏng trên máy tính, trị chơi quản lý, hay các bài tập


giải quyết vấn đề.


<i>Mơ hình hóa hành vi </i>


Đây cũng là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết kế sẵn để


mơ hình hóa các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt.


<i>Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ </i>



Đây là một kiểu bài tập, trong đó người quản lý nhận được một loạt các tài


liệu, các bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dị của cấp trên và các thông


tin khác mà một người quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc và họ có


trách nhiệm phải xử lý nhanh chóng và đúng đắn. Phương pháp này giúp cho người


quản lý học tập cách ra quyết định nhanh chóng trong cơng việc hàng ngày.


<i><b>2.3.5 Dự tính chi phí đào tạo </b></i>



Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao gồm


các chi phí cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy.


<i><b>2.3.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên </b></i>



Có thể lựa chọn các giáo viên từ những người trong biên chế của doanh


nghiệp hoặc thuê ngồi. Để có thể thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp


nhất với thực tế tại doanh nghiệp, có thể kết hợp giáo viên th ngồi và những


người có kinh nghiệm lâu năm trong doanh nghiệp.


Khóa học được thiết kế nhằm mục đích phát triển khả năng giảng dạy cho


những người có liên quan trực tiếp đến việc đào tạo và phát triển nhân sự tại công



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Xác định các cơng việc vai trị của người đào tạo trong tiến trình đào tạo và


đặc tính của người đào tạo thành công.


Phân tích nhu cầu đào tạo của cá nhân và của tổ chức.


Thiết kế các chương trình đào tạo và các phương pháp đào tạo phù hợp với


cách học của học viên.


Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả đào tạo một cách hệ thống và hiệu quả.


<i><b>2.3.7 Đánh giá chương trình đào tạo và kết quả đào tạo </b></i>



Chương trình đào tạo có thể đánh giá theo tiêu thức như: mục tiêu đào tạo có


đạt được hay khơng. Những điểm yếu điểm mạnh của chương trình đào tạo và đặc


tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của


chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.


Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn


của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và


kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành vi theo hướng tích


cực…Để đo lường các kết quả trên, có thể sử dụng các phương pháp như phỏng



vấn, điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra.


“Theo Kirkpatrick, kết quả đánh giá đào tạo và phát triển ở xí nghiệp chia


làm 4 mức độ:


<b>- Mức 1: Phản ứng (Reaction) của học viên biểu lộ qua ghi nhận mức độ hài </b>


lịng (nhiều hoặc ít) trong q trình đào tạo.


- Mức 2: Học tập (Learning) của học viên được giáo viên đánh giá trong quá


trình đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ (đánh giá hình thành và đánh giá tổng kết).


Mức 1 và mức 2 thu thập trong quá trình đào tạo.


<b>- Mức 3: Thực hiện (Performance) của học viên trong công việc sau khi hồn tất </b>


khóa đào tạo, mức độ áp dụng kết quả học tập vào công việc (chuyển giao đào tạo).


<b>- Mức 4: Kết quả của cơ quan (Organizational results) qua lợi nhuận cho </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>2.4 Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp </b>



<i><b>2.4.1 Kinh nghiệm của FPT </b></i>



<b>- Tập đoàn FPT, tên viết tắt bằng tiếng Anh của Công ty cổ phần FPT (tên cũ </b>


của Công ty là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT), là một tập đoàn



kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên


quan công nghệ thơng tin.


- Tập đồn FPT là cổ đơng Ngân hàng Tiên Phong vì vậy cũng có những tác


động tích cực đến hoạt động đào tạo của TPB, đặc biệt là khi có một số cán bộ cốt


cán của TPB được điều chuyển sang làm Phó phịng đào tạo tại TPB.


- Các chương trình đào tạo tại FPT gồm các chương trình chính: Đào tạo tân


binh, Đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, Đào tạo lực lượng cán bộ kế cận,


Đào tạo cấp quản lý và lãnh đạo như sau:


Đào tạo tân binh: Mọi nhân viên mới của FPT đều được tham gia khóa học


đào tạo định hướng. Khóa học này bao gồm giới thiệu tổng quan về FPT, về


đơn vị, về chế độ chính sách đãi ngộ, hướng dẫn sử dụng các công cụ,


phương tiện hỗ trợ cơng việc, q trình làm việc chuyên môn, nội quy lao


động, văn hóa và con người FPT.


Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn: Định kỳ hàng năm, nhân viên được


đào tạo nâng cao về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng



nhu cầu cơng việc. Chương trình được xây dựng tương ứng với từng chức


danh hoặc một nhóm chức danh cơng việc.


Đào tạo lực lượng cán bộ kế cận: FPT luôn ưu tiên nguồn lực để cán bộ nòng


cốt được đào tạo nhằm trở thành lực lượng quản lý, lãnh đạo kế cận, phục vụ


nhu cầu dài hạn của cơng ty. Ngồi việc đào tạo nội bộ tập trung ở tập đồn


theo chương trình và kế hoạch tuyển sinh của học viện lãnh đạo FPT. FPT có


thể cử đi học bên ngồi/ nước ngồi theo yêu cầu riêng của từng công ty con


trực thuộc tập đoàn.


Đào tạo cấp quản lý, lãnh đạo: FPT xây dựng các chương trình đào tạo


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

chương trình: Leadership Building cung cấp các kỹ năng mềm, Chương


trình Mini MBA cung cấp các khóa đào tạo “Coaching Skills for


Executive”, “Financial Strategy Workshop for Executive” hoặc các


chuyến đi tại các tập đoàn nước ngoài.


<i><b>2.4.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Á Châu </b></i>



Đào tạo Nguồn nhân lực thành một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nâng cao



chất lượng phục vụ khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng của ACB.


- Lớp học hội nhập: Lớp học dành cho các nhân viên mới tuyển, trang bị cho


nhân viên những kiến thức cơ bản về môi trường làm việc, điều kiện làm việc và


những thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng.


- Các lớp đào tạo nghiệp vụ: Hơn 1.000 lượt học viên đã tham dự các lớp đào


tạo do Trung tâm đào tạo ACB tổ chức nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu như


Nghiệp vụ tín dụng, Hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm lõi, Nghiệp vụ giao


dịch, Nghiệp vụ tín dụng, Nghiệp vụ Thanh Toán quốc tế… Nội dung đào tạo do


các giảng viên có kinh nghiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ trong Ngân hàng


hướng dẫn.


- Các lớp học liên kết đào tạo: Bên cạnh những khóa đào tạo về chuyên


môn nghiệp vụ do các chuyên viên cao cấp trong Ngân hàng trực tiếp hướng dẫn,


Trung tâm đào tạo còn liên kêt với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức các lớp


đào tạo nâng cao như: Chương trình đào tạo về ISO 9001 và 5S của Trung tâm


hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản, Nghệ thuật lãnh đạo và quản lý hiệu



quả của VCCI, Quản trị rủi ro trong tài trợ thương mại của Ngân hàng Nova


Scotia (Canada).


- Các ưu điểm trong công tác đào tạo nhân viên của ACB:


 Về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo: hàng năm ACB đều xây dựng một


kế hoạch đào tạo khá rõ ràng và chi tiết.


 Về cơng tác xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo:


(1) ACB đã liên tục đa dạng hóa các chương trình đào tạo, nội dung đào tạo


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

(2) Công tác tổ chức đào tạo của ACB được thực hiện tốt.


(3) ACB có đội ngũ giảng viên nội bộ lớn, có trình độ chun mơn và kinh


nghiệm thực tế.


 Về công tác đánh giá sau đào tạo đã được ACB quan tâm, thực hiện thường


xuyên và đang chú trọng để nâng cao chất lượng đánh giá.


(1) ACB xây dựng được hệ thống câu hỏi, ngân hàng đề thi khá đa dạng và


phong phú phục vụ cho việc đánh giá kết quả học tập của học viên.


(2) ACB đã thực hiện đánh giá những thay đổi của học viên sau đào tạo



bằng việc lấy ý kiến đánh giá của cấp quản lý trực tiếp và trưởng đơn vị nơi nhân


viên làm việc sau khi được đào tạo.


<i><b>2.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đào tạo nhân viên mới của Ngân </b></i>



<i><b>hàng TMCP Á Châu và tập đoàn FPT: </b></i>



Từ kinh nghiệm đào tạo nhân viên mới của FPT và ACB có thể rút ra một số


kinh nghiệm đào tạo cho nhân viên mới:


- Đào tạo tân binh: tổ chức các khóa đào tạo định hướng giới thiệu tổng quan


về Doanh nghiệp, về chế độ chính sách đãi ngộ, hướng dẫn sử dụng các công


cụ, phương tiện hỗ trợ cơng việc, nội quy lao động, văn hóa và con người.


- Việc xây dựng kế hoạch đào tạo cho nhân viên mới cần được thực hiện chi


tiết và rõ ràng, đồng thời phải đa dạng hóa các chương trình đào tạo, nội


dung đào tạo và phương pháp đào tạo. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên nội


bộ lớn, có trình độ chun mơn và kinh nghiệm thực tế là một trong những


nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó cần xây dựng cơng tác đánh giá sau đào


tạo chặt chẽ, kết hợp giữa việc kiểm tra bằng các câu hỏi trong ngân hàng đề



thi và đánh giá sự thay đổi của học viên tại đơn vị sau đào tạo.


<b>2.5 Sự cần thiết hoàn thiện công tác Đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân </b>



<b>hàng TMCP Tiên Phong. </b>



<i> Việc đào tạo nhân viên mới có nhiều điểm khác với đào tạo nhân viên nói chung </i>


<i>xét ở các khía cạnh mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo và nội dung </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Tiêu chí Đào tạo nhân viên mới Đào tạo nhân viên cũ
(bao gồm cả cấp quản lý)


Mục tiêu đào
tạo


- Mục tiêu đào tạo của TPB là
giúp nhân viên mới hội nhập
môi trường làm việc, hiểu
mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ
chức, quy trình quản lý tại
TPB, nắm vững các kỹ năng
về giao tiếp, ứng xử tại công


sở và tâm lý hội nhập, nắm
vững các tiêu chuẩn trong
phục vụ khách hàng, nắm
vững mô tả công việc, chức
năng nhiệm vụ đối với chức


danh mà mình trúng tuyển
- Sau đó sẽ đào tạo chuyên sâu


các nghiệp vụ và kỹ năng cần
thiết để làm việc và nâng cao
năng lực theo lộ trình cơng
danh.


- Mục tiêu đào tạo của TPB là
giúp nhân viên cập nhật các
kỹ năng, kiến thức cần thiết
cho công việc để có thể áp
dụng thành công những thay
đổi của công nghệ, các sản
phẩm mới của ngân hàng.


Đào tạo giúp cho nhân viên
có được những kỹ năng cần
thiết cho cơ hội thăng tiến,
phù hợp với lộ trình phát triển
nghề nghiệp của bản thân.
- Với các nhà lãnh đạo, nhà


quản lý: hoàn thiện và nâng


cao trình độ chuyên môn,
các kỹ năng cần thiết đối với
cấp quản lý, các kỹ năng
quản trị điều hành để tạo
nên một đội ngũ cấp quản lý


có tầm nhìn xa, ln biết


hoạch định tốt công việc,
quản lý rủi ro, quản lý nhân
sự, có khả năng thích nghi
cao do phương thức kinh
doanh có hiệu quả liên tục
thay đổi theo từng thời kỳ.


Đối tượng đào
tạo


- Những nhân viên mới chưa rõ về
văn hóa và sản phẩm của TPB là


đối tượng cần phải đào tạo về
nghiệp vụ chuyên sâu và các kỹ


- Những nhân viên đang làm
việc tại TPB sẽ là đối tượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Tiêu chí Đào tạo nhân viên mới Đào tạo nhân viên cũ
(bao gồm cả cấp quản lý)


năng cần thiết cho công việc
mới. Tại TPB hiện nay, những
đối tượng này là đối tượng bắt
buộc phải đào tạo trước khi ký
hợp đồng lao động chính thức.
 Đào tạo mới



yêu cầu công việc hiện tại,
cần phải củng cố thêm kiến
thức hoặc kỹ năng để nâng
cao chất lượng làm việc
hoặc cần cập nhật thêm kiến
thức về sản phẩm mới của
TPB. Đây là đối tượng được


lựa chọn cho những lớp tái
đào tạo, lớp nghiệp vụ nâng
cao, lớp kỹ năng. Việc lựa
chọn đối tượng đào tạo đối
với những lao động này do
trưởng các phòng ban,
trưởng đơn vị đề xuất và


được hội sở phê duyệt.
- Với những vị trí chủ chốt và


nhân sự kế thừa các vị trí
này sẽ được tạo điều kiện
tham gia các lớp học liên kết
với các trường đại học, các


doanh nghiệp, cử đi đào tạo
ở nước ngoài. Những vị trí
này sẽ được Hội đồng quản
trị, hội đồng nhân sự, ban
tổng giám đốc và khối quản


trị nguồn nhân lực lựa chọn.
 Đào tạo lại và đào tạo


nâng cao nghiệp vụ


Nội dung đào
tạo


Các nội dung đào tạo hội nhập và
một số nghiệp vụ ngân hàng cơ bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i> So sánh sự khác nhau giữa đào tạo nhân viên mới (1) những người mới được </i>


<i>tuyển và ( 2) những người được điều chuyển sang vị trí mới khơng q 1 năm: </i>


Đào tạo nhân viên mới thuộc đối tượng là những người nhân viên cũ của


Ngân hàng được điều chuyển sang vị trí mới khơng q 1 năm có nhiều điểm tương


đồng với đào tạo nhân viên cũ. Theo đó việc đào tạo cho đối tượng nhân viên này,


Ngân hàng sẽ không tập trung vào đào tạo hội nhập mà tập trung vào đào tạo các kỹ


năng, kiến thức còn thiếu sau khi so sánh giữa bảng Phân tích cơng việc cũ- mới và


đánh giá trình độ năng lực hiện tại của Nhân viên.


<i> Việc đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân hàng TPB là một hoạt động cần thiết </i>


<i>vì một số lý do sau: </i>



<i>- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho Ngân hàng: </i>


Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc: Thực tế cho thấy


để nhân viên mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì đào tạo cho nhân viên


mới chiếm một phần không nhỏ. Ngay từ khi bước vào công ty, các nhân viên mới


được đào tạo hội nhập về các vấn đề hệ thống an toàn, bảo mật, các nội quy quy


định làm việc, các sản phẩm mới, hệ thống phần mềm, các kỹ năng để hồn thành


cơng việc một cách nhanh nhất và sáng tạo nhất.


Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng


tự giám sát, khi các nhân viên nắm rõ được quy trình, bản chất, nâng cao được kỹ


năng thì họ cũng được nâng cao khả năng tự kiểm sốt của chính mình, về quản lý


thời gian, cũng như hiệu quả công việc tốt hơn, đối với TPB mà nói, mỗi nhân viên


làm việc tương đối độc lập về phương pháp, cách thức, cơng ty khuyến khích sự


sáng tạo đó và đánh giá cao kết quả cuối cùng, nhưng để có được điều đó cơng ty


phải tổ chức rất nhiều khóa đào tạo để đảm bảo về kỹ năng nghiệp vụ, về đa dạng


các phương pháp, các kỹ năng quản lý trên nhiều phương diện.



Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, thị trường ngày càng khó


đốn biết và thay đổi đột ngột, việc đào tạo sẽ giúp cho TPB có được sự ổn định cần


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

trường thông qua việc đào tạo, thực tế đã cho thấy TPB đã đứng vững và khẳng


định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam như hiện nay.


<i>- Đối với bản thân các nhân viên mới: Giao dịch viên, Chuyên viên khách hàng cá </i>


<i>nhân, Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, vai trò của đào tạo và phát triển </i>


nguồn nhân lực thể hiện ở chỗ:


Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.


Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.


Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như


tương lai.


Đáp ứng nhu cầu và lộ trình phát triển cơng danh, nguyện vọng phát triển


của người lao động.


Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong cơng việc của


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>CHƯƠNG 3 </b>




<b>PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC ĐÀO TẠO </b>


<b>NHÂN VIÊN MỚI TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG </b>



<b>3.1 Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong </b>



<i><b>3.1.1 Thành lập </b></i>



- Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) được thành lập ngày 05/05/2008, với


số vốn điều lệ hiện nay là 3000 tỷ đồng.


- Được thành lập bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS


(MobiFone) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare),


TPB được kế thừa các thế mạnh về công nghệ thông tin, cơng nghệ viễn thơng di


động, tiềm lực tài chính và vị thế của các cổ đông lớn này mang lại. TPB xác định


phát huy các ưu thế này để xây dựng cho mình một nền tảng bền vững và mang đến


cho khách hàng cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả hơn.


- TPB luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng đơn


giản và hiệu quả nhất cho khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình


độ quản lý chuyên sâu. TPB chủ trương thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng



với dịch vụ ngân hàng điện tử hàng đầu Việt Nam với phong cách và chất lượng


dịch vụ mới.


<i><b>3.1.2 Cổ đông chiến lược </b></i>


TPB được thừa kế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường


cùng tiềm lực tài chính của các cổ đơng chiến lược.


<i> Tập đoàn vàng bạc Đá quý Doji: </i>


Doji và các cổ đông liên quan hiện nắm giữ 20% cổ phần của TPB, là công


ty đứng top 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, doanh thu năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i> Công ty cổ phần FPT: FPT là cổ đơng sáng lập đóng vai trị quan trọng </i>


trong việc hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp


<i>công nghệ trong hoạt động của Ngân hàng. </i>


<i> Tổng công ty tái bảo hiểm Vinare: Là cổ đông hỗ trợ lớn cho Tiên </i>


Phong Bank về tiềm lực tài chính và hệ thống đối tác rộng khắp, kinh


<i>nghiệm và chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản trị tài chính. </i>


<i> Cơng ty Thông tin di động VMS (MobiFone): Mobile Fone đóng vai </i>



trò chiến lược trong việc hỗ trợ các giải pháp cung cấp dịch vụ ngân


hàng thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking với chất


<i>lượng cao). </i>


<i> SBI Ven Holding PTE. Ltd Singapore: SBI Ven Holding PTE. Ltd </i>


Singapore là cổ đơng nước ngồi nắm giữ 4.9% vốn điều lệ của Tiên


Phong Bank. SBI Ven Holding PTE. Ltd Singapore là một thành viên


thuộc tập đoàn SBI SPV Nhật Bản. Tập đoàn này hiện sở hữu ngân


hàng số 1 Nhật Bản – Soft Bank. SBI tích cực hỗ trợ TPB trong ứng


dụng ngân hàng điện tử.


<b>Biểu đồ 3.1: Cơ cấu cổ đông (T4/2012) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i><b>3.1.3 Mạng lưới chi nhánh và Thế mạnh mũi nhọn </b></i>



Với mạng lưới hơn 30 chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp các tỉnh và


thành phố trong cả nước (tính đến cuối năm 2013), TPB sẽ tiếp tục mở rộng, nâng


tổng số chi nhánh, phòng giao dịch lên 45 điểm (bao gồm cả các trung tâm kinh


doanh và trung tâm bán) trên toàn quốc trong năm 2014.



<b>Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới hơn 1000 người (tính tới 30.12.2013), </b>


TPB ln sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. TPB hiện


đang phục vụ 36.252 khách hàng doanh nghiệp và 1,3 triệu khách hàng cá nhân


TPB sẽ mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh vàng, tạo đà tham gia ổn định


thị trường vàng cùng một số ngân hàng khác được phép kinh doanh vàng. TPB đẩy


mạnh tài trợ, hỗ trợ cho các công ty, đơn vị ứng dụng công nghệ cao về mặt tài


chính, kinh nghiệm quản trị và khai thác thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng


điện tử và ngân hàng ưu tiên.


<i><b>3.1.4 Giải thưởng: </b></i>



Dịch vụ Tin & Dùng Việt Nam 2009 – Thời báo kinh tế Việt Nam cho dịch


vụ Ngân hàng điện tử trao tặng.


Chứng nhận Ngân hàng thanh toán đạt chuẩn cao 2009- STP Awards- Wells


Fargo trao tặng.


Doanh nghiệp Việt Nam 2010- Bộ công thương và hiệp hội Doanh nghiệp


vừa và nhỏ trao tặng.



Thương vụ phát hành riêng lẻ tiêu biểu Việt Nam 2011-2012: Thương vụ


giữa Doji và Tiên Phong Bank - Diễn đàn M&A Việt Nam trao tặng.


<b>3.2 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nhân viên mới của Ngân </b>



<b>hàng TMCP Tiên Phong </b>



<i><b>3.2.1 Yếu tố thuộc môi trường bên ngồi </b></i>



<i> </i> <i>Pháp luật, các chính sách của Nhà nước: Ngành Ngân hàng là ngành dịch vụ </i>


bị điều chỉnh bởi chính sách và các quy định của Pháp luật rất nhanh và nhiều. Các


cá nhân làm trong ngành này phải cập nhật được các Quy định chính sách chung


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

trong vòng 2 năm gần đây, Ngân hàng nhà nước đang yêu cầu các Ngân hàng dần


đưa chuẩn Basel II vào áp dụng với mục đích quản trị rủi ro tốt hơn. Basel II là


Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị tồn cầu hóa tài


chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Các


ngân hàng hiện tại đang tổ chức rất nhiều các khóa đào tạo cho các nhân viên về


kiến thức Basel II.


<i>Môi trường kinh tế - chính trị: Thị trường Việt Nam rất nhỏ nhưng với gần </i>



40 Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng đã gây ra sự cạnh


tranh một mất một còn của các Ngân hàng. Giai đoạn 2010-2014 đã chứng kiến rõ


nét sự tàn khốc trong cạnh tranh với việc sát nhập của các Ngân hàng Habubank-


SHB…Ngân hàng TPB cũng nằm trên bờ vực bị sát nhập với Ngân hàng lớn. Đứng


trước hồn cảnh đó, Ban điều hành của TPB nhận thức rõ tầm quan trọng của việc


đầu tư đào tạo cho Nhân lực hiện có và nâng cao năng lực cho các nhân viên mới


trong giai đoạn tái cơ cấu của Ngân hàng.


<i>Sự tiến bộ của khoa học công nghệ: Mỗi ngân hàng có sử dụng mỗi phần </i>


mềm quản lý hệ thống khác nhau để quản lý các thông tin khách hàng vào hệ thống


như hệ thống T24, Flecube (FCC). Sự tiến bộ của khoa học công nghệ yêu cầu các


Ngân hàng phải nâng cấp, tu chỉnh, sửa đổi không ngừng các hệ thống này để hạn


chế được các rủi ro phát sinh. Nếu Ngân hàng nào không nắm bắt được công nghệ


thì sẽ tự đào thải mình ra khỏi cuộc canh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng với


nhau. Vì sự thay đổi đó, con người cũng phải thay đổi theo để nhân viên có thể hiểu


biết và áp dụng vào công việc, biết cách sử dụng hệ thống công nghệ để quản trị



khách hàng. Vì vậy Ngân hàng luôn phải tổ chức đầu tư cho công tác đào tạo và


phát triển về kiến thức, kỹ năng phù hợp để sử dụng và vận hành, đặc biệt đối với


các đối tượng sử dụng hệ thống phần mềm này nhiều như Giao dịch viên mới.


<i>Giá cả và đối thủ cạnh tranh: Thị trường Việt Nam hiện tại đang thực sự là </i>


mảnh đất cạnh tranh khốc liệt với hơn 40 ngân hàng TMCP. Trong đó dư nợ tín


dụng và huy động chủ yếu ở các Ngân hàng lớn, chỉ còn lại một phần phân khúc


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

cho các Ngân hàng bé như TPB. Và sự khác biệt trong giá cả và chất lượng sản


phẩm của các doanh nghiệp không nhiều nên các Ngân hàng phải cạnh tranh nhau


bằng dịch vụ. Dịch vụ này được tạo nên bằng hiểu biết và hỗ trợ của các Nhân


viên, bằng các dịch vụ chăm sóc khách hàng kèm theo sản phẩm. Vì vậy, để tạo ra


dịch vụ tốt nhất, các Ngân hàng đang rất chú trọng vào việc đào tạo kỹ năng cho


<i>các Nhân viên mới. </i>


Theo báo cáo mới nhất về thị phần cho vay và huy động của các Ngân hàng


năm 2013 thì 10 ngân hàng lớn nhất đang chiếm khoảng 62% thị phần huy động và


63% thị phần cho vay:



Dẫn đầu là Ngân hàng Nông nghiệp với 13.5% thị phần, sau đó là


Viettinbank (10.5%) và BIDV (10.1%). Thị phần của TPB cùng với khoảng 30 ngân


hàng nhỏ khác chỉ chiếm khoảng 37% thị trường.


<i><b>3.2.2 Yếu tố thuộc môi trường bên trong </b></i>



<i>Yếu tố thuộc mục tiêu chiến lược của Ngân hàng: </i>


Với mục tiêu trở thành định chế tài chính có nền tảng hoạt động bền vững,


kiến tạo những cơ hội tốt nhất để khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên và cổ đông


đạt được ước mơ về một cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả, TPB đã xác định


sứ mệnh của mình rất rõ ràng:


Đối với Khách hàng: Cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng


dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, giản đơn khi tiếp cận, đồng thời mang lại hiệu


quả tối ưu cho Khách hàng.


Đối với các Cổ đông: Xây dựng một tổ chức kinh tế huy động bền vững và


hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế cao, đều đặn và dài hạn.


Đối với Cán bộ nhân viên: Là ngôi nhà thứ hai mang tới từng thành viên một



cuộc sống sung túc, đầy đủ về kinh tế và tinh thần.


Đối với Cộng đồng xã hội: Có trách nhiệm với xã hội, tích cực chủ động


tham gia các hoạt động cộng đồng, góp phần làm hưng thịnh quốc gia.


Trải qua giai đoạn tái cơ cấu thành công (năm 2012-2013), TPB đã xác định


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

chi phối toàn bộ hoạt động của tổ chức, bao gồm cả công tác đào tạo, định hướng


cho nhân viên mới để các cán bộ nhân viên nắm rõ được mục tiêu, sứ mệnh, tầm


nhìn của Ngân hàng.


<i>Yếu tố thuộc cơ cấu bộ máy tổ chức: </i>


Một tổ chức hay một doanh nghiệp bất kỳ đều gồm các phòng, ban với


những chức năng và nhiệm vụ riêng. Do vậy, công tác đào tạo nhân viên mới phải


phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của từng bộ phận trong tổ chức. Có như vậy thì tổ


chức mới hoạt động thơng suốt và có hiệu quả.


Ngân hàng TPB đã trải qua thời gian tái cơ cẩu tổ chức trước nguy cơ bị sát


nhập với TechcomBank vào năm 2012. Hiện tại cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đã


được thành lập và kết quả kinh doanh tăng trưởng trong các năm gần đây đã chứng



tỏ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng hoàn toàn phù hợp.


<i>Triết lý quản trị nhân lực </i>


Mọi nhân viên khi mới được tuyển vào Ngân hàng đều được tham gia khóa


học hội nhập. Các cấu phần chủ yếu của khóa học hội nhập bao gồm: Giới thiệu


Ngân hàng và chính sách nhân sự, Đạo đức nghề nghiệp, Đào tạo về Công nghệ


thông tin, Rủi ro vận hành, Sản phẩm doanh nghiệp và sản phẩm cá nhân, Hệ thống


phần mềm lõi của Ngân hàng, Tín dụng, Kỹ năng bán hàng và tổng quan về các


nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.


Các quy tắc về đạo đức, ứng xử trong công việc, các quy định làm việc và


chính sách nhân sự của Ngân hàng giúp cán bộ nhân viên mới nắm rõ được các


nguyên tắc chung và tuân thủ đầy đủ về thời gian làm việc, trang phục nơi công sở,


bảo mật thông tin, chuẩn mực hành vi, hệ thống cấp bậc trong hệ thống ngân hàng,


tiền lương và phúc lợi.


<i>Quan điểm của người lãnh đạo </i>


Quan điểm của Ban lãnh đạo ngân hàng được đúc kết trong năm giá trị cốt



<b>lõi của Ngân hàng “LIÊM – SÁNG – HỒN – HỢP – BỀN”. Theo đó, Ban lãnh </b>


đạo Ngân hàng muốn các cán bộ nhân viên và toàn thể Ngân hàng xây dựng một


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Liêm chính: Liêm khiết, chính trực, minh bạch, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.


Sáng tạo: Đổi mới trong nhận thức, sáng tạo và đột phá trong giải pháp mang


lại giá trị đích thực cho ngân hàng và khách hàng.


Hồn hảo: Lấy khách hàng làm trọng tâm, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách


hàng bằng dịch vụ hoàn hảo, vượt trội với những trải nghiệm mới mẻ và khác biệt.


Hợp lực: Cộng lực, chia sẻ nhằm liên kết các giá trị, năng lực và đóng góp


của mọi thành viên.


Bền bỉ: Nỗ lực, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn thách thức để đi đến thành cơng.


Ban lãnh đạo ngân hàng TPB đưa ra hình ảnh ngôi nhà 04 tầng tượng trưng


cho 4 mục tiêu của TPB trong năm 2014: (1) Nhân lực đầy đủ (People), (2) Nghiệp


vụ tinh thông (Professionalism), (3) Hệ thống mở rộng (Place), (4) Sản phẩm đẳng


cấp (Product).


<b>3 đột phá được thể hiện như 3 trụ cột của ngôi nhà TPB </b>



- Đột phá về sản phẩm và khách hàng ưu tiên: tạo ra các sản phẩm khác biệt,


tính năng đột phá với hàm lượng công nghệ cao cho Ngân hàng cá nhân,


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

- Đột phá về quản trị rủi ro: hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro (văn bản quản


trị, hệ thống công cụ quản trị, vv …) là nền tảng đảm bảo hoạt động an tồn,


bền vững của TPB nhưng cần có sự linh hoạt, không cứng nhắc và bám kịp


hơi thở kinh doanh.


- Đột phá về đào tạo và phát huy năng lực cá nhân: đào tạo chun mơn và


hồn thiện kỹ năng nghiệp vụ; khơi dậy và phát huy tối đa năng lực cá nhân,


tạo nên sức mạnh cộng hưởng của tổ chức.


<b>5 giải pháp là nền tảng làm nên nền móng cho Ngơi nhà TPB </b>


- Hồn thiện Quy trình: cải tiến và hoàn thiện quy trình, đảm bảo tính thích


nghi và phù hợp.


- Dịch vụ cạnh tranh: Sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh, mang tính tiện ích cao.


- Khuếch trương thương hiệu: đẩy mạnh truyền thông quảng bá thương hiệu


trên diện rộng.



- Thưởng/ phạt nghiêm minh: cơ chế Thưởng/ phạt minh bạch, cơng bằng để


khuyến khích CBNV, trong đó lãnh đạo chính là gương mẫu thực hiện cơ


chế này.


- Kiểm tra, đôn đốc: xây dựng hệ thông kiểm tra giám sát toàn diện, thường


xuyên giám sát đôn đốc đảm bảo hiệu quả công việc.


Định hướng của Ban lãnh đạo TPB đã thay đổi rất nhiều về hành vi và chất


lượng nhân viên mới của TPB, đầu tư và tạo mọi người điều kiện về thời gian, cơ sở


vật chất cho nhân viên, khuyến khích cho việc đào tạo nhân viên mới tại Ngân hàng.


<b>3.3 Một số đặc điểm của Ngân hàng có ảnh hưởng đến cơng tác đào tạo </b>



<b>và phát triển nhân viên mới </b>



<i><b>3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh </b></i>



3.3.1.1 Hoạt động huy động vốn



Nguồn vốn là nền tảng quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ một ngân


hàng nào. Đối với TPB, bằng nhiều hình thức, thể loại huy động, TPB đã liên tục


mở rộng và đảm bảo nền tảng vốn đủ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Huy động từ khách hàng đến 31/12/2013 đạt 19.739 tỷ đồng, chiếm 53,6%


tổng tài sản, tương đương mức tăng 29,2% so với mức 13.394 tỷ đồng năm 2012.


Tăng trưởng huy động đã giúp TPB củng cố tính thanh khoản, tỉ lệ cho


vay/huy động ở mức 65,7%, phù hợp với chính sách thận trọng của ngân hàng


nhằm duy trì tỉ lệ này ở khoảng 65% - 70%.


Việc gia tăng huy động từ khách hàng chủ yếu đến từ nguồn vốn của các tổ


chức tín dụng và các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế


chiếm phần lớn trong tổng huy động là một trong những ưu thế giúp TPB có thể


chủ động trong việc sử dụng vốn huy động, mở rộng cho vay, nâng cao hiệu quả sử


dụng vốn. Tính đến 31/12/2013, tổng huy động từ các tổ chức tín dụng đạt mức


7.204 tỷ đồng và tổ chức kinh tế đạt mức 10.720 tỷ đồng, tăng 14,4% so với 2012.


<b>Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 – 2013 </b>


<i>Đơn vị: tỷ đồng </i>


<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b>


<b>2010 </b> <b>2011 </b> <b>2012 </b> <b>2013 </b>



<b>Số </b>
<b>tiền </b>
<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>
<b>Số </b>
<b>tiền </b>
<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>
<b>Số </b>
<b> tiền </b>
<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>
<b>Số </b>
<b> tiền </b>
<b>Tỷ </b>
<b> trọng </b>


<b>1 Tổng nguồn vốn huy động 3.800 100% 7.823 100% 13.394 100% 19.739 100% </b>


<b>2 Phân theo đối tượng </b>


<b> Tiền gửi các TCTD </b> <b>953 25% 3.216 41% 5.119 38% 7.204 </b> 36%


<b> Tiền gửi các TCKT </b> <b>2.088 55% 3.570 46% 6.624 49% 10.720 </b> 54%


<b> Tiền gửi dân cư </b> 759 20% 1.047 13% 1.651 12% 1.815 9%


<b>3 Phân theo kỳ hạn </b>


<b> Không kỳ hạn </b> 1.136 30% 2.080 27% 3.487 26% 4.795 24%



<b> Có kỳ hạn </b> 2.664 70% 5.743 73% 9.907 74% 14.944 76%


<b>4 Phân theo thời hạn </b>


<b> Ngắn hạn </b> 3.734 98% 7.476 96% 12.049 90% 16.752 85%


<b> Trung, dài hạn </b> 66 2% 347 4% 1.345 10% 2.987 15%


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

3.3.1.2 Hoạt động tín dụng và đầu tư



Mặc dù là một ngân hàng mới thành lập và gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt


của nhiều NHTM khác, nhưng TPB đã thực hiện triển khai hoạt động tín dụng một


cách mạnh mẽ và đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong ba năm trở lại đây.


<i><b> Hoạt động tín dụng </b></i>


<b>Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn của TPB giai đoạn 2010 – 2013 </b>


<i>Đơn vị: Tỷ đồng </i>


<b>TT </b> <b>Chỉ </b>


<b>tiêu </b> <b>2010 </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b> tăng </b>
<b> so với </b>


<b> năm </b>
<b>trước </b>
<b>2011 </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b> tăng </b>
<b>so với </b>
<b> năm </b>
<b>trước </b>
<b>2012 </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>tăng </b>
<b>so với </b>
<b>năm </b>
<b> trước </b>
<b>2013 </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>tăng </b>
<b>so với </b>
<b>năm </b>
<b> trước </b>


<b>1 </b> Doanh số
cho vay


6,925 -6.2% 10,000 44.4% 16,892 68.9% 17,988 6.5%


<b>2 </b> Doanh số
thu nợ


5,869 48.1% 8,429 43.6% 9,653 14.5% 12,433 28.8%



<b>Tổng dư nợ </b>


<b>cho vay </b>


<b>5,262 </b> 8.7% 6,821 29.6% <b>9,095 </b> 33.3% <b>9,774 </b> 7.5%


<i>(Nguồn: Báo cáo quản trị TPB giai đoạn 2008 đên 2013) </i>


Dư nợ tín dụng của TPB trong 5 năm tăng trưởng khá cao, từ mức 2.103 tỷ


đồng năm 2008 tăng lên 9.774 tỷ đồng vào năm 2013. Mức tăng trưởng dư nợ tín


dụng qua các năm phần nào thể hiện tác động của nền kinh tế vĩ mô cũng như định


hướng phát triển của ngân hàng.


3.3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh


Kết quả hoạt động kinh doanh của TPB đã có sự cải thiện qua các năm. Từ


chỗ thua lỗ đỉnh điểm vào năm 2010 và bị rơi vào nhóm các ngân hàng phải chịu sự


quản lý bắt buộc của nhà nước năm 2011, TPB đã từng bước thay đổi cách thức


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>Bảng 3.3: Thu nhập chi phí và lợi nhuận của TPB từ năm 2010 đến năm 2013 </b>


<i>Đơn vị: Tỷ đồng </i>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2010 </b>



<b>Tỷ lệ </b>
<b>tăng so </b>
<b>với năm trước </b>


<b>2011 </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>tăng so </b>
<b> với năm trước </b>


<b>2012 </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b> tăng </b>
<b>so với </b>
<b> năm </b>
<b>trước </b>


<b>2013 </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b> tăng </b>
<b> so với </b>


<b> năm </b>
<b>trước </b>


<b>Thu nhập </b> 578 -3.7% 689 19.2% 993 44.1% 1.167 -99.9%



<b>Chi phí </b> 791 48.7% 534 -32.5% 623 16.7% 682 9.5%


<b>Lợi nhuận -213 </b> -413.2% 155 172.8% 370 138.7% 485 31.1%


<b>Biểu đồ 3.2: Thu nhập chi phí và lợi nhuận của TPB từ năm 2008 đến năm 2013 </b>


<i>(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ TPB) </i>


Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình kinh doanh của TPB khơng ổn định qua


các năm. TPB chạm đáy năm 2010 – 2011 và đã có dấu hiệu phát triển trở lại vào


năm 2013. Với định hướng chiến lược tăng trưởng mạnh mẽ, quản lý chi phí tốt,


duy trì nợ quá hạn ở mức vừa phải, TPB được dự báo sẽ tiếp tục có lợi nhuận tương


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i><b>3.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban: </b></i>



<b>Sơ đồ 3.1: Cơ cấu quản trị của TPB </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong sau khi được tái cơ cấu


thành công năm 2012 được xây dựng theo mơ hình cơ cấu trực tuyến chức năng.


Theo mơ hình này, mối quan hệ của cấp lãnh đạo và cấp dưới theo một trục thẳng


đứng từ trên xuống. Các cấp bên dưới nhận sự chỉ đạo từ cấp lãnh đạo trực tiếp báo


cáo công việc cho cấp lãnh đạo đó.



Hội đồng quản trị được bầu ra từ Hội đồng cổ đông dựa trên cơ chế biểu


quyết tương ứng với số cổ phần nắm giữ. Hội đồng quản trị có thành lập các ủy ban


điều hành để trực tiếp quản lý và điều hành các công việc của Hội đồng quản trị.


Các hoạt động trong năm tài chính của Hội đồng quản trị được kiểm tra, giám sát


bởi Ban kiểm soát thay mặt cho Hội đồng cổ đông thực hiện. Trung tâm Kiểm toán


nội bộ là bộ phận hỗ trợ cho Ban Kiểm soát thực hiện các nhiệm vụ được giao.


Các ủy ban trực thuộc hội đồng quản trị bao gồm: ủy ban nhân sự, ủy ban


quản trị rủi ro, ủy ban ALCO, ủy ban tín dụng và hội đồng đầu tư.


+ Ủy ban nhân sự quyết định về việc bổ nhiệm nhân sự, lương thưởng và chế


độ đãi ngộ và về cơ cấu tổ chức của các Ngân hàng, các Khối, phòng ban.


+ Ủy ban Quản trị rủi ro (UBQTRR) là cơ quan tham mưu cho Hội đồng


quản trị về các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tại TPB; giám sát hoạt động của


Ban điều hành trong quản lý rủi ro tín dụng, thị trường, thanh khoản, vận hành và


các rủi ro khác ảnh hưởng đến hoạt động của TPB, đảm bảo Ngân hàng có một


khn khổ và quy trình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả.



+ Ủy ban ALCO: là cơ quan tham mưu cho hội đồng quản trị các hoạt động


về giá, phí.


+ Ủy ban tín dụng (UBTD) có các nhiệm vụ sau: (1) Tham mưu cho Hội


đồng quản trị các vấn đề về xây dựng chiến lược, định hướng phát triển tín dụng;


(2) Phê duyệt quy chế, quy định, quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, hệ thống


xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng, tổ chức các cấp


phê duyệt tín dụng; (3) Phê duyệt các khoản cấp tín dụng lớn, rủi ro và các khoản


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

+ Ủy ban Đầu tư là cơ quan giúp việc cho Hội đồng quản trị, chịu trách


nhiệm thẩm định các dự án đầu tư dưới hình thức góp vốn mua cổ phần.


Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc là tổ chức điều


hành cao nhất trong bộ máy quản lý của Cơng ty, có chức năng điều hành mọi hoạt


động sản xuất kinh doanh của Công ty, phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt động đã


được đề ra. Cơ cấu hiện tại của Ban Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP TiênPhong


bao gồm: 01 Tổng giám đốc và 05 Phó Tổng giám đốc phụ trách các khối như Khối


Vận Hành, Khối Quản trị rủi ro, Khối Tín dụng, Khối Bán hàng và Kênh Thay thế,



Khối Nguồn vốn, Khối Tài chính.


Hội sở của Ngân hàng TPB bao gồm 14 Khối trong đó phân thành 03 phân


nhóm Khối hỗ trợ vận hành, Khối hỗ trợ quản trị, Khối kinh doanh. Các chi nhánh


chịu sự quản lý của Khối Bán hàng và Kênh thay thế và Tổng Giám đốc. Hiện tại


TPB có khoảng 33 mạng lưới chi nhánh trên tồn quốc. Tại mỗi đơn vị chi nhánh,


phịng giao dịch trực thuộc lại có giám đốc, phó giám đốc, phòng khách hàng cá


nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng giao dịch ngân quỹ, phịng kế tốn.


Các chi nhánh, phịng giao dịch chịu sự quản lý của hội sở. Một số các Khối tại hội


sở TPB có cơ cấu như sau:


Khối KHCN bao gồm: phòng quản lý bán hàng, các bộ phận hỗ trợ, các bộ


phận sản phẩm và phòng hỗ trợ bán.


Khối khách hàng doanh nghiệp bao gồm: phòng doanh nghiệp lớn, phòng


quản lý bán hàng, các bộ phận hỗ trợ, các bộ phận sản phẩm, các trung tâm.


Khối Nguồn vốn và thị trường tài chính bao gồm: Phịng kinh doanh và quản


lý ngoại hối, phòng kinh doanh ngoại hối và vàng, phòng bán hàng sản phẩm ngân



quỹ, trung tâm vàng TPB.


Khối bán hàng và kênh thay thế (S&D) bao gồm: phòng hỗ trợ và phát triển


chi nhánh, phòng Marketing, phòng nghiên cứu thị trường.


Khối quản trị rủi ro gồm: Ban chính sách và quản lý tín dụng, phòng quản lý


rủi ro thị trường, phòng quản lý rủi ro vận hành, bộ phận phân tích rủi ro, quản lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Khối vận hành gồm: phịng nghiệp vụ giao dịch, phịng hỗ trợ tín dụng, trung


tâm pháp lý chứng từ, phòng kho quỹ hội sở.


Khối CNTT gồm: phòng hạ tầng và bảo mật CNTT, phòng hệ thống và cơ sở


dữ liệu, phịng phân tích và thử nghiệp, phòng dataware House, phòng phát triển


ứng dụng, bộ phận dự án và chiến lược CNTT, bộ phận chính sách và quản lý.


Khối tài chính gồm: phịng MIS, Phịng tài chính doanh nghiệp, Phịng tài


chính cá nhân, Phịng dự án.


Khơi tín dụng gồm: phịng Tái thẩm định tín dụng KHDN 1,2 và Phịng tái


thẩm định tín dụng KHCN, Phịng thẩm định tài sản.


Khối Pháp chế, giám sát và xử lý nợ gồm: Ban pháp chế tuân thủ, Phòng



Giám sát và xử lý nợ


Khối quản trị nguồn nhân lực gồm: phòng tuyển dụng, phòng quản trị nhân


sự, phòng quản lý đãi ngộ, phòng phát triển nhân sự, trung tâm đào tạo, nhóm quan


hệ nhân sự.


Trong đó: Phịng đào tạo TPB trực thuộc khối quản trị nguồn nhân lực có


trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo hoạt động đào tạo của TPB để phát triển và cung


cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Ngân hàng một cách kịp thời. Phịng đào


tạo TPB có nhiệm vụ hoạch định, thiết kế và triển khai hoạt động đào tạo được


duyệt cho nhân viên ngân hàng một cách thiết thực, hiệu quả và có chất lượng.


Hiện nay, Phịng đào tạo có địa điểm đào tạo tập trung tại Hà Nội và thành phố


Hồ Chí Minh. Các cơ sở đào tạo được trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị cho học


tập đầy đủ khá hiện đại. Phòng học rộng rãi và thơng thống bao gồm bàn ghế, máy


chiếu, hệ thống máy tính được kết nối mạng nội bộ và hệ thống loa. Tổng số phòng


học hiện tại của TPB là 04 phịng học, có phịng chứa được khoảng 100 học viên.


Để phục vụ tốt cho công tác đào tạo cịn có các bộ phận hỗ trợ như bảo vệ,



tạp vụ, bộ phận phục vụ công tác tổ chức. Như vậy, cơ sở vật chất phục vụ cho công


tác đào tạo tại TPB về cơ bản là tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên khi tham


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<i><b>3.3.3 Đặc điểm về lao động của Ngân hàng giai đoạn 2012-2014 </b></i>



Nguồn nhân lực TPB được sàng lọc thơng qua quy trình tuyển dụng chất


lượng vì vậy ngay từ đầu vào nhân viên TPB đã có những kiến thức và kỹ năng cơ


bản về lĩnh vực ngân hàng nói chung tuy nhiên chưa đáp ứng hết các yêu cầu của


TPB. Nhân lực của TPB được phân chia thành nhiều bộ phận, phụ trách những mảng


nghiệp vụ riêng biệt đảm bảo một quy trình vận hành hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.


Nhân lực TPB có thể được chia thành 02 cấp là cấp quản lý và cấp nhân


viên. Cấp quản lý bao gồm hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, trưởng các phòng


ban trực thuộc hội sở và giám đốc, phó giám đốc, trưởng bộ phận tại kênh phân


phối, các chuyên viên. Cấp nhân viên bao gồm toàn bộ hệ thống nhân viên vận hành


và nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh bao gồm: nhân viên quan hệ khách


hàng, nhân viên tư vấn tài chính cá nhân, nhân viên thanh toán quốc tế, marketing.


Nhân viên vận hành bao gồm: kiểm sốt viên, nhân viên phân tích tài chính, nhân



viên thẩm định tài sản, quản lý rủi ro, xử lý nợ, nhân viên dịch vụ khách hàng, giao


dịch viên, kế toán, kiểm toán, pháp lý chứng từ, hành chính, và những bộ phận khác


trực thuộc hội sở cũng như tại kênh phân phối.


<b>Bảng 3.4: Thực trạng nguồn nhân lực của TPB </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm </b>


<b>2012 </b>
<b>Tỷ trọng </b>
<b>2012 (%) </b>
<b>Năm </b>
<b>2013 </b>
<b>Tỷ trọng </b>
<b>2013 (%) </b>
<b>Năm 2014 </b>
<b>(8 tháng </b>
<b>đầu năm) </b>
<b>Tỷ trọng </b>
<b>2014 (%) </b>


<b>1. Số lượng nhân viên </b> <b>831 </b> <b>1183 </b> <b>1329 </b>


+ Quản lý 151 18% 184 16% 192 14%
+ Nhân viên 680 82% 999 84% 1137 86%
<b>2. Trình độ học vấn </b>


+ Đại học và trên đại học 738 89% 1085 92% 1225 92%


+ Cao đẳng, trung cấp 93 11% 98 53% 104 8%


<i>(Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản trị nhân lực TPB) </i>


Nhận xét:


Số lượng nhân viên của TPB tăng mạnh trong suốt năm 2013. Cụ thể số lượng


nhận viên tăng liên tục từ 831 vào cuối năm 2012 lên 1183 nhân viên vào cuối năm


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

thực hiện tái cơ cấu tổ chức và liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động. Năm 2013


TPB tăng thêm khoảng 10 chi nhánh, phòng giao dịch. Việc TPB mở rộng mạng lưới


và nhận diện thương hiệu trong thời gian qua làm tăng thị phần hoạt động, nhanh


chóng đưa những sản phẩm, dịch vụ của TPB đến người sử dụng dịch vụ.


Trong 08 tháng đầu năm 2014, TPB vẫn tăng thêm 146 nhân viên tương ứng


với mức tăng 12% trong khi các ngân hàng khác đang trong giai đoạn cắt giảm các


vị trí khơng cần thiết như cộng tác viên, lao động thời vụ.


Tuy nhiên, xu hướng tăng số lượng nhân viên tại TPB cũng như các ngân


hàng Việt Nam hiện nay đi ngược với xu hướng của thế giới. Các ngân hàng thế


giới hiện nay đang tập trung vào sản phẩm dịch vụ kết hợp kỹ thuật mới như ngân



hàng điện tử, những sản phẩm dịch vụ khơng địi hỏi khách hàng phải đến các chi


nhánh. Ngoài ra, với số lượng nhân viên lớn đặt ra cho TPB một vấn đề là làm sao


để quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, làm sao để tạo ra một đội ngũ nhân viên


chuyên nghiệp, phát huy tối đa nguồn lực con người.


<b>Về trình độ học vấn: Tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học </b>


chiếm tỷ lệ cao, tính đến hết cuối năm 2012, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và


trên đại học chiếm 89% và tăng lên 92% vào cuối năm 2013. Điều này cho thấy


nguồn nhân lực TPB đã được đào tạo một cách cơ bản. Tuy nhiên, để đánh giá chất


lượng nguồn nhân lực không chỉ dựa trên trình độ học vấn mà cịn phải dựa vào hiệu


suất lao động, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng thích nghi với


mơi trường của người lao động. Trước những địi hỏi ngày càng cao trong điều kiện


nền kinh tế toàn cầu, hội nhập nền kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực TPB còn bộc lộ


những hạn chế và bất cập cần phải khắc phục. Nhân viên chưa thật sự hiểu sâu về


chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.


Cụ thể:



Nhân viên kinh doanh: Kỹ năng phục vụ khách hàng, bán hàng và kinh doanh


chưa tốt, về chuyên môn chưa nắm vững các sản phẩm và dịch vụ để nêu ra những


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

rủi ro tín dụng chưa cao, chưa sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý của ngân


hàng dẫn đến tình trạng chậm trễ tiến độ khi trình hồ sơ hay thúc nợ khách hàng.


Nhân viên vận hành: chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ của TPB dẫn đến


những khó khăn trong quá trình tác nghiệp, thiếu kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ


năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp. Trình độ cơng nghệ chưa


thật sự thành thạo, còn lúng túng trong quá trình tác nghiệp dẫn đến chậm trễ khi


phục vụ khách hàng với số lượng lớn.


Nhà quản trị: chưa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của mình, thiếu kỹ năng quản


lý mâu thuẫn, kỹ năng tạo động lực và đánh giá công việc của nhân viên. Trình độ


chun mơn nghiệp vụ chưa cao. Ngồi ra, khả năng làm việc nhóm, khả năng phối


hợp giữa các bộ phận vận hành và kinh doanh chưa thật hiệu quả.


<b>Về biến động lao động trong kỳ: Số lượng lao động tuyển mới trong kỳ </b>


tăng mạnh nhất trong năm 2013, tăng thêm 324 nhân sự, tương đương mức tăng



40%, tập trung chủ yếu ở các nhân sự Hội sở do nhu cầu tái cơ cấu. Các nguyên


nhân gây ra sự biến động nhân sự lớn trong năm 2013 là:


 Đầu năm 2013, TPB đang trong q trình tái cơ cấu để khơng bị sát nhập với


Ngân hàng lớn. Vì vậy Ban điều hành TPB tuyển dụng mới nhiều cán bộcốt


cán ở các Ngân hàng Techcombank, VP Bank.


 Đội ngũ quản lý cấp cơ sở của TPB còn non trẻ, chưa sâu sắc trong công việc


và thiếu kỹ năng quản lý nên chưa quản lý tốt được nhân viên cấp dưới. Điều


này gây ra tâm lý bất an và lo lắng với một số cán bộ nhân viên.


 Ý thức làm việc của các cán bộ TPB cũ (đã làm việc tại TPB trước khi tái cơ


cấu) có tư tưởng bảo thủ, ngại sự đổi mới nên chưa quen với guồng công việc


mới. Thái độ của các thành phần này trong cơng việc khơng tích cực, thiếu


nhiều kỹ năng trong cơng việc. Vì vậy một phần không nhỏ các cán bộ cũ


của TPB đã chuyển việc sang các tổ chức tín dụng khác.


 Chỉ tiêu KPIs được xây dựng dựa theo chuẩn ngưỡng của các ngân hàng lớn


như Techcombank, VPBank nên chưa phù hợp với hệ thống hiện tại của TPB.



</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>Bảng 3.5: Tổng số lượng lao động biến động trong năm </b>


<i>Đơn vị: Người </i>


<b>STT </b> <b>Các chỉ tiêu </b> <b>2011 2012 </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>tăng/giảm </b>


<b>so với </b>
<b>năm trước</b>


<b>2013 </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>tăng/ giảm </b>


<b>so với </b>
<b> năm </b>
<b> trước </b>


<b>2014 </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>tăng/ </b>
<b>giảm </b>
<b>so với </b>
<b>năm </b>
<b>trước </b>



1 Số lao động có mặt đầu năm <b>465 737 </b> <b>58% 859 </b> <b>17% 1203 40% </b>


2 Số lao động giảm trong năm 15 6 <b>-60% 100 </b> <b>1567% 174 74% </b>


3 Số lao động tăng trong năm 80 100 <b>25% 424 </b> <b>324% 300 -29% </b>


4 <b>Số lao động có mặt cuối năm 530 831 </b> <b>57% 1183 </b> <b>42% 1329 12% </b>


<i>(Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản trị nhân lực 2011-2014) </i>


Ghi chú: Số lượng lao động năm 2014 đã quy đổi trung bình theo đơn vị năm.


<b>Biểu đồ 3.3: Biến động lao động của TPB từ năm 2011 đến năm 2014 </b>


<i>(Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản trị nhân lực 2011-2014) </i>


Nhận thức được thực trạng nguồn nhân lực tại TPB cũng như tầm quan trọng


của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững của hệ thống TPB, các nhà quản


trị TPB luôn luôn chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, TPB đang


trong quá trình tái cơ cấu vì vậy việc thanh lọc nhân viên trên toàn hệ thống, đào tạo


một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả, được trang bị và đào tạo


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<i><b>3.3.4 Đặc điểm nhân viên mới của Ngân hàng TMCP Tiên Phong </b></i>



- Số lượng nhân viên mới tăng trong năm tăng cao nhất trong năm 2013, tăng thêm



424 người, gấp 04 lần so với số nhân sự tăng thêm trong năm 2012. Trong đó các


nhân sự bộ phận hỗ trợ tại Hội sở chiểm 30% số lượng nhân sự tăng thêm trong


năm. Trong tháng 5/2013, Phòng đào tạo Ngân hàng TPB có thực hiện một cuộc


khảo sát nhỏ để xác định tỷ lệ nghỉ việc của các Nhân viên mới do BTC đào tạo.


Kết quả cho thấy tỷ lệ nghỉ việc của các vị trí Chuyên viên KHDN và Chuyên viên


KHCN khoảng 90%- một tỷ lệ khá cao trên tồn hệ thống. Tỷ lệ gắn bó với TPB


lâu nhất thuộc nhóm Giao dịch viên mới. Sau gần 01 năm tỷ lệ nghỉ việc của Giao


dịch viên rất thấp. Trưởng phòng - Phòng đào tạo Ngân hàng TPB đánh giá tỷ lệ


nghỉ việc này so với các chương trình TPB tự đào tạo là khơng chênh lệch nhiều.


- Do chính sách của TPB không tuyển dụng bằng cao đẳng nên các nhân viên mới


của TPB chủ yếu có trình độ từ đại học trở lên. Với các vị trí giao dịch viên nhân


sự 100% là nữ do yêu cầu về ngoại hình và tiếp xuc với khách hàng thường


xuyên. Các giao dịch viên tại các Ngân hàng Việt Nam cũng chủ yếu là nữ giới


vì tính chất cơng việc khơng phức tạp nhưng yêu cầu ngoại hình cao và khả năng


giao tiếp và tính kiên nhẫn cao. Với các vị trí chuyên viên khách hàng Doanh



nghiệp và chuyên viên khách hàng cá nhân thì tỷ lệ nam-nữ là 70%-30% để đảm


bảo hoạt động của đơn vị được ổn định và liên tục. Sở dĩ có tỷ lệ này vì cơng


việc liên quan đến kinh doanh yêu cầu áp lực công việc lớn và thường xuyên


phải di chuyển, yêu cầu kinh doanh liên tục nên nếu cơ cấu nữ giới quá cao thì


đơn vị kinh doanh không đủ nhân sự hỗ trợ khi các nhân sự nữ nghỉ thai sản và


các chế độ khác. Các chuyên viên khách hàng cá nhân, Chuyên viên Khách hàng


Doanh nghiệp là các nhân viên từ các tổ chức tín dụng uy tín khác như


Techcombank, VPBank, Sacombank…


<b>3.4 Thực trạng công tác đào tạo nhân viên mới tại Ngân hàng </b>



<i><b>3.4.1 Thực trạng công tác xác định nhu cầu , mục tiêu đào tạo </b></i>



Mục tiêu của chương trình đào tạo nhân viên mới được xây dựng dựa trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

đào tạo nguồn nhân lực nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên


thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong


phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Tùy vào đối tượng nhân


viên, TPB xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể. Với nhân viên mới: mục tiêu đào tạo



của TPB là giúp nhân viên mới hội nhập môi trường làm việc, hiểu mục tiêu hoạt


động, cơ cấu tổ chức, quy trình quản lý tại TPB, nắm vững các kỹ năng về giao tiếp,


ứng xử tại công sở và tâm lý hội nhập, nắm vững các tiêu chuẩn trong phục vụ


khách hàng, nắm vững mô tả công việc, chức năng nhiệm vụ đối với chức danh mà


mình trúng tuyển sau đó sẽ đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết


để làm việc.


Trên cơ sở mục tiêu đào tạo trong năm, TPB xây dựng mục tiêu cho các


chương trình đào tạo. Các mục tiêu đề ra đã có liên quan đến công việc của nhân


viên, có thể thực hiện được tuy nhiên các mục tiêu đào tạo mới chỉ mang tính chất


định tính, khó định lượng.


Ví dụ như mục tiêu của chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn tài chính cá


nhân là cho chuyên viên khách hàng cá nhân: sau khi hồn thành khóa học học viên


sẽ hiểu rõ các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình, nắm vững các quy định về


khách hàng, bảo đảm tiền vay, hiểu rõ phương pháp lập tờ trình cơ bản, hiểu biết


các sản phẩm khách hàng cá nhân, có được các kỹ năng gọi điện thoại, giao tiếp,



phỏng vấn và phục vụ khách hàng. Như vậy, các mục tiêu đưa ra mới chỉ mang tính


chất định tính, khơng đo lường được.


Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Tiên
Phong đã xác định được tầm quan trọng của công tác đào tạo - phát triển cán bộ và
chú trọng đến vấn đề xây dựng kế hoạch đào tạo hằng năm, song thực tế việc xác
định nhu cầu đào tạo tại TPB lại chưa được thực hiện một cách bài bản và mang
tính tổng thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>Bảng 3.6: Quy mô đào tạo theo các chỉ tiêu của toàn hàng </b>


<i>(bao gồm cả nhân viên mới và nhân viên cũ) </i>


<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 </b>


1 Đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng 402 875 476


2 Đào tạo nghiệp vụ quản lý, lãnh đạo 5 107 155


3 ĐT về ngăn ngừa rủi ro 467 199 182


4 Tổng lao động được đào tạo 874 1181 813


<i>(Nguồn: Báo cáo Phòng đào tạo 2012-2014) </i>


<b>Biểu đồ 3.4: Quy mơ đào tạo qua các chỉ tiêu của tồn hàng </b>


<i>(bao gồm cả nhân viên mới và nhân viên cũ) </i>



<i>(Nguồn: Báo cáo Phòng đào tạo 2012-2014) </i>


Mục tiêu đào tạo cho nhân viên mới tại TPB được xác định rõ như sau:


- Đối với các khóa đào tạo Hội nhập cho nhân viên mới: cần giúp học viên


hiểu được Tổng quan về Ngân hàng TPB bao gồm các nội dung chính: Cơ


cấu tổ chức, Nội quy và các chính sách nhân sự, Hệ thống Cơng nghệ thơng


tin, Các hoạt động phịng ngừa rủi ro và các kỹ năng chính như kỹ năng bán


hàng, Kỹ năng thuyết trình và kỹ năng giao tiếp với khách hàng tại quầy…


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

STT Vị trí của nhân viên Kỹ năng cụ thể, trình độ kỹ năng cần có được sau đào tạo
1 Giao dịch viên - Hiểu được các sản phẩm KHCN, Corebanking, Nghiệp


vụ an toàn kho quỹ, Kỹ năng bán hàng tại quầy.
- Kỹ năng xử lý khiếu nại và chăm sóc khách hàng.
- Nhận biết và kiểm định vàng, nhận biết tiền giả
- Có khả năng áp dụng nội dung đào tạo vào cơng việc


tại Đơn vị sau khóa đào tạo


2 Chuyên viên KHCN - Hiểu được các sản phẩm KHCN, Corebanking, Quy
trình thẩm định tín dụng với KHCN.


- Kỹ năng thuyết trình và bán hàng, kỹ năng soạn thảo
văn bản.



- Phương pháp nhận biết chữ ký, hình dấu, tài liệu
chứng từ giả mạo.


- Cách tính chính sách lương kinh doanh


- Có khả năng áp dụng nội dung đào tạo vào cơng việc
tại Đơn vị sau khóa đào tạo


3 Chuyên viên KHDN - Hiểu được các sản phẩm KHDN, Corebanking, Sản
phẩm tài trợ thương mại, Quy trình thẩm định tín
dụng với KHDN


- Kỹ năng thuyết trình và bán hàng, kỹ năng soạn thảo
văn bản.


- Phương pháp nhận biết chữ ký, hình dấu, tài liệu
chứng từ giả mạo.


- Cách tính chính sách lương kinh doanh và các dự án
đầu tư lớn.


- Có khả năng áp dụng nội dung đào tạo vào cơng việc
tại Đơn vị sau khóa đào tạo


- Số lượng và cơ cấu học viên: Số lượng học viên tối đa 30 học viên/ 1 lớp để


đảm bảo chất lượng bài giảng. Các học viên tham gia trong một lớp khơng có


q nhiều sự chênh lệch về năng lực và đều chưa nắm rõ với vấn đề được



đào tạo trong lớp.


- Thời gian đào tạo cho các kỹ năng: Tùy theo chương trình đào tạo nhưng tối


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

- Hiệu quả đào tạo: Chất lượng học viên sau khóa đào tạo cao hơn trước đào


tạo và có khả năng áp dụng các kiến thức được học vào thực tế.


- Chi phí cho đào tạo: khơng có hoạt động lãng phí, mức chi phí đủ để phục vụ các


công cụ hỗ trợ cho giảng viên và chi phí ăn nhẹ cho học viên giữa giờ đào tạo.


<i><b>3.4.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch đào tạo </b></i>



Tại TPB, trung tâm đào tạo sẽ phối hợp với trưởng đơn vị lập kế hoạch và


ngân sách đào tạo hàng năm, thông qua Giám đốc khối quản trị nguồn nhân lực và


trình Tổng giám đốc phê duyệt.


Kế hoạch đào tạo hàng năm của TPB được lập chủ yếu dựa vào nhu cầu đào


tạo hàng năm tại các đơn vị. TPB xác định nhu cầu đào tạo trên cơ sở đánh giá năng


lực của nhân viên, xác định nhu cầu đào tạo của các đơn vị từ đó tổng hợp nhu cầu


đào tạo của TPB. Cụ thể:


+ Số lượng chi nhánh và Phòng giao dịch dự kiến sẽ mở trong năm tới.



+ Đánh giá năng lực của nhân viên hiện tại: dựa vào tiêu chuẩn năng lực thiết


yếu của chức danh với các vị trí, trưởng đơn vị tổ chức cho nhân viên tự so sánh với


năng lực của nhân viên để đưa ra nhu cầu đào tạo của nhân viên hiện tại.


+ Xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị, kênh phân phối: Trưởng đơn vị căn


cứ vào kế hoạch phát triển cá nhân của nhân viên, công việc của đơn vị để xây dựng


nhu cầu đào tạo của đơn vị. Riêng đối với các vị trí chủ chốt và nhân sự kế thừa các


vị trí này, hội đồng quản trị, hội đồng nhân sự, ban tổng giám đốc, khối quản trị


nhân lực sẽ xác định nhu cầu đào tạo cụ thể.


+ Tổng hợp nhu cầu đào tạo của TPB: trung tâm đào tạo tổng hợp nhu cầu


đào tạo của TPB trong năm dựa vào yêu cầu đào tạo của hội đồng quản trị, hội đồng


nhân sự, ban Tổng giám đốc; nhu cầu đào tạo của tất cả các đơn vị trong năm và


nhu cầu đào tạo phục vụ cho chiến lược và kế hoạch kinh doanh của TPB.


Nhu cầu đào tạo của TPB được xây dựng dựa trên chiến lược và kế hoạch


kinh doanh của TPB. Tuy nhiên, để xác định nhu cầu đào tạo phù hợp với chiến


lược và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng không phải là việc dễ do trong năm



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

nhân viên mới tuyển dụng, điều chuyển có các kinh nghiệm khác nhau. Nhìn chung,


việc xác định nhu cầu đào tạo của TPB còn sơ sài, dựa trên những đánh giá cá nhân,


chưa sát với chiến lược kinh doanh của ngân hàng dẫn đến tình trạng xác định nhu


cầu đào tạo không phù hợp, chỗ thừa, chỗ thiếu, chậm trễ so với các đối thủ cạnh


tranh khi có sản phẩm mới.


Kế hoạch đào tạo hàng năm của TPB bao gồm: nội dung sẽ tiến hành đào


tạo, số lượng đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, số khóa học, kinh phí đào


tạo dự kiến, số lớp đào tạo e-learning.


Kế hoạch chi phí được lập kế hoạch trên cơ sở chi phí đào tạo của năm trước đó


và số lượng học viên dự định đào tạo trong kế hoạch cũng như thời lượng đào tạo.


Việc lập kế hoạch đào tạo này cịn chưa được thực hiện phù hợp vì các đơn vị hội


sở và Đơn vị kinh doanh đang không dự tính trước được số lượng nhân sự tuyển dụng,


số lượng nhân sự điều chuyển trong kỳ. Vì vậy phát sinh nhiều trường hợp đến khi nhu


cầu phát sinh các đơn vị mới gửi yêu cầu đào tạo lên Phòng đào tạo để tổ chức lớp học.


Một số điểm khác biệt về việc lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên mới so với



việc lập kế hoạch đào tạo chung của toàn Ngân hàng:


- Kế hoạch đào tạo cho Nhân viên mới được xây dựng hàng tháng và hàng


quý. Theo đó tất cả các nhân viên mới được tuyển dụng sẽ được tham gia


lớp đào tạo Hội nhập trong tháng. Với các lớp đào tạo hội nhập này thì sẽ


khơng có sự phân biệt các chức danh theo cơng việc.


- Với các nhân viên mới đảm trách công việc của Nhân viên Khách hàng


doanh nghiệp, Khách hàng cá nhân, Giao dịch viên sẽ được đào tạo theo


bảng Phân tích cơng việc và bảng đánh giá năng lực cá nhân của nhân


viên mới. Theo đó, với các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc mà


nhân viên còn thiếu sẽ được đưa vào kế hoạch đào tạo.


<i><b>3.4.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo </b></i>



Đối tượng nhân viên được đào tạo bao gồm toàn bộ các nhân viên mới đã ký


hợp đồng lao động với ngân hàng, có nguyện vọng làm việc tại TPB, có nhu cầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Hiện tại Phòng đào tạo Ngân hàng Tiên Phong lựa chọn đối tượng đào tạo dựa trên


một số chỉ tiêu sau:



- Đã ký hợp đồng chính thức với Ngân hàng


- Là những người có phẩm chất đạo đức và năng lực đào tạo theo quy định.


- Khóa đào tạo đáp ứng nhu cầu của bản thân người học và mục tiêu chung


của Ngân hàng đối với nhóm nhân viên mới.


- Người hoc thực sự có nhu cầu đào tạo và tính chất công việc cần phải đào


tạo để bổ sung kiến thức, kỹ năng.


Ngoài ra đối tượng đào tạo của các lớp đào tạo Nhân viên mới (Fresher)


cũng bao gồm cả các nhân viên chưa ký hợp đồng với Ngân hàng, hiện nằm trong


chương trình hợp tác của Viện nhân lực Ngân hàng tài chính (BTC) và TPB. Sau


khi các ứng viên này đã được học các khóa học cơ bản của BTC và đạt được các


điểm tiêu chuẩn của BTC, các ứng viên này sẽ được TPB đào tạo các nội dung cơ


bản tương ứng với từng vị trí ứng tuyển trong tương lai: Chuyên viên Khách hàng


doanh nghiệp, chuyên viên Khách hàng cá nhân, Giao dịch viên.


Khâu xác định nhu cầu đào tạo của Công ty chưa thực sự tốt. Như đã nêu trên,


việc xác định chất lượng và trình độ của các cán bộ nhân viên khơng thật chính xác.



Từ đó dẫn đến việc xác định không đúng đối tượng đào tạo. Việc cử các nhân viên


đi học còn ồ ạt, chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của công việc. Rất nhiều các đơn


vị không xác định thời điểm đào tạo mà tuỳ thuộc vào cấp trên, điều này khơng tốt


vì các đơn vị có cơng việc riêng của mình, nếu họ khơng xác định thời điểm đào tạo


thì rất dễ dẫn đến tình trạng nhân viên được cử đi học trong khi công việc đang rất


bận rộn.


Vẫn cịn tình trạng nhân viên có tên trong danh sách đào tạo nhưng thực tế lại


khơng tham gia học tập. Đây là tình trạng khơng ít vì theo các cán bộ quản lý đào


tạo của Cơng ty thì trên thực tế các nhân viên không hề thiếu các kiến thức được


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

tham gia các khoá học chỉ là để kiếm được các chứng chỉ, bằng cấp để chuẩn hóa


theo chức danh mà họ đang cần.


Tuy đã cố gắng hỗ trợ cho các nhân viên học tập, song việc đào tạo lại tốn rất


nhiều thời gian và tiền bạc (các loại chi phí) do đó gây khó khăn cho người lao động


tham gia vào q trình học tập. Ngồi các chi phí được hỗ trợ, việc học tập cịn tốn


rất nhiều chi phí trong đó có chi phí cơ hội, nên người lao động ln băn khoăn



trong việc xác định có nên đi học không. Một vấn đề lớn nữa là Cơng tác khảo sát


nhu cầu trước khóa đào tạo thực hiện chưa tốt nên chưa đánh giá được chất lượng


của học viên chính xác. Vì vậy việc chất lượng các học viên trong một lớp không


đồng đều nhau gây khó khăn cho việc xây dựng chương trình đào tạo và làm giảm


sức hứng thú cho học viên trong q trình đào tạo.


Cuối cùng, có một số nhân viên sau khi được đào tạo, năng lực được nâng lên


sau đó đã chuyển khỏi Công ty. Đây là thực tế không nhiều nhưng cũng gây lãng


phí cho quỹ đào tạo.


<b>Bảng 3.7: Tổng hợp số lượt cán bộ đào tạo toàn hàng qua các năm</b>


Chỉ tiêu Năm


2012


Năm
2013


Tỷ lệ tăng/
giảm so với


năm trước



Năm
2014


Tỷ lệ tăng/
giảm so với


năm trước


Số lượng khóa đào tạo,


tập huấn, hội thảo


trong năm


79 109 38% 167 53%


Số lớp đào tạo 124 169 36% 219 30%


Số lượt cán bộ đào tạo 2,685 3,389 26% 6,512 92%


<i>(Nguồn: Báo cáo Phòng đào tạo 2012-2014) </i>


Hiện tại Phòng đào tạo không ghi nhận riêng số lượt đào tạo cán bộ nhân


viên mới mà chỉ ghi nhận số lượt cán bộ đào tạo toàn hàng. Theo nội dung phỏng


vấn chị Lan - Trưởng phịng đào tạo thì số lượt đào tạo cho nhân viên mới trong các


năm 2013 và 2014 chiếm khoảng 20% tổng số lượt đào tạo của toàn hàng.



Qua số liệu thu thập về số lượt người được đào tạo, tác giả luận văn có rút ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

- Qua từng năm thì tổng số lượt người được đào tạo có xu hướng tăng và tốc


độ tăng trong năm 2014 so với năm 2013 là lớn nhất (92%). Số lượt cán bộ đào tạo


tăng nhanh vì nhu cầu chuẩn hóa chức danh của các vị trí.


- Số lượng tham gia hội thảo tăng nhẹ qua các năm, thay đổi từ 38% năm


2013 lên 53% năm 2014 vì nhu cầu tham gia các hội thảo về kinh doanh, quản trị


rủi ro tăng nhanh ở các vị trí đào tạo.


<i><b>3.4.4 Xây dựng nội dung chương trình đào tạo </b></i>



Các chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở chiến lược kinh doanh,


mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn của Ngân hàng kết hợp với tiến trình nghề nghiệp


của nhân viên. Các chương trình đào tạo tương ứng với từng chức danh như sau:


- Chương trình đào tạo của Chuyên viên Khách hàng doanh nghiệp.


- Chương trình đào tạo của Chuyên viên Khách hàng cá nhân.


- Chương trình đào tạo của Giao dịch viên.


Trong năm 2013, TPB đã xây dựng 07 chương trình bao gồm các chương



trình đào tạo hội nhập và tuân thủ, đào tạo chun mơn nghiệp vụ, chương trình


kỹ năng và chương trình đào tạo công nghệ Flecube. Trong đó chương trình


chun mơn được chia thành đào tạo nghiệp vụ cho những đối tượng thuộc


KHCN, KHDN và chức danh vận hành. Nội dung chương trình nhằm trang bị


các kiến thức về chuyên môn cần thiết cho những chức danh này để đáp ứng yêu


cầu của cơng việc. Ví dụ nội dung chương trình đào tạo nghiệp vụ tín dụng


KHCN dành cho nhân viên có chức danh thuộc khối KHCN quản lý như nhân


viên tư vấn tài chính cá nhân, nhân viên phân tích tín dụng cá nhân, chuyên viên


tư vấn tài chính cá nhân, chuyên viên phân tích tín dụng cá nhân, trưởng bộ phận


KHCN, trưởng đơn vị. Chương trình này đào tạo nhân viên các sản phẩm của


KHCN bao gồm tín dụng, huy động, thẻ; hướng dẫn thu thập thông tin khách


hàng; thẩm định/phân tích phương pháp sử dụng vốn, thẩm định/phân tích nguồn


thu nhập trả nợ; hướng dẫn trình bày các mẫu tờ trình thẩm định tín dụng KHCN,


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Chương trình kỹ năng bao gồm nhận biết tiền thật, tiền giả, vàng thật,


vàng giả cho nhân viên giao dịch viên, nhân viên quỹ nhằm giảm thiểu rủi ro cho



ngân hàng. Chương trình đào tạo kỹ năng bán hàng, phục vụ khách hàng và kinh


doanh đã góp phần trang bị cho nhân viên và lãnh đạo TPB những kỹ năng cần


thiết trong kinh doanh để chăm sóc khách hàng, giữ chân khách hàng và phát


triển khách hàng của TPB. Với chương trình này, sau khóa học học viên sẽ có


thể phân biệt về chuyển đổi từ phong cách bán hàng truyền thống sang bán hàng


tư vấn chú trọng vào khách hàng, nắm vững các quy tắc vàng trong bán hàng,


hiểu và vận dụng các kỹ năng bán hàng hiệu quả, nắm rõ quy trình bán hàng và


vận dụng các kỹ năng trong từng giai đoạn bán hàng khác nhau. Ví dụ như quy


trình bán hàng bao gồm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thiết lập cuộc hẹn, tạo


thiện cảm & phát hiện nhu cầu, trình bày giải pháp & thuyết phục KH, phỏng


vấn khách hàng, kết thúc bán hàng và cuối cùng là chăm sóc khách hàng.


Theo kết quả Điều tra thực tế bằng cách phát phiếu điều tra dưới dạng câu hỏi


<b>cho 56 người bao gồm 16 Giám đốc đơn vị kinh doanh và 40 Chuyên viên KHDN, </b>


Chuyên viên KHCN và Giao dịch viên, kết quả đánh giá giảng viên như sau:


<b>Biểu đồ 3.5: Đánh giá về nội dung chương trình đào tạo nhân viên mới </b>



<b>của cán bộ quản lý </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<b>Biểu đồ 3.6: Đánh giá về nội dung chương trình đào tạo nhân viên mới </b>


<b> của cán bộ nhân viên </b>


<i>(Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tuyến của tác giả) </i>


Qua kết quả khảo sát trên thì vẫn có khoảng 16% các nhân viên mới tham gia


đào trực tiếp đánh giá nội dung chương trình chưa phù hợp hoặc ít liên quan tới các


cơng việc họ sắp làm. Theo đó các ý kiến đóng góp của các học viên và các Giám


đốc đơn vị kinh doanh thì cần tăng cường các nội dung đào tạo thực hành gắn liền


với thực tế như đào tạo các kỹ năng tư vấn, nói chuyện với khách hàng và các kỹ


năng mềm khác. Các Giám đốc đơn vị kinh doanh đề xuất có các hồ sơ khách hàng


thực tế để Chuyên viên khách hàng thực hành ngay trên lớp.


<i><b>3.4.5 Lựa chọn phương pháp đào tạo </b></i>



<b>Lựa chọn phương pháp đào tạo: Các phương pháp đào tạo của TPB gồm </b>


có: đào tạo tập trung tại lớp, đào tạo tại chỗ, luân chuyển công việc, huấn luyện kèm


cặp, đào tạo trực tuyến và đào tạo bên ngoài.



Đào tạo tập trung tại lớp: TPB tổ chức học tại lớp, có điểm danh, cuối khóa


có kiểm tra và thông báo kết quả cho các học viên. Trung tâm đào tạo có


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

TPB. Tất cả nhân viên khi ký hợp đồng chính thức với TPB đều được cử đi


đào tạo tại trung tâm đào tạo của TPB. Tại trung tâm đào tạo, tùy vào nội


dung cần phải truyền đạt đến nhân viên, giảng viên sử dụng nhiều phương


pháp giảng dạy như trình bày, thảo luận nhóm, động não, diễn tập, các hoạt


động huấn luyện, bài tập tình huống, thực hành trên máy tính.


Đào tạo tại chỗ, huấn luyện, kèm cặp: do các đơn vị của TPB tự thực hiện


nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của nhân viên đơn vị, đáp ứng mục tiêu và


yêu cầu công việc của đơn vị. Đối tượng được đào tạo tại chỗ: nhân viên tại


một chức danh mà TPB chưa có khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên biệt cho


chức danh đó, nhân viên tân tuyển chưa tham gia khóa học đào tạo tập trung


nào, nhân viên đã qua đào tạo tại trung tâm đào tạo nhưng cần được trang bị


thêm kỹ năng, kèm cặp giải quyết các tình huống thực tế nhằm bảo đảm thực


hiện công việc một cách thành thạo, nhân viên được quy hoạch là nhân sự kế



thừa hoặc sẽ luân chuyển cho một vị trí cơng việc đã được hoạch định, nhân


viên muốn được học hỏi các nghiệp vụ khác. Đây là hình thức đào tạo khá


phổ biến tại TPB hiện nay. Với hình thức đào tạo này, TPB tiết kiệm được


chi phí đào tạo, nhân viên có thể nắm bắt nhanh chóng các vấn đề thực tế.


Tuy nhiên, cũng khơng tránh khỏi tình trạng chất lượng đào tạo không cao do


đào tạo không bài bản, người hướng dẫn và đào tạo trực tiếp khơng có khả


năng truyền đạt kiến thức dẫn đến hiệu quả không như mong muốn.


Hiện tại TPB thành lập các dự án đào tạo PSP trong đó có tuyển chọn 01 nhóm


có kỹ năng bán tốt nhất trong tháng hoặc quý, hoặc có kinh nghiệm về sản phẩm để đến


từng khu vực hoặc chi nhánh chia sẻ kinh nghiệm. Nằm trong ba đột phá của Ngôi nhà


TPB 2014, Dự án PSP được xác định là chương trình mũi nhọn của Đột phá trong Đào


tạo và phát huy năng lực cá nhân, đặc biệt là các cán bộ tín dụng mới (bao gồm cả


Chuyên viên KHCN và chuyên viên KHDN). Dự án nhằm đào tạo và phát triển cán bộ


kinh doanh của Ngân hàng thành những cán bộ bán hàng với Nghiệp vụ tinh thông -


Kỹ năng thành thục - Hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.



Điểm khác biệt của dự án so với mơ hình đào tạo truyền thống chính là đào tạo


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

tham gia vào quá trình bán hàng thực tế, là các tấm gương thành cơng, năng động nhiệt


tình và có tư duy cầu tiến. Đây được xem là giá trị cốt lõi của đội ngũ SWAT. Trở


thành SWAT, tham gia vai trò Huấn luyện kèm cặp tại đơn vị nên các SWAT cần trải


qua các kỳ huấn luyện và sát hạch nghiêm ngặt để đảm bảo được trang bị hoàn thiện


các kiến thức về nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, kỹ năng kèm cặp/ huấn luyện cần thiết.


Tuyển chọn và lập đội trong tháng 5,6/2014, các học viên SWAT trải qua 40 ngày học


liên tiếp với tổng số 157 giờ học, 07 modules đào tạo dưới sự hướng dẫn, kiểm soát của


Giảng viên nội bộ là Lãnh đạo các Khối và các đơn vị nghiệp vụ.


Mơ hình của dự án gồm 03 giai đoạn:


Giai đoạn 1: Đào tạo SWAT: Các SWAT được đào tạo về các mảng: (1) Sản


phẩm, (2) Kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, (3) Hình ảnh, tác phong, (4) Kỹ năng


kèm cặp, huấn luyện.


Giai đoạn 2: Huấn luyện Coaching: Các SWAT trao đổi, thảo luận trực tiếp


chuyên sâu về các nội dung: (1) Kỹ năng bán hàng, (2) Bộ tiêu chuẩn Cán bộ bán hàng,



(3) Chương trình tháng làm việc tại chi nhánh, (4) Kỹ năng kèm cặp/ huấn luyện.


Giai đoạn 3: Kèm cặp, huấn luyện tại đơn vị.


SWAT về chi nhánh kèm cặp, huấn luyện, cán bộ kinh doanh tại chỗ với các


nội dung hoạt động chính sau: (1) Tác phong, hình ảnh, (2) Bán hàng, quản lý bán


hàng, (3) Xử lý hồ sơ, (4) Thảo luận chuyên đề.


Trải qua các kỳ đánh giá, với số lượng các SWAT đào tạo ban đầu là 41 SWAT,


23 thành viên SWAT đã chính thức được Tổng Giám đốc trao “Chứng nhận Đội đặc


nhiệm TPB-TPB SWAT” sẵn sàng được phân công về huấn luyện kèm cặp tại đơn


vị kinh doanh. Tại đây, đội dự án ban gồm 03 thành viên: SWAT RB, SWAT CB,


SWAT S&D sẽ thực hiện đào tạo hỗ trợ dưới sự trợ giúp của các đầu mối được đề


cử từ các Đơn vị nghiệp vụ bao gồm: Định giá Tài sản bảo đảm, Thẩm định tín


dụng, Hỗ trợ tín dụng, Kiểm tra giám sát sau cho vay. Trong quá trình triển khai, dự


án cũng lập các nhóm email hỗ trợ để các thành viên dự án thảo luận và thúc đẩy


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

Hình ảnh tác phong của các cán bộ kinh doanh đều có sự thay đổi rõ rệt. Các


cán bộ kinh doanh đều nghiêm túc chấp hành Bộ tiêu chuẩn chất lượng dành cho



cán bộ bán hàng, đều đặn thực hiện các công việc như họp hội ý đầu giờ, nhập phễu


bán hàng một cách khoa học và hiệu quả. Qua 04 tuần triển khai thử nghiệm tại chi


nhánh, việc trao đổi, huấn luyện, đào tạo của các SWAT với cán bộ kinh doanh và


giữa các SWAT với nhau đã được xúc tiến mạnh mẽ. Ba chi nhánh Phạm Hùng,


Tân Bình, Gia Định đã tổ chức 12 buổi sinh hoạt chuyên đề vào sáng thứ 7 hàng


tuần, với sự tham gia của Cán bộ Hội sở và Cán bộ tại Chi nhánh, với đa dạng các


nội dung từ Hỗ trợ tín dụng, Định giá Tài sản bảo đảm, Tái thẩm định, Kiểm soát


sau vay. Tuy nhiên không chỉ đợi đến cuối tuần, các SWAT đã chủ động xây dựng


14 modules đào tạo/ huấn luyện ngắn trong ngày. Đó là cơ hội để các bạn chuyên


viên KHCN và KHDN chia sẻ, trao đổi phương án giải quyết khó khăn với những


vấn đề phát sinh ngay trong quá trình làm việc.


Luân chuyển cơng việc: là hình thức đào tạo để tạo điều kiện cho nhân viên


học tập và thực hành các cơng việc khác nhau, để nhân viên này có thể đảm


nhiệm công việc của nhân viên khác khi cần thiết theo yêu cầu của TPB hoặc


giúp nhân viên trang bị kiến thức trước khi đảm nhận những cơng việc có



trách nhiệm cao hơn. Việc ln chuyển cơng việc giúp nhân viên có thể học


hỏi được nhiều nghiệp vụ hơn. Nhân viên dịch vụ khách hàng tiền vay có thể


luân chuyển sang nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên giao dịch có thể


luân chuyển sang nhân viên kế toán, kiểm soát viên của đơn vị này luân


chuyển với kiểm soát viên của đơn vị khác có nhiều nghiệp vụ hơn…Tại


TPB, phương pháp luân chuyển cơng việc có được thực hiện nhưng không


thường xuyên, chủ yếu ở cấp kiểm soát trở lên hoặc giữa các nhân viên


nghiệp vụ tại một đơn vị.


Đào tạo trực tuyến (E-learning): là hình thức học qua mạng máy tính nội bộ


của ngân hàng. Hiện nay, TPB đang trong quá trình xây dựng các chương trình đào


tạo trực tuyến theo các nội dung đặt hàng của các Khối hội sở đang đẩy mạnh hoạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

phù hợp với mỗi đối tượng. Ví dụ như Giao dịch viên có các khóa đào tạo online về


An toàn kho quỹ, Thao tác trên hệ thống ngân hàng lõi FCC, Chuyên viên Khách


hàng cá nhân và doanh nghiệp có các khóa đào tạo về Sản phẩm cá nhân và doanh


nghiệp, Kỹ năng bán, … Tuy nhiên, chất lượng học tập chưa cao do thời gian học



e-learning từ 8h đến 19h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần – trong giờ làm việc, nhân viên


TPB vừa phải hồn thành cơng việc trong ngày của mình vừa học trên e-learning


nên không tránh khỏi việc học bị gián đoạn. Chất lượng khóa học cũng phụ thuộc


phần lớn vào ý thức của mỗi học viên, chất lượng công nghệ thơng tin. Ngồi ra,


với phương pháp học e-learning, nhân viên có thể chủ động bố trí thời gian học tập


cho phù hợp với kế hoạch của cá nhân nhưng thiếu sự trao đổi trực tiếp giữa học


viên và giáo viên. Mặc dù TPB đã xây dựng một mục trao đổi trên chương trình


e-learning, tuy nhiên mục này hiện chưa thu hút được đông đảo nhân viên TPB quan


tâm. Số lượt học trong các năm qua tăng liên tục cho thấy TPB rất chú trọng đến


công tác đào tạo cho nhân viên, trang bị cho nhân viên các kiến thức kỹ năng,


chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ công việc, nâng cao hiệu quả làm việc. TPB đã


kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp đào tạo bên trong và bên ngoài doanh


nghiệp thông qua việc kết hợp đào tạo với BTC. Mặc dù phương pháp đào tạo tập


trung tại trung tâm đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng đã giảm dần qua các năm và


TPB chú trọng phát triển đào tạo bằng phương pháp e-learning. Năm 2012, TPB đã tổ



chức thành công 4 lớp e-learning đáp ứng được 200 lượt học. Năm 2013, TPB đã tổ


chức được 12 lớp và đào tạo thành công 600 lượt học cho cán bộ nhân viên. Thông


qua việc đào tạo trực tuyến thông qua hệ thống e-learning đã giúp TPB tiết kiệm được


chi phí tổ chức lớp học, chi phí sinh hoạt cho nhân viên do học viên có thể tự học tại


đơn vị và số lượng học viên được đào tạo trong một khóa học là rất lớn.


Đào tạo bên ngoài: TPB cử nhân viên tham dự khóa học tại các trường đại


học trong và ngoài nước hoặc đào tạo thông qua các hội nghị, hội thảo.


Trong năm 2012, TPB đã liên kết với đại học kinh tế và ngân hàng TP HCM


để đào tạo về thẩm định dự án đầu tư, phân tích tài chính doanh nghiệp cho


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

lý tại đơn vị. TPB cũng liên kết với phân viện khoa học hình sự tại HCM để


tổ chức khóa học cho nhân viên TPB về nhận dạng giấy tờ, chữ ký, khuôn


mặt, vân tay để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Đối với những nhân sự kế


thừa, TPB cử đến các trường đại học để học nâng cao trình độ.


<i><b>3.4.6 Chi phí đào tạo </b></i>



<b>Bảng 3.8: Chi phí đào tạo </b>



<i><b>(Đơn vị: VND) </b></i>


<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Năm 2012 </b> <b>Năm 2013 </b>


<b>Tỷ lệ </b>
<b>tăng/ </b>
<b>giảm </b>
<b>so với </b>
<b>năm </b>
<b>trước </b>
<b>Năm 2014 </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>tăng/ </b>
<b>giảm </b>
<b>so với </b>
<b>năm </b>
<b>trước </b>


1 Tổng chi phí ĐT/năm 1,059,800,000 1,514,000,000 43% 1,593,000,000 5%
2 Số lượt ĐT toàn hàng 2,685 3,389 26% 6,512 92%


3


Chi phí đào tạo cho


nhân viên mới 200,000,000 250,000,000 25% 300,000,000 20%


4


Số lượng nhân viên



toàn hàng <b>831 </b> <b>1183 </b> 42% <b>1329 </b> 12%


5


Chi phí đào tạo cho
một nhân viên
trong một năm


1,275,331 1,279,797 0.4% 1,198,646 -6%


<i>(Nguồn: Báo cáo của Phòng đào tạo Ngân hàng TPB) </i>


Theo con số thống kê của Phòng đào tạo qua các năm, ta có thể thấy chi phí


đào tạo qua các năm rất thấp. Chi phí năm 2012 ở mức khoảng 1 tỷ đồng. Đến


năm 2013 có sự tăng trưởng khoảng 43% đạt 1.5 tỷ. Đến năm 2014 có một sự tăng


nhẹ (5%) so với năm 2013, đạt mức 1.6 tỷ. Mức chi phí đào tạo cho một nhân viên


trong một năm rất thấp, chỉ dao động trong khoảng 1.1 tr/1 người đến 1.2 tr/1


người. Theo con số thống kê từ phịng đào tạo thì chi phí đào tạo cho một người


hiện tại chỉ chiểm 1% tổng chi phí hoạt động bình qn đầu người của tồn hàng


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Hiện tại ở TPB việc tính tốn chi phí đào tạo vẫn cịn nhiều bất cập:


- Mặc dù quy định về Ngân sách đào tạo bao gồm cả Chi phí cơng tác phí



cho nhân viên và giảng viên, Chi phí tổ chức lớp học nhưng hiện tại Phòng đào tạo


mới ghi nhận được chi phí tổ chức lớp học và chi phí cho giảng viên. Chi phí cơng


tác phí phát sinh trong quá trình đào tạo được phân bổ về từng Khối/ chi nhánh và


bị tính lẫn trong các chi phí cơng tác khác. Vì vậy phịng đào tạo khơng thể tính


tốn được Chi phí đào tạo thực tế cho đến thời điểm hiện tại.


Phòng đào tạo Khối Quản trị nguồn nhân lực của TPB có trách nhiệm dự


tốn chi phí đào tạo cho các nhân viên mới tồn hệ thống TPB. Phịng đào tạo


hướng dẫn các đơn vị dự trù ngân sách tài trợ đào tạo tại đơn vị vào đầu năm theo


nhu cầu tuyển dụng dự kiến của đơn vị trong năm. Ngân sách đào tạo cho nhân viên


mới sẽ nằm trong Tổng Ngân sách đào tạo của từng đơn vị trong cả năm.


Ngân sách tài trợ đào tạo được Tổng giám đốc xem xét và trình Chủ tịch hội


đồng nhân sự và lương thưởng phê duyệt. Các trường hợp phát sinh nhu cầu tài trợ


đào tạo ngoài kế hoạch hoặc khi đã kết thúc ngân sách tài trợ đào tạo, sẽ được xem


xét thực hiện vào năm sau trừ khi có sự phê duyệt của Chủ tịch hội đồng nhân sự và


lương thưởng.



 Đối với các lớp học tập trung tại trung tâm đào tạo của TPB, chi phí đào


tạo bao gồm:


+ Chi phí cơng tác phí cho nhân viên và giảng viên.


Cơng tác phí cho giảng viên và nhân viên bao gồm chi phí đi lại, lưu trú, tiền


cơng tác phí.


Chi phí đi lại bao gồm: chi vé xe, vé tàu, vé máy bay 2 chiều cho nhân viên tham


gia khóa học đối với những nhân viên đi đào tạo tại nơi khác tỉnh, địa bàn làm việc.


Chi phí lưu trú: trung tâm đào tạo sẽ sắp xếp cho học viên hoặc học viên tự


sắp xếp và thanh tốn sau.


Cơng tác phí được dự tính theo quy định của TPB. Tùy vào ngạch lương của


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

cấp nhân viên ngạch 1 đến ngạch 4: 100.000 VNĐ/ngày, ngạch 5 đến ngạch 7:


150.000 VNĐ/ngày.


+ Chi phí tổ chức lớp học như chi phí phơ tơ tài liệu, chi phí nước cho giảng


viên, giáo cụ học tập: bàn ghế, máy móc, bút viết, bảng…


+ Chi phí trả cho giảng viên hoặc phụ cấp giảng dạy (bao gồm chi phí giảng



dạy và soạn thảo tài liệu giảng dạy).


+ Chi phí trả cho cán bộ quản lý lớp học.


 Đối với những khóa đào tạo phải thuê địa điểm ngồi để học thì chi phí


đào tạo bao gồm cả chi phí thuê địa điểm hay chi tổ chức hội nghị, hội thảo.


 Đối với những khóa học đào tạo e-learning tập trung tại trung tâm đào tạo


thì chi phí đào tạo vẫn bao gồm cả chi phí tổ chức lớp học, chi phí cho cán bộ quản


lý lớp học. Cịn những khóa đào tạo e-learning mà học viên tự học tại đơn vị thông


qua hệ thống máy tính thì chi phí đào tạo giảm đi do khơng có chi phí quản lý lớp


học và chi phí cho giảng viên.


 Chi phí đào tạo đối với nhân viên tham gia các khóa học trong và ngoài


nước bao gồm:


+ Học phí khóa học.


+ Chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt phí để tham dự khóa học, nếu khóa học được


tổ chức ngồi tỉnh, thành phố nhân viên đang cư trú.


+ Chi phí mua sách vở, tài liệu của khóa học.



+ Tiền lương, phụ cấp nhân viên được hưởng trong thời gian tham gia khóa học.


+ Các chi phí khác liên quan đến việc tham dự khóa học.


Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ngân hàng TPB sẽ xem xét tài trợ chi phí


đào tạo theo các mức là tài trợ tồn phần chi phí đào tạo hoặc tài trợ một phần chi


phí đào tạo.


Tại TPB, việc dự tính chi phí đào tạo đầu năm do khối quản trị nguồn nhân


lực tổng hợp trên cơ sở tổng hợp nhu cầu đào tạo tại đơn vị kênh phân phối đồng


thời dự tính thêm phần chi phí có thể bị tăng lên do tổ chức thêm một số lớp học


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

kiến thức mới cần thiết cho nhân viên. Việc dự tính chi phí đào tạo tại đơn vị kênh


phân phối thường do trưởng đơn vị và phịng hành chính làm nên cịn mang tính


chất chủ quan. Nguyên nhân thiếu chính xác là do chưa xác định chính xác nhu cầu


đào tạo.


<i><b>3.4.7 Lựa chọn và đào tạo Giảng viên </b></i>



Căn cứ vào kế hoạch đào tạo cho nhân viên mới đã được phê duyệt, trung


tâm đào tạo sẽ lựa chọn giảng viên để lên lịch giảng dạy. Tùy vào nội dung học tập,



đối tượng học viên trong từng khóa học, trung tâm đào tạo sẽ mời giảng viên phù


hợp. Giảng viên đào tạo có thể là đội ngũ giảng viên trực thuộc trung tâm đào tạo


của TPB, giảng viên thuê ngoài.


<b>Bảng 3.9: Số lượng khóa đào tạo, tập huấn và số lượng giảng viên </b>


<i>(Đơn vị: số buổi/số giờ/ người) </i>


Chỉ tiêu Năm


2012


Năm
2013


Tỷ lệ tăng/
giảm so với


năm trước


Năm
2014


Tỷ lệ tăng/
giảm so với


năm trước


Số lượng khóa đào tạo,


tập huấn, hội thảo trong
năm


79 109 38% 167 53%


Số lớp đào tạo 124 169 36% 219 30%


Số lượt cán bộ đào tạo 2,685 3,389 26% 6,512 92%


Số giảng viên bên ngoài 4 4 0% 15 275%


Số giảng viên nội bộ 39 40 3% 40 0%


Số lượng nhân viên 831 1,183 42% 1,329 12%


Giờ đào tạo/1 người/ 1


năm 1.8 1.4 -22% 1.9 35%


<i>(Nguồn: Báo cáo của Phòng Đào tạo 2012-2014) </i>


Theo kết quả Điều tra thực tế bằng cách phát phiếu điều tra dưới dạng câu hỏi


<b>cho 56 người bao gồm 16 Giám đốc đơn vị kinh doanh và 40 Chuyên viên KHDN, </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<b>Biểu đồ 3.7: Đánh giá về năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ đào tạo </b>


<b>của các Cán bộ quản lý </b>



<i>(Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tuyến của tác giả) </i>


<b>Biểu đồ 3.8: Đánh giá về năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ đào tạo </b>


<b>của các nhân viên mới </b>


<i>(Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tuyến của tác giả) </i>


Theo kết quả khảo sát thì chỉ có 12% cán bộ nhân viên mới và 17% cán bộ


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

đánh giá trình độ chun mơn của Giảng viên ở mức trung bình cịn khá cao, chiếm


tỷ lệ 13% ở nhóm cán bộ nhân viên mới và 10% ở nhóm cán bộ quản lý. Kết quả


khảo sát này đã phản ánh cơ bản thực trạng chất lượng giảng viên TPB hiện tại.


Theo đó, việc sàng lọc các cán bộ Giảng viên không kỹ càng, đôi khi do thiếu nhân


sự mà các Giám đốc đơn vị thường cử đại diện là các chuyên viên, trưởng nhóm


làm giảng viên.Vì vậy hiểu biết và chun mơn của Giảng viên nội bộ cịn thấp.


<b>Biểu đồ 3.9: Đánh giá về kỹ năng truyền đạt kiến thức của cán bộ đào tạo </b>


<b>của các cán bộ quản lý </b>


<i>(Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tuyến của tác giả) </i>


<b>Biểu đồ 3.10: Đánh giá về kỹ năng truyền đạt kiến thức của cán bộ đào tạo </b>


<b>của các nhân viên mới </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Đánh giá vể khả năng truyền đạt kiến thức của cán bộ đào tạo, kết quả khảo


sát cịn có nhiều điểm đáng chú ý hơn. Có tới 31% cán bộ quản lý và 13% cán bộ


nhân viên mới đánh giá Giảng viên có kỹ năng truyền đạt trung bình. Và có 2% cán


bộ nhân viên tham gia khảo sát có đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên


kém. Đây là một thực tế đang lo ngại tại TPB vì các cán bộ giảng viên chỉ quan tâm


tới nội dung cần trao đổi mà chưa có sự quan tâm đúng mực tới phương pháp truyền


tải kiến thức tới các học viên. Việc tiếp cận học viên trong giờ học, trao đổi hai bên


hay lắng nghe các phản hồi của học viên chưa được quan tâm đúng cách. Theo đó


các giảng viên chỉ giảng dạy theo phương pháp cũ: 01 người nói và mọi người nghe.


Ngay khi các học viên không lắng nghe bài giảng hoặc làm việc riêng trong lớp, các


Giảng viên cũng không bận tâm và nhắc nhở hoặc thay đổi phương pháp giảng dạy


để tạo hứng thú cho học viên.


<b>Biểu đồ 3.11: Đánh giá về phương pháp giảng dạy của cán bộ đào tạo </b>


<b>của các cán bộ quản lý </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>Biểu đồ 3.12: Đánh giá về phương pháp giảng dạy của cán bộ đào tạo </b>


<b>của các nhân viên mới </b>


<i>(Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tuyến của tác giả) </i>


Kèm theo kết quả khảo sát có một số nhận xét, đánh giá về chất lượng của


Giảng viên như sau:


- Giảng viên chưa có đủ độ sâu sát thực tế, đặc biệt là Giảng viên bên ngoài.


- Giảng viên chưa chú trọng đào tạo thực hành.


- Người đào tạo là các nhân viên của TPB nên thiếu nghiệp vụ sư phạm. Cách


thức truyền đạt hơi khô khan làm người học khơng có hứng thú.


- Giảng viên cần nhiệt tình, đi sâu vào nội dung để chất lượng giảng dạy tốt hơn.


- Cần có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy.


Số lượng Giảng viên nội bộ của TPB chiếm tới 73% số lượng giảng viên của TPB.


Đội ngũ giảng viên trực thuộc trung tâm đào tạo TPB thường là nhân viên các cấp


gồm ban tổng giám đốc, trưởng/ phó đơn vị, trưởng bộ phận và các chuyên viên


được tuyển chọn.



Đội ngũ giảng viên trực thuộc trung tâm đào tạo có ưu điểm nắm vững các kiến


thức về ngân hàng, làm việc trong môi trường TPB nên am hiểu sâu về công việc thực tế


của đối tượng được đào tạo, tạo cho học viên cảm giác gần gũi và có thể chia sẻ những


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

Nguồn giảng viên này cũng giúp TPB tiết kiệm chi phí đào tạo rất lớn. Tuy nhiên, nhược


điểm của nguồn giảng viên này là khả năng truyền đạt kiến thức còn hạn chế.


Đội ngũ giảng viên bên ngoài bao gồm: các chuyên gia về lĩnh vực nghiệp vụ


ngân hàng trong ngành là các cán bộ giữ trọng trách cao tại ngân hàng nhà nước, bộ


tài chính, các giảng viên tại các trường đại học, các chuyên viên nghiệp vụ từ bộ


công an, bộ quốc phịng liên quan đến khóa đào tạo nghiệp vụ của TPB. Ưu điểm


của đội ngũ giảng viên này là khả năng sư phạm tốt, có kinh nghiệm trong lĩnh vực


giảng dạy tuy nhiên kiến thức có thể khơng sát với thực tế, mang tính chất lý thuyết


và chi phí cho việc th giảng viên ở ngồi thường cao hơn.


Giảng viên đào tạo cho các chương trình đào tạo của TPB chủ yếu là nguồn


giảng viên nội bộ. Điều này cho thấy TPB tận dụng được nguồn nhân lực hiện có,


dần dần đào tạo được đội ngũ giảng viên nắm vững nghiệp vụ chun mơn và có



khả năng sư phạm. Trước đây, với những lớp kỹ năng TPB phải thuê ngoài hoàn


toàn giảng viên nhưng tính đến năm 2012 hầu như các lớp kỹ năng đều do giảng


viên nội bộ của TPB giảng. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo tại TPB,


trong những năm tới TPB đã kết hợp linh hoạt giữa giảng viên thuê ngoài và giảng


viên là nhân viên của TPB. Việc kết hợp này cho phép học viên tiếp cận với kiến


thức mới đồng thời không xa rời thực tiễn tại ngân hàng. Ngoài ra phải thực hiện


đào tạo giảng viên để có đội ngũ giảng viên nội bộ chuyên nghiệp hơn.


Đối với những khóa học tập trung tại trung tâm đào tạo hoặc thuê địa điểm


ngoài những TPB vẫn quản lý lớp học, cuối mỗi khóa đào tạo TPB sẽ cho học viên


điền vào phiếu đánh giá đào tạo trong đó có phần đánh giá về chất lượng giảng viên.


Trên cơ sở thống kê đánh giá chất lượng giảng viên, TPB sẽ có những điều chỉnh


kịp thời để nâng cao chất lượng đào tạo.


Theo kết quả ghi nhận của Phịng đào tạo thì điểm đánh giá các Giảng viên


qua các khóa đào qua kết quả khảo sát rất cao, đạt mức 4.16/5 điểm. Và điểm đánh


giá của Giảng viên 2014 cao hơn 2013 chứng tỏ trình độ của Cán bộ Giảng viên có



cải thiện qua các năm. Tuy nhiên do việc thu nhập ý kiến đánh giá của Học viên


ngay trong lớp học và các Học viên phải ghi tên trong phiếu đánh giá nên kêt quả


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>Bảng 3.10: Đánh giá về giảng viên qua các lớp học </b>


<i>Đơn vị: điểm </i>


<b>Năm </b>


<b>Đánh giá về giảng viên </b>


Kiến thức
chuyên môn
Kỹ năng
truyền đạt
Phương pháp
giảng dạy
Sự nhiệt
tình
Điểm trung
bình


<b>2013 </b> <b>4.19 </b> <b>4.13 </b> <b>4.07 </b> <b>4.26 </b> <b>4.16 </b>


<b>2014 </b> <b>4.30 </b> <b>4.23 </b> <b>4.19 </b> <b>4.34 </b> <b>4.26 </b>


<i>(Nguồn: Thống kê phiếu đánh giá của Phòng đào tạo TPB). </i>


<i><b>3.4.8 Đánh giá chương trình đào tạo và kết quả đào tạo </b></i>




Cuối mỗi khóa đào tạo nhân viên mới, TPB có thống kê phản hồi của học


viên về chương trình đào tạo thơng qua phiếu đánh giá khóa học. Trong đó có nội


dung đánh giá về nội dung, bài giảng, thời gian khóa học, khả năng ứng dụng thơng


tin thu được trong công việc. Hiện tại TPB chưa xây dựng được hệ thống đánh giá


đối với khóa học e-learning. Nhìn chung, mức độ chính xác và độ tin cậy của kết


quả đánh giá này chưa cao, cịn mang tính chất cảm tính, phụ thuộc vào mức độ


nghiêm túc của học viên khi đánh giá.


<b>Bảng 3.11: Tổng hợp đánh giá của học viên về nội dung chương trình </b>


<b>đào tạo nhân viên mới trong những năm qua. </b>


<i>(Đơn vị: Điểm) </i>


<b>Năm </b>


<b>Đánh giá về khóa học </b>


Khóa học đáp


ứng mong


muốn của bạn ở



mức độ nào?


Khóa học liên


quan đến cơng


việc của bạn ở


mức độ nào?


Khóa học có đạt


được tính ứng dụng


cao khơng?


Điểm trung


bình


<b>2013 </b> <b>4.00 </b> <b>3.99 </b> <b>4.00 </b> <b>4.00 </b>


<b>2014 </b> <b>4.13 </b> <b>4.15 </b> <b>4.15 </b> <b>4.15 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Nhận xét: Qua bảng ta thấy, tỷ lệ học viên tham gia đào tạo đánh giá nội


dung bài giảng là thiết thực và có khả năng ứng dụng chiếm tỷ trọng cao, tăng dần


trong những năm qua. Tỷ lệ học viên đánh giá khóa học đáp ứng mong muốn của



của học viên vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Điều này cho thấy, trong tương lai TPB cần phải


thực hiện cơng tác tìm hiểu nhu cầu của học viên trong tương lai cụ thể và chi tiết


hơn để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của học viên, đảm bảo học viên có thể


tiếp thu đầy đủ nhất những kiến thức và kỹ năng được truyền đạt.


Theo kết quả Điều tra thực tế bằng cách phát phiếu điều tra dưới dạng câu


<b>hỏi cho 56 người bao gồm 16 Giám đốc đơn vị kinh doanh và 40 Chuyên viên </b>


KHDN, Chuyên viên KHCN và Giao dịch viên, kết quả đánh giá về cơ sở vật chất


của chương trình đào tạo như sau:


<b>Biểu đồ 3.13: Đánh giá của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất của chương trình đào tạo </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>Biểu đồ 3.14: Đánh giá của nhân viên mới về cơ sở vật chất của chương trình đào tạo </b>


<i>(Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tuyến của tác giả) </i>


Qua biểu đồ trên ta thấy tổng số lượng thành viên tham gia phỏng vấn đánh giá


cơ sở vật chất của đào tạo chỉ đáp ứng được 01 phần hoặc không đáp ứng được yêu cầu


của học viên cịn rất cao. Có tới 42% các nhân viên mới tham gia đánh giá và 63% các


Giám đốc đơn vị kinh Doanh có đánh giá rằng cơ sở vật chất chưa đủ đáp ứng.



<b>TPB đánh giá chất lượng học viên thông qua kết quả thi cuối khóa học </b>


<b>và phản hồi của cấp quản lý trực tiếp tại nơi học viên làm việc sau đào tạo. </b>


Trong những năm qua chất lượng học viên sau đào tạo được cải thiện nhiều đặc biệt


là sau khi tham gia các khóa đào tạo kỹ năng cho nhân viên mới. Tuy nhiên, chất


lượng của việc đánh giá này chưa cao, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cấp


quản lý trực tiếp. Ngoài ra, các tiêu chí để đánh giá sự thay đổi của nhân viên sau


đào tạo chưa thật sự rõ ràng, khó định lượng gây khó khăn cho việc đánh giá.


Đánh giá công tác sau đào tạo và bố trí nhân sự với nhân viên mới đảm trách


các vị trí cơng việc của Nhân viên Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

- Các nhân viên mới sau quá trình tham gia đào tạo tập trung tại Hội sở sẽ


được đào tạo bổ sung tại Đơn vị kinh doanh với các nhóm kiến thức nghiệp


vụ trọng tâm của Đơn vị kinh doanh. Việc lựa chọn các kiến thức bổ sung tại


đơn vị kinh doanh sẽ được lựa chọn dựa vào kết quả phân tích các nghiệp vụ


thường phát sinh tại đơn vị, các nhu cầu của cá nhân nhân viên mới và đánh


giá năng lực nhân viên mới của Giám đốc đơn vị kinh doanh.



- Các nhân viên mới được kiểm tra kiến thực được học thông qua việc xử lý


các hồ sơ khách hàng thực tế. Ví dụ với Giao dịch viên, bộ phận Quản lý


chất lượng sẽ đo lường, chấm điểm cách giao tiếp với Khách hàng, cách tư


vấn sản phẩm của Giao dịch viên với Khách hàng từ đó đưa ra đánh giá về


năng lực của nhân viên mới. Từ đó, Đơn vị kinh doanh sẽ có căn cứ yêu cầu


nhân viên mới bổ sung các kiến thức sản phẩm còn thiếu chưa được đào tạo


trước đó.


- Việc bố trí nhân sự sau đào tạo được TPB áp dụng rất linh hoạt và có điều


chỉnh để phù hợp với năng lực của nhân viên mới. Với các nhân viên Khách


hàng doanh nghiệp sau khi tham gia đào tạo và làm việc thực tế tại Đơn vị


kinh doanh nếu có nhu cầu chuyển sang Nhân viên Khách hàng cá nhân,


Đơn vị kinh doanh cho phép việc điều chỉnh trong hệ thống. Khi đó các nhân


viên này sẽ học bổ sung các kiến thức nghiệp vụ chương trình cơ bản của vị


trí cơng việc mới.


Theo kết quả Điều tra thực tế bằng cách phát phiếu điều tra dưới dạng câu hỏi cho



<b>56 người bao gồm Giám đốc đơn vị kinh doanh, Chuyên viên KHDN, Chuyên viên </b>


KHCN và Giao dịch viên, kết quả đánh giá về sự cải thiện năng lực của nhân viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<b>Biểu đồ 3.15: Đánh giá về sự cải thiện năng lực của nhân viên mới sau khóa đào tạo </b>


<b>của cán bộ quản lý </b>


<i>(Nguồn: Kết quả phỏng vấn trực tuyến của tác giả) </i>


<b>Biểu đồ 3.16: Đánh giá về sự cải thiện năng lực </b>


<b>của nhân viên mới sau đào tạo của cán bộ nhân viên mới </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

- Theo kết quả khảo sát, thì sau khi kết thúc khóa đào tạo, năng lực của học


viên chỉ được cải thiện một phần (chiếm tỷ lệ đánh giá 63% theo ý kiến đánh giá


của Nhân viên mới và chiếm tỷ lệ đánh giá 81% theo ý kiến đánh giá của Giám đốc


đơn vị kinh Doanh). Theo như nội dung phỏng vấn trực tiếp các Giám đốc đơn vị


kinh Doanh và các chuyên viên khách hàng thì kết quả khảo sát này phản ảnh được


thực tế hiện tại.


- Việc tại chi nhánh, phịng giao dịch khơng có nhân viên chun trách về


vấn đề đào tạo cũng dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc hồn thiện cơng



tác đào tạo nguồn nhân lực tại đơn vị, khó khăn trong việc đánh giá học viên sau khi


tham gia đào tạo. Bên cạnh đó các Đơn vị kinh doanh chưa bố trí được nhân sự có


kinh nghiệm để hướng dẫn cho các nhân viên tại đơn vị sau khi tham gia đào tạo tập


trung tại Trung tâm đào tạo. Theo kết quả điều tra 88 học viên mới trong tháng


9.2014 & Tháng 10.2014 thì vẫn có khoảng 4% và 11% học viên đánh giá Đơn vị


tiếp nhận rất kém trong việc đào tạo cho cán bộ nhân viên mới tại đơn vị sau khi


tham gia đào tạo.


<b>Bảng 3.12: Tổng hợp đánh giá của học viên về Thực hiện đào tạo tại chỗ </b>


<b>của Đơn vị tiếp nhận với CBNV tân tuyển </b>


<i> (Đơn vị: Người) </i>


<b>Các mức đánh giá </b> <b>Tổng số lượng đánh giá Thực hiện đào tạo tại </b>


<b>chỗ của Đơn vị tiếp nhận với CBVN tân tuyển </b>


Kém 3


Bình thường 10


Đạt yêu cầu 8



Tốt 39


Rất tốt 28


<b>Tông học viên đánh giá </b> <b>88 </b>


<i>(Nguồn: Kết quả khảo sát trực tiếp của Phòng đào tạo trong </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>Biểu đồ 3.17: Đánh giá về việc thực hiện đào tạo tại đơn vị kinh doanh cho CBNV mới </b>


<i>(Nguồn: Kết quả khảo sát trực tiếp của Phòng đào tạo trong T9.2014-T10.2014) </i>


- Đối với các cán bộ kinh doanh (Chuyên viên KHCN và Chuyên viên


KHDN) việc đánh giá kết quả đào tạo còn được thực hiện thông qua việc hoàn


thành các chỉ tiêu kinh doanh (KPIs) của các cán bộ. Theo đó chỉ tiêu đối với các


cán bộ mới và cán bộ cũ bằng nhau. Điểm cơ sở để đạt KPIs với chuyên viên


KHDN và KHCN là 600 điểm với các cấu phần chỉ tiêu có khác nhau. Vì vậy trong


02 tháng thử việc, các cán bộ Chuyên viên KHDN và Chuyên viên KHCN rất khó


đạt được các chỉ tiêu kinh doanh này do một số nguyên nhân sau:


 Mặc dù đã nắm được các nội dung quy định, quy trình và sản phẩm về mặt lý


thuyết nhưng để xử lý một khoản vay/ khoản huy động thì các chuyên viên



KHCN và KHDN phải có thời gian để làm quen với sự vận hành và đặc thù


khách hàng của TPB.


 TPB hiện tại vẫn chỉ là một Ngân hàng nhỏ vì vậy việc tìm kiếm khách hàng


và chào bán các sản phẩm rất khó. Đặc biệt tại thời điểm hiện tại, một khách


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

gồm cả các tổ chức tín dụng lớn). Và sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng


về cơ bản là giống nhau.


 Khả năng cạnh tranh của TPB so với các tổ chức tín dụng khác chưa nhiều ví


dụ như: Thời gian xử lý khoản vay, các ưu đãi cho khách hàng, Dịch vụ kèm


theo thường phải hơn 1 tuần làm việc, nhiều hơn so với các tổ chức tín dụng


khác khoảng 1-2 ngày.


<b>3.5 Đánh giá về công tác đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân hàng </b>



<b>TMCP Tiên Phong trong những năm qua </b>



<i><b>3.5.1 Kết quả đạt được </b></i>



Công tác đào tạo nguồn nhân lực luôn được TPB chú trọng và phát triển. Tất


cả các nhân viên trong hệ thống TPB đều có cơ hội tham gia các lớp huấn luyện đào



tạo nghiệp vụ theo nhu cầu bên trong và bên ngồi ngân hàng.


Cơng tác đào tạo trong thời gian qua đã góp phần nâng cao chất lượng đội


ngũ nhân viên tại TPB. Số lượng chương trình đào tạo ngày càng nhiều, nội dung


ngày càng đa dạng và phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân viên.


Nhân viên TPB được đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng làm việc


cần thiết, giúp nhân viên hồn thiện bản thân, mang lại hiệu quả cơng việc tốt hơn.


Cụ thể:


+ 100% nhân viên khi gia nhập vào TPB được tham gia đào tạo các khóa hội


nhập và tuân thủ, các khóa học chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết cho


chức danh trúng tuyển.


+ Nhân viên mới của TPB được cập nhật các kỹ năng kiến thức cần thiết cho


công việc, giúp nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho cơ hội thăng tiến,


phù hợp với lộ trình phát triển nghề nghiệp của bản thân. Nhân viên kinh doanh


được đào tạo các kỹ năng phục vụ khách hàng, bán hàng và kinh doanh, đào tạo


chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ nên tự tin và chuyên nghiệp hơn khi tiếp thị



và chăm sóc khách hàng. Nhân viên vận hành được trang bị đầy đủ kiến thức


chun mơn, trình độ công nghệ, kỹ năng giao tiếp và bán hàng nên hạn chế được


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

với số lượng lớn, có thể xử lý một cách thơng minh và khéo léo khi gặp tình huống


khơng hay xảy ra với khách hàng.


+ Việc triển khai dự án Đào tạo và Phát triển cán bộ kinh doanh TPB (PSP)


đã ghi nhận được thành công bước đầu. Không chỉ trở thành người hướng dẫn, sự


xuất hiện của các SWAT cũng là động lực to lớn để các cán bộ kinh doanh tại đơn


vị trở nên tích cực, năng động và tự hồn thiện bản thân mình theo tiêu chuẩn “Cán


bộ bán hàng chuyên nghiệp”.


Một thành công của TPB trong thời gian qua là đã chọn lọc và đào tạo đội


ngũ giảng viên nội bộ dồi dào, có trình độ chun môn và kinh nghiệm thực tiễn.


Chất lượng giảng viên trong những năm vừa qua thay đổi theo chiều hướng tốt.


Điều này thể hiện qua đánh giá của học viên sau khi tham gia các khóa đào tạo.


<i><b>3.5.2 Các vấn đề cịn tồn tại và nguyên nhân </b></i>



 Nhân sự chuyên trách cho đào tạo còn hạn chế:



- Số lượng nhân viên của Phịng đào tạo cịn ít, chỉ có 03 người. Khối lượng


cơng việc của phịng quy đổi cần tới 72 Ngày công/1 tháng, trong khi tổng nhân sự


của Phòng chỉ đáp ứng tối đa 66 ngày công/ 1 tháng. Số lượng nhân sự cịn thiếu


nhưng khơng được tuyển dụng ảnh hưởng tới chất lượng công tác chuẩn bị lớp học


cho các khóa đào tạo.


 Nguồn kinh phí cho đào tạo cịn hạn chế:


- Nguồn kinh phí trong đào tạo cịn hạn chế, chi phí dành cho đào tạo trong


năm 2013 chỉ có hơn 1 tỷ (tương đương với mức 0.2% lợi nhuận của Ngân hàng).


Vì vậy chi phí tổ chức đào tạo cịn hạn chế như chi phí ăn uống cho các lớp học, chi


phí đi lại của Giảng viên.


- Do tiết kiệm chi phí nên nhiều chương trình đào tạo cho các nhân viên


mới ở khu vực Miền Trung và Miền Nam đã phải đào tạo qua conference. Việc nảy


đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo.


 Chất lượng nguồn giảng viên


- Nguồn giảng viên nội bộ có trình độ chun mơn và kinh nghiệm làm việc



</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

được đào tạo các kỹ năng sư phạm một cách bài bản, cịn nhiều lúng túng trong q


trình truyền đạt kiến thức cho nhân viên. Các giảng viên nội bộ quá chú trọng vào


nội dung truyền đạt mà quên mất phương pháp truyền đạt.


- Do sự thiếu hụt về nhân sự chuyên trách cho đào tạo nên thiếu người giám


sát lớp học. Tinh thần trách nhiệm của Giảng viên chưa cao và thiếu sự giám sát


chặt chẽ nên chất lượng bài giảng vẫn còn chưa tốt.


- Các giảng viên nội bộ thường được lựa chọn từ các đơn vị chuyên môn.


Hiện tại các giảng viên được Trưởng đơn vị trực tiếp đề cử. Vì vậy, Các giảng viên


tham gia đào tạo vẫn phải đảm trách các công việc hiện tại với tiến độ cơng việc và


áp lực cơng việc như bình thường. Vì vậy, khi tham gia các khóa đào tạo, các giảng


viên thường phải làm thêm giờ để chuẩn bị tài liệu thuyết trình, các tình huống thực


tế nên các giảng viên thường không hào hứng tham gia các khóa đào tạo nội bộ.


Trong khi đó chi phí hỗ trợ cho Giảng viên tham gia đào tạo rất thấp, chỉ khoảng


50.000 VNĐ/ 1 giờ đào tạo.


- Các giảng viên nội bộ thường né tránh các khóa đào tạo cho đơn vị kinh



doanh do tâm lý e ngại các nhận xét đánh giá mang tính chất cảm tính từ các cá


nhân của đơn vị kinh doanh.


 Công tác đánh giá sau đào tạo:


- Các bài kiểm tra đánh giá cuối khóa học dành cho các học viên cịn mang


nặng tính hình thức, chỉ tập trung vào lý thuyết. Với các thành viên không đạt bài


kiểm tra cuối khóa, TPB hiện tại chưa áp dụng bất kỳ chế tài phạt nào. Do đó, chưa


có sự phân loại giữa các học viên tốt và học viên kém.


- Nguyên nhân là do việc đánh giá sau đào tạo của các trưởng đơn vị sau khi


học viên tham gia khóa học còn sơ sài, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của


người đánh giá. TPB chưa đánh giá được mức độ hài lòng của học viên sau khi


tham gia đào tạo, chưa xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá mang tính chất định


lượng, đo lường kết quả và những thay đổi của học viên sau đào tạo cũng như hiệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

 Về nhận thức tầm quan trọng của đào tạo


- Các đơn vị kinh doanh với áp lực kinh doanh chỉ tập trung vào các chỉ tiêu


kinh doanh và chưa biết được tầm quan trọng của công tác đào tạo. Việc bỏ lớp học



hoặc đi học muộn, về sớm là việc thường xuyên xảy ra. Các chuyên viên khách


hàng cá nhân và chuyên viên khách hàng doanh nghiệp thường viện lý do là bận gặp


khách hàng.


 Vấn đề tuyển dụng và tiếp nhận nhân viên mới:


- Một trong các vấn đề có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân viên mới


hiện nay tại TPB là khâu tuyển dụng nhân viên mới còn nhiều vấn đề chưa tốt. Chất


lượng của các nhân viên tín dụng đầu vào còn thấp, nhiều đối tượng có năng lực


kém nhưng vẫn được tuyển dụng do có mối quan hệ thân thiết với một số thành viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<b>CHƯƠNG 4 </b>



<b>GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO </b>


<b>CHO NHÂN VIÊN MỚI TẠI TPB ĐẾN NĂM 2020 </b>



<b>4.1 Định hướng phát triển của TPB đến năm 2020 </b>



<i><b>4.1.1 Chiến lược kinh doanh của TPB đến năm 2020 </b></i>



Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020 nhằm đưa TPB phát triển là


một trong 20 ngân hàng lớn nhất hệ thống. Định hướng chiến lược gồm 2 nội dung lớn:



(1) Chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó tinh thần cốt lõi là tập trung phát


triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu,


nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB để tăng cường vị thế trên thị trường.


(2) Chiến dịch tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế (như vị trí trên thị


trường, tổng tài sản và tổng nguồn vốn).


Với định hướng trên, Ngân hàng TPB tiếp tục nghiên cứu xây dựng và thực


hiện các chương trình nâng cao thể chế: xây dựng củng cố hình ảnh của ngân hàng,


xác định rõ các giá trị cốt lõi và xây dựng văn hóa cơng ty; nâng cao vai trò quản trị


của Hội đồng quản trị, tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của các thành


viên hội đồng quản trị vào hoạt động quản trị Ngân hàng; kiện toàn tổ chức và hoạt


động của Ban điều hành, phân định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Ban điều


hành và các thành viên trong Ban điều hành; sắp xếp lại kênh phân phối thành hệ


thống hai cấp; tiếp tục các chương trình nâng cao năng lực quản lý chức năng: quản


lý rủi ro, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực. Toàn ngân hàng đang nỗ lực


xây dựng ba trụ cột chính của Ngơi nhà TPB bao gồm: (1) Sản phẩm và khách hàng



ưu tiên, (2) Quản trị rủi ro và (3) Đào tạo, phát huy năng lực cá nhân.


Với định hướng phát triển là tập trung vào hoạt động kinh doanh lõi là ngân


hàng thương mại ở địa bàn đơ thị, TPB sẽ: rà sốt lại các chỉ tiêu tăng trưởng hàng


năm của Ngân hàng để phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế, theo hướng tăng


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

ngân hàng bán lẻ, với các phân đoạn khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách


hàng cá nhân; bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động với khách hàng


cơng ty lớn, định chế tài chính một cách có chọn lọc. Ngồi quan hệ tín dụng, TPB


cần tập trung phát triển các sản phẩm ngân hàng giao dịch, nâng cao tính chuyên


nghiệp và chất lượng dịch vụ để phát huy được hiệu quả quan hệ đa dạng với nhóm


khách hàng này.


Sự khác biệt mà TPB muốn xây dựng là ngân hàng đa năng, dẫn đầu về tập


trung vào khách hàng, quy trình vận hành hiệu quả.


Chiến lược đối với khách hàng cá nhân: TPB muốn trở thành đối tác tin cậy


cung cấp các bó sản phẩm giao dịch tiện lợi và chất lượng vượt trội phục vụ các nhu


cầu tài chính trọn đời của các cá nhân. Mục tiêu tài chính năm 2015 là: Tổng tài sản



là 50.000 tỷ.


Chiến lược đối với khách hàng doanh nghiệp: TPB phấn đấu trở thành ngân


hàng được các khách hàng doanh nghiệp mục tiêu chọn làm ngân hàng chính nhờ


dịch vụ và các gói giải pháp tài chính được đặc chế một cách phù hợp cho từng


nhóm khách hàng. Để thực hiện được mục tiêu đó địi hỏi TPB phải tạo ra năng lực


kinh doanh đẳng cấp hơn, vượt trội hơn về chất để hoàn thành sứ mệnh của mình.


<i><b>4.1.2 Định hướng phát triển và chính sách đào tạo nguồn nhân lực đến </b></i>



<i><b>năm 2020 </b></i>



Trong môi trường kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày càng


khốc liệt hơn đòi hỏi TPB phải tận dụng cơ hội, biến thách thức thành cơ may, đổi


mới công nghệ, sử dụng tối đa nguồn lực hiện có để nâng cao năng lực cạnh tranh


và phát triển bền vững. Hơn ai hết, đội ngũ lãnh đạo của TPB nhận định được rằng


một tổ chức không thể xây dựng kế hoạch tăng trưởng hiệu quả cũng như thực hiện


thành cơng những chiến lược phát triển đó nếu khơng có những nhân viên có năng


lực, đủ sức lực thực hiện những chiến lược, kế hoạch của tổ chức. Vì vậy, định



hướng phát triển nguồn nhân lực tại TPB trong thời gian tới là thu hút và giữ chân


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

đáp ứng nhu cầu của toàn hệ thống. Mục tiêu của TPB là xây dựng đội ngũ nhân


viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực về đạo đức, chuyên nghiệp trong phong


cách làm việc và trung thành với TPB.


TPB ln tạo điều kiện, khuyến khích và thúc đẩy quá trình học tập và phát


triển của nhân viên, đặc biệt là các nhân viên mới. Hoạt động đào tạo luôn được


TPB quan tâm và tạo điều kiện để thực hiện một cách đồng bộ thống nhất.


Đối với nhân viên mới tuyển dụng: đào tạo hội nhập và phát triển để nhân viên


có thể hiểu rõ quy trình, nghiệp vụ, môi trường làm việc tại TPB, trang bị những kiến


thức chuyên môn cũng như những kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc.


Đối với nhân viên cũ, có nhu cầu luân chuyển công việc theo mục đích và


nhu cầu cá nhân: tái đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ, các kỹ năng cần


thiết cho nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên học hỏi và phát triển nghề


nghiệp, để nhân viên gắn bó lâu dài với TPB.


<i><b>Trong đào tạo nguồn nhân lực cần coi trọng các nguyên tắc: </b></i>



- Phải coi đào tạo nguồn nhân lực là một nội dung quan trong của chiến lược


phát triển ngân hàng thương mại. Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân


lực dựa trên điều kiện thực tế, môi trường hoạt động của tổ chức và việc thực


<i><b>thi chiến lược đó phải được đảm bảo bằng sự cam kết của toàn tổ chức. </b></i>


- Xác định rõ trách cá nhân trong việc đào tạo năng lực của bản thân, sự tiến


bộ của mỗi cá nhân và phát triển của tổ chức có quan hệ biện chứng với


nhau. Đào tạo nguồn nhân lực không phải là hoạt đồng một chiều của người


lãnh đạo hay mong muốn của cá nhân, mà phải dựa trên nguyên tắc tơn trọng


nhu cầu của cá nhân và tính thống nhất của tổ chức, đó là: (i) mọi thành viên


trong ngân hàng đều bình đẳng và đều có khả năng phát triển khong ngừng;


(ii) mỗi thành viên đều có giá trị riêng, do đó mỗi con người là một cá nhân


có thể khác với những người khác và đều bình đẳng trong việc đào tạo nhân


cách, trình độ chun mơn. Họ đều bình đẳng trong việc đóng góp phát huy


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

tiêu hoạt động của ngân hàng có sự gắn kết với nhau, phải bảo đảm hài hịa


giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; (iv) đào tạo nguồn nhân lực là sự đầu tư



sinh lời tốt nhất cho tổ chức, vì đào tạo phát triển ra những con người có


năng lực cao, chuyên môn giỏi là con đường ngắn nhất cho sự nghiệp đổi


mới và phát triển ngân hàng.


- Ln chủ động và phấn đấu tìm mọi biện pháp hoàn thành các chỉ tiêu – kế


hoạch kinh doanh của toàn ngân hàng.


- Đẩy mạnh triển khai một số nội dung hợp tác với các tổng công ty, các khách


hàng lớn của ngân hàng trên tất cả các mặt, đặc biệt là tín dụng, huy động


vốn và dịch vụ.


- Tiếp phát huy những ưu thế sẵn có trong việc cung cấp dịch vụ truyền thống,


mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đặc biệt tập trung mũi nhọn vào


các dịch vụ bán lẻ, phát triển các sản phẩm trên cơ sở của dự án hiện đại hóa


ngân hàng.


- Tiếp tục triển khai các lớp học dựa trên cơ sở đào tạo. Nhưng phải xét tới yếu tố


chức danh cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ và nhu cầu đội ngũ cán bộ kế cận.


- Chủ động nằm bắt chương trình đào tạo của tồn ngành thơng qua Phịng đào



tạo TPB để có phương án phối hợp tổ chức các khóa đào tạo theo nhu cầu


hiện tại của Ngân hàng.


- Tiếp tục phối hợp trong công tác đánh giá kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo


thực tế, thiết kế chương trình đào tạo và phát triển khai một số khoa học kỹ


năng cho giám đốc và cán bộ lãnh đạo cấp phòng.


- Chủ động trong việc thực hiện khảo sát thực tế về nhu cầu đào tạo chức danh


cán bộ, chun mơn nghiệp vụ từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo.


- Chú trọng công tác tự đào tạo do các phịng tự tổ chức, khuyến khích cán bộ


tự đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt tiếp tục triển khai, quản


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Đặc biệt, thế kỷ 21 là thế kỷ đặt ra những cơ hội và thách thức lớn cho các


nhà lãnh đạo. Nền kinh tế toàn cầu, kinh tế tri thức, môi trường kinh doanh ngày


càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm,


khoa học công nghệ hiện đại phát triển nhảy vọt, lực lượng lao động chủ yếu là lao


động tri thức. Nhà lãnh đạo, nhà quản trị cần có khả năng sáng tạo, kỹ năng lãnh


đạo, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp tốt, tầm



nhìn xa, sự quyết đốn, khả năng truyền đạt thơng tin, sự linh hoạt, khả năng thích


ứng, sự tự nhận thức, sức truyền cảm, khả năng biết nhìn lại quá khứ và hướng tới


tương lai. Vì vậy, để phát triển bền vững trong tương lai, TPB cần chú trọng công


tác đào tạo đội ngũ lãnh đạo, nhà quản trị về cả kiến thức và kỹ năng để chèo lái con


thuyền TPB vững vàng.


<b>4.2 Giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân lực tại TPB. </b>



<i><b>4.2.1 Hồn thiện cơng tác xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ nhân </b></i>



<i><b>viên mới </b></i>



- Vấn đề cốt lõi để xây dựng kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh là xác định đúng


nhu cầu đào tạo của toàn hệ thống. Để bảo đảm đào tạo đúng người lao động, khối


quản trị nhân lực của TPB cần phối hợp với trưởng các bộ phận tại đơn vị, kênh


phân phối đánh giá đúng nhu cầu đào tạo cho toàn hệ thống TPB. Việc đánh giá


cần gắn liền với phân tích tổ chức, với mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh


nghiệp để có đủ nguồn lực cho cơng tác đào tạo và có được sự ủng hộ của cán bộ


lãnh đạo, quản lý các cấp. Đánh giá nhu cầu đào tạo cũng phải gắn với phân tích



cơng việc và phân tích cá nhân người lao động. Nhu cầu đào tạo phát sinh khi


nhân viên không đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiện


tại cũng như trong tương lai. Để đảm bảo việc xác định nhu cầu đào tạo của cả hệ


thống chính xác địi hỏi việc xác định nhu cầu đào tạo, đối tượng đào tạo tại các


đơn vị kênh phân phối phải thực hiện nghiêm túc. Các trưởng bộ phận, trưởng đơn


vị có thể thực hiện theo quy trình sau để đánh giá nhu cầu đào tạo tại đơn vị chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

Bước 1:


Trước khi xác định nhu cầu đào tạo, nhà quản trị cần nắm vững: kế hoạch


phát triển của TPB trong thời gian tới là gì? Chiến lược đào tạo? Mục tiêu đào tạo?


Các tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo? Kinh nghiệm đào tạo những năm trước?


Phương pháp đào tạo dự kiến? Kinh phí và nguồn kinh phí cho đào tạo?


Bước 2:


Tiếp theo cần xác định khoảng cách giữa kết quả thực hiện công việc tiêu


chuẩn và kết quả thực hiện công việc thực tế. Việc này sẽ giúp nhà quản trị xác định


được nhân viên nào hoàn thành tốt cơng việc, nhân viên nào khơng hồn thành tốt



công việc.


Để đánh giá kết quả thực hiện công việc trong thực tế của nhân viên, nhà


quản trị cần đánh giá thông qua bản đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân


viên, trao đổi trực tiếp với nhân viên, trao đổi trực tiếp với cấp trên trực tiếp, trao


đổi với khách hàng liên quan…Tại TPB hiện nay, công tác đánh giá kết quả thực hiện


công việc của nhân viên còn phụ thuộc chủ yếu vào đánh giá chủ quan của cấp quản


lý trực tiếp và trưởng đơn vị, kết quả xếp loại của nhân viên vào cuối mỗi năm. Vì


vậy, trong tương lai TPB cần sử dụng các cơng cụ bên ngồi khác. Đặc biệt, việc trao


đổi với khách hàng liên quan là rất cần thiết (đối với nhân viên ở hội sở sẽ đánh giá


thông qua khách hàng nội bộ, đối với nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sẽ


đánh giá thông qua trao đổi với khách hàng mà nhân viên đó quản lý).


Tại TPB, tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc đã được xây dựng khá rõ


ràng đối với từng chức danh thông qua bản mô tả công việc, tiêu chuẩn thực hiện


công việc, các chỉ tiêu kinh doanh nhưng vẫn mang tính chất định tính, khó định


lượng. Trong thời gian tới, TPB cần cập nhật thường xuyên bản mô tả công việc



cho tất cả các chức danh. Nội dung của bản mô tả công việc cần phù hợp với định


hướng của tổ chức. Bản mô tả công việc là cơ sở quan trọng để đánh giá cơng việc


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Sau khi tìm hiểu kết quả công việc mà nhân viên đạt được và tiêu chuẩn về


kết quả thực hiện công việc, nhà quản trị sẽ so sánh và tìm ra khoảng cách.


Bước 3: Xác định nguyên nhân dẫn đến khoảng cách đó và giải pháp.


Nguyên nhân dẫn đến khoảng cách này có thể do chưa có sự đánh giá chính


xác về chất lượng nhân sự khi tuyển dụng đầu vào và chất lượng nhân sự luân


chuyển trong đơn vị nên xác định sai nhu cầu đào tạo của các cá nhân.


Nếu trường hợp ngun nhân là do nhân viên khơng có hoặc hiểu biết không


đầy đủ các kiến thức, kỹ năng để làm việc thì cần thực hiện đào tạo lại cho nhân viên.


Bước 4: Xác định thứ tự ưu tiên cho các nhu cầu đào tạo và lựa chọn đúng


nhu cầu cần đào tạo để lập kế hoạch năm.


Trưởng đơn vị kênh phân phối cần xác định được thứ tự ưu tiên các nhu cầu


đào tạo để lựa chọn trước khi gửi về trung tâm đào tạo để xây dựng kế hoạch năm,


tránh trường hợp đào tạo thừa hoặc thiếu. Để xác định được thứ tự này, trưởng các



đơn vị cần:


 Lập danh sách nhu cầu đào tạo, nguyên vọng được đào tạo của nhân viên


 Đánh giá các nhu cầu đào tạo trên cơ sở tầm quan trọng của chúng đến sự


phát triển của đơn vị, mức độ khẩn cấp của nhu cầu đào tạo đối với hoạt


động kinh doanh của đơn vị.


 Nhu cầu đào tạo được xem là quan trọng khi nó có ảnh hưởng đến kết quả


kinh doanh của đơn vị. Nhu cầu đào tạo được xem là khẩn cấp thì phải thực


hiện ngay, sớm nhất khi có thể.


 Trưởng đơn vị cần sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nhu cầu để lựa chọn đúng


đối tượng đào tạo.


Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa nhu cầu cấp thiết và nhu cầu quan trọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<b>Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ giữa nhu cầu cấp thiết và nhu cầu quan trọng </b>


<i>(Nguồn Hội thảo sinh viên Nghiên cứu khoa học-PGS.TS. Mai Quốc Chánh) </i>


Trong những loại nhu cầu trên cần phải ưu tiên những nhu cầu vừa khẩn cấp


vừa quan trọng trước, sau đó mới lựa chọn đến các nhu cầu quan trọng nhưng



không cấp thiết và khẩn cấp nhưng không quan trọng. Những nhu cầu không quan


trọng và không khẩn cấp có thể xem xét sau cùng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể


để trưởng các đơn vị xác định đúng thứ tự ưu tiên để đào tạo. Nếu như việc đánh giá


nhu cầu đào tạo được xác định thường xuyên thì số lượng nhu cầu khẩn cấp sẽ giảm


xuống trong tương lai.


Việc xác định nhu cầu đào tạo cần dựa trên mong muốn của bản thân nhân


viên. Hàng năm, TPB nên phát phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo đến từng nhân viên


trong ngân hàng, khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến về chương trình đào tạo


mà mình thấy cần.


Khi xác định được nhu cầu đào tạo hợp lý sẽ xây dựng được kế hoạch đào


tạo trong năm khả thi và phù hợp với nguồn lực của TPB.


Mẫu phiếu điều tra xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên, tác giả luận văn


xin đề xuất như ở phụ lục đính kèm.


Mức độ khẩn cấp giảm dần


Mức
độ


quan
trọng


Khẩn cấp và
quan trọng


Quan trọng
nhưng không


khẩn cấp


Khẩn cấp
nhưng không


quan trọng


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

- Để giúp các lãnh đạo đơn vị kinh doanh và bản thân nhân viên mới xác định


được chính xác nhu cầu đào tạo và lộ trình đào tạo cụ thể đối với các cán bộ


nhân viên của TPB, Phòng đào tạo đã xây dựng lộ trình cơng danh rõ ràng


cho các vị trí: Chuyên viên Khách hàng doanh nghiệp, Chuyên viên Khách


hàng cá nhân, Giao dịch viên và các khóa học u cầu với từng vị trí trong lộ


trình cơng danh đó. Với mỗi khóa đào tạo đã hồn thành, phịng đào tạo TPB


cấp chứng chỉ đào tạo cho các học viên tham gia để làm cơ sở lưu trữ thông tin



đào tạo và để học viên theo dõi được các khóa đào tạo đã tham gia. Ở mỗi cấp


khác nhau có yêu cầu phát triển năng lực khác nhau. Ở cấp cơ sở và trung cấp


cần chú trọng những kỹ năng mang tính chất nghiệp vụ, chun mơn cơ bản


còn những cấp cao hơn đòi hỏi được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về


quản trị. Vì vậy, cần xây dựng những chương trình đào tạo với những nội dung


hợp lý, phù hợp với vị trí cơng việc. Với lộ trình cơng danh rõ ràng kết hợp với


các nội dung chương trình đào tạo đầy đủ, các đơn vị kinh doanh và bản thân


học viên xác định được chính xác các khóa học đã và chưa được đào tạo để từ


đó xác định nhu cầu đào tạo trong tương lai. Tác giả và Phòng đào tạo đã phối


hợp cùng với đào tạo trong việc xây dựng lộ trình cơng danh cho Chun viên


Quản lý sảnh (Giao dịch viên), Nhân viên Khách hàng cá nhân, Nhân viên


Khách hàng doanh nghiệp trong Phụ lục 08 kèm theo


<i><b>4.2.2 Hoàn thiện công tác xác định Mục tiêu đào tạo cho nhân viên mới: </b></i>



- Mục tiêu đào tạo cho các Nhân viên mới cần xác định rõ ngay từ đầu để làm


cơ sở xây dựng được các chương trình đào tạo, nội dung đào tạo phù hợp với



mục tiêu đã đề ra. Theo đó, Phịng đào tạo và Cán bộ quản lý có các mục tiêu


khác nhau trong việc xác định mục tiêu đào tạo cho Nhân viên mới.


- Phòng đào tạo cần xác định rõ mục tiêu đào tạo cho các Nhân viên mới ở các


khóa đào tạo Hội nhập và các khóa đào tạo kiến thức cho nhân viên mới.


Theo đó, các khóa đào tạo Hội nhập học viên cần nắm rõ được Tổng quan về


Ngân hàng, Cơ cấu tổ chức, Nội quy và các chính sách, Hệ thống cơng nghệ


thơng tin, Kỹ năng thuyết trình..Với các khóa đào tạo kiến thức cần xác định


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

nhưng lại bắt buộc với công việc mà Nhân viên mới đảm trách. Khi xác định


mục tiêu rõ ràng, Phịng đào tạo sẽ có cơ sở để xây dựng các chương trình


đào tạo, cơ cấu học viên phù hợp với nhu cầu, mục tiêu đã đề ra. Và việc đào


tạo trở nên có ý nghĩa hơn vì xuất phát từ chính nhu cầu của học viên.


- Trong đó, đối với cán bộ quản lý của các KHCN, KHDN và Giao dịch viên


tại ĐVKD thì Mục tiêu đào tạo có một số điểm khác biệt và thiên về việc đào


tạo thực tế ứng dụng hơn cho Nhân viên mới:


 Nhân viên mới cần nắm rõ được Quy trình làm việc: Cán bộ quản lý cần tạo



điều kiện cho nhân viên thời gian để làm quen trước công việc, hoặc có thể


chuẩn bị sẵn những tài liệu liên quan đến cơng việc để nhân viên có thể hình


dung được những công việc sẽ phải làm. Trong trường hợp cần thiết, Cán bộ


quản lý có thể tổ chức buổi huấn luyện kỹ năng cho họ, Giúp nhân viên làm


thử công việc của họ một vài lần. Điều này giúp nhân viên mới có thể biết


được mong muốn của Cán bộ quản lý khi thực hiện công việc sắp tới của họ


 Nhân viên mới cần biết được các thông tin cơ bản liên quan đến công việc:


Việc phổ biến các thông tin cơ bản đến công việc là một việc làm đơn giản


nhưng rất quan trọng với Nhân viên mới. Nhân viên mới sẽ không hiểu được


cách thức trình hồ sơ trong nội bộ là gì, đặc thù của Khách hàng họ quản lý


ra sao? Các thông tin liên quan đến Khách hàng được lưu trữ ở đâu? Người


quản lý không nên yêu cầu Nhân viên mới phải nhớ tất cả các thông tin,


nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Nếu không


nhân viên mới sẽ cảm thấy áp lực và có tâm lý lo sợ với các cơng việc được


giao. Bất cứ ai dù đã có hay chưa có kinh nghiệm làm việc tại các nơi cũ thì



khi sang một môi trường làm việc cũng cần có thời gian để thích nghi dần.


Và Người quản lý cần hướng dẫn đào tạo để Nhân viên mới có thể thích nghi


được tốt nhất.


 Các nhân viên mới biết cách thức và phương pháp thực hiện công việc để


đạt yêu cầu KPIs của Nhân viên mới: Mặc dù KPIs của Nhân viên mới chỉ


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

việc dễ với Nhân viên mới. Đối với cán bộ kinh doanh là Chuyên viên


KHCN, Chuyên viên KHDN thì việc tìm kiếm khách hàng về chỉ là bước


ban đầu. Việc viết tờ trình thẩm định, thực hiện trình cấp phê duyệt theo


đúng Quy trình Phê duyệt cấp tín dụng và thực hiện hồ sơ giải ngân cho


Khách hàng là những công việc khó nếu khơng hiểu hệ thống và các nhân


sự trong nội bộ. Vì vậy, Cán bộ quản lý cần hướng dẫn và đào tạo lại cho


Nhân viên mới với một bộ hồ sơ mẫu và đảm bảo sau quá trình đào tạo


Nhân viên mới có thể biết cách thức và phương pháp thực hiện công việc để


đạt yêu cầu KPIs được giao.


<i><b>4.2.3 Lựa chọn đúng đối tượng đào tạo </b></i>




- Từ thực trạng lựa chọn đối tượng đào tạo chưa phù hợp tại TPB, tác giả luận văn


có đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn đúng đối


tượng đào tạo trong Ngân hàng như sau:


Ngoại trừ khóa đào tạo Hội nhập cho tất cả các nhân viên mới ngay tại tời điểm


gia nhập ngân hàng thì các khóa đào tạo khác cho các nhân viên mới phải đảm bảo hiệu


quả trong kinh doanh. Do đó, phải có kế hoạch chuẩn bị đào tạo cho các cán bộ nhân


viên mới ở từng bộ phận nghiệp vụ cụ thể: giao dịch viên, Chuyên viên KHCN,


Chuyên viên KHDN có nội dung cho từng phần thực hành nghiệp vụ phù hợp với yêu


cầu đáp ứng với mục tiêu công việc. Trước tiên, phải xác định cần đào tạo gì, sau đó là


ai cần đào tạo? Như vậy, việc khảo sát nhu cầu đào tạo trước khóa học đóng vai trị rất


quan trọng.


- Xác định đúng trình độ chun mơn, năng lực của các cán bộ nhân viên là


rất quan trọng, qua đó sẽ biết họ cần đào tạo gì, đào tạo lại gì? Ai là người thật sự


cần đi học và học xong sử dụng kiến thức đã học vào đâu? Có thuận tiện cho việc


học khơng? Và có hợp với ý nguyện của họ?



- Đọc, hiểu rõ công văn về các khoá học, nội dung các khoá học để cử đúng


người đi học là việc rất cần thiết của ban lãnh đạo và cán bộ phụ trách đào tạo. Hiểu


rõ về khoá học để thấy sự cần thiết của khoá học với Chi nhánh và với học viên,


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

mà sau họ có tâm huyết cống hiến cho ngân hàng không. Người phụ trách cũng phải


thật hiểu biết cả về chuyên môn, nắm bắt nguyện vọng của nhân viên và thấu hiểu


cả đời sống cá nhân của họ. Do đó, cơng việc này rất quan trọng và phải đảm bảo


khơng làm tốn chi phí vơ ích.


Để xác định nhu cầu đào tạo, cần phải tiến hành phân tích tổ chức, phân tích


con người và phân tích nhiệm vụ. Phân tích tổ chức xem xét sự hợp lý của hoạt


động đào tạo trong mối liên hệ với chiến lược kinh doanh, nguồn lực có sẵn (thời


gian, tài chính, chun gia) của tổ chức, cũng như sự ủng hộ của những người lãnh


đạo đối với hoạt động đào tạo trong tổ chức. Phân tích con người là việc xem xét:


Liệu các cán bộ nhân viên còn thiếu những kiến thức kỹ năng gì? Trong số những


cán bộ nhân viên mới mỗi người có mặt mạnh, mặt yếu nào…Ai là đối tượng cần


phải được đào tạo, Sự sẵn sàng của các nhân viên mới đối với hoạt động đào tạo.



Phân tích nhiệm vụ bao gồm việc xác định các nhiệm vụ quan trọng, kiến thức, kỹ


năng và hành vi cần phải được chú trọng để đào tạo cho người lao động nhằm giúp


họ hồn thành cơng việc tốt hơn.


<i><b>4.2.4 Nâng cao, tập trung vào đào tạo nhân viên bằng cách xây dựng môi </b></i>



<i><b>trường làm việc và hướng dẫn hoạch định cho tương lai của các nhân viên mới </b></i>



Việc định hướng và huấn luyện cho các nhân viên mới đóng vai trị rất quan


trọng, quyết định đến hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên, giữ họ ở lại lâu dài


với Ngân hàng và đem đến sự thỏa mãn cho khách hàng.


Quá trình giúp nhân viên mới được tuyển dụng làm quen và thích nghi với


mơi trường mới ( gọi là q trình đào tạo nhập mơn) thường bao gồm toàn bộ những


việc mà doanh nghiệp cần làm để giúp một nhân viên mới cảm thấy tự tin khi thực


hiện cơng việc.Q trình đào tạo nhân viên mới của doanh nghiệp quyết định rất


nhiều vào năng suất làm việc của nhân viên cũng như sự trung thành của họ với tổ


chức. Đào tạo nhân viên mới không chỉ là về kỹ năng chuyên môn trong công việc


của họ mà cả những công việc ở những phòng ban khác nhau để họ có thể thấy



</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

Quá trình đào tạo nhập môn không chỉ đơn thuần là dừng lại ở việc dẫn nhân


viên mới đi giới thiệu với tất cả các nhân viên cũ và trình bày tóm tắt cho họ những


nhiệm vụ chính của mình. Những người giám sát trực tiếp của các nhân viên mới


cịn phải giúp họ làm quen, tìm hiểu cơng việc của các phịng ban khác nhau, để từ


đó họ có cảm giác rằng mình có nhiều liên quan đến công việc chung. Các Ngân


hàng thường hay coi trọng vào việc đào tạo cho nhân viên mới ở các khóa đào tạo


tập trung và thường quên mất tầm quan trọng của đào tạo tại Đơn vị kinh doanh-


nơi mà các Nhân viên mới làm việc và thực hành các kiến thức lý thuyết được dạy.


Để thực sự tạo hiệu quả sau quá trình đào tạo cho nhân viên mới các Đơn vị kinh


doanh tại Ngân hàng cần phải thực hiện các giải pháp sau:


<b>- Chào đón các nhân viên mới với thái độ nhiệt tình, thân thiện: việc giới </b>


thiệu các nhân viên mới với những người giám sát trực tiếp của họ rất quan


trọng. Không nên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tên và những thông tin cá


nhân, mà cần mở rộng việc giới thiệu thành một cuộc trò chuyện, thân mật,


thoải mái. Có thể mời các nhân viên mới đi ăn trưa hoặc tham dự một bữa tiệc



thân mật để giới thiệu họ với mọi người. Sau đó, nên thơng báo để nhân viên


cũ biết và chào đón nhân viên mới (trên bảng tin nội bộ hoặc trong phòng


nghỉ). Trong thơng báo nên có tên, hình ảnh, chức vụ của nhân viên mới.


<b>- Quy trình đào tạo cho nhân viên mới nên ngắn gọn dễ hiểu, đảm bảo các </b>


<b>thông tin cơ bản cần thiết: việc tổ chức đào tạo nhập môn một cách bài bản </b>


thường giảm được tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, giảm được chi phí phải đào tạo


lại nhân viên sau này. Thêm vào đó, các nhân viên có năng lực thường sẽ làm


cho khách hàng thỏa mãn hơn. Do đó, quy trình đào tạo nhập mơn nên bắt


đầu bằng việc giới thiệu một bức tranh tổng quát về hoạt động của doanh


nghiệp nhưng khơng nên đẩy q trình này đi quá nhanh.


Nếu chưa có sẵn hồ sơ giới thiệu chức năng của các phịng ban, có thể in một


số tài liệu giới thiệu về lịch sử thành lập và tổng quan về hoạt động của công ty, các


quy định, nguyên tắc, chính sách đối với nhân viên để các nhân viên mới tham khảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

Hiện nay, với sự hỗ trợ của Internet, một số doanh nghiệp đã tổ chức các


chương trình đào tạo trực tuyến để các nhân viên mới tự tìm hiểu những thơng tin



cần thiết. Ngồi ra, các doanh nghiệp bán lẻ có thể tổ chức các buổi huấn luyện kỹ


năng bán hàng, giao tiếp với khách hàng để giúp các nhân viên mới làm quen với


quy trình bán hàng của doanh nghiệp, sau đó cho họ thực tập ở các cửa hàng để giúp


họ không bị bỡ ngỡ khi bước vào thực tế.


<b>- Giúp nhân viên mới có một bức tranh tổng quan về hoạt động của </b>


<b>doanh nghiệp: bên cạnh những kỹ năng chuyên môn cần thiết đối với </b>


từng nhân viên mới và có liên quan trực tiếp đến công việc của họ, Ngân


hàng cũng cần truyền đạt cho họ những kiến thức, kỹ năng cơ bản của các


bộ phận khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công việc của họ,


chẳng hạn như kỹ năng xây dựng quan hệ với khách hàng, kiến thức về


sản phẩm và hàng tồn kho, kiến thức về các thiết bị và công nghệ được sử


dụng trong doanh nghiệp, các chính sách và quy trình làm việc của từng


phòng ban, các biện pháp an ninh và an toàn lao động.Tạo điều kiện cho


nhân viên tiếp xúc và trau dồi thêm kinh nghiệm ở những cơng việc khác


ngồi cơng việc mà họ đảm trách. Có những chuẩn bị trước để giúp họ có



thể thăng tiến và phát triển nghề nghiệp như họ mong muốn. Có những kế


hoạch, hướng đi cho những nhân viên xuất sắc để tạo cho chính doanh


nghiệp mình một nguồn nhân lực mạnh, duy trì sự ổn định về hoạt động


khi có sự thiếu hụt về nhân sự.


<i><b>- Hoạch định cho tương lai: ngay giai đoạn đào tạo nhập mơn, doanh nghiệp </b></i>


nên có những bước chuẩn bị để giúp các nhân viên có thể phát triển nghề


nghiệp theo đúng nhu cầu, nguyện vọng của họ và vạch ra hướng đi cho


những nhân viên xuất sắc. Việc đào tạo chéo, tức là tạo điều kiện cho các


nhân viên được học hỏi nhiều cơng việc khác nhau ngồi cơng việc hiện tại


của họ là một cách làm được nhiều doanh nghiệp thực hiện nhằm tạo ra một


nguồn nhân lực vững mạnh, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định khi


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

Mỗi Ngân hàng đều có những cách thức và phương pháp đào tạo nhân viên


mới khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung thì họ sẽ sử dụng những khóa học ngắn hạn,


mời những chuyên gia về lĩnh vực cần đào tạo… Ngoài ra, có thể sử dụng những


nhân viên cũ có kinh nghiệm làm thầy dạy những kỹ năng cần nắm bắt cho nhân



viên mới. So với những hình thức khác thì cách này là hiệu quả nhất, vì nhân viên


cũ có kiến thức về hoạt động của doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm trong chuyên


môn. Tuy vậy, sự cạnh tranh rất lớn trong Ngân hàng khiến các nhân viên đố kỵ


hoặc lo sợ mất chỗ làm khiến hình thức đào tạo này cũng trở nên khó khăn.


Cuối cùng, điều quan trọng nhất trong quá trình đào tạo nhập môn là sự


tương tác mang tính cá nhân. Doanh nghiệp cần phải tạo ra cho các nhân viên mới


một cảm giác thân thiện, thoải mái để họ nhanh chóng hịa nhập vào tập thể.


<i><b>4.2.5 Nâng cao chất lượng giảng viên nội bộ </b></i>



- Để nâng cao được chất lượng của Giảng viên nội bộ đảm bảo được chất


lượng giảng dạy với các khóa đào tạo hội nhập và các chương trình đào tạo


theo Lộ trình cơng danh của Chun viên Khách hàng cá nhân, Chuyên viên


Khách hàng doanh nghiệp và Giao dịch viên. Đến thời điểm hiện tại TPB đã


áp dụng một số biện pháp để nâng cao chất lượng giảng viên nội bộ:


 Các giảng viên nội bộ TPB phải được lựa chọn, sàng lọc qua khóa tuyển chọn


chất lượng Giảng viên đầu vào. Với mỗi đợt tuyển chọn, các giảng viên nội bộ



sẽ được Giảng thử một nội dung có sẵn. Theo nội dung giảng thử của Giảng


viên, Hội đồng chấm điểm sẽ xem xét dưới các tiêu chí sau để lựa chọn:


o Có kiến thức chuyên sâu về một hoặc nhiều lĩnh vực mà Ngân hàng hoạt


động, phù hợp với yêu cầu giảng dạy;


o Có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực giảng dạy tối thiểu 01 năm (yếu tố này


có thể được xem xét loại trừ nếu giảng viên đáp ứng được các yêu cầu về


chuyên mơn thơng qua giảng thử);


o Có phẩm chất đạo đức, có năng khiếu về sư phạm và được đào tạo qua lớp kỹ


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

o Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng tin học và phương tiện phục vụ


cho công tác giảng dạy liên quan;


o Chưa từng bị xử lý kỉ luật do vi phạm các quy định nội bộ của Ngân hàng


Việc sàng lọc này là cơ sở để loại bỏ những giảng viên không đủ năng lực và


khả năng giảng dạy, cũng là cơ sở để xác định các tiêu chí lựa chọn Giảng


viên trong nội bộ TPB.


 Các Giảng viên nội bộ trước khi tham gia chính thức khóa đào tạo phải bắt



buộc tham gia khóa đào tạo “Train the Trainer” và có chứng chỉ đào tạo sau


khi hồn thành khóa. Tham gia khóa đào tạo này các Giảng viên được cung


cấp những kỹ năng cơ bản để trở thành một Giảng viên thực sự.


- Mặc dù TPB có nguồn giảng viên nội bộ dồi dào và có trình độ chun mơn


nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đội ngũ


giảng viên này có thể gây cho học viên cảm giác nhàm chán do các phương


pháp giảng dạy không đa dạng, rập khuôn. Giảng viên giảng dạy cần phải tạo


hứng thú học tập cho học viên bằng phương pháp giảng giải hấp dẫn của


mình để thu hút các học viên. Tránh hiện tượng giảng viên giảng, học viên


ngồi chép bài hoặc làm việc riêng, lớp học không nên quá đông để đảm bảo


được chất lượng của bài giảng. Giảng viên cần phải kích thích người học tích


cực tham gia thảo luận làm việc nhóm, làm bài tập tình huống hay đóng vai,


khuyến khích người học trao đổi, thắc mắc. Vì vậy, trong thời gian tới TPB


cần đào tạo lại đội ngũ giảng viên đồng thời thuê ngoài một số giảng viên để


tạo hứng thú cho học viên khi tham gia đào tạo.



- TPB phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn cho tất


cả giảng viên bằng cách định kỳ hàng năm TPB tổ chức các lớp bồi dưỡng


nghiệp vụ hoặc cấp kinh phí cho các giảng tham gia học tập tại các lớp bồi


dưỡng nghiệp vụ do các trường đại học để bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ


cho đội ngũ giảng viên này để họ có thể trực tiếp tham khảo, khai thác các tài


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

với các chuyên gia nước ngồi nhằm phục vụ tốt hơn cho cơng tác giảng dạy.


Từ đó, TPB sẽ thành lập ra đội Giảng viên cốt cán để làm bộ phận cốt lõi


trong việc đào tạo và hướng dẫn các Giảng viên nội bộ tương lai. Các Giảng


viên cốt cán này có thể được lựa chọn để đi bồi dưỡng nâng cao trình độ ở


nước ngồi thơng qua các hình thức tham quan học tập, hội nghị, hội thảo


nghiên cứu khoa học...


- Với các Giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy, Trưởng bộ phận có cam kết


giảm thiểu số lượng công việc thường ngày cho các giảng viên này trong


suốt thời gian đào tạo. Đó là cơ sở để các Giảng viên có nhiều thời gian hơn


để chuẩn bị bài giảng và chuyên tâm cho công tác đào tạo tại TPB.



<i><b>4.2.6 Công tác đánh giá sau đào tạo: </b></i>



Hiệu quả của chương trình đào tạo được đánh giá qua hai giai đoạn:


Giai đoạn 1: Học viên tiếp thu, học hỏi sau khóa đào tạo.


Giai đoạn 2: Học viên áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học hỏi được vào


trong thực tế để thực hiện công việc như thế nào.


Đánh giá được kết quả học tập trong giai đoạn 1 khơng khó nhưng đánh


giá được hiệu quả của toàn khóa học là một vấn đề phức tạp và đỏi hỏi thời gian.


Trong thực tế có học viên đã lĩnh hội các vấn đề rất tốt, các kiến thức và kỹ năng


mới trong khóa học, hồn thành xuất sắc chương trình đào tạo, nhưng khơng áp


dụng được những gì đã học vào trong thực hiện cơng việc. Để tránh các lãng phí


trong đào tạo, sau một phần hoặc toàn bộ chương trình đào tạo, cần thiết có sự


đánh giá về kết quả đào tạo (giai đoạn 1), xem xét lại mức độ thỏa mãn các mục


tiêu của đào tạo và đưa ra những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả


cho các chương trình đào tạo sau. Theo đó, tác giả luận văn để xuất một số giải


pháp sau:



- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khóa học và giảng viên sau đào tạo phù hợp:


Để tránh việc đánh giá cảm tính của học viên sau đào tạo, Phịng đào tạo cần


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

lượng. Và có hướng dẫn nội dung đánh giá cho các học viên. Với mỗi điểm


số lựa chọn, các học viên cần đưa ra lý do đánh giá dựa theo các nội dung


của hướng dẫn. Việc này sẽ hạn chế việc đánh giá tùy ý, cảm tính với giảng


viên, hạn chế việc gây ức chế cho Giảng viên khi nhận kết quả đánh giá.


- Các cán bộ đào tạo cũng cần tăng cường giám sát chặt chẽ học viên và Giảng


viên trong quá trình đào tạo để đảm bảo (1) các nội dung đào tạo được truyền


đạt đầy đủ, (2) Ý thức học tập và giảng dạy của học viên và Giảng viên tốt,


(3) Hạn chế và loại trừ các học viên có thái độ học tập kém, làm cơ sở để có


kiến nghị về Trưởng đơn vị sau khi khóa đào tạo kết thúc.


- Việc triển khai dự án PSP đã nhận thấy được những kết quả tích cực ban đầu


và cung cấp một nguồn cán bộ đào tạo tại Đơn vị kinh doanh tốt, có kinh


nghiệm. Do đó Ban điều hành cần khuyến khích và mở rộng phạm vi triển


khai mở rộng dự án PSP để có nhân sự hỗ trợ nhân viên kinh doanh tại đơn



vị sau khi đào tạo tập trung tại Trung tâm đào tạo.


- Việc đánh giá năng lực của các cán bộ kinh doanh tại đơn vị sau đào tạo


cần được nhìn nhận đúng đắn với mức KPIs phù hợp. Vì vậy theo báo cáo


phân tích số lượng cán bộ kinh doanh nghỉ việc sau 02 tháng thử việc


trong năm 2013 lên đến 90%, Ban điều hành cần giảm mức KPIs cho các


cán bộ kinh doanh xuống. Mức KPIs của các cán bộ mới chỉ bằng 40% so


với các cán bộ kinh doanh cũ. Đồng thời, để giúp các cán bộ kinh doanh


có cơ sở khách hàng tốt, đơn vị kinh doanh cần thành lập các đội bán


hàng. Các đội bán hàng này sẽ có 01 nhân viên cũ kèm cặp cho 01 nhân


viên mới, cùng bán hàng và chia sẻ các kinh nghiệm xử lý hồ sơ, kinh


nghiệm bán thực tế. Trong trường hợp nếu sau 02 tháng mà chuyên viên


KHDN không đạt được chỉ tiêu nhưng được đánh giá là có năng lực thì


vẫn cho phép luân chuyển sang vị trí Chuyên viên KHCN và ngược lại.


Việc luân chuyển này giúp cho các chuyên viên kinh doanh được thử sức


ở vị trí mới và phát huy hết khả năng của mình, tận dung được các kinh



</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<i><b>4.2.7 Tăng nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo và tổ chức đào tạo </b></i>



Để đảm bảo các cá nhân tham gia đào tạo hiểu được tầm quan trọng của việc


đào tạo, Phòng đào tạo cần đưa ra một số chế tài áp dụng kèm theo các biện pháp


nhắc nhở học viên tham gia đào tạo để đảm bảo sự tuân thủ của học viên như:


- Thông báo cho các học viên thời gian đào tạo và địa điểm đào tạo trước thời


gian đào tạo chính thức 01 ngày qua điện thoại cá nhân của học viên.


- Có chế tài áp dụng với các học viên đi học muộn hoặc không tham gia đầy


đủ như Quyết định phạt và khen thưởng của Tổng Giám đốc với từng cá


nhân theo tháng, Đánh giá điểm hành vi của từng cá nhân tại từng kỳ đánh


giá KPIs.


<i><b>4.2.8 Các giải pháp khác. </b></i>



- Nâng cao chất lượng đầu vào thông qua quá trình tuyển dụng. Các vị trí


tuyển dụng cần phải có Mơ tả cơng việc và yêu cầu công việc rõ ràng. Các


ứng viên cần đạt được các tiêu chí yêu cầu cơ bản của Bảng yêu cầu công


việc. Trong trường hợp chưa đạt 100% yêu cầu ngay khi tuyển dụng nhưng



ứng viên có tiềm năng thì Bộ phận đào tạo và Giám đốc đơn vị tiếp nhận cần


xác định rõ các kỹ năng, kiến thức cần bổ sung. Nếu chất lượng đầu vào tốt,


công tác đào tạo cho nhân viên mới sẽ hiệu quả hơn do nhân viên đã có


những kiến thức và kỹ năng cơ bản, chỉ cần đào tạo chuyên sâu. Điều này


cũng tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo tương đối lớn.


- Hồn thiện chính sách đãi ngộ đối với nhân viên: TPB cần xây dựng chính


sách lương, thưởng các đãi ngộ khác phù hợp với năng lực, trình độ và hiệu


quả mà nhân viên mang lại. Điều này làm cho nhân viên gắn bó lâu dài với


TPB, tránh việc đào tạo lãng phí thời gian nguồn lực mà Nhân viên mới


khơng gắn bó lâu dài với tổ chức.


- Hoàn thiện bộ máy tổ chức làm công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển


nguồn nhân lực từ cấp chi nhánh kênh phân phối. Mỗi đơn vị nên có một cán


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

tại đơn vị. Cán bộ này sẽ phụ trách nghiên cứu nhu cầu, đối tượng, khả năng


của đơn vị về đào tạo, lập kế hoạch đào tạo của đơn vị gửi về trung tâm đào


tạo, kết hợp với trung tâm đào tạo để thực hiện đào tạo và hỗ trợ trưởng đơn



vị trong việc đánh giá kết quả sau đào tạo. Cán bộ này phải là những người


có trình độ chuyên môn về đào tạo và phải được thường xuyên bồi dưỡng


kiến thức chuyên môn để tăng cường khả năng đào tạo trong nội bộ đơn vị.


- Đào tạo và phát triển phải đi đôi với tạo việc làm, sử dụng người lao động


sau đào tạo. TPB cần bố trí cơng việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng


của nhân viên, điều này sẽ giúp nhân viên phát huy năng lực, sở trường và


tăng sự hài lòng trong nghề nghiệp. Tạo điều kiện cho nhân viên sau khi đào


tạo có cơ hội thăng tiến theo tiến trình nghề nghiệp của bản thân. Như thế


nhân viên sẽ có khả năng phát huy những kiến thức, những chuyên môn


nghiệp vụ mà họ được học, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của


toàn hệ thống, tránh được sự lãng phí về thời gian, chi phí cho hoạt động đào


tạo và bồi dưỡng. Ngoài ra, việc được bố trí vào vị trí thích hợp sau đào tạo


sẽ là một động cơ thúc đẩy người được đi học cố gắng và cố gắng hơn nữa để


học tập tốt trong khóa đào tạo, u cơng việc hơn sau khóa đào tạo. TPB cần


xây dựng một cơ chế chính sách để tạo động lực thực sự cho người lao động



để người lao động thấy được rằng TPB luôn tạo điều kiện cho nhân viên học


tập và phát triển gắn với cơ hội thăng tiến theo tiến trình nghề nghiệp cá nhân


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<b>KẾT LUẬN </b>



Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các tổ chức ngày


càng khốc liệt và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là một lợi thế lớn để doanh


nghiệp có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Đào tạo cho nhân viên mới


là việc hết sức quan trọng, là chìa khóa vàng để nâng cao hiệu quả công việc trong


trường hợp có sự thay đổi về nhân sự và cần được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ


thực tiễn đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác đào tạo cho Nhân viên


mới tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong”.


Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đào tạo nguồn nhân lực, quy


trình và cách thức thực hiện đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp, phân tích


thực trạng công tác đào tạo nhân viên mới tại TPB từ đó đưa ra một số giải pháp


nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo nhân lực trong tương lai. Luận văn có thể là tài


liệu để TPB hồn thiện cơng tác đào tạo tại các kênh phân phối cũng như toàn hệ



thống. Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu phần xây dựng kế hoạch đào tạo năm,


chưa đi sâu vào phân tích chiến lược cũng như xây dựng chính sách đào tạo. Do


giới hạn bởi khả năng kiến thức và thực tế về hoạt động đào tạo, nên luận văn


không tránh khỏi những hạn chế như chưa xây dựng được cách thức, các chỉ tiêu


đánh giá cụ thể cho công tác đánh giá sau đào tạo.


Em rất mong sự góp ý chân thành của các thầy cô để luận văn có thể đạt


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1. <i>Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, </i>


<i>Trường đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân. </i>


2. <i>Nguyễn An Châu (2010), Hồn thiện cơng tác đào tạo và phát triển đội ngũ </i>


<i>giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đến năm 2015, Luận văn Thạc sỹ </i>


kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.


3. <i>Mai Quốc Chánh và Phạm Đức Thành (2009 ), Giáo trình kinh tế lao động, </i>


NXB Giáo Dục, Hà Nội.


4. <i>Trần Kim Dung (2010), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản tổng hợp </i>



TP. HCM.


5. <i>Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2012), Giáo trình quản trị nhân </i>


<i>lực (Tái bản lần thứ 2, có sửa đổi bổ sung), NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, </i>


Hà Nội.


6. <i>Bussiness Edge (2014), Đào tạo Nguồn nhân lực - Làm sao để khỏi ném tiền </i>


<i>qua cửa sổ, Nhà xuất bản trẻ. </i>


7. <i>Phạm Mạnh Hùng (2005), Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực </i>


<i>trong ngành hàng Không Việt Nam trong giai đoạn 1993-2003 thực trạng và </i>


<i>giải pháp, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. </i>


8. <i>Jinji Manekyo (1999), Nhân sự - chìa khóa của thành công, do dịch giả Trần </i>


Quang Tuệ dịch, Nhà xuất bản Hà Nội.


9. <i>Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2012-2014), Báo cáo kết quả hoạt động sản </i>


<i>xuất kinh doanh và Báo cáo nhân lực các năm 2012, 2013, 2014. </i>


<i>10. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2012-2014), Các quy định, quy trình đào tạo </i>


<i>và các kết quả báo cáo kết quả đào tạo năm 2012, 2013, 2014. </i>



<i>11. Willam J.Rothwell (2011), Tối đa hóa năng lực nhân viên, do dịch giả Vũ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

<i>12. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự , Nhà xuất bản Lao động xã hội. </i>


<i>13. Đào Vǎn Tuyết, Choi Seong, Trần Vǎn Lǎng (2014), E-learning – Hệ thống </i>


<i>đào tạo từ xa, Nhà xuất bản Thống kê. </i>


<i>14. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực, Nhà </i>


xuất bản Thế giới Hà Nội.


<i>15. Trần Hồng Vân (2006), Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn lực </i>


<i>ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế </i>


<i>quốc tế, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. </i>


<i>16. Ngơ Thị Hồng Yến (2007), Hồn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát </i>


<i>triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc doanh- VP Bank, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130></div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

<b>Phụ Lục 1a: Bảng hỏi công tác đào tạo cho Nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên </b>


<b>Phong. (Áp dụng cho Cán bộ quản lý) </b>


<b>Điều tra về công tác đào tạo cho Nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. </b>


Phạm vi điều tra: Các cán bộ quản lý (Từ cấp Trưởng nhóm, Trưởng Phịng, Giám đốc
trung tâm) của các nhân viên mới.



Tên tơi là Lê Thị Huệ- Trưởng nhóm dự án Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Tiên
Phong.Hiện tôi đang làm nghiên cứu luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học kinh tế quốc dân,
<i>với đề tài “ Hồn thiện cơng tác đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên </i>


<i>Phong”. Để có những ghi nhận thực tế về tình hình đào tạo cho các cán bộ nhân viên mới </i>


tại Ngân hàng TPB, Kính mong ông/bà trả lời giúp tôi một số câu hỏi . Những thông tin
ông/bà cung cấp sẽ là nguồn tài liệu quan trọng giúp tôi đánh giá xác thực, khách quan hơn
về công tác đào tạo và phát triển trong công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn.


Xin ơng bà vui lịng điền các thông tin và đánh dấu V vào một phương án phù hợp
1. Họ và tên: ………..


2. Giới tính


□ Nam □ Nữ
4. Trình độ chuyên môn của ông/bà:


□ Trên Đại học □ Đại học


□ Cao đẳng, trung cấp □ Lao động phổ thông
5. Chức danh công việc ông/bà đang đảm nhận


……….
6. Thâm niên công tác


□ < 5 năm □ 10 – 20 năm
□ 5 – 10 năm □ > 20 năm



7. Trong thời gian 1 năm trở lại đây, cán bộ nhân viên mới của ơng/bà có tham gia
khóa đào tạo bất kỳ nào trong công ty?


Ghi chú: Nhân viên mới bao gồm (1) các cá nhân mới gia nhập một doanh nghiệp và
mới bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp đó và (2) các cá nhân đã và đang làm việc trong
tổ chức nhưng được điều chuyển sang vị trí cơng việc khác so với công việc hiện đang
làm. Nhân viên mới có thể đã có hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc tại tổ chức khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

8. Kiến thức, kỹ năng đào tạo có phù hợp với công việc mà ông bà đang yêu cầu nhân
viên mới (đặc biệt là Giao dịch viên, Chuyên viên KHCN, Chuyên viên KHDN) làm
hay sắp làm hay không?


□ Rất phù hợp □ Phù hợp


□ Ít phù hợp □ Không liên quan


9. Nhận xét của ông/bà về năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ đào tạo
Giảng viên nội bộ Giảng viên bên ngoài


□ Giỏi □ Giỏi
□ Trung bình □ Trung bình
□ Khá □ Khá


□ Kém □ Kém
10 Đánh giá của ông/bà về kỹ năng truyền đạt kiến thức của cán bộ đào tạo
Giảng viên nội bộ Giảng viên bên ngoài


□ Rất dễ hiểu □ Rất dễ hiểu
□ Dễ hiểu □ Dễ hiểu



□ Khó hiểu □ Khó hiểu
□ Rất khó hiểu □ Rất khó hiểu
11. Về phương pháp giảng dạy của cán bộ đào tạo


Giảng viên nội bộ Giảng viên bên ngoài □
Dễ hiểu □ Dễ hiểu


□ Bình thường □ Bình thường


□ Hiểu ít □ Hiểu ít
□ Không hiểu □ Khơng hiểu


12. Kết thúc khóa đào tạo, trình độ chun mơn của nhân viên mới mà ông/bà tiếp quản
được cải thiện như thế nào?


□ Cải thiện rất nhiều
□ Cài thiện một phần
□ Không thay đổi


Ý kiến khác:……….


13. Nội dung đào tạo có phù hợp với những kiến thức, kỹ năng mà ông/bà mong muốn
nhân viên mới được đào tạo không?


□ Phù hợp
□ Ít phù hợp


□ Không phù hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

14. Đánh giá của ông bà về cơ sở vật chất của chương trình đào tạo


□ Đáp ứng tốt


□ Đáp ứng một phần
□ Không đáp ứng được


Ý kiến khác………


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

<b>Phụ Lục 1b: Bảng hỏi công tác đào tạo cho Nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên </b>


<b>Phong. (Áp dụng cho nhân viên mới trực tiếp tham gia đào tạo) </b>


<b>Điều tra về công tác đào tạo cho Nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. </b>
Phạm vi điều tra: Cán bộ nhân viên mới trực tiếp tham gia đào tạo


Tên tôi là Lê Thị Huệ- Trưởng nhóm dự án Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Tiên
Phong.Hiện tôi đang làm nghiên cứu luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học kinh tế quốc dân,
<i>với đề tài “ Hoàn thiện công tác đào tạo cho nhân viên mới tại Ngân hàng TMCP Tiên </i>


<i>Phong”. Để có đánh giá chân thực về tình hình đào tạo cán bộ nhân viên mới tại Ngân </i>


hàng TMCP Tiên Phong, Kính mong Anh/chị trả lời giúp tôi một số câu hỏi . Những thông
tin Anh/chị cung cấp sẽ là nguồn tài liệu quan trọng giúp tôi đánh giá xác thực, khách quan
hơn về công tác đào tạo cho nhân viên mới trong Ngân hàng. Tôi xin chân thành cảm ơn.


Xin ông bà vui lịng điền các thơng tin và đánh dấu V vào một phương án phù hợp
1. Họ và tên: ………..


2. Giới tính


□ Nam □ Nữ


3. Trình độ chun mơn của ơng/bà:


□ Trên Đại học □ Đại học


□ Cao đẳng, trung cấp □ Lao động phổ thông
4. Chức danh công việc ông/bà đang đảm nhận


……….


5. Thời gian vào làm việc tại Ngân hàng TPB: Ngày…tháng….năm


6. Kể từ thời điểm được tuyển dụng vào Ngân hàng TPB, Anh/Chị đã tham gia bao
nhiêu khoa đào tạo dành cho nhân viên mới.


<b>Ghi chú: Nhân viên mới bao gồm (1) các cá nhân mới gia nhập một doanh nghiệp </b>


và mới bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp đó và (2) các cá nhân đã và đang làm việc trong
tổ chức nhưng được điều chuyển sang vị trí cơng việc khác so với cơng việc hiện đang làm.
Nhân viên mới có thể đã có hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc tại tổ chức khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

7. Kiến thức, kỹ năng đào tạo có phù hợp với cơng việc mà Anh/Chị (đặc biệt là Giao
dịch viên, Chuyên viên KHCN, Chuyên viên KHDN) làm hay sắp làm hay không?
□ Rất phù hợp □ Phù hợp


□ Ít phù hợp □ Không liên quan


8. Nhận xét của Anh/chị về năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ đào tạo
Giảng viên nội bộ Giảng viên bên ngoài



□ Giỏi □ Giỏi
□ Trung bình □ Trung bình
□ Khá □ Khá


□ Kém □ Kém
9. Đánh giá của Anh/chị về kỹ năng truyền đạt kiến thức của cán bộ đào tạo
Giảng viên nội bộ Giảng viên bên ngoài


□ Rất dễ hiểu □ Rất dễ hiểu
□ Dễ hiểu □ Dễ hiểu


□ Khó hiểu □ Khó hiểu
□ Rất khó hiểu □ Rất khó hiểu


10. Đánh giá của Anh/Chị về phương pháp giảng dạy của
cán bộ đào tạo


Giảng viên nội bộ Giảng viên bên ngoài
□ Dễ hiểu □ Dễ hiểu
□ Bình thường □ Bình thường


□ Hiểu ít □ Hiểu ít
□ Không hiểu □ Không hiểu


11. Kết thúc khóa đào tạo, trình độ chuyên môn của
Anh/Chị được cải thiện như thế nào?


□ Cải thiện rất nhiều
□ Cài thiện một phần
□ Không thay đổi



Ý kiến khác:……….


12. Nội dung đào tạo có phù hợp với những kiến thức, kỹ
năng mà Anh/chị mong muốn được đào tạo không?


□ Phù hợp
□ Ít phù hợp


□ Không phù hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

13. Đánh giá của Anh/Chị về cơ sở vật chất của chương trình đào tạo
□ Đáp ứng tốt


□ Đáp ứng một phần
□ Không đáp ứng được


Ý kiến khác………


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

<b>PHỤ LỤC 1c: MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU </b>


<b>1. Danh sách các cá nhân tham gia phỏng vấn </b>


STT Tên Chức danh


1 Nguyễn Ngọc Lan Trưởng phòng đào tạo- Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
2 Đặng Thị Bích Thủy Giám đốc TPB Sở Giao dịch


3 Huỳnh Tấn Lực Giám đốc TPBank Bến Thành



4 Trần Ngọc Phương Thanh Chuyên viên KHDN- TPB Nguyễn Oanh
5 Trần Phan Tùng Chuyên viên KHDN- TPBank Tây Hà Nội
6 Đinh Hồng Hà Chuyên viên KHCN- TPBank Phạm Hùng
7 Đỗ Thị Hịa Chun viên KHCN- TPB Hồn Kiếm
8 Thái Sơn Hòa Giao dịch viên- Sở Giao dịch


9 Nguyễn Thị Xuân Giao dịch viên- Tây Hà Nội.


<b>2. Danh sách các câu hỏi phỏng vấn sâu: </b>


a. Danh sách các câu hỏi phỏng vấn sâu cho Trưởng phòng đào tạo
STT Câu hỏi phỏng vấn


1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo cho nhân viên mới tại TPB là gì?


2 Hiện tại TPB đang thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo trước khóa học như thế nào?
3 Các phương pháp đào tạo hiện tại TPB đang áp dụng là gì? Đánh giá về phương pháp


được TPB ưu tiên/ áp dụng phổ biến?


4 Các bất cập trong việc triển khai công tác đào tạo nhân viên mới tại TPB là gì?
5 Hiện tại TPB đang tuyển chọn các giảng viên nội bộ và bên ngoài như thế nào?


6 Đánh giá vể tỷ lệ nghỉ việc của các nhân viên mới ở vị trí Chuyên viên KHCN, Chuyên
viên KHDN, Giao dịch viên sau thời gian đào tạo và thử việc tại ĐVKD? Lý do tại sao?
7 Nguyên nhân biến động lao động ở nhóm nhân viên KHCN và KHDN nhiều?


8 Các cải tiến và giải pháp phòng đào tạo dự kiến triển khai trong thời gian tới.
9 Đặc điểm của các nhân viên mới TPB là gì?



b. Danh sách các câu hỏi phỏng vấn sâu cho Giám đốc đơn vị kinh doanh
STT Câu hỏi phỏng vấn


1 Đánh giá về chất lượng các chương trình đào tạo cho nhân viên mới hiện nay và mức
độ đáp ứng của của nội dung chương trình đào tạo và nhu cầu của đơn vị kinh doanh
2 Việc đào tạo tại đơn vị kinh doanh cho các nhân viên mới được tiến hành như thế nào?
3 Nguyên nhân biến động lao động ở nhóm nhân viên mới KHDN và KHCN nhiều hơn


Giao dịch viên?


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

c. Danh sách các câu hỏi phỏng vấn sâu cho Chuyên viên KHCN & Chuyên viên
KHDN & Giao dịch viên:


STT Câu hỏi phỏng vấn


1 Đánh giá của Anh/chị về nội dung chương trình đào tạo nhân viên mới cho vị trí
CVKHCN/ CVKHDN/ Giao dịch viên.


2 Đánh giá của Anh/Chị về sự cải thiện năng lực sau khi tham gia khóa đào tạo nhân
viên mới tại hội sở.


3 Các Anh/Chị có hứng thú với các khóa đào tạo nhân viên mới do giảng viên nội
bộ đứng lớp không? Tại sao


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

<b>PHỤ LỤC 1d: Mẫu câu hỏi khảo sát của Phòng đào tạo </b>


Điều tra về chất lượng của các bộ phận ảnh hưởng công tác đào tạo cho Nhân viên mới tại
<b>Ngân hàng TMCP Tiên Phong: Bộ phận tuyển dụng, Đơn vị tiếp nhận và Phòng đào tạo. </b>
Phạm vi khảo sát: Các nhân viên mới trong lớp Hội nhập.



Thời gian khảo sát: Tháng 9.2014 & Tháng 10.2014


Đơn vị thực hiện khảo sát: Phòng đào tạo- Ngân hàng TMCP Tiên Phong.


Xin ông bà vui lòng điền các thông tin và đánh dấu V vào một phương án phù hợp
3. Họ và tên: ………..


4. Chức danh công việc ông/bà đang đảm nhận
……….


5. Đơn vị công tác


………
6. Mã nhân viên:


………


<b>Xin ông/bà cho điểm dánh giá chất lượng Bộ phận tuyển dụng theo từng tiêu chí bên </b>
dưới theo các mức điểm (1: Kém; 2: Bình thường; 3:Đạt yêu cầu; 4: Tổt; 5: Rất tốt)
7. Gửi Thư mời làm việc TPBank (Thông báo trúng tuyển) được gửi tới CBNV TT 07


ngày trước khi CBNV TT gia nhập TPBank


□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5


8. Hướng dẫn hoàn thiện Hồ sơ cá nhân trước khi gia nhập Ngân hàng TMCP Tiên
Phong chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu


□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5
9. Gửi hợp đồng thử việc vào ngày làm việc đầu tiên



□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5


10. Gửi hợp đồng lao động tới CNVN TT sau khi hoàn tất thử việc Về
phương pháp giảng dạy của cán bộ đào tạo


□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5
11. Các ý kiến góp ý giúp cho hoạt động ở trên được tốt hơn (nếu có)


………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

12. Chào đón CBNV Tân tuyển


□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5
13. Giới thiệu Nhân sự và các bộ phận chức năng tại ĐVTN


□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5
14. Thực hiện đào tạo tại chỗ việc tới CBVN tân tuyển


□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5
15. Các ý kiến góp ý giúp cho hoạt động ở trên được tốt hơn (nếu có)


………
………
<b>Xin ơng/bà cho điểm dánh giá chất lượng Phịng Đào tạo theo từng tiêu chí bên dưới theo </b>
các mức điểm (1: Kém; 2: Bình thường; 3:Đạt yêu cầu; 4: Tổt; 5: Rất tốt)


16. Gửi thư mời tham gia đào tạo



□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5
17. Hỗ trợ tích cực trong quá trình đào tạo


□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5
18. . Thông báo kết quả của từng học viên


□ 1 □ 2 □ 3 □ 4 □ 5
19. Các ý kiến góp ý giúp cho hoạt động ở trên được tốt hơn (nếu có)


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

<b>PHỤ LỤC 1e: PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO </b>


<b>KHÓA HỌC (áp dụng trước khóa học) </b>



<b>KỸ NĂNG TƯ VẤN BÁN HÀNG VÀ BÁN CHÉO SẢN PHẨM </b>


<i>Phiếu điều tra này nhằm mục đích thu thập các thơng tin về kiến thức, kỹ năng và </i>


<i>kinh nghiệm sẵn có của Anh/Chị liên quan đến chủ đề đào tạo để thiết kế nội dung </i>


<i>khóa học phù hợp với nhu cầu thực tế tại đơn vị. Các thông tin mà Anh/Chị cung </i>


<i>cấp trong phiếu đánh giá này chỉ để phục vụ cho mục đích trên và hồn tồn khơng </i>


<i>cung cấp cho bất cứ đối tượng nào khác. Mong Anh/Chị vui lòng trả lời đầy đủ các </i>


<i>câu hỏi sau đây: </i>


<b>THÔNG TIN CÁ NHÂN </b>


1. Họ và tên: ………...



2. Chức danh công việc: ………..


3. Đơn vị công tác: ………


4. Số năm công tác tại TPB: ………


5. Phạm vi trách nhiệm công việc chính của Anh/Chị hiện nay:


..………


………


………


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

Stt Nội dung đánh giá Ý kiến học viên


1


Bạn hãy mô tả quy trình bán


hàng mà bạn thường áp dụng


khi đi tư vấn bán hàng


2


Theo bạn bán hàng tư vấn và


bán hàng thơng thường khác



nhau những gì?


3


Khi xin hẹn khách hàng qua


điện thoại, bạn thường gặp


những khó khăn nào?


Bạn hãy nêu 3 câu từ chối


mà bạn thường gặp khi xin


hẹn khách hàng


4 Bạn hãy cho biết 3 việc đầu
tiên bạn thường làm khi gặp


mặt khách hàng?


<i> </i>


5 Bạn thường gặp những khó
khăn gì trong quá trình tiếp


xúc với khách hàng?


6



Bạn thường làm gì khi bạn


muốn thể hiện cho khách


hàng thấy bạn đang lắng nghe


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

Stt Nội dung đánh giá Ý kiến học viên


7


Bạn hãy nêu 3 khó khăn mà


bạn thường gặp khi trình bày


sản phẩm của TPB với khách


hàng


8 Bạn hãy nêu các bước bạn sẽ
thực hiện khi xử lý những từ


chối của khách hàng


9


Trong trường hợp khách hàng


nhất định không tham gia sản


phẩm của TPB, bạn sẽ làm



gì?


10 Bạn mong muốn điều gì qua
khóa học này?


<i>Ý kiến khác: </i>


<i>………</i>


<i>………</i>


<i>……… </i>


<b>TRÂN TRỌNG CẢM ƠN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<b>PHỤ LỤC 02: KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NĂM </b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


<i> </i>


<i> ………., ngày tháng năm 2010 </i>


<b>KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NĂM1 ... </b>


<b>A) Đào tạo cấp Hội sở/Chi nhánh </b>
<b>I. Tổ chức đào tạo : </b>



<b>STT </b> <b>Lĩnh vực/Môn đào tạo </b>


<b>Cấp tổ </b>
<b>chức đào </b>


<b>tạo2</b>


<b>Hình thức </b>
<b>đào tạo3</b>


<b>Thành phần </b>
<b>tham dự bắt </b>


<b>buộc </b>


<b>Số người </b>
<b>tham dự </b>
<i>(ghi rõ số </i>
<i>người tham </i>
<i> dự của từng </i>


<i> bộ phận để </i>
<i> tính lượt đào </i>


<i><b> tạo) </b></i>


<b>Tổ chức cung </b>
<b> cấp dịch vụ </b>
<b>đào tạo/Giảng </b>



<b> viên </b>
<i>(ghi tên tổ </i>
<i>chức dự định </i>


<i><b>nếu có) </b></i>


<b>Thời </b>
<b>lượng dự </b>


<b> kiến </b>
<i>(h đào tạo) </i>


<b>Thời gian </b>
<b>dự kiến </b>
<b>Dự trù </b>
<b>Ngân sách </b>
Bộ phận/Chi
nhánh/Hộị
sở

1


Sử dụng cho Hội sở/Chi nhánh (khi sử dụng cho hội sở, bỏ “/Chi nhánh” đi và ngược lại)


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

<b>Tổng số: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

<b>II. Thi định kỳ/chuyên môn định kỳ Hội sở/Chi nhánh </b>


Thời gian dự kiến:



Nội dung dự kiến:


Dự trù ngân sách thi định kỳ/thi chuyên môn định kỳ:


<b> Tổng Ngân sách dự trù đào tạo cấp Hội sở/Chi nhánh:……… </b>


<b>B) Đào tạo cấp đơn vị/bộ phận4</b>


<b>Đào tạo cấp đơn vị/bộ phận: </b>


<b>STT </b> <b>Lĩnh vực/Mơn đào tạo </b>


<b>Hình thức </b>
<b>đào tạo5</b>


<b>Thành phần </b>
<b>tham dự bắt </b>
<b>buộc </b>


<b>Số người </b>
<i><b>tham dự </b></i>


<i>(ghi rõ số </i>
<i>người tham dự </i>


<i>của từng bộ </i>
<i>phận để tính </i>
<i><b>lượt đào tạo) </b></i>


<b>Tổ chức </b>


<b>cung cấp </b>
<b>dịch vụ đào </b>


<b>tạo/Giảng </b>
<b>viên </b>
<i>(ghi tên tổ </i>
<i>chức dự định </i>


<i><b>nếu có) </b></i>
<b>Thời </b>
<b>lượng dự </b>
<b>kiến </b>
<i>(h đào </i>
<i>tạo) </i>
<b>Thời gian </b>


<b>dự kiến </b> <b>Dự trù Ngân </b>


<b>sách </b>




4


Dùng chung cho cấp bộ phận của Hội sở/Chi nhánh


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

<b>Tổng số: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

<b>Thi chứng chỉ: </b>



<b>STT </b> <b>Lĩnh vực/Môn thi </b>


<b>chứng chỉ </b>


<b>Loại </b>
<b>chứng chỉ </b>


<b>đăng ký 6</b>


<b>Số người </b>
<i><b>tham dự </b></i>
<i>( ghi rõ số </i>
<i>người tham dự </i>


<i>của từng bộ </i>
<i>phận để tính </i>
<i><b>lượt đào tạo) </b></i>


<b>Đơn vị tổ </b>
<b>chức thi </b>
<b>cấp chứng </b>


<b>chỉ </b>
<i>(ghi tên </i>
<i>đơn vị dự </i>


<i>định nếu </i>
<i><b>có) </b></i>


<b>Thời lượng </b>


<b>dự kiến </b>
<i>(h đào tạo) </i>


<b>Thời gian dự </b>


<b>kiến </b> <b>Dự trù Ngân sách </b>


<b>Tổng số: </b>


Dự trù ngân sách thi chứng chỉ:


Tổng ngân sách dự trù đào tạo cấp bộ phận:


<b>C) Tổng Ngân sách đào tạo dự trù cho cả Công ty/Chi nhánh </b>


<i> ..., ngày tháng năm </i>


<b>Phê duyệt7</b> <b>Người xem xét8</b> <b>Người lập9</b>




6 Ghi rõ loại chứng chỉ: “thuộc Chuyên môn” hay” không thuộc chuyên môn”


7


Tổng Giám đốc /Giám đốc Chi nhánhp


8


Cán bộ phụ trách đào tạo Hội sở/Trưởng phòng HC- TH Chi nhánh



9


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

<b>PHỤ LỤC 03: KẾ HOẠCH KHỐ HỌC </b>


<b>CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


<i> </i>


<i> ………., ngày tháng năm </i>


<b>KẾ HOẠCH KHOÁ HỌC </b>


<i><b>KHỐ ĐÀO TẠO: ………Tên khố……….. </b></i>


<i><b>DÀNH CHO ………Tên đối tượng……….CỦA ……đơn vị/bộ phận </b></i>


<b>MÃ SỐ: …………../MM/YYYY </b>


Thời gian: <i>Từ ngày DD/MM/YYYY đến ngày DD/MM/YYYY </i>


Số ngày đào tạo …. …………..Số giờ tham gia đào tạo……


Loại hình đào tạo (Trực tiếp/ Trực tuyến):


Địa điểm dự kiến tổ chức:


Đơn vị đồng tổ chức (nếu có):



Quản lý lớp:


<b>1. MỤC TIÊU KHỐ HỌC: </b>


………


………


Sau khố đào tạo, các học viên có thể:


...


...


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

<b>NỘI DUNG ĐÀO TẠO: </b>


<b>STT </b> <b>Môn học </b> <b>Giảng viên/Nhà </b>


<b>cung ứng </b> <b>Thời lượng </b>


<b>Buổi/Ngày </b> <b>Giờ </b>


<b>Tổng: </b>


<b>2. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN: </b>


- Số lượng dự kiến và thành phần tham dự dự kiến:


- Danh sách học viên (có thể bổ sung tên cụ thể sau khi được duyệt khoá học)



<b>3. YÊU CẦU TRANG THIẾT BỊ ĐÀO TẠO: </b>


<b>1. Tài liệu và trang thiết bị phòng học: </b>


<b>Các trang thiết bị </b> <b>Số lượng </b> <b>Ghi chú </b>


Video Conference


Máy tính/ laptop


Màn chiếu, Máy chiếu, pointer


Micro


Bút viết + Bút viết bảng/phấn viết bảng, Flipchart, giấy A0


Name tag


Bàn học kê theo yêu cầu


Các yêu cầu khác:


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

<b>4. CHI PHÍ ƯỚC TÍNH </b>


- Kinh phí khố học:Chi phí giảng viên + Chi phí phụ trợ + các khoản chi khác


ước tính


- Trong đó:



 Khoản tiền thuộc ngân sách được tài trợ: ……….


 Khoản tiền phát sinh khác……….


<b>5. CÁC BÊN LIÊN QUAN, RỦI RO VÀ HÀNH ĐỘNG PHÒNG NGỪA: </b>


<b>STT </b> <b>Rủi ro </b> <b>Mức độ </b>


<b>quan tâm </b>


<b>Hành </b>
<b>động </b>
<b>khắc </b>
<b>phục </b>


<b>Người </b>
<b>thực </b>
<b>hiện </b>


<b>Thời gian thực </b>
<b>hiện </b>


1 Về thời gian đào tạo Cao/Trung
bình/Thấp


Trước/Trong/Sau


khố học


2 Về nội dung đào tạo



3 Về học viên tham dự


4 Về Nhà cung


ứng/giảng viên


5 Về kinh phí


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

<b>6. CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG: </b>


<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b>


<b>Đơn </b>
<b>vị </b>
<b>tính </b>


<b>Kết </b>
<b>quả </b>
<b>cần </b>
<b>đạt </b>
<b>được </b>


1 Chất lượng khoá học (qua feedback của học viên) điểm <i>>= 7 </i>


2 Tỷ lệ lượt người tham dự/kế hoạch % <i>>= 70 </i>


3 Tỷ lệ h đào tạo thực hiện/kế hoạch % <i>>= 70 </i>


4 Các chỉ tiêu liên quan tới số chứng chỉ đạt được/kế hoạch……



<b>Phê duyệt10</b> <b>Xem xét11</b> <b>Người lập12</b>




10


Cán bộ phụ trách đào tạo/trưởng bộ phận


11


Cán bộ phụ trách


12


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

<b>PHỤ LỤC 04: BÁO CÁO KẾT QUẢ SAU ĐÀO TẠO/THI </b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>


<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


<i> </i>


<i> ………., ngày tháng năm 2010 </i>


<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ SAU ĐÀO TẠO/THI 13</b>


<i><b>Họ và tên:... </b></i>


<i><b>Tại phịng/ban: ... </b></i>



<i><b>Vị trí cơng tác hiện tại: ... </b></i>


<i><b>Khóa học đã tham gia: ... </b></i>


<i><b>Thời gian: ... Từ ... đến ... </b></i>


Tôi xin báo cáo kết quả sau khi tham gia chương trình đào tạo như sau:


Tóm lược và đánh giá chi tiết theo từng nội dung khóa học: ...


...


...


Những kiến thức có thể áp dụng được ngay vào cơng việc hiện tại: ...


...


...


...


Đề xuất ...


...


Người báo cáo





13


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

<b>Phần dành cho Quản lý trực tiếp: </b>


- Nhận xét: ………


...


<i>Tôi cam kết sẽ theo dõi, đánh giá chất lượng và khả năng áp dụng kiến thức đã </i>


<i>học của học viên vào công việc theo chu kỳ 1, 3, và 6 tháng theo yêu cầu từ </i>


<i>phòng đào tạo. </i>


<b> Trưởng/Phó phịng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

<b>PHỤ LỤC 05: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHỐ HỌC CỦA HỌC VIÊN </b>


<b>CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


<i> </i>


<i> ………., ngày tháng năm 2010 </i>


<b>PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHỐ HỌC CỦA HỌC VIÊN </b>


Tên khố học: ...



Thời gian học: ...


<i>Để việc tổ chức các khóa học sau ngày một hiệu qủa hơn, xin các Anh/ Chị hãy vui </i>


<i>lòng điền và đánh dấu (X) vào bảng câu hỏi sau: </i>


<b>ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC </b>


<b>Nội dung đánh giá </b> <b>Xuất </b>


<b>sắc </b> <b>Tốt </b> <b>Khá </b>


<b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>Kém </b>


<b>Nhận xét </b>
<b>thêm </b>


Khóa học đã đáp ứng


mong muốn của bạn ở


mức độ nào?


Khóa học liên quan đến


cơng việc của bạn ở


chừng mực nào?



Khóa học có đạt được


tính ứng dụng cao


khơng?


<i><b>Tơi có thể áp dụng được khóa học này dễ dàng hơn nếu nội dung được cải </b></i>


<i><b>tiến/làm rõ bằng cách: </b></i>


<i>- Tăng thời lượng kỹ năng: ...</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

<b>ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN </b>


<b>Tên giảng viên: : </b>


<b>Nội dung đánh giá </b> <b>Xuất </b>


<b>sắc </b> <b>Tốt Khá </b>


<b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>Kém </b>


<b>Nhận xét </b>
<b>thêm </b>


<i>Kiến thức chuyên môn </i>



Kỹ năng truyền đạt


<i>(diễn đạt rõ ràng, sinh </i>


<i>động…..) </i>


Phương pháp giảng dạy


<i>(thảo luận, đưa tình </i>


<i>huống,…...) </i>


Sự nhiệt tình của giảng


<i>viên </i>


<b>ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỚP HỌC </b>


<b>Địa điểm lớp học: ...</b>


<b> </b>


<b>Nội dung đánh giá </b> <b>Xuất </b>


<b>sắc </b> <b>Tốt </b> <b>Khá </b>


<b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>Kém </b>



<b>Nhận xét </b>
<b>thêm </b>


Thông báo lịch học tới


học viên trước khi khóa
học diễn ra


Trang thiết bị cho lớp học


<i>(Phịng học, máy móc, </i>


<i>tài liệu…) </i>


Thái độ của nhân viên
<i>phòng đào tạo </i>


<b>NHỮNG Ý KIẾN KHÁC: ...</b>


...


<b>Họ tên hoặc chữ ký người tham dự : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

<b>PHỤ LỤC 06: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN SAU ĐÀO TẠO/THI </b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


<i> </i>



<i> ………., ngày tháng năm 2010 </i>


<b>PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC VIÊN SAU ĐÀO TẠO/THI 14 </b>


Họ và Tên học viên:


Vị trí cơng tác ...


Bộ phận phòng ban: ...


Tên khóa học tham gia: ...


Thời gian học: Từ … /… /201… Đến …. /…/201…


<i>Để việc đánh giá chất lượng khóa đào tạo, xin các Anh/ Chị quản lý vui lòng đánh </i>


<i>dấu (X) vào phần lựa chọn trong bảng câu hỏi sau: </i>


<b>Nội dung đánh giá </b> <b>Xuất </b>


<b>sắc </b> <b>Tốt Khá </b>


<b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>Kém </b>


<b>Nhận xét </b>
<b>thêm </b>


Độ am hiểu về kiến thức



nghiệp vụ đã học


Khả năng áp dụng kiến thức


đã học vào công việc


Áp dụng kiến thức/ phương


pháp mới vào công việc


Thái độ hợp tác với đồng


nghiệp




14


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

<b>Nội dung đánh giá </b> <b>Xuất </b>


<b>sắc </b> <b>Tốt Khá </b>


<b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>Kém </b>


<b>Nhận xét </b>
<b>thêm </b>



Sự sáng tạo trong công việc


Khả năng lập và hoàn thành


kế hoạch


Khả năng viết báo cáo


Khả năng thuyết trình, tranh


luận


Khả năng truyền đạt lại cho


đồng nghiệp khác


<b>NHỮNG NHẬN XÉT KHÁC: ...</b>


...


...


...


<b>Trưởng/phó phòng Ký tên </b>


<i><b>Xin cảm ơn sự nhận xét thẳng thắn và nhiệt tình của các anh/chị! </b></i>


<i>Ghi chú: Ngay sau khi kết thúc khóa học, học viên điền phiếu này và gửi cho Cán </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159></div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160></div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161></div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162></div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163></div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

<b>I. Hệ thống chỉ tiêu: </b>


<b>1. </b> <b>Nhóm chỉ tiêu Huy động: </b>


1.1. Chỉ tiêu số dư huy động tăng thêm:


Số dư huy động tăng thêm = Số dư huy động quản lý của tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ≥ 01 tháng tại ngày cuối cùng của kỳ đánh giá (n) trừ (-) số dư
huy động quản lý cơ sở của tài khoản đó.


<b>Số dư huy động quản lý cơ sở: Là số dư huy động quản lý tại ngày cuối cùng của kỳ (n-1) hoặc của kỳ (n-2) tùy theo số nào cao hơn. </b>
Lưu ý:


- Trường hợp số dư huy động tăng thêm < 0, điểm thực hiện của chỉ tiêu số dư huy động tăng thêm được tính = 0.


- Trường hợp số dư huy động quản lý tại ngày đánh giá < số dư huy động quản lý tại thời điểm cuối năm tài chính liền kề trước đó, Cán bộ kinh
doanh chỉ nhận được 70% điểm thực hiện trong kỳ của chỉ tiêu số dư huy động.


1.2. Chỉ tiêu giới thiệu huy động:


<b>2. </b> <b>Nhóm chỉ tiêu tín dụng: </b>


2.1. Chỉ tiêu doanh số giải ngân:


Doanh số giải ngân trong kỳ = ∑ Số dư nợ được giải ngân trong kỳ đánh giá


2.2. Chỉ tiêu giới thiệu vay:


Giới thiệu vay = ∑ (Số dư nợ được giải ngân trong kỳ đánh giá) có gắn MIScode của cán bộ giới thiệu tại trường Người giới thiệu.


Lưu ý: Chỉ tiêu giới thiệu vay



- Chỉ áp dụng đối với Teller, Teller cao cấp và CVTV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

3.1. Chỉ tiêu số lượng thẻ Visa Debit:


Số lượng Thẻ Visa Debit phát hành trong kỳ = ∑ Số thẻ Visa Debit (thẻ chính và thẻ phụ có thu phí) được phát hành và kích hoạt trong thời hạn không
quá 30 ngày kể từ ngày phát hành thẻ đến kỳ đánh giá.


3.2. SChỉ tiêu số lượng thẻ Visa Credit:


Số lượng Thẻ Visa Credit phát hành trong kỳ = ∑ Số thẻ Visa Credit (thẻ chính và thẻ phụ có thu phí) được phát hành và kích hoạt trong thời hạn
khơng quá 30 ngày kể từ ngày phát hành thẻ đến kỳ đánh giá + ∑ Số thẻ Visa Credit (thẻ chính và thẻ phụ đã phát hành, khơng thu phí) nhưng có phát
sinh giao dịch trong kỳ đánh giá.


3.3. Chỉ tiêu giới thiệu thẻ Visa Credit:


3.4. Chỉ tiêu thẻ ATM/thẻ tiêu dùng đa tiện ích:


Số lượng Thẻ ATM/ thẻ tiêu dùng đa tiện ích phát hành trong kỳ = ∑ Số thẻ ATM/thẻ tiêu dùng đa tiện ích (có thu phí) được phát hành và kích hoạt
trong kỳ đánh giá.


<b>4. </b> <b>Nhóm chỉ tiêu tài khoản: </b>


4.1. Chỉ tiêu tài khoản thanh toán KHCN:


Số lượng tài khoản thanh toán tăng thêm trong tháng = ∑ Số tài khoản thanh toán quản lý tại ngày cuối cùng của kỳ đánh giá (n) trừ (-) ∑ Số tài khoản
thanh toán quản lý tại ngày cuối cùng của kỳ đánh giá (n-1).


Tài khoản thanh tốn quản lý phải đủ điều kiện có số dư tại ngày đánh giá ≥ 50.000 VND.



Trường hợp tài khoản thanh tốn khơng đủ điều kiện số dư nêu trên, cán bộ kinh doanh chỉ được ghi nhận điểm thực hiện, không được ghi nhận điểm
lương kinh doanh trong kỳ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

Số lượng tài khoản trả lương phát sinh được tính khi thỏa mãn các điều kiện: Mở CIF và có lệnh chuyển tiền trong vòng 3 tháng kể từ ngày xét điểm
chỉ tiêu.


<b>5. </b> <b>Nhóm các chỉ tiêu phụ: </b>


5.1. Chỉ tiêu số lượng hợp đồng hạn mức thấu chi tín chấp/ ứng trước tiền lương:


Số lượng hợp đồng hạn mức thấu chi = ∑ Số hợp đồng hạn mức thấu chi được phê duyệt cấp hạn mức trong kỳ đánh giá.


5.2. Chỉ tiêu số lượng hợp đồng hạn mức thấu chi có tài sản đảm bảo:


Số lượng hợp đồng hạn mức thấu chi có tài sản đảm bảo = ∑ Số hợp đồng hạn mức thấu chi có tài sản đảm bảo được phê duyệt cấp hạn mức trong kỳ
đánh giá; không bao gồm thấu chi trên cơ sở cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, vàng.


5.3. Chỉ tiêu số lượng eBank:


Số lượng eBank = ∑ Số lượng khách hàng được kích hoạt và đăng nhập sử dụng một trong các dịch vụ eBank trong kỳ đánh giá.


5.4. Chỉ tiêu vàng mua bán:


Số lượng vàng mua bán = ∑ Số lượng vàng mua + ∑ Số lượng vàng bán phát sinh trong kỳ đánh giá.


5.5. Chỉ tiêu Doanh thu phí:


Doanh thu phí = ∑ doanh thu phí được ghi nhận trong kỳ đánh giá trừ (-) ∑ doanh thu phí từ các sản phẩm sau:
- Thẻ



- Tài khoản
- eBank


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

Số lượng hợp đồng giải ngân trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá/ sổ tiết kiệm/ vàng/ Ứng sổ tiết kiệm = ∑ Số hợp đồng giải ngân trên cơ sở cầm cố giấy
tờ có giá/sổ tiết kiệm/vàng/ Ứng sổ tiết kiệm phát sinh trong kỳ đánh giá.


5.7. Chỉ tiêu CLDV trong kỳ:


Điểm CLDV trong kỳ = điểm chấm CLDV trong kỳ đánh giá.


Lưu ý: Chỉ tiêu CLDV


- Chỉ áp dụng đối với Teller, Teller cao cấp và CVTV.


- Là chỉ tiêu điều kiện, không dùng để tính điểm Lương kinh doanh
- Số liệu chấm điểm do Phòng QLQT và CLDV- Khối Vận hành cung cấp
5.8. Chỉ tiêu vận hành hệ thống eCounter trong kỳ:


Điểm Vận hành hệ thống eCounter trong kỳ = ∑ Số khách hàng giao dịch tại Quầy qua hệ thống eCounter/∑ Số khách hàng giao dịch tại quầy * 100


Lưu ý: Chỉ tiêu vận hành hệ thống eCounter trong kỳ
- Chỉ áp dụng đối với Teller cao cấp


- Là chỉ tiêu điều kiện, khơng dùng để tính điểm Lương kinh doanh


<b>II. Hệ thống quy điểm chỉ tiêu: </b>


<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Giá trị </b> <b>Đơn vị </b> <b>Quy điểm </b>


<b>1. Nhóm chỉ tiêu huy động </b>



1.1.Số dư huy động tăng thêm 30 000 000 VND 01 điểm
1.2.Giới thiệu huy động KH mới 30 000 000 VND 01 điểm
1.3.Doanh số huy động từ KH mới được giới thiệu 30 000 000 VND 01 điểm


<b>2. Nhóm chỉ tiêu tín dụng </b>


2.1.Doanh số giải ngân 5 000 000 VND 01 điểm


2.2.Giới thiệu vay 50 000 000 VND 01 điểm


<b>3. Nhóm chỉ tiêu thẻ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

3.3.Thẻ chính Visa Credit chuẩn/vàng phát hành mới 01 Thẻ 15 điểm
3.4.Thẻ chính Visa Credit Platinum phát hành mới 01 Thẻ 20 điểm
3.5.Thẻ phụ Visa Credit mở mới/ nâng hạng/ gia hạn hoặc thẻ chính Visa Credit nâng hạng 01 Thẻ 08 điểm
3.6.Thẻ chính Visa Credit được cán bộ khác giới thiệu 01 Thẻ 12 điểm
3.7.Giới thiệu thẻ chính Visa Credit chuẩn/vàng 01 Thẻ 03 điểm
3.8.Giới thiệu thẻ chính Visa Credit Platinum 01 Thẻ 07 điểm
3.9.Thẻ ATM/thẻ tiêu dùng đa tiện ích 02 Thẻ 01 điểm
<b>4. Nhóm chỉ tiêu tài khoản </b>


4.1.Tài khoản thanh toán 02 Tài khoản 01 điểm
4.2.Tài khoản trả lương 01 Tài khoản 01 điểm
<b>5. Nhóm các chỉ tiêu phụ </b>


5.1.Số lượng hợp đồng giải ngân trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá/ sổ tiết kiệm / vàng/ Ứng sổ tiết kiệm 01 Hợp đồng 01 điểm
5.2.Hợp đồng hạn mức thấu chi tín chấp/ ứng trước tiền lương 01 Hợp đồng 05 điểm
5.3.Hợp đồng hạn mức thấu chi có tài sản đảm bảo 01 Hợp đồng 12 điểm



5.4.eBank 01 Sản phẩm 01 điểm


5.5.Vàng mua bán 03 Lượng 01 điểm


5.6.Doanh thu phí 100 000 VND 01 điểm


<i>Lưu ý: </i>


<i>- Các RBO,trưởng nhóm RBO sẽ được thưởng điểm KPIs trong trường hợp </i>


o Bán được 6 chỉ tiêu theo quy định tại mục I: Thưởng 10 điểm KPIs vào điểm thực hiện trong kỳ;
o Bán được 8 chỉ tiêu theo quy định tại mục I: Thưởng 20 điểm KPIs vào điểm thực hiện trong kỳ;


o Bán chéo các sản phẩm NHDN: Thưởng điểm KPIs vào điểm thực hiện trong kỳ theo tỷ lệ quy điểm = 70% tỷ lệ quy điểm áp dụng cho cán bộ


<i>bán hàng KHDN được quy định tại Phụ lục 02. Không áp dụng thưởng điểm bán chéo đối với các sản phẩm huy động tiền gửi không kỳ hạn, </i>


<i>cho vay, thu phí KHDN. </i>


o Giải ngân và các khoản mục thu phí đi kèm khoản vay mua ơ tô phục vụ đi lại đối với KHDN: Thưởng điểm KPIs vào điểm thực hiện trong kỳ


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

<b>1. Hệ thống chỉ tiêu </b>


<b>Đối tượng </b> <b>Điểm kế hoạch cơ sở </b> <b>Lương kinh doanh tối đa (VND) </b>


RBO 600 7 200 000


Teller 200 5 000 000


Teller cao cấp 300 6 000 000



CVTV 400 6 000 000


Trưởng nhóm bán hàng KHCN Tùy thuộc quy mơ quản lý 8 000 000
Kiểm sốt viên, GD DVKH Tùy thuộc quy mô quản lý 6 000 000
Giám đốc kinh doanh Tùy thuộc quy mô quản lý 10 000 000


<b>2. Các chỉ tiêu ngưỡng </b>


<b>Đối tượng </b>


<b>Mức điểm tối thiểu cơ sở </b>
<b>Số dư huy động tăng </b>


<b>thêm </b>


<b>Doanh số giải </b>
<b>ngân </b>


<b>Thẻ/ số lượng HĐ HM thấu chi/ ứng </b>
<b>trước tiền lương </b>


<b>Ebank/ tài khoản </b>
<b>thanh toán </b>


<b>Kinh doanh </b>
<b>vàng </b>


RBO, TN RBO - 100 - - -



Teller - - - - -


Teller cao cấp - - - - -


CVTV - - - - -


<i>Biệt lệ: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

<b>A. Chi tiết đối tượng áp dụng hệ thống chỉ tiêu </b>


Các quy định sau quy định về hệ thống chỉ tiêu áp dụng phân biệt cho 02 nhóm các cán bộ bán hàng Khách hàng Doanh nghiệp bao gồm:
(i) Nhóm cán bộ bán hàng Khách hàng Doanh nghiệp thông thường (sau đây gọi tắt là nhóm I);


(ii) Nhóm cán bộ bán hàng Khách hàng Doanh nghiệp có quy mơ dư nợ quản lý ≥ 100 tỷ VND (sau đây gọi tắt là nhóm II).


Thời điểm chốt số liệu phân nhóm lần 01 là ngày 31/12 của năm tài chính liền kề trước đó. Tại bất cứ thời điểm nào trong năm tài chính, cán bộ
bán hàng có dư nợ quản lý bình quân 03 tháng liền trước thời điểm đánh giá ≥ 100 tỷ VND có thể được xem xét chuyển chỉ tiêu từ nhóm I sang
nhóm II và ngược lại.


Việc xem xét, phê duyệt chuyển đổi và thời hạn chuyển đổi (nếu có) giữa 02 hệ thống chỉ tiêu nêu trên phải được lập thành văn bản hoặc email có
xác nhận của Khối Ngân hàng Doanh nghiệp, Khối Bán hàng & Kênh phân phối và Giám đốc đơn vị kinh doanh.


Việc chuyển đổi giữa 02 hệ thống chỉ tiêu nêu trên chỉ ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của các cán bộ bán hàng Khách hàng Doanh nghiệp, không
ảnh hưởng đến kết quả đánh giá và thực hiện của các cán bộ quản lý liên quan.


<b>B. Hệ thống chỉ tiêu, quy điểm và mức chỉ tiêu đối với nhóm I </b>
<b>I. Hệ thống chỉ tiêu: </b>


<b>1. Nhóm chỉ tiêu huy động: </b>



<b>1.1. Chỉ tiêu số dư huy động có kỳ hạn tăng thêm: </b>


Số dư huy động tăng thêm = Số dư huy động quản lý của tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ≥ 01 tháng tại ngày cuối cùng của kỳ đánh giá (n) trừ (-) số dư
huy động quản lý cơ sở của tài khoản đó.


<b>Số dư huy động quản lý cơ sở: Là số dư huy động quản lý tại ngày cuối cùng của kỳ (n-1) hoặc của kỳ (n-2) tùy theo số nào cao hơn. </b>
Lưu ý:


- Trường hợp số dư huy động tăng thêm < 0, điểm thực hiện của chỉ tiêu số dư huy động tăng thêm được tính = 0.


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

Số dư huy động KKH bình quân tăng thêm = Số dư huy động bình quân của tài khoản tiền gửi không kỳ hạn trong kỳ đánh giá (n) trừ (-) Số dư huy
động bình quân của tài khoản tiền gửi không kỳ hạn trong kỳ đánh giá (n-1).


Lưu ý:


- Trường hợp số dư huy động KKH bình quân tăng thêm < 0, điểm TH được tính = 0.


<b>2. Nhóm chỉ tiêu cho vay: </b>


Điểm thực hiện chỉ tiêu cho vay = điểm thực hiện dư nợ tăng thêm trong kỳ hoặc điểm thực hiện chỉ tiêu Doanh số giải ngân doanh nghiệp trong kỳ,
tùy theo điểm nào cao hơn.


<b>2.1. Chỉ tiêu Dư nợ tăng thêm: </b>


Dư nợ tăng thêm trong kỳ = ∑ Số dư nợ quản lý tại ngày cuối cùng của kỳ đánh giá (n) trừ (-) ∑ Số dư nợ quản lý tại ngày cuối cùng của kỳ liền
trước kỳ đánh giá (n-1)


- Trường hợp số dư quản lý tại ngày đánh giá < số dư quản lý tại thời điểm cuối năm tài chính liền kề trước đó, Cán bộ kinh doanh chỉ nhận được
70% điểm thực hiện trong kỳ của chỉ tiêu Dư nợ tăng thêm.



- Trường hợp Dư nợ tăng thêm là kết quả của việc bàn giao, sắp xếp lại cơng việc tại ĐVKD, có biên bản bàn giao được phê duyệt bởi Giám đốc
ĐVKD, Cán bộ kinh doanh nhận bàn giao được ghi nhận tăng thêm 20% giá trị dư nợ bàn giao; đồng thời Cán bộ kinh doanh bàn giao bị giảm
trừ tương ứng.


<b>2.2. Chỉ tiêu Doanh số giải ngân doanh nghiệp: </b>


Doanh số giải ngân doanh nghiệp trong kỳ = ∑ Số dư nợ được giải ngân cho khách hàng Doanh nghiệp trong kỳ đánh giá


Lưu ý:


- CBKD chỉ được ghi nhận điểm incentives khi đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau đây tại thời điểm đánh giá:
(i) Bình quân dư nợ/nhân viên của mảng Doanh nghiệp ≥ 30 tỷ VND; hoặc


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

Doanh thu phí trong tháng = ∑ Doanh thu từ phí được ghi nhận trong tháng đánh giá.


<b>4. Chỉ tiêu số lượng KHDN hoạt động tăng thêm: </b>


Số lượng KHDN hoạt động tăng thêm trong tháng = Tổng số KHDN hoạt động tăng thêm đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- KHDN lần đầu tiên mở mã khách hàng (mã CIF) trên hệ thống FCC.


- Số dư tài khoản thanh toán tại ngày cuối cùng trong kỳ đánh giá ≥ 1.000.000 VND.


- Trường hợp tài khoản thanh tốn khơng đủ điều kiện số dư nêu trên, cán bộ kinh doanh chỉ được ghi nhận điểm thực hiện, không được ghi nhận
điểm lương kinh doanh trong kỳ.


<b>5. Các chỉ tiêu khác: </b>


<b>5.1. Chỉ tiêu số lượng thẻ Visa Doanh nghiệp: </b>


Số lượng Thẻ Visa phát hành trong kỳ = ∑ Số thẻ Visa Debit và Visa Credit được phát hành, kích hoạt trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày


phát hành thẻ đến kỳ đánh giá.


<b>5.2. Chỉ tiêu số lượng hợp đồng hạn mức thấu chi: </b>


Số lượng hợp đồng hạn mức thấu chi = ∑ Số hợp đồng hạn mức thấu chi được phê duyệt cấp hạn mức trong kỳ đánh giá.


<b>5.3. Chỉ tiêu số lượng Internet Banking Doanh Nghiệp: </b>


Số lượng Internet Banking Doanh nghiệp = ∑ Số lượng khách hàng Doanh nghiệp được kích hoạt và đăng nhập sử dụng một trong các dịch vụ
Internet Banking trong kỳ đánh giá.


<b>5.4. Chỉ tiêu doanh số mua bán ngoại tệ quy USD: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

<b>STT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Giá trị </b> <b>Đơn vị </b> <b>Quy điểm </b>


1 Số dư huy động tăng thêm 30 000 000 VND 01 điểm


2 Số dư huy động KKH bình quân tăng thêm 10 000 000 VND 01 điểm


3 Dư nợ tăng thêm 10 000 000 VND 01 điểm


4 Doanh số giải ngân doanh nghiệp 35 000 000 VND 01 điểm


5 Doanh số giải ngân trên cơ sở cầm cố Hợp đồng tiền gửi 150.000.000 VND 01 điểm


6 Doanh thu phí 100 000 VND 01 điểm


7 Thẻ Visa Doanh nghiệp 01 Thẻ 03 điểm


8 Internet Banking Doanh nghiệp 01 Sản phẩm 03 điểm



9 Hợp đồng hạn mức thấu chi 01 Hợp đồng 03 điểm


10 Số lượng KHDN hoạt động tăng thêm 01 Khách hàng 10 điểm


11 Doanh số mua bán ngoại tệ quy USD 20 000 USD 01 điểm


<i>Lưu ý: </i>


<i>- Các CBO,trưởng nhóm CBO sẽ được thưởng điểm KPIs trong trường hợp </i>


o Bán được 4 chỉ tiêu theo quy định tại mục I: Thưởng 10 điểm KPIs vào điểm thực hiện trong kỳ;
o Bán được 6 chỉ tiêu theo quy định tại mục I: Thưởng 20 điểm KPIs vào điểm thực hiện trong kỳ;


o Bán chéo các sản phẩm NHCN: Thưởng điểm KPIs vào điểm thực hiện trong kỳ theo tỷ lệ quy điểm = 70% tỷ lệ quy điểm áp dụng cho cán bộ


<i>bán hàng KHCN được quy định tại Phụ lục 01. </i>


o Dư nợ tăng thêm, thu phí từ vay mua ô tô phục vụ đi lại đối với KHCN: thưởng điểm KPIs vào điểm thực hiện trong kỳ theo tỷ lệ quy điểm =


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

<b>1. Hệ thống chỉ tiêu: </b>


<b>Đối tượng </b> <b>Điểm kế hoạch cơ sở </b> <b>Lương kinh doanh tối đa </b>


<b>(VNĐ) </b>


CBO 600 7 200 000


Trưởng nhóm bán hàng KHDN



Tùy thuộc quy mô quản lý 8 000 000
Giám đốc kinh doanh 10 000 000


<b>2. Các chỉ tiêu ngưỡng: </b>


<b>Đối tượng </b>


<b>Mức Tối thiểu cơ sở </b>


<b>Số dư huy </b>
<b>động tăng </b>


<b>thêm </b>


<b>Dư nợ tăng </b>
<b>thêm/doanh số giải </b>


<b>ngân </b>


<b>Thẻ/ HĐ HM thấu chi/ </b>
<b>ứng trước tiền lương </b>


<b>Internet Banking DN/ </b>
<b>số lượng KHDN </b>


<b>Doanh </b>
<b>thu phí </b>


<b>Doanh số mua bán </b>
<b>ngoại tệ quy USD </b>



CBO, TN CBO - 100 - - - -


<i>Lưu ý: </i>


<i>- Trường hợp dư nợ quản lý đạt 100 tỷ VND trong tháng đánh giá, cán bộ bán hàng được coi như hoàn thành các chỉ tiêu ngưỡng theo quy định tại </i>


<i>mục III.2. </i>


<b>C. Hệ thống chỉ tiêu, quy điểm và mức chỉ tiêu đối với nhóm II </b>


<b>I. </b> <b>Hệ thống chỉ tiêu: </b>


Hệ thống chỉ tiêu của các cán bộ nhóm II bao gồm:


(i) Chỉ tiêu Doanh thu thuần (TOI) trong kỳ (sau đây gọi tắt là nhóm chỉ tiêu 01);


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

1. Chỉ tiêu nhóm 01 được cán bộ bán hàng thực hiện đăng ký cam kết chỉ tiêu với Đơn vị kinh doanh và với Khối S&D trên cơ sở đánh giá
kết quả thực hiện bình quân doanh thu thuần của Cán bộ bán hàng trong 03 tháng liền kề trước đó.


2. ∑ Chỉ tiêu TOI cam kết năm 2014 không thấp hơn mức tối thiểu 2,5 tỷ VND, năng suất TOI bình qn/ tháng khơng thấp hơn mức
năng suất bình quân/ tháng đã thực hiện trong 03 tháng liền kề trước đó.


<i>Lưu ý: </i>


<i>- Trường hợp TOI chỉ tiêu năm được đăng ký < 1,5 tỷ VND, Cán bộ bán hàng được xem xét chuyển sang nhóm I. </i>


<i>- Trường hợp phát sinh chuyển nhóm I sang nhóm II trong năm tài chính, các cán bộ bán hàng mới chuyển nhóm được xem xét giao chỉ tiêu năm </i>


<i>trên cơ sở bổ sung thêm hệ số thời gian được xác định theo công thức: </i>



<i>Hệ số thời gian =100% * 12 - </i>∑<i> thời gian (tháng) đã qua </i>


<i>12 </i>


3. Chỉ tiêu nhóm 02 là chỉ tiêu bonus, không giao mức chỉ tiêu tối thiểu hàng tháng.


<b>III. </b> <b>Đánh giá thực hiện: </b>


1. Mức độ hoàn thành chỉ tiêu và lương kinh doanh được xem xét hàng tháng 01 lần mỗi Quý, được đánh giá dựa trên bình quân % thực hiện kế
hoạch tháng của nhóm chỉ tiêu 01 và là cơ sở xem xét điều chỉnh thu nhập của cán bộ nhóm II theo cơng thức:


Thu nhập của các cán bộ nhóm II = (i) Thu nhập cố định + (ii) Incentives + (iii) Bonus
Trong đó:


(i) <b>Thu nhập cố định: được chi trả hàng tháng, xác định theo HĐLĐ và/hoặc các Quyết định có liên quan của TPB theo từng thời kỳ. </b>


<b>(ii) Incentives: được chi trả hàng Quý khi Mức độ hoàn thành kế hoạch của Nhóm chỉ tiêu 01 ≥ 100%, xác định theo cơng thức sau: </b>
Incentives = Incentives từ nhóm chỉ tiêu 01 + Incentives từ nhóm chỉ tiêu 02


Trong đó:


- Incentives từ nhóm chỉ tiêu 01 = (Tỷ lệ trích thưởng * ∑ TOI Thực hiện (tạm tính) - ∑ Thu nhập cố định theo HĐLĐ của cán bộ kinh doanh
trong Quý đánh giá)* tỷ lệ cơ cấu incentives/bonus cuối năm


<i><b>- Incentives từ nhóm chỉ tiêu 02 = ∑ điểm thực hiện theo tỷ lệ quy điểm tại mục B.II * đơn giá quy điểm. </b></i>
<b>(iii) Bonus: được chi trả vào thời điểm quyết tốn cuối năm tài chính 2014, xác định theo công thức sau: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

Bonus.



2. Tỷ lệ trích thưởng, Cơ cấu incentives- bonus cuối năm.


Incentives được chi trả hàng Quý và bonus cuối năm được phân cấp dựa trên tổng chỉ tiêu TOI lũy kế thực hiện đến cuối năm 2014 theo bảng sau:


Hạng TOI thực hiện năm 2014 Tỷ lệ trích
thưởng


Thu nhập tối
đa/năm


</div>

<!--links-->

×