Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.17 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Nguyễn Văn Sang và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 187(11): 9 - 12


9

<b>ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ </b>



<b>HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT TRẺ EM </b>


<b>TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG </b>



<b>Nguyễn Văn Sang1<sub>, Nguyễn Bích Hồng</sub>2<sub>, Đồn Thị Huệ</sub>3</b>


<i>1<sub>Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang,</sub>2<sub>Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, </sub></i>
<i>3<sub>Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên</sub></i>


TÓM TẮT



<i><b>Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị Hội chứng thận hư tiên phát </b></i>
<i><b>nhập viện tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu và mô tả ca </b></i>
<i><b>bệnh. Thời gian: Từ 2/2017 đến 5/2018. Kết quả: Có 46 bệnh nhi được chọn vào mẫu nghiên cứu. </b></i>
Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ với tỷ lệ 5,75/1 (có 8 nữ và 38 nam). Tuổi trung bình là 6,5 tuổi (từ
16 tháng đến 15 tuổi), 69,5% trường hợp < 8 tuổi. Tỷ lệ phù mức độ nặng là 34,8%; tăng huyết áp
10,8%; đái máu vi thể 15,2%. Protein niệu 24 giờ trung bình là 158,3 mg/kg/ngày; protid máu
giảm nặng, cholesterol máu tăng. Đáp ứng với corticosteroid là 89,7% với thời gian đáp ứng trung
<i><b>bình là 11,3 ngày. Kết luận: Bệnh nhi mắc hội chứng thận hư gặp phần lớn là trẻ nam, chủ yếu </b></i>
tuổi nhỏ, triệu chứng chủ yếu là phù, giảm nặng protid máu và protein niệu nhiều. Bệnh hoàn tồn
có thể điều trị và theo dõi tại địa phương.


<i><b>Từ khóa: Trẻ em, hội chứng thận hư tiên phát, lâm sàng, cận lâm sàng</b></i>


ĐẶT VẤN ĐỀ*


Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh lý cầu


thận mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh
lý cầu thận ở trẻ em nhập viện điều trị tại
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Tuổi phát
bệnh, mức độ phù, mức độ giảm protid máu
và tăng protein niệu có giá trị gợi ý tình trạng
nặng của bệnh nhi và thời gian đáp ứng với
corticoid. Nghiên cứu này lần đầu tiên thực hiện
tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, nhằm đánh
giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả điều trị HCTH tiên phát tại bệnh viện.
<i>Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm </i>
<i>sàng và khả năng đáp ứng điều trị Hội chứng </i>
<i>thận hư tiên phát trẻ em. </i>


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


<i><b>Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm </b></i>


- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhi dưới 16 tuổi nhập viện lần đầu, với
chẩn đoán là Hội chứng thận hư tiên phát.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Protein niệu cao ≥ 50
mg/kg/24 giờ và giảm protein máu ≤ 56g/l,
albumin máu ≤ 25 g/l. Loại trừ HCTH thứ



*


<i>Tel: 0916 077450, Email: </i>



phát bẩm sinh, tuổi phát bệnh lần đầu trước 3
tháng tuổi và do các nguyên nhân khác như
Lupus ban đỏ, hội chứng
Schönlein-Henoch…[1], [2].


- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhi với Hội chứng
thận hư tiên phát đã điều trị ở tuyến bệnh viện
khác, trước khi nhập viện. Bệnh nhi và gia
đình bệnh nhi không đồng ý tham gia vào
nghiên cứu.


- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2017 đến
hết tháng 5/2018.


- Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Sản
Nhi tỉnh Bắc Giang.


<i><b>Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả </b></i>


các ca bệnh.


<i><b>Cỡ mẫu: Thuận tiện </b></i>
<i><b>Các biến nghiên cứu </b></i>


- Lâm sàng: Tuổi nhập viện, thời gian mắc
bệnh, giới tính, cân nặng, mức độ phù, huyết
áp, số lượng và màu sắc nước tiểu/24 giờ.
Bệnh lý khác kèm theo.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Nguyễn Văn Sang và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 187(11): 9 - 12


10


- Các xét nghiệm được thực hiện tại khoa cận
lâm sàng của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.
- Thời gian điều trị: Được tính từ ngày bệnh
nhi được sử dụng corticosteroid đến khi
protein niệu trở về bình thường (tính theo
ngày), bệnh nhi được điều trị theo phác đồ
thống nhất. Trường hợp đáp ứng tốt là thời


gian điều trị dưới 14 ngày, đáp ứng chậm là
từ sau 14 ngày.


<i><b>Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 12.0 </b></i>


<i><b>Đạo đức nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu chỉ </b></i>


nhằm vào mục đích nghiên cứu, không sử
dụng vào mục đích nào khác, khơng lạm dụng
xét nghiệm, các bệnh nhi nghiên cứu đều được
sự đồng ý của bệnh nhi và gia đình bệnh nhi.
KẾT QUẢ


<i><b>Đặc điểm lâm sàng</b></i>


<i><b>Bảng 1. Đặc điểm tuổi mắc bệnh và giới tính </b></i>
<b> Giới </b>



<b>Tuổi </b>


<b>Nam </b> <b>Nữ </b> <b>Tổng </b>


<b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b> <b>n </b> <b>% </b>


Dưới 8 tuổi 25 54,3 7 15,2 32 69,5


≥ 8 tuổi 13 28,3 1 2,2 14 30,5


<b>Tổng </b> <b>38 </b> <b>82,6 </b> <b>8 </b> <b>17,4 </b> <b>46 </b> <b>100 </b>


<i>Nhận xét: Tuổi trung bình là 6,5 tuổi. Phần lớn trẻ mắc HCTH dưới 8 tuổi (69,5%). Phần lớn là </i>
trẻ nam mắc bệnh chiếm 82,6%; tỷ lệ nam/nữ là 5,75/1; trong đó lứa tuổi trẻ nữ mắc bệnh hầu hết
là dưới 8 tuổi (7/8: 87,5%).


<i><b>Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng </b></i>


<b>Triệu chứng lâm sàng </b> <b>N=46 </b> <b>Tỷ lệ % </b>


Phù Nặng 16 34,8%


Vừa 27 58,7%


Nhẹ 3 6,5%


Triệu chứng/bệnh kết hợp Huyết áp tăng 5 10,8%


Đái ít 39 84,8%



Nhiễm trùng kèm 6 13,0%


<i>Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là phù, hầu hết là phù vừa là 58,7% và nặng là 34,8%. </i>
Huyết áp tăng 10,8%; đái ít 84,8% và nhiễm trùng kèm theo là 13,0%.


<i><b>Đặc điểm cận lâm sàng</b></i>


<i><b>Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng theo nồng độ trung bình </b></i>


<b>Cận lâm sàng </b> <b>Nồng độ trung bình </b>


Protid máu g/l 46,5 ± 0,62


Albumin máu g/l 18,7 ± 0,46


Cholessterol mmol/l 12,5 ± 2,9


Protein niệu/kg/24 giờ 158,3 ± 89, 97


Thiếu máu 11


Bạch cầu tăng trong máu 6


Hồng cầu niệu 7


<i>Nhận xét: Protein và albumin máu giảm nặng, cholesterol tăng (12,5 + 2,9), protein niệu cao </i>
(158,3 + 89,97).


<i><b>Bảng 4. Đặc điểm cận lâm sàng theo số lượng/tỷ lệ </b></i>



<b>Cận lâm sàng </b> <b>Số lượng (n) </b> <b>Tỷ lệ (%) </b>


Thiếu máu 11 23,9%


Bạch cầu tăng trong máu 6 13,0%


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Nguyễn Văn Sang và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 187(11): 9 - 12


11
<i>Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhi đái máu vi thể </i>


chiếm 15,2%; một số thiếu máu và bạch cầu
tăng trong nhiễm trùng kèm theo (chủ yếu là
<i><b>viêm phổi và nhiễm khuẩn tiết niệu). </b></i>


<i><b>Kết quả điều trị</b></i>


Đáp ứng tốt với
corticoid


Đáp ứng chậm


<b>10,3%</b>


<b>89,7%</b>


<i><b>Biểu đồ 1. Kết quả điều trị </b></i>


Đáp ứng tốt với corticoid chiếm 89,7% các
trường hợp, với thời gian trung bình là 11,3 ngày.


BÀN LUẬN


<i><b>Đặc điểm lâm sàng </b></i>


Tuổi mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng
tôi phần lớn là dưới 8 tuổi (69,5%). Nghiên cứu
của các tác giả Nguyễn Ngọc Sáng (2016) [1]
và Safaei A. A., Maleknejad S. (2010) [3] cũng
cho thấy tuổi mắc bệnh trung bình là 7,75 ± 3,7
tuổi. Như vậy là tương đương, chủ yếu là tuổi
học đường.


Giới tính nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ nam
rất cao chiếm 82,6% (tỷ lệ nam/nữ: 5,75/1).
Nghiên cứu của các tác giả cũng cho thấy tỷ
lệ nam thường cao gấp 2 đến 3 lần trẻ gái,
điều này chúng tơi cũng chưa lý giải được, có
thể cần một nghiên cứu lớn hơn ở tất cả các
bệnh viện trong toàn tỉnh.


Biểu hiện lâm sàng, nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là
phù, hầu hết là phù vừa là 58,7% và nặng là
34,8%. Huyết áp tăng 10,8%; đái ít 84,8% và
nhiễm trùng kèm theo là 13,0%. Nghiên cứu
của nhiều tác giả như Mallory L. Downie,
Claire Gallibois, Rulan S. Parekh báo cáo
năm 2017 cũng có kết quả tương tự, triệu
chứng chủ yếu là phù và thiểu niệu, với các
mức độ khác nhau, có thể phù to kèm theo cổ


trướng, tràn dịch đa màng, có thể dẫn đến đau
bụng, khó thở, nhiều trường hợp tràn dịch
màng tinh hoàn ở trẻ trai. Nguy cơ nhiễm
khuẩn cũng hay gặp do rối loạn chức năng tế


bào T và mất globulin miễn dịch qua nước
tiểu [2].


<i><b>Đặc điểm cận lâm sàng </b></i>


Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Protein
và albumin máu giảm nặng, cholesterol tăng,
protein niệu cao. Ngoài ra một số trường hợp
có đái máu vi thể 15,2%; một số thiếu máu và
bạch cầu tăng trong nhiễm trùng kèm theo
(chủ yếu là viêm phổi và nhiễm khuẩn tiết
niệu). Nghiên cứu của Banh T. H.,
Hussain-Shamsy N., Patel V. (2016) [4] trẻ từ 1 đến 18
tuổi trên các dân tộc khác nhau, Đông và Tây
Âu, Đông Nam Á, cho thấy khơng có sự khác
biệt về đặc điểm cận lâm sàng của Hội chứng
thận hư. Nghiên cứu của Gipson D. S. (2016)
[5] cũng cho thấy giá trị của xét nghiệm cận
lâm sàng là rất quan trọng trong ý nghĩa tiên
lượng bệnh và chỉ định điều trị, nhất là
protein niệu.


<i><b>Kết quả điều trị </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Nguyễn Văn Sang và Đtg </i> Tạp chí KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ 187(11): 9 - 12



12


giảm hồn tồn đến khơng tái phát thường
phải điều trị kéo dài đến hai năm [10]. Như
vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
gần tương tự như các tác giả, tuy nhiên thời
gian nghiên cứu còn hạn chế, cần có nghiên
cứu theo dõi lâu dài hơn để có cái nhìn tồn
diện trên trẻ mắc HCTH.


KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu 46 bệnh nhi nhập viện với
bệnh Hội chứng thận hư, cho thấy phần lớn
bệnh nhi là trẻ nam chiếm 82,6%; tập trung
chủ yếu lứa tuổi dưới 8 tuổi chiếm 69,5%. Tỷ
lệ phù mức độ nặng là 34,8%; tăng huyết áp
10,8%; đái máu vi thể 15,2%. Protein niệu 24
giờ trung bình là 158,3 mg/kg/ngày; protid
máu giảm nặng, cholesterol máu tăng. Đáp
ứng với corticosteroid là 89,7% với thời gian
đáp ứng trung bình là 11,3 ngày.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Nguyễn Ngọc Sáng, Lê Nam Trà (2016), Hội </i>
<i>chứng thận hư tiên phát, Sách giáo khoa Nhi khoa </i>
<i>(Textbook of Pediatrics lần thứ nhất), Nxb Y học, </i>
tr. 1150-1161.



2. Mallory L. Downie, Claire Gallibois, Rulan S.
Parekh (2017), “Nephrotic syndrome in infants
and children: pathophysiology and management”,
<i>Journal of Paediatrics and International Child </i>
<i>Health, 37(4), pp. 248-258. </i>


3. Safaei A. A., Maleknejad S. (2010), “Clinical
and laboratory findings and therapeutic responses
<i>in children with nephrotic syndrome”, Indian J. </i>
<i>Nephrol, 20(2), pp. 68-71. </i>


4. Banh T. H., Hussain-Shamsy N., Patel V., et al
(2016), “Ethnic differences in incidence and
<i>outcomes of childhood nephrotic ayndrome”, Clin. </i>
<i>J. Am. Soc. Nephrol., 11, pp. 1760–1768. </i>


5. Gipson D. S., Troost J. P., Lafayette R. A., et
al (2016), “Complete remission in the nephrotic
<i>syndrome study network”, Clin. J. Am. Soc. </i>
<i>Nephrol., 11, pp. 81–89. </i>


6. Safaei A. A., Maleknejad S. (2011), “Clinical
and laboratory findings and therapeutic responses
<i>in children with nephrotic syndrome”, Indian J. </i>
<i>Nephrol., 21(1), pp. 9. </i>


7. Kidney Disease (2012), “Improving Global
Outcomes (KDIGO) Clinical Practice Guideline for
<i>Glomerulonephritis”, Kidney Int., 2, pp. 139–274. </i>


8. Kaddah A., Sabry S., Emil E. (2012),
“Epidemiology of primary nephrotic syndrome in
<i>Egyptian children”, J. Nephrol., 25(5), pp. 732-737. </i>
9. Mubarak M., Kazi J. I., Shakeel S. (2011),
“Clinicopathologic characteristics and steroid
response of IgM nephropathy in children
presenting with idiopathic nephrotic syndrome”,
<i>APMIS, 119(3), pp. 180-186. </i>


10. Hahn D., Hodson E. M., Willis N. S. et al
(2015), “Corticosteroid therapy for nephrotic
<i>syndrome in children”, Cochrane Database Syst </i>
<i>Rev., 3, pp. 1533-1538. </i>


ABSTRACT


<b>THE CHARACTRERISTICS OF CHILDREN WITH NEPHROTIC SYNDROME </b>
<b>AT BAC GIANG HOSPITAL FOR WOMEN AND CHILDREN </b>


<b>Nguyen Van Sang1, Nguyen Bich Hoang2, Doan Thi Hue3*</b>


<i>1</i>


<i>Bac Giang hospital for women and children,2Thai Nguyen National Hospital, </i>
<i>3 </i>


<i>TNU - University of Medicine and Phacmacy </i>


<b>Objectives: To describe the characteristics of clinical manifestations, laboratory findings in </b>



children with idiopathic nephrotic syndrome at Bac Giang hospital for women and children.


<b>Method: Prospective study and case series. From February 2017 to May 2018. Results: Forty </b>


six children with idiopathic nephrotic syndrome (INS) were recruited into the study. The mean
age at the first presentation was 6.5 years old. 69.5% of them were under 8 years old. Males got
involved in NS more than females with the ratio male to female of 5.75:1. The percentages of
severe edema, hypertension, microscopic hematuria and oliguria were 34.8%, 10.8%, 15.2%
respectively, hypoproteinemia, hypoalbuminemia, hypercholesterolemia and mass proteinuria
(158.3 mg/kg/day). Corticosteroid sensitive NS was 89.7%. The mean time of steroid response was
<b>11.3 days. Conclusions: Children with idiopathic nephrotic syndrome most were under 8 years old, </b>
males, edema, hypoproteinemia, mass proteinuria. Children with NS at the first presentation are
able to treat and follow-up in Bac Giang City.


<i><b>Key words: Children, idiopathic nephrotic syndrome, clinical manifestations, laboratory.</b></i>


<i><b>Ngày nhận bài: 11/7/2018; Ngày phản biện: 29/7/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018 </b></i>



*


</div>

<!--links-->

×