Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại Công ty cổ phần Dược Imexpharm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.25 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Ngày nay chất lượng đã trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng, là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh
tranh, tham nhập vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải áp dụng các
tiêu chuẩn quốc tế trong hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp mình.


Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành, nó


hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mơ hình quản trị
thích hợp và văn bản hố các yếu tố của hệ thống quản trị chất lượng theo mơ hình
đã chọn. Nó qui tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản trị và đảm bảo
chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp. Các
doanh nghiệp ngành dược Việt Nam ngoài việc áp dụng các tiêu chuẩn đòi hỏi


khắc khe trong sản xuất dược phẩm như tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc
theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới GMP-WHO, các doanh nghiệp dược cần
chú trọng xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000.


Trên cơ sở kiến thức đã học tại trường, kết hợp với thực tế khảo sát thực
trạng xây dựng và vận hành, những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống quản trị chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty cổ phần dược phẩm
IMEXPHARM, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu, các đề tài luận văn và cơng


trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống quản trị chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn
ISO 9000, tác giả đã phân tích làm rõ những những mặt đạt được, những hạn chế
và tìm ra nguyên nhân của các hạn chế để đề xuất các giải phảp nhằm hoàn thiện
hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty Cổ phần
dược phẩm IMEXPHARM. Tác giả xin được tóm tắt nội dung luận văn đã hồn



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1.Hệ thống hố cơ sở lý luận về quản trị chất lượng và hệ thống quản trị chất </b>
<b>lượng trong các doanh nghiệp: </b>


Luận văn đề cập đến nhưng khái niệm cơ bản về chất lượng, quản trị chất


lượng và hệ thống quản trị chất lượng. Trong đó đi sâu nghiên cứu về những
nguyên tắc, chức năng cơ bản của quản trị chất lượng và nghiên cứu về các phân
hệ của hệ thống quản trị chất lượng. Giới thiệu các Bộ tiêu chuẩn quản trị chất
lượng áp dụng trong các doanh nghiệp và tập trung giới thiệu Bộ tiêu chuẩn ISO


9000, các phiên bản của ISO 9000 và sự khác biệt của tiêu chuẩn ISO 9001:2008
so với tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Tác giả cũng đã trình bày kinh nghiệm quản trị
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại một số công ty dược phẩm cùng
ngành và có điểm tương đồng với cơng ty IMEXPHARM nhằm giúp cho q trình


phân tích thực trạng và tìm ra các nguyên nhân cũng như đề xuất các giải pháp đề
hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty
Cổ phần dược phẩm IMEXPHARM.


<b>2.Phân tích thực trạng xây dựng và vận hành hệ thống quản trị chất lượng </b>
<b>theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Công ty IMEXPHARM : </b>


Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm được cổ phần hố năm 2001, là
cơng ty dược phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất
thuốc của của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (GMP-ASEAN), và đã chứng nhận
đạt tiêu chuẩn về thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế
giới (GMP-WHO). Ngồi ra cơng ty cũng đã chứng nhận đạt các tiêu chuẩn như:


GLP, GSP, GDP, GPP,ISO 9001: 2008 và còn đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt
để sản xuất nhượng quyền cho các tập đoàn dược phẩm châu Âu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

những mặt đạt được và những điểm chưa được, nguyên nhân của những hạn chế


trong hệ thống quản trị chất lượng tại công ty:


<i>- Kết quả đạt được: </i>


<i>+ Hệ thống quản trị chất lượng được xây dựng một cách thống nhất </i>


Hoạt động của tất cả các bộ phận được định hướng tới CLSP và sự thỏa mãn


của khách hàng. Nhận thức của các CBNV về các hoạt động của hệ thống quản trị


chất lượng là của nhiệm vụ của tồn Cơng ty.


<i>+ Cơng tác kiểm sốt chất lượng : </i>


Công ty luôn tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng


quá trình cụ thể, tiến hành chặt chẽ tồn bộ q trình. Do đó nên CLSP ln được


nâng cao.


Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, phân tích và đánh giá


nhà cung cấp chi tiết nhằm chọn ra những nhà cung cấp tốt và đảm bảo các yêu cầu
về nguyên vật liệu đầu vào đạt chất lượng, để đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm


đạt chất lượng.



<i>+ Cơng tác đo lường sự hài lịng khách hàng : </i>


Thiết lập các quy định cụ thế xử lý các vấn đề liên quan tới sản phẩm và dịch
vụ đặc biệt là các khiếu nại của khách hàng. Các khiếu nại của khách hàng đã được


xử lý theo một trình tự thống nhất, có quy trình đo lường sự hài lịng của khách


hàng cụ thể.


<i>- Chất lượng sản phẩm: </i>


Chất lượng sản phẩm trong thời gian áp dụng hệ thống quản trị chất lượng


đến nay đã thỏa mãn tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, chất lượng ổn định và


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>- Những hạn chế: </i>


+ Một số bộ phận còn áp dụng hệ thống một cách miễn cưỡng:


Nhận thức áp dụng hệ thống quản trị chất lượng trong Công ty giữa các bộ


phận chưa đồng đều, có bộ phận cịn áp dụng mang tính hình thức, đối phó. Cập


nhật hồ sơ, tài liệu chủ yếu để đối phó với các đợt đánh giá nội bộ và kiểm tra tái


xét duyệt.


+ Kiểm soát các hoạt động hệ thống quản trị chất lượng chưa đảm bảo chặt
chẽ và đầy đủ. Một số quy trình có biểu hiện thực hiện hình thức chưa sát với thực



tế hoạt động của công ty.


+ Các hoạt động khắc phục sau các đánh giá nội bộ chưa được xử lý kịp thời


và đầy đủ vì vậy hoạt động đánh giá nội bộ chưa phát huy được chức năng như một


công cụ cải tiến hệ thống hữu hiệu.


<i>- Nguyên nhân của hạn chế: </i>


+ Hệ thống tài liệu chưa được cập nhật thường xuyên , cập nhật cịn thiếu sót,


gây khó khăn trong q trình áp dụng hệ thống. Cịn nhiều tài liệu rờm rà, dư thơng
tin gây khó cho người sử dụng


+ Các hoạt động triển khai hệ thống còn mang tính áp đặt. Những người thực
hiện nhận thấy trách nhiệm phải áp dụng tuy nhiên mức độ nhiệt tình, tự giác chưa


có.


+ Kỹ năng và trình độ chun mơn của CBNV cịn hạn chế. Hiệu quả của các


hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực quản lý cho nhân viên chưa cao. Kỹ năng


quản lý của đội ngũ cán bộ cấp trung còn hạn chế. Kỹ năng làm việc của các nhân
viên chưa tốt. Các hoạt động tự đào tạo, đào tạo tại chỗ không được chủ động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thống chưa được tiếp cận tới các bộ phận trong Công ty. Việc sử dụng các công cụ
thống kê chưa được các CBNV trong Công ty áp dụng thường xuyên, xem như một
công cụ để quản lý và cải tiến chất lượng. Việc đưa ra các quyết định dựa trên các


số liệu thống kê chưa được thực thi tốt.


<b>3.Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn </b>
<b>ISO 9001:2008 tại Công ty IMEXPHARM: </b>


Trên cơ sở phân tích, đánh giá những điểm đạt được, những mặt hạn chế, xác
định nguyên nhân của hạn chế. Luận văn đưa ra 6 giải pháp để hoàn thiện hệ thống
quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty CPDP
IMEXPHARM.


- Giải pháp 1: Đào tạo nâng cao nhận thức CBNV tồn Cơng ty về hệ thống
quản trị chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000


Để áp dụng thành công tiêu chuẩn theo ISO 9001:2008, cần thiết phải hiểu
đúng các yêu cầu đặt ra của tiêu chuẩn. Công tác đào tạo kiến thức về hệ thống
quản trị chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là rất quan trọng cần phải đầu tư
nguồn lực cho nó.Các giải pháp liên quan tới đào tạo sẽ bao gồm các hoạt động
sau:


<i>+ Xác định nội dung đào tạo </i>


Đào tạo về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho những
người trong bộ phận như tiếp thị,bán hàng, cung ứng, sản xuất..vv... Đào tạo về
phương pháp và cách thực hiện HTQTCL tương ứng với tiêu chuẩn ISO 9001.


<i>+ Đào tạo cán bộ điều hành tổ chức và các cấp </i>


*Mọi cấp cán bộ cấp trung, kể cả lãnh đạo cao nhất, phải có hiểu biết về hệ
thống quản trị chất lượng.



* Đào tạo cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>- Tổ chức đánh giá sau đào tạo </i>


- Giải pháp 2: Khuyến khích mọi thành viên Công ty tham gia vào hệ thống


<i>hệ thống quản trị chất lượng </i>


Sự quan tâm của mọi người vào hệ thống quản trị chất lượng quyết định sự
thành công của hệ thống. Trách nhiệm của lãnh đạo là tạo ra ý thức và khuyến


khích nhân viên tham gia vào hệ thống chất lượng, tạo mơi trường thực hiện và cần
có chính sách khuyến khích rõ ràng.


- Giải pháp 3: Tiến hành đánh giá nội bộ thường xuyên


Hoạch định chương trình đánh giá, có chú ý đến tình trạng và tầm quan
trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá, cũng như kết quả của các


cuộc đánh giá trước. Chuẩn mực, phạm vi, tần suất và các phương pháp đánh


giá phải được xác định. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành


đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan và vơ tư của q trình đánh giá.


Trong quá trình đánh giá nội bộ, khi phát hiện sự không phù hợp, tổ chức phải


tiến hành các hành động khắc phục.Cần kết hợp giữa các hoạt động: Đánh giá nội
bộ - xem xét của lãnh đạo - cải tiến.



- Giải pháp 4: Đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ thống kê trong quản trị


chất lượng


Các công cụ thống kê được sử dụng rất hiệu quả trong việc kiểm sốt chất
lượng.Cơng cụ thống kê trợ giúp cho việc nhận dạng được vấn đề liên quan tới


chất .Cải tiến chất lượng không thể thiếu các công cụ thống kê.


Sử dụng tốt kỹ thuật và các công cụ quản lý sẽ giúp cho việc phân tích, kiểm


sốt được chính xác từ đó sẽ tạo điều kiện đưa ra các biện pháp khắc phục cũng


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Sử dụng tốt bốn nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO


9001:2008: P: Hoạch định (Plan), D: Thực hiện (Do), C Kiểm tra (Check),A Điều


chỉnh , cải tiến ( Action).


Sử dụng bảy công cụ thống kê bao gồm: Phiếu kiểm tra, biểu đồ Pareto, biểu


đồ xương cá, biểu đồ phân tán, histograms và lưu đồ.


- Giải pháp 5: Kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp


Cần xác lập một quy trình để xem xét và xử lý các vấn đề không phù hợp đã


được nhận biết. Cần lưu ý các hướng tiêu cực để cải tiến đó cũng là đầu vào của


xem xét của lãnh đạo khi xem lại mục tiêu và nhu cầu nguồn lực. Người thực hiện


việc xem xét cần có khả năng đánh giá tồn bộ các ảnh hưởng của sự khơng phù


hợp, có quyền hạn, nguồn lực để xử lý sản phẩm không phù hợp và xác định các


hành động khắc phục thích hợp. Khách hàng hoặc các bên quan tâm khác có thể


yêu cầu được tham gia vào việc chấp nhận cách xử lý sự không phù hợp.


- Giải pháp 6: Tăng cường đo lường sự hài lòng của khách hàng


Đo lường và theo dõi sự thoả mãn của khách hàng dựa trên việc xem xét các


thông tin của khách hàng. Việc thu thập thơng tin có thể chủ động hay bị động.


Tiêu chuẩn địi hỏi cơng ty phải có biện pháp tìm kiếm thông tin về sự cảm nhận
của khách hàng. Lãnh đạo phải tích cực xác định mức độ thoả mãn của khách


hàng, coi đó là cơng cụ sống cịn và là đầu vào của việc xem xét của lãnh đạo để có


cơ hội cải tiến liên tục. Có nhiều nguồn thơng tin liên quan đến khách hàng, công


ty cần thiết lập các q trình có hiệu lực và hiệu quả để thu thập, phân tích và khai
thác thơng tin này cho việc cải tiến hiệu năng của công ty. Sau khi đã có thơng tin,


Cơng ty cần phân tích các thông tin này để xác định các cơ hội cải tiến và cần hợp


tác với khách hàng để xác định nhu cầu cho tương lai.


Những giải pháp nêu trên sẽ góp phần hồn thiện hệ thống quản trị chất lượng



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>

<!--links-->

×