Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.78 KB, 7 trang )

Tạp chí y - dợc học quân sự số 8-2020

HIU QUẢ VÀ TÍNH AN TỒN CỦA KỸ THUẬT ĐỐT U PHỔI
BẰNG VI SÓNG DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CẮT LỚP VI TÍNH Ở
BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHƠNG TẾ BÀO NHỎ
Đỗ Minh Ln1, Cung Văn Cơng2
TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an tồn của kỹ thuật đốt u phổi bằng vi sóng dưới
hướng dẫn của cắt lớp vi tính (CLVT) trên bệnh nhân (BN) ung thư phổi khơng tế bào nhỏ
(UTPKTBN). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu 22 BN được đốt u phổi
bằng vi sóng từ tháng 8/2018 - 8/2020 tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Theo dõi bằng chụp
CLVT ngay sau thủ thuật nhằm đánh giá tai biến và theo dõi hiệu quả điều trị khối u sau 3, 6, 9,
12, 24 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình là 62 ± 7 (47 - 75 tuổi); thời gian theo dõi trung bình là
13 tháng (3 - 24 tháng). Tỷ lệ cắt bỏ hồn tồn 63,6%. Kích thước khối u là yếu tố quan trọng
liên quan đến khả năng cắt bỏ hoàn toàn khối u. Tỷ lệ tai biến của thủ thuật là 36,3%. Khơng có
tử vong sau 30 ngày. Thời gian nằm viện sau thủ thuật trung bình 11 ngày. Kết luận: Đốt u
phổi bằng vi sóng là kỹ thuật an tồn và hiệu quả trong điều trị BN UTPKTBN.
* Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ; Đốt u phổi bằng vi sóng.

Efficacy and Safety of CT-Guided Microwave Ablation of Tumors
in Non-small Cell Lung Cancer Patients
Summary
Objectives: To evaluate the efficacy and safety of CT-guided microwave ablation of tumors
in non-small cell lung cancer patients. Subjects and methods: 22 patients were treated lung
tumors by microwave ablation from 8/2018 - 8/2020. Patients were followed up by computer
tomography immediately after the procedure to evaluate complications and monitor the progress
of the tumor after 3, 6, 9, 12, 24 months. Results: The mean age was 62 ± 7 (47 - 75 years
old); the mean follow-up time was 13 months (ranged from 3 - 24 months). The rate of complete
tumor ablation was 63.6%. The size of the tumor is a key factor contributing to complete tumor
ablation. The rate of complications of the procedure was 36.3%. The overall 30-day mortality
rate was 0.0%. The average time in hospital after procedure was 11 days. Conclusion:


Microwave ablation of lung tumors under CT-guided is a safe and effective technique in
treatment of non-small cell lung cancer.
* Keywords: Non-small cell lung cancer; Microwave ablation; Lung tumors.
Bộ môn Lao và Bệnh phổi, Đại học Y Hà Nội

1

Bệnh viện Phổi Trung ương

2

Người phản hồi: Đỗ Minh Luân ()
Ngày nhận bài: 08/9/2020
Ngày bài báo được đăng: 28/9/2020

40


Tạp chí y - dợc học quân sự số 8-2020
T VẤN ĐỀ
Theo GLOBOCAN (2018), trên thế giới
có hơn 43,8 triệu người mắc ung thư.
Trong đó, ung thư phổi hay gặp nhất và
chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất. Tại Việt
Nam, có 164.671 ca mắc mới, 114.871 ca
tử vong vì ung thư và hơn 300.000 người
đang sống chung với ung thư. Ung thư
phổi phổ biến thứ 2 sau ung thư gan với
23.667 số ca mới mắc trong năm 2018,
chiếm 14,4%. Ung thư phổi cũng là

nguyên nhân tử vong thứ 2 trong các
bệnh ung thư sau ung thư gan với 20.710
người, chiếm 18% [1].
Đốt u phổi bằng vi sóng là phương
pháp xâm lấn tối thiểu hiệu quả và an
toàn cho BN UTPKTBN. Bên cạnh việc
thay thế cho phẫu thuật, đốt u phổi bằng
vi sóng đã chứng minh được hiệu quả
trong điều trị giảm nhẹ những khối u có
kích thước lớn đến 14 cm [2, 3]. Bệnh
viện Phổi Trung ương mới triển khai và là
đơn vị đầu tiên trên cả nước thực hiện kỹ
thuật này, do đó chưa có dữ liệu theo dõi
lâu dài. Nghiên cứu này được thực hiện
với mục đích: Đánh giá hiệu quả và tính
an tồn của kỹ thuật đốt u phổi dưới
hướng dẫn của CLVT.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
22 BN được chẩn đoán UTPKTBN đã
được điều trị đốt u bằng vi sóng tại Bệnh
viện Phổi Trung ương từ tháng 8/2018 8/2020.
* Tiểu chuẩn lựa chọn:
Bệnh nhân được chẩn đoán UTPKTBN
theo Hướng dẫn Chẩn đoán điều trị
UTPKTBN của Bộ Y tế [1].

Bệnh nhân được chỉ định, chống chỉ
định đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng

dẫn của CLVT theo hướng dẫn đốt nhiệt
khối u phổi nguyên phát, thứ phát [3].
- Chỉ định điều trị triệt căn:
(1) Có chỉ định phẫu thuật nhưng
khơng đáp ứng được cuộc phẫu thuật;
(2) Từ chối phẫu thuật; (3) Tổn thương tái
phát sau điều trị bằng các phương pháp
khác; (4) Tổn thương di căn đơn độc sau
phẫu thuật hoặc xạ trị toàn thân lập thể;
(5) Nhiều u phổi nguyên phát, số lượng
≤ 3 (≤ 5 đối với 2 bên phổi), đường kính
≤ 3 cm, khơng di căn xa.
- Chỉ định điều trị giảm nhẹ:
Mục đích của cắt đốt bằng nhiệt giảm
nhẹ là giảm các triệu chứng do khối u gây
ra và cải thiện chất lượng cuộc sống đối
với BN không đáp ứng được các điều
kiện điều trị triệt căn. Chỉ định có thể được
mở rộng thích hợp so với chỉ định cắt đốt
với số lượng khối u > 3 (> 5 đối với 2 bên
phổi), đường kính > 3 cm, được thực hiện
nhiều lần và nhiều vị trí trong một phiên
hoặc kết hợp các phương pháp khác.
- Chống chỉ định:
Khơng có chống chỉ định tuyệt đối.
Chống chỉ định đối với cắt đốt bằng
nhiệt như sau: (1) BN bị nhiễm trùng vị trí
chọc; (2) BN bị xơ phổi nặng, đặc biệt là
xơ phổi do thuốc; (3) BN có nguy cơ xuất
huyết nặng (tiểu cầu ≤ 50 G/l) và rối loạn

chức năng đông máu nghiêm trọng. Liệu
pháp chống đông máu và/hoặc thuốc
chống kết tập tiểu cầu nên được ngừng
lại ít nhất 5 - 7 ngày trước khi cắt bỏ; (4) BN
tràn dịch màng phổi ác tính kiểm sốt
kém ở bên tổn thương; (5) BN bị rối loạn
chức năng gan, thận, tim, phổi và não
nghiêm trọng, thiếu máu và mất nước
41


Tạp chí y - dợc học quân sự số 8-2020
trm trọng, rối loạn chuyển hóa dinh
dưỡng khơng thể điều chỉnh hoặc cải
thiện trong thời gian ngắn, BN nhiễm
trùng toàn thân nặng và sốt (> 38,5°C); (6)
BN có di căn ngồi phổi rộng, thời gian
sống thêm dự kiến là < 3 tháng; (7) BN có
điểm ECOG > 3.
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đến
khám lại theo hẹn.
2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu
các trường hợp.
* Quy trình thực hiện:
Kỹ thuật đốt u phổi bằng vi sóng được
thực hiện bởi các bác sĩ X quang can
thiệp, BN được làm xét nghiệm máu,
đánh giá chức năng tim mạch, hô hấp,
chụp phim CLVT lồng ngực tiêm thuốc

cản quang, gây mê tĩnh mạch bởi bác sĩ
gây mê, lắp máy theo dõi trong suốt quá
trình điều trị. BN tư thế nằm ngửa hoặc
nằm nghiêng sau đó được chụp CLVT
vùng tổn thương. Dưới hướng dẫn của
CLVT, kim đốt được xuyên qua trung tâm
khối u, đặt thông số máy phát vi sóng
EmprintTM theo hướng dẫn của nhà sản

xuất. Kỹ thuật được thực hiện 1 lần với
những khối u đường kính ≤ 3 cm, nhiều
lần cho các khối u > 3 cm [2, 6].
* Đánh giá và theo dõi: Sau kỹ thuật,
BN được chụp lại CLVT để kiểm tra vùng
cắt bỏ có che phủ hết tổn thương khơng,
biểu hiện là đám có tỷ trọng tổ chức rộng
hơn diện tích khối u ban đầu. Đánh giá
hiệu quả bằng hình ảnh phim CLVT sau
3, 6, 9, 12, 24 tháng thực hiện thủ thuật.
Hoại tử hồn tồn khi khơng thấy sự tăng
ngấm thuốc sau 3 tháng được chụp lại
phim. Hoại tử khơng hồn tồn khi thấy
sự tăng ngấm thuốc ở phần còn lại của
khối u. Kích thước tổn thương trên phim
chụp CLVT sau mỗi 3 tháng được sử
dụng để theo dõi tiến triển khối u, nếu
phát hiện đường kính tổn thương tăng lên
được coi là khối u tái phát tại chỗ.
* Đánh giá biến chứng:
Biến chứng nặng là các biến chứng

xảy ra trong hoặc sau thủ thuật có thể đe
dọa tính mạng BN. Biến chứng nhẹ là các
biến chứng có thể tự ổn định mà không
để lại di chứng. Tác dụng phụ là đau, hội
chứng sau đốt u, tràn dịch màng phổi
mức độ nhẹ [7].

* Xử lý số liệu: Bằng phần mềm SPSS 20.0.

A. Hình ảnh trước đốt u.

B. Sau đốt u 3 tháng.

C. Sau đốt u 6 tháng.

Hình 1: Thay đổi khối u trên CLVT sau đốt u phổi bằng vi sóng.
42


Tạp chí y - dợc học quân sự số 8-2020
KT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm bệnh nhân và khối u
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân và khối u.
Đặc điểm

Thơng số

Giới tính (n, %)
Nam giới
Nữ giới

Tuổi,

± SD (Nhỏ nhất - lớn nhất)

Kích thước khối u (n, %)

20 (90,9)
2 (9,1)
62 ± 7 (47 - 75)
37 ± 17 mm

≤ 3 cm

11 (47,8)

> 3 cm

12 (52,2)

Phân bố (n, %)
Trung tâm

4 (17,4)

Ngoại vi

19 (82,6)

Ý nghĩa điều trị (n, %)
Điều trị triệt căn


5 (22,7)

Điều trị giảm nhẹ

17 (77,3)

Mô bệnh học (n, %)
Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư biểu mô vảy

Từ tháng 8/2018 - 8/2020, tổng cộng
22 BN được chẩn đoán UTPKTBN với 23
khối u có chỉ định đốt u bằng vi sóng dưới
hướng dẫn của CLVT. Khối u có kích
thước trung bình 37 ± 17 mm (17 - 77
mm), được phân thành 2 nhóm (≤ 3 cm
và > 3 cm) để đánh giá sự khác nhau về
mức độ hoại tử của 2 nhóm [6]. Đặc điểm
mô học: 90,9% là ung thư biểu mô tuyến,
9,1% là ung thư biểu mô vảy. Đốt u bằng
vi sóng với mục đích điều trị triệt căn: 5
BN (17,4%), điều trị giảm nhẹ: 17 BN
(77,3%).
Nghiên cứu đề cập chủ yếu đến vai trò
của kỹ thuật trong điều trị UTPKTBN ở

20 (90,9)
2 (9,1)


giai đoạn tiến triển mà khơng có chỉ định
phẫu thuật. Trong đó, 2 BN được chỉ định
phẫu thuật nhưng từ chối và 1 BN ung
thư phổi biểu mô tuyến kèm ung thư
thanh quản.
Khó khăn của kỹ thuật là điều trị cho
các khối u trung tâm nằm gần cấu trúc
giải phẫu như mạch máu, khí quản, phế
quản gốc, thực quản, màng tim, vì có thể
gây tổn thương nhiệt cho các mơ xung
quanh [4]. 4 BN có khối u trung tâm ghi
nhận khơng xảy ra có tai biến nặng trong
và sau thủ thuật. Một số báo cáo đề cập
đến việc điều trị cho những trường hợp ở
vị trí trung tâm [8].
43


Tạp chí y - dợc học quân sự số 8-2020
2. Tính hiệu quả của kỹ thuật
Bảng 2: Tính hiệu quả của kỹ thuật.
Đặc điểm

Thông số

Tiền sử điều trị (n, %)
Phẫu thuật
Xạ trị
Hóa trị
Điều trị đích

Khơng

2 (20,0)
3 (30,0)
9 (90,0)
4 (40,0)
12 (54,5)

Số lần đốt (n, %)
1 lần
2 lần
3 lần

14 (63,6)
7 (31,8)
1 (4,5)

Thời gian đốt (phút) ( ± SD)

14 ± 5,5

Hoại tử (n, %)
Hoại tử hoàn toàn
Hoại tử một phần

15 (65,2)
8 (36,4)

Điều trị sau đốt (n, %)
Hóa trị

Xạ trị
Thuốc điều trị đích
Khơng

17 (77,3)
4 ( 18,2)
5 (22,7)
2 (9,1)

Trong nghiên cứu có 10 BN (45,5%)
được điều trị trước khi thực hiện đốt u phổi,
sau đó khối u tiến triển, có chỉ định đốt u
phổi bằng vi sóng. Đánh giá bằng chụp
CLVT tiêm thuốc cản quang sau 3 tháng
cho thấy, 15 khối u (65,2%) được cắt bỏ
hồn tồn. Kích thước khối u là yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả cắt bỏ của kỹ
thuật, tỷ lệ hoại tử hồn tồn của khối u
đường kính ≤ 3 cm là 90,9%, > 3 cm: 41,7%,
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Sau đốt u, 20 BN được điều trị bằng các
phương pháp khác, trong đó phương pháp
hóa trị chiếm đa số (17 BN = 77,3%).
Đốt u phổi bằng vi sóng hứa hẹn là
phương pháp điều trị cho BN tiến triển sau
phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Trong nghiên cứu,
44

10 BN (45,5%) được đánh giá là bệnh
tiến triển đã được chỉ định đốt u phổi

bằng vi sóng.
Kỹ thuật đốt u phổi bằng vi sóng được
chỉ định cho BN có kích thước khối u từ
17 - 77 mm. C Pusceddu và CS mô tả 1
trường hợp đốt khối u có đường kính lên
đến 14 cm [4], L Zhong và CS: đường
kính khối u 6 cm [5] . Một số nghiên cứu
cho thấy một trong những ưu điểm của
phương pháp đốt u phổi là có thể sử
dụng cùng lúc nhiều kim đốt đề điều trị
những khối u kích thước lớn hay thực
hiện lặp lại kỹ thuật ở những lần sau [4, 9].
Kích thước khối u là yếu tố quan trọng
quyết định đến khả năng cắt bỏ hoàn toàn
[4, 9].


Tạp chí y - dợc học quân sự số 8-2020
3. Tính an tồn của kỹ thuật và theo dõi sau điều trị
Bảng 3: Tính an tồn của kỹ thuật.
Đặc điểm
Phản ứng phụ:

Thông số (n, %)
12 (54,5)

Đau ngực

9 (40,9)


Sốt

3 (13,6)

Tai biến:

8 (36,3)

Tràn khí màng phổi

5 (22,7)

Tràn dịch màng phổi

1 (4,5)

Ho ra máu

3 (13,6)

Viêm thành ngực

1 (4,5)

Tử vong

0 (0,0)

Thời gian nằm viện sau thủ thuật (ngày)


11 ± 4,5 (3 - 20 ngày)

Mặc dù các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến kỹ thuật có thể xảy ra, nhưng
trong nghiên cứu tỷ lệ phản ứng phụ chiếm 54,5%, tai biến 36,3% và khơng có trường
hợp tử vong trong và sau 30 ngày. Một số báo cáo cũng thể hiện tính an tồn của
kỹ thuật [9, 10].
Bảng 4: Theo dõi sau điều trị.
Đặc điểm

Thông số

Thời gian theo dõi (tháng)

13 ± 5,7

Tái phát (n, %)

4 (18,2)

Thời gian tái phát (tháng)

5 ± 2,7

Di căn (n, %)

5 (22,7)

Thời gian di căn (tháng)

7 ± 2,9


Tỷ lệ tái phát tại chỗ là 18,2%. Nghiên cứu của Zhong và CS ghi nhận tỷ lệ này là
20,5% [5]. Tái phát thường gặp ở những khối u có kích thước lớn. Các phương pháp
xạ trị, hóa trị có thể được sử dụng để bổ trợ hoặc có thể lặp lại kỹ thuật cho những
trường hợp này.
45


Tạp chí y - dợc học quân sự số 8-2020
KT LUẬN
Đốt u phổi bằng vi sóng là phương
pháp điều trị xâm lấn tối thiểu được
chứng minh an toàn và hiệu quả, bổ sung
vào nhóm điều trị đa mơ thức cùng với
các phương pháp truyền thống như phẫu
thuật, hóa trị, xạ trị nhằm đạt hiệu quả
cao nhất cho BN UTPKTBN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Quyết định số 4825/QĐ-BYT về
việc ban hành tài liệu chun mơn "Hướng
dẫn chẩn đốn và điều trị ung thư phổi không
tế bào nhỏ” 2018.
2. Bộ Y tế - Bệnh viện Phổi Trung ương.
Quyết định số 224/QĐ-BVPTƯ về việc Ban
hành Quy trình kỹ thuật điều trị các khối u
bằng vi sóng (Microwave ablation - MWA) 2018.

5. L Zhong, et al. Clinical analysis on
113 patients with lung cancer treated by
percutaneous CT-guided microwave ablation.

J Thorac Dis 2017; 9(3):590-597.
6. X Ye, et al. Expert consensus workshop
report: Guidelines for thermal ablation of primary
and metastatic lung tumors (2018 edition).
J Cancer Res Ther 2018; 14(4):730-744.
7. M Ahmed, et al. Image-guided tumor
ablation: Standardization of terminology and
reporting criteria - a 10-year update. Radiology
2014; 273(1):241-260.
8. AWP Maxwell, TT Healey, DE Dupuy.
Microwave ablation of lung tumors near the
heart: A retrospective review of short-term
procedural safety in ten patients. Cardiovasc
Intervent Radiol 2017; 40(9):1401-1407.

3. WHO. Global cancer observatory 2018.
/>
9. F Cao, et al. Safety and efficacy of
thermal ablation for subpleural lung cancers.
Thorac Cancer 2019; 10(6):1340-1347.

4. C Pusceddu, et al. Usefulness of
percutaneous microwave ablation for large
non-small cell lung cancer: A preliminary
report. Oncol Lett 2019; 18(1):659-666.

10. A Zheng, et al. Major complications
after lung microwave ablation: A single-center
experience on 204 sessions. Ann Thorac Surg
2014; 98(1):243-248.


46



×