Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lối xưng hô trong gia đình người Việt - Lê Thị Minh Hiền (Ngôn ngữ học k22)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.1 KB, 6 trang )

LỐI XƯNG HƠ TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT
LÊ THỊ MINH HIỀN
NGÔN NGỮ HỌC K22, KHOA KHXH&NV, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TĨM TẮT
Trong những năm gần đây, văn hóa xưng hô trong giao tiếp là một trong những biểu hiện văn hóa
của người Việt đang được quan tâm rất nhiều, đặc biệt là cách thức xưng hô giữa các mối quan hệ trong gia
đình. Bài viết này trình bày về sự đa dạng, phong phú và khác biệt về lối xưng hơ trong gia đình người Việt
dưới sự ảnh hưởng văn hóa của từng vùng miền. Nhờ đó có thể thể hiện được nền văn hiến lâu đời và bản
sắc văn hóa Việt Nam thơng qua phương tiện ngơn ngữ.
Từ khóa: Lối xưng hơ trong gia đình người Việt, văn hóa xưng hơ trong giao tiếp.

ASBTRACT
THE WAY OF ADDRESSING IN THE VIETNAMESE FAMILY
In recent years, culture of vocative in communication is one of the cultural manifestations of the
Vietnamese that people are paying much attention. Especially the way of addressing between relationships
in the family. This article presents diversity, richness and difference of the way of addressing between
relationships in the Vietnamese family which influenced by the culture of each region. Thus, it is possible
to express the long-standing culture and national identity of Vietnam through the language.
Keywords: The way of addressing in the Vietnamese family, culture of vocative in communication.

1. Giới thiệu
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Quả đúng là như vậy khi nói về
ngơn ngữ của người Việt. Ngơn ngữ chính là phương tiện phản ánh tính chất xã hội, bản
sắc văn hóa dân tộc của một quốc gia. Một trong những biểu hiện rõ nhất của việc ngơn
ngữ phản ánh đặc tính xã hội, chính là cách thức xưng hơ. Có người cho rằng việc xưng hơ
trong tiếng Việt cũng phức tạp không kém khi giao thiệp trong đời sống. Một đất nước có
bề dày lịch sử hơn bốn nghìn năm văn hiến cộng hưởng với sự tiếp nhận tinh hoa văn hóa
phương Tây và tư tưởng Nho giáo, thì khơng thể chỉ có một từ “I” dùng cho ngôi thứ nhất
và một từ “you” dành cho ngôi thứ 2 như trong tiếng Anh. Thực ra, cách xưng hơ trong
tiếng Việt rất phong phú, rõ ràng, có tôn ti trật tự, và rất văn minh. Cách xưng hô trong




tiếng Việt tượng trưng cho một nền văn minh lâu đời về gia giáo và việc giao tế ngoài xã
hội. Lễ phép và tôn ti trật tự phân minh thể hiện được dân tộc ta có nền văn hiến lâu đời.
Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả: Nguyễn
Văn Khang (1996), Nguyễn Thị Thanh Bình (1996), Vũ Thị Thanh Hương (1997), Lương
Thị Hiền (2007),... Để hiểu rõ cách xưng hô trong tiếng Việt, chúng ta cùng tìm hiểu và
nghiên cứu thơng qua việc phân tích, so sánh, đối chiếu các tài liệu, cơng trình khoa học
của các tiền bối đi trước và ơn lại phong tục Việt Nam nhìn từ góc độ lối xưng hơ trong
phạm vi gia đình.
2. Nội dung
Người Việt ta có cách xưng gọi với người đối thoại khá rạch rịi, rõ ràng, ý nhị và
văn hóa. Rất nhiều trường hợp trong phạm vi gia đình, người nghe sẽ hiểu hoặc đoán được
mối quan hệ, vai thứ giữa hai người. Tuy nhiên, gắn với mỗi vùng miền sẽ có những văn
hóa xưng hơ khác nhau. Ví dụ khi ta nghe câu nói: “Cậu đi chợ mua dùm chị vài ký trái
cây” (là cách xưng hô của chị gái với em trai). Hay một cách xưng gọi thân mật, bình dân
khác: “Dượng mày mời đám mà anh bận đi khơng được” (là lời anh vợ nói với em rể), đó
là hai cách xưng hơ đặc trưng của Nam bộ.
Một trong những quy tắc xưng hơ của người Việt đó là dù ở trong hồn cảnh nào,
vị trí nào, mình ln ln khiêm tốn, lịch sự, lễ phép, tình cảm và tế nhị; tránh làm phật
lòng, xúc phạm người khác. Đó chính là thước đo sự lịch thiệp và văn hóa của mỗi người.
Đối với gia đình, khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình, tốt hơn là phải luôn luôn
dùng cách “thưa gửi” và “gọi dạ bảo vâng” chứ khơng bao giờ nói trống khơng với người
trên, lớn tuổi, cao cấp hơn. Người Việt chúng ta thường dùng tiếng “thưa” trước khi xưng
hô với người ở vai trên mình, chẳng hạn như: “Thưa mẹ con đi học…” Đồng thời khi trả
lời hoặc đối đáp lại điều gì với người lớn hơn mình đều bắt đầu với chữ “Dạ/ Vâng/... ạ”
để tỏ vẻ kính trọng và lễ phép. Ví dụ: “Con chào bà ạ!”; “Vâng ạ!”.
2.1.

Cách xưng hô trong mối quan hệ về thứ bậc.


Thơng thường một gia đình điển hình ở Việt Nam có 03 thế hệ: ơng bà, cha mẹ và
con cái hay còn gọi là tam đại đồng đường. Cũng có bài trường hợp có gia đình có đến 4
thế hệ gọi là tứ đại đồng đường hay 5 thế hệ ngũ đại đồng đường. Việc xưng hô các thành


viên trong gia đình tùy thuộc về nề nếp truyền thống gia đình và vùng miền nơi gia đình
sinh sống. Có hơn 60 cách xưng hơ khác nhau xét về mối quan hệ trong gia đình.
Nhìn chung quan hệ họ hàng trong gia đình ở Việt Nam rất phức tạp, người Việt có
thuật ngữ dây mơ rễ má để hình dung những mối quan hệ nêu trên, trong đó thì những mối
quan hệ cơ bản nhất thì nằm trong diện tứ thân phụ mẫu. (Bố mẹ chúng ta gọi là thân phụ
và thân mẫu. Bố mẹ đẻ của vợ cũng gọi là thân phụ và thân mẫu. Bốn bậc đó các cụ gọi
gọn lại là tứ thân phụ mẫu).
Trong cách xưng hô với người ở vai trên, chúng ta tránh không gọi tên tục (tên khai
sinh) của ông bà, cha mẹ, cơ cậu, dì dượng và chú bác. Chúng ta chỉ xưng hơ bằng danh
xưng ngơi thứ trong gia đình. Đối với anh/ chị, chúng ta có thể thêm các đại từ anh/ chị/
em trước thứ bậc. Với người có vai vế nhỏ tuổi hơn, cũng không được gọi tên anh/chị trong
gia đình một cách trống khơng. Tuy nhiên, ở thứ bậc là anh chị vẫn có thể gọi trực tiếp tên
của em hay thêm từ em trước tên riêng. Ví dụ: “Em Vi lấy cho chị cốc nước.” hay “ Vi lấy
cho chị cốc nước.”.
Các anh chị em của cha mẹ ta gồm có: chú, bác, cơ, dì, cậu, mợ, và dượng (sẽ trình
bày cụ thể ở mục sau).
2.2.

Xưng hô với cha mẹ

Người đàn ông và người phụ nữ sinh ra mình có rất nhiều tên gọi: bố mẹ, ba mẹ, ba
má, ba mạ, cha mẹ, thầy u, ...
Ở miền Bắc và Trung, người đàn ơng sinh ra mình được gọi là Bố hoặc Ba, ở một
số vùng trung du miền núi và làng quê người ta thương hay gọi là Thầy; nhưng lại là Cha

nếu ở miền Nam, là Tía ở miền Tây Nam Bộ.
Tiếng gọi người phụ nữ sinh ra mình cũng tương tự như vậy. Gồm có: mẹ, me, u
( miền Bắc), mệ, mạ (miền Trung), má, bầm (miền Nam),...
Khi con cháu trong gia đình kết hôn, cách xưng hô của con dâu, con rể đối với bố
mẹ phía vợ/chồng: bố/ba/cha/tía/thầy (vợ/chồng), mẹ/má/mạ (vợ/chồng), ... Tương tự đối
với cách gọi ông bà. Tuy nhiên, trên thực tế, khi giao tiếp thường giản lược tiếng “vợ”/
“chồng” để thể hiện sự thân mật và gần gũi giữa dâu rể và gia đình.
2.3.

Xưng hơ với anh/ chị/ em


Nếu xét quan hệ ngang hàng với Ta/Tơi thì có anh chị em ruột (cùng cha mẹ) và
anh chị em họ (cùng ông bà nhưng khác cha mẹ). Người con trai đầu lịng của cha mẹ mình
gọi là anh cả, tiếp đến là anh thứ (người Bắc và Trung) hay ở miền Nam, khi người ta gọi
tên các thành viên trong gia đình thường gọi tên kèm theo thứ tự sinh ra (anh ba, anh tư, ...
nếu gia đình có nhiều con), ví dụ: Ơng Lê Hồng Qn là con đầu lịng được gọi là là Hai
Qn, ơng Nguyễn Văn Đua là con thứ hai nên gọi là Ba Đua,... Tương tự, người con gái
đầu lịng của cha mẹ mình gọi là chị cả, tiếp đến là chị thứ (người Bắc và Trung) hay chị
hai, chị ba, chị tư,... (người Nam).
Với gia đình có con cái đã kết hơn, vợ của các anh/ em trai ta gọi là chị/em dâu.
Chồng của chị gái/em gái gọi là anh/em rể. Anh chị em của phía chồng gọi chung là "anh
chị em chồng" và tương tự với phía vợ là "anh em chị vợ". Cụ thể, anh của vợ hay anh của
chồng gọi là anh hay bác, cịn khi nói chuyện với người khác thì dùng ơng anh (của) nhà
tơi, anh vợ/chồng tơi. Chị của chồng hay chị của vợ gọi là chị hay bác, cịn khi nói chuyện
thì dùng chị chồng, chị vợ, bà chị (của) nhà tôi,... Em trai của chồng hay vợ gọi là em hay
chú. Em gái của chồng hay vợ gọi là em, cơ, hay dì. Các từ bác, chú, cơ hay dì trong các
trường hợp xưng hơ với anh chị là cách chúng ta gọi thế cho con mình và có nghĩa là anh,
chị, em của mình.
2.4.


Xưng hô giữa vợ chồng

Một trong những biểu hiện hiện đại hóa trong cách xưng hơ đó chính là sự thay đổi
về cách xưng hơ giữa vợ chồng trong gia đình Việt từ xưa đến ngày nay.
Vợ chồng thời xưa có cách xưng hơ hồn tồn khác so với ngày nay. Thời Pháp
thuộc, các cặp vợ chồng ở gia đình quyền quý gọi nhau là cậu - mợ, trong khi gia đình bình
dân hơn thì gọi đơn giản là anh - chị, có vùng vợ chồng gọi nhau là nhà ta. Lùi lại khoảng
30-40 năm trước, vợ chồng gọi nhau bằng mình. Mỗi lần xưng hơ, gọi mình ơi, thể hiện
tình cảm và sự gắn bó, tuy hai mà một. Ngày nay cách xưng hơ mình vẫn tồn tại nhưng
hiếm, khơng phổ biến.
Các cặp vợ chồng trẻ ngày nay lại không cịn duy trì cách xưng hơ như truyền thống,
thường xưng hơ đơn giản là anh em, hiện đại hơn thì gọi nhau là ông xã, bà xã; chồng ơi,
vợ ơi; khi có tuổi thì gọi nhau là ơng/bà... Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do xu thế phát


triển của xã hội, sự giao thoa của các nền văn hóa, và đất nước tiến hành cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, từ đó nền văn hóa Việt Nam có sự thay đổi dẫn đến lối xưng
hô, cụ thể là xưng hô giữa vợ - chồng cũng thay đổi.
Trong gia đình hiện đại, mối quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu
chân chính, sự bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau. Những giá trị đó được biểu hiện trong việc
lựa chọn vợ (hoặc chồng) một cách tự do của người trong độ tuổi thành hôn, trong việc
tham gia lao động, công việc xã hội, trong việc đóng góp và hưởng thụ tài sản gia đình,
trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình (sinh đẻ có kế hoạch, ly hơn,...)
giữa vợ và chồng. Mối quan hệ vợ chồng mang sắc thái tốt đẹp: coi trọng giá trị lịng trung
thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, sự hoà thuận, hơn nữa là sự bình đẳng, quyền tự do dân chủ của
mỗi người, cùng quan tâm đến lợi ích riêng cũng như lợi ích của cả gia đình... Nền tảng
của một gia đình hạnh phúc phải là mối quan hệ tốt đẹp, hiểu biết, thông cảm và thương
yêu nhau giữa vợ và chồng, là cơ sở ngăn chặn bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình, là
một mục tiêu nhằm hướng tới xây dựng gia đình đạt chuẩn gia đình văn hố.

2.5.

Xưng hơ trong mối quan hệ họ hàng

Trong quan hệ họ hàng phía nội, anh trai của cha gọi là bác, em trai của cha là chú,
chị của cha còn được gọi là bác gái. Em gái của cha là cô hay o (theo cách xưng hơ miền
Bắc, Trung). Thím là vợ của chú; dượng là chồng của cơ. Có một vài nơi ở miền Trung và
miền Nam chồng của cô được gọi là chú.
Trong quan hệ họ hàng phía ngoại, anh trai, chị gái của mẹ gọi là bác (miền Bắc,
miền Nam), em trai/ anh trai của mẹ gọi là cậu (miền Trung); em gái của mẹ gọi là dì. Vợ
của cậu gọi là mợ (miền Trung); chồng của dì gọi là chú (miền Bắc, miền Nam), là dượng
(miền Trung).
Có những gia đình bắt con cái gọi cậu và dì bằng chú và cơ vì muốn có sự thân thiết
giống nhau giữa hai gia đình bên ngoại và bên nội, tức là bên nào cũng là bên nội cả.
3. Dấu ấn văn hóa trong cách xưng hơ của người Việt
Từ lâu đời, người Việt mình có truyền thống về lễ phép và lịch sự trong cách xưng
hơ. Các con cháu có lễ phép và có giáo dục thường biết đi thưa về trình chứ khơng phải
muốn đi thì đi muốn về thì về. Lời chào cao hơn mâm cỗ, khi nói chuyện với bố mẹ và ông


bà, con cháu thường dùng cách thưa gửi và gọi dạ bảo vâng chứ khơng bao giờ nói trống
khơng với người trên. Người Việt chúng ta thường dùng kính ngữ khi giao tiếp trong xã
hội và những người lớn tuổi trong gia đình, tiếng thưa trước khi xưng hơ với người ở vai
trên của ta, chẳng hạn như: “Thưa mẹ con đi học”. “Thưa ông bà con đã về học”. “Thưa
cô con về”. “Thưa ba, ba bảo con điều chi ạ?” Khi trả lời bố mẹ hay ông bà, con cháu
thường dùng chữ dạ, ạ, vâng ạ, vâng.
4. Kết luận
Tiếng để xưng hơ trong gia đình Việt Nam thật phong phú. Dù cố gắng nhớ lại
nhiều cách xưng hô mà tơi từng nghe thấy, nghe đó đây trong cuộc sống và thấy viết trên
sách báo, nhưng tơi biết vì điều kiện thời gian và tài liệu nghiên cứu còn hạn hẹp nên bài

viết còn hạn chế về mặt thu thập thơng tin. Mỗi phương ngữ, miền Trung, miền Bắc, cịn
có rất nhiều cách xưng hô khác nữa. Thông qua ngôn ngữ, cách xưng hơ trong gia đình
Việt Nam thể hiện được nhiều sắc thái văn hoá vững chắc của dân tộc.
Mong rằng bài viết này có thể giúp ích được phần nào cho chúng ta hoặc những
người nước ngoài đang tìm hiểu về Việt Nam có thể hiểu được nền văn hoá Việt Nam
phong phú và thú vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Bích Hồng, Văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống và hiện đại, Ban
Tuyên giáo Trung ương, (2015).
2. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, (2012).
3. Nguyễn Văn Khang, Ứng xử ngơn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nxb
Văn hóa – Thơng tin, (1996).



×