Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hệ Hô hấp Bò sát (Reptilia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.47 KB, 5 trang )


Hệ Hô hấp Bò sát
(Reptilia)



1. Cấu tạo cơ quan hô hấp

Bò sát hô hấp chủ yếu bằng phổi:
Đường hô hấp đã phân hóa rõ ràng
gồm có đường thanh quản phát
âm thanh (có sụn nhẫn và sụn
hạt cau) và khí quản dài, phân
thành 2 phế quản đi vào 2 lá phổi.
Phổi tiến hóa hơn lưỡng cư, bên
trong có nhiều vách ngăn, chia
thành các phế nang, nối với phế
quản bằng phế quản phụ (cấp I, II,
III), phổi xốp nên diện tích phân bố
mao mạch tăng lên, dung tích lớn,
đảm nhận được chức năng trao đổi
khí.










Cấu tạo nội quan cá sấu
(theo Hickman)

1. Thuỳ khứu giác; 2. Bán cầu não;
3. Tuyến yên; 4. Não giữa; 5. Tiểu
não; 6. Hành tuỷ; 7. Động mạch
cảnh; 8. Phổi; 9. Dạ dày; 10. Động
mạch chủ; 11. Lá lách; 12. Ruột;
13. Tuyến tính; 14. Thận; 15. Tĩnh
mạch chủ sau; 16. Hầu; 17. Tĩnh
mạch cảnh; 18. Phế quản; 19.
Cung động mạch; 20. Động mạch
phổi; 21. Tĩnh mạch phổi; 22. Tâm
thất phải; 23. Tâm thất trái; 24.
Gan; 25. Tĩnh mạch gánh gan; 26.
Ruột kết; 27. Lỗ huyệt.

2. Động tác hô hấp

Cử động hô hấp của bò sát theo
nhiều kiểu:
- Thở bằng ngực, thực hiện nhờ sự
co giãn của cơ gian sườn.
- Thở bằng thềm miệng như lưỡng
cư.
- Thở bằng cử động chi và đầu
(rùa).
Quỳnh Hoa


×