Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu thống kê bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam những năm gần đây (minh hoạ qua số liệu điều tra mẫu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.25 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÓM TẮT LUẬN VĂN </b>



Bạo lực gia đình hiện đang là một thực trạng tồn tại ở Việt Nam, gây ra những hậu
quả nghiêm trọng đối với những nạn nhân của tình trạng này, cũng nhƣ gây ra hậu quả
đối với gia đình và xã hội. Tầm quan trọng của việc xử lý bạo lực gia đình đã đƣợc Chính
phủ Việt Nam nhìn nhận với bằng chứng cụ thể là việc thông qua Luật phịng, chống bạo
lực gia đình năm 2007 va nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác. Tuy nhiên, vấn đề
này cần đƣợc giải quyết triệt để với sự chung tay của cộng đồng nhằm thay đổi nhận thức
và quan điểm về vấn đề này, để cho bạo lực gia đình khơng cịn là một vấn đề cần phải
che đậy và đặc biệt là đối với những ngƣời phụ nữ chịu ảnh hƣởng của bạo lực gia đình
sẽ có khả năng tìm kiếm sự trợ giúp và hỗ trợ.


Bạo lực gia đình hiên nay vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm, thƣờng bị giấu kín trong
phạm vi gia đình, các nạn nhân của tình trạng này thƣờng e ngại khi đề cập đến vấn đề
này và nhiều phụ nữ vì xấu hổ và sự kỳ thị của xã hội mà chọn cách im lặng, chịu đựng
khi có bạo lực xảy đến với mình. Việc này gây hậy quả nghiêm trọng đến cho phụ nữ, gia
đình cũng nhƣ toàn xã hội, do vậy những cuộc khảo sát đƣợc thiết kế đặc biệt và các
nghiên cứu cho mục đích này là cần thiết để xác định mức độ của vấn đề bạo lực gia
đình. Chỉ trên cơ sở có đƣợc những dữ liệu thì mới có thể đánh giá chính xác thực chất
của vấn đề bạo lực gia đình, đồng thời để tạo ra sự thay đổi về nhận thức của cộng đồng
và nhận thức đúng sai của cộng đồng về bạo lực gia đình cũng nhƣ có những giải pháp
<i><b>phịng chống và giải quyết vấn đề này. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thống </b></i>
<i><b>kê bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam những năm gần đây (minh họa qua số </b></i>
<i><b>liệu điều tra mẫu)” cho luận văn cao học. . Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn </b></i>
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỐNG KÊ BẠO LỰC
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ


CHƢƠNG II: LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP
THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT



NAM


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

NỮ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (MINH HỌA QUA SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
MẪU)


<b>Luận văn với đề tài “Nghiên cứu thống kê bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt </b>
<b>Nam những năm gần đây (minh họa qua số liệu điều tra mẫu)” là kết quả nghiên cứu </b>
độc lập của tác giả. Qua 3 chƣơng chính, luận văn đã làm rõ đƣợc một số vấn đề nhƣ sau:


<b>Thứ nhất, luận văn giới thiệu về hệ thống các loại hình bạo lực và các định nghĩa </b>
về bạo lực gia đình. Theo lý thuyết của Tổ chức Y tế thế giới WHO, bạo lực đƣợc biểu
hiện dƣới các loại hình là bạo lực tự thân, bạo lực giữa các cá nhân và bạo lực tập thể.
Theo WTO, bạo lực đối với phụ nữ thƣờng liên quan tới mạng lƣới các bất bình đẳng về
thái độ, về cấu trúc xã hội và mang tính hệ thống. Các bất bình đẳng này là “bất bình
đẳng trên cơ sở giới” vì chúng liên quan đến quan niệm về địa vị thấp kém hơn của ngƣời
phụ nữ trong mối quan hệ với đàn ơng trong xã hội. Ngồi ra, luận văn cũng đƣa ra một
số lý thuyết về vấn đề này, đó là lý thuyết học tập xã hội, lý thuyết về nguồn lực và lý
thuyết mâu thuẫn thực trạng. Những lý thuyết này đều bƣớc đầu đƣa ra nguyên nhân
ngƣời phụ nữ bị bạo hành cũng nhƣ chứng minh các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến bạo lực
gia đình đối với phụ nữ. Về định nghĩa bạo lực gia đình đối với phụ nữ, trong luận văn
này, các khái niệm đƣợc xây dựng trên khái niệm “bạo lực trên cơ sở giới” - là bạo lực
nhằm vào một ngƣời dựa trên cơ sở giới tính của ngƣời đó. Tại Việt Nam, Luật Phịng,
chống bạo lực gia đình năm 2007 đã đƣa ra định nghĩa về bạo lực gia đình thơng qua các
hành vi biểu hiện đƣợc quy định theo các điều mục trong luật này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

điều này ảnh hƣởng tới việc xảy ra bạo lực và khiến ngƣời phụ nữ bị yếu thế hơn trong
việc giải quyết tình trạng bạo lực.


Về các hình thức biểu hiện của bạo lực gia đình đối với phụ nữ, có thể chia thành


bốn hình thức: bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần và bạo lực kinh tế.
Luận văn cũng đƣa ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc ngƣời phụ nữ phải hứng
chịu bạo lực gia đình. Sự bất bình đẳng giới, những nhận thức sai lầm về bạo lực gia đình


và sự chịu nhịn của ngƣời phụ nữ chính là những ngun nhân làm cho tình trạng này vẫn


cịn duy trì.


<b>Thứ hai, luận văn đƣa ra các con số cho thấy tình trạng bạo lực gia đình đối với </b>
phụ nữ hiện nay ở một số quốc gia trên thế giới, so sánh tình trạng của Việt Nam với thế
giới, các con số này cũng chứng minh bạo lực gia đình đang là một thứ tệ nạn mới đang
lan tràn giữa thời buổi văn minh, đặc biệt khi bình đẳng giới đƣợc đề cao. Những thực
trạng về bạo lực gia đình trở thành một vấn nạn gây mất ổn định nghiêm trọng về xã hội,
cản trở các mục tiêu phát triển về kinh tế và xã hội. Điều quan trọng hơn, những nạn nhân
của bạo lực gia đình đã trực tiếp bị xâm phạm về thể chất, tinh thần và nhân phẩm. Đây là
một bất hạnh lớn trong quan hệ tình cảm của con ngƣời. Rất nhiều trƣờng hợp nạn nhân
bị bạo lực đã phải chịu thƣơng tật suốt đời, thậm chí là tử vong trong đau đớn. Tác động
của bạo lực gia đình là vơ cùng nghiêm trọng, nó tác động đến tình trạng sức khỏe thể
xác, tinh thần, sinh sản của những nạn nhân của bạo lực, cụ thể là ngƣời phụ nữ; tác động
đến gia đình có chứa bạo lực, cụ thể về kinh tế và trẻ em chứng kiến bạo lực trong gia
đình; đồng thời bạo lực cịn tác động đến cả chính ngƣời gây ra bạo lực khi có thể chịu
những chế tài cho những hành vi của họ.


<b>Thứ ba, luận văn đƣa ra hệ thống các chỉ tiêu thống kê và phƣơng pháp thống kê </b>
phân tích thống kê bạo lực gia đình ở Việt Nam. Hệ thống các chỉ tiêu về bạo lực gia đình
đƣợc chia làm hai phần: các chỉ tiêu thống kê bạo lực gia đình nói chung và các chỉ tiêu
thống kê bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

bạo lực đƣợc phát hiện đƣợc tƣ vấn tại các cơ sở tƣ vấn về phịng chống bạo lực gia đình;
số cơ sở tƣ vấn, trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Nhóm


chỉ tiêu này đƣợc đề cập đến trong Sổ tay thống kê giới năm 2012, nhằm thống kê số
lƣợng nạn nhân đang phải chịu bạo lực gia đình, đồng thời thu thập thơng tin về số lƣợng
các cơ sở tƣ vấn, chăm sóc và hỗ trợ cho các nạn nhân đƣợc phát hiện cũng nhƣ tƣ vấn
cho những ngƣời gây ra bạo lực. Các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu này đƣợc thống kê dựa
vào nguồn số liệu và các báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.


Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh bạo lực đối với phụ nữ cụ thể là do chồng gây ra
đều đƣợc chia theo các hình thức bạo lực mà họ phải chịu: bạo lực thể xác, bạo lực tình
dục và bạo lực tinh thần. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực gia đình
trong đời; tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực gia đình hiện tại; tỷ lệ phụ nữ chịu các hành vi bạo lực
và tần suất của các hành vi bạo lực. Các chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu này đƣợc tính tốn
thơng qua số liệu điều tra, khảo sát về bạo lực gia đình của Tổng cục Thống kê.


<i>- Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực gia đình trong đời: Bạo lực trong đời (hoặc bạo lực đã </i>


từng trải qua) xác định xem trong suốt cuộc đời mình phụ nữ có phải chịu bất cứ hành vi
bạo lực nào hay không ngay cả khi nó chỉ xảy ra một lần duy nhất. Dƣới góc độ này, bạo
lực trong đời đối với phụ nữ mang tính tích lũy và theo định nghĩa, tình trạng này sẽ tăng
theo độ tuổi. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực gia đình trong đời gây ra bởi chồng thể hiện tỷ lệ
phụ nữ đã từng có chồng, trả lời đã từng trải nghiệm ít nhất 1 lần 1 hành vi về bạo lực thể
xác hoặc tình dục do chồng hiện tại hoặc chồng trƣớc đây gây ra. Tất cả phụ nữ từng trải
nghiệm bạo lực trong 12 tháng trƣớc thời điểm phỏng vấn cũng đƣợc tính vào những
ngƣời đã từng trải nghiệm bạo lực trong đời.


<i>- Tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực gia đình hiện tại: Bạo lực hiện tại (bạo lực trong 12 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

gây ra trong khoảng thời gian12 tháng trƣớc phỏng vấn. Tỷ lệ trải nghiệm bạo lực trong
12 tháng qua là chỉ tiêu quan trọng để nắm bắt tình hình tại một thời điểm: tình hình hiện
tại. Chỉ tiêu này cịn có vai trị quan trọng với cơng tác lập kế hoạch can thiệp (ví dụ nhƣ
có bao nhiêu phụ nữ hiện cần dịch vụ hỗ trợ). Khoảng thời gian 12 tháng cũng đủ để theo


dõi tác động của những chƣơng trình can thiệp.


<i>- Tỷ lệ phụ nữ chịu các hành vi bạo lực: Các loại hình bạo lực đều đƣợc thể hiện </i>


thông qua các hành vi mà ngƣời phụ nữ phải trải nghiệm. Chỉ tiêu này phản ánh các hành
vi chủ yếu của bạo lực gia đình và cấp độ của các hành vi này đối với ngƣời phụ nữ. Các
hành vi bạo lực bao gồm: các hành vi bạo lực thể xác, các hành vi bạo lực tình dục và các
hành vi bạo lực tinh thần. Bạo lực tinh thần cũng thể hiện qua các hành vi nhƣng xác định
bạo lực tinh thần không dễ và phần lớn những biểu hiện không đƣợc nêu trong luật hình
sự hoặc luật về bạo lực gia đình.


<i>- Tần suất của các hành vi bạo lực: Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà các hành vi </i>


về bạo lực xảy ra đối với ngƣời phụ nữ trong vòng 12 tháng trƣớc thời điểm phỏng vấn.
Số lần đƣợc hỏi ngƣời phụ nữ thƣờng là một lần, 2-5 lần, nhiều hơn 5 lần. Chỉ tiêu này
cũng đƣợc chia theo các loại hình bạo lực: tần suất của các hành vi bạo lực thể xác, tần
suất của các hành vi bạo lực tình dục và tần suất của các hành vi bạo lực tinh thần. Tuy
nhiên khác với bạo lực thể xác và tình dục, việc xác định số lần ngƣời phụ nữ bị bạo lực


tinh thần thƣờng không rõ ràng, nhận thức về bạo lực tinh thần có mối liên hệ rõ ràng với


việc tiếp cận với những dịch vụ và hỗ trợ. Những ngƣời tham gia đã sử dụng dịch vụ trở
nên nhạy cảm hơn với những hình thức bạo lực khác nhau, bao gồm cả bạo lực tinh thần.
Về phƣơng pháp thống kê bạo lực gia đình, luận văn đề cập đến hai phƣơng pháp:
phƣơng pháp phân tổ thống kê và phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan. Phân tổ thống kê
trong nghiên cứu bạo lực gia đình giúp chia nhóm những phụ nữ đƣợc nghiên cứu theo
một số tiêu thức nhƣ: dân tộc, trình độ học vấn, độ tuổi, tơn giáo… nhằm so sánh và phân
tích tình trạng bạo lực gia đình dựa trên những tiêu thức đó. Hồi quy tƣơng quan trong
thống kê bạo lực gia đình nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến tình trạng này ở Việt



Nam hoặc một vùng nào đó ở Việt Nam. Đặc biệt luận văn sử dụng mô hình hồi quy


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Đơng Nam Bộ từ điều tra cắt ngang về bạo lực gia đình ở Việt Nam năm 2009 để phân
tích các yếu tố có ảnh hƣởng đến tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Biến phụ
thuộc trong phân tích là khả năng bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục do chồng gây ra.
Nghiên cứu bao gồm tất cả hành vi bạo hành về thể xác và/hoặc tình dục. Nhóm tham
chiếu đƣợc chọn (nhóm khơng bị bạo lực) là những phụ nữ có chồng/bạn tình chƣa bao
giờ trải nghiệm bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra có ý nghĩa hơn là chỉ tính
nhóm phụ nữ khơng trải nghiệm bạo lực hiện tại, nhằm không làm mờ mối quan hệ với
bạo lực bởi có phụ nữ trong nhóm này chịu bạo lực trong quá khứ, không phải là bạo lực
diễn ra trong 12 tháng qua. Trong luận văn này, tác giả đƣa ra 30 yếu tố liên quan đến phụ
nữ, chồng, mối quan hệ của họ và cộng đồng của họ. Các yếu tố bao gồm đặc điểm nhân
khẩu học xã hội của phụ nữ và chồng của họ (nhƣ tuổi tác, giáo dục, tôn giáo), những trải
nghiệm khác về bạo lực, thái độ, hành vi của chồng, đặc điểm cặp vợ chồng và sự hỗ trợ
của gia đình và mạng lƣới gần họ. Sử dụng phƣơng pháp hồi quy logistic đơn biến và đa
biến, luận văn kết luận một số các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị bạo lực trong đời
của ngƣời phụ nữ nhƣ: tuổi của ngƣời phụ nữ (từ 30-39 tuổi), phụ nữ ly thân/ly hơn, phụ
nữ bị bạo lực tình dục hoặc bị làm dụng tình dục thời thơ ấu, chồng sử dụng rƣợu hoặc
đánh nhau, chồng có quan hệ ngồi hơn nhân, chồng từng bị đánh trong quá khứ. Bên
cạnh đó, có một số yếu tố đƣợc coi là bảo vệ ngƣời phụ nữ khỏi tình trạng này nhƣ là phụ
nữ có trình độ giáo dục cao sẽ bảo vệ đƣợc mình khỏi nguy cơ bị bạo lực gia đình hoặc
chênh lệch tuổi tác giữa vợ và chồng trên 9 tuổi cũng là một yếu tố bảo vệ.


<b>Thứ tư, luận văn đƣa ra một số dẫn chứng phản ánh tình trạng đáng báo động của </b>
tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam những năm gần đây, bên cạnh đó
so sánh bạo lực này với một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời, dựa trên kết quả phân
tích mơ hình ở trên, tác giả trình bày các kiến nghị nhằm nâng cao cơng tác thống kê bạo
lực gia đình ở Việt Nam và một số giải pháp nhằm giảm tình trạng bạo lực gia đình ở
Việt Nam trong tƣơng lai.



Để nâng cao công tác thống kê bạo lực gia đình, cần tập trung vào một số vấn đề
nhƣ sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

phụ nữ trong những năm tiếp theo: các cuộc điều tra nhằm thu thập số liệu cho việc tính
tốn các chỉ tiêu liên quan đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn cịn tƣơng đối ít và
quy mơ chƣa lớn. Do vậy, những cuộc điều tra, khảo sát nhƣ nghiên cứu năm 2010 cần
đƣợc tiếp tục triển khai trên tồn quốc và định kỳ để có thể thu thập số liệu, tính tốn các
chỉ tiêu thống kê về bạo lực gia đình đối với phụ nữ, từ đó có cái nhìn tồn diện và so
sánh đƣợc tình trạng này giữa các thời kỳ.


- Phối hợp chặt chẽ công tác thống kê của Tổng cục Thống kê với thống kê của


các Bộ ngành: Điều tra thống kê của Tổng cục Thống kê luôn đƣợc kết hợp với báo cáo
của thống kê các Bộ ngành, cụ thể trong thống kê bạo lực gia đình đối với phụ nữ một số
chỉ tiêu đƣợc lấy số liệu từ thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vì vậy, việc
phối hợp giữa điều tra thống kê và các báo cáo của Bộ ngành là rất cần thiết để có đƣợc
số liệu chính xác và kịp thời nhất.


- Phổ biến số liệu thống kê bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách rộng rãi: Một


trong những yêu cầu của công tác thống kê là số liệu bên cạnh đầy đủ, chính xác, kịp thời
cần phải minh bạch và đƣợc phổ biến rộng rãi. Sau khi thu thập đƣợc số liệu từ các cuộc
điều tra và báo cáo thống kê, các phân tích và nghiên cứu sẽ đƣợc tiến hành, đƣa ra tình
trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Các phân tích này cần đƣợc phổ biến đến tất cả
mọi ngƣời để mọi ngƣời nhận thức đƣợc tầm quan trọng và có thể thấy đƣợc thực trạng
bạo lực gia đình. Số liệu khi đƣợc phổ biến rộng rãi sẽ giúp tăng thông tin đến nạn nhân
bạo lực gia đình, ngƣời gây ra bạo lực và các cơ quan chức trách; điều này giúp các cuộc
điều tra tiếp theo diễn ra thuận lợi hơn khi tiếp cận với nạn nhân của bạo lực, cảnh báo
cho những cơ quan có trách nhiệm về tình trạng này để có hƣớng giải quyết phù hợp. Do
vậy, cơng tác phổ biến số liệu sau khi có kết quả cũng là một biện pháp giúp thống kê bạo


lực gia đình đối với phụ nữ đƣợc tin cậy và tiếp tục.


Nhằm giảm tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong những năm tiếp theo,
tác giả đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau:


- Phịng ngừa bạo lực gia đình cần đƣợc coi trọng.


- Tăng cƣờng nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây ra bạo lực gia đình với phụ nữ nhằm


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Khuyến khích đàn ơng hƣớng tới bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau bằng cách


tuyên truyền và giáo dục cho nam giới và trẻ em trai.


- Chung tay cùng cộng đồng xóa bỏ sự mặc cảm và im lặng đối với bạo lực gia


đình.


- Nêu rõ tác động của ngƣợc đãi trẻ em đến bạo lực gia đình và tun truyền xây


dựng gia đình lành mạnh cùng mơi trƣờng không bạo lực cho trẻ nhỏ.


- Lồng ghép phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực trên cơ sở giới với


các chƣơng trình kinh tế và y tế khác sử dụng cách tiếp cận liên ngành.


- Tái thực hiện “mơ hình ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu của bạo lực


trên cơ sở giới”.


</div>


<!--links-->

×