Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Công nghệ kịch bản phim truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.1 KB, 13 trang )

Công nghệ kịch bản phim truyền hình

Thực hiện kế hoạch đến năm 2005 thời lượng phim phát sóng trên truyền
hình đạt “chuẩn” 50% là phim nội, không phải là một ước mơ quá tầm tay của các
nhà truyền hình (cũng như các nhà làm phim), nhưng quá trình “nội” hóa phim
truyện truyền hình chẳng hề đơn giản chút nào! Các hãng phim truyền hình không
chỉ nghĩ đến việc đẩy nhanh tốc độ sản xuất phim một cách mạnh tay mạnh vốn,
mà ít nhiều cũng phải nhen nhóm ý thức về công-nghệ-kịch-bản trong mục đích
hướng tới công-nghệ-phim-truyền-hình.
Với lĩnh vực phim truyền hình còn khá mới mẻ khó lòng kiến thiết một đội
ngũ những nhà biên kịch chuyên nghiệp. Các nhà văn thì có ý tưởng nhưng chưa
thấu đáo nghiệp vụ phim trường, còn các nhà biên kịch lại quá nghèo ý tưởng dù
thừa khả năng biến hóa những “trò” để diễn! Vì thế, để có một kịch bản tốt, các
nhà biên kịch phải mượn ý tưởng của các nhà văn. Trừ dăm nhà biên kịch hơi lãng
mạn hóa thiên về khả năng xây dựng tình huống theo kiểu “chẳng cần hiện thực xa
xôi, ngồi nhà cũng thấy mưa rơi trên đầu”, hầu hết các bộ phim lưu lại chút ít cảm
xúc cho khán giả đều phải bám vào ý tưởng mà các nhà văn đã biết trầm tích mới
viết được. Thế là văn xuôi bỗng có giá! Nhiều nhà văn mặt mũi một sớm tinh mơ
nào đó bỗng tươi như hoa vì cái truyện ngắn hay thiên tiểu thuyết của mình được
chuyển thể thành phim truyện truyền hình và mang lại một món tiền bất ngờ đầy
thú vị.
Tuy nhiên chuyện khai thác ý tưởng cho phim truyện truyền hình cũng
chưa phải đã có sự tôn trọng tác quyền cần thiết, nhiều nhà làm phim vô cớ gạt
nhà văn – người sáng tạo đầu tiên sang một bên, khi thêm thắt vào ý tưởng chính
những nội dung khác. Thường thấy là các nhà truyền hình sau cử chỉ lịch thiệp xin
chuyển thể thành phim thì cứ vin vào sự đồng ý “bán - mua” của nhà văn rồi thỏa
sức muốn làm tròn méo gì thì làm, muốn làm mấy tập thì làm.
Công nghệ kịch bản đang như một hàm cá mập ngốn sạch mọi ý tưởng văn
chương để đưa lên màn ảnh truyền hình. Với biểu giá 4 triệu đồng/tập và cổ vũ
cho xu hướng nhiều tập, kịch bản phim truyền hình áp đảo các nhà biên kịch khi
nhìn lại khung giá 16 triệu cho một kịch bản phim nhựa. Sức hút của phim truyền


hình, cả về tài chính lẫn những đòi hỏi không quá cao về nghiệp vụ, khiến không ít
nhà biên kịch thay vì đầu tư nhiều hơn để xây dựng ý tưởng thành kịch bản phim
nhựa thì tìm mọi cách đắp thêm chi tiết, đắp thêm nhân vật để “bán” cho truyền
hình. Cuộc so găng giữa điện ảnh và truyền hình trong quá trình hình thành công-
nghệ-kịch-bản hình như đã bắt đầu rồi đấy!
Thời gian gần đây, khán giả bắt đầu quen dần với những bộ phim truyền
hình nhiều tập mà tác giả kịch bản gồm nhiều người, chứ không phải chỉ một
người như trước kia. Đó là bước đầu của một quá trình thiết kế kịch bản phim
truyện có dây chuyền sản xuất, có tổ chức rõ ràng và khoa học. Từ một ý tưởng
khởi nguồn, mỗi nhà biên kịch được giao chấp bút cho một số tập hoặc một số
phân cảnh, sau đó biên tập viên sẽ xâu chuỗi lại thành một kịch bản hoàn chỉnh về
logic nhân vật cũng như về… độ dài! Bộ phim “Gió qua miền tối sáng” là bộ phim
đầu tiên tiến hành theo công nghệ này, rất tiếc kết quả mang lại chỉ là những thước
phim rời rạc và xộc xệch kiểu “năm cha ba mẹ”. Rút kinh nghiệm, những kịch bản
đồng – tác – giả càng về sau đã càng mạch lạc hơn. Ý tưởng cho phim truyện
truyền hình còn được Xưởng phim 2 – Hãng phim Truyền hình VN sáng tạo hơn
là trưng cầu dân ý của những đối tượng sắp được lên màn ảnh.
Loay hoay kịch bản phim

Từ màn ảnh nhỏ đến màn ảnh lớn hiện đang "ngốn" rất nhiều phim truyện
(phim lẻ lẫn phim bộ nhiều tập). Để đáp ứng nhu cầu đó tất phải cần nhiều kịch
bản. Và chung quanh chuyện này vẫn còn nhiều điều để nói, để bàn...


Họ đều là "sao" trong giới viết kịch bản phim, có người trong số họ chỉ cần
một tháng là “đẻ” ra một kịch bản, với nhuận bút còn cao hơn viết tiểu thuyết. Có
người đã góp phần làm cho phim đoạt giải thưởng trong và ngoài nước. Vậy mà
khi nói về “luật chơi” trong chuyện viết kịch bản hiện nay, những lời bộc bạch của
họ vẫn bàng bạc tâm trạng: “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!"
Khâu duyệt: quá kỹ!

“Viết nhiều, đôi lúc cảm thấy mỏi mệt, tôi không muốn viết nữa nhưng vì
được coi là có tay nghề lâu năm nên nhiều hãng phim cứ đề nghị và… tôi lại ngồi
vào bàn”, đó là lời tâm sự của Phạm Thùy Nhân - một trong số ít tác giả kịch bản
viết rất khỏe hiện nay, cùng với Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khắc Phục…

Dù có thâm niên tay nghề, được tin cậy, nhưng công việc của anh chưa hẳn
đã dễ dàng. “Một số kịch bản phim tôi viết như Gánh xiếc rong, Dấu ấn của quỉ
đều mang tính ẩn dụ. Tôi nghĩ rằng một trong những điều hấp dẫn kỳ diệu của
nghệ thuật chính là ẩn dụ, bởi cái hay nằm ở sự bí mật, kín đáo. Nhưng cũng vì
vậy mà phim của tôi bị hiểu lầm, phê phán, long đong lận đận. May thay những bộ
phim này sau đó đoạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Chúng ta đang gặp
phải tình trạng duyệt kịch bản phim hiện nay... quá kỹ lưỡng! Người duyệt lúc thì
bảo câu chữ của đối thoại này chưa được, cần sửa, lúc lại nói ngôn ngữ điện ảnh
của đoạn kia chưa rõ, cần khắc phục. Tác giả phải làm việc tới lui, cảm thấy nặng
nề. Sau đó đến tay đạo diễn, cho dù kịch bản đã được duyệt rồi vẫn lại bị đạo diễn
chỉnh sửa lần nữa, nhưng việc sửa này thường không hỏi ý tác giả khiến nhà biên
kịch bị hụt hẫng !”.
Tất cả là do đạo diễn
Trong khi đó Nguyễn Thị Thu Huệ, với những kịch bản đã lên sóng phim
truyền hình và tạo được sức thu hút như Bảy ngày còn lại, Của để dành, Xin hãy
tin em, Nước mắt đàn ông, lại tỏ ra điệu nghệ khi rạch ròi giữa chuyện viết văn
với viết phim.
Truyện ngắn cho phép nhà văn một mình một cõi, nhưng hễ bước vào sáng
tác kịch bản phim thì không thể khư khư ôm lấy cái riêng. Luật chơi của mỗi loại
hình mỗi khác.
“Tôi có những dịp đi ra hiện trường, cánh đạo diễn làm việc vất vả lắm, ai
trong họ cũng muốn có được phim hay chứ. Còn hay hoặc không, tùy vào cái tài.
Không thể đòi hỏi mười đạo diễn phải giỏi cả, giỏi một là hay rồi. Mình nên biết
thẩm mỹ của mỗi đạo diễn mà gửi kịch bản cho đúng người. Phim là của đạo diễn,
tất cả là do đạo diễn, nếu phim dở thì không thể đổ cho kịch bản được, không ai

bắt đạo diễn phải đi nhận một kịch bản dở cả…”.
Điện ảnh VN chỉ đến thế thôi!
Nhà viết kịch bản Nguyễn Mạnh Tuấn kể: “Trước đây tôi đã từng kiện
một đoàn phim vì làm sai lệch tính cách nhân vật trong kịch bản. Nhưng hiện nay
thì tôi không xử sự như vậy nữa, tôi đã quen với việc tạm hài lòng với thực tế: điện
ảnh VN chỉ có thể đến thế thôi! Khi ra đời một bộ phim hay, vinh quang thuộc về
đạo diễn và diễn viên, chứ ít ai nhắc đến vai trò của nhà biên kịch, còn nếu phim
không hay lại đổ lỗi cho biên kịch.
Mặt khác, cũng phải thừa nhận sòng phẳng là hiện nay viết một kịch bản
phim trong khoảng một tháng, chỉ cần chú ý đến tư duy cấu trúc chứ không cần
phải vắt óc suy nghĩ nhiều lắm về câu chữ là đã nhận được nhuận bút khoảng bốn
triệu; trong khi ngồi viết tiểu thuyết dài những một năm nhưng nhuận bút cũng chỉ
ngót nghét có ngần ấy mà thôi.
Dễ kiếm tiền hơn, nhưng xem ra kịch bản phim vẫn chưa nhiều (chứ chưa
nói đến hấp dẫn), vẫn chưa tạo được sự đam mê rộng rai cho nhiều người vào
cuộc. Hằng năm có rất nhiều trại sáng tác, cuộc thi viết kịch bản tiêu tốn khá
nhiều tiền nhưng sau đó đã có được mấy phim hay ?”. Có nghĩa là thực tế không
cho phép sự hăm hở, bồng bột mà phải được nhìn cẩn thận.
Trong câu chuyện về nghề nghiệp, Nguyễn Mạnh Tuấn kể thêm: “Vừa
qua khi tôi đưa kịch bản cho một đoàn phim Hàn Quốc, xem xong họ bảo kịch bản
viết kỹ như vậy thì họ không biết sẽ phải xoay xở ra sao. Tôi lấy làm lạ, hóa ra ở
bên nước họ, người viết kịch bản được yêu cầu không cần… “quá kỹ” như ở VN.
Họ ngại nếu làm phim không giống với kịch bản, có nghĩa là vi phạm bản quyền!”.
Oái ăm, nghe chuyện người mà không biết nên mếu hay nên cười cho ta.
Phim truyền hình: Vấn đề là thiếu kịch bản tốt

Cuộc hội thảo "Làm nào thế để nâng cao chất lượng kịch bản phim
truyền hình" vừa diễn ra tại Hãng phim truyền hình VN đã đưa ra một số
giải pháp cơ bản cho việc nâng cao chất lượng phim truyền hình của VN
trong thời gian tới, trong đó có việc hình thành những nhóm viết kịch bản

phim dài tập (từ 8 - 15 tập), trên cơ sở chính là chuyển thể những tác phẩm
văn học đã có chỗ đứng trong dư luận khán giả. TT&VH có cuộc trò chuyện

×