Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ để nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.97 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


“Xu thế hội nhập quốc tế đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho hệ thống
NHTM Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập cộng đồng chung
Asean, tham gia hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ký
các hiệp định thương mại tự do FTA với liên minh Á - Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… Sự
phát triển ngày càng sâu


Việt Nam nói chung và NHTM cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà
Tĩnh nói riêng. Để tồn tại và phát triển được, các NHTM luôn phải không ngừng nâng
cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính.”


“Với vai trị là ngành cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, các
NHTM phải có các chiến lược và giải pháp mới để cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài
chính ngân hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Phát triển dịch vụ NHBL là xu thế tất yếu
và là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đối với mỗi NHTM nếu muốn
tồn tại, phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường tài chính
hiện nay.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

“Hà Tĩnh là một tỉnh nhỏ nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Thời gian vừa qua, tỉnh
đã có những bước chuyển mình đáng kể. Các dự án lớn lần lượt ra đời như khu kinh tế
Vũng Áng với số vốn đầu tư cam kết lên 12 tỷ USD, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê
với trữ lượng 544 triệu tấn, thuỷ điện Ngàn Trươi... hạ tầng giao thông được đầu tư đáng
kể tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập khá
nhiều, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của người dân ngày một tăng.”


, các NHTM trên địa bàn Hà Tĩnh còn mang tính chất “độc
canh tín dụng”, nguồn thu nhập chủ yếu là từ hoạt động tín dụng và các sản phẩm dịch vụ
truyền thống, các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng khác chưa thực sự phát triển.
Việc phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM nói chung và chi nhánh Ngân hàng TMCP


Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế
Hà Tĩnh. Việc đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ NHBL để
nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề cấp thiết đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề


<i>này, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ để nâng cao năng lực </i>


<i>cạnh tranh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi </i>
<i>nhánh Hà Tĩnh” để nghiên cứu. </i>


<b>2. Tổng quan nghiên cứu </b>


<b>Trong những năm gần đây, đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ” và </b>
<b>“Nâng cao năng lực cạnh tranh” đã có nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị dưới dạng </b>
tham luận, luận văn thạc sĩ và các nghiên cứu, bài báo đăng trên các tạp chí uy tín.


<b>- Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi: </b>


<i> + Luận án tiến sĩ của tác giả Valeria Arina Balaceanu “Promoting banking </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

toàn bộ dịch vụ ngân hàng, đề xuất hình thành chiến lược marketing và nêu ra quan điểm
về đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng.”


<i>+ Luận án tiến sĩ “Studies on the Hungarian credit market, market trend, </i>


<i>macroeconomic and financial stability consequences” (Nghiên cứu về thị trường tín dụng </i>


Hung-ga-ry, xu hướng thị trường, các hệ quả ổn định kinh tế vĩ mơ và tài chính) của tác
giả Andras Bethlendi năm 2009, Budapest University of Technology and
Economics).“Tác giả đã đánh giá hệ thống ngân hàng Hungary và thị


trường tín dụng đã thay đổi về cơ bản sau khi chuyển đổi sang hệ thống ngân hàng hai
cấp từ giữa những năm 1990. Hoạt động tín dụng đã mở rộng hơn cho các hộ gia đình và
các doanh nghiệp Hungary. Tác giả tập trung nghiên cứu thị trường cho vay hộ gia đình
và các DNVVN, bao gồm cho vay, tín dụng thuê mua, nghiên cứu thị trường cho vay thế
chấp và hoạt động cho vay thế chấp bằng ngoại tệ.”


<b>- Các cơng trình nghiên cứu trong nước: </b>


<i>+ Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng </i>
<i>thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” của tác giả Tơ Khánh Tồn năm 2014, Học </i>
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.“Luận án đã nghiên cứu các dịch vụ NHBL truyền
thống và hiện đại, trong đó đối tượng được cung cấp dịch vụ là người dân và các
DNVVN. Chuỗi số liệu phân tích từ năm 2008 - 2013. Trong đó quan điểm về dịch vụ
ngân hàng được nghiên cứu theo phạm vi rộng bao gồm toàn bộ các dịch vụ mà ngân
hàng cung cấp cho KH. Phát triển dịch vụ NHBL chính là sự gia tăng cả về số lượng và
chất lượng dịch vụ, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của KH là DNVVN, khách hàng cá
nhân thông qua hệ thống mạng lưới các điểm giao dịch và hệ thống mạng thông tin, điện
tử viễn thông. Xác định rõ nội dung của phát triển dịch vụ NHBL và xây dựng các chỉ
tiêu đánh giá nhằm đo lường mức độ thành công của việc phát triển dịch vụ NHBL. Làm
rõ nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHBL. Căn cứ vào mục tiêu phát triển dịch
vụ NHBL của Vietinbank đến năm 2020 luận án đưa ra 6 nhóm giải pháp phát triển dịch
vụ NHLB tại Vietinbank.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

hàng TP Hồ Chí Minh.“Luận án đã nghiên cứu sự phát triển dịch vụ phi tín dụng trên hai
khía cạnh quy mơ và chất lượng để thấy được ưu điểm và hạn chế trong việc phát triển
dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề ra các giải pháp
phát triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ được thực
hiện bằng phương pháp định tính thơng qua lấy ý kiến chuyên gia dùng để điều chỉnh và
bổ sung thang đo chất lượng dịch vụ phi tín dụng và tác động của nó đến sự hài lịng của
khách hàng. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định


lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp.”


<i>+ Luận văn “Phát triển ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh NHTMCP Đầu tư và Phát </i>
<i>triển Hà Tĩnh” của tác giả Lê Phúc Lĩnh năm 2014, Trường đại học kinh tế, Đại học quốc </i>
gia Hà Nội.“Đề tài đã đưa ra được một số thực trạng phát triển NHBL tại chi nhánh
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu vào phân tích tiềm
năng, lợi nhuận mang lại từ phát triển ngân hàng bán lẻ và hướng đi đối với dịch vụ ngân
hàng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh. Đề tài cũng chỉ mới đề cập đến lĩnh vực bán lẻ
chưa phản ánh việc phát triển dịch vụ bán lẻ đó làm thế nào để nâng cao tính cạnh tranh
nhằm thúc đẩy hơn dịch vụ bán lẻ, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.”


<i>+ Bài báo: “Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại </i>
<i>Việt Nam trên thị trường dịch vụ ngân hàng” của Phí Trọng Hiển (2006).“Tác giả đưa ra </i>
một số tồn tại nổi bật trong hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện nay như: chủng loại sản
phẩm nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao, phương thức tiếp cận sản
phẩm dịch vụ cho khách hàng đơn giản, thuần túy, quy mô cung cấp sản phẩm nhỏ, tính
cạnh tranh thấp, ngồi ra tác giả còn đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
trong nước vẫn còn thấp hơn so với thế giới. Tác giả đề ra chiến lược phát triển nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt nam dựa trên hệ thống các chính sách
vững chắc và đồng bộ bao gồm: chính sách hoạt động, tài chính, tiếp thị, khách hàng, sản
phẩm, nhân lực, cơng nghệ và chính sách giá. Phương pháp sử dụng là phương pháp định
tính, kết quả chưa được kiểm định nên ý nghĩa thực tiễn chưa cao.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nhiều khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh
tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá năng lực
cạnh tranh nội tại của các NHTM như: tiềm lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn
nhân lực, năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức, hệ thống kênh phân phối và mức độ đa
dạng hóa các dịch vụ cung cấp, mức độ cạnh tranh và khả năng hợp tác giữa các ngân
hàng trong nước. Cuốn sách cũng phân tích và đưa ra một số kinh nghiệm cải cách hệ
thống NHTM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số nước trên thế giới như Trung


Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Cuốn sách đã
đưa ra hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa các NHTM Việt nam
gồm: Nhóm giải pháp nâng cao năng lực nội tại của các NHTM Việt Nam, Nhóm giải
pháp góp phần tạo lập mội trường kinh doanh thuận lợi hỗ trợ các NHTM Việt nam nâng
cao năng lực cạnh tranh.”


<i>+ Bài báo: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các </i>


<i>ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của Trần Hoàng </i>
Ngân và Phí Thị Hồng Nhung (2017).“Tác giả đưa ra thực trạng dịch vụ NHBL tại các
NHTM Việt Nam, tiềm năng phát triển của thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam,
những khó khăn thách thức của NHTM Việt Nam khi tham gia thị trường ngân hàng bán
lẻ và một số giải pháp cho các NHTM Việt Nam.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

triển dịch vụ NHBL để nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh.”


<b>3. Mục tiêu nghiên cứu </b>


- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ


trong bối cảnh nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.


-“Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tác động của nó tới


năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà
Tĩnh trong những năm qua, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, các nguyên nhân tồn tại và
những vấn đề cần khắc phục.”


-“Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động dịch vụ ngân


hàng bán lẻ để nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh.”


<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>Đối tượng: </b></i>


“Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến dịch vụ ngân
hàng bán lẻ và năng lực cạnh tranh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
Chi nhánh Hà Tĩnh.”


<i><b>Phạm vi nghiên cứu: </b></i>


- Về nội dung: Hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ và năng lực cạnh tranh tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh.


- Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi


nhánh Hà Tĩnh.


- Về thời gian: Số liệu được thu thập, phân tích và sử dụng trong 5 năm từ năm
2012 đến hết năm 2016.


<b>5. Phương pháp nghiên cứu: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

-“Bên cạnh đó, đề tài cũng đã sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải
thích đặc điểm của từng chỉ tiêu trong q trình phân tích số liệu nghiên cứu.”


-“Ngồi ra, trong nghiên cứu này cịn sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua
việc phỏng vấn một số nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và nhà quản lý về dịch
vụ ngân hàng bán lẻ nhằm xây dựng khung nghiên cứu và bảng câu hỏi điều tra.”



<b>6. Những đóng góp mới của luận văn: </b>


“Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ để nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tĩnh sẽ cho thấy một cái
nhìn tổng quan về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ để nâng cao năng lực cạnh tranh,
những tiềm năng và hướng phát triển tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Hà Tĩnh trong thời gian tới với những đóng góp sau:”


“Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tác động
của nó tới nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh để thấy được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.”


“Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động và định hướng phát triển hoạt động kinh
doanh ngân hàng bán lẻ để nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy loại hình
kinh doanh dịch vụ này trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay.”


<b>7. Kết cấu của luận văn: </b>


Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
gồm 3 chương:


+ Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và năng lực
cạnh tranh của ngân hàng thương mại


+ Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tác động tới năng
lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi
nhánh Hà Tĩnh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8></div>

<!--links-->

×