Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tăng cường quản lý nợ Thuế ở Cục Thuế thành phố Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.56 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>



Công tác quản lý nợ thuế là một khâu quan trọng trong quản lý thuế, là một
trong những chức năng chính của mơ hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế
tự khai tự nộp. Kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ thuế là một trong những thước
đo cơ bản để đánh giá chất lượng và hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế.
Đồng thời, công tác quản lý nợ thuế có vai trị quan trọng trong việc nâng cao ý thức
tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
tiền thuế cho Ngân sách Nhà nước nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa
các đối tượng nộp thuế.


Luật quản lý thuế được thực hiện đã tạo cơ sở pháp lý để đổi mới công tác quản lý
nợ thuế; ngược lại việc quản lý nợ đọng thuế tốt lại có tác động to lớn với cơng tác quản
lý thuế nói chung, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả từ phía đối tượng nộp thuế và cơ quan
thuế. Như vậy, việc hoàn thiện cơng tác quản lý nợ thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng
không chỉ với việc giảm số nợ đọng thuế, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước mà cịn có ý
<b>nghĩa quan trọng trong cơng tác quản lý thuế nói chung. Do vậy tác giả đã chọn “Tăng </b>
<b>cƣờng quản lý nợ thuế ở Cục Thuế thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài Luận văn </b>
Thạc sỹ kinh tế. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:


<i>Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nợ thuế </i>


<i>Chương 2: Thực trạng quản lý nợ thuế ở Cục Thuế thành phố Hà Nội </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>CHƢƠNG 1 </b>



<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỢ THUẾ </b>



<b>1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế và nợ thuế </b>



<b>1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế </b>




<i><b>1.2.1. Quan niệm, yêu cầu, vai trò của quản lý nợ thuế </b></i>


<i><b>1.2.2. Nội dung quản lý nợ thuế </b></i>



1.2.2.1. Phân loại nợ thuế



Phân loại nợ thuế là việc phân chia nợ thuế thành những nhóm khác nhau theo
những tiêu thức nhất định. Phân loại nợ thuế là phương pháp quan trọng giúp cơ quan
thuế nắm bắt sâu sắc đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các khoản thuế nợ. Qua đó, có
biện pháp quản lý, đơn đốc thu hồi nợ có hiệu quả.


1.2.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý nợ thuế



Tổ chức thực hiện quản lý nợ thuế bao gồm: Rà soát tiền nợ thuế để phân loại nợ
thuế; phân công thu nợ thuế; Thực hiện đôn đốc thu nộp nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế.

1.2.2.3. Kiểm tra giám sát thực hiện quản lý nợ thuế :



Khi có sự quản lý nợ thuế cùng với các hình thức kiểm tra giám sắt và xử phạt
nghiêm khắc, đối tượng nộp thuế sẽ ý thức được hậu quả nếu chây ỳ khơng tn thủ pháp
luật về thuế, từ đó có ý thức trong việc tìm hiểu và thực thi các nghĩa vụ về thuế.


<i><b>1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế </b></i>



<i><b>1.2.4. Sự cần thiết tăng cường quản lý nợ thuế </b></i>



<b>1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phƣơng trong nƣớc </b>



Những bài học kinh nghiệm Cục Thuế thành phố Hà Nội có thể tham khảo:
<i>Thứ nhất, cần tổ chức bộ máy quản lý nợ sao cho khơng có sự chồng chéo. </i>



<i>Thứ hai, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế có chun mơn, nghiệp </i>
vụ vững vàng, có khả năng tin học và trình độ giao tiếp tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Thứ tư, nhắn tin nợ thuế hàng tháng đối với chủ doanh nghiệp đồng thời đưa tin </i>
lên trang web của Cục Thuế đối với các trường hợp nợ thuế lớn; thông báo hóa đơn
khơng cịn giá trị sử dụng; thu hồi đăng ký kinh doanh.


<b>CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ THUẾ Ở CỤC THUẾ </b>



<b>THÀNH PHỐ HÀ NỘI </b>



<b>2.1. Tổng quan về Cục Thuế thành phố Hà Nội và tình hình nợ thuế. </b>



<b>2.2. Hiện trạng quản lý nợ thuế ở Cục Thuế thành phố Hà Nội </b>



<i><b>2.2.1. Tình hình phân loại nợ thuế </b></i>



<b>Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ thuế phân loại theo tính chất nợ </b>


<i>Đơn vị tính: Tỷ đồng </i>


<b>CHỈ TIÊU </b>


<b>Năm 2012 </b> <b>Năm 2013 </b> <b>Năm 2014 </b> <b>So sánh (%) </b>


<b>Số tiền </b>
<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>
<b>(%) </b>
<b>Số tiền </b>


<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>
<b>(%) </b>
<b>Số tiền </b>
<b>Tỷ </b>
<b>trọng </b>
<b>(%) </b>
<b>2013/ </b>
<b>2012 </b>
<b>2014/ </b>
<b>2013 </b>


<b>Tổng số thuế nợ </b> <b>3.078 </b> <b>100,0 </b> <b>4.464 </b> <b>100,0 </b> <b>5.814 </b> <b>100,0 </b> <b>45,0 </b> <b>30,2 </b>
Nợ có khả năng thu 2.024 65,8 3.939 88,2 5.175 89,0 94,6 31,4


Nợ khó thu 273 8,9 144 3,2 180 3,1 -47,3 25,0


Nợ chờ xử lý 284 9,2 186 4,2 236 4,1 -34,5 26,9


Nợ chờ điều chỉnh 497 16,1 195 4,4 223 3,8 -60,8 14,4


<i>Nguồn: Cục Thuế thành phố Hà Nội </i>
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ thuế có khả năng thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong
các loại nợ thuế và có xu hướng tăng qua các năm, năm 2012 nợ thuế có khả năng thu là
2.024 tỷ đồng chiếm 65,8% tổng số nợ thuế, năm 2013 số nợ này là 3.939 tỷ đồng chiếm
88,2% tổng số nợ, năm 2014 là 5.175 tỷ đồng chiếm 89% tổng số nợ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

điều chỉnh có xu hướng giảm đi vào năm 2013 và tăng lên vào năm 2014 song tỷ trọng
thì ln giảm qua các năm. Những số liệu này cho thấy, công tác phân loại và đôn đốc
thu nợ đối với nhóm nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh là khá tốt.



<i><b>2.2.2. Thực trạng phân công thu nợ thuế </b></i>



Từ đầu năm 2014, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã có sự sắp xếp lại phân công thu
nợ doanh nghiệp theo ngành nghề SXKD và theo quy mô doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp được phân chia vào 6 phòng kiểm tra thuế thuộc các khôi: Khối đầu tư nước
ngoài; Khối doanh nghiệp lớn; Khối văn hoá thể thao nghệ thuật, công nghiệp điện và
giao thông; Khối ngoài quốc doanh; Khối nông nghiệp, an ninh quốc phòng; Khối xây
dựng cơ bản.


Việc đổi từ phân công quản lý nợ thuế theo chương (theo ngành nghề) sang phân
công quản lý nợ theo chương có kết hợp với theo quy mô đã có ý nghĩa tích cực trong
cơng tác quản lý nợ thuế, góp phần làm giảm thời gian tìm hiểu, nắm bắt tình hình đơn vị.
Tuy nhiên, do số lượng cán bộ thuộc các phòng kiểm tra lớn hơn số lượng cán bộ thuộc
phòng QLN & CCNT đang làm cho công tác phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và
thực hiện cưỡng chế nợ thuế không thuận lợi.


<i><b>2.2.3. Thực trạng đôn đốc thu nộp nợ thuế </b></i>



Có rất nhiều biện pháp đôn đốc thu nộp mà CQT có thể áp dụng: gọi điện thoại
nhắc nhở, ra thông báo yêu cầu nộp thuế, ra thông báo nợ và phạt chậm nộp thuế, gửi
giấy mời lên CQT làm việc và biện pháp cao nhất là cưỡng chế nợ thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

phần nào thể hiện ý thức nộp thuế của các doanh nghiệp chưa cao, hiệu quả quản lý nợ
thuế, đôn đốc thu nợ thuế chưa cao.


<i><b>2.2.4. Thực trạng công tác cưỡng chế nợ thuế </b></i>



Hiện tại, việc cưỡng chế nợ thuế được áp dụng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của doanh nghiệp, phong tỏa tài khoản qua nắm thông tin từ ngân hàng, thực tế chỉ thu


được một số ít trường hợp. Có thể thấy nguyên nhân do CQT gặp khó khăn trong việc
xác định ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản.


Với các biện pháp cưỡng chế khác bằng hình thức kê biên tài sản dùng làm thủ tục
hải quan hay thu hồi giấy phép kinh doanh để thu nợ thì hiện nay lại phải phối hợp thẩm
tra, xác minh với nhiều cơ quan nên thời gian kéo dài, trong khi đó việc kê biên tài sản do
CQT còn thiếu nhân lực và kho tàng chưa có quy chế phối hợp giữa ngành Thuế và
ngành Hải quan, giữa ngành Thuế và cơ quan cấp giấy phép đầu tư nên hầu hết chưa thể
thực hiện.


<i><b>2.2.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát quản lý nợ thuế </b></i>



Phịng Quản lý nợ: Là đầu mối thực hiện cơng tác quản lý nợ, xây dựng chỉ tiêu
thu tiền nợ thuế năm kế hoạch, báo cáo đánh giá công tác quản lý nợ của Cục Thuế,
hướng dẫn công tác quản lý nợ đối với các Chi Cục Thuế.


Phòng Kiểm tra thuế, phòng Quản lý thuế TNCN: Thực hiện đôn đốc nợ, điều
chỉnh nợ từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 90 kể từ ngày hết hạn nộp thuế .


Phòng Thanh tra thuế: Thực hiện đôn đốc nợ thuế truy thu, phạt qua thanh tra của
Cục Thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp, từ ngày thứ 31 thực hiện bàn
giao cho phòng Quản lý nợ tiếp tục quản lý.


Phịng Kê khai kế tốn thuế: Thực hiện đối chiếu, điều chỉnh nợ sai trên hệ thống .

<b>2.3 Đánh giá chung về quản lý nợ thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội 3 năm </b>



<b>2012 - 2014 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Chỉ tiêu thu nợ thuế được xây dựng hàng năm không chỉ là căn cứ để đánh giá
hiệu quả công tác quản lý nợ thuế của Cục Thuế thành phố Hà Nội mà còn là chỉ tiêu


quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế nói chung và của các bộ, cơng
chức nói riêng.


Sắp xếp lại sự phân cơng quản lý nợ thuế vừa theo ngành nghề, vừa theo quy mô,
liên kết giữa sự phân cơng ở các phịng kiểm tra với sự phân công tại phòng QLN &
CCNT để tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trong quản lý, đôn đốc thu nộp và
điều chỉnh nợ.


Đã ban hành quy chế phối hợp quy định, nhiệm vụ cụ thể của từng phịng trong
cơng tác quản lý nợ thuế, quy định rõ hồ sơ, trách nhiệm của từng phòng trong vấn đề
điều chỉnh nợ sai đã thể hiện việc nhận thức rõ vai trò của việc phân loại nợ đối với công
tác quản lý nợ thuế.


<i><b>2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế </b></i>


2.3.2.1. Những hạn chế.



<i> Thứ nhất, </i>

Công tác phân loại nợ thuế, nắm bắt và điều chỉnh nợ sai, nợ ảo trong
những năm gần đây được Cục Thuế thành phố Hà Nội quan tâm sát sao, bên cạnh đó việc
phân loại một số doanh nghiệp còn chưa chính xác dẫn đến việc nợ sai nợ ảo gây khó
khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế.


<i>Thứ hai, tổ chức thực hiện quản lý nợ thuế. Số nợ tăng cao qua các năm, </i>


tuổi nợ ngày càng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ của toàn Cục.Một trong



những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng công tác tổ chức thực hiện quản lý



nợ thuế chính là số nợ tồn đọng, tuổi nợ cũng như mức nợ của các khoản nợ.



<i><b>Thứ ba, công tác cưỡng chế thuế chưa được đẩy mạnh và hiệu quả không </b></i>


cao




<i>Thứ tư, Sự phối hợp kiểm tra giám sát giữa các phòng ban chức năng đã </i>


được tăng cường hơn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Thứ nhất, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi nên gây khó </i>
khăn trong thực thi nhiệm vụ


<i>Một là, các quy định về gia hạn nộp thuế chưa bao quát hết các trường hợp phát </i>
sinh trong thực tế .


<i>Hai là, một số cơ chế chính sách liên quan chưa đồng bộ với cơ chế xử lý nợ cần </i>
hoàn thiện.


<i>Ba là, trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chiếm </i>
dụng vốn lẫn nhau để SXKD, nợ xấu của ngân hàng cũng gây khó khăn cho công tác
quản lý nợ thuế.


<i>Thứ hai, về công tác quản lý nợ thuế </i>


<i>Một là, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhiều doanh </i>
nghiệp gặp khó khăn về vốn khơng có khả năng nộp thuế đúng hạn.


<i>Hai là, các quy trình nghiệp vụ về quản lý nợ thuế không sửa đổi, bổ sung kịp </i>
thời.


<i>Ba là, sổ tay nghiệp vụ công tác quản lý nợ thuế đang trong quá trình nghiên cứu </i>
nên chưa ban hành kịp thời để sử dụng chung trong toàn ngành cũng gây khó khăn trong
cơng tác quản lý nợ thuế.


<i>Thứ ba, về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực. </i>



<i>Hai là, cán bộ, công chức thường xuyên luân chuyển, luân phiên cũng gây khó </i>
khăn trong cơng tác quản lý nợ thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƢƠNG 3 </b>



<b>QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NỢ </b>



<b>THUẾ Ở CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI </b>



<b>3.1. Những căn cứ đề xuất quan điểm và giải pháp </b>



<b>3.2. Quan điểm trong công tác quản lý nợ thuế </b>



<b>3.3. Các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nợ thuế tại Cục Thuế thành </b>



<b>phố Hà Nội </b>



<i><b>3.3.1. Thực hiện phân loại nợ thuế </b></i>



<i>Thứ nhất, phải rà soát, phân loại chính xác số nợ thuế đúng thời hạn quy định để </i>
tổng hợp và chỉ đạo kịp thời các biện pháp thu nợ hoặc nhanh chóng ban hành quyết định
điều chỉnh, xố các khoản nợ thuế khơng có thực.


<i>Thứ hai, đối với các khoản nợ đã được xử lý tạm khoanh nợ, giãn nợ thì tiếp tục </i>
theo dõi nếu hết thời mà người nợ thuế chưa nộp hết số nợ thuế thì cần cương quyết thực
hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế.


<i>Thứ ba, đối với các khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại, CQT rà soát lại các thủ tục </i>
nhanh chóng ra quyết định giải quyết khiếu nại, thuộc thẩm quyền cấp Tổng cục Thuế


hoặc báo cáo cấp trên.


<i>Thứ tư, đối với các khoản nợ thuế do chây ỳ, phải thực hiện các biện pháp cưỡng </i>
chế theo Luật Quản lý thuế quy định để thu hồi tiền thuế vào ngân sách.


<i>Thứ năm, đối với các khoản nợ khó thu của các doanh nghiệp đã giải thể, các đối </i>
tượng đã bỏ trốn, mất tích khơng có đối tượng để thu hồi nợ, các CQT cần theo dõi riêng,
khơng tính phạt chậm nộp, tổng hợp, báo cáo Tổng cục Thuế để tổng hợp báo cáo Quốc
hội và Chính phủ xin chủ trương xử lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Thứ bảy, ngoài ra, cần xem xét để đưa vào áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong </i>
công tác quản lý nợ. Để làm được thì cần xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu đánh giá
mức độ rủi ro trong quản lý nợ và hệ thống tính điểm doanh nghiệp.


<i><b>3.3.2. Phân công đôn đốc thu nộp nợ thuế </b></i>



Cục Thuế thành phố Hà Nội cần kiên quyết chỉ đạo các phòng quản lý, các Chi
Cục Thuế rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ thuế của từng đối tượng nợ
thuế để có giải pháp đôn đốc thu nợ hiệu quả như động viên, thuyết phục doanh nghiệp
có kế hoạch phân chia nguồn tiền để đảm bảo vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh,
vừa có tiền nộp nợ thuế. Riêng đối với những trường hợp nợ thuế xử lý sau thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán; những đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh, có doanh thu bán
hàng, có dịng tiền ln chuyển nhưng vẫn nợ thuế; các dự án được gia hạn nhưng quá
hạn chưa nộp tiền sử dụng đất.


Tăng cường lực lượng cho bộ phận cưỡng chế để triển khai quyết liệt các trường
hợp phải cưỡng chế nợ thuế theo quy định: Lập danh sách NNT phải cưỡng chế nợ thuế
trong kỳ; tập trung nguồn lực để thực hiện cưỡng chế, trước mắt tiến hành cưỡng chế
trước đối với NNT có số tiền thuế nợ lớn hoặc thời gian nợ thuế kéo dài; phân công phối
hợp thực hiện tốt việc xác minh, thu thập thông tin người nợ thuế sẽ áp dụng biện pháp


cưỡng chế nợ thuế.


<i><b>3.3.3. Thực hiện hiện cưỡng chế nợ thuế phù hợp </b></i>



Cần áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế cần căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để
đạt hiệu quả cao nhất, không nên bắt buộc phải thực hiện tuần tự như hiện nay mà cho
phép CQT sau khi khảo sát, nắm bắt cụ thể tình hình của đơn vị thì có thể lựa chọn để thu
được số tiền nợ thuế nhiều nhất với chi phí cưỡng chế thấp nhất. Như vậy rất cần việc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thuế được thực hiện linh hoạt để đem lại hiệu quả cao
nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

luân chuyển nhưng vẫn nợ thuế; các dự án được gia hạn nhưng quá hạn chưa nộp tiền sử
dụng đất; các dự án đã bán hàng, thu tiền nhưng vẫn nợ tiền sử dụng đất thì cơ quan thuế
kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp thơng báo hóa đơn khơng có giá
trị sử dụng.


<i><b>3.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý nợ thuế </b></i>



Cần đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, đánh giá công chức nếu không giảm được
nợ thuế. Xử lý cán bộ có vi phạm, thơng đồng hoặc bao che cho NNT để phát sinh nợ thuế,
không thu hồi nợ đọng.


Cần xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế cho từng cán bộ, công chức quản lý nợ để
làm căn cứ đánh giá chất lượng công chức hàng năm. Hiệu quả của công tác quản lý nợ
với chất lượng công việc của cán bộ, công chức liên quan đến công tác quản lý nợ để mỗi
cơng chức thấy được đó khơng chỉ là nhiệm vụ của mình mà cịn liên quan trực tiếp đến
nghĩa vụ của mình.


<i><b>3.3.5. Hồn thiện bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nợ </b></i>


<i><b>thuế </b></i>




<i>Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy quản lý nợ thuế </i>


Khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành thì cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế
đã được tập trung về một đầu mối. Cần theo dõi đánh giá nghiêm túc thực hiện quy chế
phối hợp, chi sẻ chức năng giữa các phịng ban để có sự điều chỉnh hợp lý nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thời gian tới.


<i>Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế </i>


<i>Một là, rà soát và phân loại lại tồn bộ đội ngũ cán bộ thuế, cơng chức quản lý nợ </i>
thuế. Tổ chức kiểm tra và đánh giá trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận của
từng cơng chức để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Ba là, bên cạnh đó, phải thường xun nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ thuế, </i>
trình độ chun mơn, tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong. Kết hợp với các trường Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ quản lý thuế phù hợp yêu cầu
mới, đáp ứng các công tác quản lý nợ thuế phức tạp như hiện nay, tránh được những sai
sót của cán bộ thuế trong q trình quản lý.


<i>Bốn là, cần đặc biệt quan tâm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ </i>
quản lý nợ. Đó là tiền đề để xây dựng đội ngũ cán bộ thuế trung thành với sự nghiệp đổi
mới của Đảng; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, kiên quyết đấu tranh chống lại
mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực, không sa ngã trước cám dỗ vật chất.


<i><b>3.3.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT </b></i>



<i>Thứ nhất, tuyên truyền nội bộ nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ ngành thuế: Tổ </i>
chức tập huấn, hướng dẫn các điểm mới sửa đổi, bổ sung trong pháp luật thuế; Củng cố,
bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật về kinh tế nói chung và về cơng tác thuế nói


riêng; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật thuế, các cuộc thi cán bộ thuế giỏi.


<i>Thứ hai, tuyên truyền cho ĐTNT để ĐTNT nắm bắt kịp thời những chính sách </i>
mới, có hiểu biết đầy đủ về pháp luật thuế, tránh tình trạng nợ thuế khơng phải do khó
khăn tài chính mà do khơng hiểu biết đầy đủ quy định của pháp luật, giảm thiểu nợ sai,
nợ ảo.


<i><b>3.3.7 Tăng cường liên hệ giữa các cơ quan hữu quan đến công tác quản lý nợ thuế </b></i>
Để công tác quản lý nợ thuế đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ khơng chỉ
các bộ phận trong nội bộ cơ quan thuế mà cịn có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan
khác như: Kho bạc, ngân hàng, hải quan, báo đài, công an... vừa phối hợp, vừa giám sát
lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ đồng thời làm tăng tính chặt chẽ, chính xác
của thơng tin.


<i><b>3.3.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ thuế </b></i>


<i>Thứ nhất, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT bằng cách tăng cường đầu tư và đào tạo </i>
cán bộ thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>KẾT LUẬN </b>



Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu sau:


Trình bày lý luận về các khái niệm, các cách phân loại nợ, những tiêu chí đánh giá
hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế để từ đó nhìn nhận cơng tác quản lý nợ thuế là một
chức năng quan trọng trong quản lý thuế.


Nghiên cứu kinh nghiệm công tác quản lý nợ thuế của một số tỉnh thành trong
nước gắn với mục tiêu và yêu cầu của cơng tác quản lý nợ thuế để có thể nghiên cứu áp
dụng vào thực tiễn của Cục Thuế thành phố Hà Nội



Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ thuế trong những năm vừa
qua để phân tích, đánh giá những tồn tại và hạn chế trong cơng tác quản lý nợ thuế để từ
đó rút ra những vấn đề cần hoàn thiện, khắc phục để hồn thiện cơng tác quản lý nợ thuế
góp phần thực hiện thành công chiến lược cải cách thuế và hiện đại hoá ngành thuế đến
năm 2020.


Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản,
đồng bộ có tính khả thi trên tất cả các mặt: Hoàn thiện pháp luật, hồn thiện về cơ cấu tổ
chức về cơng tác quản lý, về con người, hoàn thiện quy trình quản lý nợ, ban hành các
tiêu chí đánh giá rủi ro trong công tác thu nợ thuế, ứng dụng công nghệ thông tin vào
đánh giá rủi ro và thu nợ thuế.


</div>

<!--links-->

×