Người thực hiện: Lê Nghĩa
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 DUY HÒA
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 DUY HÒA
NĂM HOC 2010 - 2011
NĂM HOC 2010 - 2011
NHIỆT LIỆT CÁC THẦY CÔ VỀ DỰ
CHUYÊN ĐỀ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH THỰC HIỆN CÁCH ĐỔI ĐỘ DÀI –
KHỐI LƯỢNG – DIỆN TÍCH – THỂ TÍCH
Dạy và học Toán là một hoạt động trí tuệ rất khó khăn và phức tạp
cho cả thầy và trò. Muốn dạy toán đạt kết quả tốt đòi hỏi người
giáo viên phải có kiến thức toán học vững vàng, kĩ năng truyền thụ
chính xác, phương pháp giảng dạy linh hoạt và điều cơ bản là nắm
kĩ đối tượng của mình.
Từ trong thực tế học toán ở các lớp 3, 4, 5, tôi thấy các em
thường đổi sai các đơn vị đo đại lượng nhất là các danh số phức
hợp. Điều này đã dẫn đến kết quả sai trong việc giải toán có lời
văn. Vậy phải “dạy như thế nào ?” và “dạy bằng cách thức gì ?”
nhằm nâng cao chất lượng giờ lên lớp và hiệu quả học tập của các
em trong những tiết học này. Đó là những suy nghĩ, trăn trở cho
những người trực tiếp tổ chức hoạt động dạy và học. Vì thế cần
chọn chuyên đề này tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái sai các em
mắc phải để khắc phục.
II. Nguyên nhân:
Vì sao các em đổi sai ? Do nhiều nguyên nhân:
a.- Do ở nhà không chuẩn bị trước bài ngày mai đến lớp.
b.- Do không chú ý lắng nghe khi giáo viên giảng bài (phần này
chiếm tỉ lệ ít)
c. - Do không thuộc thứ tự các đơn vị trong bảng đơn vị đo
d. - Do đọc và viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập
phân chưa vững.
e - Do chưa nắm vững số chữ số ứng với mỗi đơn vị ở từng
đại lượng để đổi các số thập phân và danh số phức hợp.
* Phải giải quyết các nguyên nhân đó như thế nào ?
Xin trình bày một số biện pháp cụ thể để nhằm nâng cao chất
lượng học tập của học sinh.
III. Giải quyết vấn đề:
1. Đối với học sinh:
- Giáo viên nêu những nguyên nhân vì sao các em hay đổi sai
(phầnII) cho học sinh nắm.
- Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của các
em trong học tập.
2. Đối với giáo viên:
- Ở nguyên nhân a: Tăng cường khâu kiểm tra việc chuẩn bị
bài ở nhà của học sinh
- Ở nguyên nhân b: Giáo viên dùng biện pháp chủ nhiệm
nghiêm khắc và các phương pháp dạy học linh hoạt để lôi cuốn sự
chú ý của các em.
- Ở nguyên nhân c: Khi dạy các tiết đổi đơn vị đo: Độ dài, khối
lượng, diện tích, thể tích. Giáo viên buộc học sinh phải thuộc lòng
thứ tự các đơn vị trong bảng đơn vị đo từ lớn đến nhỏ và ngược lại
- Ở nguyên nhân d: Giáo viên cần rút ra được kinh nghiệm
nên khi dạy tiết “Đọc, viết số thập phân” luôn kèm tên các
đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích,...để học sinh tập đọc
và viết cho quen trước các em học đổi.
- Ở nguyên nhân e: Đây là nguyên nhân mấu chốt nhất mà
giáo viên cần suy nghĩ tìm tòi, để tìm ra phương pháp tối ưu
để khắc phục trong giảng dạy. Đó là việc “Hướng dẫn học
sinh lập bảng” khi đổi các số đo độ dài, khối lượng, diện tích,
thể tích
* Hướng dẫn học sinh lập bảng: Trên bìa cứng 4cm x 20cm
a. Độ dài: (Mỗi đơn vị ứng với 1 chữ số)
km hm dam m dm cm mm