Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CHUYÊN ĐỀ TOÁN TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.86 KB, 10 trang )

* CHUYÊN ĐỀ: CỦNG CỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TOÁN
Ở TIỂU HỌC
A // MỘT SỐ NGUYÊN TĂC CHỦ YẾU ĐỂ LỰA CHỌN VÀ VẬN
DỤNG HỢP LÍ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
I/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN VÀ VẬN
DỤNG HỢP LÍ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
1/Trong các phương pháp dạy học toán ở tiểu học, phương pháp nào cũng cần thiếtvà
có đóng góp nhất định vào quá trình dạy học . Vấn đề quan trọng là :
-Mỗi phương pháp dạy học chỉ có ích ( có tác dụng tốt ) khi nó được sử dụng đúng
lúc,đúng chỗ , đúng mức độ .
-Việc lựa chọn và vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học trong từng tiết học sẽ góp
phần làm cho từng phương pháp dạy học được sử dụng đúng lúc ,đúng chỗ ,đúng mức độ
. Như vậy :
-Cần phải phối hợp , vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học nhằm đạt được mục
đích ,yêu cầu của tiết dạy học toán .
- Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng , là tuyệt đối đúng , là có thể phù
hợp với mọi khâu của tiết dạy học toán .
2 /Dạy học toán ở từng loại bài học , ở từng lớp , từng giai đoạn , từng đối tượng học sinh
…đều có đặc điểm riêng .Vì vậy việc lựa chọn , phối hợp, vận dụng hợp lí các phương
pháp dạy học ở từng tiết dạy học toán vị thể đều có đặc điểm riêng , không thể áp dụng
một cách máy móc , đồng loạt .Tuy nhiên , có thể và cần thiết phải xác định các nguyên
tắc chủ yếu để lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học và từng tiết học cụ thể ,
theo đúng mục đích và yêu cầu cần đạt được của mỗi tiết học đó .
II /MỘT SỐ NGUYÊN TĂC CHỦ YẾU ĐỂ LỰA CHỌN VÀ VẬN DỤNG HỢP LÍ
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
1/ Kết hợp dạy học toán với giáo dục : Thông qua quá trình hình thành kiến thức , rèn
luyện kĩ nă ng của môn toán mà rèn luyện con ngườồígp phần thực hiện mục tiêu của môn
toán ở tiểu học
Theo khả năng và đặc điểm của môn toán ở tiểu học , có thể cần thiết phải rèn luyện cho
học sinh :
- Nắm chắc những kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn toán ở tiểu họcđặc biệt về tính


và giải toán .
- Phương pháp học tập chủ động và tích cực , phương pháp suy nghĩ có căn cứ , có kế
hoạch , có ưu tiên , phương pháp suy luận ( quy nạp , dự đoán ,cụ thể hoá ,trừu tượng
hoá , khái quát hoá , phân tích và tổng hợp …)
- Các đức tinh cần thiết của người lao động mới ( cần cù kiên trì vượt khó cẩn thận ,
yêu thích chân lí , cái hay cái đẹp ,chân thực
2 / Đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức .
Dạy học toán phải chính xác ( kiến thức, ngôn ngữ ,kí hiệu , hình vẽ , phương pháp suy
luận …)
-Dạy học toán phải giúp học sinh thấy nguồn gốc thực tế của kiến thức mối quan hệ
giữa các kiến thức , tính thiết thực của các kiến thức
-Dạy học toán theo trình độ chuẩn và tạo điều kiện để mọi học sinh đều phát triển theo
khả năng của mình , tạo niềm tin và niềm vui trong lao động học tập của học sinh .
3 / Đảm bảo tính trực quan và tính tích cực, tự giác .
-Kiến thức toán đều trừu tượng và khái quát . Muốn giúp học sinh dễ học dễ hiểu phải
đảm bảo tính trực quan để dạy học chuyển từ trực quan sinh động sang tư duy trừu
tượng . Sử dụng trực quan đúng mức sẽ góp phần phát triển tư duy trừu tượng cho học
sinh .
-Để có thể nắm chắc các kiến thức , kĩ năng của môn toán học sinh phải chủ động , tích
cực và tự giác học tập . Muốn vậy GV phải định hướng , Giúp học sinh phát hiện vấn đề
và tích cực hoạt động để giải quyết vấn đề .
- Sử dụng trực quan phải hổ trợ cho hoạt động học tập tích cực , tự giác của học sinh và
nhờ có tích cực tự giác trong học tập mà mức độ trừu tượng của các phương pháp trực
quan ngày một được nâng cao .
4/ Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc
-Môn toán là một trong những môn học có tính hệ thống chặt chẽ . Dạy học đảm bảo tính
hệ thống sẽ góp phần giúp học sinh nắm chắc kiến thức , kĩ năng của môn học . Muốn vậy
phải :
-Xác định rõ vị trí của từng bài học ở từng chương mục , ở từng lớp và toàn bộ chương
trình .

- Thương xuyên quan tâm đến hệ thống kiến hoá kiến thức từng bài học , từng phần
từng chương ,từng năm học ,từng giai đoạn học tập .
Trên cơ sở đó mà lựa chọn các phương pháp dạy học tích hợp để khắc sâu kiến thức cơ
bản , kiến thức trọng tâm và mối quan hệ giữa chúng .
-Sự vững chắc của kiến thức và kĩ năng môn toán đòi hỏi phải củng cố , ôn tập thực
hành thường xuyên và phải học tập trung vào kiến thức cơ bản , trọng tâm nhất của
chương trình . Khi lựa chọn các phương pháp dạy học cần quan tâm đúng mức đến các
phương pháp giúp học sinh hiểu rõ , nhớ lâu những nội dung cần ghi nhớ và vận dụng
linh hoạt những nội dung đó để làm bài , để giải quyết những vấn đề của học tập và đời
sống .
5/ Đảm bảo cân đối giữa học và hành , kết hợp dạy học với ứng dụng trong đời sống .
-Nắm chắc đặc điểm dạy học toán ở tiểu học là thông qua thực hành theo các nội dung
gắn bó với đời sống để dạy học toán . Từ đó cần coi trọng phương pháp thực hành ,coi
trọng rèn luyện kĩ năng thực hành ( tính, giải toán , đo ,vẽ hình …) hết sức hạn chế các
phương pháp làm cho học sinh ít hoạt động .
- Nội dung môn toán ở tiểu học gắn bó chặt chẽ với thực tế đời sống và có nhiều ứng
dụng rất thiết thực trong đời sống .Vì vậy cần lựa chọn các phương pháp để góp phần
giúp học sinh nhận biết được nguồn gốc thực tế và khả năng vận dụng trong đời sống
hằng ngày của các nội dung trừu tượng của môn toán .
*B //ĐỔI MỚI DẠY HỌC TOÁN NHẰM TÍCH CỰC HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
I / SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU
HỌC .Trong thực tiển ,ở tiểu học phương pháp dạy học toán về cơ bản chưa được đổi mới
,không đáp ứng về mục tiêu , nội dung giáo dục .Đặc điểm chính của phương pháp dạy
học là :
GV thường chỉ truyền đạt , giảng giải theo tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa ,sách
hướng dẫn giảng dạy Vì vậy GV thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến
việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh .
-HS học tập một cách thụ động , chủ yếu chỉ nghe giảng , ghi nhớ và làm theo mẫu .Do đó
việc học tập thường ít hứng thú ,nội dung các hoạt động học tập thường đơn điệu,nghèo

nàng ,ít quan tâm đến phát triển năng lực cá nhân học sinh .
GV và học sinh đều phụ thuộc vào tài liệu có sẵn .
Dạy học toán như vậy đang cantrở việc đào tạo những người lao động năng động tự tin
linh hoạt sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hằng ngày .Yêu cầu giáo
dục mới đòi hỏi phải chuyển sang phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động
học tập học sinh , tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đều tham gia tích cực vào quá
trình dạy học .
II/ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC
1/ Trong quá trình dạy học toán GV là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học sinh
mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực của cá nhân .
Theo định hướng này :
-GV tổ chức hướng dẫn HS huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để tự HS
chiếm lĩnh tri thức mới rồi vận dụng tri thức mới đó trong thực hành .
-GV cần nói ít ,giảng giải ít , làm mẫu ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng học
sinh .Cách làm như vậy đòi hỏi GV phải biết cách tổ chức các hoạt động của học sinh
,đồng thời phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể đáp ứng
kịp thời các tình huấn có thể xảy ra trong quá trình hoạt động học tập của học sinh , từ đó
có thể giúp HS phát triển năng lực , sở trường cá nhân .
-Mọi học sinh đều phải hoạt động, phải độc lập suy nghĩ và làm việc tích cực. Tổ chức
được cách như vậy thì không cần đặt ra các biện pháp để “giữ trật tự” mà từng học sinh
vẫn tập trung vào các hoạt động học tập. cách học mới tạo cho học sinh thói quen làm việc
tự giác, chủ động không rập khuôn, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của mình,
của bạn đặc biệt là tạo cho học sinh niềm tin và niềm vui trong học tập.
-Mọi hoạt động của lớp học do học sinh thực hiện một cách chủ động, tích cực theo hướng
dẫn, tổ chức của giáo viên. học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là
học sinh phải hoạt động nhiều, hoạt động để đạt được các yêu cầu của bài học. Giáo viên
thay đổi cách hoạt động để cả giáo viên và học sinh đều làm việc tích cực, có hiệu quả và
nhằm vào sự phát triển của cá nhân học sinh.
2/ Khi tổ chức và hướng dẫn các hoạt động của học sinh, giáo viên phải vận dụng một
cách hợp lí mặt tích cực của các phương pháp dạy học cũ để giúp học sinh huy động các

kiến thức của mình, tham gia tích cực vào các hoạt động như quan sát, điều tra, đóng vai,
thảo luận… từ đó phát hiện ra và tham gia vào việc giải quyết các tình huống có thể có
trong đời sống. Như vậy:
- Đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học không loại bỏ các phương pháp dạy học
toán truyền thống mà phải vận dụng các phương pháp đó để tổ chức cho học sinh hoạt
động học tập theo kiểu mới ( hoạt động cá nhân, theo nhóm… ) tạo điều kiện cho từng học
sinh tham gia giải quyết vấn đề ( thường là bài toán có nội dung gần gũi với đời sống hằng
ngày) . Từ đó mà thu nhận tri thức mới và rèn luyện kĩ năng mới.
- Kết quả của dạy học toán không chỉ đem lại cho học sinh những tri thức, kĩ năng cơ bản,
cần thiết của mơn toán mà góp phần hình thành phương pháp học tập, phương pháp phát
hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
3/ Đổi mới phương pháp dạy học toán là một quá trình lâu dài nó gắn bó chặt chẽ với
mục tiêu, nội dung cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo giáo viên , chỉ đạo và đánh giá…của
môn học. Ở mỗi địa phương, mỗi trường, mỗi lớp tiểu học tuỳ điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể đều có thể tự xác định mức độ, cách thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo khả
năng và sự cố gắn của đơn vị mình.
III / MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC .
1/ Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học toán ở tiểu học .
Dạy học theo các bước sau :Ôn tập củng cố ,tái hiện - Tạo tình huấn có vấn đề về nhận
thức - Đề xuất giả thuyết -Kiểm nghiệm phân tích kết quả + kết luận - Rút ra kiến thức kĩ
năng mới .
Ví dụ : Bài Diện tích hình chữ nhật ( Toán 3 )
1/ Ôn tập tái hiện :
HS làm bài tập sau :
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm trong các câu a, b, c.
a ) Hình …….gồm …….ô vuông 1cm
b) Hình …….gồm …….ô vuông 1cm
c) Hình …….gồm …….ô vuông 1cm
2 Nêu vấn đề :
+Ta tính hình a , b , c bằng cách đếm số ô vuông 1cm phủ kín hình đó . Nếu hình có DT

lớn có thể tính theo cách đếm số ô vuông đó được không ?
+ Để tìm DT HCN ngoài cách đếm ô vuông còn có thể tìm cách tính gián tiếp hay không?
+ HS thảo luận tìm ý tưởng giải quyết vấn đề .
3/ Giải quyết vấn đề:
HS nêu : Có 12 ô vuông 1cm phủ kín hình chữ nhật đã cho .Vậy diện tích HCN là 12cm .
GV nêu : Bạn nghĩ gì về mối liên hệ số đo chiều dài và số đo chiều rộng với số đo diện
tích của hình chữ nhật .
HS nhận xét …..ví dụ : 4 x 3 = 12 vậy diện tích hình chữ nhật là :4 x 3 =12 (cm)
4/ Đề xuất giả thuyết :
GV tập hợp các ý tưởng của HS , so sánh các ý tưởng đó và đề xuất một ý tưởng chung
của cả lớp .
HS dự đoán : DT =Dài x Rộng
HS phát biểu : DT HCH = Dài x Rộng
cm
cm
cm

a) Viết số đo chiều dài , rộng diện tích
=> Kết luận chung
2/Vận dụng phương pháp qui nạp:
Ví dụ : Dạy một số tính chất của cộng trừ :
Tính chất giao hoán : a+ b= b + a
+Tính chất kết hợp : a + ( b + c ) =( a + b ) + c
+ Cộng trừ có số 0 : a + 0 = a ( a – 0 = a )
GV vận dụng phương pháp qui nạp:
3 + 4 = 4 + 3
8 + 12 = 12 + 8 =>a + b = b + a
Thừa nhận không chứng minh .
3/Phương pháp thử chọn ( Thử sai ) Thử tìm các đối tượng:
Ví dụ : Một hình chữ nhật có DT 18m chu vi 18 m . Tìm chiều dài , chiều rộng ?

Chu vi ½ CV Dài Rộng Diện tích
18 9 8 1 8 ( Loại )
7 2 14 ( Loại )
6 3 18 (Chọn )
4/ Phương pháp thay thế ( Khử ẩn số ):
Chẳng hạn : Tìm 2 số khi biết tổng hiệu ta tìm 2 số lớn hoặc 2 số bé
5/ Phương pháp chia tỉ lệ : Thường dùng để dạy tìm 2 số khi biết tổng tỉ hoặc hiệu tỉ
Ví dụ : Tổng 2 số 132 số này gấp 21 lần số kia . Tìm 2 số đó .
6/ Phép giải từ cuối :
+3 x 2 -1 -2
? ? 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×