Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đọc hiểu ngữ văn 7 kì 2 mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.47 KB, 34 trang )

BỘ ĐỀ ĐỌC – HIỂU NGỮ VĂN 7 KÌ 2
(20 ĐỀ)
ĐỀ 1
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Tấc đất tấc vàng
- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 3)
Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình
bày khái niệm thể loại đó.
Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.
Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào?
Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa với
câu em vừa giải thích
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trị của đất với đời
sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày
bằng một đoạn văn
Câu 2 : Chứng minh câu tục ngữ : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Thể loại: Tục ngữ
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có
nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được
nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày


Câu 2:
- Những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu: so sánh, điệp ngữ
Câu 3:
- Các câu rút gọn là: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ, Mau sao thì nắng, vắng sao thì
mưa, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
- Rút gọn thành phần chủ ngữ
Câu 4:
1


- Ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của
ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng
nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để khơng bị bão làm cho
sập nhà.
Câu 5:
HS tìm một câu cùng nói về kinh nghiệm thiên nhiên:
Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Gợi ý:
Mở đoạn: Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng đã cho em hiểu sâu sắc về vai trò của đất
với đời sống con người
Triển khai:
- Giải thích câu tục ngữ: Câu tục ngữ sử dụng cách nói ngắn gọn, cân xứng, phép so
sánh tấc đất – tâc vàng nhấn mạnh vai trò và giá trị của đất, nhằm khẳng định một
chân lí: mỗi «tấc đất» dù nhỏ nhất cũng q tựa «vàng»
- Trình bày vai trị của đất: từ đất, con người dựng nhà dựng cửa, làm ruộng đồng,
nương rẫy để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi,....rồi cũng từ đất, con người nhận
được bao tài nguyên khoáng sản quý hiểm. Đất rộng hơn là căn cứ phân chia lãnh
thổ, trong tiềm thức của con người đất đai còn là quê hương nguồn cội. Khơng có

đất, con người khơng thể ổn định, phát triển và xây dựng cuộc sống.
- Làm thế nào để giữ gìn nguồn tài nguyên quan trọng ấy? : Mỗi chúng ta cần trước
hết là yêu mến mảnh đất q hương nơi mình sinh sống, tơn trọng, giữ gìn, bảo vệ
đất đai, khơng phá hoại, lãng phí đất, những người nông dân cần vun xới cho đất
thêm tươi tốt, tránh để đất xói mịn, bạc màu,...Mỗi tấc đất sẽ chỉ thực sự là tấc
vàng nếu chúng ta trân trọng, đổ mồ hôi công sức để bảo vệ và phát triển.
ĐỀ 2
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Tơm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 3- 5)
Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình
bày khái niệm thể loại đó
Câu 2: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?
Câu 3: Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là
phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?
2


Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu 5: Tìm một câu tục ngữ có cùng chủ đề với những câu tục ngữ trên mà em
biết
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân khuyên nhủ con
người đức tính tốt đẹp nào? Em cần làm gì để rèn luyện cho mình đức tính tốt đẹp
ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Câu 2 : Chứng minh câu tục ngữ : Có cơng mài sắt, có ngày nên kim
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Thể loại: Tục ngữ
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có
nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được
nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày
Câu 2:
- Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất
Câu 3:
- Các câu trên cùng sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ (điệp cấu trúc)
- Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những
sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này
sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo
nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể
thuận lợi nhớ và áp dụng
Câu 4:
- Ý nghĩa câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh
nghiệm về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm
dài hơn giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho cơng
việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.
Câu 5:
HS tìm một câu cùng nói về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất:
+ Rét tháng ba bà già chết cóng
+ Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
+ Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa

Phần II: Tập làm văn
3


Câu 1:
Gợi ý:
Mở đoạn: Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã gợi nhắc em về lòng
yêu thương con người trong cuộc sống
Triển khai:
- Giải thích câu tục ngữ: Câu tục ngữ sử dụng lối nói rút gọn và phép tu từ so sánh,
khuyên chúng ta phải yêu thương quý trọng mọi người như yêu thương quý trọng
chính bản thân mình
- Để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy, em cần yêu thương, quý trọng những người trong
gia đình, bạn bè, thầy cơ và những người xung quanh; giúp đỡ mọi người, đặc biệt
là những người có hồn cảnh khó khăn; giúp đỡ trẻ em nghèo, giúp bà cụ lớn tuổi
qua đường,....
ĐỀ 3:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chết trong cịn hơn sống đục
- Đói cho sạch, rách cho thơm
- Thương người như thể thương thân.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
(Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14)
Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm của
thể loại văn học đó.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì?
Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên.
Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải

thích ở trên.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt
đẹp nào của con người? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình
bày thành một đoạn văn.
Câu 2 : Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng
ta
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Thể loại: Tục ngữ

4


- Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có
nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được
nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng ngày
Câu 2:
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 3:
- Các phép tu từ được sử dụng trong những câu tục ngữ: so sánh, điệp ngữ, liệt kê
Câu 4:
- Ý nghĩa câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”:
+ Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn sạch, sống sạch, dù rách vẫn phải thơm tho
+ Nghĩa bóng: dù rơi vào bất kì hồn cảnh khó khăn nào vẫn phải sống trong sạch,
lương thiện
 Câu tục ngữ giáo dục con người về lòng tự trọng, khuyên con người phải sống
ngay thẳng không bao giờ được làm liều ngay cả khi khó khăn thiếu thốn
Câu 5:

HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự
+ Giấy rách phải giữ lấy lề
+ Chết đứng còn hơn sống quỳ
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Gợi ý:
Mở đoạn: Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã gợi nhắc em về lịng biết ơn –
đức tính tốt đẹp trong cuộc sống.
Triển khai:
- Giải thích câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến người đã trồng cây
+ Nghĩa bóng: Khi con người hưởng thụ thành quả, cần phải nhớ đến và biết ơn
những người đã tạo ra thành quả ấy
- Những việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn:
+ Em được học tập trong một đất nước hịa bình và tự do, em biết ơn nhân dân
ngày trước, những người đã đem cả tính mạng mình để bảo về non sông, dọn dẹp
nghĩa trang vào ngày 27/7, thăm các di tích lịch sử,...
+ Em nhớ ơn những người thầy/ người cơ đã dìu dắt dạy dỗ em bằng việc ra sức
học tập, tặng hoa cho thầy cô vào mỗi ngày tri ân
+ Em biết ơn những người bạn đã giúp em tiến bộ và sẵn sàng giúp đỡ lại khi họ
gặp khó khăn,...
ĐỀ 4
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
5


- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

(Ngữ văn 7- tập 1, trang 12 - 14)
Câu 1 . Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó.
Câu 3: Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần nào?
Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?
Câu 4. Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và
Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên nhủ chúng ta
điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn
văn.
Câu 2 : Hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta xưa nay ln sống theo
đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Thể loại: Tục ngữ
- Chủ đề: Tục ngữ về con người và xã hội
Câu 2:
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 3:
- Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được rút gọn thành phần chủ ngữ
- Rút gọn như vậy mang đến tác dụng:
+ Làm trở nên ngắn gọn, thông tin nhanh, dễ thuộc dễ nhớ (phù hợp với đặc điểm
của tục ngữ)
+ Ngụ ý kinh nghiệm trong câu tục ngữ muốn nói đến là chung cho tất cả mọi
người
Câu 4:

- Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học
thầy không tày học bạn bổ sung cho nhau
- Lí giải: + Câu tục ngữ thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, đề cao việc học tập
và tiếp thu kiến thức từ thầy- những người có kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm
+ Câu tục ngữ thứ hai đề cao việc học tập từ bạn bè xung quanh
6


 Việc đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn không hạ thấp việc học thầy mà
muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.
Chính bởi vậy, hai câu tục ngữ bổ sung, hoàn chỉnh ý nghĩa cho nhau: con người
cần biết học hỏi từ nhiều kênh khác nhau: từ thầy cơ, bạn bè,.. để nâng cao khả
năng của mình
Câu 5:
HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự
+ Uống nước nhớ nguồn
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Gợi ý:
Mở đoạn: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo là câu tục ngữ mang nhiều ý nghĩa
sâu sắc
Triển khai:
- Giải thích câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Trong việc chèo thuyền, chớ thấy sóng to,
sóng lớn mà bng tay chèo
+ Nghĩa bóng: Con người chớ thấy khó khăn mà vội vàng buông xuôi
- Câu tục ngữ khuyên nhủ con người: Trong cuộc đời, con người chắc chắn phải đối
mặt với nhiều khó khăn và thử thách, khi ấy con người nhất định phải có sự tự tin,
lịng dũng cảm, kiên trì khơng khuất phục, bng xi
- Bài học rút ra: Em cần dũng cảm, kiên trì đối mặt và vượt qua khó khăn
+ Trong học tập, khi em gặp một bài tốn, bài văn khó, em sẽ cố gắng tìm cách

giải, không dễ dàng buông xuôi
+ Trên con đường thực hiện ước mơ của bản thân, em chắc chắn sẽ gặp nhiều trắc
trở, nhưng em sẽ cố gắng để giữ vững ước mơ và thực hiện nó, khơng khuất phục
trước khó khăn
ĐỀ 5
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi
nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Ngữ văn 7- tập 2, trang
24)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào?
Tác giả là ai?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được.
Câu 3: Xác định luận điểm của đoạn văn trên.
7


Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước” có tác dụng như thế nào?
Câu 5: Với hai cụm từ «lướt qua».. «nhấn chìm», tác giả đã khẳng định điều gì về
lịng yêu nước?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước
Câu 2: Chứng minh: Sách là người bạn lớn của con người
Gợi ý

Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Văn bản trích trong Báo cáo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tác giả: Hồ Chí Minh
Câu 2:
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 3:
- Luận điểm của đoạn văn trên: Nhận định chung về lòng yêu nước
Câu 4:
- Câu văn sử dụng phép điệp trong cấu trúc “Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn
chìm...” nhằm nhấn mạnh vào sức mạnh khủng khiếp của lòng yêu nước của nhân
dân Việt Nam, tạo nên một giọng điệu đanh thép, hùng hồn, sự khẳng định một
cách quả quyết.
Câu 5:
Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức mạnh
vơ địch của lịng u nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến
thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Gợi ý:
Mở đoạn: Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng và cao quý của mỗi con
người
Triển khai:
- Giải thích lịng u nước: đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất:
là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân u, là nơi
có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vơ cùng gắn bó
….=> lịng u nước: chính là u gia đình, u xóm làng thân quen, u những
lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín…
8



- Biểu hiện của lòng yêu nước:
+ Với những người lính yêu nước là sẵn sàng hi sinh, xả thân vì Tổ quốc.
+ Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội.
+ Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương…
- Cách rèn luyện lòng yêu nước: Mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân
trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động
tích cực xây dựng xã hội vững mạnh…
ĐỀ 6
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần
yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang
thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…. Chúng
ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu
của một dân tộc anh hùng.
(Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục, trang 25)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu
nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
Câu 3: Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang
thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Tác giả
đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn chứng minh luận điểm: Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay ln
có những việc làm thiết thực, ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt
Câu 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi
Gợi ý

Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Tác giả: Hồ Chí Minh
Câu 2:
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Câu nêu luận điểm của đoạn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta
Câu 3: Trong câu: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời
đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Tác giả đã sử
dụng biện pháp tu từ liệt kê
9


Tác dụng: Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm
gương những vị anh hùng dân tộc
Câu 4: Nội dung chính: Những biểu hiện của long yêu nước trong lịch sử
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Mở đoạn: Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta ai ai cũng mang trong mình một
lịng nhiệt thành với dân tộc, trong đó có thế hệ trẻ trẻ, khơng chỉ dừng lại ở lời
nói, thanh niên Việt Nam ngày nay ln có những việc làm thiết thực ý nghĩa thể
hiện tinh thần yêu nước bất diệt.
Triển khai:
- Khẳng định tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng đối với quê hương, được
thể hiện qua những hoạt động những việc làm cụ thể nhằm xây dựng bảo vệ đất
nước
- Chứng minh vấn đề thông qua hành động, việc làm của thế hệ trẻ hôm nay:
+ Luôn cố gắng học tập rèn luyện bản thân để trở thành một cơng dân tốt góp
phần giúp ích cho đất nước

+ Luôn nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ của trường lớp, chấp hành tốt chủ
trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan đến
thanh niên
+ Ln cố gắng tìm tịi học hỏi tự vươn lên lập nghiệp chân chính bằng chính đơi
tay của mình để có thể làm giàu cho q hương trực
+ Hăng hái tham gia tuyển nghĩa vụ quân sự để có thể rèn luyện và bảo vệ đất
nước
+ Tích cực tham gia hoạt động tình nguyện vùng cao, chia sẻ với đồng bào khó
khan
+ u thương gia đình, bạn bè, thầy cô
- Liên hệ bản thân em
Kết đoạn: Thế hệ trẻ hơm nay ln có việc làm thiết thực thể hiện tinh thần yêu
nước vì họ nhận thức được rằng đất nước là cái nơi chứa đựng những gì thân
thương nhất, bảo vệ đất nước thể hiện niềm tự tôn dân tộc.
ĐỀ 7:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày
trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín
đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín
đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền,
tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực
hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
10


(Ngữ văn 7- tập 2, trang
25)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Trình bày hoàn cảnh
sáng tác của văn bản ấy.

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử
dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Câu 4: Tìm, xác định vị trí và ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu sau:
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hịm.
Câu 5: Theo em, trong thời đại hiện nay, làm thế nào để mỗi người đem tinh thần
u nước của mình góp phần vào xây dựng đất nước?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn chứng minh “Nhân dân ta có một lịng nồng nàn
u nước”
Câu 2: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Hồn cảnh sáng tác: Bài văn Trích trong báo cáo chính trị của HCM tại Đại hội
lần thứ 2 của Đảng lao động Việt Nam vào tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt
Nam
Câu 2:
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 3:
Trong câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, tác giả đã sử dụng
biện pháp tu từ so sánh:
Tác dụng: Khẳng định, đề cao giá trị của tinh thần yêu nước làm làm cho
người đọc, người nghe dễ hiểu, dễ hình dung về giá trị của lòng yêu nước.Tinh
thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ
dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể
Câu 4:
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm

Trạng ngữ: trong rương, trong hòm
Vị trí: cuối câu
Ý nghĩa: Xác định nơi chốn
Câu 5:
11


Theo em, trong thời đại hiện nay, để có thể đem tinh thần u nước của mình góp
phần vào xây dựng đất nước, mỗi người cần:
+ Ra sức học tập, rèn luyện đức tài
+ Ở bất kì vị trí nào cũng luôn làm việc hết khả năng của bản thân, cống hiến cho
sự nghiệp chung
+ Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng tới tập thể
+ Giữ vững lập trường, không bị lay động trước những hành vi phản động chống
phá đất nước
+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Gợi ý:
Mở đoạn: Từ xưa đến nay, lòng yêu nước luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt,
nhân dân ta có một lịng u nước nồng nàn
Triển khai:
- Giải thích lịng u nước: lịng u nước: chính là u gia đình, u xóm làng
thân quen, u những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín…
- Chứng minh nhân dân ta có lịng u nước nồng nàn:
+ Trong lịch sử: Thưở xưa, lòng yêu nước được thể hiện qua những cuộc đấu
tranh của dân tộc Việt chống giặc Bắc phương: Chiến tranh chống quân Tần TK III
TCN, những cuộc đấu tranh của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,...Chúng ta
cũng một lòng chống Pháp rồi chống Mỹ, những kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần.
Rất nhiều người anh hùng đã ngã xuống, hi sinh thân mình để bảo về non sơng:

Đặng Thùy Trâm,Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân,...
+ Ngày nay: Lòng yêu nước được thể hiện ở việc nhân dân ta một lòng tin yêu
theo Đảng, đoàn kết xây dựng và phát triển đất nước. Mỗi khi miền Trung bão lũ,
nhân dân cả nước lại chung tay san sẻ, nhiều chuyến từ thiện lên vùng cao giúp trẻ
em nghèo được thực hiện,....
Kết đoạn: Khẳng định cách em có thể làm để rèn luyện lịng u nước: Ra sức học
tập, giúp đỡ bạn học khó khăn hơn, giữ gìn làng xóm q hương sạch đẹp,...
ĐỀ 8
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời
hứa, ln đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết
phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng
hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn vừa bãi ra nhà, cả

12


-

-

-

trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì cịn sửa một chút
bằng cách sinh chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ở bất cứ đâu là thói quen vứt
rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tự tiện tay là vứt tẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường.
Thói quen này thành tệ nạn….Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông

rác…. Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu
dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề…
(Ngữ văn 7- tập 2, trang 10)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2: Ngữ liệu trên đề cập đến những thói quen nào của con người? Theo em,
vấn đề đó có phổ biến trong thực tế không?
Câu 3: Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Những nơi khuất, nơi công cộng,
lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh
nặng nề. Cho biết ý nghĩa của trạng ngữ.
Câu 4: Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu có khó khơng? Điều quan trọng
nhất mỗi người cần có để loại bỏ những thói quen xấu là gì?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Viết đoạn văn chứng minh: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của
chính chúng ta
Câu 2: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khơn. Nhưng có bạn nói:
Nếu khơng có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khơn” nào? Hãy nêu ý kiến
riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng.
Gợi ý:
Câu 1:
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 2:
- Ngữ liệu trên đề cập đến những thói quen tốt và xấu của con người:
+ Thói quen tốt: Ln dậy sớm, ln đúng hẹn, giữ lời hứa, ln đọc sách…
+ Thói quen xấu: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi,…
Theo em, đây là những vấn đề đặc biệt rất phổ biên trong xã hội
Câu 3:
Thành phần trạng ngữ trong câu: Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ
cùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. (Phần in
nghiêng)
Ý nghĩa của trạng ngữ: Xác định nơi chốn (Những nơi khuất, nơi công cộng) và

thời gian (lâu ngày)
Câu 4:
Theo em, để loại bỏ những thói quen xấu là rất khó, nhưng không phải không thể
thực hiện được
13


- Điều quan trọng nhất giúp con người loại bỏ được thói quen xấu là cần có lịng
kiên trì
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Gợi ý:
Mở đoạn: Môi trường là một yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định số phận, vận
mệnh của con người, bởi vậy, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính
chúng ta.
Triển khai:
- Làm rõ về “môi trường” và “bảo vệ môi trường”: Môi trường bao gồm nhiều
yếu tố như rừng, đất, nước , khơng khí,… liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống con người. Bảo vệ mơi trường chính là ý thức về sự quan trọng của những
yếu tố ấy để có những hành động thiết thực khơng làm hại đến môi trường sống.
- Chứng minh: BVMT là BV cuộc sống của chính chúng ta bởi vì mơi trường có ý
nghĩa thực sự to lớn:
+ Đất giúp chúng ta có nơi ổn định cuộc sống, trồng trọt lương thực thực phẩm, …
+ Rừng, cây cối cung cấp oxi, điều hịa khí hậu, phòng tránh thiên tai…
+ Nước cần thiết trong nhu cầu ăn uống, sinh hoạt ….
+ Khơng có khơng khí con người khơng thể hơ hấp duy trì sự sống…
- Liên hệ: Môi trường ảnh hưởng tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống, chính vì
vậy, cần BVMT bằng những việc làm thiết thực như:
+ Mỗi người cần tự giác ý thức được tác hại to lớn khi môi trường sống bị ơ nhiễm
để

+ Có hành động cụ thể như: khai thác rừng hợp lí, phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây
rừng, trồng nhiều cây xanh ở những nơi giao thông đông đúc để chắn bụi, không
xả nước thải khi chưa qua xử lí ra mơi trường, tun truyền để mọi người chung
tay giữ gìn một mơi trường sống xanh, sạch, đẹp…
ĐỀ 9
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói
thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng,
thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có
nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng
của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà
qua các thời kì lịch sử.
Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng
khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của
14


quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu
chất nhạc. Họ khơng hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người
“nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc khơng phải
chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này
cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền
đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến
tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển
chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”.
(Ngữ văn 7- tập 2, trang 35)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản đó.
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Tác giả sử
dụng phép lập luận nào là chủ yếu?

Câu 3: Để làm sáng tỏ được cái đẹp cái hay của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những
luận cứ nào?
Câu 4: Xác định và nêu ý nghĩa của thành phần trạng ngữ trong câu: Tiếng Việt,
trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: “Thế hệ trẻ Việt Nam cần có
trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của Tiếng Việt bằng
những việc làm cụ thể, thiết thực.
Câu 2: Giải thích câu tục ngữ: Có chí thì nên
Gợi ý:
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Văn bản: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
- Tác giả: Đặng Thai Mai
- Xuất xứ văn bản: Trích trong phần đầu bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện
hung hồn của sức sống dân tộc, in năm 1967, được đưa vào Tuyển tập Đặng Thai
Mai
Câu 2:
- PTBĐ chính: Nghị luận
- Phép lập luận chủ yếu: lập luận chứng minh
Câu 3:
- Để làm sáng tỏ được cái đẹp cái hay của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những luận
cứ:
+ Tiếng Việt hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách
đặt câu

15


-


-

-

+ Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt
Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì
lịch sử.
+ Theo nhận xét của những người ngoại quốc, Tiếng Việt giàu tính nhạc, rành
mạch trong lối nói, uyển chuyển trong từng câu chữ
Câu 4:
Trạng ngữ trong câu: Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó
Ý nghĩa: Xác định vị trí, nơi chốn
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Gợi ý:
Mở đoạn: Tiếng Việt là nét đẹp quý báu trong văn hóa dân tộc ngàn đời, bởi vậy
thế hệ trẻ Việt Nam ln có trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp về sự
trong sáng của tiếng Việt bằng những việc làm cụ thể.
Triển khai:
Khẳng định vai trò của TV: Tiếng Việt là quốc ngữ của Việt Nam, là công cụ giao
tiếp, bộc lộ tư tưởng tình cảm, là niềm tự hào của cả dân tộc, thể hiện nét riêng của
quốc gia đối với các dân tộc khác trên thế giới. Mỗi người dân Việt Nam khi sinh
ra đều phải nói tiếng mẹ đẻ bởi vì đó là một điều thiêng liêng cũng là cách mà
chúng ta trân quý tâm hồn dân tộc
Để bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt chính bởi vậy thế hệ trẻ cần:
+ Luyện nói những lời hay ý đẹp gửi đến nhau những lời tốt đẹp nhất
+ Loại bỏ những từ ngữ mới xuất hiện như tiếng long, teencode để giúp Tiếng
Việt trong sáng từng ngày
+ Chỉnh sửa trong mọi người khi có người nói sai chính tả hoặc viết sai chính tả

+ Ln rèn luyện kỹ năng nói và viết để khơng mắc sai lầm khi sử dụng tiếng Việt
Kết đoạn: Mỗi câu chữ của người Việt Nam đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn họ, bởi
vậy, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt cũng chính là bảo vệ nét đẹp trong tâm
hồn mỗi con người
ĐỀ 10
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng
ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất
giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng
sạch và thức ăn cịn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta
càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng
như thế nào người phục vụ…”
(Ngữ văn 7 – Tập 2, trang 53 NXB Giáo dục)
16


Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng chủ yếu phép lập luận nào?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời
sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ
dùng, cái nhà, lối sống” .
Câu 4: Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ
đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và
kính trọng như thế nào người phục vụ…”
Câu 5: Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Qua văn bản chứa đoạn văn trên, em hiểu gì về đức tính giản dị và ý nghĩa
của nó trong đời sống. Hãy trình bày thành một đoạn văn.
Câu 2 : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài

văn để thuyết phục bạn: Nếu khi cịn trẻ ta khơng chịu khó học tập thì lớn lên
sẽ chẳng làm được việc gì có ích
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tác giả: Phạm Văn Đồng
Câu 2:
- Phép lập luận: Chứng minh
Câu 3:
- Phép liệt kê :
+ Con người của Bác, đời sống của Bác
+ Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
- Tác dụng: Liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác tuy là vị lãnh tụ đứng đầu
một đất nướclại có lối sống giản dị vơ cùng, điều đó càng khiến người đọc them
kính yêu, ngưỡng mộ đức tính đáng quý ấy ở Bác
Câu 4:
-Cấu tạo của cụm C-V mở rộng: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác (CN)
// quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào
người phục vụ (VN)…”
Câu 5:
- Sự giản dị trong đời sống, trong ăn uống chứng tỏ Bác là người quý trọng thành
quả lao động của mọi người
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Mở đoạn: Giản dị là một đức tính quý báu của mỗi con người
17


Thân đoạn

- Làm sáng tỏ khái niệm: giản dị là một đức tính cao đẹp mà thể hiện ở nhiều khía
cạnh sống giản dị là ln sống và đối xử với mọi người một cách tự nhiên, không
phô trương, hoa mỹ, khơng thể hiện bản thân mình một cách q đáng mà luôn
khiêm tốn
- Giản dị được thể hiện qua nhiều khía cạnh của đời sống hàng ngày như cách ăn
mặc cách sinh hoạt, ăn uống, cách sống, cách làm việc
- Ý nghĩa của lối sống giản dị:
+ Giúp chúng ta luôn cảm thấy vui vẻ yêu đời hơn
+ Giản dị giúp gắn kết mọi người, giúp chúng ta sống với nhau chan hòa hơn, thân
thiết hơn
+ Giản dị còn giúp chúng ta nhận được nhiều thứ quý giá như cơ hội sự quý trọng
và giúp đỡ từ người khác
(Minh chứng chứng minh: Bác Hồ là một tấm gương sáng về giản dị, cả cuộc đời
Bác giản dị từ cách ăn mặc đến làm việc, Bác ln sống chan hịa với mọi người
mặc dù là người đứng đầu của một đất nước. Chính bởi thế Bác là vị lãnh tụ vĩ đại
mà sau bao nhiêu năm tháng nhân dân ta vẫn luôn ngợi ca.
Kết đoạn: Sống giản dị là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, mỗi người cần
rèn luyện cho mình đức tính q báu ấy
ĐỀ 11
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sơi
nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng
nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hợp với đời sống tâm hồn phong phú,
với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống
thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay”
(Ngữ văn 7- tập 2, trang 53)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc tác phẩm nào? Nêu
hoàn cảnh sáng tác.
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?

Câu 3: Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận chủ yếu nào để
người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
Câu 4: Phân tích cấu tạo của câu: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ
nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Cho biết đó là kiểu câu nào theo cấu tạo?
Câu 5: Qua đoạn văn, em học tập được từ Bác đức tính tốt đẹp nào?
Phần II: Tập làm văn
18


Câu 1: Hãy viết một đoạn văn nghị luận chứng minh làm rõ luận điểm: Bác Hồ
sống vô cùng giản dị.
Câu 2 : Một nhà văn có nói:“Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con
người”. Hãy giải thích câu nói đó
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Tác giả: Phạm Văn Đồng
- Hồn cảnh sáng tác: trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách
của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)
Câu 2:
- PTBĐ chính: Nghị luận
Câu 3:
Tác giả đã sử dụng những phép lập luận
- Giải thích: “bởi vì Người sống sơi nổi, phong phú...
- Bình luận: “Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong
phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...
 Cách phối hợp nhiều phép lập luận khác nhau như vậy giúp cho tác giả làm sáng tỏ
vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết

phục và hấp dẫn hơn
Câu 4:
-Cấu tạo: Đó (CN1) // là đời sống thực sự văn minh (VN2) mà Bác Hồ (CN2)// nêu
gương sáng trong thế giới ngày nay.(VN2)
- Câu ghép đẳng lập
Câu 5:
- Qua văn bản, em học tập được ở Bác đức tính giản gị tốt đẹp
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Mở đoạn: X. Batle đã từng khẳng định: “Thiên tài và đức hạnh giống như viên
kim cương: đẹp nhất là lồng trong chiếc khung giản dị”, Bác Hồ của chúng ta
chính xác là một người sống vô cùng giản dị như thế!
Thân đoạn
- Không chỉ là một vị lãnh tụ có tài có đức mà bác cịn là một người sống vơ cùng
giản dị:
+ Giản dị trong nơi ở: Mặc dù là một vị lãnh tụ nhưng bác chỉ sống trong một ngôi
nhà sàn vô cùng đơn sơ mộc mạc gần gũi với thiên nhiên.

19


+ Giản dị trong cách mặc của Bác: trang phục bác thường mặt là bộ quần áo kaki
đã bạc màu đi đơi dép cao su. Dù quần áo có sờn rách nhưng Bác vẫn khơng chịu
thay đồ mới.
+ Bác cịn giản dị trong bữa ăn: Bác chỉ ăn những món hết sức thanh đạm như rau
luộc, cá kho, dưa ghém, cà muối ...
+ Trong cách đối xử với mọi người: Bác đối xử với mọi người vô cùng giản dị và
thân quen, đến thăm gia đình người dân…dù là một vị lãnh tụ
Kết đoạn: Cảmột đời Bác luôn sống giản dị và thanh bạch, mỗi chúng ta cần học
tập và làm theo tấm gương của Bác để xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan

Bác Hồ.
ĐỀ 12:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm,
khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu
vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao
chuôi ngà, nào ống vơi chạm, ngốy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bơng trơng mà
thích mắt […] Ngồi kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem
chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm […]
(Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 76)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu
đạt chính của đoạn văn?
Câu 2: Tìm trong đoạn văn câu văn có sử dụng phép tương phản đối lập.
Câu 3: Nội dung chính của văn bản có đoạn văn trên là gì?
Câu 4: Tìm trạng ngữ trong câu văn sau và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó.
“Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói
bay nghi ngút.”
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật “ngài” – quan phụ
mẫu trong đoạn văn phần I- Đọc hiểu
Câu 2 :
Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: “ Sống chết mặc bay”
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự
20



Câu 2:
- Câu văn có sử dụng phép tương phản đối lập: Ngồi kia, tuy mưa gió ầm ầm,
dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm.
Câu 3:
- Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ
niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu mn thảm” của nhân dân do thiên tai và
cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Câu 4:
- Trạng ngữ: Bên cạnh ngài, mé tay trái
- Ý nghĩa: chỉ nơi chốn hoặc địa điểm.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Mở đoạn: Qua văn bản Sống chết mặc bay, tác giả Phạm Duy Tốn đã giúp cho
người đọc hình dung một cách chân thực nhất bản chất xấu xa vô nhân đạo của tên
quan phụ mẫu,
Thân đoạn:
+ Quan phụ mẫu thờ ơ, vô trách nhiệm: khi người dân thông báo vỡ đê lại không
hề tỏ ra lo lắng mà ngược lại còn quát mắng, mặc cho những lời kêu cứu tìm trong
vơ vọng.
+ Quan phụ mẫu vơ nhân tính: ngồi kia, biết bao người dân đang lâm vào tình
cảnh túng quẫn để bảo vệ con đê thì trong đình hắn vẫn điềm nhiên đánh tổ tơm,
thậm chí cảm thấy rất sung sướng, mặc cho con đê đang yếu dần và người dân
đang sức cùng lực kiệt. Khi đê vỡ là khi tên quan phụ mẫu ù ván bài to nhất. Lúc
người dân bi thương nhất cũng là lúc hắn vui sướng nhất. => Qua đó ta cảm thấy
vơ cùng phẫn nộ trước thái độ và hành động đáng khinh của tên quan phụ mẫu
cũng là đại diện cho giai cấp thống trị, đó là tên quan lịng lang dạ thú chỉ biết lo
nghĩ cho lợi ích của bản thân mà phó mặc số phận của người dân đang chìm trong
khổ cực.

ĐỀ 13:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào
như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bị kêu tứ phía.
Bây giờ, ai nấy trong đình đều nơn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê,
mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
21


- Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ơng bỏ tù chúng mày!
Có biết khơng?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như
vậy? Khơng cịn phép tắc gì nữa à?”
(Ngữ văn 7- tập 2, trang
76)
Câu 1: Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Tác phẩm đó được viết
theo thể loại nào?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3: Dấu chấm lửng và dấu gạch ngang trong đoạn trích dùng để làm gì?
Câu 4: Tìm phép liệt kê trong đoạn trích và nêu tác dụng của phép liệt kê đó
Câu 5: Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất của tên quan phụ mẫu?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị hiện thực và nhân đạo của văn bản
em tìm được trong phần I. Đọc – hiểu
Câu 2: Hãy giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: “Sống chết mặc bay”
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
- Thể loại: Truyện ngắn
Câu 2:
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 3:
- Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
- Dấu gạch ngang đặt đầu dịng để đánh dấu lời nói trực trực tiếp của nhân vật.
Câu 4:
- Phép liệt kê: + Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà,
chó, trâu, bị kêu tứ phía
+ Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy
xông vào thở không ra lời
- Tác dụng: Làm nổi bật khung cảnh hỗn loạn, nháo nhác khi đê vỡ và tình cảnh
khốn đốn, thảm thương của người nông dân khi phải chống chọi với tình cảnh đê
vỡ
Câu 5:
Đoạn văn trên cho em hiểu bản chất của tên quan phụ mẫu là một kẻ luôn tỏ ra uy
quyền, một tên quan “long lang dạ thú”, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại nghĩ
đến việc tận hưởng những thú vui sa hoa, ích kỉ của bản thân mình, vơ trách
nhiệm, quen thói hống hách, quát nạt
22


Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Mở đoạn: Sống chết mặc bay là một tác phẩm mang giá trị hiện thực, nhân đạo
sâu sắc.
Triển khai:
- Về giá trị hiện thực: + Truyện phản ánh đời sống khổ cực của người dân khi phải

đánh vật với khó khăn của thiên tai để giành giật sự sống.
+ Truyện thể hiện chân thực thái độ và cách sống thờ ơ, vô trách nhiệm của những
người cầm quyền khi chỉ biết ăn chơi sa đọa, bỏ mặc sự sống chết của người dân.
- Về giá trị nhân đạo: Thông qua giá trị hiện thực đau đớn ấy, tác giả thể hiện niềm
cảm thương cho số phận của những người dân nghèo phải hứng chịu bao khổ cực
chỉ vì sự vơ trách nhiệm của bọn quan lại cầm đầu
+ Lên án, phê phán và tố cáo bọn quan lại dẫm đạp lên sự sống của người dân ăn
để để chuộc lợi cho mình.
Kết đoạn: Khẳng định với giá trị hiện thực nhân đạo sâu sắc, Sống chết mặc bay
xứng đáng là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam.

ĐỀ 14:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị
thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại q, khóc nức lên, quả tim
cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau
thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý
nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lịng thương người và rộng ra
thương cả mn vật, mn loài.
(Ngữ văn 7 - Tập 2, trang 60)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản thuộc kiểu
nghị luận nào?
Câu 2: Nêu những phương thức biểu đạt của đoạn văn ?
Câu 3: Trong câu văn: “ Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của
thi ca.”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu
từ đó?
Câu 4: Từ “quả tim và thi ca” trong đoạn văn được hiểu như thế nào?
Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn văn.

Phần II: Tập làm văn
23


Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng văn chương“gây cho ta những
tình cảm ta khơng có”
Câu 2: Tục ngữ có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lịng
nhau" Em hiểu thế nào về lời khuyên đó.
Gợi ý
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Ý nghĩa văn chương
- Tác giả: Hoài Thanh
- Văn bản thuộc kiểu nghị luận văn chương
Câu 2:
- Những phương thức biểu đạt của đoạn văn: Nghị luận, tự sự.
Câu 3:
- Trong câu văn: “ Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi
ca.”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê
- Tác dụng của biện pháp tu từ đó là nói lên nguồn gốc của thi ca chính là tình u
thương, lịng nhân ái, vị tha
Câu 4:
- Từ “quả tim” trong đoạn văn được hiểu là tình yêu thương của thi sĩ và thi ca có
nghĩa là thơ ca.
Câu 5:
Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về nguồn gốc của văn chương.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1:
Mở đoạn: Ý nghĩa của văn chương trước hết chính là ““gây cho ta những tình
cảm ta khơng có”

Triển khai:
- Những tình cảm khơng có mà văn chương đem đến : Qua tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ, nhà văn gửi gắm những thông điệp cuộc sống tới chúng ta. Đó là những
tình cảm cao đẹp giàu giá trị nhân văn, những nét ứng xử tinh tế, những bài học
sâu sắc về cuộc đời để chúng ta có một tâm hồn rộng mở yêu thương.
- HS lấy dẫn chứng chứng minh:
+ Đọc bài thơ Quê hương (Đỗ Trung Quân) ta thấy tình yêu quê hương sâu nặng
+ Đọc Sống chết mặc bay ta cảm thương với số phận những người nông dân khốn
cùng và căm ghét tầng lớp thống trị đẩy nhân dân vào cảnh khốn đốn
Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề

ĐỀ 15
24


-

-

-

Phần I: Đọc – hiểu
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện những tình cảm
ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên
thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ,
trơng mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, suối chảy làm đề ngâm vịnh,
tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng khơng có gì là q đáng”
(Ngữ văn 7- tập 2, trang

60)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn văn
Câu 3: Câu văn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện những
tình cảm ta sẵn có là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu
ngược lại.
Câu 4: Tìm các cụm C-V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong đoạn văn trên
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 : Viết đoạn văn chứng minh luận điểm: “Văn chương luyện cho ta những
tình cảm ta sẵn có”
Câu 2: Hãy giải thích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách
Gợi ý:
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1:
- Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Ý nghĩa văn chương
- Tác giả: Hoài Thanh
- Văn bản thuộc kiểu nghị luận văn chương
Câu 2:
- Các trạng ngữ: +từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ
+ từ khi có người lấy tiếng chim kêu, suối chảy làm đề ngâm vịnh
Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, làm nội
dung câu them đầy đủ, chính xác
Câu 3:
Câu văn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta khơng có, luyện những tình
cảm ta sẵn có là câu chủ động
Biến đổi: Chúng ta được văn chương gây cho những tình cảm ta khơng có, luyện
những tình cảm ta sẵn có
Câu 4:
Các cụm C-V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong đoạn văn trên:
+ các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ

25


×