Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng hệ thống kinh doanh thông minh (business intelligence system) trong các doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

VŨ VĂN SỸ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG KINH
DOANH THÔNG MINH (BUSINESS
INTELLIGENCE SYSTEM)
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP.HỒ CHÍ MINH – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

VŨ VĂN SỸ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG KINH DOANH THÔNG MINH
(BUSINESS INTELLIGENCE SYSTEM)
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Ngành
Mã Số

: QUẢN TRỊ KINH DOANH


: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ HOÀNH SỬ

TP.HỒ CHÍ MINH – 2018


1

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tơi kính gửi lời cám ơn đến TS. Lê Hồnh Sử, Thầy đã ln tận
tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi chân thành gửi lời cám ơn đến Quý thầy cô của Trường Đại học Kinh tế Luật, ĐHQG Tp.HCM, đặc biệt là các Thầy, Cô khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong suốt hai năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các Anh/Chị đã hỗ trợ tôi trong q trình học tập,
cũng như hồn thành luận văn này, các chuyên gia, lãnh đạo trong công ty đã đưa
góp ý và giúp tơi hồn thành các bảng khảo sát để là cơ sở để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã là
nguồn động viên lớn lao, đồng thời đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình
học tập cũng như hồn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi chân thành gửi lời tri ân đến TS. Lê Hồnh Sử cùng tồn thể
Thầy Cơ, Gia đình và Bạn bè.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2018.
Người thực hiện Luận văn
VŨ VĂN SỸ


2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Vũ Văn Sỹ, hiện đang là học viên lớp cao học Quản Trị Kinh
Doanh, khóa 2016, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Kinh tế - Luật,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Lê Hoành Sử. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ
VŨ VĂN SỸ


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMOS

: Analysis Of Moment Structures (Phần mềm kiểm định mơ hình)

BIS

: Business Intelligence System (tạm dịch: Hệ thống kinh doanh thông
minh)

BI

: Business Intelligence (tạm dịch: Kinh doanh thông minh)


CRM

: Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng)

CNTT

: Công nghệ thông tin

CFA

: Confirmatory Aactor Analysis (Phân tích nhân tố khẳng định)

DOI

: Diffusion of Innovation Theory (Lý thuyết sự phổ biến đổi mới)

ERP

: Enterprise Resource Planning (Lập kế hoạch nguồn lực)

EFA

: Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

KMO

: Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin

RMSEA


: Kiểm định Root Mean Square Error Approximation

SCM

: Supply Chain Management (Quản lý chuỗi cung ứng)

SEM

: Structural Equation Modeling (Mơ hình cấu trúc tuyến tính)

Sig

: Signification Level (Mức ý nghĩa thống kê)

SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences (phần mềm thống kê)

TAM

: Technology Acceptance Model (Mơ hình chấp nhận cơng nghệ)

TRA

: Theory of Reasoned Action (Thuyết hành động hợp lý)

TPB

: Theory of Planned Behaviour (Thuyết hành vi dự định)



4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu
Bảng 3.2: Thang đo sơ bộ
Bảng 3.3: Thông tin đáp viên tham gia phỏng vấn định tính
Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn định tính
Bảng 3.5: Thang đo chính thức
Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha lần đầu
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha sau hiệu chỉnh
Bảng 4.4: Kết quả hệ số tải nhân tố
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 4.6: Kiểm định giá trị phân biệt khi phân tích CFA
Bảng 4.7: Kết quả độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy giữa các mối quan hệ trong mơ hình
Bảng 4.9: Các trọng số chuẩn hóa
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng do sự khác biệt về quy mô doanh nghiệp
Bảng 4.11: Mối quan hệ giữa các khái niệm (Khả biến theo quy mô doanh nghiệp)
Bảng 4.12: Mối quan hệ giữa các khái niệm (Bất biến theo quy mô doanh nghiệp)
Bảng 4.13: Kết quả ước lượng do sự khác biệt về trình độ kinh nghiệm trong CNTT
Bảng 4.14: Mối quan hệ giữa các khái niệm (Khả biến theo quy mô doanh nghiệp)
Bảng 4.15: Mối quan hệ giữa các khái niệm (Bất biến theo quy mô doanh nghiệp)


5

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu dự kiến

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Mơ hình phân tích nhân tố khám phá CFA
Hình 4.2: Phân tích mơ hình SEM
Hình 4.3: Mơ hình SEM (chuẩn hóa)


6

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN

1

LỜI CAM ĐOAN

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

4

DANH MỤC HÌNH VẼ

5

MỤC LỤC


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

8

1.1. Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu

8

1.2. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài

9

1.3. Mục Tiêu Nghiên Cứu

10

1.4. Câu Hỏi Nghiên Cứu

11

1.5. Đối Tượng & Phạm Vi Nghiên Cứu

11

1.5.1. Đối Tượng Nghiên Cứu Của Đề Tài

11


1.5.2. Phạm Vi Nghiên Cứu Của Đề Tài

11

1.6. Kết Cấu Luận Văn
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KHUNG LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tổng Quan Khung Lý Thuyết Cơ Bản Của Đề Tài

12
13
13

2.1.1. Hệ Thống Kinh Doanh Thông Minh (BIS)

13

2.1.2. Tầm Quan Trọng Của Hệ Thống Kinh Doanh Thông Minh (BIS)

15

2.1.3. Lợi Ích Của Hệ Thống Kinh Doanh Thông Minh (BIS)

16

2.1.4. Lý Thuyết Về Ý Định Trong Hành Vi Người Dùng

18

2.2. Tổng Quan Khái Niệm Nghiên Cứu Và Đề Xuất Mô Hình.


19

2.2.1. Tổng Quan Khái Niệm Nghiên Cứu

19

2.2.2. Đề Xuất Mơ Hình Nghiên Cứu .

25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

3.1. Quy Trình Nghiên Cứu

28

3.1.1. Thiết Kế Nghiên Cứu

29

3.1.2. Thang Đo Sơ Bộ

29

3.2. Phương Pháp Nghiên Cứu

31


3.2.1. Nghiên Cứu Định Tính

31

3.2.2. Nghiên Cứu Định Lượng

41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

46

4.1. Kết Quả Phân Tích Thống Kê

46

4.2. Kiểm Định Độ Tin Cậy Thang Đo Cronbach’s Alpha

47


7
4.3. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA

51

4.3.1. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA Với Các Biến Độc Lập

51


4.3.2. Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA Với Biến Phụ Thuộc

53

4.4. Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định CFA

53

4.5. Kiểm Định Mơ Hình Bằng Cấu Trúc Tuyến Tính SEM

59

4.6. Phân Tính Cấu Trúc Đa Nhóm

64

4.6.1. Kiểm định về sự khác biệt giữa các quy mô doanh nghiệp

64

4.6.2. Kiểm định về sự khác biệt giữa trình độ kinh nghiệm trong CNTT

66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

68

5.1. Kết Quả Nghiên Cứu Chính Thức


68

5.2. Hàm Ý Cho Nhà Quản Trị

70

5.3. Hạn Chế & Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo

71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC

77


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu
Ngày nay, thơng tin là giá trị đại diện cho sự giàu có cơ bản của một tổ chức. Các
doanh nghiệp đang cố gắng tận dụng lợi thế này để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị
trường, nhất là trong việc ra một quyết định mang tính chiến lược trong một tổ chức.
Các phần mền và hệ thống quản lý doanh nghiệp bao gồm Enterprise Resource
Planning (ERP - lập kế hoạch nguồn lực), Customer Relationship Management (CRM
- quản lý quan hệ khách hàng), and Supply Chain Management (SCM - quản lý chuỗi

cung ứng), những hệ thống này có thể chuyển đổi và lưu trữ dữ liệu cho nhau, do đó
chúng hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định và áp dụng vào thực tế (Power, 2008).
Quản trị một tổ chức doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vẫn luôn là vấn đề được các
nhà quản lý quan tâm. Xu hướng quản lý hiệu quả để tồn tại và phát triển trong môi
trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ các cán bộ đến
các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, vấn đề này càng được quan tâm hơn bao giờ
hết. Và câu hỏi? làm thế nào để quản lý tổ chức của mình tốt hơn ln trăn trở đối
với họ.
Với tiềm năng đạt được lợi thế cạnh tranh khi đưa ra các quyết định quan trọng, do
đó việc tích hợp một hệ thống hỗ trợ ra quyết định vào hoạt động của doanh nghiệp
là quan trọng. Business Intelligence System – BIS (tạm dịch Hệ thống kinh doanh
thông minh hay kinh doanh thơng minh, trí tuệ doanh nghiệp hoặc hệ thống báo cáo
quản trị) là một hệ thống có thể tích hợp vào hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng
nhu cầu này. Theo Chen, et al (2012), thông qua các hệ thống BIS, các doanh nghiệp
và tổ chức của tất cả các ngành bắt đầu có những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu thông
qua việc thu thập thông tin từ các hệ thống trong và ngoài doanh nghiệp, cùng với các
kỹ thuật phân tích để đưa ra các quyết định hiệu quả.
Hệ thống kinh doanh thông minh (Business Intelligence System - BIS) là giải pháp
cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của tổ chức từ quá khứ, đến hiện tại
cũng như các dự đoán trong tương lai được áp dụng trong các lĩnh vực như: y tế, giáo
dục, tài chính, viễn thơng sử dụng để thu thập, lưu trữ, phân tích, tổng hợp xử lý dữ
liệu nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả. Việc đó giúp cho các
nhà quản lý đưa ra các quyết định hiệu quả hơn như: Xác định được vị trí và sức cạnh


9

tranh của doanh nghiệp, phân tích thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng, xây
dựng và xác định chiến lược kinh doanh, dự đoán tương lai của doanh nghiệp, và yếu
tố quan trọng là giữ được khách hàng có giá trị và dự đoán khách hàng tiềm năng.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng hệ thống
kinh doanh thông minh (BIS) trong các doanh nghiệp. Trước đó, có nhiều các nghiên
cứu về việc nghiên cứu các yếu tố trong tổ chức tác động đến ý định sử dụng BIS
(Elbashir, et al. 2008; Yeoh, 2010; Ramamurthy, 2008). Tuy nhiên, các yếu tố cấp độ
cá nhân không được quan tâm nhiều, các công ty tăng cường lợi thế cạnh tranh bằng
cách áp dụng BIS, nhưng những lợi ích cho việc áp dụng BIS có thể khác nhau đáng
kể đối với việc người dùng cuối là các cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp (Davis,
1993). Dẫn đến các hệ thống BI sẽ khơng mang lại lợi ích tối đa như nhà quản trị
mong muốn. Như vậy, điều quan trọng là phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định
sử dụng BIS của một cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp. Nghiên cứu này sẽ cung
cấp cho nhà quản trị cách để cải thiện tính phổ biến của việc sử dụng BIS của các cá
nhân trong tổ chức, doanh nghiệp mình.
Từ các cơ sở trên, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “ Nghiên Cứu Các Yếu
Tố Tác Động Đến Ý Định Sử Dụng Hệ Thống Kinh Doanh Thông Minh
(Business Intelligence System) Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam”.
1.2. Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Business Intelligence System (BIS) nổi lên là một lĩnh vực quan trọng cho các nhà
nghiên cứu, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng xoay quanh các vấn đề liên quan đến dữ
liệu của các tổ chức, doanh nghiệp hiện tại. Một vài nghiên cứu gần đây được thực
hiện để kiểm tra xem IS có thể làm được như thế nào để phục vụ tốt hơn nhu cầu của
các nhà hoạch định kinh doanh trong bối cảnh các công nghệ BIS đang nổi lên, đặc
biệt là dữ liệu lớn. Dự báo được sự thiếu hụt của các nhà quản lý hiểu biết về dữ liệu
và các chuyên gia kinh doanh có kỹ năng phân tích sâu. Làm sao các chương trình
đào tạo có thể tiếp thị để tiếp tục thu hút được các sinh viên truyền thống, trong khi
cũng cần những chuyên viên CNTT chuyên nghiệp cần có kỹ năng phân tích mới ?
Một tầm nhìn mới cho BIS có thể là cần thiết để giải quyết vấn đề này và cả các câu
hỏi khác.


10


Các BIS là các hệ thống thông tin chiến lược mà các tổ chức triển khai nhằm cải thiện
quyết định tạo ra và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để các tổ chức đạt được những ưu
điểm này, các BIS cần được tích hợp hiệu quả vào quản lý và vận hành. Do đó, hiệu
quả hoạt động của các hệ thống BI có thể được xem trên ít nhất hai cấp độ: (1) nâng
cao hiệu quả và hiệu quả về cơ cấu tổ chức và quy trình kinh doanh, tức là "chiến
lược nội bộ", và (2) vượt trội hơn các các tổ chức trong ngành, tức là "chiến lược cạnh
tranh". Hiệu quả của tổ chức là kết quả của kết hợp hiệu suất hoạt động của toàn bộ
tổ chức. Số liệu để sử dụng đo lường (như ROI, tăng trưởng doanh thu…) thể hiện
các mục tiêu của tổ chức và là lợi thế trong các mối quan hệ với các đối thủ cạnh
tranh. Kết quả cho thấy một mối quan hệ tích cực và quan trọng giữa hiệu suất quy
trình kinh doanh và hiệu suất của tổ chức, có 53% sự thay đổi trong hiệu suất tổ chức
được giải thích bởi các lợi ích từ q trình kinh doanh của các hệ thống BI.
1.3. Mục Tiêu Nghiên Cứu
Nghiên cứu này được hình thành với mục tiêu chính là làm rõ tác động của các yếu
tố về công nghệ như lợi thế so sánh, tính tương thích, tính dễ sự dụng, các yếu tố động
lực bên trong, động lực bên ngoài, tâm lý đám đông và hạn chế môi trường doanh
nghiệp tác động như thế nào lên ý định sử dụng hệ thống kinh doanh thông minh
(Business Intelligence System) của các cá nhân trong các doanh nghiệp tại Việt Nam,
nhằm đưa ra những hàm ý quản trị để các doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh
trên thị trường.
Từ mục tiêu tổng thể trên, Tác giả đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau:
-

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định sử dụng hệ thống kinh doanh thông
minh (Business Intelligence System) của các cá nhân trong các doanh nghiệp tại
Việt Nam

-


Yếu tố chính tác động đến quyết định của một cá nhân trong tổ chức trong việc sử
dụng hệ thống kinh doanh thông minh (BIS)

-

So sánh mức độ tác động khác nhau trong các nhóm khác nhau (như quy mơ doanh
nghiệp khác nhau, trình độ trong lĩnh vực CNTT khác nhau) của những nhân tố
tác động đến ý định sử dụng hệ thống kinh doanh thông minh (BIS) trong các
doanh nghiệp Việt Nam


11

-

Đề xuất cho nhà quản trị các cách tiếp cận và kế hoạch để cải thiện việc phổ
biến sử dụng hệ thống kinh doanh thông minh (BIS) trong tổ chức

1.4. Câu Hỏi Nghiên Cứu
-

Những yếu tố nào tác động đến ý định sử dụng hệ thống kinh doanh thông minh
(BIS) của các cá nhân trong các doanh nghiệp Việt Nam ?

-

Yếu tố nào tác động chính đến việc một cá nhân quyết định sử dụng hệ thống kinh
doanh thông minh (BIS) trong tổ chức ?

-


Trong các nhóm khác nhau về quy mơ doanh nghiệp và trình độ trong lĩnh vực
CNTT, thì ý định sử dụng hệ thống kinh doanh thơng minh (BIS) trong các doanh
nghiệp Việt Nam là khác nhau?

Các nhà quản trị, doanh nghiệp nên làm gì để nâng cao tính phổ biến của việc sử
dụng hệ thống kinh doanh thông minh (BIS) trong tổ chức ?
1.5. Đối Tượng & Phạm Vi Nghiên Cứu
1.5.1. Đối Tượng Nghiên Cứu Của Đề Tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến ý định của một cá nhân
sử dụng hệ thống kinh doanh thông minh (Business Intelligence System) trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu được xác định là các đối tượng cá nhân đang làm trong các
doanh nghiệp Việt Nam, mà doanh nghiệp của các cá nhân này đang làm việc có xây
dựng các hệ thống quản trị dữ liệu như Enterprise Resource Planning (ERP - lập kế
hoạch nguồn lực), Customer Relationship Management (CRM - quản lý quan hệ
khách hàng), v.v… và các đối tượng có nhu cầu sử dụng dữ liệu từ các hệ thống quản
trị doanh nghiệp này để ra quyết định, các đối tượng này cũng đã và đang sử dụng hệ
thống BIS trước đó.
Do đo, từ quần thể trên nghiên cứu sẽ được thực hiện đối với các đối tượng cá nhân
có ý định và đã sử dụng hệ thống kinh doanh thông minh tại Việt Nam.
1.5.2. Phạm Vi Nghiên Cứu Của Đề Tài
Không gian nghiên cứu: nghiên cứu tiến hành khảo sát đối với các cá nhân trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam.


12

Thời gian triển khai: Nghiên cứu được thực hiện trong 06 tháng (bắt đầu từ ngày 31
tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 7 năm 2018 sẽ kết thúc). Thời gian thực hiện

khảo sát trong 02 tháng. Ứng lượng thời gian có ý nghĩa của đề tài trong khoảng 3
năm. Trong giai đoạn mơ hình BIS cịn khá mới ở Việt Nam.
1.6. Kết Cấu Luận Văn
Luận văn được trình bày thành 5 chương với kết cấu như sau:
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu một cách tổng quan về đề tài, bao gồm tổng quan, mục tiêu,
tính cấp thiết, câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: TỔNG QUAN KHUNG LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chương này giới thiệu một cách tổng quan về đề tài, bao gồm tính cấp thiết, mục tiêu,
ý nghĩa, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày sâu vào phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên
cứu cho đề tài.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày kết quả thu được sau khi tiến hành khảo sát và phân tích dữ
liệu thu thập.
Chương 5: KẾT LUẬN
Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài, nêu hàm ý quản trị đối với doanh
nghiệp, đưa ra những hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài


13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KHUNG LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết, đưa ra và giải thích các khái niệm quan
trọng, giới thiệu các mơ hình lý thuyết cũng như các mơ hình nghiên cứu
trước đây, cuối cùng là đề xuất mơ hình nghiên cứu của tác giả.
2.1. Tổng Quan Khung Lý Thuyết Cơ Bản Của Đề Tài
2.1.1. Hệ Thống Kinh Doanh Thông Minh (BIS)
Business Intelligence System hoặc BIS là một thuật ngữ quan trọng, được giới thiệu

bởi Howard Dresner của Tập đoàn Gartner, vào năm 1989, để mô tả một tập hợp các
khái niệm và phương pháp để cải thiện kinh doanh ra quyết định bằng cách sử dụng
sự hỗ trợ dựa trên thực tế, hệ thống (Nylund, 1999). Định nghĩa khoa học đầu tiên của
Ghoshal & Kim (1986) gọi BIS là một triết lý quản lý và công cụ giúp các tổ chức
quản lý và tinh chỉnh kinh doanh thông tin cho mục đích đưa ra các quyết định có
hiệu quả.
BIS được coi là một cơng cụ phân tích, cung cấp tự động các đề xuất về điều kiện
kinh doanh, bán hàng, nhu cầu của khách hàng, sở thích về sản phẩm... Nó sử dụng
cơ sở dữ liệu khổng lồ (kho dữ liệu) để phân tích, sử dụng tốn học, thống kê và trí
tuệ nhân tạo, cũng như khai thác dữ liệu và xử lý phân tích trực tuyến (OLAP).
Eckerson (2010), hiểu rằng BIS phải có khả năng cung cấp các công cụ sau: báo cáo,
truy vấn người dùng cuối, bảng điều khiển/cơng cụ màn hình, cơng cụ khai thác dữ
liệu và lập kế hoạch, cơng cụ mơ hình hóa.
BIS bao gồm một tập hợp các khái niệm, phương pháp và quy trình để cải thiện các
quyết định kinh doanh, sử dụng thông tin từ nhiều nguồn và áp dụng kinh nghiệm
trong quá khứ để phát triển chính xác các hiểu biết về động thái kinh doanh (Maria,
2005). Nó tích hợp phân tích dữ liệu với các cơng cụ phân tích quyết định để cung
cấp quyền thông tin cho đúng người trong tổ chức, với mục đích nâng cao các quyết
định chiến lược và chiến thuật.
Lưnnqvist & Pirttimäki (2006) nói rằng thuật ngữ - BIS, có thể được được sử dụng
khi đề cập đến các khái niệm sau:


14

1. Thông tin, kiến thức liên quan đến tổ chức, mô tả môi trường kinh doanh, bản thân
tổ chức, các điều kiện của thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các vấn đề
kinh tế.
2. Các quy trình hệ thống và có hệ thống theo đó các tổ chức tiến hành thu thập, phân
tích và phân phối thơng tin để làm quyết định về hoạt động kinh doanh.

Một tài liệu nghiên cứu về chủ đề BIS thể hiện sự phân chia giữa các quan điểm kỹ
thuật và quản lý. Cách tiếp cận quản lý coi BIS là một quá trình trong đó dữ liệu thu
thập được từ bên trong và bên ngồi doanh nghiệp, được tích hợp để tạo ra các thơng
tin có liên quan cho q trình ra quyết định. Ở đây, vai trò của BIS là tạo ra một mơi
trường thơng tin, trong đó dữ liệu thu thập được từ Hệ thống Xử lý Giao dịch
(Transactional Processing Systems - TPS) và các nguồn bên ngồi để trích xuất kiến
thức "chiến lược" kinh doanh để hỗ trợ các quyết định phi cấu trúc của nhà quản trị.
Cách tiếp cận kỹ thuật coi BIS là một bộ công cụ hỗ trợ q trình mơ tả ở trên. Trọng
tâm khơng phải là nằm ở xử lý, nhưng đó là các cơng nghệ, thuật tốn và cơng cụ mà
cho phép tiết kiệm, phục hồi, thao tác và phân tích dữ liệu và thơng tin theo Petrini
& Pozzebon (2008).
Tuy nhiên, nhìn chung, có hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất, cốt lõi của BIS là thu
thập, phân tích và phân phối của thông tin. Thứ hai, mục tiêu của BIS là hỗ trợ q
trình ra quyết định chiến lược.
Bose (2009) cũng mơ tả quan điểm quản lý của BIS như là một quy trình để có được
thơng tin đúng đắn cho đúng người, ở đúng thời điểm, vì vậy họ có thể đưa ra các
quyết định, mà cuối cùng giúp cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp.
Quan điểm kỹ thuật về BIS thường tập trung vào quy trình hoặc các ứng dụng và
cơng nghệ để thu thập, lưu giữ và phân tích dữ liệu, cung cấp thông tin để giúp quản
lý đưa ra các quyết định kinh doanh tốt hơn. Một quan sát quan trọng khác trong quá
trình phát triển BIS là các nhà lãnh đạo hiện đang chuyển từ BIS hoạt động của quá
khứ sang phân tích BIS của tương lai, tập trung vào khách hàng, nguồn lực và khả
năng để có thể ảnh hưởng đến các quyết định mới. Họ đã triển khai một hoặc nhiều
hình thức phân tích tiên tiến để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh này. Ranjan (2008)
coi BIS là sự chuyển đổi có ý thức của dữ liệu từ “vơ hướng” vào các hình thức mới
để cung cấp thông tin theo định hướng kinh doanh và theo định hướng kết quả. Nó


15


thường bao gồm một hỗn hợp các công cụ và cơ sở dữ liệu, để cung cấp một cơ sở hạ
tầng không chỉ cung cấp giải pháp ban đầu mà cịn kết hợp khả năng thay đổi phù
hợp với tình hình kinh doanh và thị trường hiện tại.
Gần đây, Jalonen & Lonnqvist (2009) đã viết rằng BIS tạo ra các phân tích và báo
cáo về các xu hướng trong mơi trường kinh doanh và về các vấn đề nội bộ tổ chức.
Họ giải thích rằng các phân tích có thể được sản xuất một cách có hệ thống và thường
xuyên, hoặc có thể là bất thường, có liên quan đến một ngữ cảnh quyết định cụ thể.
Hai mệnh đề quan trọng phát sinh từ những định nghĩa này của BIS.
+ Thông thường các cách tiếp cận BIS được giới hạn bởi các chức năng
được hỗ trợ, bởi hệ thống hoặc các loại hệ thống.
+ BIS nhằm mục đích chủ yếu cung cấp các phân tích thơng tin có liên
quan đến quyết định để quản lý trong một tổ chức hoặc hỗ trợ các hoạt
động quản lý của họ.
Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó, Hệ thống kinh doanh thơng minh (BIS) được
hiểu như là một bộ công cụ cung cấp khả năng phân tích thơng tin để hỗ trợ và ra
quyết định trong quá trình quản lý như các báo cáo, truy vấn người dùng cuối, bảng
điều khiển/công cụ màn hình, cơng cụ khai thác dữ liệu và lập kế hoạch, cơng cụ mơ
hình hóa.
2.1.2. Tầm Quan Trọng Của Hệ Thống Kinh Doanh Thông Minh (BIS)
Theo Chen, et al.(2012) Business Intelligence System (BIS) nổi lên là một lĩnh vực
quan trọng cho các nhà nghiên cứu, nó phản ánh mức độ ảnh hưởng xoay quanh các
vấn đề liên quan đến dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp hiện tại. Chen et al. (2012)
cung cấp một cơ sở về sự phát triển, tính ứng dụng và các lĩnh vực nghiên cứu phát
triển liên quan đến BIS. Quá trình phát triển được xác định và mô tả qua 3 cấp độ là
BIS 1.0, BIS 2.0, BIS 3.0 dựa theo các đặc điểm chính từng giai đoạn. Nghiên cứu
cũng chỉ ra các thách thức và cơ hội trong quá trình nghiên cứu và giáo dục, và cũng
mô tả các tài liệu quan trọng của các nghiên cứu trước đó trong hơn một thập niên
qua các ấn bản khoa học và tài liệu có liên quan.
Thơng qua các sáng kiến BIS 1.0, các doanh nghiệp và tổ chức từ tất cả các ngành
bắt đầu có được những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu có cấu trúc được thu thập thơng



16

qua các hệ thống khác nhau trong doanh nghiệp và phân tích bằng các cơ sở dữ liệu
có sẵn trong hệ thống. Trong vài năm qua, phân tích thơng tin web, web 2.0 và khả
năng khai thác các nội dung do người sử dụng tạo ra khơng có cấu trúc đã mở ra một
kỷ nguyên mới và thú vị về nghiên cứu BIS 2.0, đưa ra được các thông tin về ý kiến
người tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng, và các cơ hội kinh doanh mới. Bây giờ,
trong kỷ nguyên dữ liệu lớn này, thậm chí trong khi BIS 2.0 vẫn đang trưởng thành,
và đang ở biên của BIS 3.0, với tất cả các thông tin liên quan mà những cơng nghệ
mới và có tiềm năng mang tính cách mạng mang lại. Chúng ta còn làm được nhiều
hơn thế.
Nghiên cứu của Chen, et al.(2012) là một nền tảng và hướng dẫn cuộc thảo luận để
kiểm tra xem IS có thể làm được như thế nào để phục vụ tốt hơn nhu cầu của các nhà
hoạch định kinh doanh trong bối cảnh các công nghệ BIS đang nổi lên, đặc biệt là dữ
liệu lớn. Dự báo được sự thiếu hụt của các nhà quản lý hiểu biết về dữ liệu và các
chun gia kinh doanh có kỹ năng phân tích sâu. Làm sao các chương trình đào tạo
có thể tiếp thị để tiếp tục thu hút được các sinh viên truyền thống, trong khi cũng cần
những chuyên viên CNTT chuyên nghiệp cần có kỹ năng phân tích mới ? Một tầm
nhìn mới cho IS có thể là cần thiết để giải quyết vấn đề này và cả các câu hỏi khác.
Bằng cách nêu bật một số ứng dụng như thương mại điện tử, thị trường thơng tin,
chính phủ điện tử, y tế, an ninh, và bằng cách lập bản đồ các khía cạnh quan trọng
của BIS hiện tại, với kiến thức cảnh quan, Chen, et al (2012) hy vọng sẽ đóng góp
trong tương lai đủ kiến thức để tăng cường các cuộc thảo luận về tầm quan trọng của
nghiên cứu học thuật này.
2.1.3. Lợi Ích Của Hệ Thống Kinh Doanh Thông Minh (BIS)
Theo Elbashir, et al. (2008), Các BIS cung cấp khả năng phân tích thơng tin để hỗ
trợ và ra quyết định trong q trình quản lý. Các cơng ty đã bắt đầu nhận ra giá trị
tiềm năng đáng kể trong tài nguyên dữ liệu và đã bắt đầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng dữ

liệu lớn. Mặc dù q trình phát triển này đang cịn tăng tốc, nhưng vẫn cịn chưa có
một phương pháp nào để đánh giá, đo lường mối quan hệ giữa hiệu suất hoạt động
của tổ chức với hiệu suất của hoạt động kinh doanh. Ln có một câu hỏi là: Lợi ích


17

đạt được của các tổ chức là gì khi sử dụng BIS. Cụ thể Elbashir, et al. (2008) sẽ trả
lời các câu hỏi:
+ Hiệu quả hoạt động ở cấp công ty khi sử dụng BIS
+ Tác động của yếu tố ngành có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hiệu suất kinh
doanh và hiệu năng của tổ chức.
Các BIS là các hệ thống thông tin chiến lược mà các tổ chức triển khai nhằm cải thiện
quyết định tạo ra và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để các tổ chức đạt được những ưu
điểm này, các BIS cần được tích hợp hiệu quả vào quản lý và vận hành. Do đó, hiệu
quả hoạt động của các hệ thống BI có thể được xem trên ít nhất hai cấp độ: (1) nâng
cao hiệu quả và hiệu quả về cơ cấu tổ chức và quy trình kinh doanh, tức là "chiến
lược nội bộ", và (2) vượt trội hơn các các tổ chức trong ngành, tức là "chiến lược cạnh
tranh".
Các định nghĩa mà Elbashir, et al. (2008) cung cấp:
Nâng cao hiệu quả quá trình kinh doanh là các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh như tối ưu chi phí, nâng cao năng suất, bao gồm các hoạt động
liên quan đến lợi ích được phát sinh khi tổ chức sử dụng BIS để hỗ trợ trong các chuỗi
giá trị khác nhau.
Hiệu quả của tổ chức là kết quả của kết hợp hiệu suất hoạt động của toàn bộ tổ chức.
Số liệu để sử dụng đo lường (như ROI, tăng trưởng doanh thu…) thể hiện các mục
tiêu của tổ chức và là lợi thế trong các mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh.
Kết quả cho thấy một mối quan hệ tích cực và quan trọng giữa hiệu suất quy trình
kinh doanh và hiệu suất của tổ chức, có 53% sự thay đổi trong hiệu suất tổ chức được
giải thích bởi các lợi ích từ q trình kinh doanh của các hệ thống BI.

Elbashir, et al.(2008) cũng so sánh mối quan hệ này trong hai nhóm ngành là dịch vụ
và phi dịch vụ. Kết quả Elbashir, et al.(2008) xác nhận có một mối quan hệ đáng kể
giữa hiệu suất quy trình kinh doanh và hiệu suất tổ chức cho cả hai lĩnh vực dịch vụ
và phi dịch vụ. Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng kể giữa ngành dịch vụ và các
ngành phi dịch vụ, mối quan hệ sau mạnh hơn đáng kể giữa hiệu suất của quy trình
kinh doanh và hiệu năng cấp tổ chức. Khu vực phi dịch vụ dường như có thể chuyển
đổi các lợi ích quy trình kinh doanh hiệu quả hơn cho cải tiến hiệu suất của tổ chức.


18

2.1.4. Lý Thuyết Về Ý Định Trong Hành Vi Người Dùng
Theo Ajzen (1991): “các ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố tạo động
lực ảnh hưởng đến hành vi, chúng là những dấu hiệu cho thấy cách mọi người đã cố
gắng như thế nào để sẵn sàng thử và đã nỗ lực có kế hoạch như thế nào để thực hiện
hành vi đó”. Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong
tương lai. Nó là một yếu tố tạo động lực, thúc đẩy một cá nhân sẵn sàng thực hiện
hành vi, là động lực của con người trong chính ý nghĩ thực hiện hành vi của họ.
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen & Fishbein
(1975) xây dựng từ cuối thập niên 60 của thế kỷ XX và được hiệu chỉnh mở rộng
trong thập niên 70 là một trong những lý thuyết quan trọng nhất về nghiên cứu ý định
hành vi. Lý thuyết này chỉ ra rằng ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất để dự đoán
hành vi tiêu dùng. Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ và chuẩn chủ
quan. Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thơng qua những người có liên
quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…); những người này
thích hay khơng thích họ mua. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu
hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc: (1) mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc
mua của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn
của những người có ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan
đến xu hướng hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm

theo những người có liên quan là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan. Mức
độ thân thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thì sự
ảnh hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ. Niềm tin của người tiêu dùng
vào những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị ảnh
hưởng càng lớn. Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những người này
với những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động
hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo
hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành
vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định
nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó. Xu hướng
hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là


19

đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng xã
hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay khơng thực hiện
hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour)
được Ajzen (1991) xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm sốt hành vi cảm
nhận vào mơ hình TRA. Thành phần kiểm sốt hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ
dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các
nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm
soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự
chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm sốt của mình, thì kiểm sốt hành vi cịn
dự báo cả hành vi.
Davis (1985) đưa ra mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM (Technology Acceptance
Model) để giải thích các yếu tố ảnh hưởng sự chấp nhận công nghệ và hành vi người
sử dụng công nghệ. Mơ hình TAM khảo sát mối liên hệ và ảnh hưởng của các yếu tố
nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích đến thái độ, từ đó ảnh hưởng đến ý

định và hành vi trong việc chấp nhận công nghệ thông tin của người sử dụng. Ý định
được xem là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi sử dụng cơng nghệ trong mơ hình TAM.
Nghiên cứu của Zhang, et al. (2012) cũng khẳng định ý định sử dụng là một khái
niệm rất quan trọng trong nghiên cứu hành vi tiêu dùng và cũng là yếu tố quan trọng
nhất quyết định hành vi tiêu dùng thực tế. Do đó, nghiên cứu này tập trung xem xét
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống BIS trong tổ chức doanh nghiệp
tại Việt Nam.
2.2. Tổng Quan Khái Niệm Nghiên Cứu Và Đề Xuất Mơ Hình.
2.2.1. Tổng Quan Khái Niệm Nghiên Cứu
2.2.1.1. Các Yếu Tố Về Công Nghệ.
Lý thuyết sự phổ biến đổi mới (Diffusion of Innovation Theory - DOI) (Rogers
Everett, 1995) là cơ sở lý luận của nhiều nghiên cứu chấp nhận sự đổi mới trong nhiều
lĩnh vực như xã hội học, truyền thông, tiếp thị, giáo dục … Theo Jeyaraj et al., 2006,
DOI là một trong những lý thuyết phổ biến được sử dụng để kiểm tra việc áp dụng
đổi mới công nghệ thông tin trong hai thập kỷ qua. DOI lập luận rằng các đặc điểm


20

đổi mới, chẳng hạn như lợi thế so sánh, tính tương thích, độ phức tạp, khả năng thử
nghiệm và khả năng quan sát ảnh hưởng đến quyết định của một cá nhân khi chấp
nhận hoặc từ chối một giải pháp IT mới (Rogers Everett, 1995). Một phân tích của
Tornatzky & Klein (1982) đã xác định các đặc tính đổi mới khác như: chi phí, khả
năng truyền tải, lợi nhuận và sự chấp thuận xã hội. Moore & Benbasat (1991) đã gợi
ý rằng đó là một lý thuyết hữu ích để nghiên cứu một loạt các sáng kiến về IT. Nhiều
nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết DOI để nghiên cứu tác động của các đặc tính đổi
mới IT đối với việc cá nhân có chấp nhận sự đổi mới về hệ thống thông tin hay không
(Jeyaraj, et al.2006).
Nghiên cứu của Tornatzky & Klein (1982) cho thấy các yếu tố khả năng tương thích,
lợi thế so sánh và sự phức tạp ln được tìm thấy là có ý nghĩa trong các nghiên cứu

trước đây mà họ đã xem xét. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào ba đặc điểm đổi
mới này. Jeyaraj, et al. 2006 cũng nhận định ba thuộc tính này ln được xác định là
yếu tố chấp nhận quan trọng trong các nghiên cứu về hệ thống thông tin, mặc dù tính
tương thích và lợi thế so sánh của hệ thống sẽ tác động tích cực đến ý định chấp nhận
sự đổi mới, cịn sự phức tạp thì lại tác động tiêu cực.
Lợi thế so sánh được định nghĩa là sự cảm nhận tốt hơn về ý tưởng mà nó thay thế
(Rogers Everett, 1995), lợi thế so sánh là so sánh về nhận thức hữu ích trong mơ hình
chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) và thường được sử dụng
trong các nghiên cứu trước đây. Một nghiên cứu của Agarwal & Prasad (1998) cho
thấy lợi thế của sự đổi mới hoặc thay thế sản phẩm hoặc quy trình hiện có tác động
tích cực đến sự chấp nhận sử dụng hệ thống thông tin. Trong bối cảnh của BIS,
Ramamurthy et al.,(2008) kiểm tra các yếu tố chính quyết định đến việc sử dụng kho
dữ liệu (Data Warehouse - DW) và lợi thế so sánh có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến
việc chấp nhận sử dụng kho dữ liệu.
BIS mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng bao gồm việc cải thiện thời gian và
chất lượng quá trình ra quyết định, làm cho quá trình cung cấp thông tin đúng và kịp
thời, cho phép dự báo, sắp xếp các hoạt động, giảm lãng phí nguồn lực, lao động, chi
phí tồn kho và nâng cao sự hài lịng KH (Elbashir et al., 2008; Yeoh & Koronios,
2010). Vì thế tác giả hi vọng nếu người sử dụng ý thức được các lợi ích đó, sẽ sẵn
sàng chấp nhận sử dụng BIS. Điều này dẫn đến giả thuyết đầu tiên.


21

Giả thiết H1: Lợi thế so sánh có ý nghĩa quan trọng tác động tích cực đến ý
định sử dụng BIS.
Tính phức tạp được định nghĩa là mức độ hiểu biết khi sử dụng và tìm hiểu hệ thống,
sự phức tạp trong quá trình đổi mới được coi là tiêu cực trong quá trình đổi mới
(Rogers Everett, 1995). Tương tự, tính phức tạp được định nghĩa là khái niệm dễ sử
dụng trong mơ hình TAM. Những sự thay đổi phức tạp được coi là có khả năng làm

q trình chấp nhận và sử dụng sẽ thấp hơn bởi những người sử dụng tiềm năng.
Mặc dù, ngày này các BIS thân thiện nhưng chúng đôi khi vẫn quá phức tạp và khó
sử dụng, nó địi hỏi nhiều thời gian để đào tạo trước khi bắt đầu sử dụng hệ thống.
Theo một nghiên cứu của tạp chí Gartner (Sallam et al, 2011), chưa đến 30% những
người được cấp quyền vào BIS thực sự sử dụng cơng cụ này do khó khăn trong việc
thao tác, sự dụng hệ thống. Báo cáo của Sallam et al.,(2011), cũng chỉ ra rằng việc dễ
dàng sử dụng là động lực số một trong việc mua các BIS và thức đẩy các nhu cầu
trong tương lai. Việc dễ dàng sử dụng đơi khi cịn vượt qua các tiêu chi về chức năng
của BIS trong việc triển khai hệ thống, các hệ thống phải trực quan, dễ dàng sử dụng
và không cần quá nhiều kỹ năng về công nghệ thơng tin, do đó, sự dễ dàng có thể sẽ
làm tăng ý định của cá nhân sử dụng BIS. Điều này dẫn đến giả thiết thứ hai.
Giả thiết H2: Dễ sử dụng có tác động tích cực đến ý định sử dụng BIS.
Tính tương thích được định nghĩa là mức độ nhận thức phù hợp với các giá trị hiện
tại, kinh nghiệm và nhu cầu của các hệ thống tiềm năng (Rogers Everett, 1995).
Moore & Benbasat (1991), khẳng định khả năng tương thích là một yếu tố tốt để dự
báo về hành vi sử dụng cơng nghệ. Ngồi ra, Premkumar & Ramamurthy (1995) đã
báo cáo trong nghiên cứu của họ rằng sự khơng tương thích của cơng nghệ hiện có
với các quy trình làm việc hiện tại làm giảm khả năng chấp nhận sử dụng cơng nghệ
mới. Tính khơng tương thích địi hỏi một lượng cơng việc lớn để thay đổi mà thường
quá trình học tập cũng dài. Kết quả là, một cá nhân có thể nhận thức được cơng nghệ
là khơng hữu ích với họ. Mặt khác, anh hoặc cơ ấy có thể nhận ra sự hữu dụng của hệ
thống mới nếu công nghệ được cho là phù hợp với thực tiễn làm việc hiện tại của họ.
Tương tự như vậy, người ta hy vọng sự tương thích giữa ứng dụng BI với các ứng
dụng của công ty thông qua các giá trị và môi trường làm việc hiện tại của người sử
dụng sẽ càng được người sử dụng chấp nhận. Điều này dẫn đến giả thuyết thứ ba.


22

Giả thiết H3: Khả năng tương thích sẽ có tác động tích cực đáng kể đến ý định

áp dụng ứng dụng BI
2.2.1.2. Yếu Tố Động Lực Cá Nhân.
Các yếu tố cá nhân (bao gồm cả động lực, phong cách nhận thức, nhân cách, giới
tính, giáo dục) có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng BIS của một cá nhân.
Dựa trên các lý thuyết của Deci & Ryan (2000); Vallerand (1997), đề tài chia các yếu
tố liên quan đến sự khác biệt động lực cá nhân thành hai loại là: động lực bên trong
nội tại và động lực bên ngoài. Lý thuyết về động lực đã được thường xuyên sử dụng
trong các nghiên cứu về công nghệ thông tin (Davis et al., 1992). Lý thuyết động lực
cho thấy rằng hành vi cá nhân được xác định bởi hai loại động lực cơ bản: động lực
bên ngoài và động lực bên trong. Động lực bên ngoài đề cập đến việc thực hiện một
hoạt động, nó được coi là cơng cụ để đạt được các kết quả có giá trị cho chính bản
thân hoạt động đó, chẳng hạn như cải thiện việc làm, trả tiền. Động lực nội tại đề cập
đến việc thực hiện một hoạt động khơng có sự tác động rõ ràng ngồi tiến trình thực
hiện hoạt động này (Davis et al., 1992).
Trong bối cảnh ý định sử dụng một cơng nghệ mới, động lực bên ngồi nhấn mạnh
đến lợi ích của việc sử dụng cơng nghệ mới, nó là một yếu tố mang tính chất thực
dụng khi áp dụng công nghệ mới (Wakefield & Whitten, 2006). Các ứng dụng BIS có
thể được coi là cơng nghệ thực dụng nhằm mục đích cung cấp các giá trị cụ thể cho
người dùng, chẳng hạn như nâng cao hiệu quả công việc … Vì vậy, tác giả đề xuất
giả thuyết.
Giả thiết H4: động lực bên ngồi tác động tích cực đáng kể đến ý định sử dụng
BIS của người dùng
Mặt khác, động lực nội tại nhấn mạnh tầm quan trọng của một cơng việc có thú vị
hay khơng (Davis et al., 1992). Bổ sung với động lực bên ngoài, động lực nội tại là
một yếu tố quan trọng trong việc cá nhân có ý định chấp nhận sử dụng cơng nghệ mới
(Venkatesh, 1999). Giống như các công nghệ khác, nếu một cá nhân cảm thấy sử dụng
BIS thú vị, người đó sẽ sẵn sàng chấp nhận sử dụng BIS cao hơn. Vì vậy, tác giả đề
ra giả thiết.
Giả thiết H5: Động lực bên trong sẽ có ý nghĩa quan trọng tác động tích cực
đến ý định sử dụng BIS



23

2.2.1.3. Tâm Lý Đám Đông.
Tâm lý đám đông hoặc hiệu ứng lan truyền thông tin đối với sự chấp nhận sử dụng
công nghệ mới được thừa nhận rộng rãi (Taylor & Todd, 1995; Venkatesh & Morris,
2000). Các nghiên cứu trước cho thấy rằng mức độ mà những người khác xung quanh
nói về việc sử dụng cơng nghệ mang lại giá trị tích cực đã có ảnh hưởng tích cực đến
hành vi chấp nhận công nghệ của một cá nhân. Tâm lý đám đơng đã được tìm thấy
xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau (Lewis et al., 2003), bao gồm cả đồng nghiệp,
cấp trên và bạn bè. Trong các tổ chức, đồng nghiệp và cấp trên có ảnh hưởng nhất
trong việc xác định hành vi chấp nhận công nghệ (Schmitz & Fulk, 1991). Vì vậy,
nếu đồng nghiệp và (hoặc) cấp trên nhận thức được rằng ứng dụng BI là hữu ích, thì
một cá nhân sẵn sàng chấp nhận hệ thống BI hơn. Do vậy, tác giả đề xuất giả thuyết
sau.
Giả thiết H6: Tâm lý đám đông từ sự tham chiếu của đồng nghiệp & cấp trên
có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng BIS
2.2.1.4. Yếu Tố Về Hạn Chế Môi Trường Doanh Nghiệp.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những ràng buộc về hoàn cảnh là những yếu tố
quyết định quan trọng của ý định sử dụng công nghệ (Venkatesh et al., 2000). Thông
thường, khái niệm các ràng buộc hoàn cảnh đã được kiểm tra bằng cách sử dụng các
cấu trúc kiểm soát hành vi nhận thức trong lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch
(Morris et al., 2005). Theo lý thuyết về hành vi dự kiến của Ajzen (1991), việc có
hoặc khơng có các kỹ năng cần thiết, các nguồn lực cần thiết để thực hiện một hành
vi có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hành vi đó. Trong bối cảnh cơng nghệ,
các cá nhân có thể khơng sẵn lịng chấp nhận một công nghệ nếu họ tin rằng họ khơng
có kỹ năng hoặc nguồn lực cần thiết để sử dụng cơng nghệ đó (Venkatesh et al., 2000).
Khó khăn về hoàn cảnh đã được nghiên cứu rộng rãi trong các tài liệu trước đó. Ngồi
các kỹ năng và nguồn lực cần thiết, tài liệu đào tạo trong một tổ chức có thể được

xem như là một hạn chế về hồn cảnh có thể ảnh hưởng đến hành vi (Egan et al.,
2004). Nếu một tổ chức khuyến khích nhân viên học tập và phát triển, nhân viên sẵn
sàng học hỏi những điều mới hơn và áp dụng chúng vào công việc của họ (Noe &
Schmitt, 1986). Vì vậy, đề xuất giả thuyết sau:


×