Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.51 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>


<b>1. </b> <b>Tính cấp thiết của đề tài </b>


Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
ln là một nội dung giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Qua thực tế nước CHDCND Lào đã chứng minh, xuất khẩu hàng hóa là một
cơng cụ hữu dụng nhất nhằm hội nhập và tận dụng những cơ hội trong quá trình hội nhập để
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) là quốc
gia nằm ở trung tâm của bán đảo Đơng Dương, có biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc,
chiều dài đường biên là 505 km, phía Nam giáp với Campuchia, chiều dài là 535 km, phía
Đông giáp với Việt Nam, chiều dài là 2.069 km, phía Tây Nam giáp với Thái Lan, chiều dài
là 1.835 km và phía Tây Bắc giáp với Myanma, chiều dài là 236 km. Lào là một nước có
quy mô dân số nhỏ với hơn 6 triệu người, trong đó hơn 70% dân cư sinh sống bằng nghề
nơng. Diện tích tự nhiên của Lào là 236.800 km2


gồm 16 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn.


Sau 36 năm xây dựng và phát triển đất nước kể từ ngày giải phóng (1975), nền kinh tế
Lào đã có những chuyển biến đáng kể, trong đó hoạt động xuất khẩu đóng vai trị rất quan
trọng. Nhà nước đã thực hiện mở cửa nền kinh tế bằng chiến lược hướng mạnh về xuất
khẩu (XK), nhờ đó xuất khẩu hàng hóa ở Lào trong thời gian qua đã đạt những kết quả
quan trọng, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày một tăng.


Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa chưa tương xứng với
tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người của CHDCND Lào do vẫn cịn
khơng ít những tồn tại về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng, công nghệ sản
xuất hàng xuất khẩu và chiến lược marketing sản phẩm,... đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện
để nâng cao kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu nhằm khai thác tốt hơn những lợi thế so sánh
của đất nước cũng như tăng cường sự đóng góp của thương mại vào việc phát triển kinh tế
trong thời gian tới.



<i><b>Từ những lý do nêu trên, NCS chọn đề tài“Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ở nước </b></i>
<i><b>Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài </b></i>
luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.


<b>2. </b> <b>Tổng quan những chƣơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án </b>


 <b>Các cơng trình nghiên cứu về lợi thế trong quan hệ kinh tế quốc tế </b>


+ Cuốn: “Kinh tế học quốc tế và chính sách” của Paul Krugman – Maurice Obstfeld
nghiên cứu và phân tích những cái lợi thu được từ thương mại, mơ thức thương mại, sự
phối hợp chính sách trên phạm vi quốc tế cũng như những vấn đề nảy sinh từ những khó
khăn đặc biệt trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia có chủ quyền.


+ Cuốn giáo trình: “Thương mại quốc tế” của TS Trần Văn Hoè – PGS.TS Nguyễn Văn
Tuấn trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản liên quan đến thương mại quốc tế như:
những khái quát về thương mại quốc tế, các vấn đề lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại, sử
dụng các mơ hình minh hoạ để vấn đề nghiên cứu trở nên rõ ràng hơn. Và một vài tài liệu
tham khảo khác như cuốn “Của cải của các dân tộc” của Adam Smith, cuốn “Lịch sử tư tương
kinh tế”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1996 Tập 1, cuốn “Lý thuyết về lợi thế so sánh: sự
vận dụng trong chính sách trong công nghiệp và thương mại của Nhật Bản 1955 – 1999”,
Trần Quang Minh, Nxb Khoa học Xã hội 2000 cuốn “Kinh tế đối ngoại, những nguyên lý và
vận dụng tại Việt Nam”của TS Hà Thị Ngọc Oanh…


 <b>Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến lợi thế trong xuất khẩu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hội nhập kinh tế quốc tế”, Sách tham khảo của Bùi Xuân Lưu (2004), tác phẩm “Tác động
của hội nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản ở Việt Nam:
qua nghiên cứu chè, cà phê, điều”, Nxb Lý luận chính trị.



+ Đánh giá thực trạng các giải pháp tác động đến nâng cao giá trị gia tăng hàng hố
nơng sản xuất khẩu của Việt Nam có các tác phẩm như: “Giá trị gia tăng hàng nông sản
xuất nhập của Việt Nam” GS. Lương Xuân Quỳ và Lê Đình Thắng chủ biên.


+ Phân tích thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam thời gian qua có Luận án tiến sĩ của Lê Hữu Thành (Học viện CT – HCQG Hồ Chí
Minh 2009: “Sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam trong điều
kiện tự do hoá thương mại”; Nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất khẩu của các ngành
hàng nói chung có “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam”, báo cáo khoa học về
“Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh
và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới: cà phê, gạo, cao su, chè,
điều” (2001), của Bộ NN&PTNT, do TS. Nguyễn Đình Long làm chủ nhiệm đề tài, “Phát
huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện
nay”, PGS. TS Võ Văn Đức - Nxb CTQG 2004 hay “Phát huy lợi thế nâng cao khả năng
cạnh tranh nơng sản xuất khẩu Việt Nam” TS. Nguyễn Đình Long, TS. Nguyễn Tiến Mạnh
và Nguyễn Võ Định chủ biên, nghiên cứu về tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt
Nam có “Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam” tác giả Đinh Văn Thành
(chủ biên).


 <b>Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề thƣơng mại quốc tế của </b>
<b>CHDCN Lào </b>


* Các cơng trình về chủ trương, đường lối (giai đoạn 2001-2005, 2010 và đến năm 2020):
+ Chiến lược phát triển thương mại nội địa của CHDCN Lào.


+ Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và hợp tác quốc tế CHDCN Lào.


+ Chiến lược thương mại biên giới, chiến lược dịch vụ tạm nhập tái xuất.
+ Chiến lược phát triển khu thương mại tự do.



* Các cơng trình dưới dạng sản phẩm khoa học:


+ Năm 2003, Luận án Tiến sỹ của Chăm Seng Phim Ma Vông với đề tài “Đổi mới quản
lý Nhà nước về thương mại ở CHDCND Lào” Học viện CTQG Hồ Chí Minh, có đề cập đến
các nhân tố của chính sách thương mại. Tuy nhiên đề tài chỉ nhằm đổi mới quản lý Nhà
nước về thương mại, mà chưa phân tích sâu về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.


+ Luận án Tiến sỹ Bounna Hanexing Xay, với đề tài “Hồn thiện chính sách quan lý của Nhà
nước về thương mại của nước CHDCND Lào đến năm 2020”, Đại học KTQD- 2010.


+ Luận án TS. Phongtisouk Siphomthaviboun, đề tài “Hồn thiện chính sách thương mại
quốc tế của CHDCND Lào đến năm 2020”, Đại học KTQD. Luận án đề xuất các quan điểm
và một số giải pháp hồn thiện chính sách TMQT của Lào trong thời gian tới.


Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy
đủ và cập nhật về vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ở nước CHDCND Lào trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.


<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án </b>
* Mục đích nghiên cứu của luận án:


Thứ nhất, làm rõ những tiêu chí định tính và định lượng, cũng như những nhân tố kinh
tế và xã hội tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở nước CHDCND Lào trong q
trình hội nhập KTQT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

chế.


Thứ ba, đề xuất các quan điểm và kiến nghị các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa ở nước CHDCND Lào trong q trình hội nhập KTQT sắp tới.



* Nhiệm vụ nghiên cứu:


+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về các lý thuyết trong thương mại quốc tế. Chỉ rõ
những tiêu chí đánh giá cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hố ở CHDCND Lào.


+ Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở CHDCND Lào giai đoạn 2001-
2010, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động
xuất khẩu hàng hoá ở CHDCND Lào.


+ Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở
CHDCND Lào trong những năm sắp tới.


<b>4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>


 <b>Đối tượng nghiên cứu </b>


Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở nước CHDCND
Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


 Phạm vi nghiên cứu


Luận án tập trung phân tích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Lào như cà phê, dệt
may, điên lực, khoáng sản…giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm
2020. Từ đó đề xuất những giải pháp dưới giác độ kinh tế chính trị, khơng đề cập các giải
pháp kỹ thuật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.


<b>5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án </b>


Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương pháp phổ biến


trong nghiên cứu của kinh tế chính trị như:


+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, phương
pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê.


+ Ngồi ra, luận án cịn chú ý sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thống,
phương pháp chuyên gia để tìm hiểu một số vấn đề trong quá trình đánh giá thực trạng và
dự báo xu hướng phát triển của xuất khẩu hàng hóa ở nước CHDCDN Lào.


<b>6. Những đóng góp mới của luận án </b>


Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, qua
đó làm nổi bật được vai trị và tầm quan trọng của xuất khẩu hàng hóa trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt đối với các nước còn kém phát triển như Lào.


Hai là, đề ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, thể hiện cả về
mặt định tính và định lượng, chỉ ra được các nhân tố tác động đến việc đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hố ở CHDCND Lào.


Ba là, phân tích được kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một số nước và vùng
lãnh thổ có điều kiện tương đồng với Lào, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm tham
khảo, vận dụng trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ở CHDCND Lào.


Bốn là, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở CHDCND
Lào giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở
CHDCND Lào những năm vừa qua.


Năm là, đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển thị trường xuất khẩu của thế giới
và Lào trong thời gian sắp tới.



<b>7. Bố cục của luận án </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

chương:


<b>Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về đẩy mạnh xuất khẩu hàng </b>
hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


<b>Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân </b>
dân Lào giai đoạn 2001-2010.


<b>Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ở </b>
nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020.


<b>Chƣơng 1 </b>


<b>NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ </b>
<b>ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG QUÁ TRÌNH </b>


<b>HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ </b>


<b>1.1. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT </b>
<b>KHẨU HÀNG HOÁ </b>


<b>1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế - xu thế tất yếu khách quan </b>


Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ
cả chiều rộng và chiều sâu, phạm vi tác động của nó hết sức rộng lớn, tạo nên những
chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, theo đó trên
thế giới đã ra đời hàng loạt các tổ chức liên kết thương mại toàn cầu, khu vực, liên khu


vực, tiểu vùng…


Hiện nay HNKTQT là xu thế tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế của tất
cả các quốc gia trên thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng
quan hệ, tiếp cận với các phương thức quản lý tiên tiến, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ
và tham gia vào cuộc cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trên thế
giới, cũng như sẽ tạo một áp lực buộc các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành đổi mới,
xoá bỏ tư tưởng ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.


* Những tác động tích cực


Thứ nhất, HNKTQT sẽ thúc đẩy nhanh, mạnh sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản
xuất mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.


Thứ hai, Tạo điều kiện để các quốc gia hiện đại hoá nền kinh tế.


Thứ ba, HNKTQT tác động làm cho cơ cấu kinh tế các quốc gia tham gia hội nhập thay
đổi theo hướng ngày càng hợp lý.


Thứ tư, HNKTQT tạo ra sự liên kết, từng bước giảm sự cách biệt về trình độ phát triển
kinh tế giữa các quốc gia.


Thứ năm, thúc đẩy cải cách kinh tế và hợp tác phát triển, góp phần nâng cao năng lực, vị
trí, vai trị của Nhà nước trong nền kinh tế quốc gia và trường quốc tế.


Thứ sáu, ngồi ra HNKTQT cịn giúp chính phủ các nước điều tiết các mục tiêu kinh tế
vĩ mô như: giải quyết nhu cầu làm việc, giảm thất nghiệp, ổn định cán cân thương mại, cán
cân thanh toán…



* Những tác dộng tiêu cực và khó khăn, thách thức đặt ra


Thứ nhất, nền kinh tế dễ bị rủi ro và tổn thương trước những biến động thường xuyên và
“lây lan” của kinh tế khu vực và toàn cầu.


Thứ hai, tham gia HNKTQT là chấp nhận sự cạnh tranh quốc tế quyết liệt về hàng hoá
và dịch vụ.


Thứ ba, HNKTQT chứa đựng khả năng phát triển không bền vững .


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

doạ, áp đặt, quyền lực nhà nước bị xói mịn do sự xuất hiện, bành trướng của quyền lực đa
phương, hỗn hợp qua các định chế, tổ chức KTQT, khu vực, các nước lớn...


Thứ năm, những tác động tiêu cực về các vấn đề chính trị xã hội khác như độc lập, chủ
quyền quốc gia, nền văn hố dân tộc có nguy cơ bị gặm nhấm, bị đồng hố bởi văn hố
bên ngồi và các tiêu cực xã hội khác như buôn lậu, ma tuý…


<b>1.1.2. Các lý thuyết cơ bản về thƣơng mại quốc tế [01],[09][12],[13] </b>


* Khái niệm: Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông
qua mua bán vượt ra khỏi phạm vi quốc gia. Việc trao đổi đó là một hình thức của các mối
quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất
hàng hóa riêng biệt của các quốc gia.


1.1.2.1 Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương


1.1.2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
1.1.2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
1.1.2.4. Mơ hình của Hecksher-Ohlin



1.1.2.5. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về thương mại quốc tế
1.1.2.6. Lý thuyết của Samuelson


1.1.2.7. Lý thuyết lợi thế của Mill


<b>1.1.3. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong quá trình hội nhập kinh tế </b>
<b>quốc tế </b>


<i><b>1.1.3.1. Một số vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá </b></i>
* Bản chất của xuất khẩu hàng hóa


Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm
phương tiện thanh toán. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương,
hình thức cơ bản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, cho đến
nay nó đã phát triển ở trình độ ngày càng cao và được thể hiện thơng qua nhiều hình thức
tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.


* Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập


Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngồi. Do đó sẽ dẫn đến
những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần
phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngồi để đưa ra
những hàng hóa phù hợp.


Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị
trường kinh doanh trong nước.


Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp đồng
xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả.



Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận chuyển,
ký kết hợp đồng. . .đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.


* Các hình thức xuất khẩu hàng hóa: Xuất khẩu trực tiếp; Xuất khẩu uỷ thác; Xuất khẩu
hàng đổi hàng; Tạm nhập tái xuất; Sở giao dịch hàng hóa.


<i><b> 1.1.3.2. Vai trị của xuất khẩu hàng hóa trong q trình hội nhập KTQT </b></i>
<b>a) Đối với nền kinh tế quốc dân </b>


Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ cơng nghiệp
hóa-hiện đại hóa đất nước.


Thứ hai, xuất khẩu khai thác lợi thế so sánh trong cạnh tranh, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và phát triển sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
<b> b) Đối với doanh nghiệp </b>


Thứ nhất, thơng qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia vào
các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng.


Thứ hai, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tao ra
thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng.


Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ
kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở cả hai bên đều có lợi.


Thứ tư, xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp,
cũng như mở rộng mạng lưới phân phối và mở rộng địa bàn kinh doanh.



<i><b>1.1.3.3. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong q trình hội nhập KTQT </b></i>


- Khi xuất khẩu được nhiều hàng hóa, dịch vụ sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động.


- Đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa chính là con đường để các doanh nghiệp trong
nước vươn ra thị trường thế giới, cọ xát với doanh nghiệp quốc tế, tạo dựng được vị thế và
những thương hiệu ở tầm quốc tế.


- Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có tính đặc thù của quốc gia tạo cơ hội sử dụng
một cách hiệu quả nguồn lực của quốc gia.


- Thơng qua q trình xuất khẩu, cơ quan quản lý nhà nước sẽ dần dần điều chỉnh chính
sách, sử dụng công cụ kinh tế và phi kinh tế, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
nhà nước.


- Đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa là cơ sở cần thiết đề cân bằng cầu thương mại, cầu
thanh tốn, từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô cho đất nước.


- Thông qua xuất khẩu hàng hóa bạn bè quốc tế hiểu biết chúng ta hơn và do đó tạo
dựng được hình ảnh tốt đẹp trong lịng bạn bè thế giới.


<b>1.2. MỘT SỐ TIÊU CHÍ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU </b>
<b>HÀNG HỐ TRONG Q TRÌNH HNKTQT </b>


<b>1.2.1. Một số tiêu chí đánh giá việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa </b>
<i><b>1.2.1.1. Tiêu chí về phát triển thị trường </b></i>


<b>a) Thị phần hàng hóa xuất khẩu trên thị trƣờng </b>



Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn nhất sự phát triển thị trường. Nhưng không phải khi
nào cũng xác định được, do rất khó biết được thơng tin chính xác về lượng tiêu thụ của các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường.


Các chỉ tiêu này được xác định cho thời điểm cần xem xét và so sánh với thời điểm gốc để xác
định tốc độ phát triển của thị truờng vào các khu vực của nước CHDCND Lào.


<b>b) Quy mô và tốc độ tăng trƣởng thị trƣờng xuất khẩu </b>


Quy mơ của thị trường hàng hóa xuất khẩu phản ảnh qua quy mô số lượng khách hàng,
số lượng các hợp đồng ngoại thương về nhập khẩu các mặt hàng trên thị trường.


Tốc độ tăng trưởng của thị trường xuất khẩu phản ánh mức độ phát triển và mở rộng thị
trường xuất khẩu trong những khoảng thời gian nhất định.


<b>c) Sức hấp dẫn của thị trƣờng </b>


Sức hấp dẫn của thị trường phản ánh khả năng sinh lời của thị trường. Có 5 yếu tố ảnh
hưởng đến mức hộ hấp dẫn nội tại về lợi nhuận lâu dài của một thị trường :


Một là, số lượng doanh nghiệp trong một ngành;
Hai là, số lượng các đối thủ tiềm ẩn;


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Năm là, mối đe dọa về những sản phẩm thay thế.
<b>d) Mức độ tập trung hay phân tán của thị trƣờng </b>


Có thể sử dụng chỉ tiêu phần ngân sách của Lào, được phân bổ cho các khu vực thị
trường khác nhau.


<b>e) Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu </b>



- Doanh thu xuất khẩu = khối lượng hàng hóa xuất khẩu x giá xuất khẩu


- Doanh thu tăng thể hiện sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, điều đó thực sự có
hiệu quả hay khơng cịn phải được phản ánh qua chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.


<i><b>1.2.1.2. Tiêu chí về nguồn hàng xuất khẩu </b></i>
* Nguồn hàng cho xuất khẩu


Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa của một cơng ty, một địa phương, một vùng
hoặc tồn bộ nền kinh tế có khả năng và bảo đảm điều kiện xuất khẩu.


Các nguồn hàng cho XK của DN có thể phân loại dựa trên các tiêu thức sau: Theo khối
lượng hàng hóa mua được; Theo nơi sản xuất ra hàng hóa; Theo điều kiện địa lý; Theo
mối quan hệ kinh doanh.


Ngồi ra cịn có thể phân loại theo một số tiêu thức như: chất lượng hàng hóa; thời gian;
theo sự tín nhiệm...


<i><b>1.2.1.3. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế đối với xuất khẩu hàng hoá </b></i>


Hiệu quả kinh tế của bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng được biểu hiện ở mối tương
quan giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất đã bỏ ra.


Khi xác định hiệu quả của hoạt động XK, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu lợi nhuận của xuất khẩu. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.


+ Chỉ tiêu so sánh giá xuất khẩu so với giá quốc tế.



+ Chỉ tiêu so sánh doanh thu xuất khẩu tính ra đồng nội tệ theo tỷ giá hiện hành
Ngồi ra, cịn phải quan tâm đến các chỉ tiêu thuộc về lĩnh vực nhập khẩu như:


+ Chỉ tiêu so sánh doanh thu bán hàng nhập khẩu ở trong nước với chi phí nhập khẩu
tính ra đồng nội tệ theo tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Nhà nước của từng mặt hàng, từng
nhóm hàng, của từng chuyến hàng, hay của từng thời kỳ xuất khẩu.


+ Chỉ tiêu so sánh giá cả nhập khẩu của từng mặt hàng, nhóm hàng giữa các khu vực thị
trường và các thương nhân khác nhau.


<i><b>1.2.1.4. Tiêu chí về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu </b></i>


Khi nói đến năng lực cạnh tranh sản phẩm nghĩa là so sánh các tiêu chí về chi phí, giá
cả, chất lượng sản phẩm của một nhà sản xuất ở một nước so với một nhà sản xuất ở một
nước khác.


<b>1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa </b>
<i><b>1.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa xuất khẩu </b></i>
a) Chính sách tỷ giá và các địn bẩy.


b) Chính sách cân đối thanh tốn và thương mại.


c) Chính sách giá sản phẩm phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu.


d) Chính sách đầu tư, tín dụng thương mại tạo điều kiện phát triển sản xuất HHXK.
e) Nghiên cứu, triển khai và tăng năng suất trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
f) Chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ chế biến hàng hóa XK.
<i><b>1.2.2.2. Các nhân tố thuộc về thị trường hàng hóa xuất khẩu </b></i>


- Quan hệ hợp tác thương mại với các nước, các thị trường khu vực và quốc tế phải gắn


với xuất khẩu hàng hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Khai thác hình thức hàng trả nợ nước ngoài bằng những mặt hàng chủ lực.
- Vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại Lào.


- Công tác thu thập, xử lý thông tin, dự báo về khả năng thị trường trong và ngoài nước.
- Vai trò của các Hiệp hội các loại ngành sản phẩm trong chiến lược thị trường XK.
- Xúc tiến thương mại trong xuất khẩu hàng hóa.


- Mơi trường kinh doanh hàng hóa xuất khẩu.


<i><b>1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất khẩu </b></i>
- Thuế


- Thủ tục xuất nhập khẩu
- …


<i><b>1.2.2.4. Các nhân tố về quan hệ kinh tế quốc tế </b></i>


Các rào cản như các loại thuế bảo hộ, sự phân biệt đối xử với các nhà kinh doanh nước
ngoài và đặc biệt là hạn ngạch nhập khẩu. Các rào cản này chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc
chủ yếu vào quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.


<i><b>1.2.2.5. Các nhân tố về khoa học công nghệ </b></i>


Sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ giúp các đơn vị kinh doanh giảm được đáng kể chi
phí đi lại và chi phí giao dịch cũng được áp dụng đối với các ngành như vận tải, bảo quản
hàng hóa, nghiệp vụ ngân hàng,... tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy hoạt động XK.


<b>1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC THÚC </b>


<b>ĐẨY XK HÀNG HÓA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO CHDCND LÀO </b>


<b>1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan </b>


Thái Lan là một nước đã làm rất tốt việc phát triển thị trường xuất khẩu. Thái Lan đã
mạnh dạn thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, chính sách tỷ giá linh hoạt và hệ
thống thanh toán tự do, khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân phục vụ
sản xuất hàng xuất khẩu vào việc phát triển xuất khẩu, đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu cả về
sản phẩm lẫn thị trường. Hiện tại Thái Lan đang phát triển một nền nơng nghiệp hồn
chỉnh với sự đa dạng hóa và chun mơn hóa nhiều loại vật nuôi, cây trồng ở mỗi vùng,
miền trong cả nước và hướng vào mục tiêu XK. Chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu
và thị trường đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm tận dụng những ưu thế về
tài nguyên, nhân lực và vị trí địa lý.


Thái Lan đã chuyển từ chính sách cơng nghiệp hóa thay thế nhập khẩu đến ưu tiên xuất
khẩu dựa trên nguồn vốn, công nghệ của nước ngoài và nguồn nhân lực rẻ trong nước; lấy
XK và dịch vụ làm đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế; chuyển từ chính sách khai hoang, phục
hóa đến đa dạng hóa cây trồng vật ni phục vụ cho XK.


Chính phủ Lào và Thái Lan đã đạt được thoả thuận sẽ tăng gấp đôi kim ngạch trao đổi
thương mại hai chiều giữa hai nước trong 2 năm tới; 3 tỷ USD là mục tiêu phấn đấu vào
năm 2010. Mới đây quan chức thương mại 9 tỉnh của Lào và 11 tỉnh của Thái Lan là
những tỉnh có chung đường biên giới đã cùng nhau đánh giá tình hình hợp tác, trao đổi
thương mại, đầu tư, du lịch, vận tải giữa hai bên, 10 tháng đầu năm 2008, Thái Lan và Lào
đã đạt giá trị trao đổi thương mại trên 2 tỷ USD; XK của Lào sang Thái Lan tăng 53% so
với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 557,8 USD; Thái Lan XK sang Lào đạt 1,5 tỷ USD,
tăng 45%.


<b>1.3.2. Kinh nghiệm của Việt Nam </b>



Việt Nam đã có kinh nghiệm thành cơng tuyệt vời trong việc gia tăng kim ngạch xuất
khẩu. Giá trị xuất khẩu trong năm 2001 chiếm đến 50% GDP. Một số kinh nghiệm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Quản lý nhà nước về thương mại có sự đổi mới từ trung ương đến địa phương.


- Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách khuyến
khích phát triển các HTX, chính sách phát triển thương nghiệp miền núi, hải đảo và vùng
đồng bào dân tộc...


- Về thành phần tham gia, từ chỗ chỉ có hai thành phần cơ bản là kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể (năm 1985), đến nay cịn có sự tham gia của thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.


- Từng bước hình thành các kênh lưu thơng của một số mặt hàng chủ yếu.


- Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
- Thương mại trên địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dẫn tộc phát triển trên
nhiều mặt, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các vùng này.


Việt Nam khuyến khích xuất khẩu bằng cách:


- Sử dụng cơ chế tỉ giá để quản lý xuất khẩu của các doanh nghiệp: Quản lý ngoại hối;
Phá giá đồng nội tệ.


- Nhà nước bảo đảm tín dụng xuất khẩu.
- Nhà nước thực hiện trợ cấp xuất khẩu.
- Nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu.


Về hoàn thiện các chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, Việt Nam thường xuyên rà
soát phát hiện tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về cơ chế, thủ tục liên quan đến hoạt


động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, chuyển hướng xuất khẩu theo cam kết WTO -
gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam.


<b>1.3.3. Kinh nghiệm của trung Quốc </b>


Chính sách mạnh dạn của Trung Quốc trong việc cải cách thị trường, bắt đầu từ năm
1979 đã đưa đất nước đứng vào trong số những quốc gia hàng đầu thế giới về thương mại.
Kinh nghiệm đầu tiên là Chính phủ Trung Quốc xác định tập trung mở cửa kinh tế để phát
triển thị trường xuất khẩu. Chủ yếu tập trung vào xuất khẩu hàng công nghiệp:


- Ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế.
- Ưu tiên mở cửa các thành phố ven biển.


- Tiến hành đổi mới bộ máy tổ chức ngoại thương cho ngày càng gọn nhẹ, giảm bớt sự
rườm rà trong thủ tục hành chính, giúp hoạt động xuất khẩu thuận lợi.


- Từng bước tách chức năng chính quyền ra khỏi hoạt động của xí nghiệp.


- Áp dụng chế độ thoái thu thế GTGT đã nộp (áp dụng giá trị gia tăng đầu ra bằng 0%
cho hàng xuất khẩu).


- Thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu ngay từ những năm đầu mở cửa.


- Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Trung Quốc đề ra kế hoạch lấy khoa học kỹ
thuật phát triển mậu dịch. Cơ cấu hàng hóa được chia thành 3 giai đoạn. Áp dụng các
chính sách về thuế suất hợp lý và linh hoạt.


Những kinh nghiệm trên rất có giá trị đối với việc hoạch định chính sách thúc đẩy và
nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Lào.



<b>1.3.4. Một số bài học rút ra cho CHDCND Lào </b>


Một là, Chính phủ Lào cần sớm định hình một hệ thống văn bản pháp qui đầy đủ và chi tiết
để tạo lập cơ sở hoạt động cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.


Hai là, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu, và nhu cầu của người tiêu dùng
nước xuất khẩu tới.


Ba là, tạo sự liên kết các doanh nghiệp Lào cùng xuất khẩu hàng hóa và liên kết giữa
doanh nghiệp Lào với các đối tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Năm là, thực hiện chính sách hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp trong nước.


Sáu là, Chính phủ và các cơ quan ban ngành của nước CHDCND Lào nên thường xuyên tổ
chức các chuyến thăm cấp cao tới các quốc gia trên thế giới.


Bảy là, tổ chức nhiều hội chợ triển lãm quốc tế.


Tám là, coi chất lượng hàng hóa là tiêu chí hàng đầu để chinh phục các thị trường XK.
Chín là, xác định rõ thị trường mục tiêu, để từ đó đưa ra chiến lược xuất khẩu phù hợp,
đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới.


<b>Chƣơng 2 </b>


<b>THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA </b>
<b>Ở NƢỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 </b>


<b>2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CHDCND LÀO ẢNH HƢỞNG </b>
<b>ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU </b>



<b>2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của CHDCD Lào </b>


CHDCND Lào có đường biên giới chung với 5 nước láng giềng, phía Bắc giáp với
Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan, phía Đơng giáp
với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Na, phía Nam giáp với Campuchia; khơng có cảng
biển. Khí hậu mang tính chất nhiệt độ gió mùa nóng ẩm là chủ yếu. Đất đai tương đối rộng
và phong phú, địa hình có những nét đặc biệt thuận lợi để xây dựng các công tŕ nh thuỷ
điện và thuỷ lợi. Dân số khoảng hơn 6 triệu người, tuy nhiên phân bố không đồng đều, khu
dân cư tập trung bị chia cắt nên giao lưu cịn gặp khó khăn.


<b>2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của CHDCND Lào </b>


Nước CHDCND Lào là nước nghèo, có điểm xuất phát rất thấp, cơ sở hạ tầng, giao thơng
cịn yếu kém, thị trường nhỏ bé, tỷ suất hàng hóa xuất khẩu và sức mua còn thấp. Trong thời
kỳ đổi mới, nền kinh tế có nhiều thuận lợi và triển vọng, nhưng CHDCND Lào đã gặp khơng
ít khó khăn và có nhiều thách thức đặt ra trước mắt. Cuối năm 1986 CHDCND Lào bắt đầu
thực hiện công cuộc đổi mới dựa theo kinh nghiệm của Việt Nam. Việc chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi tư duy, cách nhìn
nhận của các hoạch định chính sách cũng như của mỗi người dân về ý nghĩa và vai trò của khu
vực thương mại. Sau 36 năm chấn hưng, xây dựng và phát triển đất nước, nước CHDCN Lào
đã trải qua ba lần chuyển đổi cơ chế kinh tế:


Lần thứ nhất, sau giải phóng đất nước năm 1975, Lào đã quốc hữu hóa các cơ sở kinh tế
cơng-thương nghiệp và tài chính, đất cơng cộng, đất thành phố, tài nguyên thiên nhiên;


Lần thứ hai, vào tháng 11 năm 1986, Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã chính thức tiến
hành cơng cuộc đổi mới toàn diện.


Lần thứ ba, từ tháng 3 năm 1988, Chính phủ Lào ra sắc lệnh về việc tư nhân hóa chuyển


một số xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang sở hữu khác và giảm sự can thiệp của Chính
phủ trong các hoạt động kinh tế sản xuất và tăng cường các hoạt động kinh tế tư nhân.


<b>2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở NƢỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN </b>
<b>2001 - 2010 </b>


<b>2.2.1. Hiện trạng cơ chế, chính sách đối với xuất khẩu hàng hóa ở CHDCND Lào </b>
<i><b>2.2.1.1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa </b></i>


Quy định số 0106/BTM, ngày 25/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại Lào về “Quy
chế quản lý mặt hàng do Nhà nước quản lý xuất nhập khẩu”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Quyết định số 0807/BTM, ngày 2/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Tổ
chức và quản lý chợ biên giới Việt - Lào”.


Quyết định số 0948/BTM, ngày 13/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Kinh
doanh xuất khẩu tiểu ngạch biên mậu”.


Quy định số 703/BTM, ngày 26/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Quản lý
và sử dụng chứng chỉ xuất xứ hàng hóa” (C/O).


Nghị định số 97/TT, ngày 08/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Quản lý và sử
dụng chứng chỉ xuất xứ hàng hóa” (C/O).


<i><b>2.2.1.2. Chính sách tín dụng xuất khẩu hàng hóa </b></i>


Nhà nước sử dụng cơng cụ tài chính tín dụng như: các cơng cụ về lãi suất ngân hàng, về
thuế suất, phát triển các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại, điều tiết kinh doanh,
lưu thơng hàng hóa trong nước và điều tiết xuất nhập khẩu.



Chính sách của Nhà nước về việc thu hút đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội cũng như để
cung cấp vốn dài hạn cho các doanh nghiệp, thị trường chứng khoán của Lào đã mở chính
thức vào ngày 10/1/2011. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội lần thứ VI (2006-2010) đã đưa
ra kế hoạch thành lập thị trường chứng khốn của Lào để làm cơng cụ trong sự huy động
vốn dài hạn có hiệu quả. Trong năm 2015 dự đốn sẽ có 20 cơng ty đăng ký, sẽ mở giao
dịch mua bán trái phiếu và tăng huy động vốn 8 tỷ USD.


<i><b>2.2.1.3. Chính sách mặt hàng </b></i>


Chính sách mặt hàng xuất khẩu của Lào ở giai đoạn đầu phải chấp nhận xuất khẩu sản
phẩm thô để tận dụng ngoại tệ, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế.


Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 24/TTg, 22/9/2004 đã xác định định hướng cho
chính sách mặt hàng XNK là “Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất
xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Về nhập khẩu: chú trọng nhập thiết bị và nguyên liệu
phục vụ cho sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến”.


Bộ Công thương đã đưa ra chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, hàng
năm ban hành danh mục hàng hóa trọng điểm. Theo hướng này, các Bộ, Ngành có những
chính sách ưu tiên, tạo mọi thuận lợi cho những mặt hàng đó phát triển.


Bộ Công thương cũng đã xây dựng chiến lược phát triển ngành theo hướng chuyển sang
sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, cơng nghiệp có hàm
lượng trí tuệ cao.


<i><b>2.2.1.4. Chính sách thuế và phi thuế quan xuất khẩu </b></i>
<b>a) Chính sách thuế quan </b>


Chính sách thuế quan xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những chính sách quan trọng


của Lào nhằm điều tiết quản lý hoạt động TMQT. Năm 1987 Luật thuế xuất khẩu, nhập
khẩu được ban hành và đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, ngày càng
phù hợp với những chuẩn mực chung


<b>b) Chính sách phi thuế quan </b>


Chính sách quản lý hoạt động XNK bằng hàng rào phi thuế quan mà Lào áp dụng chủ
yếu là các hình thức hạn chế định lượng như:


+ Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
+ Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.


+ Giấy phép chung cho phép kinh doanh về xuất nhập khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Sau khi thoả thuận xong về hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu cịn phải có giấy phép
riêng cho mỗi chuyến hàng.


<i><b>2.2.1.5. Chính sách hỗ trợ sản xuất mặt hàng xuất khẩu </b></i>
- Chính sách ưu đãi qua thuế;


- Hỗ trợ tín dụng xuất khẩu;
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại.


<i><b>2.2.1.6. Chính sách đối với thị trường xuất khẩu hàng hóa </b></i>


- Nghị định số 205/2001/NĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2001 về việc quản lý XNK.


- Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tạo điều kiện thuận lợi cho xuất - nhập khẩu và lưu thơng hàng hóa trong nước, tiếp tục tổ


chức thực hiện dịch vụ XNK qua một cửa đối với tỉnh và thành phố mà có cửa khẩu.


- Sắc lệnh số 0964/BTM, ngày 13 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về
việc xuất - nhập khẩu, về thực hiện dịch vụ xuất-nhập khẩu thông qua một cửa, củng cố
khâu quản trị thơng thống, phân cơng nhiệm vụ cụ thể đối với tỉnh và thành phố đúng
theo Lệnh số 24/TTg, ký ngày 22/9/2004. Xúc tiến công tác xuất-nhập khẩu, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho việc xuất-nhập khẩu.


- Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 1 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ưu
đãi thuế nhập khẩu lẫn nhau đối với mặt hàng Lào và Việt Nam thực hiện thu thuế nhập
khẩu 50%, Bộ Thương mại sử dụng Form S, để thực hiện nghiêm chỉnh việc thu thuế nhập
khẩu bằng 0.


- Chỉ thị số 228/CT-TTg, ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
xuất xứ xuất nhập khẩu hàng hóa.


- Quyết định số 2390/BCT, ngày 15 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương
Lào về việc thực hành Quy chế xuất xứ hàng hóa được ưu đãi XNK giữa Lào và Việt Nam.


<i><b>2.2.1.7. Chính sách đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa </b></i>


- Luật Kinh doanh số 005/QH, 18/7/1994, Viêng Chăn, theo đó cho phép mở rộng
quyền xuất khẩu cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu nếu có đủ điều kiện.


- Năm 1994, theo Sắc lệnh của Thủ tướng Chính phủ số 24/TTg-CP thì quyền kinh
doanh XNK trực tiếp đã được mở rộng. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
đều được phép tham gia XNK nếu đáp ứng được điều kiện về vốn lưu động và nhân sự.


- Luật kinh doanh số 005/QH, ngày18/7/1994, Viêng Chăn về hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngồi.



<b>2.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa ở CHDCND Lào </b>


<i><b>2.2.2.1. Khái quát về bộ máy tổ chức quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp trong </b></i>
<b>lĩnh vực xuất nhập khẩu ở CHDCND Lào </b>


Bộ Công thương là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, trong đó có
hoạt động xuất nhập khẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i><b>Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý Nhà nƣớc về hoạt động XNK ở Lào </b></i>


<i><b>Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp XNK ở Lào </b></i>
<i><b>2.2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở Lào giai đoạn 2001- 2010 </b></i>


Có thể nói trong giai đoạn vừa qua hoạt động xuất khẩu ở nước CHDCND Lào đã thu
được nhiều kết quả khả quan.


Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Lào cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Lào liên tục tăng qua các năm. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Lào là
324,885 triệu USD, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 455,624 triệu USD, tăng 130,739
triệu USD. Nhìn chung, tính tới năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tăng 246,09 % so với năm
2001. Như vậy về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Lào có tăng
nhưng vẫn còn chậm và chưa ổn định trong thời gian từ năm 2001-2010.


<b>Bảng 2.1: Quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 </b>
<i>Đơn vị: Triệu USD </i>


Chỉ tiêu Năm


2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010



Trị giá XK 324,885 322,618 352,462 374,620 455,624 878,008 925,567 1.307,459 1.124,402 1.281,81


Tăng trưởng 0,29 -0,70 27,01 6,29 21,62 97,68 5,42 41,26 -14,00 14,00


Có ba ngun nhân chính làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong cả giai đoạn
2001 - 2010, đó là do số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng nhanh trong giai đoạn này, tiếp
theo là do giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng, và nguyên nhân thứ ba là do cả số lượng và giá
cả hàng hóa xuất khẩu đều tăng.


Trong thời gian qua, cơ cấu hàng XK của Lào đã có nhiều chuyển biến tích cực.
<b>CHÍNH PHỦ LÀO </b>


Các cơ quan
ngang Bộ


Bộ
Công thương


UBND
cáctỉnh


Cục quản lý
XNK


Sở
Thương mại


Các doanh nghiệp
XNK



Các doanh nghiệp
XNK


Các doanh nghiệp
XNK
Các đơn vị trực thuộc


cơ quan ngang Bộ


Giám đốc


Phó Giám đốc
Kinh doanh


Phó Giám đốc
Tài chính


Phịng Kế hoạch
Kinh doanh


Phịng thị
trường


Phịng Tổ chức
hành chính


Phịng Tài chính
<b>kế tốn </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 đƣợc phân theo nhóm </b>
<b>hàng ở nƣớc CHDCND Lào </b>


<i>Đơn vị: Triệu USD </i>


Nhóm hàng Năm


2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010


Tổng KN 324,88 322,62 352,62 374,32 455,62 878,01 925,56 1.307,46 1.124,40 1.128,82


Nông sản 21,01 17,44 16,32 26,43 28,44 17,79 34,64 54,14 83,17 86,62


Lâm sản 6,63 8,23 5,72 3,91 3,91 25,64 15,64 6,14 3,91 4,46


Gỗ 80,18 61,61 69,95 71,44 72,13 96,96 72,53 59,328 46,02 48,317


Công nghiệp 117,01 132,51 100,01 113,37 124,85 141,47 182,82 312,67 187,16 144,54


Điện 91,31 92,69 97,36 86,3 94,63 101,19 72,11 97,13 274,59 288,32


Thủ công 3,85 2,74 12,49 2,76 2,76 1,24 0,46 0,34 0,48 0,55


Khoáng sản 4,89 3,85 46,5 67,44 128,34 492,6 545,83 774,24 523,61 549,79


Hàng khác 0,00 3,55 4,27 2,67 0,56 1,12 1,53 3,47 5,46 6,22


<i>Nguồn: Bộ Công thương Lào </i>


- Xét về giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu của CHDCND Lào tuy còn nhiều


hạn chế nhưng năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu đã được cải thiện và nâng
cao, nó được thể hiện như sau:


Một là, quy mô xuất khẩu được mở rộng.


Hai là, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu đã được nâng lên đáng kể.


- Trong giai đoạn 2006-2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Lào tăng không đáng kể.
Điều này chứng tỏ thị trường xuất khẩu của Lào chưa được mở rộng và lượng hàng hoá
xuất khẩu chưa phong phú.


Qua bảng số liệu có thể cho thấy, với tiềm năng về hoạt động xuất khẩu của mình, nước
Lào nói chung, và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Lào nói riêng vẫn chưa phát
huy hết thế mạnh của mình. Tuy nhiên, với những biến cố bất ngờ từ thị trường tài chính
tồn cầu, các bất ổn về kinh tế thế giới giai đoạn vừa qua 2006 đến 2010, bất kể một nền
kinh tế nào trên thế giới cũng chịu tác động không nhỏ và ảnh hưởng tới tồn bộ q trình
thương mại quốc tế. Và quốc gia Lào không ngoại trừ bị ảnh hưởng bởi các bất ổn do nền
kinh tế thế giới tác động. Nhưng với thế mạnh về tiềm lực xuất khẩu các mặt hàng, đặc
biệt là các hàng hóa chủ lực như cà phê, dệt may, lúa gạo, các mặt hàng nông sản nói
chung, các doanh nghiệp xuất khẩu Lào hồn tồn có nhiều khả năng mở rộng thị trường
xuất khẩu và chinh phục các khách hàng mới tiềm năng.


<i><b>2.2.2.3. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở CHDCND Lào </b></i>


<b>a) Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Lào thời kỳ 2001-2010 phân theo nhóm hàng </b>


Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Lào trong giai đoạn 2006-2010 vẫn tiếp tục có chuyển
biến theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng xuất khẩu
thô, nhưng sự chuyển dịch trong cơ cấu hàng hố xuất khẩu vẫn cịn chậm.



Về cơ bản hàng hóa xuất khẩu của Lào đã dần dần có mặt trong các nước trong khu vực
và các nước trên thế giới. Điều đó chứng tỏ hàng hóa của Lào ngày càng được các nước
biết đến, ưa chuộng, và khẳng định dần được chỗ đứng của mình trên thị trường khu vực
và thế giới. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng đến với các thị trường này số lượng cũng rất nhỏ,
điều đó chứng tỏ các mặt hàng xuất khẩu của Lào mới đi theo chiều rộng, chưa đi theo
chiều sâu nhằm thâm nhập sâu vào các thị trường lớn.


<b>b) Cơ cấu, chất lƣợng các mặt hàng xuất khẩu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

sản; trên 100 triệu USD là dệt may, điện năng; trên 50 triệu USD là mặt hàng gỗ và sản
phẩm gỗ, nơng sản…


(2) Chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Lào cũng chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng
chế biến sâu tăng, tỷ trọng sản phẩm thô giảm, các doanh nghiệp chế biến hàng hóa đã ý
thức được việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đã từng bước cải tiến, đầu tư
trang thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh
và đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của thị trường.


<b>c) Giá cả các mặt hàng xuất khẩu </b>


Bên cạnh những tồn tại về quy mô sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ lẻ, thị phần trên thế giới
thấp, chất lượng sản phẩm cịn yếu kém, thì xuất khẩu hàng hóa của Lào cịn gặp nhiều
khó khăn về giá cả.


<b>2.2.2.4. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực ở Lào </b>


Những năm gần đây CHDCND Lào đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa. Bảng 2.3 dưới đây là cơ cấu xuất khẩu của Lào thời kỳ 2001 - 2010 phân theo
nhóm hàng. Cịn bảng 2.6 là tình hình xu ất khẩu một số mặt hàng chủ lực của CHDCND
Lào giai đoạn 2001 - 2010. Qua hai bảng này, chúng ta có thể thấy rằng, tuy kim ngạch


xuất khẩu của mỗi nhóm hàng trên các thị trường chưa lớn, nhưng đây là một sự đổi mới,
tiến bộ đáng kể so với thời kỳ bao cấp. Trong đó các mặt hàng xuất khẩu đã chiếm tỷ lệ
cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển.


<b>Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu một số hàng hóa chủ lực ở Lào </b>
<b>giai đoạn từ 2001 đến 2010 </b>


<i>Đơn vị tính: USD </i>


Năm Khống sản Dệt may Điê ̣n năng Hàng nông <sub>lâm sản </sub> Gỗ và


sản phẩm gỗ


2001-02 3.845.180 1.477.412 92.694.000 6.890.268 61.613.636


2002-03 46.502.906 87.115.268 97.360.000 22.039.083 69.950.206


2003-04 67.435.528 99.134.385 86.295.857 30.239.587 71.443.411


2004-05 128.353.401 107.582.471 94.629.997 32.352.561 72.129.382


2005-06 492.598.504 126.169.176 101.190.281 43.424.106 96.962.305


2006-07 545.830.904 132.186.664 72.110.283 70.284.390 72.529.432


2007-08 774.239.181 255.011.287 97.133.745 63.654.246 59.328.271


2008-09 523.610.734 141.705.033 274.592.635 90.989.621 46.016.358


2009-10 549.791270 147.790.284 288.322.266 95.539.102 48.317.176



Tổng 3.132.207.608 1.098.171.980 1.204.329.064 455.412.964 598.290.177


<i>Nguồn: Bộ Công thương:Thống kê thương mại XNK năm 2001 - 2010, Viêng Chăn </i>
<b>2.2.3. Thực trạng thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa ở CHDCND Lào </b>


Tính đến năm 2005, thị trường xuất khẩu của Lào đã được mở rộng đến 64 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Nhìn chung các thị trường xuất khẩu truyền thống của Lào vẫn được duy
trì, mặc dù có sự giảm sút nhẹ trong giá trì xuất khẩu tới các thị trường này.


<b>Bảng 2.6: Cơ cấu thị trƣờng XKHH chính ở Lào giai đoạn 2005-2010 </b>


<i>Đơn vị: USD </i>


Tên Quốc gia Giai đoạn năm 2005-2010


Kim ngạch Tỷ trọng % Tăng bình quân%


Châu Á 3.122.301.145 68,73


Thái Lan 1.803.592.829 39,70 52,28


Việt Nam 546.842.051 12,04 46,68


Malaysia 214.767.690 4,73 12,85


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Hàn Quốc 172.561.001 3,80 883,18


Đài Loan 159.711.471 3,52 169,73



Nhật Bản 34.735.134 0,76 70,67


Châu Âu 853.074.964 18,78


Thụy Sỹ 302.088.374 6,65 561,11


Anh 194.543.990 4,28 879,66


Đức 167.641.468 3,69 25,08


Pháp 114.693.505 2,52 -13,04


Hà lan 74.107.717 1,63 14,14


Châu Mỹ 78.804.915 1,73


Mỹ 56.922.352 1,25 143,06


Canada 21.882.653 1,48 0,76


Châu Đại Dương 488.723.361 10,76


Úc 488.723.361 10,76 7,37


Tổng 4.379.813.596


<i>Nguồn: Bộ Công thương: Thống kê thương mại XNK năm 2005 - 2010, Viêng Chăn </i>


<b>2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở </b>
<b>NƢỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 </b>



<b>2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc </b>


Trong giai đoạn 2001 tới 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2001 đạt 324,885
triệu USD, và năm 2009 đã tăng hơn 248,52 lần so năm 2001 đạt 1.124,402 triệu USD.
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng đều qua các năm và cao hơn so với tốc độ nhập
khẩu nên đã giúp cho hoạt động thương mại hàng hóa của Lào nhiều năm trở lại đây giảm
hẳn tình trạng nhập siêu quá lớn so với nhiều năm trước.


Về cơ chế, chính sách phát triển xuất khẩu hàng hóa:


- Chính sách xuất khẩu hàng hóa có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tự do hóa
từng bước thị trường hàng hóa, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa.


- Cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hóa được chuyển dần từ quản lý chủ yếu
bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách.


- Xuất khẩu thời kỳ 2001-2005 tăng nhanh trung bình 5,5%/năm, so với 1,6%/năm ở
thời kỳ 1996-2000, mặt hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hóa, ngồi điện, gỗ và sản
phẩm gỗ, và hàng may mặc, đã có thêm một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như khoáng
sản, cà phê, lâm sản chế biến và xuất hiện một số sản phẩm khác có tiềm năng; thị trường
xuất khẩu được mở rộng, ngoài thị trường như Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, đã có
thêm thị trường Australia, Anh, Pháp, Đức,…


<b>2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế </b>


Vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể như sau:


- Hoạt động đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu vẫn còn thấp, chủ yếu là các sản phẩm hàng
hóa thơ.



- Các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp chưa chuẩn bị cho việc khai thác
các thị trường xuất khẩu.


- Khả năng phân tích dự báo tình hình diễn biến thị trường quốc tế của các cơ quan quản
lý, hoạch định chính sách cịn hại chế và khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị
trường thế giới của các doanh nghiệp xuất khẩu của Lào còn yếu.


- Vẫn chưa vượt qua được hàng rào kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu và các rào cản
thương mại mới trong q trình tồn cầu hóa ngày càng phát triển hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Chưa tập trung đầu tư cho khoa học nông nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ cịn nhiều bất cập.


Ngồi ra, về chính sách có những hạn chế cụ thể như sau:


Thứ nhất, Lào chưa có chính sách cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cho dài hạn.
Thứ hai, áp dụng chính sách thuế chưa đúng lúc đã làm cản trở các doanh nghiệp.
Thứ ba, chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chưa gắn kết với nhau.


Thứ tư, chính sách quy định quyền tham gia xuất khẩu trực tiếp vơ hình chung đã tạo
nên vị thế độc quyền cho một số doanh nghiệp.


Thứ năm, việc Nhà nước sử dụng giấy phép xuất khẩu cũng có những hạn chế đó là gây
ra tình trạng tham ơ nhận hối lộ, và đội giá thành sản phẩm.


Thứ sáu, một số quy định trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và
thưởng xuất khẩu khơng rõ ràng, gây khó khăn khi thực hiện chính sách này.


Thứ bảy, chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa chưa có hiệu quả.



Thứ tám, các giải pháp áp dụng nhằm giảm chi phí dịch vụ đầu vào đối với hàng hóa
xuất khẩu triển khai cịn chậm và chưa hiệu quả.


<b> 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế </b>
* Nguyên nhân khách quan


- Nếu như tăng trưởng kinh tế cao góp phần tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu của Lào
thì các bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trên thị trường thế giới lại đem đến cho thị
trường xuất khẩu Lào những tác động ngược lại.


- Các mặt hàng khoáng sản, tài nguyên, nông, lâm sản chiếm tỷ trọng lớn trong kim
ngạch xuất khẩu của Lào song đây lại chính những mặt hàng mà giá cả thế giới biến động
thất thường nhất.


- Trên thị trường thế giới, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, với các quy định
chặt chẽ và chứng nhận xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và môi trường,…là những
thử thách lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển nói chung và Lào
nói riêng.


- Lào khơng có cảng biển, xuất khẩu phải qua quá cảnh làm tăng giá thành hàng hóa
xuất khẩu.


* Nguyên nhân chủ quan


- Nhận thức về vai trị của việc xuất nhập khẩu hàng hóa của cán bộ, giới doanh nhân,
quần chúng nhân dân còn hạn chế.


- Đầu tư xã hội cho sản xuất xuất nhập khẩu còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng
quy mô sản xuất và xuất khẩu.



- Năng lực dự báo, nhận biết chính sách, thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan
quản lý, hoạch định chính sách cịn hạn chế.


- Kết cấu hạ tầng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào nhìn chung cịn yếu
kém, thấp thua xa so với nhiều nền kinh tế khác.


- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, lạc hậu và thiếu đồng bộ.


- Hệ thống pháp luật đang trong quá trình xây dựng để phù hợp với sự chuyển dịch nền
kinh tế sang cơ chế kinh tế thị trường nên vừa thiếu-vừa không đồng bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Chƣơng 3 </b>


<b>PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU </b>
<b>HÀNG HÓA Ở NƢỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 </b>


<b>3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở NƢỚC CHDCND LÀO GIAI </b>
<b>ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 </b>


<b>3.1.1. Bối cảnh trong nƣớc </b>
<i><b>3.1.1.1. Thuận lợi </b></i>


Trong 10 năm qua đất nước Lào đã có ổn định về chính trị và trật tự về xã hội trong
trình độ tốt; khả năng và trình độ sản xuất của ngành kinh tế đã ngày càng vững chắc, kinh
doanh đã từng bước sát với thị trường quốc tế, khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất
trong nước đã dần dần được mạnh lên; cơ cấu kinh tế đã được chuyển đổi; tích cực thực
hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế có kế hoạch, ưu tiên cho các ngành và địa
phương. Vị trí địa lý, tài nguyên, thiên nhiên đã thu hút và tạo điều kiện phát triển cho
ngành du lịch và đầu tư.



<i><b>3.1.1.2. Khó khăn, thách thức </b></i>


Quy mơ kinh tế của đất nước cịn nhỏ bé và khó có thể phát triển kinh tế với nhịp độ
nhanh chóng được; cơ chế, chính sách tài chính - tiền tệ cịn yếu kém và khó khăn; về phát
triển cơ sở hạ tầng trong nhiều năm nay cịn ở trình độ thấp chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển nhanh của nền kinh tế; khả năng cạnh tranh và giành lấy khoa học từ nước ngoài còn
hạn chế.


<b>3.1.2. Bối cảnh quốc tế </b>


<i><b>3.1.2.1. Về tình hình kinh tế thế giới </b></i>


Theo số liệu thống kê về tình hình kinh tế Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản dường như đều rất
quan ngại về những khó khăn chung của nền kinh tế tồn cầu nói chung và hầu như tất cả
các kinh tế của các nước phát triển đều rơi vào tình trạng suy thoái. Doanh số bán hàng,
sức cầu và chỉ số tiêu dùng giảm mạnh. Kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển
đều giảm mạnh. Trong xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế của các nền
kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động tích cực đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu;
sự phát triển nhanh khoa học-công nghệ xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó nổi bật
là tư nhân hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, chuyển mạnh sang phát triển các
công nghiệp tri thức, các ngành dịch vụ…đều tác động mở ra cơ hội phát triển và các thách
thức khơng nhỏ đối với q trình phát triển thị trường xuất khẩu của Lào.


<i><b>3.1.2.2. Về tình hình thương mại thế giới </b></i>


Trong xu thế chung của tự do hóa thương mại trên phạm vi tồn cầu và sự tham gia của
các nước vào tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu, thương mại thế giới đang vận động theo
một số xu hướng cơ bản như: Cải cách thương mại sẽ ít mang tính đơn phương và thay vào
đó là các thoả thuận đa phương dưới sự hỗ trợ của WTO là xu hướng hàng đầu của thương


mại thế giới; gia tăng các thoả thuận tự do hóa thương mại song phương, ở mức độ cao
hơn thoả thuận về ưu đãi thuế quan (MFN) hay thoả thuận đa phương, kéo theo những thay
đổi lớn trong cục diện mậu dịch giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, sẽ dẫn đến
cho Lào đang hội nhập ở mức độ thấp; tranh chấp thương mại sẽ chủ yếu được giải quyết
bằng thương lượng, giảm tối đa các biện pháp đe doạ trừng phạt kinh tế và thương mại.


<i><b>3.1.2.3. Về sự biến động thị trường thế giới </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

trên cả 3 cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa. Các yếu tố tài chính, tiền tệ, trong
đó đặc biệt phải kể tới sự mất giá của đồng Đô la Mỹ, cộng với thiên tai, dịch bệnh và
khủng hoảng khu vực tiếp tục gây sức ép đáng kể đối với sự phát triển kinh tế và thương
mại toàn cầu.


<b>3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XK Ở LÀO </b>
<b>3.2.1. Quan điểm và định hƣớng xuất khẩu hàng hoá ở Lào đến năm 2020 </b>


Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh thế giới Chính phủ Lào đã nêu lên những quan điểm và
định hướng phát triển cụ thể để tận dụng được các thế mạnh hay lợi thế so sánh của mình:


Thứ nhất, chủ trương dành ưu tiên cao, tập trung nguồn lực cho phát triển sản xuất, thu
hút lao động để tăng sản lượng xuất khẩu.


Thứ hai, chú trọng đổi mới cơ chế quản lý xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của nền kinh
tế trong nước và bối cảnh thương mại thế giới.


Thứ ba, gắn kết thị trường xuất khẩu và sản xuất trong nước (kể cả đầu tư nước ngoài)


Thứ tư, tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia hoạt
động xuất khẩu với kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.



Thứ năm, chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập
tự chủ và định hướng XHCN, xây dựng kế hoạch tổng thể và lộ trình với các bước đi hợp
lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và quy định của các tổ chức mà Lào tham
gia.


Thứ sáu, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý;
hoàn chỉnh hệ thống luật pháp.


Thứ bảy, tập trung phát triển một số thị trường xuất khẩu trọng điểm như: Việt Nam,
Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Australia,…


<b>3.2.2. Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá </b>


Hoạt động xuất khẩu cần nhanh chóng chuyển sang chỗ đưa vào các nhân tố năng suất,
chất lượng, hiệu quả, nắm bắt những yếu tố mới như công nghệ mạng, công nghệ quản lý
theo hệ thống để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh tồn cầu hóa và khu vực hóa hiện
nay.


<i><b>3.2.2.1. Mở rộng thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu </b></i>


Phương châm chung là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị
trường.


Trong 5-10 năm tới, Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu trọng tâm của Lào: ASEAN,
Trung Quốc, Nhật Bản…


Trọng tâm ở khu vực này là các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan.


Châu Âu hiện là thị trường lớn của Lào, và sẽ tiếp tục đóng vai trị khu vực thị trường


xuất khẩu quan trọng của Lào do có những mặt hàng và lợi thế nhất định giúp Lào có thể
thâm nhập được.


Thị trường Châu Âu có thể chia thành hai nhóm, là thị trường EU và một số thị trường
khác ngoài EU như Na Uy, Thuỵ Sĩ, Nga. Đối với EU, các ưu đãi dành cho Lào (GSP)
đóng vai trị quan trọng trong xuất khẩu của Lào sang thị trường này trong thời gian qua.


+ Khu vực Châu Đại Dương, Châu Mỹ và Châu Phi


Đây là các thị trường khá mới của Lào, trong đó nhìn chung chỉ có một số mặt hàng
nhất định của Lào có thể thâm nhập được.


<i><b>3.2.2.2. Đổi mới một số mặt hàng và cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu </b></i>
- Ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Ngành nguyên, nhiên liệu và khoáng sản


Hiện nay nhóm này, với các mặt hàng chính là điện, khoáng sản (thạch cao, thiếc,
vàng…) và các sản phẩm công nghiệp, đang chiếm khoảng 45% kim ngạch xuất khẩu của
cả nước.


- Ngành nơng, lâm, thuỷ sản


Hiện nay nhóm này đang chiếm tỷ trọng 27% kim ngạch xuất khẩu


Phương hướng chung đối với nhóm hàng nơng, lâm, thuỷ sản trong thời gian tới là phát
triển đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Thứ nhất, là
tiếp tục chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với định hướng thị trường. Thứ
hai, để nâng cao hiệu quả XK, cần nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm
thông qua đầu tư vào giống, thuỷ lợi, công tác khuyến nông và đặc biệt là đầu tư vào công


nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Thứ ba, Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa
thị trường đặc biệt là đối với những mặt hàng mà XK còn lệ thuộc lớn vào một số ít thị
trường hay một số khu vực thị trường. Thứ tư, là hồn thành các chính sách hỗ trợ xuất
khẩu nông sản-lâm-thuỷ sản. Thứ năm, là hình thành cơ chế chính sách đồng bộ để thực
hiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các mỗi liên kết giữa người sản xuất và
người tiêu thụ để nâng cao hiệu quả XK. Thứ năm, là nâng cao vai trò của các hiệp hội
ngành hàng, bảo đảm có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành sản xuất, các nhà XK vì mục
đích nâng cao hiệu quả xuất khẩu.


<b>Bảng 3.1: Mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu ở Lào giai đoạn 2011-2015 </b>
<b>và chỉ tiêu đến năm 2020 </b>


<i>Đơn vị tính: triệu USD </i>


Nội dung Năm 2011 – 2015 Năm 2016 – 2020


Trị giá Tăng % Trị giá Tăng %


Ngành hàng công nghiệp 1.466,23 15 1.730,15 18


Ngành hàng lâm nghiệp 119,29 15 140,76 18


Gỗ và sản phẩm gỗ 707,57 15 834,93 18


Nhóm hàng thủ cơng nghiệp 52,46 15 61,9 18


Ngành hàng công nghiệp 479,76 15 684,12 18


<b>3.2.2.3. Đẩy mạnh XK một số mặt hàng chủ lực ở nƣớc CHDCND Lào đến năm 2020 </b>
<b>Bảng 3.2: Mục tiêu kim ngạch XK một số mặt hàng chủ lực ở Lào đến năm 2020 </b>



<i>Đơn vị tính: USD </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>a) Đối với nhóm hàng gỗ và các sản phẩm gỗ </b>


Trong những năm gần đây, lượng gỗ và sản phẩm gỗ trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Lào giảm và giảm qua các năm.


<b>b) Đối với nhóm hàng cà phê </b>


Theo dự báo của Hiệp hội cà phê Lào, sản lượng cà phê Lào trong vịng 3 năm tới
(2011-2014) sẽ tăng khơng đáng kể.


<b>c) Đối với nhóm hàng lúa gạo </b>


Năm 2010 sản xuất lương thực (lúa gạo) đạt 3,3 triệu tấn, trên diện tích trồng lúa tồn
quốc là 900.264 héc ta và tuyệt đối hạn chế việc mở rộng diện tích nương của các dân tộc
miền núi tăng cao do Chính phủ quy định.


<b>d) Đối với nhóm hàng dệt may </b>


Các doanh nghiệp dệt may vẫn đang đẩy mạnh thâm nhập vào các thị trường xuất
khẩu.


<b>e) Đối với nhóm hàng khống sản </b>


Theo kế hoạch của Bộ năng lượng và khoáng sản của CHDCND Lào, năm 2011-2020
sản lượng khống sản thơ sẽ tăng lên và khống sản chế biến cũng sẽ tăng lên.


<b>3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở </b>


<b>LÀO ĐẾN NĂM 2020 </b>


<b>3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động xuất khẩu </b>


Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu bằng việc áp dụng các biện pháp thâm
nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa ở nước ngồi:


+ Lập các Viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu (Cục xúc tiến
Thương mại thuộc Bộ Thương mại và các Trung tâm Xúc tiến Thương mại thuộc các Sở
Thương mại).


+ Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu.


+ Lập các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu tại chỗ tình hình thị trường
hàng hóa, thương nhân và chính sách của Chính phủ nước sở tại.


<b>3.3.2. Giải pháp về chính sách đối với hoạt động xuất - nhập khẩu </b>
<i>Thứ nhất, chính sách về thuế quan - hải quan </i>


Đối với chính sách thuế:


- Đơn giản hóa các mức thuế XNK, tiến tới bãi bỏ thuế XK để khuyến khích xuất khẩu,
giảm dần thuế suất đối với thuế nhập khẩu, giảm số lượng mức thuế suất đối với thuế nhập
khẩu, mở rộng khoảng cách giữa các mức thuế. Trong tương lai biểu thuế nhập khẩu nên
quy định theo các mức: 0%, 3%, 5%, 10%, 20%, 30%, và mức thuế suất cao nhất là 50%.


- Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định trị giá hải quan theo quy định GATT/WTO.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở hợp đồng ngoại thương.


- Cần sớm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định về đánh thuế nhập


khẩu bổ sung trong trường hợp hàng nhập khẩu được bán phá giá, được trợ cấp làm ảnh
hưởng tới sản xuất trong nước.


- Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế để
thực hiện, mở rộng diện thu thuế đồng thời giảm tỷ lệ thuế phải nộp.


+ Về các biện pháp phi thuế quan: trong thời gian trước mắt, cần chuẩn bị điều kiện để
tiến tới thực hiện đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu và bán hạn ngạch xuất - nhập khẩu một
cách cơng khai.


Đối với chính sách hải quan:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Đảm bảo việc thực thi liên tục, công khai và công bằng luật hải quan, các quy trình thủ
tục và luật lệ hành chính mỗi nước.


- Quản lý có hiệu quả, làm thủ tục nhanh chóng đối với hàng hóa tạo điều kiện cho phát
triển thương mại và đầu tư.


- Ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hình thức bn lậu cũng như các hành vi vi phạm
luật hải quan khác.


- Chính sách hải quan Lào đã được hoàn thiện trong thời gian qua đảm bảo những điều
kiện cần thiết để hợp tác hải quan nói riêng, phát triển thương mại với các nước ASEAN
nói chung.


<i> Thứ hai, chính sách về hạn ngạch </i>
<i> Thứ ba, chính sách về tỷ giá hối đối </i>


Chính phủ Lào sử dụng điều chỉnh tỷ giá có tác dụng 2 mặt, cụ thể :



+ Nâng giá đồng tiền nội tệ so với đồng ngoại tệ hay là hạ thấp tỷ giá xuống nhằm hạn
chế xuất khẩu hàng hóa và khuyến khích nhập khẩu.


+ Phá giá đồng nội tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.


Để hồn thiện chính sách tỷ giá hối đối Chính phủ Lào thực hiện một số giải pháp chủ
yếu sau đây:


- Giải pháp về lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái.


- Chính sách tỷ giá hối đối điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ giá tiền Kíp.
- Thực hiện chính sách đa ngoại tê.


- Tạo điều kiện để tiền Kíp chuyển đổi được.


- Từng bước thực hiện chế độ lưu hành duy nhất tiền Kíp trên lãnh thổ Lào.
- Hoàn thiện thị trường ngoại hối.


- Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá hối đối với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác.


<i> Thứ tư, chính sách về tài chính, tín dụng, lãi suất đối với xuất khẩu </i>


- Nhà nước tạo và đảm bảo tín dụng cho xuất khẩu.
- Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu.


Mục tiêu chiến lược tín dụng, lãi suất trong thời gian tới của Lào là:


+ Đảm bảo hoạt động tín dụng ngân hàng theo cơ chế thị trường và từng bước tự do hóa
lãi suất.



+ Chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tăng nhanh vốn trung và dài hạn, tập trung
cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm thúc đẩy sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.


+ Hoàn thiện từng bước hệ thống tổ chức bộ máy và phương thức điều hành tín dụng.


<i>Thứ năm, chính sách trợ cấp xuất khẩu </i>


+ Trợ cấp trực tiếp: như áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, miễn hoặc
giảm thuế đối với các nhà xuất khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu…


+ Trợ cấp gián tiếp: như dùng ngân sách Nhà nước để giới thiệu, triển lãm, quảng cáo
tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu. Hoặc Nhà nước giúp đỡ kỹ thuật và
đào tạo chuyên gia.


<b>3.3.3. Giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu </b>


Thứ nhất, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại.


Thứ hai, phát triển thương mại điện tử, nâng cao năng lực thị trường.
Thứ ba, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu.


Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.
<b>3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

trung gian, công nghệ lạc hậu, giá cả cao, gây ô nhiễm môi trường.


- Xây dựng một chiến lược thu hút công nghệ lâu dài, phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng giai đoạn và đặc thù của Lào.


- Cho phép các thành phần kinh tế được tham gia trực tiếp và bình đẳng vào hoạt động


xuất nhập khẩu.


- Chú trọng nhập khẩu công nghệ đỏi hỏi lãi suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, có khả
năng tạo thêm nhiều chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp.


- Nhà nước đầu tư thành lập Ngân hàng dữ liệu công nghệ để cung cấp thông tin cho các
doanh nghiệp.


- Tạo lập thị trường công nghệ để các sản phẩm khoa học công nghệ được trả giá đúng
mức và lưu thơng bình thường như một dạng hàng hóa đặc biệt.


- Thi hành nghiêm túc các quy định của luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu công nghệ
cũng là biện pháp quan trọng khuyến khích đầu tu nghiên cứu khoa học phục vụ công cuộc
đổi mới và cải tiến công nghệ.


<b>3.3.5. Giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập, thƣơng mại quốc </b>
<b>tế </b>


- Nâng cao nhận thức về vai trò của việc xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị
trường.


- Nâng cao năng lực dự báo, nhận biết chính sách cũng như những thay đổi trên thị
trường quốc tế.


- Tăng cường đầu tư xã hội cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu.


- Kết cấu hạ tầng logistics và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lào nhìn chung cịn
yếu kém.


- Lào đang trong giai đoạn đầu hội nhập vào thị trường thế giới với xuất phát điểm về


kinh tế rất thấp.


- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, lạc hậu và thiếu đồng bộ.


- Việc xây dựng chiến lược xuất khẩu dài hạn, toàn diện mới ở bước đầu, chưa có chiến
lược xuất khẩu rõ ràng, nhất là chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm.


- Sự hiểu biết về thị trường nước ngồi cịn hạn chế, hệ thống thơng tin thị trường yếu
và thiếu tin cậy.


<b>3.3.6. Giải pháp về mặt hàng xuất khẩu </b>
<i><b>3.3.6.1. Mặt hàng dệt may </b></i>


Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, từng bước cơng nghiệp hố, hiện đại
hố các cơ sở hạ tầng của ngành dệt may, nâng cao tay nghề lao động, tổ chức các chương
trình xúc tiến thương mại vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật bản. Chính phủ có các biện
pháp hỗ trợ về vốn, thuế VAT…


<i><b>3.3.6.2. Mặt hàng cà phê </b></i>


<i>Thứ nhất, tiếp tục mở rộng diện tích trồng cà phê tại các địa phương có thổ nhưỡng, khí </i>


hậu phù hợp.


<i>Thứ hai, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Lào cần tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài </i>


và đẩy mạnh sản xuất trong nước đặc biệt là sản xuất mặt hàng cà phê phục vụ xuất khẩu.


<i>Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cũng cần tăng cường áp dụng khoa học công </i>



nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào trồng và chế biến cà phê nhằm tăng năng suất, chất lượng và
chủng loại cà phê.


<i>Thứ tư, Chính phủ cần có biện pháp khuyến khích hình thức doanh nghiệp và nhân dân </i>


cùng làm nhằm tăng năng suất và tạo công ăn việc làm cho nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

ASIA, Châu Âu, các nước EU trong đó có Balan, Đức, Ukraina, Việt Nam, Thái Lan và
Indonesia.


<i><b>3.3.6.3. Nhóm các mặt hàng khác </b></i>


Nghiên cứu và phát triển những mặt hàng mới có tiềm năng xuất khẩu, có lợi thế về sản
xuất và thị trường.


<b>KẾT LUẬN </b>


Việc phân tích đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra những
nhóm giải pháp kinh tế hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ở nước CHDCND Lào
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
như cà phê và ngô là vấn đề rất quan trọng không những chỉ về mặt nhận thức, lý luận mà
còn ý nghĩa về mặt thực tiễn rất cao trong điều kiện hội nhập KTQT, đặc biệt khi Lào đã
cố gắng tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO).


Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu
hàng hóa, trong đó đã khẳng định rõ vai trị và tầm quan trọng của xuất khẩu hàng hóa đối
với phát triển kinh tế - xã hội. Cũng như đã đưa ra một số tiêu chí chủ yếu để đánh giá hiệu
quả xuất khẩu hàng hóa.


Luận án cũng đã khẳng định sự cần thiết khách quan phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa


ở nước CHDCND Lào trong q trình hội nhập KTQT do vai trị đóng góp to lớn của xuất
khẩu hàng hóa đối với sự phát triển kinh tế của Lào, nhằm khai thác những lợi thế của Lào,
và tạo ra sự thích ứng với những tác động của hội nhập.


Luận án đã phân tích và đánh giá đúng thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Lào trong
thời gian qua. Đặc biệt Luận án, đã phân tích khá sâu và chi tiết các cơ chế, chính sách đã
được Nhà nước ban hành trong thời gian qua với mục đích là đẩy mạnh xuất khẩu, trong
đó, tác giả cũng đã chỉ ra được những kết quả, những hạn chế, tồn tại của từng chính sách
trong triển khai thực hiện.


Luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ở nước
CHDCND Lào trong q trình hội nhập. Các nhóm giải pháp này có tính khả thi cao, gắn
chặt với những điều kiện cần thiết để thực hiện, phù hợp với xu thế phát triển của sản xuất
và xuất khẩu hàng hóa trong q trình hội nhập KTQT.


</div>

<!--links-->

×