Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Bàn về khái niệm nhà nước pháp quyền và việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Hiến pháp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.89 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀN VỀ KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ VIỆC XÂY DỰNG </b>


<b>NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA </b>



<b>THEO HIẾN PHÁP 2013 </b>



<i><b>PGS.TS Vũ Công Giao – ThS.NCS Nguyễn Minh Tâm </b></i>


<b>1. Nhận thức về “pháp quyền” và “nhà nước pháp quyền” 58</b>


Ở Việt Nam, khái niệm “nhà nước pháp quyền” lâu nay vẫn được đồng nhất với khái niệm
<i>“the Rule of Law” trong tiếng Anh (và đôi khi là với cả khái niệm Rechtsstaat trong tiếng Đức và </i>
<i>État de Droit trong tiếng Pháp). Tuy nhiên, quan điểm này có thể cần phải xem xét thêm. </i>


<i>Trước hết nói về the Rule of Law. Xét cả về nội hàm và hình thức, thuật ngữ này dịch </i>
sang tiếng Việt cần là “pháp quyền” chứ không phải là “nhà nước pháp quyền”. Thuật ngữ
<i>này được A.V. Dicey – học giả nổi tiếng về luật hiến pháp của Anh – lần đầu tiên trình bày </i>
<i>một cách có hệ thống trong tác phẩm Giới thiệu về nghiên cứu luật hiến pháp (Introduction </i>
<i>to the Study of the Law of Constitution) vào năm 1885. Trong tác phẩm này, Dicey cho </i>
<i>rằng, the Rule of Law (đơi khi ơng cịn gọi là Supremacy of Law) và quyền tối cao của </i>
Nghị viện là hai đặc trưng chính trị riêng biệt của nước Anh, đồng thời là hai nguyên tắc
bao trùm của hiến pháp, bổ trợ cho nhau.59<i><sub> Nguyên tắc cốt lõi của the Rule of Law là sự </sub></i>


<i>bình đẳng trước pháp luật và trước quyền tài phán của tịa án, mà theo đó khơng ai đứng </i>
trên pháp luật, tất cả mọi người, bất kể địa vị hay điều kiện, đều là đối tượng của pháp luật
và chịu sự xét xử của cơ quan tư pháp.60<sub> Ngồi ra, cịn hai ngun tắc khác được Dicey nêu </sub>


ra, bao gồm: Thứ nhất, the Rule of Law đối ngược lại với quyền lực tùy tiện, mà vì thế bảo
đảm khơng ai bị trừng phạt hoặc chịu tổn hại về thân thể hay lợi ích, trừ khi có sự vi phạm
pháp luật rõ ràng theo thủ tục pháp lý trước tòa án.61<sub> Thứ hai, các nguyên tắc của hiến pháp </sub>


với nền tảng the Rule of Law không là nguồn gốc, mà là kết quả của quyền con người được


hình thành qua án lệ của tòa án.62


<i>Bên cạnh quan điểm của Dicey, hiện tại, có thể tìm thấy nhiều định nghĩa về the Rule </i>
<i>of Law trong các từ điển và tài liệu của các tổ chức quốc tế, trong đó tiêu biểu như: “The </i>
<i>Rule of Law… là sự hạn chế việc sử dụng quyền lực tuỳ tiện bằng cách ràng buộc quyền lực </i>
vào những đạo luật được xây dựng rõ ràng, chặt chẽ” (Từ điển Oxford).63<i><sub> “The Rule of </sub></i>


<i>Law… là trạng thái tuyệt đối rằng luật pháp đứng trên mọi công dân bất chấp sự khác biệt về </i>
quyền lực giữa các công dân” (Black’s Law Dictionary).64<i><sub> “The Rule of Law… là một </sub></i>


nguyên tắc quản trị mà trong đó tất cả mọi cá nhân, tổ chức, thiết chế, cả công và tư, kể cả
các nhà nước, đều phải tuân thủ pháp luật mà được công bố công khai, được áp dụng bình
đẳng và được phán định một cách độc lập, phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân
quyền quốc tế. Pháp quyền đồng thời đòi hỏi các biện pháp bảo đảm tuân thủ các ngun tắc
thượng tơn pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, công bằng trong áp dụng pháp luật, phân
chia quyền lực, sự tham gia của người dân vào q trình ra quyết định, tính tin cậy pháp lý,
phịng chống sự tuỳ tiện và tính minh bạch của pháp luật và thủ tục” (theo Liên hợp quốc).65


58<sub> Một số nội dung của phần này cũng được thể hiện trong bài viết “Một số vấn đề lý luận về pháp quyền và nguyên </sub>


tắc pháp quyền” của hai tác giả gửi tới Tạp chí Luật học (Đại học Luật Hà Nội) năm 2018.


59<sub> Xem: A.V. Dicey (1979 [1885]), Introduction to the Study of Law of the Constitution (A.V. Dicey With an </sub>


Introduction by E.C.S. Wade), London: The MacMillan Press, tr.183-184, 406.


60<sub> Xem: A.V. Dicey (1979 [1885]), tài liệu đã dẫn, tr.193. </sub>
61<sub> Xem: A.V. Dicey (1979 [1885]), tài liệu đã dẫn, tr.188. </sub>
62<sub> Xem: A.V. Dicey (1979 [1885]), tài liệu đã dẫn, tr.195-196. </sub>



63<sub> Xem: [truy cập: 7/5/2018]. </sub>
64<sub> Xem: Bryan A. Garner (ed. in chief) (2014), Black’s Law Dictionary, 10</sub>th<sub> edition, tr.692. </sub>


65<sub> Xem: UN Security Council (2004), The rule of law and transitional justice in conflict and post-conflict societies: </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>“The Rule of Law… là một hệ thống/cơ chế mà trong đó khơng một chủ thể nào, kể cả nhà </i>
nước, được đứng trên pháp luật; nơi mà pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản và tất cả mọi
người đều có thể tiếp cận với cơng lý” (theo WJP).66


Mặc dù vậy, có thể thấy các định nghĩa nêu trên có sự khác nhau ít nhiều về diễn đạt và
nội hàm, nhưng trọng tâm đều xoay quanh các yếu tố đó là vị trí, mục đích và tính chất của
pháp luật trong xã hội. Cụ thể hơn, có sự đồng thuận phổ biến về các thuộc tính cốt lõi của
pháp quyền đó là:


<i>(1) Vị trí của pháp luật – pháp luật có tính tối thượng mà mọi chủ thể trong xã hội, bao </i>
gồm cả người dân và nhà nước, đều bị điều chỉnh bởi pháp luật và đều phải tuân thủ pháp luật;


<i>(2) Mục đích của pháp luật – pháp luật phải bảo vệ cơng lý và quyền con người; </i>


<i>(3) Tính phù hợp của pháp luật – pháp luật cần phải được xây dựng một cách dân chủ </i>
và nội dung của pháp luật phải phản ánh những quy tắc dân chủ cơ bản được cộng đồng quốc
tế thừa nhận rộng rãi.67


Cả ba thuộc tính nêu trên thực tế là sự cụ thể hoá và phát triển những luận điểm của
Dicey về the Rule of Law. Các thuộc tính có sự gắn kết với nhau, đều là những yêu cầu
không thể thiếu của pháp quyền. Nếu lược bỏ hay cắt xén bất kỳ thuộc tính nào cũng sẽ phá
<i>hỏng hoặc làm méo mó khái niệm pháp quyền. </i>


<i>Từ những phân tích trên, có thể thấy pháp quyền (The Rule of Law) là một phạm trù có </i>
nội hàm trừu tượng, rộng và bao trùm hơn so với khái niệm “nhà nước pháp quyền” mà đang


được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Cụ thể, nếu như nhà nước pháp quyền hàm ý một mơ
hình mà nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bản thân mình cũng tuân thủ pháp luật,
thì the Rule of Law hàm ý một nguyên tắc hay cơ chế mà ràng buộc mọi chủ thể trong xã
hội, trong đó không chỉ nhà nước mà cả mọi công dân, vào một “luật chơi” chung, trong đó
lấy pháp luật làm chuẩn mực đối chiếu. Như vậy, việc đồng nhất “nhà nước pháp quyền” với
“The Rule of Law” sẽ làm hẹp đi rất nhiều ý nghĩa và tác động của pháp quyền.


Bảng dưới đây phác hoạ một số khác biệt giữa hai quan niệm về pháp quyền và nhà
nước pháp quyền:


<b>Pháp quyền </b> <b>Nhà nước pháp quyền </b>


Một phạm trù chính trị-pháp lý, được phổ
biến và thảo luận rộng rãi.


Một thuật ngữ chính trị-pháp lý, chỉ được đề
cập, thảo luận ở một số nước, đôi khi được
đồng nhất với pháp quyền.


Lý thuyết về vị trí, vai trị tối thượng của
pháp luật và việc vận dụng pháp luật trong
quản trị quốc gia.


[Quan điểm] về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước dựa trên pháp luật.


Nguyên tắc nền tảng cho sự tồn tại và phát
triển của một xã hội dân chủ, chi phối hoạt
động của tất cả các chủ thể bao gồm cả nhà
nước, tổ chức, công dân.



Mô hình (khơng phải kiểu) nhà nước trong
đó bộ máy được tổ chức và hoạt động dựa
trên pháp luật, sử dụng pháp luật để quản lý
xã hội.


Tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ, quản trị
hiệu quả và tôn trọng nhân quyền của các
quốc gia.


Mục tiêu hướng tới của một số quốc gia.


66<sub> Xem: [truy cập: 7/5/2018]. </sub>


67<sub> Xem thêm cuốn: Geoffrey de Q. Walker (1988), The Rule of Law: Foundation of Constitutional Democracy, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>The Rule of Law cũng khác với một thuật ngữ khác là Rule by Law (thường được dịch </i>
<i>là “pháp trị”). the Rule of Law được cho là đặt pháp luật trên chính trị, pháp luật là tối cao </i>
<i>đối với cả chính quyền và các cá nhân trong xã hội. Ngược lại, Rule by Law có nghĩa sử dụng </i>
pháp luật như một cơng cụ của quyền lực chính trị: nhà nước dùng pháp luật để kiểm sốt
người dân, nhưng khơng cho phép pháp luật được sử dụng để kiểm soát nhà nước (nhà nước
<i>đứng trên pháp luật). Giữa the Rule of Law và Rule by Law có điểm chung là xã hội có pháp </i>
<i>luật và được quản lý bằng pháp luật, nhưng Rule by Law thiếu những yêu cầu quan trọng </i>
<i>khác về mục đích, tính phù hợp của pháp luật như trong the Rule of Law. Trong mối quan hệ </i>
so sánh này, có thể thấy khái niệm “nhà nước pháp quyền” đang được dùng ở Việt Nam có
<i>phần nghiêng nhiều về phía Rule by Law hơn là về phía the Rule of Law. </i>


<i>The Rule of Law cũng không đồng nghĩa với những thuật ngữ mà ở Việt Nam vẫn được </i>
<i>xem là gần gũi với nó như Rechtsstaat và État de Droit. </i>



<i>Trước hết, về Rechtsstaat. Đây là lý thuyết lấy cảm hứng từ học thuyết luật thực chứng </i>
<i>(positive law doctrine) – là triết lý truyền thống về nhà nước của các nhà triết học Đức, cụ </i>
thể như từ Kant, Fichte, Hegel. Theo học thuyết này, luật pháp là do nhà nước ban hành, có
tính chất “thế tục”.68<i><sub> Cốt lõi của Rechtsstaat là quan điểm về một "nhà nước tự giới hạn", </sub></i>


trong đó nhà nước là nguồn gốc của luật pháp, song cũng tự đặt mình dưới luật pháp, tự tuân
thủ luật pháp. Luật pháp không áp đặt trên nhà nước một ràng buộc từ bên ngoài, một giới
hạn khách quan, mà giới hạn đó do chính nhà nước tự đặt ra cho mình để tạo ra những
nguyên tắc cho việc thực hiện quyền lực của mình.69<sub> Mặc dù những giới hạn đó mang tính </sub>


chủ quan song vẫn có ý nghĩa ràng buộc thực sự với nhà nước, bởi khi nhà nước không tôn
trọng luật pháp, tức là phá bỏ những giới hạn đó cũng tức là tự mình hủy bỏ trật tự pháp lý
làm nền móng cho sự tồn tại của chính mình70<i><sub>. </sub></i>


<i>Ở Việt Nam, quan điểm phổ biến cho rằng Rechtsstaat là “phiên bản” Đức của the Rule </i>
<i>of Law (hoặc là hình thức biểu hiện trên thực tế của the Rule of Law), đồng thời xem thuật </i>
<i>ngữ Rechtsstaat hoàn toàn đồng nhất với “nhà nước pháp quyền”. Tuy nhiên, cần thấy rằng </i>
xét về nguồn gốc nếu như the Rule of Law là thuật ngữ xuất phát từ quan điểm về vị trí, vai
trị, ý nghĩa của pháp luật trong tư tưởng của nhà triết học Anh Dicey, mang đặc tính của
<i>truyền thống luật Anh-Mỹ (common law), thì Rechtsstaat xuất phát từ quan điểm thực chứng </i>
về nhà nước của các nhà triết học cổ điển Đức, có tính chất của truyền thống luật châu Âu
<i>lục địa (Roman Law hoặc Civil Law), vì thế khó có thể nói rằng Rechtsstaat là bản sao hay </i>
<i>là biểu hiện thực tế của the Rule of Law. Quan trọng hơn, mặc dù có những điểm chung khi </i>
<i>nói đến pháp luật, song nội hàm của Rechtsstaat khơng hồn tồn tương đồng với the Rule of </i>
<i>Law. Cụ thể, nếu như the Rule of Law là một nguyên tắc hay hệ thống chi phối hoạt động </i>
<i>của cả nhà nước và xã hội, thì Rechtsstaat chủ yếu tập trung vào nhà nước. Mục đích của the </i>
Rule of Law là tạo ra “luật chơi” chung cho mọi chủ thể trong đó lấy pháp luật làm tiêu
<i>chuẩn, thì mục đích của Rechtsstaat chỉ là hạn chế quyền lực của Nhà nước bằng luật </i>
<i>pháp71</i><sub>. Trong một xã hội dựa trên the Rule of Law, pháp luật là tối thượng, mọi chủ thể, cả </sub>



nhà nước và người dân, đều phải hành xử dựa trên pháp luật, còn trong một xã hội theo mơ
<i>hình Rechtsstaat, Nhà nước bị đặt dưới luật pháp, chỉ được hành động theo những quy định </i>
của luật pháp.72<sub> </sub>


68<sub> Xem: Danilo Zolo (2007), “The Rule of Law: A Critical Reappraisal”, trong: Pietro Costa, Danilo Zolo (edited), </sub>


The Rule of Law: History, Theory and Criticism, Published by Springer, the Netherlands, tr.11-13.


69<sub> Cao Huy Thuần (2007), “Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Tia Sáng Online ngày 24/12/2007 </sub>
70<sub> Cao Huy Thuần, tài liệu đã dẫn. </sub>


71<sub> Xem thêm Cao Huy Thuần, tài liệu đã dẫn. </sub>


72<sub> Theo Cao Huy Thuần, đây là điểm khác biệt căn bản giữa Nhà nước luật pháp (Rechtsstaat) và Nhà nước cảnh sát </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Như vậy, xét đến sự giới hạn về nội hàm so với the Rule of Law, Rechtsstaat có sự </i>
tương đồng nhất định với “nhà nước pháp quyền” ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc đồng nhất
<i>Rechtsstaat với “nhà nước pháp quyền” vẫn mang tính tư biện, khiên cưỡng bởi lẽ </i>
<i>Rechtsstaat nhấn mạnh vào mục đích và các biện pháp hạn chế quyền lực của Nhà nước bằng </i>
luật pháp, và việc này được thực hiện bằng nhiều cơ chế; còn “nhà nước pháp quyền” ở Việt
Nam tuy có đề cập đến yếu tố hạn chế quyền lực nhưng khơng coi đó là nền tảng. Cụ thể,
trong các yếu tố được xem là đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước chỉ được đề cập một cách mờ nhạt và
hạn chế (tập trung vào hình thức kiểm sốt bên trong bộ máy nhà nước) trong đặc trưng thứ
ba.73 Ngược lại, bởi chỉ tập trung vào vai trò giới hạn quyền lực nhà nước của luật pháp,
<i>Rechtsstaat thiếu hụt một số đặc trưng được xác định cho “nhà nước pháp quyền” như tính </i>
chất thượng tơn của pháp luật với mọi chủ thể trong xã hội; vị trí, vai trị của nhân dân trong
<i>mối quan hệ với nhà nước và pháp luật. Chính vì vậy, có tác giả khơng dịch Rechtsstaat là </i>
‘nhà nước pháp quyền”, mà thành “nhà nước luật pháp” để phù hợp với cả nội hàm và ý
<i>nghĩa chiết tự của nó (trong tiếng Đức, Recht là luật pháp, Staat là Nhà nước).</i> 74



<i>Về État de Droit. Lý thuyết này được cho là do Raymond Carré de Malberg đề xuất ở </i>
<i>Pháp giai đoạn nền Cộng hòa thứ ba, trong tác phẩm Contributions à la théorie générale de </i>
<i>l’État (1920).</i>75<i><sub> Xét cả về nội dung và chiết tự, État de Droit thực chất là một cố gắng tổng </sub></i>


<i>hợp lý thuyết về Rechtsstaat của Đức để áp dụng vào Pháp. Sự khác biệt giữa État de Droit </i>
<i>và Rechtsstaat chủ yếu là do trong quá trình du nhập ấy, người Pháp đã bổ sung thêm một số </i>
<i>yếu tố của lý thuyết về Due Process of Law từ Hoa Kỳ.</i>76<i><sub> Mục tiêu chủ yếu của État de Droit </sub></i>


là bảo vệ các quyền cá nhân trước khả năng tùy tiện của nhà nước, bằng cách nhà nước “tự
giới hạn” quyền lực thông qua việc tự ràng buộc vào nghĩa vụ tôn trọng các quy tắc, giá trị
<i>chung. Theo cách tiếp cận đó, chủ quyền nhân dân (popular or national sovereignty) được </i>
<i>trao cho Nghị viện, cơ quan có địa vị tối cao tuyệt đối (absolute primacy) so với các nhánh </i>
quyền lực nhà nước khác. “Luật pháp” được hiểu là sự biểu hiện ý chí chung của quốc gia
<i>(nation’s general will), và do đó, hành pháp phải chịu sự ràng buộc nghiêm ngặt bởi lập </i>
pháp. Thẩm phán cũng không được phép can thiệp vào việc thực hiện quyền lập pháp, bao
gồm việc khơng thể đình chỉ thi hành luật pháp. Mặc dù vậy, lập pháp cũng phải tuân thủ
Hiến pháp, văn bản được tách biệt với các luật thông thường bằng cách đặt ở vị trí cao nhất
<i>mà Nghị viện – “quyền lực được ủy quyền” (constituted powers), </i>77<sub> cũng buộc phải tôn trọng </sub>


các giới hạn pháp lý được đặt ra trong Hiến pháp.


<i>Trong thực tế, những yếu tố cốt lõi của État de Droit như tính chất của pháp luật, chủ </i>
quyền nhân dân, quyền con người, quyền cơng dân đã được hình thành và thử nghiệm trong
<i>Cách mạng Pháp 1789, Rechtsstaat chỉ là khung mẫu để dựa trên đó người Pháp hồn thiện </i>
và lý thuyết hố những yếu tố đó.78<i><sub> Sự hồn thiện thể hiện ở việc khi du nhập Rechtsstaat, </sub></i>


người Pháp đã tìm ra cịn đường khả dĩ để quyết sự bối rối kéo dài vài thế kỷ của họ trước
một vấn đề lý thuyết hóc búa, đó là mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, mà thể hiện qua



73<sub> Cụ thể là: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước </sub>


trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện
quyền lực nhà nước”. Xem Đào Trí Úc, Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, 2015.


74<sub> Xem Cao Huy Thuần, tài liệu đã dẫn. </sub>


75<sub> Raymond Carré de Malberg (1920), Contributions à la théorie générale de l’État, tại </sub>




76<sub> về Due Process of Law </sub>


77<sub> “Quyền lực được ủy nhiệm” (constituted powers) [thẩm quyền tiền lập pháp (pre-legal power)] chỉ là một phần </sub>


của “quyền lập hiến” (constituent power) – thuộc về nhân dân. Quyền lực được ủy nhiệm là quyền lực có giới
hạn; cịn quyền lập hiến là quyền lực vô hạn, không phải chịu bất cứ hạn chế nào của Hiến pháp. Nhân dân có
quyền quyết định đâu là những giá trị và nguyên tắc nền tảng của cộng đồng; có quyền xem xét, sửa đổi và thay
đổi Hiến pháp của mình [Điều 28 Tuyên ngôn về quyền (Declaration of Rights, 1793)].


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

câu hỏi: nhà nước và pháp luật, cái nào ở trên và quyết định cái nào? 79<sub> Giải pháp về “nhà </sub>


<i>nước tự giới hạn” của người Đức trong Rechtsstaat, trong đó cho rằng nhà nước là cái đứng </i>
trên và quyết định pháp luật, tuy bị tranh luận và phê phán kịch liệt ở Pháp vì mâu thuẫn với
quan điểm về chủ quyền nhân dân cịn lỏng lẻo và mang tính hình thức của Rút-xô, nhưng
<i>rốt cục vẫn được chấp nhận và thể hiện trong État de Droit. </i>


<i>Nói tóm lại, cả người Đức và người Pháp, thông qua Rechtsstaat và État de Droit, đều </i>
cho rằng nhà nước có trước và tạo ra pháp luật, pháp luật là sản phẩm và công cụ của nhà
nước để quản lý xã hội, nhưng nhà nước cũng phải tự mình đặt dưới pháp luật, tự mình tơn


trọng pháp luật. Tư duy này rõ ràng khác với cách tiếp cận của người Anh trong the Rule of
Law khi cho rằng có một thứ có trước và vượt trên nhà nước cũng như pháp luật thực định,
<i>đó chính là pháp luật tự nhiên (natural law) và gắn với nó là các quyền tự nhiên (natural </i>
<i>right) của con người. Chính cái thứ có trước và vượt trên này là hồn cốt của the Rule of Law, </i>
tạo nên những cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước chặt chẽ và hiệu quả hơn ở các nước
<i>chịu ảnh hưởng bởi nguyên tắc này (chủ yếu là các nước theo truyền thống thông luật - </i>
<i>common law) so với những nước chịu ảnh hưởng bởi Rechtsstaat và État de Droit (chủ yếu </i>
<i>là các nước theo truyền thống dân luật - civil law). </i>


<i>Dù vậy, tuy mức độ biểu hiện ít nhiều khác nhau, giữa the Rule of Law, Rechtsstaat và </i>
<i>État de Droit cũng có những điểm chung, trong đó bao gồm vị trí của pháp luật như là công </i>
cụ để quản lý xã hội, tính khơng tuyệt đối của quyền lực nhà nước, và yêu cầu hạn chế, kiểm
soát quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Những điểm chung đó
<i>thể hiện cụ thể ở việc, cả trong the Rule of Law, Rechtsstaat và État de Droit, nhà nước </i>
khơng phải muốn làm gì thì làm mà đều phải tôn trọng và hành động đúng luật pháp. Tuy
nhiên, như đã đề cập, trong vấn đề giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước, the Rule of
<i>Law chứng tỏ sự sâu sắc, hợp lý và hiệu quả hơn so với hai lý thuyết còn lại. </i>


Khi nghiên cứu về pháp quyền, nhiều học giả thường đưa ra một bản liệt kê các nguyên
tắc mà pháp quyền bao hàm như là sự cụ thể hóa những thuộc tính cơ bản cấu thành khái
niệm pháp quyền. Các nguyên tắc có thể được chia thành các khía cạnh về hình thức, thủ tục,
và nội dung. Các khía cạnh về hình thức bao gồm: pháp luật do một thiết chế được ủy quyền
làm ra, theo các quy tắc thủ tục; minh bạch (pháp luật được công khai và dễ tiếp cận); pháp
luật có tính tổng qt, rõ ràng, thích hợp, ổn định và có thể tiên đốn; pháp luật được áp dụng
cơng bằng và vơ tư.80<sub> Các khía cạnh về thủ tục thường làm liên tưởng tới nguyên tắc trình tự </sub>


<i>pháp luật cơng bằng (due process of law), một thuật ngữ khá tương đồng và rất quan trọng </i>
đối với pháp quyền.81<sub> Trong khi đó, các khía cạnh về nội dung của pháp quyền là vấn đề còn </sub>


gây nhiều tranh luận. Nhiều học giả cho rằng pháp quyền chỉ có tính hình thức và thủ tục,


trong khi những người khác lại muốn bổ sung thêm các khía cạnh có tính nội dung.82


Các tổ chức như Dự án công lý quốc tế (World Justice Project – WJP), Viện nghiên
cứu pháp quyền Úc (The Rule of Law Institute for Australia – RoLIA) sử dụng các nguyên
tắc của pháp quyền như là tiêu chí đánh giá mức độ pháp quyền của các quốc gia. Cụ thể,
WJP đưa ra 4 nguyên tắc có tính phổ qt của pháp quyền đó là: trách nhiệm giải trình; pháp
luật cơng bằng; chính quyền mở; cơ chế giải quyết xung đột vơ tư, có thể tiếp cận, 83<sub> cịn </sub>


RoLIA đưa ra 10 ngun tắc đó là: phân quyền; pháp luật do cơ quan dân cử làm ra; người
dân có quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận; pháp luật được áp dụng bình đẳng, cơng
bằng; pháp luật được phổ biến đến tất cả mọi người; cấm tra tấn và các hành vi tùy tiện của
nhà nước; tư pháp độc lập và xét xử cơng bằng; suy đốn vơ tội và quyền im lặng; khơng có


79<sub> Cao Huy Thuần, tài liệu đã dẫn. </sub>


80<sub> Xem: Katrin Blasek (2015), The Rule of Law in China. A Comparative Approach, Springer, tr.9-10. </sub>
81<sub> Xem: Standford Encyclopedia, tại: [truy cập: 9/5/2018]. </sub>
82<sub> Xem: Standford Encyclopedia, tài liệu đã dẫn. </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tội nếu khơng có luật và cấm hồi tố84<sub>. Mặc dù có sự khác nhau nhất định về số lượng và nội </sub>


dung của các nguyên tắc pháp quyền, nhưng về bản chất, cả WJP và RoLIA đều thừa nhận
và nhấn mạnh nguyên tắc cốt lõi là “thượng tơn pháp luật”. Ngồi ra, các nguyên tắc đều đề
<i>cập đến các yếu tố quan trọng khác liên quan đến chất lượng (hay tính chính đáng) của pháp </i>
<i>luật; tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật; và mục tiêu bảo vệ nhân quyền của pháp luật. </i>


Theo Liên hợp quốc, bản thân the Rule of Law đã mang tính chất là một nguyên tắc về
<i>quản trị nhà nước và xã hội. Nghị viện châu Âu coi the Rule of Law là một nguyên tắc chung </i>
của các quốc gia trong khu vực.85<sub> Rộng hơn, pháp quyền còn được xem là một ngun tắc </sub>



phổ qt, có tính tồn cầu, đóng vai trị nền tảng cho các quan hệ quốc tế (giải quyết các
tranh chấp quốc tế, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ hịa bình, an ninh và thúc đẩy sự phát triển
của các quốc gia và cộng đồng quốc tế).86<sub> Như vậy, ở góc độ khái quát nhất và tiếp cận từ vai </sub>


<i>trị của nó, có thể định nghĩa nguyên tắc pháp quyền là việc lấy thượng tôn pháp luật làm yếu </i>
<i>tố cơ sở, định hướng, chi phối hoạt động và quan hệ của mọi nhà nước, tổ chức và cá nhân, </i>
<i>cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Từ định nghĩa này và những phân tích ở trên, có thể thấy </i>
thực hiện ngun tắc pháp quyền đòi hỏi sự tác động đến tổ chức và hoạt động của toàn bộ
bộ máy nhà nước chứ không chỉ liên quan đến cơ quan lập pháp. Sự tác động đó chủ yếu
được hướng vào việc kiểm soát, ngăn ngừa sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước và bảo
vệ các quyền con người. Tuy nhiên, sự tác động của pháp quyền còn nhằm để bảo đảm các
quan hệ trong xã hội được thiết lập và vận hành một cách hợp lý, hài hoà và ổn định.


<b>2. Quy định về nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp 2013 và các văn kiện của </b>
<b>Đảng Cộng sản Việt Nam </b>


Khái niệm “pháp quyền” đã được nhắc đến bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái
<i>Quốc) từ năm 1919, trong bản Việt Nam yêu cầu ca (bản dịch ra tiếng Việt theo thể thơ lục </i>
<i>bát bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây). Tại văn bản này, Chủ tịch </i>
Hồ Chí Minh đã chuyển thể yêu sách thứ bảy (tổng cộng có 8 yêu sách) thành:


<i>“Bảy xin hiến pháp ban hành, </i>


<i>Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” </i>


<i>Thuật ngữ “thần linh pháp quyền” cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất sâu sắc ý </i>
nghĩa của pháp quyền, còn yêu cầu về việc ban hành hiến pháp cho thấy Người nhận thức rõ
tầm quan trọng của hiến pháp, và rộng ra là của chủ nghĩa hiến pháp.


Tuy nhiên, “nhà nước pháp quyền” là một khái niệm mới chỉ xuất hiện gần đây ở Việt


Nam. Lần đầu tiên khái niệm này được nhắc đến một cách chính thức là vào năm 1991, 87 tại
Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng khố VII năm 1994, 88<sub> sau đó được thể chế hoá </sub>


trong Hiến pháp năm 1992 ở lần sửa đổi năm 2001 với tên gọi chính thức “nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN)” (Điều 2). Cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng (bổ
sung năm 2011) tái xác định chủ trương xây dựng “nhà nước pháp quyền XHCN” và xem đó
là một trong 8 phương hướng để đạt được các mục tiêu đề ra trong văn kiện.89


84<sub> Xem: [truy cập: 7/5/2018]. </sub>


85<sub> Xem: Ricardo Gosalbo-Bono (2010), “The Significance of the Rule of Law and Its Implications for the European </sub>


Union and the United States”, University of Pittsburgh Law Review, Vol. 72:229, tại:


[truy cập: 7/5/2018]. Cũng
xem: Rule of Law, tại: [truy cập: 7/5/2018].


86<sub> Xem: Lời nói đầu, Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc; Lời nói đầu Tun ngơn phổ qt về nhân quyền; Tuyên </sub>


bố về Rule of Law được thông qua theo một nghị quyết của Đại hội đồng ngày 30/11/2012 (A/RES/67/1).


87<sub> Cao Huy Thuần, tài liệu đã dẫn. </sub>


88<sub> Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. </sub>


Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.329.


89<sub> Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Thể chế hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung năm 2011), Hiến pháp năm 2013


kế thừa toàn văn (chỉ khác một điểm nhỏ là viết hoa chữ Nhân dân) quy định về nhà nước
pháp quyền trong Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001). Cụ thể, Khoản 1 Điều 2 Hiến
pháp 2013 quy định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.


Cả Hiến pháp 1992 và 2013 đều chỉ xác định mục tiêu mà không nêu ra định nghĩa về
nhà nước pháp quyền XHCN. Mặc dù vậy, có thể khái quát hố được nội hàm của khái niệm
này thơng qua một số quy định trong Chương I (Chế độ chính trị) của hai bản Hiến pháp
1992 và 2013. Cụ thể, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo các Hiến pháp 1992 và
2013 mang những dấu hiệu (hay đặc trưng) sau đây:


<i>-Thứ nhất, do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền </i>
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức (Khoản 2
Điều 2 Hiến pháp 2013).


So với Hiến pháp 1992 (Điều 2), đặc trưng này được bổ sung thêm một nội dung quan
trọng đó là “nhà nước do Nhân dân làm chủ”.


<i>- Thứ hai, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa </i>
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Khoản 3
Điều 2 Hiến pháp 2013).


So với Hiến pháp 1992 (Điều 2), đặc trưng này được bổ sung một nội dung quan trọng
đó là sự “kiểm soát” giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp.


<i>-Thứ ba, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo </i>
vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân (Điều 3 Hiến pháp 2013).


So với Hiến pháp 1992 (Điều 3), đặc trưng này được bổ sung một nội dung rất quan


trọng đó là: “Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền
công dân”.


<i> -Thứ tư, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến </i>
pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ (Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013).


So với Hiến pháp 1992, đây là một đặc trưng mới được bổ sung.


<i> -Thứ năm, chịu sự lãnh đạo của một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều </i>
4 Hiến pháp 2013).


So với Hiến pháp 1992 (Điều 4), phần diễn giải về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong Điều 4 Hiến pháp 2013 bổ sung quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó
mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Ngồi ra, khơng chỉ mọi tổ chức của Đảng
(theo Hiến pháp 1992) mà cả các đảng viên (theo Hiến pháp 2013) cũng phải hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân. (6) Nhà nước và xã
hội do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.90


Ngoài hai khái niệm “pháp quyền’và “nhà nước pháp quyền”, gần đây khái niệm
“nguyên tắc pháp quyền” cũng được sử dụng ở Việt Nam, đầu tiên là trong Nghị quyết
48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, và trong
Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới của Đảng.91<sub> Trong văn kiện các Đại hội Đảng XI và XII, </sub>


thuật ngữ này cũng được đề cập tới nhưng dưới dạng rút gọn là “pháp quyền”.92<sub> </sub>


Trong Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới của Đảng, nguyên tắc pháp quyền [XHCN]


được trình bày như là yêu cầu và yếu tố nền tảng của nhà nước pháp quyền XHCN.93<sub> Như </sub>


vậy, các đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN mà đã được xác định có thể được xem là
các đặc trưng của nguyên tắc pháp quyền [XHCN]. Cách tiếp cận này cần được nghiên cứu
<i>thêm, bởi như đã chỉ ra ở phần trên, không thể đồng nhất giữa pháp quyền với nhà nước </i>
<i>pháp quyền, giữa các đặc trưng của một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của một xã hội với </i>
<i>các đặc trưng của một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước. </i>


Mặc dù chưa xác định cụ thể, song Nghị quyết 48-NQ/TW đã gián tiếp đề cập đến một
<i>số yếu tố có thể xem như là cấu thành của nguyên tắc pháp quyền XHCN, gồm có: (1) Chất </i>
<i>lượng của pháp luật: thể hiện qua mục tiêu “xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng </i>
bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch” (Mục 1 Phần I), và định hướng “nâng cao chất
lượng hoạt động lập pháp, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, cơng khai, minh bạch của
<i>hệ thống pháp luật” (Mục 1.3 Phần II). (2) Hiệu lực của pháp luật: thể hiện qua mục tiêu </i>
“đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của
pháp luật để góp phần quản lý xã hội (Mục 1 Phần I), và định hướng “xây dựng và hồn
thiện pháp luật về quốc phịng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” (Mục 5 Phần II).
<i>(3) Bảo vệ quyền con người: thể hiện qua mục tiêu “xây dựng nhà nước trong sạch, vững </i>
mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân (Mục I Phần I), và
định hướng “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do,
<i>dân chủ của công dân” (Mục 2 Phần II). (4) Giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước: thể </i>
hiện qua các định hướng: cụ thể hóa đầy đủ nguyên tắc hiến định “quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Mục 1.2 Phần II); thúc đẩy sự tham gia của người dân,
xây dựng cơ chế bảo vệ luật và Hiến pháp (Mục 1.3 Phần II); cải cách hành chính theo
hướng đơn giản hóa và cơng khai, minh bạch các thủ tục hành chính (Mục 1.4 Phần II).


Các quy định nêu trên của Nghị quyết 48-NQ/TW thể hiện cách tiếp cận hợp lý, tiệm
cận hơn với quan điểm phổ biến về pháp quyền của cộng đồng quốc tế. Cụ thể, trên thế giới,
nếu tiếp cận theo nghĩa tổng quát (xem the Rule of Law chính là một nguyên tắc, gọi là


<i>ngun tắc pháp quyền) thì có thể coi các yếu tố mà WJP và RoLIA xác định (nêu ở phần </i>
trên) chính là các thuộc tính cấu thành của nguyên tắc pháp quyền. Tuy nhiên, nếu tiếp cận
theo nghĩa cụ thể hơn thì nội hàm của nguyên tắc pháp quyền cần tiếp tục được chi tiết hoá.
Về vấn đề này, WJP đã xác định 9 yếu tố (factors) để đánh giá mức độ pháp quyền của các


90<sub> Xem: Đào Trí Úc (chủ biên) (2006), Mơ hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa </sub>


Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.233-315.


91<sub> Xem: Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt </sub>


Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; và Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số
vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.


92<sub> Xem: Nguyễn Xuân Tùng (2017), “Khái niệm, nội dung của nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, tham luận </sub>


tại Tọa đàm khoa học: Một số vấn đề lý luận về thực hiện nguyên tắc pháp quyền, tổ chức ở Viện Nhà nước và
pháp luật, ngày 27/02/2017 tại Hà Nội..


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

quốc gia. Nếu xét nội dung của chúng, có thể xem 9 yếu tố này như là các thuộc tính cụ thể
<i>cấu thành nguyên tắc pháp quyền, bao gồm: (1) Quyền lực của chính quyền bị giới hạn; (2) </i>
<i>Khơng tham nhũng; (3) Chính quyền mở; (4) Quyền con người cơ bản; (5) Trật tự và an </i>
<i>ninh; (6) Thực thi pháp luật; (7) Tư pháp dân sự; (8) Tư pháp hình sự; và (9) Tư pháp khơng </i>
<i>chính thức.</i>94<sub> </sub>


Có thể thấy 9 yếu tố nêu trên rất toàn diện, cụ thể, bao trùm một phạm vi rộng các vấn
đề mà trong đó có một số chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam, cũng như chưa từng
hoặc ít được gắn với nội hàm của pháp quyền hay nhà nước pháp quyền theo quan điểm phổ
biến ở Việt Nam (như: tư pháp khơng chính thức, chính quyền mở, và không tham nhũng).
Các yếu tố khác, về bản chất đều đã có những nội dung tương đồng trong Nghị quyết số


48-NQ/TW và một số văn kiện của Đảng. Nhìn chung, xét cả trên phương diện chính trị và pháp
lý, tất cả 9 yếu tố nêu trên đều khơng xung đột với đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước Việt Nam, vì vậy đều có giá trị tham khảo trong việc xác định nội hàm của
nguyên tắc pháp quyền [XHCN], và rộng ra là trong việc thi hành quy định về xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta.


<b>3. Một số vấn đề đặt ra với việc thi hành quy định về xây dựng nhà nước pháp </b>
<b>quyền XHCN trong Hiến pháp 2013 </b>


Từ những nội dung đã trình bày ở các phần trên, có thể thấy để thực thi quy định về
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong Hiến pháp 2013, điều đầu tiên là cần làm rõ
hơn những vấn đề lý luận về pháp quyền và nhà nước pháp quyền.


Tính cấp thiết của việc nghiên cứu lý luận đã được xác định ngay trong Báo cáo tổng
kết 30 năm đổi mới. Trong văn kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định về những
hạn chế trong nhận thức như sau: “Lí luận… về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về
dân chủ và xây dựng nền dân chủ XHCN, … còn hạn chế, chưa đầy đủ và hệ thống, chưa
lý giải và làm sáng tỏ nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra;… Quan điểm về dân chủ XHCN
chưa sâu sắc và đầy đủ; có lúc, có nơi cịn xem nhẹ việc thực hành dân chủ; chưa giải quyết
tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật, kỷ cương. Chưa coi trọng đúng mức phát triển các
hình thức dân chủ trực tiếp”.95<sub> “Bản chất, đặc trưng, cơ chế vận hành của Nhà nước pháp </sub>


quyền XHCN chưa được xác định rõ và đầy đủ… Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN, nhận thức chưa đầy đủ về nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, về cơ chế
phân cơng, phối hợp, kiểm sốt quyền lực nhà nước, … Các nguyên tắc dân chủ, pháp
quyền, tính tối thượng của Hiến pháp, vai trị, tiêu chuẩn của pháp luật và hệ thống pháp
luật của Nhà nước pháp quyền XHCN; tiêu chuẩn, đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp
quyền XHCN, … chưa được nhận thức, quy định đầy đủ trong mơ hình tổ chức và cơ chế
vận hành của hệ thống chính trị”.96<sub> </sub>



Đi sâu vào chi tiết, nhận thức của giới học thuật nước ta hiện nay về hai khái niệm pháp
quyền và nhà nước pháp quyền vẫn còn chưa thống nhất và còn những điểm chưa hợp lý,
<i>trong đó đáng tranh luận nhất đó là xu hướng đồng nhất pháp quyền (the Rule of Law) với </i>
<i>nhà nước pháp quyền (the state governed by the rule of law). Như đã phân tích ở các mục </i>
<i>trên, từ góc độ học thuật, pháp quyền có sự liên quan nhưng không thể đồng nhất với nhà </i>
<i>nước pháp quyền, cũng như với các thuật ngữ gần gũi khác với nó như Rechtsstaat, État de </i>
<i>droit. Đây là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước chứng minh. So </i>
<i>sánh với ba thuật ngữ nhà nước pháp quyền (của Việt Nam), Rechtsstaat (của Đức), và État </i>


94<sub> Xem: World Justice Project, “Factors of the Rule of Law”, tại: </sub>


[truy cập: 7/5/2018].


95<sub> Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới </sub>


(1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.144.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>de droit (của Pháp), pháp quyền (Rule of Law) có nguồn gốc riêng và có nội hàm rộng, bao </i>
<i>trùm nhất. Sự đồng nhất các thuật ngữ này, đặc biệt là giữa pháp quyền và nhà nước pháp </i>
<i>quyền là sự khiên cưỡng về mặt học thuật. Ở Việt Nam, sự đồng nhất về mặt thuật ngữ đã </i>
dẫn tới tình trạng đồng nhất các yếu tố cấu thành của pháp quyền với các yếu tố cấu thành
của nhà nước pháp quyền XHCN; thậm chí cịn có sự đồng nhất pháp quyền với thuật ngữ
<i>“pháp trị” (Rule by Law). Hậu quả là đã làm hẹp đi đáng kể nội hàm của pháp quyền/ nguyên </i>
<i>tắc pháp quyền, và làm “hạ cấp” mục tiêu [lẽ ra cần là] xây dựng một xã hội pháp quyền </i>
<i>xuống còn nhà nước pháp quyền. </i>


Mặc dù trên thế giới hiện cũng chưa có một định nghĩa chung về pháp quyền, song
cũng có thể nhận biết được khái niệm này qua một số thuộc tính cấu thành được thừa nhận
một cách phổ biến. Các yếu tố này tập trung vào những vấn đề như: tính tối thượng của pháp
luật; hạn chế và kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ nhân quyền, bảo đảm pháp luật được


xây dựng một cách phù hợp và được thực thi hiệu quả trên thực tế...


Cũng từ những phân tích ở các phần trên, có thể thấy hầu như tất cả các yếu tố cấu
thành của pháp quyền theo cách hiểu phổ biến trên thế giới đã được thể hiện, một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp trong các văn kiện của Đảng và trong hai bản Hiến pháp 1992, 2013 của
Việt Nam (song được hiểu với tính chất như là các yêu cầu hay nội dung của nhà nước pháp
quyền XHCN). Như vậy, có thể tham khảo và áp dụng các yếu tố cấu thành của pháp quyền
mà đã được một số tổ chức nghiên cứu và học giả quốc tế xác định để xây dựng lên nội hàm
của pháp quyền hoặc nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Tuy nhiên, một yêu cầu đặt
ra ở đây là cần tách bạch giữa các yếu tố cấu thành của pháp quyền với các yếu tố cấu thành
của nhà nước pháp quyền. Để thực hiện được việc này, cần bắt đầu từ việc nhận thức lại về
khái niệm pháp quyền trong mối quan hệ với khái niệm nhà nước pháp quyền.


Về phương diện thực tiễn, cũng cần xem xét, đánh giá và củng cố khung khổ pháp lý
về những vấn đề gắn liền với nội hàm của pháp quyền/nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện
nay, tiêu biểu như:


<i>- Vấn đề dân chủ </i>


Hiện tại, mặc dù Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ vị thế và quyền làm chủ của nhân
dân, song nhận thức về thực thi dân chủ ở nước ta vẫn còn phiến diện và ít nhiều sai lệch, thể
hiện ở chỗ dân chủ cơ bản đang được đánh đồng với bầu cử, xem việc tổ chức bầu cử “đúng
quy trình” đã là đảm bảo dân chủ. Ở đây, trong khi đúng là bầu cử được coi là yếu tố nổi bật,
là chìa khóa của dân chủ, qua đó thành lập nên chính quyền, tuy nhiên quy trình bầu cử phải
thỏa mãn được các yếu tố như phổ thông, tự do, công bằng và cạnh tranh. Để bầu cử đáp ứng
được những yêu cầu này, trước hết các quyền tự do ngôn luận và hiệp hội của công dân phải
được bảo đảm, để người dân có thể biểu đạt, truyền đạt quan điểm của mình và thuyết phục
người khác cùng tham gia. Robert Dahl – một cố Giáo sư chính trị học nổi tiếng của Hoa Kỳ,
chỉ ra sáu thiết chế tối thiểu của một nền dân chủ đại diện hiện đại bao gồm:97<sub> (1) Các quan </sub>



chức do dân bầu; (2) Những cuộc bầu cử tự do, công bằng, và theo định kỳ; (3) Quyền tự do
biểu đạt; (4) Khả năng tiếp cận thông tin; (5) Quyền tự chủ của các tổ chức; và (6) Mọi
người đều có quyền cơng dân. Sáu thiết chế này đảm bảo hai chiều kích của dân chủ, đó là
<i>bầu cử cạnh tranh và sự tham gia của người dân. Đây chính là khn khổ chính yếu cho các </i>
thước đo dân chủ hiện đại. Ở nước ta hiện nay cả hai chiều kích này đều đã có, nhưng đều
mang tính hình thức, chưa thực chất, thiếu hiệu quả.


Khuôn khổ pháp lý hiện hành về dân chủ đại diện (luật về bầu cử), tuy mới sửa đổi, bổ
sung nhưng vẫn chứa đựng nhiều quy định bất cập (như quy định về ứng cử, đề cử, hiệp


97<sub> Xem thêm cuốn: Robert A. Dahl (2015 [1998]), Bàn về dân chủ (On Democracy, Phạm Nguyên Trường dịch), </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

thương giới thiệu người ứng cử, …). Trong khi đó, ngồi luật về trưng cầu ý dân, các hình
thức dân chủ trực tiếp khác như sáng kiến công dân, sáng kiến chương trình nghị sự, 98<sub> thậm </sub>


chí bản thân nội hàm khái niệm này vẫn chưa thực sự được làm rõ ở Việt Nam.


<i>- Vấn đề quyền con người </i>


Như đã đề cập ở các phần trên, thực hiện nguyên tắc pháp quyền và đảm bảo quyền
làm chủ của nhân dân trong thực tiễn chính là việc hoàn thiện và thực thi tốt hệ thống pháp
luật quốc gia phù hợp với Hiến pháp, tạo lập một khuôn khổ pháp lý đầy đủ để người dân có
thể thụ hưởng các quyền con người, quyền cơng dân của mình. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều
đạo luật nền tảng cho việc thực thi dân chủ vẫn còn thiếu, cụ thể như Luật về hội, luật biểu
tình, luật về tài trợ bầu cử, … Một số đạo luật mới được xây dựng, ban hành như Luật trưng
<i>cầu ý dân, Luật tiếp cận thông tin, … nhưng có nhiều hạn chế và chậm triển khai thi hành. </i>


Thêm vào đó, ở Việt Nam, Hiến pháp được quy định là đạo luật cơ bản, có hiệu lực
pháp lý cao nhất (Điều 119 Hiến pháp năm 2013), tuy nhiên, trên thực tế lại khơng có hiệu
lực trực tiếp. Thực tiễn này dẫn tới các quyền dân chủ nền tảng quan trọng của nhân dân như


tự do lập hội, hội họp, biểu tình, … sẽ phải đợi Quốc hội ban hành luật để cụ thể hóa, thậm
chí có thể phải đợi các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành mới có thể thực hiện được.
Điều ngày là đi ngược lại với nguyên tắc pháp quyền, bởi trong một số trường hợp những
văn bản thấp hơn lại có giá trị pháp lý cao hơn trên thực tế. Nó cũng dễ dẫn tới sự thiếu
thống nhất của hệ thống pháp luật, khi hiện nay chưa có quy định rõ ràng về ủy quyền lập
pháp, trong khi quy trình ban hành các văn bản dưới luật thường đơn giản hơn, và đặc biệt là
<i>chưa có một cơ chế tài phán kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật. </i>


<i>- Vấn đề bảo hiến </i>


Hiến pháp năm 2013 (Điều 119) để ngỏ khả năng thành lập một cơ chế bảo vệ hiến
pháp theo một đạo luật do Quốc hội ban hành. Quy định này cần sớm được triển khai thực
hiện, vì thực tế cho thấy, cơ chế tài phán bảo vệ hiến pháp là một cơng cụ hữu hiệu trong
việc kiểm sốt quyền lực giữa các cơ quan nhà nước, và đóng vai trò quan trọng đối với việc
bảo vệ quyền con người, quyền công dân.


<i>- Vấn đề độc lập tư pháp </i>


Một thiết chế đặc biệt quan trọng trong một xã hội pháp quyền đó là tư pháp độc lập,
đóng vai trị là người bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Ở Việt Nam,
năng lực cũng như tính độc lập của tòa án được đánh giá vẫn còn hạn chế. Hiến pháp quy định
Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, nhưng khái niệm về quyền tư pháp vẫn
chưa được hiểu một cách thống nhất. Trên thế giới, khái niệm quyền tư pháp thường được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm các nội dung: quyền xét xử, giải thích Hiến pháp và luật, tổng kết
việc xét xử và ra án lệ, tài phán hiến pháp hoặc tài phán hành chính. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
quyền tư pháp có xu hướng được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, chủ yếu xoay quanh quyền xét xử.
Do đó, yêu cầu đặt đó ra là cần phải làm rõ và mở rộng khái niệm quyền tư pháp, đồng thời
<i>cần củng cố và nâng cao năng lực, cũng như tính độc lập của hệ thống tịa án. </i>


<i><b>4. Kết luận và đề xuất </b></i>



Pháp quyền là vấn đề đã được thảo luận từ lâu trên thế giới nhưng vẫn còn mới mẻ ở
Việt Nam. Khác với khái niệm ‘nhà nước pháp quyền’[XHCN] mà đã trở thành phố biến


98<sub> Tham khảo thêm các nội dung về dân chủ trực tiếp, với bốn hình thức cơ bản là: trưng cầu ý dân (referendums); </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

trong các văn kiện chính trị, pháp lý của nước ta, khái niệm pháp quyền (và nguyên tắc pháp
quyền) hiện mới chỉ được đề cập trong một vài văn kiện của Đảng. Hiện tại, nhận thức của
giới học thuật về hai khái niệm này vẫn còn thiếu rõ ràng, chưa thống nhất và còn những
<i>điểm chưa hợp lý, trong đó đáng tranh luận nhất đó là xu hướng đồng nhất pháp quyền (the </i>
<i>Rule of Law) với nhà nước pháp quyền (the state governed by the the Rule of Law). </i>


<i>Xét từ góc độ học thuật, pháp quyền có sự liên quan nhưng khơng thể đồng nhất với </i>
<i>nhà nước pháp quyền, cũng như với các thuật ngữ gần gũi khác như là Rechtsstaat, État de </i>
<i>Droit. Đây là điều mà đã được một số cơ quan và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng </i>
minh.99<i><sub> So sánh với ba thuật ngữ nhà nước pháp quyền (của Việt Nam), Rechtsstaat (của </sub></i>


<i>Đức), và État de Droit (của Pháp), pháp quyền (the Rule of Law) có nguồn gốc riêng và nội </i>
<i>hàm rộng, bao trùm nhất. Sự đồng nhất các thuật ngữ này, đặc biệt là giữa pháp quyền với </i>
<i>nhà nước pháp quyền là khiên cưỡng về mặt học thuật. Ở Việt Nam, sự đồng nhất về mặt </i>
thuật ngữ đã dẫn tới tình trạng đồng nhất các yếu tố cấu thành của pháp quyền với các yếu tố
cấu thành của nhà nước pháp quyền [XHCN]. Hậu quả đã làm hẹp đi đáng kể nội hàm của
<i>pháp quyền/nguyên tắc pháp quyền và làm “hạ cấp” mục tiêu [lẽ ra cần là] xây dựng một xã </i>
<i>hội pháp quyền xuống còn nhà nước pháp quyền. </i>


Hiến pháp năm 2013 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập hiến gần 70
năm qua của Việt Nam, thể hiện ở nhiều nội dung mới chứa đựng những định hướng về cải
cách thể chế nhà nước và quản trị quốc gia phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Mặc dù
kế thừa quy định về mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong Hiến pháp 1992,
song Hiến pháp 2013 đã có những bổ sung quan trọng nhằm cụ thể hoá các yếu tố cấu thành


của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đặc biệt là thông qua các quy định ở Chương I
(Chế độ chính trị).


Từ góc độ học thuật, có thể thấy trong Hiến pháp năm 2013 có sự giao thoa giữa ý
thức hệ tư tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin và dân chủ tự do, sự đan xen giữa những quy
định “cải cách” và “truyền thống”. Điều này dẫn tới những sửa đổi trong Hiến pháp, bao
gồm những sửa đổi về các yếu tố của pháp quyền/nhà nước pháp quyền cịn rụt rè, ngập
ngừng và có phần bối rối, mâu thuẫn trong một số quy định. Những điều này đặt ra yêu cầu
cấp thiết cho giới nghiên cứu ở Việt Nam trong việc làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn
trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong Hiến pháp năm
<i><b>2013, cụ thể như sau: </b></i>


<i>Thứ nhất, về khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ </i>
vấn đề này, đặc biệt là phân biệt giữa hai khái niệm ‘nhà nước pháp quyền’và ‘pháp quyền’.
Bên cạnh đó, cần cụ thể hoá các yếu tố cấu thành của pháp quyền/nhà nước pháp quyền trong
bối cảnh Việt Nam hiệm nay.


<i>Thứ hai, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Cần tiếp tục làm </i>
rõ mối quan hệ giữa các nguyên tắc “phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong việc thực hiện quyền lực nhà nước (Điều 2), nguyên tắc “tập trung dân chủ” (Điều 8),
và nguyên tắc “đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” (Điều 4). Điều này là
bởi đây không chỉ là những nguyên tắc về quản trị nhà nước, mà còn là nguyên tắc nền tảng
của thể chế chính trị, gắn liền với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoài một số luận giải và phân tích ban đầu, hiện chưa có cơng trình nào làm rõ
nội hàm, cách thức áp dụng và những yêu cầu cụ thể về mặt lập pháp để áp dụng các nguyên
<i><b>tắc này trong thực tế. </b></i>


99<sub> Xem: Rule of Law, tại: [truy cập: 7/5/2018]. Cũng xem: Ricardo </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>Thứ ba, về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Đây là vấn đề được nhấn mạnh trong </i>


Hiến pháp năm 2013 và cũng là một yêu cầu của nhà nước pháp quyền, nhưng hiện vẫn còn
thiếu các cơng trình nghiên cứu phân tích rõ ràng và thuyết phục về các yếu tố cấu thành, các
nguyên tắc tổ chức, vận hành của cơ chế này. Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế,
việc kiểm soát quyền lực nhà nước cần được hiểu một cách tồn diện, bao gồm kiểm sốt
bên trong giữa các cơ quan nhà nước với nhau, và kiểm soát bên ngồi từ phía các tổ chức xã
hội. Từ cách tiếp cận này, cần củng cố kênh giám sát, phản biện hiện hành của hệ thống Mặt
trận Tổ quốc, đồng thời phát triển, đa dạng hóa những kênh giám sát khác thông qua mở
rộng quyền tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, … để thúc đẩu mạnh mẽ cơ chế giám
sát quyền lực nhà nước. Như vậy, cần có thêm những nghiên cứu làm rõ vị trí, vai trị và cơ
<i><b>chế vận hành của các kênh giám sát này trong bối cảnh đặc thù ở Việt Nam. </b></i>


<i>Thứ tư, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một yếu tố đặc thù </i>
của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu về mối quan hê
giữa chủ quyền nhân dân và vị trí lãnh đạo tồn diện mọi mặt hoạt động của nhà nước và
xã hội của Đảng, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội, cơ
chế chịu trách nhiệm của Đảng trước nhân dân. Đây là những vấn đề mới được đề cập và
nhấn mạnh trong Điều 4 Hiến pháp năm 2013, nhưng cịn nhiều khía cạnh chưa được phân
<i><b>tích làm rõ. </b></i>


<i>Thứ năm, về quyền con người, quyền cơng dân. Mặc dù có nhiều sửa đổi, bổ sung quan </i>
trọng, Hiến pháp năm 2013 vẫn có những quy định cần làm rõ hơn, bao gồm các quy định
như: “quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” (khoản 1 Điều 15); nhà nước có
trách nhiệm “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”
(Điều 3); nguyên tắc giới hạn quyền (Điều 14)…Thêm vào đó, cần đề ra các giải pháp để
khắc phục những vấn đề như: các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013
chưa có hiệu lực trực tiếp, chưa có cơ chế tố tụng hiến pháp để bảo vệ quyền khi bị cơ quan
công quyền xâm phạm; nhiều quyền mới chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp mà chưa rõ cơ
chế thực thi.


<i>Thứ sáu, về tổ chức và hoạt động của Tòa án. Để đảm bảo cho việc hiện thực hóa nhà </i>


nước pháp quyền, cần phải trao cho tịa án thẩm quyền độc lập để kiểm sốt các thiết chế
khác của bộ máy nhà nước. Hoạt động tư pháp ở Việt Nam rất đặc thù, vì khơng chỉ được
hiểu là hoạt động riêng của tịa án, mà còn là hoạt động của một số cơ quan khác như Viện
kiểm sát, cơ quan điều tra. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định Tòa án là cơ quan
thực hiện quyền tư pháp, tuy nhiên lại không quy định rõ thế nào là quyền tư pháp. Do đó, về
mặt lí luận pháp luật, cần tiếp tục làm rõ vấn đề: xét xử là nội dung cơ bản của tư pháp,
nhưng có đồng nhất với khái nhiệm quyền tư pháp hay không. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục
nghiên cứu làm rõ sự liêm chính của tư pháp, các điều kiện đảm bảo sự độc lập của thẩm
phán, trong đó phải cụ thể hóa làm thế nào để quyền tư pháp thực sự độc lập, làm thế nào để
các thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, … Nghiên cứu cơ sở đề xuất, hiện thực hóa
việc trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp và pháp luật cho tịa án; nghiên cứu điều kiện đảm
bảo cho sự kết hợp thành cơng giữa mơ hình tố tụng thẩm vấn và mơ hình tố tụng tranh tụng
ở Việt Nam theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Tài liệu tham khảo: </b>


<i>1. Katrin Blasek (2015), the Rule of Law in China. A Comparative Approach, Springer. </i>


<i>2. Pietro Costa, Danilo Zolo (edited), the Rule of Law: History, Theory and Criticism, </i>
Published by Springer, the Netherlands.


<i>3. A.V. Dicey (1979), Introduction to the Study of Law of the Constitution (A.V. Dicey </i>
With an Introduction by E.C.S. Wade), London: The MacMillan Press.


<i>4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn </i>
<i>qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. </i>


<i>5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ </i>
<i>lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), tại: http://www. </i>
sggp.org.vn/cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-ng



hia-xa-hoi-bo-sung-phat-trien-nam-2011-234757.html, [truy cập: 9/5/2018].


<i>6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới (Đại hội VI, </i>
VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


<i>7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. </i>
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.


<i>8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. </i>
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.


<i>9. Trần Ngọc Đường (2015), “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối </i>
<i>hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, </i>
<i>hành pháp và tư pháp” trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại: </i>


Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=7, [truy cập: 9/5/2018].


<i>10. Bryan A. Garner (ed. in chief) (2014), Black’s Law Dictionary, 10</i>th edition.


11. Vũ Công Giao (2017), “Một số vấn đề lý luận về pháp quyền và nguyên tắc pháp
<i>quyền”, tham luận tại Tọa đàm khoa học: Một số vấn đề lý luận về thực hiện nguyên tắc </i>
<i>pháp quyền, tổ chức ở Viện Nhà nước và pháp luật, ngày 27/02/2017 tại Hà Nội. </i>


12. Oxford Dictionary, “The Rule of Law”, tại:
definition/rule_of_law, [truy cập: 7/5/2018].


13. Rainer Grote (1999), “The Rule of Law, Rechtsstaat and Etat de Droit”, trong: Christian
<i>Starck (edited). Constitutionalism, Universalism and Democracy. A Comparative </i>


<i>Analysis, Nomos Verlagsgesellschaft, Baden-Baden. Dẫn theo: World Bank (2005), </i>
“The Rule of Law as a Goal of Development Policy”, (by Matthew Stephenson), tại:
, [truy cập: 28/10/2017].


14. RoLIA (The Rule of Law Institute of Australia): .
au/principles/, [truy cập: 7/5/2018].


15. Rule of Law, tại: [truy cập: 7/5/2018].


16. Standford Encyclopedia, “The Rule of Law”, tại: entries/rule-of-law/,
[truy cập: 9/5/2018].


<i>17. Cao Huy Thuần (2007), “Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Tia Sáng Online ngày 24/12/2007. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>19. Nguyễn Xuân Tùng (2010), “Về khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp </i>
<i>chí Nhà nước và pháp luật, số tháng 4/2010. </i>


<i>20. Đào Trí Úc (chủ biên) (2006), Mơ hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền </i>
<i>xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. </i>


<i>21. UN Security Council (2004), the Rule of Law and transitional justice in conflict and </i>
<i>post-conflict </i> <i>societies: </i> <i>report </i> <i>of </i> <i>the </i> <i>Secretary-General, </i> tại:
[truy cập: 7/5/2018].


22. World Justice Project, “The Rule of Law”, tại:
/about-us/overview/what-rule-law, [truy cập: 7/5/2018].


23. World Justice Project, “Factors of the Rule of Law”, tại: https://worldjustice
project.org/our-work/wjp-rule-law-index/wjp-rule-law-index-2017–2018/fac



</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /> Báo cáo " Bàn về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa " docx
  • 10
  • 392
  • 2
  • ×