Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

9 kỷ lục đáng sợ của tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.68 KB, 6 trang )

9 kỷ lục đáng sợ của tự nhiên
Tại Nam Cực có một vùng không nhận mưa trong suốt hai triệu năm, còn một tia sét ở
Mỹ có độ dài tới 190 km.
Hố La Garita
Những kỷ lục dưới đây được tổng hợp trên trang mediacaffeine.com.
Tốc độ gió lớn nhất
512 km/h là tốc độ gió lớn nhất từng được ghi nhận gần bề mặt địa cầu. Tốc độ này được ghi nhận vào ngày 3/5/1999 khi
một trận lốc xoáy cấp F5 (cấp mạnh nhất) quét qua bang Oklahoma, Mỹ gây thiệt hại nghiêm trọng cho bang.
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
1
Một số báo cho rằng tốc độ gió chỉ đạt được tối đa khoảng 485 km/h. Tuy nhiên, Trung tâm Dự báo thời tiết quốc gia Mỹ
khẳng định vận tốc gió ở thành phố Norman, bang Oklahoma lên tới 512 km/h.
Trước đó, bang Oklahoma vẫn là nơi ghi nhận được tốc độ gió nhanh nhất cũng trong một trận lốc xoáy gần một thị trấn
mang tên Red Rock vào ngày 26/4/1991 với vận tốc đạt 460 km/h.
Nơi không có mưa trong hai triệu năm
Hệ thống thung lũng Dry nằm ở Nam Cực có nhiều đặc điểm kỳ lạ. Nó là nơi duy nhất tại Nam Cực không có băng tuyết bao
phủ và cũng là nơi duy nhất trên hành tinh không nhận được bất kỳ giọt mưa nào trong hai triệu năm qua. Ngoại trừ một
thung lũng có một số hồ nước được những con sông trong nội địa đổ vào trong mùa hè, còn lại các thung lũng khác đều
không có chút hơi ẩm nào (dù là nước, băng hay tuyết).
Nguyên nhân của sự tồn tại hệ thống thung lũng Dry là do những luồng gió khô thổi xuống với vận tốc khoảng 320 km/h làm
bốc hơi toàn bộ hơi nước.
Đồng thời, các thung lũng nằm dưới chân dãy Trans-Antarctic là nơi hiện tượng bốc hơi còn diễn ra mạnh mẽ hơn cả tuyết
rơi. Vì thế mà băng đá biến mất, để lại một vùng đất hoang vắng, khô cằn.
Vùng có nhiệt độ cao nhất
Sa mạc Lut tại Iran có diện tích khoảng 480km2 và được gọi là Gandom Beriyan (nghĩa là “lúa mì nướng”). Một vệ tinh của
NASA đã đo được nhiệt độ bề mặt của sa mạc Lut và tuyên bố nó đạt mức 71oC. Đây là nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận
được trên bề mặt địa cầu.
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
2
Toàn bộ bề mặt sa mạc được một lớp dung nham đen bao phủ. Lớp vỏ đen này hấp thụ toàn bộ lượng tia nắng Mặt trời cực
mạnh.


Sự chênh lệch nhiệt độ giữa sa mạc với những vùng đất cao xung quanh tạo nên một luồng gió nóng dẫn thẳng vào sa mạc.
Không có loài sinh vật nào tồn tại được trên vùng đất này. Đó là lý do tại sao người ta coi đây là vùng đất khô cằn nhất bên
cạnh hệ thống thung lũng Dry tại Nam Cực.
Nơi có nhiệt độ thấp nhất
Nhiệt độ thấp nhất trên trái đất là – 89oC được ghi nhận vào năm 1983 tại căn cứ Vostok của Nga ở Nam Cực.
Phần lớn Nam Cực được bao phủ bởi băng và tuyết. Chúng phản xạ lại 75% bức xạ Mặt trời chiếu xuống Trái Đất. Bên
cạnh đó, nhiệt độ mùa đông nơi đây còn chịu tác động của vĩ độ, độ cao và hiện tượng không có ánh sáng Mặt trời vào mùa
đông. Trên thực tế, nhiệt độ thấp nhất thường xuất hiện vào khoảng cuối tháng 8, thời điểm trước khi Mặt trời xuất hiện trở
lại.
Không chỉ là nơi lạnh nhất, ngoài ra, Nam Cực còn là nơi ẩm ướt và khô hạn nhất Trái Đất.
Nơi nhận lượng mưa lớn nhất trong vòng 24 giờ
Hòn đảo núi lửa La Reunion nằm giữa Ấn Độ Dương dường như đã chiếm hết lượng mưa của các vùng đất khác. Khó có
thể tin rằng vùng đất này có lượng mưa lên tới hơn 1,8 m một ngày.
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
3
Từ ngày 15 đến 16/3/1952, thị trấn Cilaos tại trung tâm đảo Reunion đã nhận một lượng mưa xấp xỉ 1,9 m. Đây là lượng
mưa trong vòng 24 giờ lớn nhất từng được ghi nhận trên trái đất. Hòn đảo này cũng giữ kỉ lục về lượng mưa lớn nhất trong
vòng 72 giờ - xấp xỉ 3,93 m tại miệng núi lửa Commerson vào tháng 3/2007.
Tia sét dài nhất
Sét điện tích dương được hình thành tương tự như những tia sét thông thường, nhưng nó hình thành khi các hạt điện tích di
chuyển từ đất lên mây. Loại sét này mạnh hơn nhiều và có thể chứa nguồn năng lượng mạnh gấp 100 lần sét thường.
May mắn thay, những “siêu sét” này lại hiếm khi xuất hiện. Cứ 10 triệu tia sét thông thường thì mới có 5 sét điện tích dương,
hay còn gọi là “siêu sét”. Bình thường, những tia sét ấy có thể đạt tới độ dài 13 – 16 km. Tia sét dài nhất từng được ghi nhận
kéo dài từ thành phố Waco tới thành phố Dallas thuộc bang Texas, Mỹ sau khi trải qua quãng đường dài 190 km.
Vụ phun trào núi lửa lớn nhất
Hố La Garita nằm trên miệng một núi lửa cùng tên ở phía tây nam bang Colorado, Mỹ. Một vụ phun trào đã tạo ra hố này.
Đây là vụ phun trào núi lửa lớn nhất kể từ kỉ Ordovic (cách đây khoảng 443 triệu năm) với chỉ số phun trào bằng 8 (mức
mạnh nhất).
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
4

Mức độ phun trào của núi La Garita đã vượt xa những gì từng được ghi nhận trong lịch sử. Lớp tro bụi tạo ra được gọi là
Fish Canyon Tuff. Nó có thể tích khoảng 5.000 km3, đủ để lấp đầy hồ Michigan (diện tích 57.757 km2) và có thể đã bay xa
tới tận bờ phía đông Bắc Mỹ và vùng Caribbe.
Người ta cho rằng lớp tro bụi bao phủ khu vực bị vụ phun trào La Garita tàn phá này ngày nay chính là bang Colorado.
Nơi sâu nhất
Sưu tầm: Cao Minh Anh-THCS Hạ Sơn
5

×