Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn tại Yên Thế, Bắc Giang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHANG CHANG DE
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH CHÁY LÁ CỦA
CÁC DÒNG BẠCH ĐÀN Ở VƯỜN ƯƠM VÀ RỪNG TRỒNG
TẠI YÊN THẾ, BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Nơng lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên, 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHANG CHANG DE

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH CHÁY LÁ CỦA
CÁC DÒNG BẠCH ĐÀN Ở VƯỜN ƯƠM VÀ RỪNG TRỒNG
TẠI YÊN THẾ, BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Nơng lâm kết hợp

Lớp

: 48-NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2016 - 2020


Giảng viên hướng dẫn : 1. TS. Nguyễn Minh Chí
2. ThS. Phạm Thu Hà

Thái Nguyên, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân
tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là
q trình điều tra, triển khai thí nghiệm hồn tồn trung thực, khách quan. Nội
dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thơng tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận.
Thái Nguyên, ngày tháng
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

năm 2020

Người viết cam đoan

ThS. Phạm Thu Hà

Chang Chang De

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi
hội đồng chấm yêu cầu!
(ký,ghi rõ họ tên)



ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi đến quý
thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm lời cảm ơn
chân thành. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Chí và cơ Phạm Thu
Hà, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành chun đề báo
cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ
rừng - Viện Khoa kọc Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình thực tập.
Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được tiếp cận, thực
tập tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, cho em bước ra đời sống thực tế để
áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua đợt thực tập
này em đã học nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong cơng việc nghiên cứu khoa
học để giúp ích cho cơng việc sau này của bản thân.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tập thể lớp K48-Nông lâm kết hợp đã
quan tâm và động viên, rèn luyện trong suốt thời gian học tập ở lớp tại Trường
Đại học Nông Lâm Thái Ngun.
Do kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong khóa luận này em khơng tránh
khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cơ.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên thực hiện

Chang Chang De



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình bệnh cháy lá bạch đàn PNCT3 tại vườn ươm .....................23
Bảng 4.2. Tình hình bệnh cháy lá bạch đàn PNCTIV tại vườn ươm ...................23
Bảng 4.3. Tình hình bệnh cháy lá bạch đàn DH32-29 tại vườn ươm ..................24
Bảng 4.4. Tình hình bệnh cháy lá bạch đàn U6 tại vườn ươm .............................25
Bảng 4.5. Hiện trạng diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh cháy lá tại Tam Tiến ..26
Bảng 4.6. Mức độ bị bệnh cháy lá bạch đàn tại Tam tiến.....................................27
Bảng 4.7. Hiện trạng diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh cháy lá tại Tam Hiệp ...28
Bảng 4.8. Mức độ bị bệnh cháy lá bạch đàn tại Tam Hiệp ...................................29
Bảng 4.9. Hiện trạng diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh cháy lá tại Đồng Hưu 29
Bảng 4.10. Mức độ bị bệnh cháy lá bạch đàn tại Đồng Hưu ................................30
Bảng 4.11. Hiện trạng diện tích rừng trồng bạch đàn bị bệnh cháy lá tại Tam Hiệp .30
Bảng 4.12. Mức độ bị bệnh cháy lá bạch đàn tại Tam Hiệp.................................31
Bảng 4.13. Kết quả phân cấp bệnh hại đối với cây con bạch đàn urô .................32
Bảng 4.14. Kết quả phân cấp bệnh hại đối với cây con bạch đàn lai ...................33
Bảng 4.15. Tình hình bệnh cháy lá trên các dịng bạch đàn urơ tuổi 2 tại n
Thế, Bắc Giang ........................................................................................................35
Bảng 4.16. Tình hình bệnh cháy lá trên các dòng bạch đàn lai tuổi 2 tại Yên Thế,
Bắc Giang ................................................................................................................36


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Cây con bị bệnh .......................................................................................24
Hình 4.2. a. Cây bị bệnh cháy lá, cháy lá; b. lá bị bệnh cháy lá.............................31

Hình 4.3. Cây con dịng cự vĩ bị bệnh.....................................................................34
Hình 4.4. Rừng trồng bạch đàn urơ PN14 bị bệnh .................................................36
Hình 4.5. Dịng PN14 (trái); dịng UPL 5 (phải) ....................................................37


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ, cụm từ viết tắt

Giải nghĩa đầy đủ

DI

Chỉ số bệnh

Do

Đường kính gốc

D1.3

Đường kính ngang ngực

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Fpr


Xác suất tính

PN

Phù Ninh

Lsd

Khoảng sai dị

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

OĐGUBBĐ

Ong đen gây u bướu bạch đàn

P

Xác suất

R

Chỉ số bị hại bình quân

P%

Tỷ lệ cây bị hại


TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu ..............................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ............................................................4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ...........................................4
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................................4
2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................9
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu .......................................................................14
2.3.1. Vị trí địa lí .....................................................................................................14
2.3.2. Thổ nhưỡng ...................................................................................................15

2.3.3. Khí hậu ..........................................................................................................16
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................18
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................18
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................18
3.2.1. Nghiên cứu điều tra hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây con và rừng trồng
bạch đàn ...................................................................................................................18
3.2.2. Đánh giá tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn ở giai đoạn
vườn ươm .................................................................................................................19


vii
3.2.3. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các
giống bạch đàn ở rừng trồng ...................................................................................19
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................19
3.3.1. Nghiên cứu điều tra hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây con và rừng trồng
bạch đàn ...................................................................................................................19
3.3.2. Đánh giá tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn ở giai đoạn
vườn ươm .................................................................................................................20
3.3.3. Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các
giống bạch đàn ở rừng trồng ...................................................................................21
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................23
4.1. Hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây con và rừng trồng bạch đàn ................23
4.1.1. Hiện trạng bệnh cháy lá gây hại cây bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm ......23
4.1.2. Hiện trạng bệnh cháy lá gây hại rừng trồng bạch đàn ................................26
4.2. Tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm 32
4.2.1. Tính chống chịu bệnh cháy lá của các dịng bạch đàn urơ .........................32
4.2.2. Tính chống chịu bệnh cháy lá của các dịng bạch đàn lai ..........................33

4.3. Sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn ở rừng
trồng ...................................................................................................................................34
4.3.1. Sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn urô ở
rừng trồng.................................................................................................................34
4.3.2. Sinh trưởng và tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống bạch đàn lai ở
rừng trồng.................................................................................................................36
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................38
5.1. Kết luận.............................................................................................................38
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................40


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong thời gian gần đây, diện tích rừng trồng cây Bạch đàn chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng diện tích rừng trồng ở Việt nam. Bên cạnh sự gia tăng
nhanh về diện tích, và việc trồng một số dịng bạch đàn vơ tính liên tục nhiều
luân kỳ khiến cho các rừng trồng bạch đàn xuất hiện nhiều loại sâu, bệnh với
mức độ nghiêm trọng và gây thiệt hại về không nhỏ về kinh tế tại các địa
phương trồng rừng bạch đàn như tại Bắc Giang và một số địa phương khác trong
cả nước.
Bạch đàn thuộc họ Sim (Myrtaceae) là một trong những cây trồng đóng
một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp ở nhiều vùng sinh thái
khác nhau trong nước, Diện tích rừng hiện nay của Bắc Giang rất lớn và là một
trong những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Với diện tích
rừng hiện có 160.348 ha, trong đó có 56.602 ha rừng tự nhiên, 83.308 ha rừng
trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại
cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây địa bản đang trong

phát triển… (UBND tỉnh Bắc Giang 2018). Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Bắc Giang đã chọn cây bạch đàn là loài cây có giá trị kinh tế cao và
phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở những nơi đất trống đồi trọc và được mở
rộng trồng đại trà trên diện rộng.
Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Đơng Bắc, có đặc điểm khí hậu nóng ẩm nên
cây bạch đàn sinh trưởng, phát triển rất nhanh. Cây bạch đàn có nhiều đặc tính
nổi bật như sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn thích hợp với nhiều loại
vùng sinh thái, chi phí đầu tư thấp và gỗ bạch đàn là nguồn nguyên liệu cơ bản
đang được đưa trong ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, ván dăm xuất
khẩu, công nghiệp chế biến gỗ xẻ, ngồi ra tinh dầu bạch đàn cịn được sử dụng


2
làm thuốc, hiện nay một số địa phương đang chọn bạch đàn trồng rừng kinh tế
chính cho các hộ gia đình, cá nhân.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây bạch đàn đã và đang bị đe dọa
nghiêm trọng bởi nhiều các loài sâu, bệnh gây hại như loài: Ong đen gây u bướu
bạch đàn (OĐGUBBĐ), ong gây u bướu phiến lá, xén tóc đục thân, xén tóc gặm
vỏ, sâu đục thân, sâu róm, rệp, bọ hung nâu nhỏ, sâu cuốn lá, sâu kèn bó củi, và
mối... (Phạm Quang Thu, 2011). Các lồi sinh vật gây bệnh hại chính đối với
rừng trồng bạch đàn là bệnh đốm lá, khô cành ngọn bạch đàn ở Việt Nam do
nấm Cylindrocladium quinqueseptatum và Cryptosporiopsis eucalypti, chúng là
nguyên nhân gây suy giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng rừng trồng các
loài bạch đàn ở Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016), bệnh chết héo bạch đàn urô
và bạch đàn camal ở Việt Nam do nấm Ceratocystis sp. (Nguyễn Minh Chí và
Phạm Quang Thu, 2016). Để phát triển mở rộng rừng trồng bạch đàn với năng
suất cao và bền vững, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và tính chống
chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn tại Yên Thế, Bắc Giang” rất cần
được thực hiện.
1.2. Mục tiêu

- Xác định được tính chống chịu bệnh cháy lá của các dòng bạch đàn.
- Bước đầu chọn được một số dịng bạch đàn có sinh trưởng nhanh và
chống chịu bệnh cháy lá.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn.
+ Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các dòng bạch đàn chống chịu
bệnh phục vụ sản xuất.
+ Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học.
+ Giúp cho sinh viên làm tiền đề sau khi ra trường có thêm kiến thức để
vững vàng bước vào cuộc sống sau này.


3
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Qua quá trình thu thập, xử lý số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với
thực tế sản xuất và khoa học.
+ Qua những đánh giá cụ thể về bệnh hại chúng ta có thể tìm ra được các
giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và
phát triển rừng trồng bạch đàn.
+ Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng
trừ và đề xuất các biện pháp các dòng Bạch đàn và kết hợp hiệu quả sử dụng tài
nguyên rừng với hiệu quả bảo vệ môi trường rừng.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Diện tích rừng trồng sản xuất tăng nhanh dẫn đến tiềm ẩn khả năng xuất
hiện các loài sâu, bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng rừng. Gần đây
một số diện tích rừng trồng bạch đàn trọng điểm như: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc
Trung Bộ… đã ghi nhận hiện tượng cây bạch đàn bị chết héo, cháy lá, u bướu,
đốm thân từ giai đoạn cây con ở vườn ươm, bệnh rất khó phát hiện trong giai
đoạn đầu và bệnh cháy lá gây hại rất phổ biến trên rừng trồng các loài bạch đàn
urô ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang.
Hiện nay, cây con và rừng trồng các loài bạch đàn ở Bắc Giang đang bị rất
nhiều loài sinh vật gây bệnh khác nhau với những triệu chứng phổ biến như chết
héo, cháy lá, đốm lá, lt thân, khơ ngọn… trong đó bệnh cháy lá gây hại phổ biến
nhất. Để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh, rất cần nghiên cứu đánh giá thực trạng
gây hại của những sinh vật gây bệnh và tuyển chọn các giống chống chịu bệnh.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu sâu bệnh hại bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm
Bệnh cháy lá (Cylindrocladium) ảnh hưởng đến cây con bạch đàn trong
vườn ươm, cây chồi và rừng non. Khi trồng bạch đàn quy mô nhỏ, vào đầu
những năm 1960, dường như khơng có nhiều vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, trong
vòng vài năm gần đây, bệnh cháy lá đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong
các vườn ươm, cá biệt có thể chiếm tới gần 100% tỷ lệ cây con bị chết. Như vậy,
bệnh cháy lá nổi lên là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất của bạch đàn ở
Kerala và những nơi khác địi hỏi có giải pháp quản lý ngay lập tức vì nó ảnh
hưởng đến cây bạch đàn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng (Mohanan, 1995).


5
Ceratocystis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho nhiều loài cây, là
nguyên nhân gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây thối quả trên nhiều
loài cây trồng nhiệt đới (Kile, 1993). Đặc biệt là loài Ceratocystis fimbriata Ellis&
Halst sensu lato gây chết hàng loạt bạch đàn ở cộng hịa Cơng gơ và Braxin.

Kết quả nghiên cứu của Speight and Wylie (2001) xác định được 2 loài sâu
gây u bướu là: Fergusonina sp. và Apiomorpha sp. ở một số nước nhiệt đới. Các
loài ong gây u bướu phiến lá và gân lá gây hại rất phổ biến đối với cây bạch đàn
ở giai đoạn vườn ươm.
2.2.1.2. Nghiên cứu sâu bệnh hại bạch đàn ở giai đoạn rừng trồng
Những năm gần đây, dịch sâu, bệnh hại cây trồng lâm nghiệp thường xuyên
xảy ra, gây tổn thất không nhỏ cho sản xuất. Nấm Ceratocystis fimbriata gây
chết héo hàng loạt rừng trồng bạch đàn ở Brazil, Uruguay và các nước vùng
Trung Phi (Roux et al., 2000). C. sublaevis gây bệnh chết héo bạch đàn deglupta
ở Ecuador (Van Wyk et al., 2011). C. chinaeucensis và C. cercfabiensis gây
bệnh chết héo rừng trồng bạch đàn tại Trung Quốc (Liu et al., 2015).
Nấm Cryptosporiopsis eucalypti là loài nấm gây bệnh đốm lá, khơ cành
ngọn phổ biến trên các lồi bạch đàn, xảy ra trên phạm vi địa lý rộng, từ các vùng
khô đến rất ẩm ướt bao gồm ở Úc, Ấn Độ, Hawaii (Sankaran et al, 1995), New
Zealand (Gadgil and Dick, 1999) Brazil (Ferreira et al., 1998), Nhật Bản, Lào,
Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam (Old and Yuan 1994, Old et al.,
2003). Nấm có thể liên quan đến các triệu chứng bệnh khác nhau bao gồm các
đốm lá, bệnh cháy lá, bệnh trên các mô gỗ, sự tàn phá và thậm chí là chết cây
(Cheewangkoon et al., 2010). Trong khi đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự
phát sinh, phát triển và gây bệnh của nấm bệnh C. eucalypti lại có biên độ rất
rộng. Nấm có thể phát sinh phát triển trên các vùng có lượng mưa bình quân năm
rất thấp đến những vùng có lượng mưa cao, thường trong giới hạn 700mm2.500mm. Loài nấm này thường xâm nhiễm vào cành và thân xuyên qua lớp vỏ,
phá hủy, làm chết cành và ngọn cây từ vị trí nấm xâm nhiễm. Cây ở mọi lứa tuổi


6
đều có thể bị nấm xâm nhiễm. Nấm Cryptosporiopsis eucalypti được đánh giá là
một trong những loài sinh vật bệnh gây hại nguy hiểm nhất đối với rừng trồng
bạch đàn. Khi gây bệnh trên cây bạch đàn, nó gây ra triệu chứng điển hình trên lá
cây là đốm lá, đơi khi các lá bị bệnh hình thành các u nhỏ, trên bề mặt lá sần sùi,

làm cho lá bị rụng, khi tấn cơng lên cành hoặc ngọn bạch đàn nó làm cho cành
ngọn bị khơ héo, sau đó mọc lên các chồi và lá non với kích thước rất nhỏ vào
cuối mùa mưa, đơi khi cịn làm cho ngọn và cành ngọn bị chết (Old et al., 2000).
Ở Thái Lan, bệnh đốm lá, khơ cành ngọn bạch đàn ngồi ngun nhân do
nấm C. eucalypti (Cheewangkoon et al., 2010), chúng còn được xác định do
nấm Pseudoplagiostoma eucalypti và Ps. oldii gây ra (Cheewangkoon et al.,
2010; Lueangpraplut et al., 2013). Nấm Ps. eucalypti cũng là nguyên nhân gây
bệnh đốm lá bạch đàn robusta ở Đài Loan (Wang et al., 2016).
Bệnh đốm lá trên bạch đàn đỏ (Eucalyptus robusta) được xác định nguyên
nhân do nấm P. eucalypti (Sankaran et al., 1995). Đây cũng là lần ghi nhận đầu
tiên về loài nấm này và bệnh do chúng gây ra trên bạch đàn đỏ ở Đài Loan. Do
phạm vi ký chủ của P. eucalypti rất rộng nên loại bệnh này là một mối đe doa
tiềm tàng với các loài bạch đàn khác (Urbatsch et al., 1995). Eucalyptus robusta,
thường được biết đến với tên là bạch đàn đầm lầy hoặc bạch đàn robusta, được
đưa vào Đài Loan vào năm 1896 để trồng rừng. Do khả năng thích ứng với khí
hậu thấp, nên nó được trồng như một cây che bóng ở nhiều cơng viên và nơi
cơng cộng. Kể từ tháng 8 năm 2014, ở Đài Trung, Đài Loan (120°40'35.7"E,
24°07'20.9"N) đã phát hiện thấy sự tàn phá nghiêm trọng và bệnh rám nắng của
E. robusta. Các triệu chứng tương tự cũng được ghi nhận ở Đài Bắc, phía bắc
Đài Loan (121°32'03.2"E, 25°01'00.8" N) trong năm tiếp theo. Các đốm lá hoại
tử có liên quan đến hầu hết các lá bị rụng. Các đốm lá có hình tam giác không
đều với các cạnh mịn hoặc không đều, và có màu nâu nhạt với mép nâu tối và
thường là một vòng tròn đen tối đồng tâm. Mầm bệnh được xác định là P.


7
eucalypti dựa trên các đặc điểm hình thái và các triệu chứng (Cheewangkoon et
al., 2010, Old et al., 2003).
Nấm Cylindrocladium quinqueseptatum là loại nấm gây bệnh cháy lá, khô
cành và ngọn bạch đàn nguy hiểm. Phân bố rộng trên khắp các rừng trồng bạch

đàn trên thế giới. Triệu chứng của bệnh: Các lá bị nhiễm bệnh có các vùng bị
biến màu, thường là màu nâu hoặc xám, xung quanh mép của tổ chức bị bệnh
thường có vết mờ. Những diện tích này phát triển rộng sau đó ngả màu nâu, lá bị
chết và rụng. Có thể nhìn thấy sợi nấm màu trắng và khối bào tử nấm trên lá và
chồi bị nhiễm bệnh bằng kính lúp cầm tay. Bệnh có thể phát triển cả tán lá
những phần dưới thường bị nhiễm nặng hơn. Bệnh có 3 triệu chứng điển hình
như sau: Cháy lá, lúc đầu chỉ một vài điểm của phiến lá ở một số lá sát mặt đất
sau lan rộng toàn bộ lá rồi rụng, chết đầu ngọn và đốm đen ở thân cây con sau
đó tồn bộ cây bị chết (Crous et al., 1994). Đối chiếu với chuyên
khảo Cylindrocladium nấm gây bệnh cháy lá, khô cành, ngọn bạch đàn có tên
khoa học là C. quinqueseptatum (Boedijn & Reitsma, 1950), thuộc Họ:
Moniliaceae, Bộ: Hyphomycetales, Lớp: Hyphomycetes, ngành phụ nấm bất
toàn: Deuteromycetes. Đặc biệt đối với rừng trồng bạch đàn được gây trồng ở
những vùng có lượng mưa trung bình năm cao. Chúng thường phát sinh phát
triển và gây bệnh cho các lồi bạch đàn ở những nơi có lượng mưa bình qn
năm cao thường trên 1.800mm, nhưng có kèm thêm điều kiện là những vùng
này phải có ít nhất 2 tháng liên tiếp có lượng mưa bình qn của mỗi tháng lớn
hơn 350mm và nhiệt độ tối thấp của tháng lạnh nhất không xuống dưới 10oC
(Ken Old et al., 1999).
Với kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhiều nghiên cứu chuyên sâu ở mức sinh
học phân tử đã được các nước phát triển thực hiện. Ngay ở một số nước trong
khu vực châu á việc điều tra cơ bản thành phần sâu bệnh hại phục vụ cho quản
lý rừng trồng cũng đã tiến hành và xuất bản thành sách như: Sâu hại rừng tại


8
Malaysia (Vun, 1996), Tổng quan sâu bệnh hại rừng ở châu Á (Day, 1994), Sâu
bệnh hại cây keo dậu ở châu Á - Thái Bình Dương (Napompeth, 1989).
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ nguy hại của các loài sâu,
bệnh hại cây bạch đàn và đã được nhiều quốc gia quan tâm. Nhiều loài sinh vật

gây bệnh hại bạch đàn rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và
chất lượng rừng trồng.
2.2.1.3. Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại bạch đàn
Tuyển chọn loài, xuất xứ, gia đình và dịng có khả năng kháng bệnh, các
lồi và các xuất xứ bạch đàn sau có triển vọng trong việc kháng bệnh đốm lá do
nấm Cryptosporiopsis eucalypti (Wingfield, 2008) và chặt toàn bộ cành lá bị
nhiễm bệnh vào đầu mùa mưa, mang ra khỏi rừng trồng và tiêu huỷ. Những nơi
là ổ dịch, đã canh tác Bạch đàn qua nhiều chu kỳ, cây trồng có nguy cơ nhiễm
bệnh cao. Biện pháp tối ưu hiện nay đang được áp dụng là tuyển chọn lồi, xuất
xứ, gia đình và dịng có khả năng kháng bệnh. Phịng trừ sinh học cũng đã được
quan tâm từ rất lâu với các giải pháp cụ thể cho từng lồi cây trồng chính của
mỗi quốc gia, điển hình như việc sử dụng Trichilogaster acaciaelongifoliae để
phịng trừ bệnh hại keo ở Nam Phi (Dennill and Donnclly, 1991). Hàng trăm
chủng nấm nội sinh phân lập từ các loài cây thuốc ở Trung Quốc được sử dụng
để từ nấm Blumeria graminis với hiệu lực cao (Xiang et al., 2016). Nhiều loài
vi sinh vật nội sinh đã được sử dụng rất thành cơng để phịng trừ sâu, bệnh
hại thực vật và đang được quan tâm để phòng trừ tổng hợp (Jaber and
Ownley, 2017). Ngoài ra, các loại thuốc sinh học cũng đang được ưa chuộng
để thay thế thuốc hóa học trong sản xuất hữu cơ (McGrath, 2009).
Sử dụng thuốc hóa học là giải pháp quan trọng để quản lý bệnh cây. Để
phòng trừ bệnh đốm lá bạch đàn cần cách ly vùng dịch, lựa chọn giống có khả
năng chống chịu và sử dụng thuốc trừ nấm (Linus, 2014). Khi cây bị bệnh trên
diện tích nhỏ có thể phun thuốc hoá học để tiêu diệt và tránh lây lan: thuốc hoá
học được sử dụng là: Zineb 1%, Daconil 0.1%, Carbendazim 1%; với liều lượng


9

200 - 400 lít/ha. (Sankaran & Sutton 1995). Việc sử dụng thuốc hóa học khơng
được khuyến khích như thuốc sinh học nhưng thuốc hóa học đã được sử dụng để

trừ nấm gây bệnh hiệu quả và doanh số bán thuốc diệt nấm gây bệnh năm 2006
trên thế giới đạt trên 7 tỷ USD (McGrath, 2009).
2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Nghiên cứu sâu bệnh hại bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm
Bạch đàn là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực để lấy gỗ xẻ,
nguyên liệu dăm và giấy ở Việt Nam. Việt Nam hiện có khoảng 350.000 ha rừng
trồng các lồi bạch đàn, trên các diện tích này thường bị bệnh ong đen gây u
bướu, bệnh cháy lá khô ngọn, bệnh đốm lá, khô cành ngọn (Phạm Quang Thu,
2005; Phạm Quang Thu, 2016). Những năm gần đây, dịch sâu, bệnh hại cây
trồng lâm nghiệp thường xuyên xảy ra, gây tổn thất không nhỏ cho sản xuất.
Hiện nay, vườn ươm cây con bạch đàn thường bị ong gây u bướu gân lá
(Leptocybe invasa) và loài Ong gây u bướu phiến lá bạch đàn (O. maskelli) gây
hại, 2 loài ong này đều thuộc họ Eulophidae, bộ Hymenoptera. Ngoài ra, còn ghi
nhận Bệnh đốm lá do nấm Cryptospriopsis eucalypti, Bệnh cháy lá do nấm
Calonectria quiqueseptata, tuyến trùng gây u rễ (Meloidogyne sp.) (Phạm
Quang Thu, 2016).
2.2.2.2. Nghiên cứu sâu, bệnh hại bạch đàn ở rừng trồng
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói chung và cây trồng lâm nghiệp nói
riêng, ở Việt nam nhất là từ khi thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng
kết hợp với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm thay đổi sâu sắc tình hình
dịch hại cây trồng lâm nghiệp. Một số dịch hại cây trồng đã bùng phát với số
lượng lớn trên phạm vi rộng như: Bệnh hại bạch đàn (Phạm Quang Thu, 2002)
bệnh hại các loài keo trên diện rộng (Phạm Quang Thu, 2007; Phạm Quang Thu,
2011), bệnh sọc tím luồng (Nguyễn Bá Thụ và Đào Xuân Trường, 2004).
Rừng trồng bạch đàn ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Bắc Giang
và Nghệ An có hơn 10 lồi mối hại cây trong đó giống mối Macrotermes gây hại


10
nặng nhất. Theo Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) điều tra mối ở Phía

Bắc. Kết quả điều tra sâu, bệnh hại rừng trồng vùng Đông Bắc, số lượng cơn
trùng gây hại ở rừng trồng bạch đàn có 30 loài thuộc 5 bộ và 13 họ (Hà Văn
Hoạch, 1995). Bạch đàn Eucalyptus spp. bị loài Bọ hung nâu nhỏ Holotrichia tri
thuộc họ Bọ hung Scarabeidae, bộ Cánh cứng (Coleoptera), bị Mối đất
Macrotermes annaldalei, M. barneyi, M. carbonarius, M. gilvus và M.
malaccensis, thuộc họ Termitidae, bộ Cánh giống (Isoptera) các loài mối này gây
hại bạch đàn và các loài cây khác phân bố ở trên nhiều vùng sinh thái, mối thường
hại nặng cây con trong mùa khô, mối tập trung hại ở những nơi có độ ẩm đất 5060% (Phạm Quang Thu, 2011). Kết quả nghiên cứu bước đầu đánh giá tình hình
mối gây hại bạch đàn và keo tại các vùng trọng điểm gồm: Đông Bắc, Tây Bắc,
Trung Tâm Bắc Bộ và Tây Nguyên đã thu được 310 mẫu mối, đã phân tích định
loại 17 lồi mối, thuộc 9 giống và 2 họ (Nguyễn Thị Bích Ngọc et al., 2011).
Hiện nay, rừng trồng bạch đàn cũng như các loài cây rừng khác đang phải
đối mặt với các vấn đề về sâu hại lá có mức độ nguy hiểm đối với rừng trồng
bạch đàn như loài sâu ăn lá thường thấy trên cây bạch đàn là sâu cuốn lá
Strepsicrates rothia thuộc họ Tortricidae, bộ Lepidoptera và sâu ăn lá Trabala
vishnou, thuộc họ Lasiocampidae, bộ Cánh vảy Lepidoptera; loài OĐGUBBĐ
(L. invasa) và loài Ong gây u bướu phiến lá bạch đàn O. maskelli, 2 loài ong này
đều thuộc họ Eulophidae, bộ Hymenoptera, lồi Sâu kèn bó củi Clania
minuscula thuộc họ Sâu kèn Psychidae, bộ Cánh vảy Lepidoptera; loài Rệp 27
muội Aphis sp., thuộc họ Rệp muội Aphididae, bộ Cánh nửa cứng Hemiptera.
Các loài sâu hại này hiện nay phân bố hầu hết các tỉnh trong cả nước và một số
tỉnh phía Bắc gây hại (Phạm Quang Thu, 2016).
Nấm Cryptosporiopsis eucalypti Sankaran & Sutton gây bệnh hại với triệu
chứng khác nhau. Điển hình là đốm lá ,khơ ngọn và lt thân, đơi khi những lá
bị bệnh hình thành các u nhỏ, trên bề mặt lá sần sùi và cành nhỏ thường là màu
nâu tối, ngọn cây bị khơ héo sau đó mọc lên các chồi và lá non có kích thước rất


11
nhỏ vào cuối mùa mưa. Triệu chứng điển hình này xuất hiện trên hầu hết các

loài bạch đàn ở khắp các vùng trong cả nước với tỷ lệ và mức độ bị bệnh rất
khác nhau. Nấm bệnh lại có biên độ rất rộng. Nấm có thể phát sinh phát triển
trên các vùng có lượng mưa bình qn năm rất thấp đến những vùng có lượng
mưa cao, thường trong giới hạn 700 mm - 2.500 mm. Có ảnh hưởng rất lớn tới
sinh trưởng và phát triển ở cây trồng. Chính vì thế bệnh đốm lá do bạch đàn do
nấm C. eucalypti cần được quan tâm và quản lý dịch bệnh có hiệu quả, giúp cây
bạch đàn sinh trưởng và phát triển tốt (Phạm Quang Thu, 2005).
Kết quả điều tra của Phạm Quang Thu (2016) đã phát hiện được:
46 loài sâu hại và 28 loại bệnh gây hại bạch đàn lai. Các lồi sâu gây hại
chính: Ong u bướu gân lá (L. invasa), rệp nâu (Aphis sp.). Các loại bệnh hại
chính: Bệnh cháy lá do nấm Calonectria quiqueseptata, Bệnh đốm lá do nấm
Cryptosporiopsis eucalypti, Bệnh tuyến trùng gây u rễ (Meloidogyne sp.).
61 lồi cơn trùng và 19 loại bệnh gây hại Bạch đàn urơ. Các lồi sâu gây
hại chính: Ong u bướu gân lá (L. invasa), Xén tóc đục thân (Sarothrocera lowi),
Mối nhỏ hai dạng lính (M. pakistanicus), Sâu róm (Trabala vishnou). Các loại
bệnh hại chính: Bệnh đốm lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti và một lồi
nấm mới được mơ tả là Calonectria quiqueseptata.
45 loài sâu và 21 loại bệnh gây hại Bạch đàn camal. Các lồi sâu gây hại
chính: Ong u bướu gân lá (Leptocybe invasa), Mối nhỏ hai dạng lính
(Microtermes pakistanicus). Bệnh hại chính: Bệnh đốm lá do nấm
Cryptospriopsis eucalypti, Bệnh cháy lá do nấm Calonectria quiqueseptata.
Sâu hại thân, cành Rừng trồng bạch đàn nâu E. urophylla dòng U6 tại
Pleiku, Gia Lai, sau 8 năm tuổi bắt đầu bị xén tóc đục thân gây hại. Chất lượng
và tỷ lệ sử dụng gỗ đối với những cây bị hại đã giảm. Loài xén tóc được giám
định là lồi Sarothrocera lowi, thuộc họ Xén tóc Cerambycidae, bộ Cánh cứng
Coleoptera. Lồi xén tóc này lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam gây hại
cho cây bạch đàn E. urophylla, dòng U6 năm 2008 (Phạm Quang Thu và Ngô


12

Văn Cầm, 2008b). Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Thu (2011) sâu
hại thân bạch đàn (Eucalyptus spp.) gồm các lồi sâu hại như lồi Xén tóc gặm
vỏ Aristobia testudo, thuộc họ Xén tóc Cerambycidae, lồi sâu đục thân Zeuzera
coffeae, thuộc họ Cossidae, thuộc bộ Cánh vảy (Lepidoptera).
Hiện nay rừng trồng các loại bạch đàn ở nước ta đóng vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy và dăm gỗ
xuất khẩu. Diện tích rừng trồng các lồi bạch đàn hiện nay đạt khoảng
350.000ha, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh
miền Trung. Rừng trồng bạch đàn cũng thường xuất hiện các dịch sâu, bệnh gây
thiệt hại nặng và nhiều khu rừng đạt năng suất rất kém do sâu bệnh, đặc biệt là
do loài ong (Leptocybe invasa) gây u bướu ngọn và gân lá bạch đàn ở giai đoạn
vườn ươm và rừng mới trồng hoặc rừng chồi tuổi một gây hại và các bệnh cháy
lá do nấm Calonectria quinqueseptata và bệnh đốm lá khô ngọn do nấm
Cryptosporiopsis eucalypti là các loại bệnh hại chính và nguy hiểm đối với rừng
trồng bạch đàn của nước ta.
Nấm Pseudoplagiostoma eucalypti là nấm gây bệnh đốm lá, loét thân khô
cành ngọn bạch đàn ở giai đoạn vườn. Triệu chứng: trên thân cây bị bệnh có
những vết loét, vết lõm ở phần vỏ cây. Vỏ cây ở xung quanh vị trí vết bệnh
thường bị đổi sang màu nâu đen. Những cây bị bệnh thường có hiện tượng héo
lá từ trên ngọn xuống, sau đó làm cây chết. Ngồi ra, các lá của cây bị bệnh có
các đốm nâu và lan rộng nhanh. Vết bệnh thường bị đổi sang màu nâu đen. Bệnh
đốm lá, loét thân gây hại cây bạch đàn trong suốt giai đoạn gieo ươm nhưng khi
cây còn non rất dễ nhầm với bệnh thối cổ rễ hoặc thối nhũn bệnh biểu hiện rõ
khi cây từ giai đoạn 3 tháng tuổi đến khi xuất vườn. (Nông Phương Nhung et al.,
2018). Bệnh đốm lá, loét thân gây hại cây bạch đàn trong suốt giai đoạn gieo
ươm nhưng khi cây còn non rất dễ nhầm với bệnh thối cổ rễ hoặc thối nhũn,
chúng là nguyên nhân gây suy giảm nghiêm trọng khả năng sinh trưởng và thậm
chí làm chết cây và gây hại phổ biến ở các vườn ươm cây con bạch đàn ở Phú



13
Thọ (Nguyễn Minh Chí et al., 2018). Là bệnh nguy hiểm đối với cây bạch đàn
và hiện chưa có biện pháp phịng trừ.
Bệnh đốm lá, khơ cành ngọn bạch đàn ở Việt Nam được xác định do nấm
Cylindrocladium quinqueseptatum và Cryptosporiopsis eucalypti, chúng là
nguyên nhân gây suy giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng rừng trồng các
loài bạch đàn ở Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016).
2.2.2.3. Nghiên cứu phòng trừ sâu, bệnh hại bạch đàn
Tuyển chọn loài, xuất xứ, gia đình và dịng có khả năng kháng bệnh đã
được thực hiện và chọn được một số giống bạch đàn năng suất cao và chống
chịu bệnh. Các loài và các xuất xứ bạch đàn sau có triển vọng trong việc kháng
bệnh đốm lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti là: Bạch đàn brassiana E.
brassiana xuất xứ Jackey Jackey 13874, xuất xứ NE Bamaga 13415; Bạch đàn
pellita E. pellita; Bạch đàn tere E. tereticornis xuất xứ Oro Bay 13399 và xuất
xứ Sirinumu 13418 Nguyễn Hồng Nghĩa (2000).
Phịng trừ bệnh nói chung đối với vườn ươm nên đặt vườn ươm ở nơi thoát
nước. Tránh để ẩm mốc và tiếp xúc với nguồn bệnh. Cần xử lý hạt giống trước
khi gieo ươm. Gieo hạt giống đúng thời vụ, tránh gieo vào thời tiêt ấm, ẩm và có
nhiều mưa. Dùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, không dùng phân
chuồng chưa hoai mục. Nguồn nước phải sạch, không dùng nước ao hồ gần
vườn ươm đã bị bệnh. Phân bón phải được sử dụng hợp lý, khơng bón phân
đạm q mức vì sẽ làm tăng khả năng bị bệnh cho cây. Cây con không nên đặt
q dày, cần tạo sự thơng thống, giảm sự tích tụ hơi nước giữa các hàng cây vì
bào tử nấm chỉ nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Khi cây bị bệnh
nặng dùng Zineb 1% hoặc Bc-đơ 0,5-1% hoặc Benlate 0,1% để phịng trừ
bệnh (Phạm Quang Thu, 2011).
Phịng trừ bệnh đối với rừng trồng có thể áp dụng một số biện pháp để
phịng trừ: chặt tồn bộ cành lá bị nhiễm bệnh vào đầu mùa mưa, mang ra khỏi
rừng và tiêu hủy (Phạm Quang Thu, 2011). Tạo điều kiện thoát nước tốt cho



14
rừng trồng và vườn ươm, tránh cho cây bị thừa nước. Tránh gây vết thương trên
rễ và cây khi chăm sóc. Các biện pháp như bón thêm phân hữu cơ hoai mục, sử
dụng nấm đối kháng Trichoderma ssp. Có tác dụng khống chế nguồn bệnh trong
đất. Sử dung thuốc Agri-fos 400 (Phosphonate) để phòng trừ bệnh hại (Phạm
Quang Thu et al., 2011).
Một số biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm
được khuyến cáo: vị trí đặt vườn ươm, sử dụng hạt giống sạch bệnh, chăm sóc
cây con, tưới nước, phân bón, mật độ, sử dụng thuốc hóa học khi có dịch bệnh
(Phạm Quang Thu, 2005). Đối với bệnh đốm lá rừng trồng bạch đàn cần chặt
toàn bộ cành lá bị nhiễm bệnh, mang ra khỏi rừng trồng và tiêu hủy, phun thuốc
hóa học (Phạm Quang Thu, 2011). Giải pháp sử dụng các giống bạch đàn kháng
bệnh cũng rất hiệu quả (Phạm Quang Thu, 2005). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa
có loại thuốc cụ thể nào cũng như chưa có giải pháp kỹ thuật nào được khuyến
cáo để trừ bệnh cháy lá bạch đàn trên rừng trồng.
Nhận xét thảo luận: Từ những nghiên cứu trong nước cho thấy tình hình
sâu, bệnh hại cây bạch đàn ngày càng phức tạp, khi diện tích rừng trồng tăng sẽ
càng có nhiều khả năng xuất hiện sâu, bệnh hại. Do đó rất cần nghiên cứu, điều
tra đánh giá hiện trạng và xác định nguyên nhân gây bệnh đối với cây con và
rừng trồng bạch đàn, đặc biệt là ở các vùng trồng rừng bạch đàn tập trung như
tỉnh Bắc Giang để có có sở đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lí
Huyện Yên Thế nằm ở phía bắc tỉnh Bắc Giang, có vị trí địa lý:
- Phía đơng giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
- Phía đơng nam giáp huyện Lạng Giang với ranh giới tự nhiên là sơng Thương
- Phía tây giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Phía tây bắc giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Phía bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên



15

- Phía nam và phía tây nam giáp huyện Tân n.
Huyện n Thế có diện tích 301,26 km², dân số năm 2013 là 102.574
người với 8 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 27%. Dân số
thành thị có 9.457 người (chiếm 9,85%); dân số nơng thơn 86.549 người (chiếm
90,15%); mật độ dân số trung bình 314 người/km².[1]
n Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đơng Bắc Bộ, nằm ở
phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, giáp với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn.
Địa hình huyện thấp dần theo hướng đơng nam, phía bắc là vùng núi thấp
dưới chân dãy núi Bắc Sơn, còn gọi là cánh cung Bắc Sơn chạy từ Lạng Sơn
sang Thái Ngun (một trong năm dãy núi hình vịng cung tạo nên nét đặc trưng
của địa hình vùng Đơng Bắc).
Chảy qua giữa huyện, theo hướng Đông Nam là con sông Sỏi, một nhánh
nhỏ đầu nguồn của sông Thương.
2.3.2. Thổ nhưỡng
Yên Thế là huyện Miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có
diện tích trên 303 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu là đồi núi
thấp) 13.285,11 ha chiếm 43,36% so với tổng diện tích tự nhiên; Đất nông
nghiệp 25.874,8 ha chiếm 84,55%; Đất phi nông nghiệp 4.664,8 ha chiếm
15,2%; Đất chưa sử dụng 97,44 ha chiếm 0,32%.
+ Địa hình vùng núi: Diện tích 9200,16 ha (chiếm 30,56% diện tích tự
nhiên của huyện), phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, thường bị chia cắt bởi độ
dốc khá lớn (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao
trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Dạng địa hình này đất đai có độ
phì khá, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và
chăn ni gia súc, gia cầm.
+ Địa hình đồi thấp: Diện tích 8.255 ha (27,42% tổng diện tích tự nhiên),

phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt trung bình, địa hình lượn
sóng, độ dốc bình qn 8-150 (cấp II,III). Độ phì đất trung bình, chủ yếu là đất


16
sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình này có khả năng phát triển
cây lâu năm (vải thiều, hồng...), cây cơng nghiệp.
+ Địa hình đồng bằng: Tồn vùng có diện tích 10.633 ha (35,32% tổng diện
tích tự nhiên). Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ xen kẹp giữa các dãy đồi.
Độ dốc bình quân 0-80. có khả năng phát triển cây lương thực và rau màu.
2.3.3. Khí hậu
n Thế nằm trong vịng cung Đơng Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40c. Nhiệt độ trung bình cao nhất
năm 26,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,50C; tháng có nhiệt độ cao
nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi
xuống tới 0 – 10C).
* Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm, Yên Thế
thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố không
đều trong năm chiếm tới 85% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa tập trung
nhiều vào các tháng 6,7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời
gian ngập khơng kéo dài nhưng thường có lũ ống, lốc xốy. Ngược lại, trong
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15%
lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng nước bốc hơi mạnh, ảnh hưởng lớn tới
trồng trọt nếu khơng có hệ thống tưới. Lượng bốc hơi trung bình năm 1012,2
mm, tập trung nhiều vào các tháng 5,6,7, các tháng còn lại lượng bốc hơi phân
bố khá đều.
* Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất
là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12).
* Gió: Trong vùng có hai mùa gió chính: Gió mùa Đơng Bắc thịnh hành

trong mùa khơ, với tốc độ gió trung bình 2,2 m/s. Trong mùa mưa, hướng gió
chủ yếu của vùng là gió mùa Tây Nam với tốc độ trung bình 2,4 m/s. Nhìn
chung huyện n Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ


×