Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY HOÁ CHẤT SƠN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.78 KB, 11 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY HOÁ CHẤT SƠN HÀ NỘI
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
1. Nhận xét chung về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
Công ty hoá chất Sơn Hà Nội là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh
của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, với lịch sử hình thành và phát triển lâu
dài Công ty đã tạo dựng được một vị trí ổn định trên thị trường. Cùng với sự
phát triển của nền kinh tế là sự ra đời của nhiều đối thủ cạnh tranh. Nhưng nhờ
bộ máy lãnh đạo của Công ty khá năng động, sáng tạo, với những biện pháp
quản lý có hiệu quả, Công ty đã đưa ra những giải pháp phù hợp cho hoạt động
sản xuất kinh doanh với tốc độ khá cao như hiện nay.
Cùng với sự phát triển của Công ty, công tác kế toán cũng không ngừng
hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu quản lý với quy mô sản xuất kinh doanh lớn
hơn. Việc tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty được thiết kế gọn nhẹ, hợp lý,
hoạt động có nền nếp và hiệu quả cao trong công việc. Các cán bộ kế toán có
trình độ nghiệp vụ cao, thường xuyên cập nhật các thay đổi của chế độ kế toán
Việt Nam và vận dụng một cách linh hoạt, tác phong làm việc khoa học. Tổ
chức bộ máy kế toán theo quan hệ trực tuyến với sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp
từ Kế toán trưởng giúp cho công tác kế toán được thực hiện nhịp nhàng, không
chồng chéo, vừa chuyên môn hoá vừa hợp tác hoá và có hiệu quả cao giúp cho
việc kiểm tra, đối chiếu dễ dàng và thuận lợi.
Cho tới nay, Công ty đã tiến hành sử dụng phiên bản ACSOFT mới nhất đã
có chỉnh sửa phù hợp với 6 chuẩn mực mới của kế toán Việt Nam mới được ban
hành vào cuối năm 2002 đã giúp Công ty thuận lợi hơn trong việc hạch toán
trong nội bộ và phù hợp với sự quản lý của các cơ quan cấp trên, cơ quan thuế,
đồng thời củng cố và hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty.
Nhìn chung bộ máy kế toán tại Công ty đã đảm bảo được việc phản ánh,
theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp thông tin tài chính kịp thời, chính xác cho bộ


máy lãnh đạo. Vấn đề còn lại là tìm ra các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty vì thực tế qua Báo cáo kết quả kinh
doanh của Công ty trong các năm vừa qua (như trên đã trích dẫn) cho thấy mặc
dù doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận lại có xu hướng giảm một phần chủ yếu
là do chi phí sản xuất tăng liên tục. Do vậy, việc tìm ra các biện pháp để tiết
kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cho
Công ty.
2. Đánh giá về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành
 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn chế biến trong từng phân
xưởng sản xuất (xử lý nhựa thiên nhiên, trùng ngưng sơn dầu, cán nghiền vữa
sơn, pha lọc sơn, este hoá...). Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước
chế tạo cuối cùng của quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng như vậy là
hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ phức
tạp của doanh nghiệp.
 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp hạch toán
được chi tiết theo các giai đoạn công nghệ, trong một số trường hợp có thể thực
hiện theo các đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tại Công ty tương đối
khác biệt. Theo đó, các chi phí chế biến phát sinh trong từng giai đoạn công
nghệ được nhập vào giá thành một cách song song (kết chuyển song song). Kế
toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn
mà chỉ tính giá thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các
chi phí chế biến khác trong các giai đoạn.
 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí vật liệu chính chiếm trên 70% tổng chi phí sản xuất và có thể xác
định cụ thể cho từng công đoạn chế biến. Riêng chi phí vật liệu phụ và nhiên
liệu được phân bổ theo tiền lương của toàn bộ công nhân viên phân xưởng.
Công ty chưa xây dựng được định mức nguyên vật liệu cho từng chủng loại sản
phẩm.

 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Lương công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo số lượng sản phẩm sản
xuất. Số sản phẩm sản xuất trong thời gian làm thêm giờ (do yêu cầu của đơn
đặt hàng) được tính thêm 25 – 50% so với lương bình thường. Tuy nhiên, các
khoản trích theo lương (BHXH, BHYT...) không trích trên lương thực tế mà
tính trên lương cơ bản.
 Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng (gò, bột mầu, cơ
điện...). Công ty thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công
nhân sản xuất.
 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Hàng tháng, Công ty đều tiến hành kiểm kê và đánh giá nhằm xác định giá
trị sản phẩm còn dở dang trên dây truyền sản xuất. Do tỷ trọng tương đối lớn
của chi phí vật liệu chính trong tổng chi phí sản xuất nên doanh nghiệp sử dụng
phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính.
 Tổ chức chứng từ
Các chứng từ liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất như: Bảng phân bổ
vật liệu, công cụ dụng cụ, Bảng tính và phân bổ khấu hao, Hoá đơn, chứng từ
chi tiến mặt... được thiết lập đầy đủ; quy trình luân chuyển chặt chẽ, thuận tiện
cho công tác tính giá thành sản phẩm. Do sử dụng kế toán máy nên việc xử lý
thông tin trên các chứng từ khá đơn giản, việc tính giá thành có thể thực hiện
nhanh chóng và chính xác.
 Tài khoản sử dụng
Hiện Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán đã được sửa đổi, bổ sung
theo Quyết định mới nhất của Bộ tài chính nên hệ thống tài khoản đảm bảo áp
dụng theo đúng chế độ ban hành.
II. PHƯƠNG HƯỚNG HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh trong mối quan hệ với công tác hạch toán
chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm

Mục tiêu mang tính chất chiến lược cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó, giảm giá
bán để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mà vẫn đảm bảo tăng
lợi nhuận cho Công ty. Do đó, việc tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm không đơn giản là phương pháp tập hợp chi phí rồi
hạch toán những khoản phát sinh mà phải thực sự là công cụ hữu hiệu trong
việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp.
Để có được những thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm không chỉ quan tâm các khoản chi phí đó đã phát sinh bao nhiêu và được
hạch toán như thế nào mà người quản lý còn phải phân tích chi phí đó trên
nhiều góc độ khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau. Từ đó giúp cho họ nhìn
rõ khả năng và nguồn lực của mình để có kế hoạch và quản lý giá thành có hiệu
quả, đồng thời cung cấp những thông tin để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hạ
giá thành sản phẩm.
Các công việc phân tích chi phí và giá thành sản phẩm mà người quản lý
cần thực hiện là:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành giữa các kỳ sản xuất, tiến
hành so sánh giá thành thực tế giữa các kỳ để xem xét doanh nghiệp đã tiết kiệm
chi phí hay chưa?
- Tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch giá thành giữa các năm hoặc các
tháng. Cần đi sâu phân tích một số khoản mục chi phí chủ yếu trong giá thành.
Duới đây là một vài chỉ tiêu cần phải phân tích:
+ Phân tích tình hình thực hiện chi phí trên 1000Đ doanh thu, xem xét sự
tăng giảm và những nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nghiên cứu. Việc
phân tích chi phí trên 1000Đ doanh thu cho biết để tạo ra 1000Đ doanh thu thì
Công ty cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí để sản xuất sản phẩm. Công việc
phân tích này nên tiến hành chi tiết tới từng sản phẩm và chung cho toàn doanh
nghiệp. Rồi từ đó tiến hành đối chiếu, so sánh giữa các sản phẩm với nhau trong
cùng một chủng loại sơn. Nếu thấy có biến động lớn về loại sản phẩm nào đó thì
cần kiểm tra chi tiết và đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời cho các kỳ sau.

Tương tự như vậy, đối với những sản phẩm có tỷ lệ này thấp thì cũng phải
nghiên cứu để đưa ra lời giải cho việc giảm giá thành ở các loại sản phẩm khác
có tỷ lệ này cao hơn.
+ Ngoài việc phân tích chi phí trên 1000Đ doanh thu, ta còn phải phân tích
tình hình lợi nhuận trên 1000Đ chi phí. Chỉ tiêu này cho biết mức lãi thu được
khi bỏ ra 1000Đ chi phí, biểu thị tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ
tiêu này cũng nên phân tích chi tiết tới từng sản phẩm và toàn bộ sản phẩm
trong doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích ta có thể biết được sản phẩm nào cho
lợi nhuận lớn nhất và thấp nhất đề đưa ra các chiến lược kinh thích hợp nhằm
tối đa hoá lợi nhuận cho Công ty.
Việc phân tích 2 chỉ tiêu trên được tiến hành đơn giản với sự hỗ trợ của
máy vi tính bằng cách thiết kế theo mẫu sau:
Biểu số 1: BẢNG PHÂN TÍCH SẢN PHẨM
Tháng… năm…
Stt Tên sản
phẩm
Tổng
doanh thu
Tổng
giá thành
sản xuất
Lãi (lỗ)
Chi phí trên
1000 Đ
doanh thu
Lãi trên
1000Đ
chi phí
1
2


Tổng

×