Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

HÀNG hóa sức LAO ĐỘNG và CHÍNH SÁCH TIỀN TƯƠNG ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.13 KB, 23 trang )

LÝ LUẬN HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG TRONG KINH TẾ CHÍNH
TRỊ MÁC – LÊNIN VÀ Ý NGHĨA VỚI VẤN ĐỀ CẢI CÁCH CHÍNH
SÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Lý luận hàng hóa sức lao động là một trong những lý luận quan
trọng của kinh tế chính trị Mác – Lênin, là lý chìa khóa để mở bức
màn bí mật nguồn gốc của giá trị thặng dư, vạch rõ quan hệ giữa giới
chủ và lao động làm thuê, là cơ sở lý luận cho phong trào đấu tranh
của người lao động.
Ngày nay, nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc
gia; là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế. Ngày nay, sự thịnh vượng của các quốc gia khơng cịn chỉ
dựa vào sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà được xây
dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ của con người. Tuy
nhiên, chính sách tiền cơng, tiền lương của Việt Nam cịn nhiều bất
cập. Do đó, việc nghiên cứu thấu đáo lý luận hàng hóa sức lao động
để hoạch định chính sách tiền công, tiền lương để đảm bảo quyền và
lợi ích cho người lao động, tạo động lực kinh tế để phát huy năng lực
của người lao động trong mọi tổ chức.
Trước thực tế đó, em chọn đề tài: Lý luận hàng hóa sức lao động
trong kinh tế chính trị mác – lênin và ý nghĩa với vấn đề cải cách
chính sách tiền lương ở Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài

Hệ thống hóa lý luận của Mác về hàng hóa sức lao động, lý luận
về tiền cơng trong chủ nghĩa tư bản làm cơ sở lý luận để phân tích
q trình đổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam.
Khái lược q trình đổi mới chính sách tiền công ở Việt Nam
Đánh giá một số những tồn tại, hạn chế trong cải cách tiền lương


ở Việt nam
Đề ra một số phương hướng cải cách tiền lương trong thời gian
tới.
1


2


NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG TRONG KINH TẾ CHÍNH
TRỊ MÁC – LÊNIN
Mâu thuẫn trong cơng thức chung của tư bản là: "Tư bản không
thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngồi
lưu thơng. Nó phải xuất hiện trong lưu thơng và đồng thời không phải
trong lưu thông", vậy thực chất tư bản là gì? Giá trị thặng dư có
nguồn gốc từ đâu? Những câu hỏi quan trọng đó được Mác luận giải
một cách thấu triệt trên cơ sở lý luận hàng hóa sức lao động.
1. Khái niệm sức lao động và điều kiện để sức lao động trở
thành hàng hóa
Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại
trong một con người và có thể được người đó sử dụng vào sản xuất.
Sức lao động là yếu tố lao động cơ bản của mọi q trình sản xuất.
Tuy nhiên, khơng phải lúc nào sức lao động cũng là hàng hóa. Để sức
lao động trở thành hàng hóa cần có những điều kiện nhất định.
Thứ nhất, người lao động phải là người được tự do về thân thể, có
khả năng chi phối sức lao động ấy và chỉ bán lao động đó trong một
thời gian nhất định.
Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu
sản xuất (ngày nay người lao động khơng đủ TLSX để sản xuất hàng

hóa, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Hàng hố sức lao động cũng có hai thuộc tính là: giá trị và giá trị
sử dụng.
* Giá trị của hàng hố sức lao động
Giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người cơng nhân và
gia đình anh ta.
Cấu thành lượng giá trị hàng hóa sức lao động:
Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để
nuôi sống công nhân.
3


Chi phí đào tạo cơng nhân.
Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho
gia đình cơng nhân.
Giá trị hàng hố sức lao động khác với hàng hố thơng thường ở
chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử (phụ thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn
minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp cơng
nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu).
Nó được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động (tiền
công).
Giá trị sức lao động chịu sự tác động của hai xu hướng đối lập
nhau:
Một là, giá trị hàng hóa sức lao động có xu hướng tăng do sản
xuất càng phát triển, nhu cầu về lao động phức tạp tăng, nhu cầu tư
liệu sinh hoạt tăng theo đà tiến bộ của lực lượng sản xuất.
Hai là, xu hướng giảm giá trị hàng hóa sức lao động: do năng

suất lao động tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm.
* Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện ở quá
trình tiêu dùng sức lao động, tức là q trình lao động của người cơng
nhân để sản xuất ra một hàng hố, một dịch vụ nào đó.
Q trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với q trình
tiêu dùng hàng hóa thơng thường ở chỗ: với hàng hóa thơng thường
thì sau q trình sử dụng cả giá trị và giá trị sử dụng đều mất đi. Trái
lại, q trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là q trình sản
xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là q trình sáng tạo ra
giá trị mới.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt,
nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn
giá trị bản thân nó. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng
của hàng hố sức lao động. Đặc điểm này là chìa khố để giải quyết
mâu thuẫn trong cơng thức chung của tư bản.
4


3. Bản chất và hình thức biểu hiện của tiền cơng
Biểu hiện bề ngồi của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm
việc cho nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng
hàng hóa hay hồn thành một số cơng việc nào đó thì nhà tư bản trả
cho công nhân một số tiền nhất định đó là tiền cơng.
Biểu hiện bề ngồi của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm
việc cho nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng
hàng hóa hay hồn thành một số cơng việc nào đó thì nhà tư bản trả
cho cơng nhân một số tiền nhất định đó là tiền cơng. Hiện tựơng đó
làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động. Sự
thật thì tiền cơng khơng phải là giá trị hay giá cả lao động, vì lao

động khơng phải là hàng hóa. Sở dĩ như vậy là vì:
- Nếu tạo động là hàng hỏa, thì nó phải có trước, phải được vật
hóa trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật
hóa được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư
liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hóa do mình sản xuất ra, chứ khơng
bán "lao động".
- Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu
thuẫn về lý luận sau đây:
Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang
giá, thì nhà tư bản khơng thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều
này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong
chủ nghĩa tư bản.
Thứ hai, còn nếu "hàng hóa lao động" được trao đổi khơng ngang
giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật
giá trị.
-

Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá

trị. Nhưng lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản
thân lao động thì khơng có giá trị. Vì thế, lao động khơng phải là
hàng hóa, cái mà cơng nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao
động. Do đó, tiền cơng mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả
của sức lao động.
5


Vậy, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức
biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao
động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động.

Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do
những thực tế sau đây:
Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động là khơng bao giờ
tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị
sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó bề
ngồi chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.
Thứ hai, đối với cơng nhân, tồn bộ lao động trong cả ngày là
phương tiện để có tiền sinh sống, do đó bản thân cơng nhân cũng
tưởng rằng mình bán lao động. Cịn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra để
có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.
Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động
hoặc số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm
tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao
động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư,
thành lao động được trả công và lao động không được trả cơng, do đó
tiền cơng che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Có hai hình thức tiền cơng cơ bản: tiền cơng tính theo thời gian
và tiền cơng tính theo sản phẩm.


Tiền cơng tính theo thời gian

+ Khái niệm: Tiền cơng tính theo thời gian là hình thức tiền cơng
mà số lượng của nó ít hay nhiều tuỳ theo thời gian lao động của công
nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.
+ Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần,
tiền công tháng. Tiền công ngày và tiền cơng tuần chưa nói rõ được
mức tiền cơng đó cao hay là thấp, nó cịn tuỳ theo ngày lao động dài
hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá chính xác mức tiền cơng khơng chỉ

căn cứ vào tiền công ngày, mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao

6


động và cường độ lao động. Giá cả của một giờ lao động là thước đo
chính xác mức tiền cơng tính theo thời gian.
Ví dụ: một cơng nhân một ngày làm việc 8 giờ, lĩnh 40 xu, như
vậy mỗi giờ được trả 5 xu. Nhưng nếu nhà tư bản bắt cơng nhân làm
10 giờ và trả 45 xu, thì như vậy giá cả một giờ lao động đã giảm từ 5
xu xuống cịn 4,5 xu.


Tiền cơng tính theo sản phẩm

+ Khái niệm: Tiền cơng tính theo sản phẩm là hình thức tiền
cơng mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số
lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra
hoặc là số lượng cơng việc đã hồn thành.
+ Tiền cơng tính theo thời gian là cơ sở để định tiền công tính
theo sản phẩm. Mỗi sản phẩm được trả cơng theo một đơn giá nhất
định. Đơn giá tiền công được xác định bằng thương số giữa tiền cơng
trung bình của cơng nhân trong một ngày với số lượng sản phẩm
trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày. Do đó về
thực chất, đơn giá tiền cơng là tiền công trả cho thời gian cần thiết
sản xuất ra một sản phẩm.
+ Tiền cơng tính theo sản phẩm đã làm cho quan hệ bóc lột tư
bản chủ nghĩa càng bị che giấu, cơng nhân làm được nhiều sản phẩm
thì càng được lĩnh nhiều tiền, tình hình đó khiến người ta lầm tưởng là
lao động được trả công đầy đủ.

+ Thực hiện tiền cơng tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho
nhà tư bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của cơng
nhân dễ dàng hơn; mặt khác, kích thích cơng nhân lao động tích cực,
khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn.
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được
do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử
đụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải
được chuyển hóa thành tiền cơng thực tế.
Tiền cơng danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được
do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử
7


đụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền cơng danh nghĩa phải
được chuyển hóa thành tiền cơng thực tế.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng
hóa tiêu dùng và dịch vụ mà cơng nhân mua được bằng tiền cơng
danh nghĩa của mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng
lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về
hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó,
nếu tiền cơng danh nghĩa khơng thay đổi, nhưng gỉá cả tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống, thì tiền lương thực tể sẽ
giảm xuống hay tăng lên.
Tiền là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền
với sự biến đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động
chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động ngược chiều nhau. Nhân tố
tác động làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng cao trình độ
chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự
tăng lên của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố tác

động làm giảm giá trị sức lao động đó là sự tăng năng suất lao động
làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng bé đi. Sự tác động qua lại của các
nhân tố đó dẫn tới q trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao
động, do đó dần tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế.
Tuy nhiên,C.Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư
bản chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền cơng trung bình mà
là hạ thấp mức tiền cơng ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát triển của chủ
nghĩa tư bản, tiền cơng danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức
tăng của nó nhiều khi khơng theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu
dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên,
khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều
đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó. Vì vậy
tiền cơng thực tế của giai cấp cơng nhân có xu hướng hạ thấp.
Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu
hướng, vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt,
8


đó là cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân địi tăng tiền cơng. Mặt
khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác động
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nên nhu cầu về sức lao
động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải
cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi
ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền
công.
II. LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG Ở
VIỆT NAM
Mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương, tiền cơng theo
ngun tắc thị trường, phù hợp với tăng năng suất lao động. Cải cách
chính sách tiền lương, tiền cơng theo ngun tắc thị trường, phù hợp

với tăng năng suất lao động. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở,
mức lương tối thiểu theo lộ trình phù hợp, bảo đảm mức sống tối
thiểu của người lao động đang làm việc cũng như người đã nghỉ việc
hưởng chế độ hưu trí.
1. Q trình cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam
a. Chính sách cải cách tiền lương giai đoạn 1960 đến 1984
Trước năm 1960, vấn đề tiền lương của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa được quy định trong các sắc lệnh: Sắc lệnh số 10-SL Về
việc tạm thời áp dụng các văn bản pháp luật của chế độ cũ để lại;
Sắc lệnh số 29 ngày 12/3/1947 Quy định chế độ lao động trong tồn
cõi Việt Nam. Sau hịa bình lập lại, những yêu cầu đặt ra trong việc
sửa đổi chế độ tiền lương đối với người lao động tại miền Bắc Việt
Nam lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1957 và chính thức được triển
khai vào năm 1960, sau khi hoàn thành cải tạo kinh tế xã hội chủ
nghĩa. Trong đợt cải cách này, mức tiền lương cụ thể cho từng loại
cơng việc, thời gian trả, hình thức trả lương, nâng bậc lương và các
vấn đề khác liên quan đều do Nhà nước định sẵn thông qua hệ thống
các bậc lương và phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Vấn đề tiền
lương tối thiểu được Chính phủ giới hạn trực tiếp bằng việc quy định
cụ thể các mức lương trong các ngành. Trong mỗi ngành đều có mức
9


lương thấp nhất (mức lương bậc một - mức lương khởi điểm) được trả
cho người lao động ứng với công việc địi hỏi trình độ và cường độ lao
động thấp nhất.
Ngày 5/7/1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP
quy định chế độ lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. Theo đó,
chế độ lương của cán bộ, viên chức cơng tác ở các cơ quan hành
chính sự nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc: mức lương của cán

bộ lãnh đạo cao hơn mức lương của cán bộ, nhân viên bị lãnh đạo;
mức lương có chức vụ yêu cầu cao về kỹ thuật, nghiệp vụ cao hơn
mức lương của chức vụ có kỹ thuật, nghiệp vụ đơn giản hơn; mức
lương của lao động trong điều kiện khó khăn, hại sức khỏe cao hơn
mức lương của lao động trong điều kiện bình thường; cán bộ, viên
chức đang làm chức vụ gì thì xếp lương theo chức vụ ấy, khi chức vụ
thay đổi thì bậc lương cũng thay đổi theo.
Một trong những điểm nhấn của chính sách cải cách tiền lương ở
Việt Nam trong giai đoạn 1960-1984 là hướng tới mục tiêu chiếu cố
toàn diện, cân nhắc kỹ lưỡng giữa yêu cầu và khả năng, kết hợp
nguyên tắc với thực tế để vận dụng đúng đắn nguyên tắc phân phối
theo lao động vào tình hình thực tế đất nước (...), chống chủ nghĩa
bình qn, phải chống xu hướng địi cơng bằng hợp lý một cách tuyệt
đối, khơng phù hợp với hồn cảnh thực tế của đất nước(2).
b. Chính sách tiền lương giai đoạn 1985-1992
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị quyết của Hội
nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 6-1985) và Nghị định số 235/HĐBT
ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng Về cải tiến chế độ tiền lương
của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang đã dẫn đến một
cuộc cải cách lớn về giá - lương - tiền, mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất
nước. Nghị định số 235 quy định thang, bảng lương đối với công
nhân, nhân viên, cán bộ quản lý xí nghiệp, cơng ty và bảng lương
chức vụ đối với cán bộ, viên chức trong các tổ chức sự nghiệp và cơ
quan quản lý nhà nước. Nguyên tắc hưởng lương là làm cơng việc gì,
chức vụ gì thì hưởng lương theo cơng việc, chức vụ đó. Tại điều Điều
10


2, Nghị định số 235 quy định: mức lương tối thiểu là 220 đồng một
tháng. Mức lương này ứng với mức giá ở những vùng có giá sinh hoạt

thấp nhất hiện nay. Khi nào mức giá thay đổi hoặc ở những vùng có
giá sinh hoạt cao hơn thì tiền lương được tính thêm phụ cấp chênh
lệch giá sinh hoạt. Lương tối thiểu dùng để trả công cho những người
làm công việc lao động giản đơn nhất và với điều kiện lao động bình
thường. Mức lương tối thiểu là cơ sở để định các mức lương cấp bậc
hoặc lương chức vụ(3). Bảng lương chức vụ được thiết kế theo quan
hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa là 1 - 1,32 - 3,5. Theo đó,
nhân viên phục vụ bậc 1 có mức lương là 220 đồng, kỹ sư bậc 1 có
mức lương 290 đồng, những người giữ chức vụ tương đương Bộ
trưởng có mức lương là 770 đồng.
Tính đến tháng 9-1985, tiền lương của người lao động tăng 64%. Tuy
nhiên, với nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, tổng thu nhập quốc
dân tính trên đầu người thấp, tình trạng lạm phát đã làm giá trị của
đồng lương sụt giảm nhanh chóng và mức trả lương khơng đánh giá
đúng giá trị thực tế sức lao động của người lao động. Mặt khác, năm
1986, công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu, địi hỏi tiền lương tối thiểu
phải có sự thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Do đó, ngày
28/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 202-HĐBT Về tiền
lương công nhân, viên chức sản xuất kinh doanh khu vực quốc doanh
và công tư hợp doanh và Quyết định số 203-HĐBT về tiền lương công
nhân, viên chức hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối
tượng hưởng chính sách xã hội. Theo đó, tiền lương tối thiểu được
nâng lên 22.500 đồng/tháng.
Năm 1987, Quốc hội thơng qua Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam,
từ đây ở Việt Nam xuất hiện thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi. Do mới bước đầu hội nhập nên so với lao động làm việc
trong các doanh nghiệp trong nước thì lao động làm việc trong khu
vực có vốn đầu tư nước ngồi phải chịu áp lực cao, địi hỏi trình độ
chun mơn, nghiệp vụ và cường độ lao động cao hơn. Để đánh giá
đúng giá trị sức lao động mà người lao động bỏ ra và bảo đảm sự

11


cơng bằng, địi hỏi phải có quy định riêng về tiền lương tối thiểu cho
lao động làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, ngày 29-81990, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ra Quyết định
số 356/LĐTBXH/QĐ về mức lương tối thiểu của người lao động trong
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Theo đó, mức lương tối thiểu
áp dụng trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi là 50 USD/tháng.
Mặc dù cịn nhiều hạn chế, tuy nhiên có thể khẳng định chính sách
cải cách tiền lương của Việt Nam trong giai đoạn 1985-1992 đã có
tiến bộ đáng kể trong việc quy định về tiền lương tối thiểu; đã có sự
phân định về tiền lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp trong nước
và các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, đảm bảo sự cơng bằng
trong việc trả cơng cho người lao động.
c. Chính sách tiền lương giai đoạn 1993-2002
Giai đoạn này được đánh dấu bằng các văn bản: Nghị định số 26/CP
quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp;
Nghị định số 25/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công
chức, viên chức hành chính - sự nghiệp và lực lượng vũ trang của
Chính phủ ban hành ngày 23/5/1993; Bộ luật Lao động (1994); Nghị
định số 197/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Thông tư số
11/LĐTBXH-TT ngày 3/5/1995 hướng dẫn Nghị định số 197/ CP...
Sau biến cố ở Đông Âu và Liên Xô, nền kinh tế nước ta hết sức khó
khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao (năm 1990 là 70%, năm 1991 là 67,5%
và năm 1992 là 16,7%). Do vậy, chính sách tiền lương ở Việt Nam
mất dần ý nghĩa trong sản xuất và đời sống xã hội. Tiền lương không
đảm bảo đời sống của người lao động và được tiền tệ hóa ở mức
thấp. Việc đổi mới chính sách tiền lương khơng được tiến hành đồng
bộ càng làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong bản thân chính sách tiền

lương, tạo ra những mâu thuẫn tiêu cực trong phân phối thu nhập và
vi phạm nghiêm trọng cơng bằng xã hội. Trước tình hình đó, Nghị
định số 25/CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu năm 1993
là 120.000 đồng/tháng, làm căn cứ để tính các mức lương khác của
12


hệ thống bảng lưởng, mức phụ cấp lương và trả công đối với người
làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Một trong những đặc điểm của chính sách tiền lương ở Việt Nam
trong giai đoạn này là mức lương tối thiểu thường xuyên được điều
chỉnh tăng lên. Một trong những lý do là do sự tác động của quy luật
cung - cầu, giá cả, cạnh tranh đòi hỏi tiền lương tối thiểu liên tục
được nâng lên. Từ năm 1993 đến đầu những năm 2000, nền kinh tế
liên tục tăng trưởng nhanh (trung bình khoảng 8 đến 9%/năm) trong
khi tiền lương vẫn không thay đổi nên giá trị tiền lương trên thực tế bị
giảm sút. Do đó, ngày 21/1/1997, Chính phủ ra Nghị định số 06/CP về
việc giải quyết tiền lương và trợ cấp năm 1997 đối với cơng chức,
viên chức hành chính - sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức, lực
lượng vũ trang cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính
sách xã hội. Theo đó, nâng mức lương tối thiểu lên 144.000
đồng/tháng. Tiếp đến, ngày 15/12/1999, Chính phủ ra Nghị định số
175/1999/NĐ-CP Về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ
cấp sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp
và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc nguồn ngân sách nhà nước,
với mức lương tối thiểu là 180.000 đồng/tháng. Đồng thời, để bảo vệ
cho người lao động khu vực doanh nghiệp tư nhân, ngày 27-3-2000,
Chính phủ ra Nghị định số 10/2000/NĐ-CP Về việc quy định tiền lương
tối thiểu trong các doanh nghiệp với mức tiền lương tối thiểu là
180.000 đồng/tháng. Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, Bộ

trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ra Quyết định số
708/1999/QĐ-BLĐTBXH quy định mức lương tối thiểu cho lao động
trong khu vực này là 417.000 đồng - 626.000 đồng/tháng tùy thuộc
vào địa phương và đặc trưng của từng ngành nghề. Ngày 15-122000, Chính phủ ra Nghị định số 77/2000/NĐ-CP Về việc điều chỉnh
mức lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối
tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí, với mức lương
tối thiểu là 210.000 đồng/tháng.

13


Mục tiêu của cải cách chính sách tiền lương của Việt Nam trong giai
đoạn 1993-2002 là phải làm cho tiền lương trở thành thước đo giá trị
sức lao động, áp dụng ở mọi thành phần kinh tế có quan hệ lao động
theo thị trường. Đặc biệt, tiền lương tối thiểu phải thực sự là “lưới an
toàn” cho người lao động, đảm bảo cho họ duy trì được mức sống tối
thiểu cần thiết và tái sản xuất sức lao động; đáp ứng yêu cầu tiền tệ
hóa tiền lương, dần thay thế và tiến tới xóa bỏ chế độ phân phối hiện
vật có tính chất tiền lương. Những thành cơng và hạn chế của cải
cách chính sách tiền lương giai đoạn 1993-2002 đặt nền móng cho
việc hồn thiện các quy định về tiền lương dựa trên cơ sở có quan hệ
giữa chủ sử dụng lao động và người lao động; tạo sự cạnh tranh giữa
những người lao động và điều kiện cho sự phát triển thị trường lao
động; tách chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức hưởng
lương từ ngân sách nhà nước với tiền lương của người lao động trong
doanh nghiệp; tách dần chính sách tiền lương với chính sách bảo
hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có cơng. Việc Quốc hội ban hành
Bộ luật Lao động, (1994) đã xác lập: tiền lương tối thiểu đã được ghi
nhận một cách đầy đủ, toàn diện trong văn bản pháp lý có hiệu lực
cao là Bộ luật. Bộ Luật Lao động góp phần tạo nên trật tự cho các

quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động thay đổi theo hướng tích cực
và hội nhập với thế giới.
d. Chính sách tiền lương giai đoạn 2003-2020
Giai đoạn này được đánh dấu bằng các văn bản: Nghị quyết số
09/2002/QH11 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2003; Nghị quyết
số 14/2002/QH11 về nhiệm vụ năm 2003; Nghị định số 03/2003/NĐCP ngày 15/1/2003 Về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi
mới một bước cơ chế quản lý tiền lương; Nghị định số 204/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang. Điều 3, Khoản 2 Nghị đinh số
204/NĐ-CP quy định: Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện
nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ
ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy
14


định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị(5). Theo
đó, tiền lương phải được thay đổi một cách toàn diện với tất cả các
đối tượng lao động; với mức lương tối thiểu là 310.000 đồng/tháng.
Tiếp đó, ngày 15/9/2005, Chính phủ ra Nghị định số 118/2005/NĐ-CP
điều chỉnh mức lương tối thiểu chung lên 350.000 đồng/tháng. Để cụ
thể hóa chính sách tiền lương mới trong khu vực doanh nghiệp, ngày
4-10-2005, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ra Thông
tư số 25/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ cấp
lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP. Để
đảm bảo đời sống của người lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển
đất nước và hội nhập quốc tế, Chính phủ ra Nghị định số 03/2006/NĐCP ngày 6/1/2006 Quy định về mức lương tối thiểu đối với lao động
Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại
Việt Nam. Ngày 7-9-2006, Chính phủ ban hành Nghị định số
94/2006/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, nâng mức
lương tối thiểu chung lên 450.000 đồng/tháng.
Điểm nhấn của cải cách chính sách tiền lương giai đoạn này là từ

năm 2009, Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng dựa trên
mức lương tối thiểu chung dành riêng cho khu vực doanh nghiệp tư
nhân. Đặc biệt, thực hiện Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 của
Hội nghị Trung ương 5 và Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của
Hội nghị Trung ương 7 khóa XI , nước ta đã từng bước hoàn thiện cơ
chế quy định mức lương tối thiểu vùng và chế độ tiền lương của khu
vực doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước; đã thực hiện nguyên tắc chỉ điều chỉnh mức
lương cơ sở và ban hành chính sách, chế độ mới đối với khu vực cơng
khi đã bố trí đủ nguồn lực; khơng ban hành mới các chế độ phụ cấp
theo nghề, triển khai xây dựng danh mục vị trí việc làm tạo cơ sở cho
việc trả lương(6). Đồng thời từ năm 2013, tiền lương tối thiểu để tính
lương cho người lao động ở khu vực công được đổi thành mức lương
cơ sở. Ngày 9/11/2016, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về kế
hoạch tài chính 5 năm, trong đó có nội dung tăng mức lương cơ sở tối
15


thiểu trung bình 7%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tính đến ngày
1/7/2018, mức lương cơ sở của người lao động trong khu vực công
đạt 1.390.000 đồng/tháng. Đối với khu vực doanh nghiệp, mức lương
tối thiểu vùng I là 3.980.000 đồng/tháng; vùng II là 3.530.000
đồng/tháng; vùng III là 3.090.000 đồng/tháng; vùng IV là 2.760.000
đồng/tháng. Đây là một trong những nội dung nổi bật của chính sách
cải cách tiền lương giai đoạn 2003-2020.
Có thể khẳng định từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã liên tục hoàn
thiện chế độ tiền lương trên cơ sở mở rộng quan hệ tiền lương, thu
gọn một bước hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương, đổi mới cơ
chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập. Với
quy trình thực hiện cải cách theo nhiều bước, các quy định về tiền

lương của giai đoạn 2003-2020 có xu hướng đảm bảo cuộc sống của
người lao động và gia đình họ; vừa khơng tạo ra gánh nặng cho quỹ
lương của Nhà nước và người sử dụng lao động, đảm bảo tính hợp lý
và hài hịa lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ lao động. Tuy nhiên,
thực chất của cải cách chính sách tiền lương trong giai đoạn này vẫn
dựa trên cách tính lương năm 1993, chỉ điều chỉnh tăng mức lương cơ
sở, mở rộng quan hệ tiền lương, tách tiền lương khu vực sản xuất
kinh doanh với khu vực chi từ ngân sách nhà nước... Vì vậy, chính
sách tiền lương của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập so với nhu cầu
của thực tiễn phát triển đất nước. Điều này đặt ra u cần một cuộc
cải cách chính sách tiền lương tồn diện, đồng bộ; dựa trên nhu cầu
của thực tiễn, bằng chứng khoa học thuyết phục.
Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước ta cũng xác định những mục tiêu cơ
bản để cải cách chế độ tiền lương giai đoạn sau năm 2020, thể hiện ở
8 nội dung sau:
(1) Tiếp tục điều chỉnh tăng lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang: Từ năm
2018 đến 2020, tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở. Đến năm
2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng
hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực
16


doanh nghiệp. Đối với người lao động trong doanh nghiệp, điều chỉnh
tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020, mức lương tối thiểu
bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Từ
năm 2021, vẫn tiếp tục điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo định kỳ;
(2) Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được thiết kế theo cơ
cấu mới, gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và
các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền

thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của
năm, không bao gồm phụ cấp); 3) Xây dựng bảng lương mới theo vị
trí, chức vụ, gồm 5 bảng lương: 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với
chức vụ lãnh đạo; 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch
công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối
với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; 3 bảng lương
đối với lực lượng vũ trang: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ
sĩ quan nghiệp vụ công an; 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp,
chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương cơng nhân quốc
phịng, cơng nhân cơng an; (4) Bãi bỏ mức lương cơ sở, hệ số lương
và xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể; (5) Thực hiện chế
độ hợp đồng lao động với những người làm công việc thừa hành,
phục vụ; (6) Bãi bỏ và gộp nhiều loại phụ cấp của cán bộ, công chức,
viên chức, như: thâm niên nghề; chức vụ lãnh đạo; cơng tác đảng,
đồn thể chính trị - xã hội; cơng vụ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Đồng thời, gộp các phụ cấp sau: phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp
trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp đặc
biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp cơng tác lâu năm ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp cơng tác ở vùng đặc
biệt khó khăn; (7) Bãi bỏ nhiều khoản chi ngoài lương: Tiền bồi dưỡng
họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án;
hội thảo...; (8) Doanh nghiệp được hoàn toàn tự quyết chính sách tiền
lương. Theo đó, doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước) được tự
quyết định chính sách tiền lương và trả lương cho người lao động
không thấp hơn mức lương tối thiểu. Nhà nước chỉ công bố mức lương
17


tối thiểu vùng theo tháng, theo giờ và hỗ trợ cung cấp thông tin thị
trường lao động mà không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền

lương của doanh nghiệp.
3. Tồn tại hạn chế và phương hướng cải cách chính sách tiền
lương ở Việt Nam trong thời gian tới
Thứ nhất, từ việc phân tích các giai đoạn cải cách chính sách tiền
lương của Việt Nam có thể nhận thấy quá trình phát triển, hồn thiện
tư duy lý luận về chính sách tiền lương của Đảng và Nhà nước Việt
Nam: từ chỗ chỉ bó hẹp trong khu vực Nhà nước và phụ thuộc vào
ngân sách sang thực hiện đồng bộ ở cả hai khu vực: nhà nước và
doanh nghiệp; từ chỗ chỉ quan tâm đến vấn đề cải thiện mức lương
tối thiểu cho người lao động sang đổi mới chính sách tiền lương một
cách toàn diện; từ chỗ xuất phát từ yếu tố chủ quan, duy ý chí chính
trị và đạo đức đến ngày càng phù hợp hơn với các quy luật, nguyên
tắc thị trường, với tăng năng suất lao động, kết quả lao động và
nguồn lực tài chính; cũng như có tính đến các yếu tố về đạo đức và
xã hội; từ chỗ cải cách chính sách tiền lương mang tính đơn lẻ, độc
lập hướng đến cải cách đồng bộ, tồn diện gắn với những vấn
đề/chính sách có liên quan của thể chế chính sách; từ chỗ thực hiện
mang tính bị động/đối phó/chạy theo và thực hiện ngay lập tức sang
thực hiện mang tính dự báo/chủ động/tích cực và thực hiện theo lộ
trình; từ chỗ coi chính sách tiền lương là vấn đề thuần túy có tính
chất chi phí nguồn lực sang là vấn đề đầu tư cho phát triển bền vững.
Đối với khu vực doanh nghiệp, Nhà nước giảm dần sự can thiệp hành
chính, quản lý tiền lương thơng qua quy định mức lương tối thiểu
vùng là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế. Thay
đổi cơ chế xác lập mức lương tối thiểu vùng, từ ấn định của Nhà nước
sang dựa trên kết quả thương lượng 3 bên.
Thứ hai, từ thực tiễn cải cách chính sách tiền lương, nhất là từ giai
đoạn từ 1992 đến nay cho thấy những nỗ lực, cố gắng của cả hệ
thống chính trị, cải cách chính sách tiền lương của nước ta đã đạt
được nhiều kết quả tích cực. Ðảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm

18


quan tâm và có nhiều cố gắng trong việc cải cách tiền lương cho
người lao động, kể cả những giai đoạn đất nước có chiến tranh, bị
bao vây cấm vận. Thực tế Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản điều
chỉnh, bổ sung, từng bước hồn thiện chính sách tiền lương, hoàn
thiện cơ chế quy định mức lương tối thiểu vùng và chế độ tiền lương
của khu vực doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện nguyên tắc chỉ điều chỉnh mức
lương cơ sở và ban hành chính sách, chế độ mới đối với khu vực công
khi đã bố trí đủ nguồn lực....
Thứ ba, mặc dù những kết quả đạt được trong cải cách tiền lương giai
đoạn từ năm 2002 đến nay là rất đáng kể, tuy nhiên so với nhu cầu
của người lao động, yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước và hội
nhập quốc tế, chính sách tiền lương vẫn còn rất nhiều bất cập, hạn
chế ở cả hai khu vực: nhà nước và doanh nghiệp. Với rất nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, những hạn chế này
không dễ khắc phục một sớm một chiều. Tuy nhiên, chính điều này
càng đặt ra yêu cầu, quyết tâm chính trị và sự kỳ vọng lớn đối với
chương trình cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết
số 27 khóa XII của Đảng trong giai đoạn sau năm 2020. Để thực hiện
thắng lợi các mục tiêu cải cách tiền lương trong giai đoạn này, đòi hỏi
phải thực hiện đồng bộ các giải pháp và có sự tham gia tích cực,
trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả của tất cả các chủ thể có liên
quan thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp.
Có thể khẳng định, chính sách cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 7 khóa XII ở Việt Nam hiện nay là một cuộc cải
cách mang tính cách mạng, tồn diện, đồng bộ và có tính khả thi
cao. Nó là một yêu cầu tất yếu, khách quan trong công cuộc đổi mới

và phát triển đất nước hiện nay. Khác với những cuộc cải cách về tiền
lương trước đây, cuộc cải cách tiền lương này có nhiều cơ sở thuyết
phục về lý luận và thực tiễn, cũng như lộ trình và giải pháp thực hiện
phù hợp; chúng ta có thể thấy được trước về khả năng thành cơng
của nó. Trên cơ sở đó, góp phần quan trọng tạo ra động lực thực sự
19


để người lao động trong khu vực nhà nước và doanh nghiệp cống
hiến, sáng tạo và phát triển đất nước bền vững.
Chính sách tiền lương có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội và có
tác động lớn đến hệ thống chính sách kinh tế-xã hội của các nước trên tầm vĩ mô, tác
động lớn đến rất nhiều người lao động hưởng lương. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước
đã không ngừng quan tâm cải cách, sửa đổi bổ sung nhiều lần góp phần cải thiện đời
sống người lao động hưởng lương, thúc đẩy người lao động, sáng tạo, hăng say sản
xuất. Tuy nhiên tính đến nay, mức lương tối thiểu chung còn thấp, cơ chế áp dụng tuền
lương tối thiểu chung còn thấp, cơ chế áp dụng tiền lương tối thiểu giữa các đối tượng
hưởng lương khác nhau còn chưa phù hợp với thể chế cơ chế thị trường. Do đó, vấn
dụng quan điểm của Mác em xin đưa ra một số giải pháp cải cánh tiền công ở Việt
Nam ta như sau:
Cải cách tiền công, trả lương theo thời gian làm việc của
CBCCVC và người lao động. Muốn đánh giá chính xác mức tiền cơng
khơng chỉ căn cứ vào tiền công ngày mà phải căn cứ vào độ dài của
ngày lao động và cường độ lao động. Theo đó, cần tiếp tục mở rộng
quan hệ tiền lương tối thiểu-trung bình-tối đa nhằm khắc phục hiện
tượng bình quân trong chi trả lương, động viên khuyến khích người có
tài, có trình độ n tâm cơng tác trong khu vực cơng nói chung, đặc
biệt là khắc phục triệt để tính bình quân, cào bằng trong chi trả
lương hiện nay, phát huy khả năng, trí tuệ của mọi người trong sản
xuất.

Cải cách tiền công, trả lương theo sản phẩm đạt được cần có
các quy định rõ ràng về vấn đề này, “ làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít” tránh tình trạng “ làm nhiều, làm ít cũng hưởng lương như
nhau” dẫn đến tiền lương chưa phù hợp với mức độ cống hiến, chưa
phản ánh đúng năng lực, kết quả lao động. Gắn cải cách tiền tiền
lương với cải cách hành chính. Việc này cũng đồng nghĩa với việc tiền
cơng sẽ được trả theo chức vụ, chức danh nghiệp vụ chuyên môn,
công tác. Hệ số lương khởi điểm các gạch cần nâng cao hơn phù hợp
với lượng sản phâm, công việc của họ làm ra và đạt được trong công
việc.
20


Cải cách tiền công theo thực tế mức lương tối thiểu hiện nay
chưa phù hợp với cơ chế thị trường, việc điều chỉnh mức lương tối
thiểu tăng không kịp so với mức tăng của giá cả sinh hoạt hằng ngày
và mức tăng trưởng kinh tế. Do đó, thay bằng tăng tiền lương theo
thời kỳ dài ta tăng theo thời gian, theo sự tăng lên hay giảm xuống
của giá cả sinh hoạt hằng ngày và theo mức tăng trưởng của nền
kinh tế theo thời gian. Khuyến khích các cơ quan nhà nước, doang
nghiệp trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu
vùng, trả lương theo hình thức khen thưởng và khuyến khích. Nhà
nước chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản và hãy giao quyền tự chủ
cho người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp tự xây dựng thang lương,
bảng lương , tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng ..và phụ cấp lương
tự chủ trong việc trả lương trên thực tế, trả lương phù hợp với đặc
điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của từng doanh nghiệp và
phải đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý lao động
địa phương và làm cơ sở đóng, hưởng chế độ BHXH và thực hiện các
quyền lợi khác của người lao động theo quy định của pháp luật.

Cải cách tiền công trên danh nghĩa: nhà nước cần tiếp tục hồn
thiện cơ chế, chính sách tiền lương theo cơ chế thị trường đảm bảo
tiền lương được trả đúng cho người lao động theo cơ chế thị trường,
theo sức lao động cơng nhân đã bán đi. Cần có quan điểm đầu tư vào
tiền lương là đầu tư cho phát triển, từ đó điểu chỉnh mạnh chi tiêu
cơng, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước; trong đó, tăng huy động các
nguồn ngoài ngân sách nhà nước như vốn đầu tư của doanh
nghiệp,trong nhân dân... cho đầu tư toàn xã hội, dành nguồn cho trả
tiền lương cho công chức, viên chức đảm bảo cho họ có mức tiền
lương bình qn trên trung bình của lao động khu vực thị trường.
KẾT LUẬN
Tiền lương là giá cả của lao động và phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, và
ngày càng góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng sống của người lao động. Tuy
nhiên, với tư cách yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, được phân phối theo kết quả
đầu ra, tiền lương phụ thuộc vào năng suất cá nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh
21


chung của doanh nghiệp và mức sống chung của đất nước. Cho nên, chính sách tiền
cơng phải được đạt trong tổng thể chính sách phân phối và tái phân phối, bảo đảm công
bằng xã hội, việc làm và gắn với vị trí lao động cụ thể, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu
lao động trên thị trường và có sự quản lý của Nhà nước. Hy vọng trong tương lai Nhà
nước ta se đưa ra các chính sách tiền lương phù hợp để nâng cao chất lượng cho đời
sống của người lao động.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Tài liệu phục vụ


giảng dạy thí điểm)
2. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (dùng cho khối ngành chuyên Kinh tế chính
trị), Bộ Giáo dục đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia
2. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, TS. Vũ Xuân Lai (chủ biên), NXB Chính trị
Quốc gia.
3. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (dùng cho khối ngành không chuyên Kinh tế
chính trị), Bộ Giáo dục đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 về
“Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
5. Thủ tướng chính phủ (2017), chỉ thỉ 16/CT-TTTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”
6. Klaus Schwab (2016), The Fouth Industrial Revolution (cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4).

23



×