Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.45 KB, 22 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
-------------------
1.1. NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO
1.1.1. Quan niệm chung
- Khái niệm về đói nghèo
Đói nghèo đã đang là một vấn đề nóng bỏng, nhức nhối có tính toàn cầu.
Ngày nay, khi loài người đang bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của công nghiệp hóa
– hiện đại hóa, sự giàu có của nhiều tập đoàn, nhiều cá nhân tăng lên đồng thời
cũng có nhiều quốc gia, nhiều vùng, nhiều dân tộc, nhiều gia đình rơi vào cảnh
đói nghèo, khốn quẫn. Trên thế giới hiện nay có nhiều quan niệm về đói nghèo.
Đói nghèo có thể được xem xét dựa trên khía cạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội.
chính trị… Có thể theo nghĩa hẹp chỉ gói gọn trong vấn đề thu nhập, chi tiêu,
dinh dưỡng, giáo dục… hay theo nghĩa rộng hơn là sự phát triển toàn diện về
mọi mặt của con người.
Các hội nghị bàn về giảm đói nghèo trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
do ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9- 1993 đã đưa ra định nghĩa đói nghèo
như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á: "Nghèo là tình trạng thiếu tài sản cơ
bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng, mọi người cần được tiếp
cận với giáo dục cơ sở và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản".
Ngoài ra Ngân hàng Phát triển Châu Á còn đưa ra hai khái niệm nghèo cụ
thể hơn:
- Nghèo tuyệt đối là việc không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu,
chỉ để duy trì khả năng tối thiểu sự sống cơ thể con người.
- Nghèo tương đối là tình trạng không có khả năng đạt tới mức độ mức
sống tối thiểu tại một thời điểm nào đó.
Nhu cầu cơ bản của con người gồm 8 yếu tố chính phân thành 2 loại:
+ Nhu cầu thiết yếu ăn, mặc, ở.
+ Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp.


Khái niệm về đói nghèo nêu trên cũng đã nói nên rằng, sẽ không có một
chuẩn nghèo chung cho tất cả các quốc gia và các khu vực, vì nó phụ thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và phong tục tập quán của từng
vùng, đó là sự thay đổi theo không gian.
- Chỉ tiêu đánh giá đói nghèo của thế giới
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá đói nghèo trên thế giới, chủ yếu là sử dụng
chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người (GDP/người) .
Nhưng chỉ dựa vào chỉ tiêu này thì chưa đủ điều kiện đánh giá toàn diện
được đói nghèo. Gần đây, để đánh gía đói nghèo của một số quốc gia, UNDP đã
đưa ra chỉ số nghèo đói tổng hợp HPI ( Human Poverty Index) với 4 chỉ tiêu
chính là:
- Tỷ lệ thất học.
- Tỷ lệ những người chết dưới 40 tuổi.
- Tỷ lệ người không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản (nước sạch,
chăm sóc y tế, dinh dưỡng).
- GDP bình quân tính theo đầu người (tính theo phương pháp PPP).
- HPI như là một công cụ để tham khảo đánh giá tình trạng nghèo đói của
một quốc gia.
- Chuẩn mực xác định đói nghèo của thế giới.
Chuẩn nghèo là một đại lượng thay đổi theo thời gian chứ không phải là
đại lượng bất biến. Tháng 9/1995, tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội
tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch), vấn đề về mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế và xã hội đã đưa ra chuẩn đói nghèo: Những ai sống dưới mức 01 USD (tính
theo sức mua tương đương) một ngày, được coi là nghèo khổ và kêu gọi các
quốc gia hãy tấn công vào đói nghèo để giảm bớt số người nghèo trên thế giới.
Cùng thời gian này, Ngân hàng thế giới (WB) cũng đưa ra 3 định hướng cơ bản
cho giảm nghèo là tạo cơ hội cho người nghèo tăng thu nhập, tạo cơ hội cho
người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, giảm tính dễ bị tổn thương cho người
nghèo. Nhằm giúp các quốc gia xây dựng chiến lược giảm nghèo toàn diện
(CPRSP) đã tiến hành một loạt các ghiên cứu đánh giá về vấn đề đói nghèo

được các tổ chức quốc tế và các quốc gia thực hiện. Để thuận lợi cho việc so
sánh quốc tế, người ta đưa ra hai mức chuẩn nghèo là 01 USD/ ngày/người và
02 USD/ ngày/người. Theo đó, nếu lấy mức 01USD/1ngày/1 người thì vào thời
điểm năm 1999 cả thế giới có khoảng 1,2 tỉ người nghèo và nếu lấy mức 02
USD/1ngày/1 người thì thế giới có khoảng 2,8 tỉ người nghèo trên tổng dân số
thế giới (khoảng 6 tỉ người). Ngoài ra, WB và các tổ chức quốc tế cũng đưa ra
khuyến nghị về chuẩn nghèo cho các quốc gia như sau:
- Đối với các nước chậm phát triển: 0,5 USD/ ngày/ người.
- Đối với các nước đang phát triển: 01 USD/ ngày / người.
- Đối với các nước Châu Mỹ và nước đang phát triển ở mức khá: 02
USD/ngày/người.
- Đối với các nước Châu Âu: 4USD/ ngày/người.
- Đối với các nước công nghiệp: 14/ ngày/người.
Chuẩn nghèo khuyến nghị nêu trên là căn cứ vào thu nhập và mức sống
cụ thể của từng khu vực, từng vùng; vì nếu thấp hơn mức đó con người không thể bảo
đảm được mức sống tối thiểu và không tồn tại được.
1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam
- Khái niệm về đói nghèo
Trên thế giới hiện nay có nhiều quan niệm về đói nghèo, ở mỗi quốc gia, mỗi
vùng, mỗi nhóm dân cư lại có những quan niệm khác nhau về đói nghèo. Việt
Nam nói chung vẫn là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân
đầu người nhìn chung còn thấp. Chính vì vậy, qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên
cứu, các nhà quản lý ở các bộ, các ngành đã đi đến thống nhất cần có khái niệm
riêng, chuẩn mực riêng cho nghèo và đói. Ở Việt Nam, bên cạnh khái niệm
“nghèo” còn sử dụng khái niệm “đói” để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ
phận dân cư.
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu
không thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp, …“
“ Đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống nhỏ hơn mức
sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống”. Đó là

một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn một số tháng trong năm, phải vay nợ và
thiếu khả năng chi trả.
Ngoài khái niệm về hộ nghèo, hộ đói, Việt Nam còn sử dụng khái niệm
vùng nghèo, xã nghèo là nơi tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân cư
thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước. Tình trạng đó phổ biến ở
các vùng nghèo có điều kiện tự nhiên không thuận lợi (đất xấu, thiên tai thường
xuyên), kết cấu hạ tầng kém phát triển.
- Các chỉ tiêu đánh giá đói nghèo
Chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân đầu người/ tháng (hoặc năm), được
đo bằng chỉ tiêu giá trị hiện vật quy đổi, thường lấy lương hay gạo để đánh giá.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều
kiện học tập, chữa bệnh, đi lại…
Để đánh giá một cách cụ thể về đói nghèo, Việt Nam còn đưa ra những
chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người (GDP/người).
+ Tuổi thọ.
+ Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.
+ Tỷ lệ xoá mù chữ.
+ Tỷ lệ thất học.
- Chuẩn mực xác định nghèo đói của Việt Nam.
Chuẩn nghèo là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xã hội
ai thuộc diện nghèo và ai không nghèo, để từ đó có chính sách trợ giúp cho
những người nghèo tiếp cận với thành quả của sự phát triển kinh tế – xã hội và
đảm bảo công bằng xã hội giữa các nhóm dân cư. Vì thực tiễn và lý luận đều chỉ
ra rằng: “Hậu quả của thiên tai, lũ lụt và khủng hoảng kinh tế người nghèo là
người chịu trước, còn thành quả của phát triển kinh tế - xã hội người nghèo lại
là người hưởng sau”. Xuất phát từ khái niệm về nghèo đói của ESCAP và luận
điểm cơ bản nêu trên, việc tiếp cận xác định chuẩn nghèo phải dựa vào mức
sống của dân cư trong từng giai đoạn cụ thể xem họ sống như thế nào? với mức
thu nhập, chi tiêu nào người dân chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản?, dưới mức

đó thì các quyền cơ bản về sinh tồn của họ không được đảm bảo, đòi hỏi Nhà
nước và cộng đồng cần có biện pháp giúp đỡ. Ở Việt Nam, qua từng thời kì,
từng giai đoạn cũng đưa ra những chuẩn nghèo khác nhau. Điều chỉnh chuẩn
nghèo là một hoạt động có tiến trình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam. Từ năm 1992 đến nay, chúng ta đã điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng
tăng dần trong 4 giai đoạn 1992-1996, 1996-1997, 1998- 2000 và 2001-2005,
theo công thức sau:
Chuẩn nghèo = chi tiêu cho LTTP + chi tiêu cho phi LTTP
Chúng tôi xin trình bày chuẩn nghèo đói của các giai đoạn để thấy sự thay đổi.
- Chuẩn mực năm 1992
Mức nghèo đói Chuẩn nghèo Nông thôn
Thành
thị
Nghèo tuyệt đối Dưới 15 kg gạo/ người/ tháng 30-35% 8,1%
Nghèo tương đối Dưới mức trung bình của địa phương 57,56% 42,87%
Thiếu đói kinh niên Dưới 12kg gạo/ người / tháng 16,3-20,1% 6,45%
Đói gay gắt kinh niên Dưới 8 kg gạo/ người/ tháng 5,7-7,96% 4,42%
- Chuẩn mực năm 1996
+ Hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13 kg gạo/ người/ tháng, tương ứng với 45.000
đ
.
+ Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người / tháng:
+/ Dưới 15 kg gạo, tương ứng với 55.000
đ
đối với miền núi, nông thôn, hải đảo.
+/ Dưới 20 kg gạo, tương ứng với 70.000
đ
đối với vùng nông thôn, đồng bằng
và trung du.
+/ Dưới 25 kg gạo, tương ứng với 90.000đ đối với thành thị.

- Chuẩn nghèo năm 2000
Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăng trưởng
kinh tế và mức sống, từ năm 2001 đã công bố chuẩn nghèo đói mới để áp dụng cho
thời kì (2001- 2005), theo đó không tách riêng chuẩn đói nghèo (do đã căn bản
xóa được hộ đói).
Ngày 02/11/2000 Nhà nước đưa ra chuẩn mực nghèo mới được xác định
ở mức đói khác nhau tùy từng vùng, cụ thể bình quân đầu người / tháng.
+ 80.000
đ
/ tháng ở vùng hải đảo, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
+ 100.000
đ
/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng.
+ 150.000
đ
/tháng ở thành thị.
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định nêu
trên được xác định là hộ nghèo.
- Chuẩn mực năm 2005
Trong giai đoạn 2005 - 2010 trước những thay đổi to lớn về mặt kinh tế,
đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, tại phiên họp thường kì vào
ngày 27 và 28 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội đã trình bày báo cáo chuẩn nghèo giai đoạn (2006 – 2010). Chính phủ đã
có Nghị quyết 06/ NQ–CP ngày 06/5/2005 nhất trí với phương án chuẩn nghèo
mới.
+ Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ
200.000
đ
/ tháng trở xuống là hộ nghèo.
+ Khu vực thành thị: Những hộ có thu nhập bình quân đầu người / tháng

từ 260.000
đ
/ tháng trở xuống là hộ nghèo.
Chuẩn nghèo nêu trên chỉ là chuẩn nghèo tối thiểu, các địa phương có thể
dựa vào những thông số cụ thể đó kết hợp với điều kiện riêng của từng vùng để
đưa ra chuẩn nghèo phù hợp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO
1.2.1. Đặc điểm của người nghèo, hộ nghèo
Trong thực tế cuộc sống, người nghèo họ thiếu cơ hội và khả năng lựa
chọn cơ hội, ẩn mình trong giao tiếp, ngại tiếp xúc ở chỗ đông người, tự ti trong
quan hệ, chính vì lẽ đó mà người nghèo khó thoát khỏi cảnh nghèo và càng
ngày càng nghèo hơn. Họ không có cơ hội, điều kiện để phát triển ý kiến của
mình. Những người nghèo, hộ nghèo họ có một số đặc điểm sau:
- Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm (thiếu ăn từ 3 - 6 tháng trong
năm), đây là hình thức nghèo đói cơ bản nhất ở nước ta, nhất là khu vực miền
núi, vùng đồng bào dân tộc.
- Người nghèo chủ yếu là người nông dân với trình độ học vấn thấp và
khả năng tiếp cận thông tin, kỹ năng chuyên môn bị hạn chế.
- Nhà ở tạm, siêu vẹo, dột nát, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa
bão, bản thân gia đình không có khả năng tự làm mới hoặc sửa chữa.
- Các hộ có nhiều con hoặc có ít lao động, con cái đến tuổi đi học không
được đến trường, ốm đau không được khám chữa bệnh, nợ nần không có khả
năng chi trả.
- Thiếu đất hoặc không có đất canh tác; thiếu vốn, kiến thức sản xuất.
1.2.2. Nguyên nhân của đói nghèo
* Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân khách quan về mặt tự nhiên
+ Đất đai: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi ít màu mỡ, canh tác khó dẫn đến
năng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Đặc biệt đối
với những người nông dân đất đai là tư liệu sản xuất chính, việc tích luỹ tái sản

xuất mở rộng bị hạn chế. Vì vậy tỉ lệ nghèo đói ở nông thôn thường có xu
hướng cao hơn thành thị.
+ Đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, bão lũ, hạn hán, sâu bệnh… ảnh hưởng đến mùa màng giao thông liên
lạc.
+ Vị trí địa lý ở vùng sâu, vùng xa hẻo lánh các cơ sở hạ tầng chưa được
đầu tư xây dựng hoặc có nhưng chất lượng kém và nhỏ bé. Do điều kiện địa lý
họ bị bó buộc trong không gian mà ở đó mọi thứ đều kém phát triển, hạn chế
tầm hiểu biết và nhận thức về tiến bộ xã hội, những thành tựu khoa học… một
trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Nguyên nhân về mặt tự nhiên này cho thấy rõ nguyên nhân đói nghèo ở
nông thôn cao hơn thành thị. Vì vậy lao động trong nông nghiệp gặp nhiều khó
khăn, sản xuất phi nông nghiệp không thuận lợi vì họ bị rơi vào thế cô lập với

×