Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm việt nam giai đoạn 2012 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.45 MB, 149 trang )

HOÀNG TRUNG

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
---------------------------------------

Hoàng Trung

QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QTKD

Đề tài: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU PHẦN MỀM VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2012-2020

KHÓA 2010-2012

Hà Nội – Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi – Hồng Trung - cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hữu Lục.
Các kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, không phải là sao chép tồn văn của bất
kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả Luận văn

Hoàng Trung



Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
MỤC LỤC ..................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .....................................................5
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ................................................................................6
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................7
LỜI NĨI ĐẦU ...........................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 8
2. Mục đích của đề tài (Kết quả dự kiến)............................................................................ 8
3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 9

4. Nội dung của luận văn..........................................................................................9
Luận văn gồm 3 chương: .........................................................................................9
CHƯƠNG 1..............................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU .............................10
1.1. Tổng quan về dự báo................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................................. 10
1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của phân tích và dự báo trong q trình ra quyết định............ 11
1.2. Một số phương pháp dự báo....................................................................................... 12
1.2.1. Bài tốn xử lý số liệu thống kê trong phân tích dự báo ......................................... 12
1.2.2. Một số phương pháp dự báo .................................................................................... 16
1.2.2.1. Phương pháp mơ hình hóa thống kê .................................................................... 16
1.2.2.2. Phương pháp chuyên gia....................................................................................... 18
1.2.2.3. Phương pháp san bằng số mũ............................................................................... 24
1.2.2.4. Phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian.................................. 26
1.2.2.5. Phương pháp dự báo dựa vào mơ hình tuyến tính ngẫu nhiên ........................... 33
1.2.3. Phân tích và lựa chọn 3 phương pháp chính áp dụng cho luận văn...................... 41


KẾT CHƯƠNG .......................................................................................................42
CHƯƠNG 2..............................................................................................................43
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010....................................................................43
2.1. Giới thiệu chung. ......................................................................................................... 43
2.2. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước ...... 44
2.2.1. Ứng dụng tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ ................................................................ 44
2.2.2. Ứng dụng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...................................... 45
2.2.3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.......................................... 46
2.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và cộng đồng.......... 48
2.3.1. Tình hình ứng dụng CNTT trong cộng đồng.......................................................... 48
2.3.2. Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. ................................ 49
2.4. Tổng kết dữ liệu........................................................................................................... 56

Hoàng Trung

2

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

KẾT CHƯƠNG .......................................................................................................58
CHƯƠNG 3..............................................................................................................60
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2012-2020.....................................................................................................60
3.1. Các dự đốn về ngành CNTT nói chung.................................................................... 60
3.1.1. Dự đốn số lượng máy tính (số gia đình có máy tính trên 100 gia đình). ............ 60

3.1.1.1. Phương pháp san bằng số mũ giản đơn ............................................................... 60
3.1.1.2. Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng....................................... 62
3.1.1.3. Phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian.................................. 63
3.1.1.4. Tổng hợp kết quả dự báo ...................................................................................... 65
3.1.2. Dự đoán số lượng người sử dụng internet. ............................................................. 66
3.1.2.1. Phương pháp san bằng số mũ giản đơn ............................................................... 66
3.1.2.2. Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng....................................... 67
3.1.2.3. Phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian.................................. 69
3.1.1.4. Tổng hợp kết quả dự báo ...................................................................................... 71
3.1.3. Dự đoán số lao động và doanh thu ngành công nghiệp phần mềm....................... 71
3.1.3.1. Phương pháp san bằng số mũ giản đơn ............................................................... 72
3.1.3.2. Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng....................................... 74
3.1.3.3. Phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian.................................. 83
3.1.3.4. Tổng hợp kết quả dự báo ...................................................................................... 88
3.2. Dự đoán nhu cầu sử dụng phần mềm trong các cơ quan nhà nước.......................... 89
3.2.1. Dự đoán tỷ lệ cơ quan nhà nước có sử dụng cổng TTĐT...................................... 90
3.2.2. Dự đốn tỷ lệ cơ quan nhà nước sử dụng phần mềm diệt virus và hệ thống phát
hiện xâm nhập trái phép. .................................................................................................... 90
3.2.2.1. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn................................................. 91
3.2.2.2. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng........................ 93
3.2.2.3. Sử dụng phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian ................... 96
3.2.2.4. Tổng hợp kết quả dự báo .................................................................................... 100
3.3. Dự đoán nhu cầu sử dụng phần mềm trong cộng đồng........................................... 101
3.3.1. Dự đốn tỷ lệ người xem tin tức và tìm kiếm qua mạng Internet. ...................... 101
3.3.1.1. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn............................................... 102
3.3.1.2. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng...................... 104
3.3.1.3. Sử dụng phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian ................. 106
3.3.1.4. Tổng hợp kết quả dự báo .................................................................................... 111
3.3.2. Dự đoán tỷ lệ người nghe nhạc và xem phim....................................................... 112
3.3.2.1. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn............................................... 112

3.3.2.2. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng...................... 115
3.3.2.3. Sử dụng phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian ................. 117
3.3.2.4. Tổng hợp kết quả dự báo .................................................................................... 122
3.3.3. Dự đoán tỷ lệ người sử dụng dịch vụ mua bán trực tuyến và E-Banking. ......... 123
3.3.3.1. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn............................................... 123
3.3.3.2. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng...................... 125
3.3.3.3. Sử dụng phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian ................. 128

Hoàng Trung

3

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

3.3.3.4. Tổng hợp kết quả dự báo .................................................................................... 132
3.4. Dự đoán nhu cầu sử dụng phần mềm trong doanh nghiệp. .................................... 133
3.4.1. Dự đoán tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT. .............................. 133
3.4.1.1. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn............................................... 133
3.4.1.2. Sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng...................... 135
3.4.1.3. Sử dụng phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian ................. 136
3.4.1.4. Tổng hợp kết quả dự báo .................................................................................... 138

KẾT CHƯƠNG .....................................................................................................139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................145
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................145
ABSTRACT OF THESIS ....................................................................................147


Hoàng Trung

4

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Số TT


Từ
CNTT

Dạng đầy đủ
Công nghệ thông tin

Giải nghĩa
Công nghệ thông tin bao gồm
phần cứng và phần mềm



TMĐT

Thương mại điện tử


Giao dịch buôn bán làm ăn qua
mạng. Sử dụng mạng Internet
như một công cụ trong việc kinh
doanh.



CQNN

Cơ quan nhà nước



E-Banking

Dịch vụ ngân hàng trực

Thơng qua dịch vụ này người sử

tuyến

dụng có thể thao tác với tài
khoản ngân hàng của mình một
cách trực tuyến thông qua mạng
Internet mà không cần trực tiếp
đến ngân hàng như: chuyển
khoản, đổi tiền, thanh tốn…

Hồng Trung


5

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Sơ đồ dự báo của phương pháp chuyên gia ......................................................................1
Hình 2. Sơ đồ ra quyết định của phương pháp chuyên gia............................................................1
Hình 3. Sơ đồ thủ tục tiến hành theo phương pháp Box-Jenkins..................................................1
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ địa phương đã cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến năm 2009....................47
Hình 5. Mức độ tăng trưởng thuê bao Internet băng thông rộng giai đoạn 2004-2009.............49
Hình 6. Mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp .................................................................53
Hình 7. Tỉ lệ doanh nghiệp ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý điều hành............................54
Hình 8. Nhận định về hiệu quả của thương mại điện tử trong doanh nghiệp.............................56
Hình 9. Nguyên nhân chưa tham gia TMĐT của doanh nghiệp .................................................56

Hoàng Trung

6

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. Tình hình ứng dụng thư điện tử và hệ thống quản lý văn bản.......................................44
Bảng 2. Tình hình ứng dụng thư điện tử và hệ thống quản lý văn bản điều hành tại ................46

Bảng 3. Danh sách dịch vụ hành chính cơng trực tuyến mức độ 3.............................................47
Bảng 4. Tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính vi tính /100 hộ gia đình .............................................48
Bảng 5. Số lượng người sử dụng Internet hàng năm ...................................................................48
Bảng 6. Số lượng trung bình thiết bị tin học/doanh nghiệp phân theo địa phương ...................50
Bảng 7. Tỉ lệ doanh nghiệp có mạng máy tính phân theo địa phương .......................................51
Bảng 8. Tỷ lệ % nhân viên sử dụng Internet cho cơng việc phân theo địa phương...................52
Bảng 9. Mục đích sử dụng Internet của doanh nghiệp ................................................................53
Bảng 10. Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý nguồn lực sản xuất, kinh .................55

Hoàng Trung

7

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học kỹ thuật nói
chung và ngành Cơng nghệ thơng tin nói riêng, chưa bao giờ như hiện nay con người
lại có thể nắm bắt, khai thác và xử lý những thông tin, tri thức mới dễ dàng, thuận tiện
đến như vậy. Công nghệ thông tin và truyền thơng (CNTT-TT) Việt Nam đã và đang
có những bước phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành một phần quan trọng của hạ tầng
kinh tế quốc dân, một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn của quốc gia, đóng góp ngày
càng nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Chính phủ Việt Nam
ln đặc biệt quan tâm và dành nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển
ngành kinh tế quan trọng này.
Cùng với sự phát triển của ngành, nhu cầu tìm hiểu thơng tin, số liệu chính thức

về hiện trạng các lĩnh vực của ngành CNTT-TT Việt Nam ngày càng lớn. Việc thống
kê chính xác các số liệu rất khó khăn, do đây là một ngành kinh tế mới, có tốc độ phát
triển nhanh, được xã hội hóa cao, và liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác. Các
báo cáo về hiện trạng CNTT-TT Việt Nam từ trước đến nay đều chưa đầy đủ và chưa
thành hệ thống. Chính vì lí do này việc phân tích và dự đốn nhu cầu về CNTT nói
chung và phần mềm nói riêng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Một phần giúp xác định rõ
vị thế hiện nay của ngành CNTT Việt Nam và giúp các nhà hoạch định chiến lược xác
định rõ hướng đầu tư và phát triển ngành trong giai đoạn 2011-2020 tiếp theo.

2. Mục đích của đề tài (Kết quả dự kiến)
Dựa trên các dữ liệu thống kê tin cậy để phân tích dự báo và đưa ra kết quả dự
báo nhu cầu phần mềm của thị trường Việt Nam giai đoạn 2012-2020 theo 3 phương
pháp và kết quả lựa chọn.

Hoàng Trung

8

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng nhiều nhất là:
phương pháp ngoại suy, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp san bằng số mũ.

4. Nội dung của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu 5 hướng tiếp cận để giải quyết bài tốn phân tích dự

đốn. Phân tích các ưu, nhược điểm của từng phương pháp; biện luận lý do lựa chọn 3
phương pháp làm hướng nghiên cứu chính.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, cơ
sở hạ tầng cũng như những ứng dụng phần mềm và kết nối mạng Internet, xác định các
dữ liệu chính mà Luận văn phải dự báo.
Chương 3. Áp dụng các phương pháp để xây dựng bộ dữ liệu dự đoán nhu cầu
về CNTT nói chung và phần mềm nói riêng cho từng mảng lĩnh vực của thị trường
Việt Nam. Tổng hợp chung về các kết quả đạt được.

Hoàng Trung

9

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU
Những nội dung chính của chương:
 Các khái niệm cơ bản trong phân tích và dự báo.
 Bài tốn Phân tích và dự báo cơ bản.
 Các phương pháp dự báo


Đánh giá và lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp.

1.1. Tổng quan về dự báo
1.1.1. Khái niệm

Dự báo đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ 20. Khoa học dự báo với tư
cách một ngành khoa học độc lập có hệ thống lí luận, phương pháp luận và phương
pháp hệ riêng nhằm nâng cao tính hiệu quả của dự báo. Người ta thườnng nhấn mạnh
rằng một phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với dự báo là phần quan trọng trong hoạch
định. Khi các nhà quản trị lên kế hoạch, trong hiện tại họ xác định hướng tương lai cho
các hoạt động mà họ sẽ thực hiện. Bước đầu tiên trong hoạch định là dự báo hay là ước
lượng nhu cầu tương lai cho sản phẩm hoặc dịch vụ và các nguồn lực cần thiết để sản
xuất sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Như vậy, dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy
ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học và các dữ liệu đã thu thập được. Khi
tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để
xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mơ
hình tốn học.

Hồng Trung

10

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

Dự báo có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai. Nhưng để
cho dự báo được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự
báo.
Ngày nay, dự báo là một nhu cầu không thể thiếu được của mọi hoạt động kinh
tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, được tất cả các ngành khoa học quan tâm nghiên cứu.

1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của phân tích và dự báo trong q trình ra quyết

định
a) Ý nghĩa của phân tích và dự báo
- Dùng để dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà
quản trị doanh nghiệp chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần
thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất,
kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính… và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ
sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới (kế hoạch cung cấp các yếu tố
đầu ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ).
- Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách nghiêm
túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và
tồn bộ nền kinh tế nói chung.
- Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế văn hóa xã hội trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Nhờ có dự báo các chinh sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển
kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả
năng kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình
nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
b) Vai trò của phân tích và dự báo

Hồng Trung

11

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020


- Dự báo tạo ra lợi thế cạnh tranh.
- Công tác dự báo là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của các
doanh nghiệp, trong từng phòng ban như: phòng Kinh doanh hoặc Marketing, phịng
Sản xuất hoặc phịng Nhân sự, phịng Kế tốn – tài chính.

1.2. Một số phương pháp dự báo.
1.2.1. Bài tốn xử lý số liệu thống kê trong phân tích dự báo
Về nguyên lý, dự báo xu hướng của một hiện tượng kinh tế - xã hội là dựa vào
số liệu thống kê sự vân động, phát triển của hiện tượng đó trong q khứ và dùng các
phương pháp thích hợp để dự đốn hiện tượng trong tương lai. Vì vậy, số liệu thống kê
có một ý nghĩa hết sức quan trọng và là yếu tố cần và đủ để việc phân tích và dự báo
đạt hiệu quả cao. Thực tế cho thấy ở Việt Nam trong nhiều năm qua công tác thống kê
do nhiều lý do chưa cung cấp đầy đủ và chính xác các số liệu thống kê, cơng tác dự báo
chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến các kế hoạch thiếu cơ sở, căn cứ.
Sau đây là một số cách xử lý số liệu thống kê khi tiến hành phân tích dự báo.
a) Đồng nhất số liệu
- Đồng nhất đơn vị đo
- Đồng nhất cách tính các chỉ tiêu liên quan đến giá cả
- Đồng nhất khoảng thời gian thu thập số liệu
- Đồng nhất các số liệu liên quan đến từng lĩnh vực kinh tế - xã hội
- Đồng nhất cách phân tích các số liệu kinh tế theo một cột mốc tính tốn
- Sử dụng thống nhất một hệ thống các chỉ tiêu để tính toán hay phải chuyển đổi
về cùng một hệ thống
b) Loại bỏ các sai số do cung cấp kỹ thuật thu thập số liệu thống kê
Thông thường, với các sai số kỹ thuật thu thập số liệu thống kê gây ra, có thể sử
dụng nhiều cách khác nhau để xử lý, như dùng phương pháp tốn học. Ví dụ, xét một
tập các số liệu thống kê về một hiện tượng kinh tế - xã hội theo thời gian là

Hoàng Trung


12

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

{yi}(i=1,2,3,4,...,n). Giả sử số y* là số liệu nghi ngờ có sai số, ta có thể sử dụng cơng
thức tính tốn giá trị tới hạn t* (giá trị t* được gọi là tới hạn, phụ thuộc và xác suất tin
cậy. Nếu giá trị t* lớn hơn giá trị cho trong bảng tính sẵn, thì số liệu y* có sai số và ta
loại bỏ số liệu này. Bảng giá trị tới hạn α được tính sẵn trong các tài liệu thống kê). Để
xem xét số liệu này trước khi được sử dụng, loại bỏ hay phải thay bằng giá trị trung
bình của tập {yi}, trước hết ta tính giá trị t* bằng cơng thức sau đây:
_

y*  y
t =
s
*

(1.2.1)

_

Trong đó y là giá trị trung bình của tập {yi}
n
_

y 


yi



i1

(1.2.2)

n

S là độ lệch bình phương và được xác định theo công thức:

S 

_
1 n
( yi  y ) 2

n  1 i 1

(1.2.3)

Nếu giá trị t* lớn hơn các giá trị cho trong bảng tới hạn α thì giá trị y* bị loại trừ ra khỏi
tập các số liệu thống kê.
c) Loại trừ một số yếu tố ngồi giả thiết
Để đảm bảo tính liên tục của các số liệu đôi khi ta cần phải loại trừ một số yếu
tố ngoài giả thiết bằng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp mở rộng khoảng thời gian: Khi số liệu thống kê thu được chi tiết
hóa trong khoảng thời gian hẹp, tính quy luật ngẫu nhiên rất khác nhau, ta có thể mở
rộng khoảng thời gian thơng qua việc tính trung bình các đại lượng trong khoảng thời

gian rộng hơn và coi đó là số liệu đặc trưng cho hiện tượng kinh tế - xã hội trong
khoảng thời gian đã được mở rộng. Ví dụ, từ số liệu thống kê sản lượng bán được từng
ngày, tuần, ta có thể mở rộng khoảng thời gian theo tháng, quý.

Hoàng Trung

13

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

- Phương pháp bình quân số trượt: Việc tính bình qn số trượt có thể giúp cho
việc phân bổ các yếu tố ngẫu nhiên tốt hơn. Hay nói cách khác, bình qn số trượt giúp
chúng ta tính lại hệ thống số liệu thống kê đã có thành hệ thống số liệu thống kê mới có
chứa điều hòa hơn các yếu tố ngẫu nhiên.
d) Biến đổi số liệu thống kê thô ban đầu sang một số chỉ tiêu khác
- Trung bình số học: là đại lượng xác định giá trị trung bình của một tập các số
liệu thống kê có tần suất xuất hiện số liệu đó như nhau (thơng thường chỉ có một lần).
_

Số trung bình của một tập hợp {yi} (i = 1,2,3,…,n) bao gồm n giá trị của y là y , được
xác định bằng biểu thức (1.2.2).
- Trung bình số học gia truyền: trong trường hợp số liệu thống kê mô tả một
hiện tượng nào đó xuất hiện với tần số khác nhau thì trung bình của tập số liệu thống
kê {yi} với tần suất xuất hiện của yi là mi được xác định bằng công thức:
n
_


y 



yim i

i1
n

(1.2.4)



mi

i1

Đại lượng mi được gọi là gia truyền số của yi. Nếu khi tất cả yi đều có giá trị mi
như nhau thì cơng thức này trở lại cơng thức (1.2.2).
Trung bình điều hịa là đại lượng nghịch đảo của trung bình số học đã được tính
ở cơng thức (1.2.2)
- Trung bình hình học của một tập số liệu thống kê {yi} được xác định bằng biểu
thức:
n

_

ys 

n


y 1 . y 2 . y 3 ... y n  1 . y n 

n



yi

(n>2)

(1.2.5)

i 1

Trung bình hình học của một tập hợp {yi} được sử dụng chủ yếu để tính tốn
cho dãy số liệu thống kê nhằm xác định mức độ tăng trưởng của dãy số đó. Ví dụ, tính

Hồng Trung

14

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

tốc độ tằng trưởng của dân số, lao động, sản lượng, thu nhập quốc dân và một số chỉ
tiêu khác nữa.
- Trung bình của mộ tập số liệu thống kê cho theo thứ tự thời gian: Được sử

dụng khi ta muốn tính số liệu trung bình của một đại lượng nào đó trong một khoảng
thời gian nhất định, chẳng hạn trung bình của tháng, quý hay năm, song chúng ta lại chỉ
có số liệu của từng thời điểm xác định của hiện tượng đó. Đại lượng trung bình theo
thời gian được tính theo cơng thức sau:
1
1
y1  y 2  y 3  ...  y n
2
y 2
n 1

(1.2.6)

Trong đó y1, yn là giá trị đầu và cuối của số liệu thống kê tại các thời điểm khác
nhau trong khoảng thời gian nghiên cứu và n là số liệu thống kê được (khơng có tính
chất lặp lại và là các số tự nhiên).
- Các đại lượng so sánh : Đó là tỷ số nhằm so sánh giá trị của đại lượng phân
tích tại thời điểm nghiên cứu so với các thời điểm khác (năm gốc hay năm kế hoạch),
hoặc so sánh giữa các bộ phận cấu thành khác nhau của hiện tượng quan tâm. Có thể sử
dụng một số chỉ tiêu so sánh sau :
I. Độ gia tăng tuyệt đối giữa hai thời kỳ:
(1.2.7)

y  y i  y y 1

II. Tỷ lệ tăng trưởng : của đại lượng x nằm ở năm thứ (i+1) so với năm thứ i
được tính bằng cơng thức sau:
1 

yi 1

.100%
yi

(1.2.8)

III. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hình học :
Trong thực tế tỷ lệ tăng trưởng bình quân hình học rất hay được sử dụng để tính
tỷ lệ tăng trưởng trung bình của các năm, từ năm thứ nhất cho đến năm thứ n so với
năm gốc (năm số 0).
Tỷ lệ này được tính theo cơng thức :

Hồng Trung

15

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

n

  n  1 . 2 . 3 ... n 1 . n  n



i

(1.2.9)


i 1

Nếu thay giá trị của α tính theo cơng thức (1.2.8) ta có: tốc độ gia tăng tuyệt đối
của giá trị tại năm thứ (i+1) so với năm thứ i được xác định bằng biểu thức sau :
 n

yn
x0

(1.2.10)

Cũng có thể sử dụng một năm nào đó (ví dụ năm gốc) để xác định độ gia tăng
tuyệt đối của các năm thứ i so với năm gốc.
 i 1 
i

 i 1 
i

yi 1  y i
.100%
yi

(1.2.11)

yi  y 0
.100%
y0

(1.2.12)


1.2.2. Một số phương pháp dự báo
1.2.2.1. Phương pháp mơ hình hóa thống kê
Mơ hình hóa thống kê là loại mơ hình được sử dụng rộng rãi nhất trong dự báo,
đó là cơng cụ chủ yếu để phân tích và dự báo. Dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về
quá khứ và hiện tại, người tiến hành xây dựng các mơ hình tốn kinh tế nhằm miêu tả
các đặc trưng nổi bật, xu hướng vận động và phát triển của hiện tượng trong tương lai.
Nhiều mơ hình tốn thống kê có sử dụng hàm sản xuất của Cobb-Douglas, của Klein
đã được áp dụng thành công trong nhiều nước kinh tế phát triển như Mỹ, các nước Tây
Âu.
Trong phương pháp mơ hình hóa thống kê, vấn đề chọn hàm dự báo rất quan
trọng. Giả sử cần phải dự báo sự thay đổi của chỉ tiêu Y đặc trưng cho hiện tượng kinh
tế - xã hội (ví dụ GDP, sản lượng khai thác than hay số tấn vận tải, sản lượng hàng hóa
tiêu thụ…) trong tương lai. Thơng qua số liệu thống kê có được của hiện tượng kinh tế
- xã hội này (số đo các chỉ tiêu nói trên) có thể cho thấy chỉ tiêu quan tâm y phụ thuộc

Hoàng Trung

16

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

vào một số yếu tố đặc trưng bằng các biến số độc lập x 1, x 2, x3,…, x n. Trên nguyên tắc
mối quan hệ chỉ tiêu y và tập biến {x i} được mô tả bằng hàm số:
y  f x1 , x 2 ,..., x n   

Trong đó:

- y là đại lượng quan tâm dự báo trong mối liên hệ phụ thuộc và tập các
biến số {xi}.
-  là sai số của dự báo. Trong mức độ sai số của quyết định mức độ
chính xác của hàm dự báo.
Các tiêu chuẩn để chọn hàm dự báo :
- Thứ nhất là sai số chuẩn của hàm là nhỏ nhất, nghĩa là hàm dự báo với các giá
trị tính được và số liệu thống kê thu được có độ lệch nhỏ nhất. Để xác định tiêu chuẩn
này, trong thống kê sử dụng công thức :
Su 

1 n
 ( y i  yi* ) 2
n  2 i 1

(n>2)

Giá trị của Su phải đạt giá trị nhỏ nhất, trong đó:
- yi là giá trị thống kê
- yi* là giá trị theo lý thuyết
- n là số giá trị thống kê được.
- Thứ hai là hệ số tương quan bội đủ lớn, nghĩa là mối quan hệ giữa y và {xi}
phải đủ chặt chẽ để nó thể hiện đúng mối quan hệ của hàm số y với tập {x i}. Hệ số
tương quan r được xác định bằng công thức:
S2 
R  1   u2 
 S y 

Trong đó: Su được xác định bằng cơng thức trên, Sy được xác định bằng cơng
thức sau:


Hồng Trung

17

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

Sy 

1 n
( yi  y ) 2

n  2 i 1

Trong trường hợp hàm số được chọn khơng phải là hàm tuyến tính như đã mơ tả
mà có thể là hàm y=ln(a+bt) hoặc y=ea+bt, ... thì cần phải chuyển (hay dùng thuật tốn
để chuyển các dạng hàm đó về dạng hàm tuyến tính bằng cách nâng lên lũy thừa,
logarit cả hai vế… Sau khi đã tính tốn giống như trên, ta đưa các kết quả về giá trị của
chỉ tiêu nghiên cứu bằng phép logarit hay đổi logarit.
Khi áp dụng phương pháp mơ hình hóa người ta thường phải chú ý đến các nhân
tố chủ yếu của hiện tượng, còn những phụ thuộc, lệ thuộc khơng quan trọng khác có
thể bỏ qua. Đây cũng là hạn chế cơ bản của phương pháp này, do vậy khi sử dụng
phương pháp này chúng ta cần tìm thêm các kết quả dự báo bằng các phương pháp so
sánh, kiểm chứng và điều chỉnh thì kết luận đưa ra mới mang tính chính xác cao.

1.2.2.2. Phương pháp chuyên gia
Dự báo bằng phương pháp chuyên gia là phương pháp được ứng dụng từ lâu
trong hoạt động quản lý Nhà nước và trong việc ban hành các quyết định quản lý liên

quan đến các hiện tượng kinh tế - xã hội cũng như nhiều trường hợp khác. Nguyên tắc
chung của phương pháp dự báo dựa trên ý kiên chuyên gia được miêu tả bằng hình sau:

Hồng Trung

18

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

Các loại thơng tin đầu
vào chính thức và
khơng chính thức

Tập thể các chun
gia (đánh giá và
phân tích)

Ý kiến các nhà quản lý

Các phương án kiến nghị

Phương án quyết định
Hình 1. Sơ đồ dự báo của phương pháp chuyên gia

Các bước tiến hành dự báo của phương pháp dự báo chuyên gia, được mô tả trong sơ
đồ hình 1.
Nội dung của phương pháp dự báo dựa trên ý kiến chuyên gia gồm ba phần sau:

- Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trên một số lĩnh vực kinh tế - xã hội
nhất định.
- Đánh giá các ý kiến của các chuyên gia phân tích, dư báo trên đồng thời bổ
sung thêm, phân tích thêm các phương án đã được tập thể chuyên gia phân tích, dự báo
đưa ra.
- Lựa chọn phương án tối ưu và ra quyết định.

Hoàng Trung

19

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

Chuyên gia tổ chức tổng hợp,
đánh giá lựa chọn phương án
(nhóm chuyên gia tổng hợp)

Tập
thể
chuyên
gia

Hiện tượng
kinh tế - xã
hội
cần
phân tích và

dự báo xu
thế
vận
động

phát triển

Chuyên gia phân tích, dự báo
và đề xuất các phương án dự
báo (nhóm chuyên gia dự báo)

Các phương
án đề xuất
của
các
chuyên gia
phân tích dự
báo

Tổng hợp
lựa chọn
các
phương án

Phương án
lựa chọn
(mang tính
tối ưu của
tập thể
chuyên gia)


Chuyển
cho các
nhà quản


Hình 2. Sơ đồ ra quyết định của phương pháp chuyên gia

a) Xác định các nhóm chuyên gia
Về nguyên lý, chuyên gia tham gia dự báo bằng phương pháp chun gia là
những người có chun mơn sâu, kinh nghiệm rộng rãi trong lĩnh vực, vấn đề nghiên
cứu. Họ là những nhà chuyên môn chủ chốt của các ngành và am hiểu sự phát triển của
ngành trong quá khứ, hiện tại, những mâu thuẫn đang tồn tại trong quá trình phát triển
và những xu hướng phát triển của hiện tượng trong tương lai. Những chuyên gia được
mời sẽ chia làm hai nhóm.
-

Nhóm chuyên gia tổng hợp: Có nhiệm vụ phân tích kết quả nghiên cứu của

các chuyên gia khác, đánh giá và lựa chọn phương án do các chuyên gia khác kiến

Hoàng Trung

20

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020


nghị. Số lượng người trong nhóm này thường tùy thuộc vào quy mô của vấn đề dự báo
mà có thể từ 5 đến 11 người. Song, họ phải là những người hiểu nhau, có đồng quan
điểm trên các lĩnh vực quan trọng.
-

Nhóm chuyên gia dự báo: Có nhiệm vụ phân tích, dự báo các phương án

phản ánh xu thế vận động và phát triển của hiện tượng trong tương lai. Việc lựa chọn
và mời các chuyên gia tham gia nhóm chuyên gia dự báo có thể có nhiều cách khác
nhau, song thường sử dụng hai cách chủ yếu sau:
o Ban đầu nhóm chuyên gia tổng hợp mới khoảng 10-15 người sau đó
đề mỗi người giới thiệu thêm khoảng 2-3 người. Như vậy sẽ có khoảng 30-45 chuyên
gia dự báo.
o Các chuyên gia tự giới thiệu mình tham gia: Nguyên tắc chung của
cách này là càng đông số chuyên gia tham gia càng có nhiều ý kiến phân tích và do đó
càng có nhiều phương án dự báo được đưa ra. Nhưng số lượng này sẽ bị giới hạn bởi
khả năng về tài chính và giới hạn về thời gian. Nhóm chuyên gia tổng hợp tiến hành
phân tích và quyết định mời chuyên gia nào tham gia. Có hai phương pháp để xác định
năng lực của mình theo thang điểm và đánh giá theo tiêu chuẩn khách quan.
Kết hợp hai phương pháp xác định năng lực của các chuyên gia mời tham gia dự
báo, ta có thể sử dụng công thức sau:
Ki 

K i(1)  2 K i( 2 )
3

Trong đó:
-

Ki(1) là điểm của chuyên gia i theo phương pháp 1


-

Ki(2) là điểm của chuyên gia i theo phương pháp 2

Để xác định số chuyên gia thực sự được mời, có thể tính hệ số năng lực trung
bình của nhóm chun gia trong tập thể chun gia mời. Số điểm trung bình của tập m
chuyên gia mời được xác định bằng cơng thức:

Hồng Trung

21

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

n

K
Ki 

i

i 1

m

Để lựa chọn chuyên gia tham gia nhóm chuyên gia dự báo, ta có thể chọn những

chuyên gia có Ki ≥ Km. Trong trường hợp có kinh phí, ta có thể mở rộng khoảng hệ số
năng lực để mời chuyên gia tham gia nhóm dự báo.
Ngồi hai phương pháp trên, ta có thể sử dụng phương pháp chuyên gia tự đánh
giá các chuyên gia khác. Nội dung của phương pháp này cũng dựa vào các chuyên gia
để chọn chuyên gia khác. Những chuyên gia nào được nhiều chuyên gia khác lựa chọn
được coi là chuyên gia có năng lực cao. Song phương pháp này ít được sử dụng vì tính
chất phức tạp của các vấn đề nằm trong tâm lý của người được hỏi ý kiến. Thơng
thường các chun gia có mối quan hệ với nhau và họ không muốn đưa ai ra khỏi danh
sách cả, mà trong nhiều trường hợp họ đưa thêm người khác vào.
b) Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia trong nhóm chuyên gia dự báo
Đây là việc quan trọng nhất của phương pháp chuyên gia và cũng là một trong
những hoạt động khó khăn nhất của phương pháp này. Trong bước này nhóm chuyên
gia tổng hợp cần tiến hành các công việc sau:
-

Xây dựng nội dung xin ý kiến chuyên gia dự báo: Bằng cách lập các câu

hỏi khác nhau liên quan đến hiện tượng đang tiến hành dự báo nhằm xác định được xu
thế vận động và phát triển của nó trong tương lai.
-

Tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia dự báo: Do nhóm chuyên gia tổng

hợp thực hiện theo các cách sau:
o Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp nhanh nhất, đơn giản nhất
để nhận được ý kiến của các chuyên gia dự báo về xu thế vận động và phát triển của
hiện tượng quan tâm. Có thể chọn các hình thức phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại,
thư điện tử… Để đạt được kết quả tốt, cần chọn đúng chuyên gia để phỏng vấn.

Hoàng Trung


22

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

o Phương pháp hội thảo: Được coi là phương pháp tận dụng trí tuệ tập
thể để nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề cùng quan tâm. Để đạt kết quả
hội thảo tốt những người tổ chức phải tạo ra được bầu khơng khí gợi mở, có dẫn dắt, có
tổng kết, có suy nghĩ của những người tham gia.
o Phương pháp lấy ý kiến chéo: Theo phương pháp này, nhóm chuyên
gia dự báo trong từng nhóm sẽ trao đổi, thảo luận và nêu ý kiến khác nhau về xu thế
vận động và phát triển của hiện tượng. Sau một số lần tổng hợp, phân tích, xử lý nhóm
chun gia tổng hợp sẽ có được những thơng tin chung nhất. Phương pháp này tuy có
thể cho nhiều thơng tin nhất nhưng cần phải có nhiều thời gian.
-

Xử lý ý kiến chuyên gia:
o Xử lý theo các đặc trưng của phương án mà chuyên gia dự báo cung

cấp theo các chỉ số như trung vị, phân vị để xác định độ hội tụ của các ý kiến.
o Xử lý dựa vào điểm (hạng) của phương án theo ma trận. Phương án
nào có điểm cao nhất là phương án cần được quan tâm nhất.
c) Lựa chọn phương án tối ưu và ra quyết định
Trong tập các phương án của nhóm chuyên gia dự báo đưa ra, nhóm chuyên gia
tổng hợp lựa chọn ra một phương án tối ưu để chuyển cho các nhà quản lý ra quyết
định. Phương án được chọn phải mang tính tối ưu của tập thể chuyên gia.
Phương pháp chuyên gia có đặc điểm nổi bật là sự vận dụng rộng rãi những

đánh giá về lượng của các dự báo. Song, phương pháp này có nhược điểm lớn là khơng
cân đối về thành phần các nhóm chun gia được hỏi ý kiến có trình độ chuyên môn
thường rất khác nhau và không phải lúc nào cũng cao. Hơn nữa, trong điều kiện Việt
Nam hiện nay việc tập hợp đủ số lượng cá nhân chuyên gia đáp ứng các tiêu chuẩn đặt
ra không phải là điều kiện dễ thực hiện.

Hoàng Trung

23

CH QTKD BK 2010-2012


Đề tài: Phân tích, dự báo nhu cầu phần mềm Việt Nam giai đoạn: 2012-2020

1.2.2.3. Phương pháp san bằng số mũ
Phương pháp san bằng mũ (hay còn gọi là phương pháp dự đốn bình qn mũ)
là một phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn hiện được sử dụng nhiều trong cơng
tác dự đốn thực tế trên thế giới.
Nếu như một số phương pháp dự đoán thống kê đã đề cập ở trên coi giá trị
thông tin của các mức độ trong dãy số thời gian là như nhau, phương pháp san bằng
mũ lại coi giá trị thông tin của mỗi mức độ là tăng dần kết từ đầu dãy số cho đến cuối
dãy số. Vì trên thực tế ở những thời gian khác nhau thì hiện tượng nghiên cứu chịu sự
tác động của những nhân tố khác nhau và cường độ không giống nhau. Các mức độ
ngày càng mới (ở cuối dãy số thời gian) càng gần phải được chú ý nhiều hơn so với các
mức độ cũ (ở đầu dãy số). Hay nói cách khác, mức độ càng xa so với thời điểm hiện tại
thì càng ít giá trị thơng tin, so đó càng ít ảnh hưởng đến mức độ dự đoán.
Về mặt kỹ thuật, phương pháp này dựa vào số bình qn di động nhưng nó cần
rất ít các số liệu trong quá khứ. Với mỗi sản phẩm, chỉ cần lưu lại mức bán hàng thực
tế ở kỳ trước và mức dự báo của kì trước. Theo phương pháp này ta có cơng thức tính

nhu cầu trong tương lai như sau:
Ft = Ft-1 + α (At-1 – Ft-1) với ( 0≤ α ≤ 1)
trong đó α là hệ số san bằng số mũ
Tùy thuộc vào đặc điểm dãy số thời gian (chuỗi thời gian) có biến động xu thế,
biến động thời vụ hay không mà phương pháp san bằng mũ có thể sử dụng một trong
các phương pháp cơ bản sau:
a) Mơ hình đơn giản (phương pháp san bằng mũ đơn giản)
Điều kiện áp dụng: đối với dãy số thời gian khơng có xu thế và khơng có biến
động thời vụ rõ rệt.
Trước hết, dãy số thời gian được san bằng nhờ có sự tham gia của các số bình
quân mũ, tức là các số bình quân di động gia truyền theo quy luật hàm số mũ. Theo
phương pháp này, ở thời gian t nào đó dựa vào các giá trị thực tế đã biết để ước lượng

Hoàng Trung

24

CH QTKD BK 2010-2012


×